Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Tìm hiểu tục ngữ người Việt thời hiện đại : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 36

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ THOAN

TÌM HIỂU TỤC NGỮ NGƢỜI VIỆT
THỜI HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số
: 60 22 36

Hà Nội -2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ THOAN

TÌM HIỂU TỤC NGỮ NGƢỜI VIỆT
THỜI HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Chuyên ngành:
Văn học dân gian
Mã số
:


60 22 36
Ngƣời hƣớng dẫn: TS Nguyễn Văn Thông

Hà Nội -2013

2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 5
3. Mục đích, đối tƣợng, phƣơng pháp nghiên cứu .............................................. 12
3.1 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 12
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 13
3.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 14
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 14
5. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 15
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN HIỆN ĐẠI VÀ TỤC NGỮ
NGƢỜI VIỆT THỜI HIỆN ĐẠI......................................................................................16

1.1 Nhận diện xã hội Việt Nam thời hiện đại ....................................................... 16
1.1.1 Thời điểm xuất hiện ....................................................................................... 16
1.1.2. Nhận diện đặc trưng của xã hội Việt Nam hiện đại ................................... 17
1.2 Nhận diện văn học dân gian hiện đại ............................................................. 20
1.2.1 Thời điểm xuất hiện ...................................................................................... 20
1.2. 2 Nhận diện đặc trưng của VHDG hiện đại ................................................... 21
1.3 Nhận diện tục ngữ ngƣời Việt thời hiện đại .................................................. 25
1.3.1 Thời điểm xuất hiện…………………………………………………………25
1.3.2 Nhận diện đặc trưng của tục ngữ hiện đại ................................................... 26

1.3.2.1 Đề tài ........................................................................................................... 27
1.3.2.2 Về lực lượng sáng tác................................................................................... 29
1.3.2.3 Phương thức lưu truyền của tục ngữ thời hiện đại ...................................... 32
TIỂU KẾT.................................................................................................................. 44

CHƢƠNG II: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỤC NGỮ NGƢỜI VIỆT THỜI
HIỆN ĐẠI .......................................................................................................................... 45

2.1 Tục ngữ đúc kết tri thức và kinh nghiệm sống, phản ánh những mối quan
hệ và cung cách ứng xử của ngƣời Việt thời hiện đại ......................................... 45

3


2.1.1 Mối quan hệ với thiên nhiên.......................................................................... 45
2.1.2 Mối quan hệ gia đình ..................................................................................... 47
2.1.3 Mối quan hệ xã hội ........................................................................................ 53
2.2 Tục ngữ phản ánh diện mạo của cuộc sống và con ngƣời gắn với những thời
kì lịch sử của đất nƣớc ........................................................................................... 60
2. 2. 1 Thời kì chiến tranh cách mạng từ năm 1945 đến năm 1975 ..................... 60
2.2.2 Tục ngữ người Việt từ năm 1975 đến nay .................................................... 63
2.3 Tục ngữ phê phán những thói hƣ tật xấu của ngƣời Việt thời hiện đại….. 68
TIỂUKẾT...........................................................................................................................75
CHƢƠNG III: PHƢƠNG THỨC SÁNG TẠO VÀ NHỮNG ĐẶC TRƢNG
NGHỆ THUẬT CỦA TỤC NGỮ NGƢỜI VIỆT THỜI HIỆN ĐẠI ........................ 77

3.1 Phƣơng thức sáng tạo ...................................................................................... 77
3.1.1. Mô phỏng các khuôn hình tục ngữ cổ truyền ............................................ 78
3.1.2. Triển khai các khuôn hình tục ngữ cổ ......................................................... 79
3.1.3. Hình thức chuyển đổi một câu tụcngữ cổ thành câu tục ngữ mới............. 81

3.1.4. Phương thức sáng tạo không theo khuôn hình tục ngữ cổ........................ 83
3.2. Đặc trƣng nghệ thuật của tục ngữ ngƣời Việt thời hiện đại ....................... 84
3.2.1 Về mặt từ ngữ, ngữ nghĩa .............................................................................. 84
3.2.2 Kết cấu ............................................................................................................ 88
3. 2.3 Vần ................................................................................................................ 93
3. 2. 4 Nhịp............................................................................................................... 97
3.2.5 Biện pháp tu từ ............................................................................................... 99
TIỂUKẾT................................................................................................................102

KẾT LUẬN............................................................................................................103
PHỤ LỤC...............................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................130

4


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

1. Văn học dân gian

: VHDG

2. Cách mạng tháng Tám năm 1945: CMT8/1945
3. Nhà xuất bản

: Nxb

4. Trang

: tr


5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học dân gian Việt Nam có bề dày truyền thống và tục ngữ là một trong
những thể loại đặc sắc. So sánh với “kho tàng” tục ngữ cổ truyền đã được hình
thành và lưu truyền hàng ngàn năm thì tục ngữ người Việt thời hiện đại có vóc dáng
khiêm tốn vì số lượng ít và mới xuất hiện trong khoảng thời gian vài chục năm gần
đây. Do đó tục ngữ hiện đại chưa được sưu tầm một cách có hệ thống, cũng không
có những công trình nghiên cứu thực sự chuyên sâu và có tầm cỡ để có thể khám
phá, khai thác sâu sắc đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của thể loại này.
Trong dòng chảy của văn học hiện đại, VHDG chỉ như những đợt sóng gợn bởi
rất ít thể loại được lựa chọn sáng tác thậm chí nhiều thể loại không còn tồn tại.
Nhưng gắn với bối cảnh ấy ca dao, tục ngữ vẫn sinh sôi và có sức sống lâu bền. Tục
ngữ người Việt thời hiện đại bên cạnh việc kế thừa những giá trị của tục ngữ cổ
truyền đã có sự phát triển đáng ghi nhận với một diện mạo mới.
Việc tìm hiểu và nghiên cứu tục ngữ người Việt thời hiện đại sẽ cho ta thấy nét
đặc sắc và tầm ảnh hưởng của văn học dân gian nói chung và tục ngữ nói riêng
không thuộc về thời đại đã qua mà ở thời hiện đại nó vẫn vô cùng có ý nghĩa
“Chúng ta thừa nhận tục ngữ ra đời từ rất lâu nhưng không thể phủ nhận là hiện
nay tục ngữ vẫn tiếp tục sinh thành như chính cuộc sống không bao giờ dừng lại.
Đấy là nguồn bổ sung rất lớn vào kho tàng tục ngữ” [61, tr16]. Việc sử dụng và
sáng tạo tục ngữ trong thời hiện đại đã góp phần làm cho hoạt động giao tiếp của
con người sinh động và đạt hiệu quả cao.
Tục ngữ có ý nghĩa to lớn khi đúc rút kinh nghiệm, kĩ năng trong cuộc sống và
lao động. Nó phản ánh và khái quát tư duy, cách nghĩ, lối sống, nếp cảm của con
người hiện đại. Thông qua tục ngữ ta sẽ có cơ hội khám phá và nhìn nhận về con
người và cuộc sống thời hiện đại.

