Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thi pháp tự sự trong truyện cổ Tày - Nùng: Luận văn ThS.Văn học: 60 22 01 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.7 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ TỐ NGÂN

THI PHÁP TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN CỔ TÀY - NÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận Văn học

Hà Nội-2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ TỐ NGÂN

THI PHÁP TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN CỔ TÀY - NÙNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60220120

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHẠM THÀNH HƯNG


Hà Nội-2015

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi. Tài liệu và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Nếu sau này, có điều gì sai sót, tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tố Ngân

3


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến
Ban Lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cùng
các thầy cô giảo đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, tạo điều kiện cho tôi trong suốt
thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS. TS Phạm
Thành Hưng, những định hướng của thầy có tính quyết định tới thành công
của luận văn.
Đề tài này, ngoài việc tôi hoàn thành trên cơ sở nỗ lực nghiên cứu của
bản thân còn có sự kế thừa, tổng hợp tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước.
Nhưng do tính chất phức tạp của đề tài, trình độ bản thân còn hạn chế nên luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ và góp ý của các

nhà khoa học, các thầy cô và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2014

Nguyễn Thị Tố Ngân

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 6
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 11
4. Mục đích của luận văn ................................................................................................... 12
5. Phương pháp tiếp cận..................................................................................................... 12
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................... 12
NỘI DUNG .......................................................................................................................... 14
Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ THI PHÁP TỰ SỰ VÀ VĂN HÓA TÀY - NÙNG ........ 14
1.1. Một số khái niệm ......................................................................................................... 14
1.1.1. Khái niệm Thi pháp ............................................................................................... 14
1.1.2. Tự sự và khái niệm trần thuật ............................................................................. 17
1.1.3. Các khái niệm liên quan đến truyện cổ Tày - Nùng ............................................ 19
1.2. Một vài nét về văn hóa, văn học dân gian Tày - Nùng ............................................. 23
1.2.1. Văn hóa và văn học dân gian Tày ........................................................................ 23
1.2.2. Văn hóa và văn học dân gian người Nùng .......................................................... 25
TIỂU KẾT ........................................................................................................................... 27
Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÀY NÙNG .................................................................................................................................. 28
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện ................................................................ 28
2.1.1. Kiểu nhân vật người đội lốt................................................................................... 29

2.1.1.1. Các dạng lốt tiêu biểu.......................................................................................... 32
2.1.1.2. Đặc điểm nhân vật đội lốt.................................................................................... 36
2.1.1.3. Sự trút lốt của nhân vật ....................................................................................... 40
2.1.2. Kiểu nhân vật mồ côi ............................................................................................. 44
2.1.2.1. Sự xuất hiện của nhân vật mồ côi ........................................................................ 44
2.1.2.2. Đạo đức, phẩm chất và tài năng của nhân vật mồ côi ........................................ 45
2.1.2.3. Cái kết cho nhân vật mồ côi ............................................................................... 48
2.1.3. Nhân vật người phụ nữ ........................................................................................ 48
2.1.3.1. Sự xuất hiện và dung mạo của nhân vật nữ ......................................................... 49
2.13.2. Phẩm chất và tài năng .......................................................................................... 50
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện ................................................................. 53
2.2.1. Nhân vật người anh............................................................................................... 54
2.2.2. Nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị .............................................................. 57
TIỂU KẾT ........................................................................................................................... 60
Chương 3. KỸ THUẬT KỂ TRONG TRUYỆN CỔ TÀY – NÙNG ............................. 62
3.1. Công thức truyện kể .................................................................................................... 62
3.1.1. Công thức mở đầu ................................................................................................. 62
3.1.2. Công thức kết thúc................................................................................................. 69
3.1.3. Công thức trần thuật ............................................................................................. 73
3.1.3.1. Công thức miêu tả nhân vật................................................................................ 73
3.1.3.2. Công thức xung đột.............................................................................................. 75
5


3.2. Giọng điệu .................................................................................................................... 80
3.2.1. Giọng điệu đồng cảm, thương xót......................................................................... 80
3.2.2. Giọng điệu ca ngợi, tự hào .................................................................................... 83
3.2.3. Giọng điệu chế giễu, khinh thường ..................................................................... 85
TIỂU KẾT ........................................................................................................................... 89
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 90

MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 92

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu những sáng tác văn học dân gian đặc
biệt văn học dân gian dân tộc thiểu số còn rất mờ nhạt. Song, đến thế kỷ XX,
đặc biệt sau năm 1975, văn hóa dân tộc thiểu số trong đó có văn học dân gian
đã được chú ý sưu tầm và nghiên cứu. Nhiều công trình có giá trị được xuất
bản như: Truyện thơ Tày-Nùng (1964) của Nông Quốc Chấn; Truyện thơ Tày
(1994-1995) của Triều Ân; Truyện thơ Tày - Nguồn gốc, quá trình phát triển
và thi pháp thể loại (2004) của Vũ Anh Tuấn; Đẻ đất đẻ nước - sử thi Mường
(1988) của Đặng Văn Lung, Vương Anh, Hoàng Anh Nhân; Sử thi thần thoại
M’ Nông (1996) của Đỗ Hồng Kỳ; Sử thi Ê đê (1991) của Phan Đăng Nhật;
Vùng sử thi Tây Nguyên (1999) của Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian...và
nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Đặng Thanh Lê, Đinh Gia Khánh,
Đặng Văn Lung, Đỗ Bình Trị... Những chuyển biến rõ ràng đó đã góp phần
lưu giữ và mang tác phẩm văn học dân gian các dân tộc thiểu số ra cộng đồng.
Tuy nhiên, đa phần các công trình trên chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, giới thiệu.
Việc nghiên cứu những phạm trù cấu thành nên thế giới nghệ thuật của văn
học dân gian các dân tộc thiểu số vẫn chưa thật sự được chú trọng so với văn
học người Việt. Trong xu hướng nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc
thiểu số ngày càng phát triển, mong muốn góp phần làm phong phú kho tài
liệu nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số, chúng tôi lựa chọn đề
tài:
Thi pháp tự sự trong truyện cổ Tày - Nùng
Là cư dân bản địa sinh tụ trên mảnh đất phía Bắc Tổ quốc, hai tộc người
Tày - Nùng đã có những đóng góp lớn trong việc hình thành văn hóa Việt

