Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Đức tới Việt Nam : Luận văn ThS. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN BÌNH MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT THỊ TRƢỜNG
KHÁCH DU LỊCH ĐỨC TỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN BÌNH MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT THỊ TRƢỜNG
KHÁCH DU LỊCH ĐỨC TỚI VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Du lịch
Mã số: Thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thúy Anh

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi – Nguyễn Bình Minh,
học viên cao học khóa 2016 – 2018, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội
đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hà Nội, tháng 08 năm 2018

Nguyễn Bình Minh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của các Thầy
giáo, Cô giáo trong khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là Cô giáo Trần Thúy Anh đã tận tâm
hướng dẫn và khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị công tác tại các đơn vị lữ hành, đặc
biệt là các anh chị điều hành, hướng dẫn viên tiếng Đức đã cho tôi những ý kiến
đóng góp vô cùng bổ ích về thị trường khách du lịch Đức tại Việt Nam.
Chắc hẳn bài nghiên cứu không thể tránh khỏi sai sót, tôi rất mong nhận
được sự góp ý của các Thầy giáo, Cô giáo để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 08 năm 2018

Nguyễn Bình Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................7
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................9
6. Kết cấu của luận văn .............................................................................................10
7. Những điểm mới và đóng góp của Luận văn ........................................................10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH
QUỐC TẾ ................................................................................................................11
1.1. Du lịch và khách du lịch ..................................................................................11
1.1.1. Khái niệm về du lịch và khách du lịch ............................................................11
1.1.2. Phân loại khách du lịch...................................................................................12
1.2. Nghiên cứu đặc điểm của khách .....................................................................15
1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm nhân khẩu của khách ...................................................15
1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm tiêu dùng du lịch của khách .........................................16
1.2.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm của khách ..........................................19
1.3. Các giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế .................................................20
1.3.1. Một số yếu tố chung ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch ...............20
1.3.2. Các giải pháp thu hút khách du lịch ...............................................................21
1.4. Kinh nghiệm thu hút khách du lịch quốc tế và bài học kinh nghiệm cho
ngành du lịch Việt Nam ..........................................................................................26
1.4.1. Kinh nghiệm thu hút khách du lịch Đức của Singapore .................................26
1.4.2. Kinh nghiệm thu hút khách du lịch quốc tế của Đức ......................................27
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho ngành du lịch Việt Nam ..........................................30
Tiểu kết chương 1......................................................................................................31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
ĐỨC ĐẾN VIỆT NAM ...........................................................................................32
2.1. Tổng quan về thị trƣờng gửi khách Đức ........................................................32
2.1.1. Một số đặc điểm về đất nước và con người Đức.............................................32
1



2.1.2. Sự phát triển của thị trường gửi khách Đức ...................................................41
2.2. Đặc điểm khách du lịch Đức đến Việt Nam những năm gần đây................50
2.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng ............................................................................50
2.2.2. Đặc điểm nhân khẩu khách du lịch Đức đến Việt Nam ..................................51
2.2.3. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Đức đến Việt Nam .............................52
2.3. Đánh giá của du khách Đức về du lịch Việt Nam .........................................57
2.3.1. Mức độ hài lòng ..............................................................................................57
2.3.2. Kiến nghị của khách về du lịch Việt Nam .......................................................59
2.4. Thực trạng hoạt động phục vụ khách du lịch Đức của ngành du lịch
Việt Nam ..................................................................................................................60
2.4.1. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch Đức .................................60
2.4.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại
Việt Nam ....................................................................................................................61
2.4.3. Thực trạng các giải pháp đã triển khai nhằm thu hút thị trường khách du lịch
Đức của Việt Nam .....................................................................................................64
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................67
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT KHÁCH
DU LỊCH ĐỨC ĐẾN VIỆT NAM .........................................................................69
3.1. Thách thức và cơ hội thu hút khách du lịch Đức đến Việt Nam .................69
3.1.1. Thách thức khi thu hút khách du lịch Đức đến Việt Nam ...............................69
3.1.2. Cơ hội thu hút khách du lịch Đức đến Việt Nam ............................................70
3.2. Một số giải pháp ...............................................................................................73
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch .............................................................................................................................73
3.2.2. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch đối với các doanh nghiệp du lịch .77
3.2.3. Giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch .........................................................81
3.2.4. Một số giải pháp khác .....................................................................................84
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................86

KẾT LUẬN ..............................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89
PHỤ LỤC .................................................................................................................92
2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Association of Southeast Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ECB

European Central Bank
Ngân hàng Trung ương châu Âu

EU

European Union
Liên minh châu Âu

GNTB

German National Tourist Board
Cơ quan du lịch quốc gia Đức

ITB

Internationale Tourismus Börse

Hội chợ Du lịch Thế giới

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

SPD

Social Democratic Party of Germany
Đảng Dân chủ Xã hội Đức

UNWTO UN World Tourism Organization
Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thị trường gửi khách Đức giai đoạn 2012 – 2015 ................................... 42
Bảng 2.2. Khách Đức đi du lịch nước ngoài, khách du lịch quốc tế đến Đức 2012 2014 ........................................................................................................................... 43
Bảng 2.3. Độ dài kỳ nghỉ trung bình/người/năm của người Đức ............................. 44
Bảng 2.4. Chi tiêu của khách Đức khi đi du lịch nước ngoài 2011-2017, dự báo đến
năm 2027. .................................................................................................................. 45
Bảng 2.5. Những quốc gia được du khách Đức ưa thích nhất năm 2014 ................. 46
Bảng 2.6. Số lượt khách Đức đến Việt Nam từ năm 2014 - 2017. ........................... 51
Bảng 2.7. Số lượng khách đến Việt Nam theo từng tháng từ năm 2013 – 2018 ..... 54
Bảng 2.8. Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch quốc tế tại Việt Nam chia theo
quốc tịch .................................................................................................................... 55
Bảng 2.9. Chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch quốc tế tại Việt Nam chia

theo quốc tịch (đối với khách tự sắp xếp đi) ............................................................. 55
Bảng 2.10. Mức độ hài lòng của du khách Đức ........................................................ 57
Bảng 2.11. Những ấn tượng chưa tốt về Việt Nam của khách du lịch Đức năm 2013 ... 59
Bảng 2.12. Cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2000 – 2016 .......................................... 63
Bảng 2.13. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao - 5 sao (2013-2016) ................. 63
Bảng 2.14. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn 2005-2016 .............................. 64