Với những lí do trên bản luận văn này xin được nghiên cứu về “Tục ngữ người
Việt thời hiện đại”, đây là một đề tài khá mới mẻ, một mảnh đất chưa mấy người
khai phá. Hy vọng rằng với sự tiếp cận và tìm hiểu một cách nghiêm túc, luận văn
này sẽ đóng góp ít nhiều những tiếng nói cho việc nghiên cứu tục ngữ nói riêng và

6


văn học dân gian hiện đại nói chung nhằm “gõ lên cánh cửa nghiên cứu văn học
dân gian hiện đại đang chưa được mở rộng” [27, tr 69].
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Hiện nay những vấn đề sưu tầm và nghiên cứu về tục ngữ vẫn luôn mang tính
thời sự vì tục ngữ là một hiện tượng văn hóa đa diện và đa dạng. Tục ngữ là một
hiện tượng ngôn ngữ, hiện tượng của tư duy và văn học dân gian nên nó là đối
tuợng nghiên cứu của khoa học nhân văn, khoa học ngôn ngữ, văn học, thậm chí kể
cả các ngành khoa học kĩ thuật cũng sử dụng những tài liệu về tri thức tục ngữ.
Nhìn chung tục ngữ được khám phá ở nhiều góc độ và theo nhiều hướng tiếp cận cả
trên phương diện nội dung hay nghệ thuật, thi pháp. Nhưng đáng tiếc những thành
tựu nghiên cứu đó chỉ gắn với tục ngữ cổ truyền vì nó đã trải qua quá trình hình
thành hàng ngàn năm nên đã có khối lượng đồ sộ và được khẳng định cả về chất
lượng lẫn tầm ảnh hưởng.
Có thể điểm ra rất nhiều những công trình sưu tầm và nghiên cứu tục ngữ cổ
truyền một cách quy mô và kết tinh những thành tựu đặc sắc. Về phương diện sưu
tầm phải kể đến cuốn “Kho tàng tục ngữ người Việt” do Nguyễn Xuân Kính chủ
biên. Các câu tục ngữ được sắp xếp theo thứ tự A, B, C… với chú giải về nguồn gốc
và ý nghĩa cụ thể, chi tiết. Chúng tôi đã khai thác những tư liệu của công trình này
để so sánh với tục ngữ người Việt hiện đại. Trong tác phẩm “Tổng tập văn học dân
gian người Việt” cũng do Nguyễn Xuân Kính chủ biên, xuất bản năm 2002, phần
tục ngữ gồm hai tập đã sưu tầm gồm 16.098 câu tục ngữ và được sắp xếp theo chủ
đề. Có thể thấy đây là những công trình sưu tầm tục ngữ cổ truyền theo hệ thống và

có tính khoa học. Chúng tôi đã vận dụng các cách thức này trong việc thống kê các
câu tục ngữ người Việt thời hiện đại ở phần phụ lục. Khi sưu tầm tục ngữ người
Việt, ở phần giới thiệu tuy chỉ nêu mục đích sưu tầm tục ngữ cổ truyền nhưng
Nguyễn Xuân Kính đã có sự khẳng định: “Sau CMT8 một số thể loại như thần
thoại, truyện cổ tích vắng bóng nhưng một số thể loại như truyện cười, tục ngữ, câu
đố vẫn được sáng tác và lưu truyền. Nhìn chung so với văn học dân gian cổ truyền
văn học dân gian hiện đại chưa được đặt ra đúng tầm cỡ của nó và chưa được thực
hện một cách có hệ thống. Chính vì vậy Tổng tập văn học dân gian người Vịêt chưa

7


biên soạn phần Văn học dân gian hiện đại”. Dù không sưu tầm và thống kê các câu
“tục ngữ mới” nhưng Nguyễn Xuân Kính nhấn mạnh: “Từ sau CMT8 tục ngữ mới
trên cơ sở cải biên những câu tục ngữ cũ để phản ánh đặc điểm quan trọng của cuộc
đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, vẽ nên những bức chân dung với những nét
chấm phá tài tình về những con người lao động và chiến đấu ở hậu phương cũng
như tiền tuyến. Đặc biệt “tục ngữ mới” giới thiệu và khẳng định những mối quan hệ
mới tốt đẹp mà nổi bật là mối quan hệ giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa Đảng và
nhân dân. “Tục ngữ mới” cũng là vũ khí sắc bén của sự phê bình". Ông cho rằng,
“tục ngữ mới” vẫn đang trên đà phát triển và những câu tiêu biểu của “tục ngữ mới”
xứng đáng có chỗ đứng quan trọng trong kho tàng tục ngữ quý báu của dân tộc. Với
chưa đầy hai trang viết được đặt trong cuốn sách sưu tầm nhưng những nhìn nhận,
đánh giá của Nguyễn Xuân Kính đã khơi dậy và tạo niềm hứng khởi cho chúng tôi
để tìm hiểu sâu hơn về tục ngữ người Việt thời hiện đại. Đây thực sự là công việc
có ý nghĩa vì trong khi tiếp tục những truyền thống tốt đẹp của tục ngữ cổ thì tục
ngữ mới đã đồng thời đánh dấu bước phát triển cách mạng của tính cách Việt và sự
tiếp nối truyền thống dân tộc trong thời đại ngày nay.
Năm 2003, tập thể ba tác giả Nguyễn Cừ, Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Thị An với
“Tuyển tập tục ngữ, ca dao Việt Nam” đã tập hợp phần sưu tầm về tục ngữ từ trang

7 đến trang 148, bên cạnh những câu tục ngữ đã có từ trước đã bổ sung thêm một
số câu tục ngữ mới sắp xếp theo trình tự chữ cái. Từ đó giúp cho các nhà nghiên
cứu có những cứ liệu đầy đủ và tin cậy về tục ngữ.
So với các thể loại văn học dân gian thì các công trình nghiên cứu về tục ngữ cổ
truyền khá phong phú và thể loại này đã được đưa vào giảng dạy ở các bậc học, có
mặt trong sách giáo khoa phổ thông và các giáo trình đại học. Ở các công trình
nghiên cứu về tục ngữ cổ truyền nhất là trong khoảng hai mươi năm trở lại đây cũng
đã manh nha đề cập đến tục ngữ hiện đại hay gắn với một khái niệm, một cách diễn
đạt khác là “tục ngữ mới”. Những ý kiến đưa ra nhỏ lẻ chỉ là một vài dòng điểm qua
hoặc nhiều lắm là một vài trang nhắc đến, chưa có sự phân tích kĩ lưỡng và mang
tầm khái quát để có thể chỉ ra những đặc điểm cả trên phương diện nội dung và

8


nghệ thuật. Chúng tôi xin được điểm ra những nội dung mà các công trình nghiên
cứu và các bài báo, tạp chí đã đề cập đến tục ngữ hiện đại
Trước hết phải kể đến bài: “Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian hiện đại” của
nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên đăng trên tạp chí Văn học số 4/1969, trang 39. Đây
thực sự là sự “mở đường” cho việc nghiên cứu văn học dân gian hiện đại nói chung
trong đó có tục ngữ nói riêng. Chu Xuân Diên khẳng định sự tồn tại của văn học
dân gian hiện đại: “Khái niệm văn học dân gian hiện đại còn được dùng để chỉ hàng
loạt tác phẩm văn học dân gian cổ truyền vẫn đang tiếp tục sống cuộc sống sinh
động của nó trong đời sống nhân dân nữa” và tác giả đã chỉ ra các câu tục ngữ cổ
truyền được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hiện đại, trong các tác phẩm văn học hiện
đại. Bên cạnh đó ông cũng nhấn mạnh các thể loại văn học dân gian vẫn được sáng
tác để phản ánh cuộc sống của con người thời hiện đại trong đó có tục ngữ. Bài
nghiên cứu này đã mở đường cho nhiều nhà nghiên cứu có những hướng đi mới khi
tiếp cận văn học dân gian trong thời hiện đại (có thể xem xét văn học viết hiện đại
đã khai thác vốn văn học dân gian như thế nào cũng có thể xem xét các thể loại văn

học dân gian được sáng tác trong thời hiện đại như thế nào)
Tác giả Trần Gia Linh trong bài “Những biến đổi quan trọng của thể loại tục ngữ
trong thời đại mới” đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số 1 năm 1991 lại nhấn
mạnh nhiều thế hệ đã qua tục ngữ vấn nối tiếp nhau ra đời, tạo sự phát triển liền
mạch từ xưa đến nay. Trong thời hiện đại tục ngữ cổ truyền gắn liền với việc thông
tin những tư tưởng cách mạng và tục ngữ xuất hiện trên nhiều môi trường khác
nhau của cuộc sống mới, tục ngữ không chỉ là tiếng nói của dân cày mà còn là tiếng
nói của nhiều tầng lớp người trong xã hội mới như bộ độ, học sinh, sinh vên, cán
bộ… Tục ngữ mới phong phú về đề tài, đa dạng hơn về các mặt đúc kết kinh
nghiệm so với trước. Tục ngữ mới hướng về những kinh nghiệm mũi nhọn của cuộc
sống mới như công cuộc kháng chiến của dân tộc, những kinh nghiệm trong chiến
đấu, khoa học kĩ thuật, sản xuất và khái quát nhanh chóng những thói hư tật xấu để
phê phán và phủ nhận. Ở phương diện hình thức, nghệ thuật tác giả cũng đã bước
đầu chỉ ra tục ngữ mới ưa lối nói trực tiếp, hầu như không có nghĩa bóng, có xu
hướng phát triển thành những câu dài nhịp. Trong phạm vi của bài báo khoảng bốn