Nam. Trải qua hàng nghìn năm, văn học dân gian Tày - Nùng đã đóng góp vào
7


kho tàng văn học dân gian Việt Nam nguồn tài nguyên vô cùng quý giá bao
gồm hệ thống truyện cổ, truyện thơ, vè, câu đố, ca dao, hát sli, lượn... Nguồn
tài nguyên đó vừa mang những nét riêng biệt của tính cách Tày - Nùng vừa có
những nét giao thoa với các dân tộc cộng cư trên vùng lãnh thổ phía Bắc Tổ
quốc. Như vậy nghiên cứu văn học dân gian Tày - Nùng không chỉ là khám
phá phần nào những giá trị quý báu của kho tàng văn học dân gian ấy mà cũng
là một cách để hiểu về văn hóa Tày - Nùng trong 54 nền văn hóa các dân tộc
Việt Nam hơn.
Với mong muốn ứng dụng phương pháp tiếp cận thi pháp học và tự sự
học - vốn từ trước đến nay chỉ quen ứng dụng cho văn học hiện đại - vào
nghiên cứu văn học thiểu số, chúng tôi hi vọng công trình nghiên cứu của
mình sẽ có những đóng góp nho nhỏ trong tìm hiểu văn học dân gian Tày Nùng trong đó có truyện kể dân gian.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ giữa Thế kỷ XX, công việc nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học
dân gian theo phương pháp tiếp cận Thi pháp học là xu hướng chung trên
phạm vi toàn thế giới. Nghiên cứu thi pháp văn học dân gian đã được chú
trọng ở nước ngoài từ rất sớm và đã đặt nền móng cho phát triển thi pháp văn
học hiện đại sau này. Đó là những cuốn sách quý báu như cuốn Thi pháp và
nguồn gốc tráng sĩ ca (1924) của A.P. Xca-phtư-mốp; Hình thái học của
truyện cổ tích (1928), Những căn rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ (1946),
Văn học dân gian và thực tại (1976) của V. Prốp....
Ở Việt Nam, lịch sử nghiên cứu thi pháp văn học dân gian sau năm
1975 đến nay đã có những thành tựu đáng kể. Khởi đầu là những công trình
nghiên cứu như: Qua việc nghiên cứu các danh từ riêng trong một số truyện
cổ tích (1962) của Đặng Thanh Lê; Nhận xét về đặc điểm của câu mở đầu
8



trong thơ ca dân gian (1966) của Đinh Gia Khánh; Những yếu tố trùng lặp
trong ca dao trữ tình (1968) của Đặng Văn Lung... đến các công trình nghiên
cứu có chất lượng sau này như: Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ
tích qua truyện Tấm Cám (1968) của Đinh Gia Khánh; Truyền thống anh hùng
dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam (1971) của nhiều tác giả;
Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học (1987) của Chu Xuân Diên; Thi
pháp ca dao (1992, tái bản 2004) của Nguyễn Xuân Kính; Truyện Nôm, bản
chất và thể loại (1993) của Kiều Thu Hoạch; Cổ tích thần kỳ người Việt - đặc
điểm cấu tạo cốt truyện (1994) của Tăng Kim Ngân; Truyện ngụ ngôn Việt
Nam và thế giới (thể loại và triển vọng) (1993) của Phạm Minh Hạnh; Những
thế giới nghệ thuật ca dao (1998) của Phạm Thu Yến; Những đặc điểm thi
pháp của các thể loại văn học dân gian Việt Nam (1999) của Đỗ Bình Trị; Thi
pháp văn học dân gian (2000) của Lê Trường Phát; Truyện kể dân gian đọc
bằng type và motif (2001) của Nguyễn Tấn Đắc v.v...
Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết xuất sắc trong bộ Lịch sử văn học
Việt Nam (Nxb. Khoa học xã hội, 1980) và được xuất bản thành các chuyên
khảo như: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trước Cách mạng tháng
Tám 1945) của Phan Đăng Nhật (1981); Văn học dân gian các dân tộc ít
người ở Việt Nam của Võ Quang Nhơn (1983); Nghiên cứu sử thi Việt Nam
(2001) của Phan Đăng Nhật v.v... Và một số tham luận tại Đại hội lần II của
Đại học Sư phạm Hà Nội về Tự sự học như Phương pháp tự sự bằng khuôn
hình sử thi của Phan Đăng Nhật; Một số phạm trù Tự sự học qua khảo sát thế
giới nghệ thuật sử thi Raglai của Vũ Anh Tuấn, Truyền thuyết với "tục hèm"
trong một số lễ hội dân gian đồng bằng Bắc Bộ của Phạm Thu Yến, Tính chức
năng của nhân vật trong thần thoại Việt Nam của Phạm Đặng Xuân Hương...
Theo trên, chúng tôi nhận thấy rằng, nguồn tài nguyên văn học dân gian khổng
9