4


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cơ cấu giới tính khách Đức đã từng đến Việt Nam ................................. 51
Hình 2.2. Cơ cấu nghề nghiệp khách Đức đi du lịch Việt Nam ............................... 52
Hình 2.3. Mục đích khách Đức đến Việt Nam......................................................... 53
Hình 2.4. Sở thích khách Đức đến Việt Nam........................................................... 53
Hình 2.5. Nguồn thông tin tiếp cận của du khách Đức ............................................. 55
Hình 2.6. Điểm đến yêu thích của du khách Đức ..................................................... 56
Hình 2.7. Mức độ hài lòng của du khách Đức đối với các hướng dẫn viên, dịch vụ
nhà hàng, khách sạn và dịch vụ vận chuyển ............................................................. 58

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch đã và đang phát triển nhanh chóng trong khoảng hơn một vài thập kỷ
trở lại đây và được biết đến như một ngành kinh tế mũi nhọn bởi những hiệu quả
tuyệt vời mà ngành mang lại trên nhiều mặt kinh tế - xã hội. Được coi như một
“ngành công nghiệp không khói”, hoạt động du lịch quốc tế tiếp tục phát triển mạnh
mẽ, góp phần tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống trên toàn cầu. Theo Tổ

chức Du lịch Thế giới của Liên hiệp quốc (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế
năm 2016 ước đạt 1.235 tỷ lượt, tăng 3,9% so với năm 2015. Đây là năm thứ 7 liên
tiếp du lịch thế giới duy trì tốc độ tăng trưởng đều đặn kể từ sau cuộc khủng hoảng
tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009. Theo dự báo của UNWTO, trong
thời gian tới, du lịch tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu. Đến năm 2030,
lượng khách du lịch quốc tế đạt khoảng 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á được đánh giá sẽ
trở thành một trong những khu vực thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế với 187
triệu lượt.
Không nằm ngoài xu hướng phát triển của thế giới nói chung cũng như khu
vực nói riêng, Việt Nam có nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, các
di tích lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, các món ẩm thực đặc sắc…nhằm phát
triển du lịch. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, cả năm 2017, Việt
Nam đón được 12,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 30% so với năm 2016 và
phục vụ hơn 73 triệu lượt khách nội địa. Lần đầu tiên, Việt Nam lọt vào danh sách
các quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Việt Nam cũng được
Tổ chức Du lịch thế giới xếp thứ 06 trong 10 điểm du lịch có tốc độ phát triển
nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á. Với kết quả này, du lịch Việt Nam đang
thu hẹp dần khoảng cách với các cường quốc du lịch trong khu vực. Năm 2014,
lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ bằng 1/2 lượng khách du lịch của Singapore,
Đài Loan, bằng 1/3 lượng khách đến Hàn Quốc và chỉ bằng 1/5 lượng khách đến
Thái Lan. Nhưng đến năm 2017, lượng khách đến Việt Nam đã xấp xỉ gần bằng
lượng khách đến Đài Loan, Singapore và bằng 1/3 lượng khách đến Thái Lan.
6


Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa khai thác và sử dụng được hết tiềm năng và
thế mạnh vốn có nên lượng khách du lịch Đức đến Việt Nam chưa nhiều như mong
đợi. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, số lượt khách Đức đến Việt Nam
năm 2016 là 244.740 lượt, chiếm 0,27% tỷ lệ khách Đức đi du lịch nước ngoài
(90.965.600 lượt) [27] và đạt 2,44% tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam (10.012.735

lượt). Những con số trên thể hiện một thực tế rằng tỷ lệ khách Đức đến Việt Nam
còn quá ít so với khả năng đáp ứng của ngành du lịch nước nhà. Vì vậy, trong
khuôn khổ bài viết này, tác giả mong muốn nghiên cứu về thị trường khách du lịch
Đức tại Việt Nam, nhằm đưa ra một số giải pháp thu hút khách du lịch Đức đến
Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, có rất ít các công trình nghiên cứu về vấn đề liên quan đến
Luận văn đang nghiên cứu.
Trên thế giới hiện có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm thị trường
khách du lịch Đức, có thể kể đến bài viết “Germany Market Profile” thực hiện bởi
Ủy ban du lịch Canada công bố tháng 02 năm 2013 [22]; công trình nghiên cứu của
cơ quan phụ trách du lịch Phần Lan “Germany market review 2015” công bố ngày
14 tháng 10 năm 2016 [32]; công trình nghiên cứu của cơ quan du lịch quốc gia
Singapore “Singapore Tourism Market Insights - Germany” công bố ngày 09 tháng
05 năm 2016 [25]… Tuy nhiên các công trình nghiên cứu kể trên mới chỉ dừng lại ở
mục đích nghiên cứu đặc điểm, sở thích, thói quen, khả năng chi tiêu của du khách
Đức khi đi du lịch tại đất nước Canada, Phần Lan, Singapore... chứ chưa nghiên cứu
về đặc điểm của du khách Đức đến Việt Nam.
Tại Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu về thị trường khách Nhật Bản
“Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với du lịch Việt Nam” của tác
giả Hà Thùy Linh năm 2006 - sinh viên cao học khoa Du lịch học trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn; nghiên cứu thị trường khách Nga của tác giả Lê Việt
Hà mang tên “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt
Nam” đã bảo vệ thành công năm 2011 tại hội đồng khoa học khoa Du lịch học
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn); nghiên cứu thị trường khách Hàn
7