9


trang (từ trang 34-37) nhà nghiên cứu đã phần nào phác thảo về nội dung và chỉ ra
đặc điểm chính về nghệ thuật của tục ngữ thời hiện đại cùng với đề nghị: “Giới văn
học dân gian cần nghiên cứu nó một cách nghiêm túc”.
Cũng vẫn là tác giả Trần Gia Linh trong bài viết “Văn học dân gian hôm nay”
(Tạp chí Văn học số 2/1991) bằng việc dẫn ra một số câu tục ngữ về những hiện
tượng ở nông thôn đã đề xuất: “Chỉ có thái độ trân trọng, nhìn thẳng vào sự thật
mới nghiên cứu được. Việc sưu tầm văn học dân gian cần kịp thời và hệ thống hoá
trong tư liệu nghiệp vụ, kẻo mai sau không biết đâu mà lần. Văn học dân gian trong
đó có tục ngữ có vai trò “ngự sử” trong đời sống dư luận”. Từ những câu tục ngữ,
ca dao, vè người ta nhận diện được hình ảnh của con người và xã hội hiện đại. Các
câu tục ngữ mới nói riêng và các tác phẩm thuộc một số thể loại văn học dân gian

nói chung có tính chất phê phán và nêu cao tinh thần trách nhiệm, dũng cảm, dám
nhìn thẳng vào sự thật. Tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại
chính là ở chỗ “Từ trong bếp lò tinh thần của cha ông cần lấy ra không phải nắm
tro đã nguội lạnh mà là ngọn lửa đang cháy”. Những sự lưu ý của tác giả Trần Gia
Linh và thông tin từ bài báo này được chúng tôi sử dụng làm tư liệu trong quá trình
thống kê, sưu tầm tục ngữ người Việt thời hiện đại để nó không mai một và có thể
bổ sung vào kho tàng tục ngữ Việt. Tác phẩm “Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi
pháp” của tác giả Nguyễn Thái Hoà xuất bản năm 1997 đã nghiên cứu tục ngữ dưới
góc độ thi pháp và chỉ rõ những cấu trúc, khuôn hình đặc trưng để từ đó có thể phân
biệt với các thể loại văn học dân gian khác. Ở chương 1 phần Ba tác giả đã đề cập
đến sự sáng tạo các câu tục ngữ trong thời đại mới. Nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn
100 câu tục ngữ mới ghi được và đưa ra kết luận: sự sáng tạo tục ngữ có thể quy về
ba hình thức: mô phỏng các khuôn hình cũ, triển khai các khuôn hình cơ bản và
chuyển hoá tục ngữ. Những phân tích của tác giả trên phương diện nghệ thuật gắn
liền với thi pháp để đi đến sự khẳng định “Tục ngữ mới vẫn đang phát triển”.
Tác phẩm “Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp” của tác giả Nguyễn Thái Hoà
xuất bản năm 1997 đã nghiên cứu tục ngữ dưới góc độ thi pháp và chỉ rõ những cấu
trúc, khuôn hình đặc trưng để từ đó có thể phân biệt với các thể loại văn học dân
gian khác. Ở chương 1 phần Ba tác giả đã đề cập đến sự sáng tạo các câu tục ngữ

10


trong thời đại mới. Nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 100 câu tục ngữ mới ghi được
và đưa ra kết luận: sự sáng tạo tục ngữ có thể quy về ba hình thức: mô phỏng các
khuôn hình cũ, triển khai các khuôn hình cơ bản và chuyển hoá tục ngữ. Những
phân tích của tác giả trên phương diện nghệ thuật gắn liền với thi pháp để đi đến sự
khẳng định “Tục ngữ mới vẫn đang phát triển”.
Nhà nghiên cứu Phan Thị Đào trong công trình “Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt
Nam” xuất bản năm 1999 đã đi sâu vào tìm hiểu thi pháp tục ngữ nhưng chủ yếu là

thi pháp của các câu tục ngữ cổ truyền. Chỉ trong phần kết luận khi đề cập đến
những vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu tác giả đã nhấn mạnh: “Mảng tục ngữ
Việt Nam thời hiện đại là một mảng lớn, khá độc đáo, thi pháp học rất đáng quan
tâm”. Nhà nghiên cứu đã dẫn ra các câu tục ngữ mới để chỉ ra giá trị của nó trong
việc phản ánh cuộc chiến tranh vệ quốc, tinh thần, ý chí của nhân dân và dân tộc.
Những năm gần đây tục ngữ lại trỗi dậy để góp thêm tiếng nói phản kháng của
mình. Ở phương diện nghệ thuật, hình thức thể hiện tác giả đưa ra nhận định: “Tục
ngữ mới thường sử dụng nghệ thuật chơi chữ có vần, đối xứng nhịp nhàng kết cấu
theo lối lôgic hoặc theo lối so sánh”. Trong phương hướng tới, tác giả tin rằng, nếu
đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu mảng tục ngữ này một cách đúng mức sẽ tạo
điều kiện cho ta hiểu sâu thêm bản chất của thi pháp tục ngữ người Việt.
Tác giả Nguyễn Thị Bích Hà trong bài viết “Phác thảo diện mạo và đặc điểm
VHDG sau 1975” (Tạp chí Văn học-số 1 năm 2006) đã nêu nhận xét: “VHDG hiện
đại chia làm hai giai đoạn: từ 1945 đến 1975 và từ 1975 đến nay. Ngoài những đặc
trưng của VHDG hiện đại VHDG ở mỗi giai đoạn lại có những đặc trưng riêng đặc
sắc”. Nhà nghiên cứu bước đầu nhận diện diện mạo của các thể loại VHDG trong
đó có đề cập đến chức năng của tục ngữ là tổng kết, khái quát kinh nghiệm và nêu
những lời khuyên thực tế nhưng số lượng kém phong phú, cần có thời gian để
chuyển từ lượng thành chất. Khi thử xác định đặc trưng của VHDG sau 1975 tác giả
đã lấy dẫn chứng một số câu tục ngữ hiện đại để thấy đặc điểm của văn học dân
gian hiện đại là bám sát thực tế, mang tinh thần phê phán, có tính chiến đấu mạnh
mẽ, nó ẩn chứa những tiếng nói về thân phận. Ở phương diện lực lượng sáng tác
nhà nghiên cứu khẳng định “Lực lượng sáng tác của VHDG hiện đại là nhân dân

11


lao động nhưng trong VHDG cổ truyền dấu ấn nông dân đậm nhất thì ở VHDG
hiện đại có sự tham gia của nhiều tầng lớp trí thức như: nhà giáo, kĩ sư, bác
sĩ”…Ở phần kết luận tác giả đã nêu gợi ý cho những nhà nghiên cứu sau này:

“Phác thảo diện mạo VHDG hiện đại chúng tôi muốn sẽ có nhiều nghiên cứu hơn
nữa về bộ phận VHGD giàu tiềm năng này”.
Trong những năm gần đây việc nghiên cứu VHDG nói chung và tục ngữ nói
riêng ngày càng phát triển và nở rộ những thành tựu, đặc biệt là hệ thống các công
trình nằm trong dự án kỉ niệm 1000 năm Thăng Long do Tô Ngọc Thanh chủ
nhiệm. Trong hệ thống các tác phẩm của công trình này phải kể đến cuốn “Khảo
luận về tục ngữ người Việt” Nxb Khoa học Xã hội năm 2010, tác giả Triều Nguyên
khẳng định: “Tục ngữ không ngừng được sáng tạo”. Ông đã dẫn ra những câu tục
ngữ mới xuất hiện khoảng nửa thế kỉ nay (có khi chỉ mới vài năm trở lại đây) để chỉ
ra bốn dạng sáng tạo của tục ngữ mới: sáng tạo theo hướng mô phỏng các mô hình
truyền thống, sáng tạo theo hướng triển khai các mô hình truyền thống, sáng tạo
theo hướng mở rộng các thành phần của mô hình truyền thống và sự sáng tạo theo
hướng chuyển đổi câu tục ngữ truyền thống thành câu tục ngữ mới. Cũng có trường
hợp câu tục mới được sáng tạo theo lối kết hợp hai trong số bốn xu hướng vừa đề
cập ở trên. Ở phần phần nhận xét về tục ngữ mới Triều Nguyên đồng quan điểm
với nhà nghiên cứu Trần Gia Linh: “Trong lúc chuyện sáng tạo ở nhiều thể loại
VHDG khác hầu như không còn thì tục ngữ vẫn tiếp tục, so với tục ngữ truyền
thống, tục ngữ mới thích lối nói trực diện, hầu như không có nghĩa bóng”.
Tác giả Nguyễn Nghĩa Dân trong cuốn sách “Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ ca
dao” Nxb Văn hóa thông tin năm 2010 đã sưu tầm các câu ca dao tục ngữ phản ánh
lịch sử Việt Nam qua các thời kì để từ đó khẳng định vai trò to lớn của tục ngữ
trong việc phản chiếu những thời kì lịch sử của dân tộc, đó thực sự là những “pho
sử” được lưu truyền bằng miệng sinh động. Thời sau CMT8 / 1945 và xây dựng chủ
nghĩa xã hội đã có rất nhiều những câu tục ngữ phản ánh lịch sử. Đây là những câu
“tục ngữ mới” rất có giá trị lịch sử. Ông cũng đã thống kê và khảo chú một số câu
tục ngữ mới gắn với yếu tố lịch sử giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Mĩ và xây
dựng chủ nghĩa xã hội.

12



Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Nở, người rất có tâm huyết với sự nghiệp nghiên
cứu tục ngữ ở công trình “Biểu trưng của tục ngữ Việt” Nxb Đại học quốc gia năm
2010 đã xem xét và cắt nghĩa, lí giải một cách có hệ thống và khá sắc nét về những
biểu trưng được tác giả dân gian sử dụng trong tục ngữ. Phải đặt tục ngữ trong
những ngữ cảnh cụ thể để những biểu trưng phát huy hiệu quả giao tiếp và thẩm mĩ.
Gắn với vấn đề nghiên cứu về biểu trưng ông cũng đi đến kết luận “tục ngữ mới”
vẫn đang tiếp tục hình thành nhưng những biểu trưng của nó thu hẹp dần và nghĩa
bóng ít đi.
Tác giả Ngô Thị Thanh Quý trong cuốn sách “Tìm trong tục ngữ nét văn hoá
Việt” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2010 đã thể hiện những nét văn hoá của người
Việt được khắc hoạ qua tục ngữ đặc biệt là những câu tục ngữ gắn với cuộc sống và
lao động sản xuất nông nghiệp. Tác giả xác định rõ đối tượng của chuyên khảo là
tục ngữ truyền thống và tục ngữ mới phản ánh văn hoá nông nghiệp. Trở ngại vấp
phải là kho tàng tục ngữ truyền thống hầu như đã được xuất bản và in thành sách
còn khối lượng tục ngữ mới thì gần như mới chỉ được ghi chép trong một số bài viết
và một số câu được lưu truyền phổ biến bằng lời. Vì vậy khi nghiên cứu tục ngữ
người Việt về văn hoá nông nghiệp các câu tục ngữ hiện đại được trích dẫn và phân
tích khá khiêm tốn so với các câu tục ngữ cổ truyền. Nhưng nhìn chung đây là công
trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về tục ngữ người Việt với
việc phản ánh văn hoá nông nghiệp và sự hiện diện của văn hoá nông nghiêp trong
xã hội hiện đại. Sự sáng tạo những câu tục ngữ mới được trình bày, lí giải khá hấp
dẫn và đem đến cho người đọc rất nhiều sự mở mang về tri thức. Cũng trong chuyên
luận này tác giả đã tìm hiểu sự hiện diện của tục ngữ trong tác phẩm văn học của ba
nhà văn Nam Cao, Đào Vũ và Nguyễn Khắc Trường để tìm ra sự chi phối, hiện
diện, lưu truyền của tri thức tục ngữ trong các tác phẩm văn học hiện đại, từ đó thấy
được cái hay của tri thức ấy được ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, trong văn
chương đa dạng, phong phú như thế nào.
Các tài liệu được chúng tôi tìm hiểu trên phạm vi rộng không chỉ là các công
trình ở quy mô quốc gia mà còn cả các công trình ở phạm vi vùng miền. Thời gian

gần đây rất nhiều các địa phương cụ thể là các tỉnh thành cho in tổng tập VHDG của

13


địa phương mình như: Tổng tập văn học dân gian xứ Nghệ, Tổng tập VHDG Thừa
Thiên Huế, Tổng tập văn học dân Thanh Hóa,… Các tổng tập này đều có phần sưu
tầm tục ngữ nhưng đa phần là tục ngữ cổ truyền có lẽ vì tục ngữ hiện đại khó xác
định nguồn gốc. Trong số các công trình của địa phương mang tính vùng miền đó
có tập “Tục ngữ Hưng Yên” do Vũ Tiến Kỳ chủ biên năm 2010 đã sưu tầm tục ngữ
xuất hiện ở địa bàn Hưng Yên trong phần chú giải nhiều câu được ghi là tục ngữ
mới, cụ thể là 98/585 câu, những câu tục ngữ này đều có thời điểm xuất hiện sau
1945.
Theo dòng chảy của thời gian việc điểm lại các công trình sưu tầm và nghiên
cứu tục ngữ có đề cập đến tục ngữ hiện đại người Việt cho thấy các tác giả đã hé
mở ra những con đường. Nhưng sự nghiên cứu mới chỉ là những khám phá bước
đầu, có tính chất đặt nền móng. Chưa có công trình nào đặt ra những tiêu chí một
cách tương đối đầy đủ, toàn diện ở nhiều góc độ và trên nhiều phương diện. Chuyên
luận “Tìm hiểu tục ngữ người Việt thời hiện đại” được kế thừa công trình nghiên
cứu của người đi trước, những nhận định trên có tính chất gợi mở và đã đưa ra
những kiến giải tương đối sắc nét và có căn cứ, những phương pháp tiếp cận tích
cực. Đó thực sự là những tiền đề khoa học quý báu, là chìa khoá để giải mã vẻ đẹp,
giá trị của tục ngữ người Việt thời hiện đại. Trong mục tài liệu tham khảo chúng tôi
đã tập hợp và tích cóp các câu tục ngữ chủ yếu từ các bài báo, các công trình nghiên
cứu trên vì xét nghĩ đây là những tài liệu mang tính chính thống. VHDG có đặc thù
riêng đó là tính truyền miệng, nguồn gốc của các câu tục ngữ thường khó xác đinh,
minh chứng. Tục ngữ là lối sống, lối nghĩ, lối nói của người Việt. Tục ngữ vừa tổng
kết những kinh nghiệm sống vừa thể hiện lí tưởng sống của nhân dân trong một đặc
thù ngắn gọn cô đúc. Tục ngữ gắn với cuộc sống của nhân dân và những biến cố
thăng trầm của lịch sử xã hội. Những câu tục ngữ hiện đại dù thời gian tồn tại chưa

lâu nhưng nó cũng có ý nghĩa trong việc thể hiện một phần quan trọng của tư liệu
khoa học, triết lí, lối sống dân gian. Trên cơ sở của việc thống kê ngữ liệu trong các
phần của luận văn chúng tôi khám phá tục ngữ hiện đại ở các phương diện cả về nội
dung lẫn hình thức nghệ thuật. Sự tìm hiểu dù mới chỉ là bước đầu “khai sơn phá