lồ đặc biệt là văn học dân gian dân tộc thiểu số vẫn còn là một mảnh đất vô
cùng màu mỡ đang đợi được cày xới, vun trồng.
Viết về truyện cổ Tày - Nùng, chúng tôi tìm thấy trong tổng số 360
danh mục tài liệu tham khảo với từ khóa "Tày - Nùng" của Thư viện Quốc gia
Hà Nội có một số công trình nổi bật như sau :
+ Trước hết phải nói đến những công trình nghiên cứu quý báu của
Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn như: Thử tìm hiểu sắc thái dân tộc qua một bản
truyện cổ dân gian Tày dạng Tấm Cám, Sưu tập Dân tộc học, Viện Dân tộc
học, Ủy ban Khoa học Xã hội, 1983; Một số biểu tượng chủ đạo trong truyện
cổ miền núi, Tạp chí văn học dân gian, Viện Văn học dân gian, Số 2, 1984;
Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số motip truyện kể dân gian Tày ở vùng
Đông Bắc Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ, Hà Nội, 1991; Truyện thơ Tày Nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 1992.
+ Bên cạnh đó còn có nhiều công trình giá trị khác như : Truyện dân
gian Tày - Nùng Cao Bằng, Nxb Thanh Niên, Hà Nội của Nguyễn Thị Thiên
Tứ, (2011); Văn hóa Tày - Nùng, Nxb Văn hóa của Lã Văn Pô, (1984); Ngữ
pháp tiếng Tày - Nùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội của Hoàng Văn Ma
(Cb) (1971); Khảo sát những đặc điểm ngữ âm Nùng trên tư liệu Nùng Cháo
của Mông Ký Slay, Luận án Phó tiến sĩ ngành Ngôn ngữ; Các cách xưng hô
trong tiếng Nùng của Phạm Ngọc Thưởng , Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, (1999)...
Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm được một số luận văn, khóa luận tại các
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Thái Nguyên,
Đại học Vinh có nghiên cứu về văn học dân gian Tày - Nùng.
Những công trình nghiên cứu trên có thể đánh giá là những công trình
nghiên cứu dày công, nhiều giá trị. Đáng chú ý nhất là hai công trình nghiên
10


cứu của Giáo sư Vũ Anh Tuấn: Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số motip

truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam (1991) và Truyện thơ Tày Nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại (1992). Hai công trình
trên đã phần nào nghiên cứu một cách sâu sắc về cấu trúc, ý nghĩa motip, thể
loại dưới sự soi chiếu của lý thuyết thi pháp văn học dân gian của Prốp. Trong
cuốn luận án Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số motip truyện kể dân gian
Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam (1991), Giáo sư Vũ Anh Tuấn đã đưa ra và
phân tích sâu hai nhóm mẫu kể lớn trong văn học dân gian Tày ở vùng Đông
Bắc. Đó là nhóm mẫu kể về hình tượng người khổng lồ miền núi với ba dạng
cấu trúc cơ bản. Đó là nhóm mẫu kể về hình tượng người khổng lồ đội lốt theo
bốn dạng thức mà Prốp đã định sẵn. Ngoài hai nhóm mẫu kể này ra, luận án
cũng đã đề cập đến 4 mẫu kể phổ biến trong truyện cổ Tày ở vùng Đông Bắc
nước ta. Luận án đã rất thành công trong việc phân tích chi tiết những nhóm
mẫu kể một cách sinh động, logic và là nguồn tài liệu bổ ích cho luận văn của
chúng tôi.
Trên cơ sở khai thác, kế thừa những tinh hoa trong những công trình
nghiên cứu về văn học dân gian nói chung và thi pháp văn học dân gian nói
riêng, trong công trình này, chúng tôi cố gắng tập trung nghiên cứu thi pháp tự
sự trong truyện cổ Tày - Nùng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyện cổ Tày - Nùng được in
trong 2 tác phẩm:
- Truyện cổ Tày của tác giả Thu Hương, Nxb Văn hóa Thông tin, 2006.
- Truyện cổ Nùng của tác giả Thu Hương, Nxb Văn hóa Thông tin,
2006.