Quốc (Một số giải pháp thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam - Phạm
Ngọc Diệp - 2013), khách Trung Quốc (Định hướng và giải pháp thu hút khách du

lịch Trung Quốc đến tỉnh Lào Cai - Nguyễn Thị Hồng Hải - 2013), khách Úc “Một
số giải pháp thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam” - Lê Thị Vân Anh - 2014), và
một số thị trường khách khác.
Đến năm 2014, Tổng cục Du lịch có xây dựng “ Đề án nghiên cứu thị trường
Đức” đã chỉ ra được tầm quan trọng của thị trường gửi khách Đức đối với ngành du
lịch Việt Nam thông qua việc nghiên cứu sự phát triển của ngành du lịch nước Đức,
những đặc điểm của người Đức ảnh hưởng đến xu hướng du lịch, những thói quen,
hành vi của người Đức khi đi du lịch, thực trạng khai thác thị trường khách du lịch
Đức của Việt Nam, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thuận lợi, khó khăn,
thách thức của Việt Nam khi thu hút khách du lịch Đức…từ đó đưa ra một số giải
pháp thu hút thị trường khách du lịch Đức tới Việt Nam đến năm 2020.
Năm 2015, tác giả Nguyễn Bích Phương với công trình nghiên cứu “Hình
ảnh Việt Nam đối với người Đức: sự so sánh giữa những người chưa đến và những
người từng đến du lịch Việt Nam” (nghiên cứu khoa học sinh viên ngành Du lịch
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội)
đã thực hiện đo lường hình ảnh Việt Nam trong tâm trí người Đức (cả người chưa
đến Việt Nam và người đã từng đến Việt Nam), thông qua việc điều tra bằng
phương pháp phỏng vấn qua Internet và dùng bảng hỏi (cả câu hỏi đóng và câu hỏi
mở) để tìm ra những ấn tượng, những suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá của người
Đức về đất nước, con người, phong tục tập quán, lối sống của người Việt
Nam…nhằm đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hình ảnh điểm đến Việt Nam
trong tâm trí người Đức.
Thời gian gần đây ở Việt Nam có một số bài báo viết về đặc điểm chung,
thói quen và xu hướng đi du lịch của khách Đức; Tổng cục Du lịch Việt Nam có kết
hợp với một số cơ quan quản lý du lịch ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo về những tiềm năng và cơ hội khai thác thị trường
khách du lịch Đức, chỉ ra được tính cách người Đức, đặc điểm tiêu dùng du lịch,
những mong muốn và kỳ vọng chung của du khách.
8



Do vậy tác giả mong muốn nghiên cứu về đặc điểm nguồn khách Đức đến
Việt Nam thời gian gần đây và đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút khách du
lịch Đức đến Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục tiêu nghiên cứu

Tác giả luận văn mong muốn tìm hiểu về đặc điểm của nguồn khách Đức
khi đi du lịch, cũng như đặc điểm khách du lịch Đức tại Việt Nam. Từ kết quả điều
tra thực tế, tác giả kỳ vọng tìm ra các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Đức biết
đến du lịch Việt Nam và đến Việt Nam ngày một nhiều hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hiểu được và hệ thống được cơ sở lý luận về du lịch, khách du lịch, đặc điểm
nhân khẩu, đặc điểm tiêu dùng, tâm lý, sở thích du lịch của khách du lịch nói chung,
từ đó nghiên cứu về khách du lịch Đức đến Việt Nam.
Vận dụng lí luận để nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tại Việt Nam,
những điểm mạnh, điểm yếu, những thành tựu và hạn chế; trên cơ sở đó đề xuất
được một số giải pháp nhằm khai thác hoạt động du lịch cho khách Đức tại Việt
Nam hiện tại và trong tương lai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: khách du lịch Đức đến tham quan, du lịch trên
lãnh thổ Việt Nam hoặc những khách du lịch Đức đi du lịch kết nối các tour trong
khu vực châu Á hoặc các khu vực lân cận có dừng chân tại Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: luận văn giới hạn nghiên cứu hoạt động thu hút
khách du lịch Đức trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu:
+ Các số liệu nghiên cứu tập hợp từ năm 2010 đến 2017, cùng với một số dự

báo đến năm 2020,
+ Các nghiên cứu của tác giả từ tháng 11/2017 đến tháng 04/2018,
+ Đề xuất một số giải pháp có tính ứng dụng vào thực tế áp dụng đến năm 2030.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu và phân tích tổng hợp: tác giả nghiên cứu
các tư liệu, tài liệu về du lịch, khách du lịch, đặc điểm tâm lý khách du lịch Đức và
9


các tài liệu về marketing du lịch, các chính sách phát triển du lịch…Từ nguồn tài
liệu đó, tác giả hệ thống một cách khái quát các khái niệm về du lịch, khách du lịch,
các đặc điểm của thị trường khách du lịch, các lý thuyết về hoat động thu hút khách
du lịch quốc tế.
Phương pháp khảo sát thực địa: tìm hiểu thực trạng số lượng khách, đặc điểm
nhân khẩu, đặc điểm tiêu dùng du lịch của khách du lịch Đức tại Việt Nam, những
mong muốn, sở thích, nhu cầu của du khách Đức… làm căn cứ thực tế cho bài viết.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: tác giả xây dựng và sử dụng bảng hỏi
(sử dụng tiếng Đức) để thu thập thêm thông tin, tham khảo ý kiến của khách du lịch
Đức tại Việt Nam. Bảng hỏi được thiết kế gồm 15 câu hỏi nhằm thu thập thông tin
về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thói quen và sở thích đi du lịch, khả năng chi tiêu,
những mong muốn, kỳ vọng cũng như như đánh giá, nhận xét của du khách Đức…
về du lịch Việt Nam. Số bảng hỏi được phát ra là 200, số bảng hỏi hợp lệ thu về là
127. Do điều kiện không cho phép nên tác giả mới chỉ điều tra được một số khách
du lịch Đức đi du lịch tại khu vực thành phố Hà Nội.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng,
danh mục các hình, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo kết
cấu sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách quốc tế
Chương 2. Thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch Đức đến Việt Nam