14


thạch”, tài liệu mỏng, chưa có tính ổn định nên gặp nhiều trở ngại nhưng hy vọng
rằng “cứ đi rồi sẽ đến”…
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Từ lâu người ta đã coi tục ngữ là “cuốn sách khôn” bỏ ngỏ và được lưu truyền
trong giới bình dân. “Cuốn sách khôn ấy” ngày càng dày thêm trang. Vậy cách thức
để nhận diện các câu tục ngữ mới, diện mạo về nội dung và hình thức nghệ thuật
cũng như phương thức lưu truyền của nó như thế nào chính là mục đích mà luận
văn này hướng đến cắt nghĩa, lí giải. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại cũng nảy sinh
vấn đề đáng lưu ý, tục ngữ được sáng tạo nhưng bên cạnh những “dòng trong” cũng
có những “luồng đục”, thể loại này có nhiều “biến tướng” cả về nội dung và hình
thức thậm chí trong một số trường hợp đã xuất hiện tình trạng xuyên tạc làm mất đi
giá trị thẩm mĩ, biểu cảm vốn có. Vấn đề là làm thế nào để nhận diện được tục ngữ
theo đúng đặc trưng thể loại để có thể phân biệt nó với các thể loại VHDG khác và
cũng phải làm thế nào để “gạn đục, khơi trong” tìm cách phổ biến rộng rãi các câu
tục ngữ mới có giá trị có tính thẩm mĩ và hạn chế những câu phản cảm, mang tính
chất nhảm nhí không phát huy được vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt. Yêu cầu
này đã được đặt ra và luận văn này cũng sẽ hướng đến để bước đầu đề xuất những ý
kiến nhằm khắcc phục, giải quyết.
3. 2 Đối tượng nghiên cứu
Ở phần phụ lục chúng tôi có thống kê khoảng 381 câu tục ngữ thời hiện đại. Đây
là những câu chúng tôi tập hợp từ các sách nghiên cứu (phần nhiều các sách này đã

được điểm ra trong phần lịch sử vấn đề) và trên một số sách, báo, tạp chí in, báo
mạng đang lưu hành. So sánh với kho tàng tục ngữ người Việt đồ sộ với hơn 16.000
câu thì đây quả là một con số ít ỏi, quá khiêm tốn. Nhưng cũng phải nhìn nhận vấn
đề trong sự tương quan. Để có được khối lượng khổng lồ của tục ngữ cổ truyền như
vậy là sự tích cóp của hang nghìn năm còn với khoảng thời gian vài chục năm (từ
1945 đến nay) thì con số hơn 380 câu cũng là điều hết sức đáng quý. Và thực sự có
thể lấy đó làm cơ sở để phân tích, khái quát từ đó tìm ra nét đặc trưng khu biệt của
thể loại này trong VHDG hiện đại. Những câu tục ngữ mới được chúng tôi sắp xếp

15


theo trật tự của bảng chữ cái và dấu thanh tiếng Việt. Với những đơn vị tục ngữ có
nhiều hơn một câu, cách sắp xếp theo tiêu chí trên được thể hiện ở câu đầu tiên. Ở
mối câu tục ngữ chúng tôi đều có phần chú giải về nguồn gốc, minh chứng nó được
lấy ra từ nguồn tài liệu nào. Nguồn gốc được mã hoá theo số thứ tự của tài liệu
trong phần tài liệu tham khảo hoặc nếu không có trong tài liệu tham khảo thì được
ghi xuất xứ một cách cụ thể (Ví dụ câu: “Đi dân nhớ, ở dân thương”- nguồn 63
trang 114 hay câu “Ăn coi nồi, ngồi chọn ghế” - nguồn báo Tuổi trẻ cười số 274, ra
ngày 01/11/2006, tr18.)
Tục ngữ là sản phẩm của tinh thần, kết tinh trí tuệ của nhân dân và mang dấu ấn
thời đại. Tục ngữ thời hiện đại cũng được lưu truyền theo những phương thức hiện
đại rất khác so với tục ngữ cổ truyền. Đây là vấn đề chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu,
phân tích ở phần tiếp theo của luận văn. Nhưng ở góc độ xác định đối tượng nghiên
cứu chúng tôi có những lưu ý. Ở thời hiện đại tục ngữ được lưu truyền bằng nhiều
kênh như sách, báo, tạp chí in và không thể nhắc đến con đường Internet. Internet
phát triển chỉ bằng một cái “nháy chuột” vào từ khoá sẽ cho ta khối lượng lớn các
tri thức về tục ngữ. Thông qua các trang mạng xã hội các câu tục ngữ hiện đại được
lan truyền. Có thể dễ dàng nhận thấy ở các blog cá nhân các câu ca dao, tục ngữ
mới được tải lên mạng, người nọ truyền cho người kia như một sự chia sẻ và thường

gắn với mục đích đọc cho vui "giảm stress" (căng thẳng). Một vấn đề đặt ra là trong
muôn vàn những trang mạng với vô số những câu được gắn mác là ca dao, tục ngữ
hiện đại đó chúng ta phải lọc ra được những câu tục ngữ có giá trị về nội dung và
nghệ thuật. Ở luận văn này nguồn tư liệu mà chúng tôi sưu tầm và khảo sát được lấy
từ những tài liệu mang là các cuốn sách, bài báo đã xuất bản và những trang mạng .
3. 3. Phạm vi nghiên cứu:
Xã hội việt Nam hiện đại gắn với không gian rộng lớn của ba miền Bắc,
Trung, Nam của 54 dân tộc với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong bước đầu tìm
hiểu và gắn với khuôn khổ của một luận văn chúng tôi chủ yếu hướng vào khai thác
mảng tục ngữ của người Việt, bộ phận chính trong tổng số 54 dân tộc và chủ yếu ở
phạm vi miền Bắc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:

16


VHDG trong đó có tục ngữ luôn gắn với những hoàn cảnh diễn xướng. Một câu
tục ngữ chỉ phát huy giá trị và sự đa dạng về ý nghĩa khi nó được sử dụng trong
những văn cảnh cụ thể và hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì vậy khi nghiên cứu tục
ngữ chúng tôi phải thực hiện và phối hợp nhiều phương pháp: điền dã, mô tả, phân
tích- tổng hợp. Như đã trình bày trong phần lịch sử vấn đề do chưa có công trình
nào sưu tầm, nghiên cứu nên việc lấy tư liệu là rất khó khăn. Vậy nên chúng tôi áp
dụng phương pháp thống kê kết hợp với so sánh giữa tục ngữ cổ truyền và tục ngữ
hiện đại để thấy được nét kế thừa cũng như sự phát triển, những ưu điểm và hạn chế
để từ đó đưa ra những nhận định mang tính định hướng tích cực.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương và phần phụ lục:
Chương I: Tổng quan về văn học dân gian hiện đại và tục ngữ người Việt thời
hiện đại
1.1 Nhận diện xã hội Việt Nam hiện đại.