11


Bên cạnh đó, để có sự đối chiếu, so sánh, chúng tôi cũng người viết mở
rộng phạm vi tìm hiểu sang:
- Truyện cổ Việt Nam

- Những vấn đề liên quan đến văn học, văn hóa Tày - Nùng.
4. Mục đích của luận văn
Về mặt lý thuyết nghiên cứu văn học, chúng tôi hướng tới mục tiêu là
vận dụng phương pháp tiếp cận Thi pháp học, cụ thể là thi pháp văn học dân
gian để tiến hành khảo sát truyện cổ Tày – Nùng, một đối tượng đặc thù với
ngôn ngữ và văn hóa khác biệt.
Thông qua những kết quả nghiên cứu đó, chúng tôi tự nâng cao hiểu
biết của mình về văn hóa Tày - Nùng nói riêng và văn hóa một số dân tộc
thiểu số Tây Bắc nói chung.
5. Phương pháp tiếp cận
Phương pháp nghiên cứu chính trong công trình này là phương pháp
Thi pháp học (bao gồm các lĩnh vực như ngôn ngữ, giọng điệu, nhân vật,
motip, không gian, thời gian, biểu tượng...). Và trong công trình nghiên cứu,
chúng tôi cũng dùng đến các phương pháp chuyên ngành như:
+ Phương pháp so sánh; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp
thống kê trong nghiên cứu văn học.
+ Phương pháp ứng dụng lý thuyết Tự sự học.
và các phương pháp liên ngành như: Phương pháp nghiên cứu nhân học trong
nghiên cứu văn hóa, Phương pháp Xã hội học
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được thể hiện trong
ba chương:
Chương 1. Khái lược Thi pháp tự sự và văn hóa Tày - Nùng
12


Chương 2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ Tày - Nùng
Chương 3. Kỹ thuật kể trong truyện cổ Tày - Nùng

13



NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ THI PHÁP TỰ SỰ VÀ VĂN HÓA
TÀY - NÙNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm Thi pháp
* Lịch sử Thi pháp học ở Việt Nam
Thi pháp học ở Trung Quốc, phương Tây, Liên Xô cũ có ảnh hưởng rõ
rệt, mạnh mẽ đến Thi pháp học Việt Nam.
Thi pháp đã có từ rất sớm ở Trung Quốc cổ đại với tác phẩm Văn tâm
điêu long của Lưu Hiệp. Cho đến thời cận đại, sự nhận thức về hình thức nghệ
thuật, những hiểu biết về thi pháp rất phong phú và sâu sắc. Lưu Hiệp đã dành
nhiều trang trong Văn tâm điêu long để bàn về kỹ thuật viết văn gồm các vấn
đề như: Hư cấu, tưởng tượng, kết cấu và việc sử dụng ngôn ngữ. Ông là người
coi trọng sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn
học "Chỉ có văn đẹp mà bay cao mới là con chim phượng hoàng cất tiếng trên
văn đàn"[13, tr.22]. Tiếp nối Lưu Hiệp nghiên cứu về nghệ thuật viết văn, thơ
có Chung Vinh với Thi phẩm (thế kỷ VI), Tiêu Thống với Văn tuyển (thế kỷ
VI), lời tựa, thư gửi của Bạch Cư Dị (772-846), Âu Dương Tu (1007-1072)
với Lục Nhất thi thoại, Lương Khải Siêu với Ẩm Băng Thất thi thoại, Thanh
Viên Mai (1716-1798) với Tùy Viên thi thoại... Đó là những công trình nền
móng cho nghiên cứu thi pháp sau này tại Trung Quốc và cũng là những công
trình có ảnh hưởng đến các nghiên cứu về nghệ thuật thơ văn của Việt Nam
bởi: "Trước khi tiếp xúc với văn hóa và khoa học phương Tây, Việt Nam đã
có hàng nghìn năm tiếp xúc và giao lưu với văn hóa Trung Quốc"[13, tr.27].
Các trước tác của Lê Quý Đôn (Nghệ văn chí), Phan Huy Chú (Văn tịch chí,
bài tựa Quế đường thi tập của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí),
14



Phan Kế Bính (Việt Hán gián khảo), Phan Khôi (Chương Dân thi thoại) trong
đó có phần bàn về văn nghệ đều cho thấy sự ảnh hưởng của thi pháp học
Trung Quốc đến nước ta. Ảnh hưởng quan trọng nhất là coi trọng chức năng
giáo dục tư tưởng, phản ánh được hiện thực và không quá đề cao sự hoa mĩ,
đẽo gọt ngôn từ.
Ở giai đoạn sau, thi pháp học tại Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ
phương Tây. Sự xâm lược của thực dân Pháp mang đến sự giao thoa văn hóa,
văn học Pháp - Việt trong đó có nghiên cứu thi pháp học. Thi nhân Việt Nam
của Hoài Thanh, Hoài Chân; Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan; Việt Nam
văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm; Văn học khái luận của Đặng Thai
Mai là những công trình phê bình, nghiên cứu, lí luận văn học giàu giá trị
được xuất bản đầu những năm 40 của thế kỷ trước.
Nửa cuối thế kỷ XX cho đến nay, nghiên cứu thi pháp văn học chịu ảnh
hưởng sâu sắc của thi pháp học Nga (Liên Xô cũ). Những công trình của hàng
loạt các tên tuổi lớn đặc biệt là V.prốp, và M.M. Ba-khơ-tin đã đánh dấu
những bước tiến nền tảng của thi pháp học hiện đại trong đó có thi pháp học
cấu trúc và thi pháp học lịch sử. Nhiều công trình nghiên cứu, bài giảng như
Giảng văn Chinh phụ ngâm của Đặng Thai Mai; Thơ ca Việt Nam - Hình thức
và thể loại của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức; "Truyện Kiều và thể loại
truyện Nôm của Đặng Thanh Lê; Qua việc nghiên cứu danh từ riêng trong một
số truyện cổ tích, Nhận xét về đặc điểm mở đầu trong thơ ca dân gian của
Đinh Gia Khánh... là những công trình giàu giá trị và ghi nhận sự nỗ lực to lớn
của tác giả trong hướng nghiên cứu thi pháp học.
Khi miền Bắc được giải phóng, mối quan hệ gần gũi giữa Liên Xô và
Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu thi pháp học phát triển.
Nhiều nhà nghiên cứu được đi học tập ở Liên Xô như Đinh Gia Khánh, Trần
15