Chương 3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút khách du lịch Đức đến Việt Nam
7. Những điểm mới và đóng góp của Luận văn
- Tìm hiểu chi tiết những đặc điểm nhân khẩu, đặc điểm tiêu dùng của khách
du lịch Đức tại Việt Nam.
- Tìm hiểu được các tiềm năng, điều kiện phát triển du lịch Việt Nam theo
hướng phục vụ thị trường khách du lịch Đức.
- Đưa ra được một số kiến nghị, giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Đức
căn cứ trên tình hình thực tế khách du lịch Đức đến Việt Nam.

10


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ
1.1. Du lịch và khách du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch và khách du lịch
Xã hội càng phát triển bao nhiêu, áp lực công việc càng gia tăng bấy nhiêu,
khiến cho nhu cầu vui chơi, giải trí, thư giãn của con người ngày càng cao. Mức
sống phát triển, thu nhập tăng lên, con người ngày càng có khả năng chi trả cao cho
nhu cầu tìm hiểu, học hỏi, trải nghiệm các nền văn hóa trên thế giới…Du lịch ra đời
để đáp ứng những nhu cầu đó của con người, góp phần nâng cao chất lượng đời
sống tinh thần của nhân loại.
Vậy du lịch là gì ? Và chúng ta nên hiểu thế nào là khách du lịch?
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến ở trên
thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, nhận thức về hoạt động
du lịch vẫn chưa được thống nhất, dưới những góc độ tiếp cận khác nhau, những
mục đích nghiên cứu khác nhau, du lịch lại được hiểu theo những nghĩa khác nhau.
Năm 1963, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên
gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá

nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục
đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo Từ điển tiếng Việt, du lịch được giải thích là “đi xa cho biết xứ lạ khác
với nơi mình ở” [13].
Theo tác giả Trần Nhạn: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời
khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những
giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm
mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền” [12].
Như vậy, du lịch có thể hiểu với hai nội dung cơ bản: (1) Sự di chuyển và
lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi
cư trú nhằm mục đích hồi phục sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới
11


xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế,
văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng; (2) Một lĩnh vực kinh
doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn như cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu
trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú
với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Giống như khái niệm du lịch, hiện có rất nhiều ý kiến và nhiều cách tiếp cận,
cách hiểu khác nhau về khách du lịch.
Theo Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức (tiền thân của Tổ
chức du lịch thế giới): “Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua
đêm vì lý do giải trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập,
công tác”.
Ủy ban xem xét tài nguyên Quốc gia của Mỹ: “Du khách là người đi ra
khỏi nhà ít nhất 50 dặm vì công việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàng ngày,
không kể có qua đêm hay không”.
Tại Việt Nam, theo Luật du lịch số 09/2017/QH14: “Khách du lịch là người
đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề

để nhận thu nhập ở nơi đến” (mục 2, điều 3, chương 1, Luật Du lịch 2017).
Theo tác giả Trần Đức Thanh trong cuốn “Nhập môn khoa học du lịch” thì
“du khách là người từ nơi khác đến với/hoặc kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗ
những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên nhiên và/hoặc của
cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của
các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống…”[13].
1.1.2. Phân loại khách du lịch
Khách du lịch bao gồm nhiều nhóm, cư trú tại nhiều địa phương, quốc gia
khác nhau, có mục đích du lịch, phương thức và phương tiện du lịch cũng khác
nhau. Vì vậy, việc phân loại khách du lịch là cần thiết để có kế hoạch cung ứng các
sản phẩm du lịch phù hợp với từng nhóm đối tượng. Có rất nhiều quan điểm khác
nhau về việc phân chia khách du lịch.
Theo đề nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), ngày 04/03/1993,
Hội đồng Thống kê Liên hợp quốc đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất
việc soạn thảo thống kê du lịch:
12


- Khách du lịch quốc tế đến (Inbound Tourist): là những người từ nước
ngoài đến du lịch một quốc gia.
- Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound Tourist): là những người
đang sống trong một quốc gia đi du lịch ở nước ngoài.
- Khách du lịch trong nước (Internal Tourist): là những công dân của một
quốc gia và người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch
trong nước.
- Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist): gồm khách du lịch trong nước
và khách du lịch quốc tế đến.
- Khách du lịch quốc gia (National Tourist): gồm khách du lịch trong nước
và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài.
Theo Điều 10, chư ơng II , L uật Du lịc h số 09/2 017/Q H1 4, k hách

du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách
du lịch ra nước ngoài:
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú
tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
- Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư
trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Ngoài ra, khách du lịch có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:
theo quốc tịch, theo mục đích chuyến đi, theo đặc điểm kinh tế xã hội, theo hình
thức tổ chức…