1.2 Nhận diện VHDG hiện đại và tục ngữ người Việt thời hiện đại.
Chương II: Những nội dung cơ bản của tục ngữ người Việt thời hiện đại
2.1 Tục ngữ đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và phản ánh những mối quan hệ,
cung cách ứng xử của người Việt thời hiện đại
2.2 Tục ngữ phản ánh diện mạo của cuộc sống và con người thông qua các thời kì
lịch sử
2.3 Tục ngữ chế giễu, phê phán những thói hư, tật xấu.
Chương III: Phương thức sáng tạo và nghệ thuật chủ yếu của tục ngữ người
Việt thời hiện đại
3. 1 Phương thức sáng tạo
3.2. Nghệ thuật
3.2.1. Về từ ngữ, ngữ nghĩa
3.2.2 .Kết cấu
3.2.3 .Vần
3.2.4 .Nhịp
3.2.5 .Biện pháp tu từ

17


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN HIỆN ĐẠI
VÀ TỤC NGỮ NGƢỜI VIỆT THỜI HIỆN ĐẠI
1.1 Nhận diện xã hội Việt Nam thời hiện đại.
1.1.1 Thời điểm xuất hiện:
Theo cách định nghĩa của từ điển tiếng Việt thì “hiện đại” là thuộc thời đại
ngày nay hay có tính chất tinh vi trong công nghệ máy móc. Còn “hiện đại hoá” là
cách tân làm cho mang tính đổi mới, là cho có tính chất tinh xảo, đầy đủ tiêu chuẩn
của một nền khoa học tiến bộ nhất. Xã hội Việt Nam đã trải qua nhiều hình thái
nhưng thời điểm để đánh dấu một xã hội hiện đại thì cho đến nay vẫn chưa có sự
thống nhất của các nhà nghiên cứu, đây vẫn còn là vấn đề tranh luận. Trong khoa sử

học, sách giáo khoa của học sinh trung học phổ thông (Lớp 11 ban Cơ bản) đã giảng
giải như sau: “Không kể thời cổ đại thì từ Cách mạng tư sản Anh trở về trước là
lịch sử trung đại; từ Cách mạng Anh tới công xã Pari (1871) là lịch sử cận đại; sau
công xã Pari lịch sử bước sang một trang mới là lịch sử hiện đại. Đây là phác đồ
chung của lịch sử thế giới còn trong từng nước lại có sự xác định cụ thể” (Trích dẫn
theo Vương Trí Nhàn, tác phẩm "Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa",
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005)
Thời cận đại của lịch sử xã hội Việt Nam được đánh dấu từ khi thực dân Pháp
sang xâm lược nước ta năm 1858 đến CMT8/1945. Trước CMT8/1945 đất nước ta
đã gắn với chế độ quân chủ của nhà nước phong kiến gần 1000 năm. Triều đình
phong kiến mà đứng đầu là nhà vua và dưới đó là hệ thống quan lại ở các cấp tổng,
huyện, tri, phủ, xã, làng… Những tư tưởng, quan niệm phong kiến ăn sâu vào đời
sống tinh thần và chi phối tư duy để làm nên hệ tư tưởng của nhân dân. Thời xã hội
phong kiến các thể loại văn học dân gian cũng có sự nở rộ đặc bịêt là truyền thuyết,
truyện cổ tích, truyện cưòi, ca dao, tục ngữ…Các tác phẩm VHDG đã phản ánh tri
thức văn hoá nông nghiệp, sự đấu tranh giai cấp nông dân với địa chủ, khát vọng
đổi đời. Được đúc kết trải qua quá trình hàng nghìn năm này, tục ngữ thực sự trở
thành túi khôn của tri thức dân gian, những đặc tính và giá trị của tục ngữ cổ truyền
đã được khẳng định. Năm 1858 thực dân Pháp sang xâm lược nước ta nhưng vẫn
duy trì chế độ triều đình vua và bội máy quan lại phong kiến để làm bù nhìn, tay sai.

18


Thực dân pháp đã áp dụng những chính sách tàn bạo, dã man như chia để trị, đất
nước ta bị chia làm ba kì Bắc – Trung- Nam, chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta
trong biển máu, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ. Chúng bóp nghẹt cuộc sống
của nhân dân ta cả về kinh tế và chính trị. Tất nhiên sự xuất hiện của thực dân Pháp
trên lãnh thổ nước ta cũng đã mang theo những yếu tố hiện đại. Trước đó nền văn
hoá của nước ta chịu ảnh hưởng nhiều từ phương Đông mà tác động mạnh mẽ nhất

là từ Trung Hoa nhưng thời kì này những yếu tố của văn hoá phương Tây đã bắt đầu
có sự xâm nhập vào xã hội Việt Nam làm thay đổi nếp cảm, nếp nghĩ của người
Việt . Xã hội xuất hiện thêm nhiều tầng lớp, giai cấp bên cạnh địa chủ, nông dân đã
xuất hiện công nhân, tiểu tư sản, đời sống văn hoá văn nghệ cũng khác trước báo in,
sách truyện được xuất bản và những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến VHDG.
Nhưng nhìn chung diện mạo xã hội vẫn chưa mang tính đột phá, ở thời kì này Nho
giáo vẫn giữ địa vị chính, tư tưởng phong kiến vẫn thâm canh cố đế trong đời sống
tinh thần của nhân dân Việt.
CMT8/1945 được coi là dấu mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc
Việt Nam, nó mở ra một trang huy hoàng gắn liền với độc lập, tự chủ. Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đem đến cho nhân dân ta một cuộc sống mới, tự do, bình đẳng, bác ái. Diện
mạo của đất nước đã thay đổi, nhân dân được làm chủ. Nhiều ý kiến đã thống nhất
khi cho rằng xã hội Việt Nam hiện đại có thể lấy thời điểm bắt đầu từ CMT8/ 1945
và chúng tôi đồng ý với quan điểm trên.
1.1.2. Nhận diện đặc trưng của xã hội Việt Nam hiện đại
Có thể thấy đặc trưng rõ nét nhất để nhận diện xã hội Việt Nam hiện đại chính là
sự thay đổi của thể chế chính trị.
Sau CMT8/ 1945 đất nước được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Đảng Cộng sản đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc
chèo lái con thuyền đất nước qua những cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ để
thống nhất dân tộc, xây dựng đời sống mới cho nhân dân và kiến thiết đất nước.
Nhà nước XHCN được xây dựng trong mối dây liên hệ chặt chẽ của giai cấp công -

19


nông - binh. Nhân dân được tự do nói lên tiếng nói của mình và quyết định những
vấn đề trọng đại của đất nước “dân biết- dân bàn- dân làm-dân kiểm tra”.
Trên phương diện tư tưởng, mối quan hệ và tầm ảnh hưởng cũng khác trước.

Thời trước CMT8/ 1945 chúng ta chiụ ảnh hưởng sâu đậm của hệ tư tưởng phong
kiến Nho giáo của Trung Hoa. Khi thực dân Pháp sang xâm lược các yếu tố văn hoá
và tư tưởng phương Tây có xâm nhập nhưng do chủ trương, đường lối cai trị, áp
bức theo kiểu “ngu dân” nên những ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn tích cực. Sự
thắng lợi cuả CMT8/1945 không chỉ hình thành nên một nhà nước mới mà còn hình
thành hệ tư tuởng mới, đó cũng là một cuộc cách mạng về tư tưởng. Chủ nghĩa
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính chính thống và có ảnh hưởng sâu
rộng đến mọi vấn đề của cuộc sống. Sau CMT8/1945 do những điều kiện chiến
tranh chống kẻ thù xâm lược và đặc thù về chính trị nên ở từng thời kì có sự thay
đổi quyết sách ngoại giao vì vậy những mối quan hệ và tầm ảnh hưởng văn hoá
cũng có nhiều biến động. Trong hai cuộc kháng chiến chúng ta chủ yếu kết tình anh
em với các nước xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ còn có phần hạn hẹp nên tầm ảnh
hưởng của văn hoá ngoại lai chưa nhiều. Thời kì đổi mới Đảng và nhà nước chủ
chương bắt tay, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, xã hội Việt Nam mở cửa
“hoà nhập” nhưng cũng cố gắng để không “hoà tan”. Người Việt ý thức rõ trách
nhiệm phải giữ gìn bản sắc dân tộc bên cạnh đó cũng cần phải tiếp thu những tinh
hoa của văn hoá nhân loại, thế giới. Những điều kiện xã hội này sẽ có tác động và
tầm ảnh hưởng sâu sắc đến văn học nói chung và VHDG nói riêng bởi xã hội hiện
đại chính là không gian sinh tồn của văn hóa nghệ thuật.
Xã hội Việt Nam hiện đại cũng gắn liền với những giai đoạn phát triển.
-