Đình Sử, Phạm Vĩnh Cư, Lê Chí Quế, Nguyễn Xuân Kính, Trần Đăng Xuyền,
Phạm Thu Yến... đã trở thành những chuyên gia về thi pháp học ở nước ta.
Nhiều công trình về folklore Nga được dịch và giới thiệu vào Việt Nam như:
Thi pháp folklore là gì? (của Lê Chí Quế dịch, 1986); Nghiên cứu cấu trúc và
nghiên cứu lịch sử về truyện cổ tích thần kỳ (Chu Xuân Diên dịch năm 1989);
Tiếng cưới nghi lễ trong folklore (Chu Xuân Diên dịch năm 1989)... Điều đó
đã làm thi pháp văn học dân gian ở Việt Nam có cơ hội được hình thành và
phát triển mạnh mẽ, mở rộng nội hàm từ thi pháp văn học viết sang thi pháp
văn học dân gian.
* Khái niệm Thi pháp học
Theo Từ điển Thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi, thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống
các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng
nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và
hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế
giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ, chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ
thuật.
Xét các chỉnh thể văn học mang thi pháp có thể nói tới thi pháp tác
phẩm cụ thể, thi pháp tác giả, thi pháp một trào lưu, thi pháp văn học thời đại,
thi pháp văn học dân tộc.
Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể
nói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp của phong
cách, thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ...
Xét về cách tiếp cận, thi pháp học có ba phạm vi nghiên cứu: thi pháp
học đại cương, thi pháp học chuyên biệt và thi pháp học lịch sử. Trong đó, thi
pháp học đại cương được chia thành ba bộ phận, tương ứng với ba phương
16


diện của văn bản: ngữ âm, từ vựng và hình tượng. Thi pháp học chuyên biệt

miêu tả tất cả các phương diện của sáng tác văn học trong mối quan hệ tương
quan giữa chúng hay chính là kết cấu tác phẩm. Thi pháp học lịch sử nghiên
cứu sự tiến hóa của các biện pháp nghệ thuật bằng phương pháp so sánh lịch
sử.
* Khái niệm Thi pháp văn học dân gian
Khái niệm thi pháp văn học dân gian tại Việt Nam được sử dụng từ
những năm 80 của thế kỷ trước, muộn hơn rất nhiều so với khái niệm thi pháp
học. Nó xuất hiện lần đầu tiên trong bài báo Một số vấn đề lí thuyết chung về
mối quan hệ văn học dân gian - văn học viết của Lê Kinh Khiên và trở thành
đề tài chính của báo cáo Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian của
Chu Xuân Diên (tháng 7 - 1980) [13, tr.56].
Theo Chu Xuân Diên, "thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc
điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ pháp miêu tả, biểu hiện,
về cách cấu tạo của đề tài, cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng
con người..." [13, tr.57].
Trong luận văn này, chúng tôi ứng dụng thi pháp văn học dân gian để
nghiên cứu truyện cổ Tày Nùng trên các khía cạnh như nghệ thuật xây dựng
nhân vật và nghệ thuật kể truyện bao gồm việc nghiên cứu các yếu tố như cốt
truyện, nhân vật, motip, biểu tượng, giọng điệu... nhằm phản ánh đúng những
đặc điểm dân tộc của văn học dân gian Tày - Nùng.
1.1.2. Tự sự và khái niệm trần thuật
* Lịch sử hình thành và phát triển
Tự sự đã tồn tại hàng chục thế kỷ từ khi con người biết phản ánh thông
tin bằng giao tiếp. Song chỉ trong khoảng hơn nửa thế kỷ trở lại đây, khái

17


niệm đầu tiên về tự sự mới xuất hiện và tự sự học được coi là một đối tượng
nghiên cứu độc lập.

Chủ nghĩa cấu trúc (tiền thân của nó là trường phái hình thức) Nga đã
làm cho "lí thuyết tự sự trở thành một học vấn có hệ thống chặt chẽ, kiến thức
về tự sự đã không ngừng được khám phá từ xưa đến nay". Các học giả Nga
Sklốpxki (V.Shklovski),V. Prốp (V. Propp), B. Tômasevxki (B. Tomashevski)
là những người tiêu biểu nghiên cứu truyện kể theo cấu trúc. Họ tập trung
nghiên cứu cấu trúc của truyện, đối tượng của trần thuật, trong đó chú ý xây
dựng ngữ pháp của tự sự, chức năng của sự kiện, kết cấu, lôgic phát triển của
chúng.
Đến nửa cuối thế kỷ XX, chủ nghĩa cấu trúc Pháp với những tên tuổi
như Roland Bathes, Claude Bremond... đã giải phóng tự sự, xem nó như một
hiện tượng riêng biệt. Và đến năm 1969, Tezvetan Todorov, một trong những
đại biểu lớn của Cấu trúc luận Pháp khai sinh danh xưng Tự sự học khi xuất
bản công trình Ngữ pháp Chuyện mười ngày. Song song cùng với khuynh
hướng nghiên cứu truyện kể theo cấu trúc như trên còn có hai khuynh hướng
nữa diễn ra trong giới nghiên cứu. Đó là khuynh hướng nghiên cứu sự triển
khai của diễn ngôn trần thuật (lời kể, cách kể, giọng kể, người kể, tụ điểm, tần
xuất ) mà G. Genette, F. Stanzel (Áo), S. Lanser và James Phelan là tiêu biểu.
Tiếp đến là khuynh hướng chủ trương nghiên cứu kết hợp cả hai mặt diễn
ngôn và cấu trúc truyện kể với các tên tuổi tiêu biểu như tiêu biểu là Prince, S.
Chatman và Mieke Bal.
Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, tự sự học đã tìm thấy cho mình một
trung tâm phát triển mới - Mỹ. Sự ra đời những tạp chí như tạp chí Tự sự,
1993 và các công trình mới về tự sự học của Mỹ đã đánh dấu thời "phục
hưng" và bước chuyển mình của tự sự: Từ giai đoạn kinh điển của chủ nghĩa
18