Phân loại theo quốc tịch (phân loại theo nguồn gốc dân tộc, tính cách dân tộc)
Mỗi quốc gia có những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên, địa hình, khí

hậu cũng như phong tục, tập quán, thói quen, sở thích; thậm chí một quốc gia cũng
có thể gồm nhiều vùng, nhiều khu vực với những đặc điểm cư dân khác nhau.
Những điều kiện giống nhau, sự đối lập giống nhau, những quyền lợi giống nhau
nói chung ở đâu cũng tạo ra những tính cách và phong tục giống nhau. Vì vayạ
những nét điển hình riêng biệt mang tính ổn định, đặc trưng trong các mối quan hệ
13


của dân tộc được gọi là tính cách dân tộc. Tính cách dân tộc biểu biện qua các giá
trị truyền thống, trong văn học nghệ thuật, trong phong tục tập quán… Tính cách
dân tộc được hình thành từ đời sống tâm lý chung của dân tộc qua nhiều thế hệ và
luôn được vun đắp giữ gìn và phát triển.
Việc nắm rõ được đặc điểm, nguồn gốc khách hàng sẽ mang đến cho nhà
cung ứng dịch vụ du lịch sự chủ động trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch phù

hợp, không ngạc nhiên và bị động trước những hành vi ứng xử và hành vi tiêu dùng
của khách, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch [1].
 Phân loại theo mục đích chuyến đi

UNWTO đã phân loại các nhóm động cơ đi du lịch [1] với các mục đích như sau:
- Nhóm I: giải trí
Nhóm khách du lịch đi du lịch với mục đích giải trí, nghỉ ngơi, giải trí, phục
hồi tâm sinh lý, tiếp cận gần gũi với thiên nhiên, thay đổi môi trường sống. Nhóm
này có đặc điểm chung là: họ lựa chọn các điểm đến phù hợp với sở thích của họ, đi
du lịch nhằm hưởng thụ các giá trị văn hoá, cảnh quan thiên nhiên hoặc phục hồi
sức khoẻ; họ ít trung thành với các điểm đến du lịch, tính thời vụ thể hiện rõ (họ
thường đi du lịch vào các kỳ nghỉ hoặc khi thời tiết thuận lợi); quyết định lựa chọn
điểm đến của họ khá nhạy cảm với giá cả và bị ảnh hưởng khá nhiều bởi giá cả; thời
gian dành cho chuyến đi thường dài; có thể họ thường đến nhiều điểm khác nhau
trong một chuyến đi.
- Nhóm II: công vụ (hay còn gọi là MICE)
Đối với nhóm khách du lịch công vụ: mục đích chính cho chuyến đi của họ
là thực hiện một công việc nào đó (kinh doanh, hội nghị, tham dự hội chợ, triển
lãm...), tuy nhiên, trong các chuyến đi đó họ thường kết hợp tham quan, nghỉ ngơi...;
việc lựa chọn phương tiện giao thông, loại hình lưu trú, thời gian lưu lại... phụ thuộc
vào loại công việc trong chuyến đi của họ; họ ít chịu sự chi phối của biến động giá
cả các sản phẩm du lịch; mức chi tiêu của họ cao.
- Nhóm III: các động cơ khác
Nhóm này gồm nhiều mục đích khác nhau: có thể là đi du lịch với mục đích
thăm viếng người thân, đi du lịch hưởng tuần trăng mật, kỷ niệm ngày cưới, điều
14


dưỡng, tăng cường sức khỏe, chữa bệnh, đi du lịch để tìm hiểu, khám phá, hay đi du
lịch nhằm thể hiện sự “chơi trội” để thu hút sự chú ý của những người xung quanh.

Nhóm khách du lịch này có đặc điểm là: thời gian lưu lại không dài, ít nhạy cảm với
giá cả, việc kết hợp tham quan các điểm du lịch ít khi được xác định trước.
Mục đích của việc phân chia mục đích đi du lịch là để giúp các nhà kinh
doanh du lịch định hướng được chính sách sản phẩm, chính sách giá cả cho phù hợp.
Việc phân chia các mục đích du lịch cũng chỉ mang tính tương đối vì có nhiều người đi
du lịch với nhiều mục đích kết hợp nên rất khó phân định chính xác, cụ thể được.
 Phân loại theo đặc điểm kinh tế - xã hội

Khách du lịch cũng thường được phân thành các nhóm theo nhiều tiêu chí về
đặc điểm kinh tế - xã hội. Các tiêu chí sau đây thường được nhiều nước sử dụng:
- Phân nhóm theo độ tuổi: theo tiêu thức này, nhiều nước phân chia khách du
lịch thành các nhóm sau: dưới 15 tuổi, từ 15 tuổi đến 24 tuổi, từ 25 đến dưới 34 tuổi,
từ 35 đến dưới 44 tuổi, 45 dưới 64 tuổi, từ 65 tuổi trở lên.
- Phân nhóm theo giới tính: nam, nữ.
- Phân nhóm theo nghề nghiệp: công chức, giáo viên, thương nhân, kỹ sư,
bác sĩ, công nhân, nông dân,...
Ngoài ra, khách du lịch còn được phân nhóm theo mức thu nhập, theo cấu trúc
gia đình, theo truyền thống văn hoá, theo tôn giáo…
1.2. Nghiên cứu đặc điểm của khách
1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm nhân khẩu của khách
Việc nghiên cứu đặc điểm nhân khẩu là nghiên cứu các yếu tố như độ tuổi,
giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập,… của khách du lịch nhằm
phân loại các đoạn thị trường khác nhau, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp và tập
trung phát triển thu hút những nguồn khách phù hợp với thế mạnh của điểm đến hay
thế mạnh của doanh nghiệp du lịch.
Con người ở mỗi độ tuổi khác nhau lại có những nhu cầu du lịch khác nhau.
Thanh niên hay thích đi du lịch theo dạng tự túc, ưa mạo hiểm khám phá hay tìm
kiếm những địa điểm mới lạ, tuy nhiên khả năng chi trả chưa cao do họ mới đi làm
thậm chí đang trong độ tuổi đi học, họ ít có điều kiện đi theo các chương trình du
15