Giai đoạn chiến tranh cách mạng (từ năm 1945 đến năm 1975): Với

truyền thống yêu nước, chống ách thống trị của thực dân sau khi giành được chính
quyền cả dân tộc lại phải tiến hành hai cuộc kháng chiến liên tiếp chống Pháp và
chống Mĩ. Hai cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm và trong suốt thời gian đó cả dân
tộc đã “đồng tâm hiệp lực” để hướng đến mục tiêu hoà bình thống nhất đất nước.
Chính quyền non trẻ lúc này phải đối mặt với nhiều thách thức như giặc đói, giặc
dốt. Trong hoàn cảnh mới của đất nước gắn với cuộc đấu tranh cách mạng, tinh thần


20


dân tộc tương thân tương ái được khơi dậy “một miếng khi đói bằng một gói khi
no”, phong trào bình dân học vụ đã đem đến ánh sáng tri thức cho hơn 90% dân số
trước đó còn mù chữ. Hơn lúc nào hết tinh thần và sức mạnh của cả dân tộc đã được
phát huy trên mọi mặt trận để “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một
người” và Tiếng hát át tiếng bom”. Thời kì này đất nước cũng trải qua những phen
sóng gió nhưng Đảng Cộng sản đã vững tay chèo lái con thuyền đất nước chống lại
những tên đế quốc, thực dân sừng sỏ trên thế giới và cập đến bến bờ độc lập, thống
nhất. Tất nhiên trong một số thời điểm nhất định Đảng cộng sản cũng có những
quyết sách sai lầm do nôn nóng, duy ý chí như vấn đề cải cách ruộng đất những
năm từ 1954-1956. Nhưng chỉ một thời gian rất ngắn sau đó năm 1957 chính Đảng
đã nhìn thẳng vào sự thật để sửa chữ khuyết điểm qua thông tư 12. Một Đảng cầm
quyền biết nhìn thẳng vào sự thật để sửa chữa khuyết điểm, tồn tại là Đảng tiến bộ.
-

Giai đoạn thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm

1975 đến nay) bao gồm hai thời kì:
* Thời kì chế độ kinh tế bao cấp (từ năm 1975 đến năm 1986): Xét
trên một phương diện nào đó chế độ kinh tế bao cấp đã ảnh hưởng đến sự phát triển
của xã hội Việt Nam. Nhưng điều quan trọng là Đảng cộng sản Việt Nam đã nhìn ra
những sai lầm và khuyết điểm tồn tại để khắc phục để nhanh chóng đưa đất nước
thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ. Một lần nữa Đảng lao động Việt Nam giữ
vị thế lãnh đạo đã có sự điều chỉnh kịp thời, mạnh mẽ gắn với nghị quyết từ Đại hội
Đảng lần thứ VI (1986).
* Thời kì đổi mới theo cơ chế thị trường và hội nhập với thế giới
(từ năm 1986 đến nay). Thời kì này được đánh dấu từ sau đại hội Đảng lần thứ VI.

Đây là giai đoạn đất nước ta có sự chuyển mình mạnh mẽ từ đó vị thế của dân tộc
đuợc nâng cao trên tầm quốc tế. Sau gần ba mươi năm đổi mới đất nước có sự „thay
da đổi thịt”. Nhưng việc phát triển theo kinh tế thị truờng cũng dẫn đến những hệ
luỵ, nhiều tiêu cực nảy sinh. Chính vì vậy lại phải có sự chuyển biến kịp thời và
Đảng Cộng sản đã đưa ra nghị quyết trung ương IV khóa XI về công tác xây dựng
Đảng ngày nay theo phương châm phải kiểm điểm, chấn chỉnh từ trên xuống, từ
lãnh đạo cấp cao đến cấp thấp. Từ đó thể hiện sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của

21


Đảng. Sự nhìn nhận thẳng thắn của Đảng cầm quyền đã cho thấy chỉ bằng những
quyết sách đúng lúc mới có thể là cho “phúc nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”.
1.2 Nhận diện văn học dân gian hiện đại.
1.2.1 Thời điểm xuất hiện
Trước hết phải khẳng định rằng không phải sự chuyển biến xã hội nào cũng kéo
theo sự biến đổi nhanh chóng của văn học. Từ trước đến nay có rất nhiều ý kiến
tranh luận về việc có tồn tại một nền VHDG trong xã hội hiện đại và nên bắt đầu lấy
dấu mốc từ đâu. Đã có không ít ý kiến khẳng định sự tồn tại tự nhiên và vai trò quan
trọng của nó trong đời sống của xã hội hiện đại. Song bên cạnh đó cũng có ý kiến
phân vân, thậm chí phủ nhận cả sự tồn tại của VHDG hiện đại. Đối với văn học viết
nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn khẳng định văn học viết hiện đại bắt đầu từ thế kỉ
XX, từ năm 1900 đến năm 1945 văn học viết đi trên con đường hiện đại hóa. Còn
với VHDG hiện đại mốc xác định có khác với văn học viết.
CMT8 thành công và có thể dễ dàng nhận thấy luồng không khí dân chủ mới do
cách mạng vô sản mang lại đã tạo sinh khí mới cho VHDG khiến nó có sự chuyển
biến mạnh về chất trên nhiều phương diện cả ở đề tài, nội dung lẫn lực lượng sáng
tác,, phương thức diễn xướng. Chu Xuân Diên đã khẳng định “Khái niệm VHDG
hiện đại còn để chỉ hàng loạt các tác phẩm VHDG cổ truyền vẫn đang tiếp tục sống
cuộc sống sinh động của nó trong đời sống nhân dân nữa”… “Khái niệm VHDG

hiện đại hay VHDG mới để chỉ VHDG từ sau CMT8 trở lại đây” [18, tr34]. Trong
lịch sử văn học nước ta, nền văn học viết “bác học” thường có những bước thăng
trầm thì nền văn học bình dân, VHDG lại có sự phát triển liên tục trong tinh thần lạc
quan chiến đấu theo quá trình vận động của lịch sử. Bởi vì lịch sử vận động chính là
nhân dân vận động . Từ sau CMT8/1945, trong điều kiện lịch sử mới, văn học dân
gian và văn học viết cùng đi theo một hướng là gắn liền với sự nghiệp đấu tranh
cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những ngày đầu của cách mạng và kháng
chiến trong khi các nhà văn chuyên nghiệp còn trong quá trình “nhận đường” thì
VHDG đặc biệt là các thể loại thơ ca dân gian đã dấy lên ngọn cờ mạnh mẽ theo
phong trào kháng chiến toàn dân và toàn diện. Tham gia sáng tác là hầu hết mọi
giới, mọi tầng lớp nhân dân từ tuyền tuyến đến hậu phương, từ miền xuôi đến miền

22


núi, từ Bắc vào Nam. Chúng ta thấy vang lên trong không gian của nước Việt Nam
mới rất nhiều những câu ca dao kháng chiến, những câu tục ngữ mới để nêu cao
những khẩu hiệu tấn công trên mặt trận diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm…
Chúng ta đứng trước cảnh tượng là cả nước đánh giặc cả nước làm thơ, đúng như
Hoài Thanh đã nhận xét: “Trong cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta, tiếng
súng, tiếng nhạc, tiếng thơ cùng hoà điệu” ( Nói chuyện thơ kháng chiến năm1951).
Trong phong trào cải cách ruộng đất chúng ta có VHDG để phát động quần chúng,
trong phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa chúng ta có thơ ca dân gian về hợp tác hoá
nông nghiệp và hiện đại hoá công nghiệp, trong cuộc chống chiến tranh xâm lược
chúng ta có phong trào “tiếng hát át tiếng bom”. Từ sau CMT8/1945, theo phương
châm văn nghệ của Đảng “dân tộc hoá, khoa học hoá, đại chúng hoá” và “nội dung
xã hội chủ nghĩa, tính chất dân tộc” VHDG của ta một mặt có những sáng tạo mới,
mặt khác đã phát huy những truyền thống tốt đẹp. Do đó nó đã có những đóng góp
xứng đáng vào nền văn học chung của dân tộc trên mặt trận văn hoá. Con người xã
hội chủ nghĩa của nước ta không chỉ biết hấp thụ những thành tựu mới nhất của nền