cấu trúc để bước sang giai đoạn hậu kinh điển. Tự sự học hậu kinh điển có hai
hướng nghiên cứu chính: Một là nghiên cứu đặc trưng chung của tác phẩm tự
sự, bất kể sự khác nhau về phương tiện và thể loại (văn học, truyện tranh, điện

ảnh, truyền hình, báo chí…); Hướng thứ hai là từ phân tích cấu trúc tự sự trừu
tượng chuyển sang phân tích cấu trúc tự sự của tác phẩm cụ thể. Nhờ đó, tự sự
học ngày càng được ứng dụng nghiên cứu, mở rộng.
Tuy nhiên, tại nước ta, mãi đến năm 2001, Hội thảo tự sự học đầu tiên
mới được tổ chức tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Công trình Tự sự học - một số
vấn đề lí luận và lịch sử (Nxb. ĐHSP, 2003) ra đời ngay sau đó đã góp phần
đưa tự sự học trở thành chuyên ngành nghiên cứu văn học. Nhiều các công
trình nghiên cứu về tự sự, bản dịch từ tiếng nước ngoài được công bố, nhiều
luận án, luận văn khoa văn học ứng dụng lý thuyết tự sự học để nghiên cứu tác
phẩm văn học trong đó có văn học dân gian chứng tỏ tự sự học là chuyên
ngành riêng biệt đang được quan tâm.
* Khái niệm trần thuật - phương diện cơ bản của phương thức tự sự
Theo từ điển Thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi: Trần thuật là "phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc
giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn
cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định... Trần thuật
gắn liền với toàn bộ công việc bố cục, kết cấu tác phẩm... trần thuật là cả một
hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động, lời nói nhân vật vào đúng vị
trí của nó để người đọc có thể lĩnh hội theo đúng ý nghĩa tác giả" Trong trần
thuật có cái nhìn, điểm nhìn, giọng điệu, bố cục,..."
1.1.3. Các khái niệm liên quan đến truyện cổ Tày - Nùng
* Khái niệm truyện cổ tích

19


“Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời cổ đại, gắn
liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hoàn thành của gia
đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội nó hướng vào những vấn đề
cơ bản, những hiện tượng có tính chất phổ biến trong đời sống nhân dân đặc

biệt là xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia
đình xã hội. Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là
“tưởng tượng và hư cấu cổ tích”), kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù
khác để phản ánh đời sống và ước mơ của nhân dân đáp ứng nhu cầu nhận
thức, thẩm mĩ, giáo dục và giải trí của nhân dân trong những thời kì, những
hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp (ở nước ta chủ yếu là xã
hội phong kiến)”. [23, tr.42]
Là thể loại ra đời vào thời kỳ công xã nguyên thủy tan rã, hình thành gia
đình phụ quyền và giai cấp trong xã hội, nên truyện cổ tích hướng vào đối
tượng phản ánh chính là những vấn đề xã hội có liên quan đến con người
trong xã hội có giai cấp. Đó là mối quan hệ mâu thuẫn giữa con người và con
người mang tính chất riêng tư phổ biến trong xã hội đó.
Ngoài ra truyện cổ tích còn phản ánh cả những ước mơ và khát vọng
của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, dân chủ, một xã hội chỉ có sự
yêu thương giữa con người với con người, không có sự thù hận, đố kị hay
ganh ghét. Trong xã hội đó con người ta sống bình đẳng với nhau trong sự đầy
đủ về vật chất, hạnh phúc về tinh thần. Đồng thời truyện cổ tích cũng phản
ánh cả truyền thống đạo lý của dân tộc, triết lý nhân sinh theo quan điểm của
nhân dân lao động. Sống lạc quan yêu đời, thương yêu đùm bọc lẫn nhau
chính là cốt lõi của triết lý nhân sinh và đạo lý làm người của người Việt được
tác giả dân gian phản ánh đầy đủ trong các câu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích
không phản ánh đời sống xã hội bằng trí tưởng tượng mang tính chất hoang
20