lịch trọn gói của các công ty du lịch hoặc nếu đi các chương trình trọn gói thì đi
dưới dạng du lịch cùng gia đình. Trung niên là những người có nhu cầu du lịch cao
nhất do độ tuổi này thường có công việc ổn định, kinh nghiệm làm việc cùng sự
cống hiến mang lại cho họ nguồn kinh tế dồi dào, khả năng chi trả cao; đồng thời áp
lực công việc cũng khiến họ mong muốn được nghỉ ngơi, thư giãn để tìm lại sự cân
bằng trong cuộc sống nên họ sẽ dễ dàng bỏ tiền để chi tiêu cho hoạt động du lịch.
Người cao tuổi có nhiều thời gian rảnh rỗi cũng như tài chính ổn định nhưng lại
giảm sút về sức khỏe so với thanh niên và trung niên nên hoạt động du lịch không
thể hướng tới các hoạt động mạo hiểm, khám phá mà thường quan tâm tới du lịch
nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thăm thân; các hoạt động trong chương trình du lịch cần
nhẹ nhàng để đảm bảo phù hợp với người cao tuổi.
Nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu, thói quen, sở thích du lịch của
mỗi cá nhân. Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn thường xuất hiện ở những khách
du lịch có nghề nghiệp với áp lực cao về chất lượng cũng như thời gian, tiến độ
hoàn thành công việc. Nhu cầu đi du lịch của những người có công việc đòi hỏi và
yêu cầu cao về thể lực, trí tuệ sẽ cao hơn những người lao động, công việc đơn giản.
Khách du lịch có khả năng chi trả tốt, đi những chương trình du lịch với các
dịch vụ sang trọng, cao cấp thường là những người có mức thu nhập cao và quyết
định chi tiêu du lịch của họ cũng nhanh chóng hơn những người có mức thu nhập
vừa phải hoặc thu nhập thấp. Do đó, nghề nghiệp cũng ảnh hưởng vô cùng quan
trọng đến nhu cầu và quyết định đi du lịch của khách.
Như vậy, nghiên cứu đặc điểm nhân khẩu của khách du lịch là việc làm cần
thiết để xác định rõ yêu cầu, mong muốn, sở thích của những nguồn khách khác nhau,
trên cơ sở đó xây dựng các sản phẩm phù hợp với những đối tượng khách cụ thể.
1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm tiêu dùng du lịch của khách
Đặc điểm tiêu dùng du lịch gồm nhiều nội dung nhưng có thể phân chia
thành các nội dung chính sau: mục đích chuyến đi, sở thích, tính thời vụ du lịch,
thông tin du lịch, chi tiêu du lịch.

- Mục đích chuyến đi là yếu tố quan trọng quyết định nơi khách du lịch đến
và các hoạt động khách muốn tham gia tại điểm đến (nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn,
16


thăm thân, hội thảo hội nghị, kinh doanh…). Động cơ chuyến đi có thể ấn định sẵn
nơi đến , như đi du lịch vì các lý do: hội họp, kinh doanh, học tâp…thậm chí thời
gian chuyến đi cũng cố định sẵn. Trong trường hợp mục đích chuyến đi là du lịch
thuần túy thì khách du lịch thường cân nhắc kỹ về nơi sẽ đến [5]. Nắm bắt được
mục đích chuyến đi, nhà cung ứng du lịch có thể xây dựng và phục vụ các sản phẩm
du lịch tương ứng.
- Sở thích du lịch: mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định có sự khác
biệt về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, tài nguyên…) cũng như có
sự khác biệt về hoàn cảnh xã hội – lịch sử cụ thể sẽ hình thành những sở thích du
lịch khác nhau. Khách du lịch Nga sống ở khu vực với mùa đông lạnh nổi tiếng thế
giới nên thích du lịch ở những nơi có ánh nắng ấm áp và nghỉ dưỡng tắm biển.
Khách du lịch Nhật Bản thích đến những khu di tích lịch sử, những nơi có phong
cảnh đẹp, những nơi mà người dân địa phương thân thiện, hiếu khách, họ yêu cầu
dịch vụ chất lượng cao, luôn tôn trọng nguyên tắc đúng giờ, và khả năng chi trả khá
cao…Nơi đến mà khách du lịch lựa chọn phụ thuộc vào khoảng cách văn hóa.
Khoảng cách văn hóa là mức độ khác nhau giữa văn hóa nơi người ta sinh sống với
văn hóa nơi họ tới thăm. Nhìn chung, nơi đến có khoảng cách văn hóa càng lớn thì
cầu du lịch càng giảm. Nhưng cũng có một số trường hợp hoàn toàn ngược lại do
nơi đến có văn hóa khác biệt với văn hóa quê hương thì lại càng kích thích người ta
tới đó để tìm hiểu [5].
- Tính thời vụ: thời vụ du lịch là quy luật có tính phổ biến, nó tồn tại ở tất cả
các vùng có hoạt động du lịch, và tùy vào các loại hình du lịch mà mỗi vùng có thể
có một hoặc nhiều thời vụ du lịch. Chính vụ hay thời vụ chính là giai đoạn mà quan
sát thấy hoạt động du lịch có cường độ lớn nhất (số lượng khách du lịch khá ổn
định). Trong giai đoạn mà lượng khách ngày hôm sau thường tăng hơn ngày hôm

trước, đó là thời kỳ đầu mùa; ngược lại giai đoạn mà lượng khách ngày hôm sau
giảm hơn ngày hôm trước, đó là thời kỳ cuối mùa. Các giai đoạn còn lại trong năm
là ngoài mùa hay còn gọi là mùa chết bởi trong thời gian này cường độ thu hút
khách du lịch thấp nhất. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không
bằng nhau đối với các loại hình du lịch khác nhau. Có thể thấy du lịch nghỉ biển có
17