văn minh hiện đại mà còn phải kế thừa và phát huy những tính tốt đẹp tiêu biểu cho
con người Việt Nam hun đúc suốt bốn ngàn năm lịch sử. Theo nhà nghiên cứu
Nguyễn Xuân Kính “Chúng tôi khẳng định có VHDG cổ truyền và VHDG hiện đại,
mốc phân kì của hai thời kì văn học này là CMT8 1945” và ông cũng đã rất thống
nhất với nhận định của Mỹ Lộc “VHDG hiện đại của ta bắt đầu với CMT8”. Những
quan điểm trên của các nhà nghiên cứu đều xuất phát từ căn cứ, từ sự tán đồng với ý
kiến của Nguyễn Tấn Đắc : “Còn dân thì còn Folklore, dân vạn đại thì Folklore
cũng vạn đại.” [Dẫn theo 43]
1.2. 2 Nhận diện đặc điểm của VHDG hiện đại.
Folklore – văn hoá dân gian nói chung và VHDG nói riêng luôn luôn có giá trị
cho đời sống tinh thần của con người. Folklore thực tiễn giúp con người biết làm ăn,
trồng trọt, buôn bán, hành nghề. Nó chứa đựng một kho tàng kinh nghiệm mà
trường lớp chỉ dạy một phần. Folklore tinh thần giúp con người tự khẳng định,
không lạc loài so với đồng loại, nó chỉ huy ứng xử con người trong cộng đồng bằng
tập quán, phong tục, dư luận. Nó điều chỉnh hành vi hướng tới những giá trị tốt đẹp,

23


rút kinh nghiệm cho những hành vi têu cực. Nó cân bằng sự phát triển thái quá, dẫn
đến khủng hoảng xã hội. Dù phương Đông hay phương Tây nền văn học bất cứ một
dân tộc nào cũng phải sinh ra và lớn lên trên “cái nôi” truyền thống. Muốn phát
triển bền vững thì hãy tôn trọng và biết lắng nghe Folklore.VHDG xuất hiện sớm và
vai trò của nó đã được khẳng định là “ngọn nguồn- bầu sữa mẹ” nuôi dưỡng nền
văn học dân tộc. Dù cho văn học viết của một dân tộc đã chiếm ưu thế lớn trong
sinh hoạt văn hoá, tinh thần của số đông thì nó cũng không thể làm cho VHDG mai
một, trái lại nó sẽ góp phần đáng kể để cho VHDG thêm mới mẻ. Mối quan hệ giữa
VHDG và văn học viết không chỉ là hiện tượng vốn có từ lâu mà còn là hiện tượng
đang diễn ra trong cuộc sống mới của xã hội hiện đại “Xã hội công nghiệp là một xã
hội-kinh tế và do sức mạnh to lớn của sản xuất công nghiệp nên xã hội ngày càng

mang tính chất dân chủ, quần chúng. Động lực phát triển của xã hội là kinh tế,
khoa học kĩ thuật. Vì vậy văn hoá trong xã hội ngày càng mang rõ tính chất dân
chủ, quần chúng. Có lẽ từ đấy không còn những điều kiện thuận lợi cho Folklore
phát triển nữa, nó vẫn tồn tại không thể mất hẳn, nhưng thu hẹp dần trong vương
quốc của mình” [48, tr37]. Diện mạo của VHDHG hiện đại so với VHDG truyền
thống có nhiều biến đổi. VHDG truyền thống đã được xác định, những đặc điểm
của nó tương đối ổn định và thống nhất. Còn đối với VHDG hiện đại một số đặc
điểm truyền thống vẫn được bảo lưu, một số khác đã biến đổi cho phù hợp với hoàn
cảnh mới, một số nữa mới xuất hiện và đang được khẳng định.
Đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy nhất của VHDG hiện đại đó là tấm gương phản
ánh hiện thực xã hội. Hơn ở đâu hết các tác phẩm văn học dân gian hiện đại đã phác
hoạ cho ta thấy diện mạo của cuộc sống và con người thời hiện đại. Đời sống xã hội
không ngừng vận động và biến đổi trong tiến trình lịch sử và VHDG cũng là “người
thư kí trung thành của thời đại”. Tìm trong VHGD ta sẽ thấy tính chất thời đại và
tâm lí cộng đồng “Có một nền VHDG hôm nay và đừng quên vai trò ngự sử trên đời
sống dư luận của nó” [48, tr44]. VHDG đã phản ánh một cách cụ thể sinh động các
chặng đường phát triển của xã hội hiện đại. Trong thời kì kháng chiến ta bắt gặp
không khí của một xã hội với tinh thần, ý thức tập thể được khơi dậy “Người người
thi đua, nhà nhà thi đua, thi đua là yêu nước”. Để làm nên sức mạnh dân tộc trong

24


cuộc kháng chiến, sức mạnh của nhân dân đã được đề cao “Dễ trăm lần không dân
cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, tinh thần đoàn kết được khơi dậy
“Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành
công, thành công, đại thành công”. Hình ảnh những con người thời đại này được
phác hoạ gắn với tầm vóc hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu và làm chủ đất nước, tích
cực trong lao động “Tay súng, tay cày, tay búa tay liềm” “Chân đồng, vai sắt, mắt
thần tiên”, “Cướp súng giặc, giết giặc”... Sau này trong thời kì hoà bình thống

nhất, đổi mới xây dựng đất nước VHDG cũng bám sát thực tế và luôn gắn với hai
xu hướng ca ngợi những cái tốt, những mặt tích cực để phát huy và lên án những cái
xấu, tiêu cực để răn đe, bài trừ. Mang tính chiến đấu mạnh mẽ, VHDG đã đáp ứng
nhu cầu phản ánh kịp thời thái độ và tâm trạng của nhân dân lao động đối với các
hiện tượng chính trị tốt, xấu đang diễn ra trong thực tế. Đồng thời nó gián tiếp và
khéo léo tuyên truyền kịp thời những chủ trương của chính quyền và tham gia vào
nhiều hoạt động xã hội như nhắc nhở an toàn lao động xã hội “An toàn là bạn, tai
nạn là thù” hay chống tệ nạn xã hội “Ma tuý mại dâm là mầm Sida” hoặc phê
phán lối sống thực dụng thời kinh tế thị trường “Đầu tiên, tiền đâu”. Đi cùng với
chức năng phản ánh VHDG hiện đại đã thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ. VHDG
hiện đại đã dành một khối lượng không nhỏ các sáng tác để bám sát và phản ánh
những hiện tượng chính trị, tư tưởng, tâm lí nóng hổi diễn ra trong các giai đoạn cụ
thể của đất nước.
VHDG hiện đại có thể chia làm hai giai đoạn: Từ năm 1945 đến năm 1975
và từ năm 1975 đến nay. Ngoài những đặc điểm chung của VHDG hiện đại, ở mỗi
giai đoạn này VHDG lại có những đặc điểm riêng, đặc sắc. Cùng có chức năng phản
ánh cuộc sống, bám sát thực tế nhưng VHDG thời kì 1945-1975 thiên về ngợi ca
hơn là phê phán, nó mang đậm tính chất hô hào, khẩu hiệu để hướng tới nhiệm vụ
chính trị là tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu. Còn VHDG từ 1975 đến nay lại thiên về
phê phán, nó thể hiện tiếng nói thì thầm về thân phận “Trong thời chiến tiếng nói
của cái tôi bị át đi, chìm đi bởi cái ta dân tộc, cộng đồng. Cuộc sống hoà bình ngày
nay khiến nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu tâm linh và tnh thần tăng nhanh, sự phân biệt
giàu nghèo ngày càng lớn đâỷ những bộ phận dân chúng khác nhau về những đối

25


×