đường huyền thoại như thần thoại, cũng không lý tưởng hóa hiện thực xã hội,
mà sử dụng lối hư cấu cổ tích riêng. Phản ánh hiện thực xã hội một cách độc
đáo, tạo nên một thế giới cổ tích vừa hoang đường kỳ ảo, vừa gần với thực tại,
trong đó có sự biến hóa kỳ diệu của con người như chết đi sống lại nhiều lần
hoặc tái sinh trong kiếp cỏ cây, hoa lá, kiếp con vật đồ vật, rồi trút lốt thành

người… hình thành nên những mô típ nghệ thuật độc đáo, mô típ người mang
lốt vật, mô típ hóa thân từ người sang vật… hoặc kiểu truyện đặc sắc như kiểu
nhân vật xấu xí mà có tài, kiểu truyện người mang lốt vật...
* Khái niệm “kiểu truyện”, “kiểu nhân vật”
“Kiểu truyện là tập hợp những truyện kể có mô típ cùng loại hình.
Trong một kiểu truyện có nhiều mô típ nhưng không nhất thiết mỗi truyện
trong một kiểu tuyện đó phải có đầy đủ cả mô típ đó nói chung”. Có thể thấy
có tương đối nhiều kiểu truyện khác nhau như: kiểu truyện người mồ côi; kiểu
truyện con riêng; kiểu truyện dũng sĩ; kiểu truyện người mang lốt.
“Kiểu nhân vật là thuật ngữ dùng để gọi những nhân vật đồng dạng.
Những nhân vật này có những nét tương đồng căn bản về tính cách, hành động
và số phận, thường xuất hiện trong những câu truyện cổ tích thần kỳ có cốt
truyện đại thể giống nhau”. Trong mỗi tiểu loại cổ tích có những kiểu nhân vật
đặc trưng riêng.
Trong truyện cổ tích thần kỳ, xuất hiện một số kiểu nhân vật điển hình
sau: Kiểu nhân vật người con riêng; kiểu nhân vật người em; kiểu nhân vật
người mồ côi; kiểu nhân vật người đi ở; kiểu nhân vật người “dũng sĩ”, kiểu
nhân vật người có tài lạ, kiểu nhân vật người mang lốt vật... Về tính cách họ
đều mang trong mình những phẩm chất đạo đức tiêu biểu cho quan niệm về
con người của nhân dân lao động (hiền lành, tốt bụng, trung thực, tài năng…).

21


Về số phận họ đều trải qua những diễn biến khá giống nhau và họ trở thành
đại diện chung cho một nhóm, lớp người nào đó trong xã hội.
Trong truyện cổ tích thế sự cũng có những kiểu nhân vật riêng biểu hiện
một cách nhìn khác về cuộc đời của tác giả dân gian. Kiểu nhân vật “đức
hạnh”, kiểu nhân vật xấu xa, kiểu nhân vật mưu trí, kiểu nhân vật khờ khạo,
ngốc nghếch… các kiểu nhân vật trong truyện cổ tích thế sự thể hiện một cách

nhìn hiện thực về con người và thực tại xã hội của tác giả dân gian.
* Cốt truyện, sự kiện, biến cố, tình tiết
- Cốt truyện là hệ thống các tình tiết, sự kiện, biến cố phản ánh những
diễn biến của cuộc sống nhất là những xung đột xã hội một cách nghệ thuật,
qua đó các nhân vật, tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan
hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm.[6,tr174]
- Sự kiện là chất liệu cơ bản, đơn vị cơ bản tạo thành cốt truyện. Đó là
những việc có tác động và ảnh hưởng lớn đến số phận và tính cách của nhân
vật.
- Biến cố là những sự kiện lớn tạo thành những bước ngoặt quan trọng
trong cuộc đời nhân vật.
- Tình tiết là những yếu tố cụ thể tạo thành sự kiện.
Một cốt truyện hay là cốt truyện phối hợp được các tình tiết, sự kiện,
biến cố một cách hợp lý nhằm khẳng định rõ được sự phát triển của tính cách
nhân vật, phản ánh rõ được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
* Khái niệm motip
Motip hay còn được gọi là mẫu đề (phiên âm tiếng Trung Quốc), khuôn,
dạng hoặc kiểu... nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã
được hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác
văn học nghệ thuật nhất là trong nghệ thuật dân gian.
22


Trong sáng tác văn học dân gian, motip chính là kiểu truyện, kiểu nhân
vật mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Thường thấy có những motip kiểu:
Người đội lốt vật; người anh hùng đánh chằn tinh; cô gái xấu xí trở nên xinh
đẹp và được làm hoàng hậu; motip trả thù; motip nhân vật dũng sĩ giết ác thú
cứu người đẹp; motip người đi ở thông minh... Motip phản ánh sự gần gũi
trong quan niện nhân sinh quan, thế giới quan của mỗi tộc người khác nhau;
phản ánh rõ nét hiện thực thời đại họ sống và mơ ước của họ.