mùa ngắn và cường độ mạnh hơn, còn du lịch chữa bệnh có mùa dài hơn và cường
độ vào chính vụ thường yếu hơn [13].
Nguồn gốc của tính thời vụ trong du lịch là một loạt “các nhân tố văn hóa xã hội và môi trường” [5]. Trước tiên, tính thời vụ du lịch liên quan đến các kỳ nghỉ
trong một năm, đó là kỳ nghỉ hè và nghỉ đông đối với học sinh, sinh viên, kỳ nghỉ
tết (âm lịch hoặc dương lịch) đối với người lao động. Tiếp theo, tính thời vụ du lịch
liên quan đến thời tiết, khí hậu, khách du lịch có xu hướng đi du lịch biển, nghỉ ngơi
ở những vùng khí hậu mát mẻ trong những tháng hè nóng bức, hoặc người dân xứ lạnh
hay thích đến du lịch tại những vùng có khí hậu ấm áp. Ngoài ra, những lý do về tập
quán công nghệ, tôn giáo, thể thao… cũng góp phần tạo nên tính thời vụ du lịch.
Do đó mỗi quốc gia, mỗi vùng du lịch cần nghiên cứu và nắm rõ đặc điểm tự
nhiên, điểm mạnh, điểm yếu của mình để có những biện pháp và chính sách phát
triển du lịch phù hợp.
- Chi tiêu của khách du lịch là tổng số tiền khách du lịch đã và sẽ chi trả
trong suốt chuyến hành trình của mình, kể cả những khoản chi phí mua sắm trước
chuẩn bị cho chuyến đi và những chi phí mua sắm đồ dùng, quà tặng, quà lưu niệm
trong chuyến đi mang về dùng sau chuyến đi. Loại trừ các khoản chi tiêu sau:
+ Tiền mua hàng hóa cho mục đích kinh doanh, có nghĩa là mua về để bán
lại cho khách du lịch khác, mua về để kinh doanh được kết hợp trong chuyến đi.
+ Tiền đầu tư, giao dịch hợp đồng của người đi du lịch như đầu tư mua nhà
đất, bất động sản và tài sản quý giá khác (ví dụ như xe ca, xe tải, thuyền, nhà cửa…),
kể cả việc mua những tài sản này để sử dụng cho các chuyến du lịch trong tương lai
được chi cho lần đi du lịch này cũng không được tính vào chi tiêu du lịch.

Khả năng chi tiêu của khách du lịch phụ thuộc vào giá cả sản phẩm du lịch
và thu nhập khả dụng của người tiêu dùng. Ngoài ra chi tiêu của khách du lịch còn
phụ thuộc vào một loạt các yếu tố phi kinh tế, trong đó có lối sống hiện đại ở các
nước phát triển và ở nhóm xã hội có thu nhập cao (hoặc khá cao) ở các nước đang
phát triển [5].
- Nguồn thông tin du lịch: khách du lịch muốn tìm hiểu về điểm đến sẽ tiếp
cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: người thân, bạn bè, công ty du lịch, báo chí,
18


tivi, internet,…để quyết định cho chuyến du lịch cũng như các hoạt động trong
chương trình của họ. Do đó, muốn thu hút đông đảo khách du lịch, các điểm đến
cần chú trọng đến việc cung cấp nguồn thông tin đa dạng, hấp dẫn, chuẩn xác để
đáp ứng tối đa nhu cầu tìm kiếm của du khách.
Bên cạnh các đặc điểm trên, việc nghiên cứu mức độ hài lòng, các điểm đến
yêu thích, thời gian lưu trú, cơ sở lưu trú, phương tiện đi lại trong chuyến đi… cũng
vô cùng cần thiết để có thể đánh giá đầy đủ, chính xác và toàn diện về khách du lịch.
1.2.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm của khách
Là một ngành kinh doanh, du lịch mang lại nguồn thu đáng kể cho nền kinh
tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng. Việc nghiên cứu đặc
điểm nguồn khách giúp cho nhà cung cấp dịch vụ du lịch nắm rõ được nhu cầu, tâm
lý, mong muốn sở thích của từng thị trường khách du lịch, xây dựng các sản phẩm
dịch vụ phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Sản phẩm của ngành du lịch có đặc điểm là quá trình sản xuất và tiêu dùng
luôn diễn ra cùng lúc, nhiều khi gây khó khăn cho các doanh nghiệp, các nhà cung
cấp trong việc dự đoán trước khối lượng khách, khối lượng dịch vụ, cũng như tổng
chi phí thực hiện. Nguồn cung tại chỗ, nguồn cầu phân tán, nếu không có sự nghiên
cứu, chuẩn bị kĩ lưỡng thì mâu thuẫn này vô cùng nguy hiểm, gây nhiều rủi ro cho
người cung cấp dịch vụ du lịch. Khi muốn tập trung vào đoạn thị trường nhất định,
người cung cấp dịch vụ du lịch cần phải tính toán, cân đối để tập trung mọi nguồn

lực cần thiết trong mùa cao điểm hoặc tranh thủ đào tạo nhân lực trong mùa thấp
điểm. Các sản phẩm du lịch phải luôn hướng đến nguồn khách cụ thể với những đặc
điểm tương ứng về sở thích, thói quen, tâm lý; nhà kinh doanh cần phải hiểu rõ
mình có khả năng đáp ứng khách hàng ở sản phẩm thế mạnh nào, khách hàng có sẵn
sàng chi trả với mức giá mà nhà cung ứng sản phẩm du lịch đưa ra hay không, hay
nguồn thông tin khách hàng tiếp cận là những nguồn thông tin nào, đã đầy đủ, chính
xác và kịp thời chưa…để có hướng điều chỉnh cho phù hợp với thị trường. Thực tế
đã chỉ ra, nhiều khi sản phẩm tốt, chất lượng dịch vụ cao nhưng nếu không phù hợp
với đặc điểm và kỳ vọng của khách hàng thì chưa chắc đã được đánh giá cao và
được công nhận. Do đó, việc nghiên cứu đặc điểm khách hàng là vô cùng cần thiết
19