* Khái niệm "cái thần kỳ"
Theo Từ điển tiếng Việt, thần kỳ là “tài tình một cách kỳ lạ tới mức
không thể tưởng tượng nổi”. Có thể hiểu, thần kỳ là lối nói mơ hồ huyễn hoặc,
đó là những câu chuyện không có thực có nguồn gốc từ nhận thức hạn chế về
thế giới của con người xa xưa, vừa bao chứa nội dung thần linh vừa bao chứa
nội dung sinh hoạt. Yếu tố thần kì trong thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ
tích thần kì là yếu tố bắt buộc phải có, nó có vai trò quy định đặc trưng chức
năng, thi pháp thể loại, quyết định sự tồn tại của tác phẩm thần thoại, truyền
thuyết, truyện cổ tích thần kì. Đối với thể loại văn học dân gian khác nó là yếu
tố không bắt buộc phải có.
Cái thần kỳ trong văn học dân gian là thế giới hoang đường của trí
tưởng tượng thuần tuý... hay nói chính xác hơn, sự liên hệ với thực tại không
nhằm cắt nghĩa cho tính hiện thực của những sự kiện siêu nhiên. Chính V.
Prốp (V.Propp) trong các công trình nghiên cứu về truyện cổ tích thần kì cũng
đã khẳng định rằng truyện cổ tích là sự nói dối hoàn toàn từ đầu đến cuối
nhằm thỏa mãn mục đích kể và nghe kể của con người.
1.2. Một vài nét về văn hóa, văn học dân gian Tày - Nùng
1.2.1. Văn hóa và văn học dân gian Tày
* Một số đặc điểm văn hóa tộc người
23


Dân tộc Tày còn có tên gọi khác là Thổ và bao gồm cả các nhóm: Ngạn,
Phén, Thu Lao, Pa Dí. Phần đông người Tày cư trú ven các thung lũng, triền
núi thấp ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh
và một số vùng thuộc Bắc Giang v.v...
Người Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại
cây trồng như lúa, ngô, khoai... và rau quả mùa nào thức đó. Bản của người
Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi,
đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra

nhiều xóm nhỏ. Nhà ở có nhà sàn, nhà đất và một số vùng giáp biên giới có
loại nhà phòng thủ. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong
buồng. Người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm, áo phụ nữ dài
đến bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách ở bên phải, cài 5 khuy. Gia đình người Tày
thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành
viên trong nhà. Thờ cúng tổ tiên là nghi lễ tôn giáo hàng đầu của người Tày.
Nơi thở tổ tiên chiếm vị trí trung tâm, tôn nghiêm nhất trong nhà. Chiếc
giường trước bàn thờ để không, khách lạ không được ngồi, nằm lên đó. Ngoài
ra, có những điều kiêng kị như không đặt chân lên khúc củi đang cháy trong
bếp lửa hay đặt chân lên thành bếp. Những người đi đám ma về chưa tắm rửa
sạch sẽ không được nhìn vào gia súc, gia cầm. Người mới sinh con không
được đến chỗ thờ tổ tiên.
* Ngôn ngữ và văn học dân gian
Ngôn ngữ của người Tày rất giàu và đẹp, điều đó đã khiến cho lời ăn
tiếng nói của người Tày trở nên hết sức phong phú, uyển chuyển. Tiếng Tày
đã trở thành phương tiện lưu truyền một kho tàng văn học dân gian phong phú
bao gồm: truyện cổ tích, thần thoại và vốn thi ca cổ truyền gồm: dân ca trữ
tình, thơ ca đám cưới, hát ru, văn cúng bái, văn than... Nội dung chủ yếu của
24


những câu chuyện đó nhằm giải thích vũ trụ, nguồn gốc loài người, nguồn gốc
các dân tộc, nêu lên lòng chính nghĩa, ghét gian tà, tinh thần đấu tranh chống
lực lượng siêu nhiên thần kỳ, chống cường quyền ác bá, đấu tranh để giữ trọn
vẹn mối tình chung thuỷ lứa đôi, bạn bè, đấu tranh chống ngoại xâm, truyền
thống đoàn kết dân tộc…Văn học dân gian Tày cũng chịu ảnh hưởng nhất
định của Tam giáo được thể hiện trong cách ứng xử và sinh hoạt xã hội. Ta có
thể tìm thấy vô vàn dẫn chứng nói lên điều đó. Những lời thơ, câu văn hàm
súc, triết lý và vô cùng ý nghĩa ấy, lúc đầu được lưu truyền từ người này sang
người khác bằng phương thức truyền miệng, về sau được ghi chép bằng chữ

Nôm Tày và chữ Tày theo phiên âm La-tinh.
Nghiên cứu văn học dân gian Tày không thể bỏ qua nghiên cứu văn hóa
Tày bởi nó chính là cánh cửa đầu tiên giúp mở ra một thế giới bí ẩn, phức tạp
và thơ mộng trong truyện kể dân gian Tày.
1.2.2. Văn hóa và văn học dân gian người Nùng
* Vài nét về văn hóa dân tộc Nùng
Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái của hệ ngôn ngữ Thái - Kadai, sống
tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc bộ (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Bắc Giang,Tuyên Quang, Hà Giang), dân tộc Nùng có nhiều phân hệ
với các tên gọi như Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng
Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín.
Văn hóa Nùng là văn hóa cư dân lúa nước. Từ lâu, người Nùng đã biết
dựa vào các triền dốc làm ruộng bậc thang để cấy lúa kết hợp với trồng trọt
hoa màu, cây lương thực và chăn nuôi. Ngoài sản xuất nông nghiệp, người
Nùng còn làm thêm nhiều nghề thủ công, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày. Người Nùng thường ở nhà sàn và nhà nửa sàn nửa đất, trong đó
nhà sàn là kiểu nhà truyền thống của họ. Người Nùng quan niệm vạn vật hữu
25


×