và luôn là một bài toán khó đối với các cơ quan quản lý cũng như các nhà kinh
doanh du lịch nhằm đưa ra những chiến lược, chính sách đáp ứng đúng nhu cầu của
khách hàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành công nghiệp “không khói” này.
1.3. Các giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế
1.3.1. Một số yếu tố chung ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch
Việc phát triển hoạt động du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có
những yếu tố khách quan như tình hình an ninh chính trị và an toàn xã hội, điều
kiện kinh tế cũng như các chính sách phát triển du lịch của điểm đến.
An ninh chính trị và an toàn xã hội là một trong những yếu tố quan trọng
hàng đầu khi du khách lựa chọn điểm đến. Sau những nhu cầu thiết yếu về mặt sinh
học như ăn, uống, ngủ, tồn tại và duy trì nòi giống, con người có nhu cầu được an
toàn, không bị đe dọa về tính mạng, tài sản. Những quốc gia, những khu vực có
chiến tranh, tình hình chính trị bất ổn, hay thiên tai, dịch bệnh dễ lây lan… có nguy
cơ gây ảnh hưởng tiêu cực, đe dọa đến sức khỏe du khách sẽ khiến khách du lịch lo
lắng, e ngại và ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển du lịch tại đó. Hoạt động du
lịch chỉ có thể phát triển được trong không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu
nghị giữa các quốc gia, các dân tộc. Khi đời sống của dân cư ngày được nâng cao,

nhu cầu an toàn ngày được chú trọng hơn bao giờ hết, việc giữ vững nền hòa bình,
an ninh chính trị và an toàn là một trong những yếu tố then chốt tạo điều kiện cho
ngành du lịch các quốc gia có môi trường phát triển thuận lợi.
Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành
kinh tế du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp nên du lịch và các ngành kinh
tế khác có tác động qua lại: du lịch muốn phát triển được cần phải dựa vào thành
quả của các ngành kinh tế khác, ngược lại sự phát triển của ngành du lịch cũng tạo
điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Một đất nước không phát triển sẽ
phải nhập đại đa số trang thiết bị, hàng hóa để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
nhằm phục vụ cho khách du lịch thì hầu hết lợi nhuận sẽ rơi vào tay các nhà tư bản
nước ngoài và ngược lại. Ngành công nghiệp cung cấp các trang thiết bị cho ngành
du lịch như các vật dụng trang trí, vải vóc, đồ gỗ, gốm sứ trong khách sạn; ngành
nông nghiệp cung cấp thực phẩm như hoa quả, thịt, cá, trứng, đảm bảo nhu cầu ăn
20


uống tại điểm đến cho du khách; ngành giao thông vận tải cung cấp các phương tiện
vận chuyển hành khách, cũng như hệ thống đường sá đảm bảo nhu cầu đi lại của
khách du lịch. Ngành du lịch phát triển sẽ nảy sinh nhu cầu sử dụng sản phẩm của
nhiều ngành kinh tế khác nhau, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và
sự phát triển của các ngành kinh tế khác cũng tạo điều điện thuận lợi trong việc hỗ
trợ ngành du lịch phát triển tương ứng.
Chính sách phát triển du lịch của một quốc gia, một khu vực, một địa
phương có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động du lịch. Cũng như các ngành kinh tế
khác, du lịch cũng hoạt động trong khuôn khổ của môi trường pháp lý. Với chức
năng của mình, các chính sách vĩ mô có khả năng hạn chế hoặc khuyến khích phát
triển các hoạt động du lịch. Một đất nước, một khu vực có điều kiện kinh tế phát
triển, mức thu nhập của người dân cao, nhưng nếu chính quyền không chú trọng
phát triển du lịch hoặc các chính sách phát triển du lịch không phù hợp với điều
kiện thực tế sẽ không thể có tác động tích cực đến hoạt động du lịch được. Ngược

lại nếu chính quyền có những cơ chế chính sách phù hợp với thế mạnh của mình,
hạn chế được những điểm yếu thì hoạt động du lịch sẽ có cơ hội phát triển, mang lại
nguồn thu nhập cũng như công việc cho dân cư địa phương.
Các yếu tố trên đều có vai trò nhất định và có tác động độc lập cũng như có
sự liên quan đến nhau đối với quá trình phát triển của du lịch. Nếu thiếu hoặc một
trong các yếu tố ấy không tốt, không phù hợp, thì hoạt động du lịch sẽ bị ảnh hưởng
theo chiều hướng trì trệ, giảm sút, thậm chí ngừng hẳn.
1.3.2. Các giải pháp thu hút khách du lịch
Mỗi quốc gia khác nhau có những giải pháp và chính sách phát triển du lịch
riêng cho phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị, phù hợp với nguồn tài nguyên
của đất nước mình. Có quốc gia tập trung phát triển du lịch văn hóa, có quốc gia tập
trung phát triển du lịch ẩm thực, có quốc gia đẩy mạnh phát triển du lịch mua sắm,
có quốc gia ưu tiên phát triển du lịch nghỉ biển, có quốc gia lại kết hợp phát triển đa
dạng nhiều loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch chữa bệnh - nghỉ
dưỡng...Tùy theo định hướng, chiến lược phát triển du lịch và tùy vào tình hình thực
tế tại những không gian và thời gian cụ thể mà mỗi quốc gia lại dùng những biện
21


×