Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ giai đoạn 1991 – 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUỐC TẾ HỌC
--------o0o---------

TRẦN ĐỨC DŨNG

Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc
khu vực Nam Mỹ giai đoạn 1991 -2011

Luận văn thạc sỹ
Chuyên nghành : Quan hệ quốc tế

Hà Nội, 2015


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................4
Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA NAM MỸ ..............................................9
1.1 Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và các nước Nam Mỹ...................................9
1.2 Chính sách hội nhập và quan hệ Kinh tế đối ngoại của Việt Nam và các quốc
gia Nam Mỹ...........................................................................................................16
1.2.1 Việt Nam ..................................................................................................16
1.2.2 Các quốc gia Nam Mỹ .............................................................................24
Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ.......31
CÁC QUỐC GIA NAM MỸ ..................................................................................31
2.1 Cơ chế hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nam Mỹ ........................................31
2.1.1 Ủy ban Liên chính phủ hoặc Ủy ban hỗn hợp .........................................31
2.1.2 Diễn đàn Hợp tác Đông Á- Mỹ Latinh (FEALAC) .................................34
2.1.3 Hiệp định thương mại tự do đầu tiên giữa Việt Nam và khu vực Mỹ


Latinh: FTA Việt Nam- Chile ...........................................................................35
2.2 Thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Nam Mỹ ...................................39
2.3 Quan hệ kinh tế song phương giữa Việt Nam và một số quốc gia khu vực
Nam Mỹ.................................................................................................................46
Chương 3: ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA
VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA KHU VỰC NAM MỸ TỪ NAY ĐẾN NĂM
2020 ...........................................................................................................................79
3.1 Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển và đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa
Việt Nam và các quốc gia Nam Mỹ. .....................................................................79
3.1.1 Thuận lợi ..................................................................................................79
3.1.2 Khó khăn .................................................................................................80
3.2 Cơ hội và thách thức trong việc phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa
Việt Nam và các quốc gia khu vực Nam Mỹ. .......................................................84

1


3.3 Các phương hướng, biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam-Mỹ
Latinh trong bối cảnh mới nhằm tận dụng những cơ hội và thách thức mới. .......87
3.3.1 Mục tiêu tổng quan: .................................................................................88
3.3.2 Các phương hướng lớn .............................................................................88
3.3.3 Đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể: .........................................................90
KẾT LUẬN ..............................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98
PHỤ LỤC ...............................................................................................................102

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Các chữ viết tắt

Nghĩa

APEC

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

AIPA

Hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á – Âu

ECOSOC

Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc

ECLAC


Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và các nước Caribê

EU

Liên minh Châu Âu

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FEALAC

Diễn đàn Hợp tác Đông Á – Mỹ Latinh

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐBA/LHQ

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc

IBRD

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế

IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế


MECROSUR

Khối thị trường chung Nam Mỹ

MOU

Biên bản ghi nhớ

PVN

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

UNCTAD

Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

UNFPA

Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc

UNICEF


Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

3


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ và các nhân
tố khác xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ,
phân công lao động quốc tế trở nên ngày càng sâu sắc hơn. Trong bối cảnh đó
các quốc gia không thể thực hiện chính sách đóng cửa mà phát triển được.Đặc
biệt Việt Nam lại là một quốc gia đi lên từ nền kinh tế lạc hậu, yếu kém về
công nghệ, kỹ thuật và nguồn vốn thì mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài
lại càng có vai trò quan trọng. Do đó để hội nhập một cách có hiệu quả, tại
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường
lối đối ngoại mở rộng nhằm đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế
trên tinh thần “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới phấn
đấu vì hòa bình độc lập và phát triển”. Việt Nam đã thiết lập được những quan
hệ ngoại giao quan trọng, dần nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
Điều đó càng khẳng định đường lối đối ngoại của Đảng ta là hoàn toàn đúng
đắn, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội trong thời đại mới.
Trong những năm gần đây xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước
tăng trưởng vượt bậc. Xuất khẩu năm 2013 đóng góp đến 77% GDP, nhiều
khả năng đóng góp này sẽ lên đến con số 80% trong năm 20141. Điều này cho
ta thấy được kinh tế đối ngoại đóng một vai trò hết sức quan trọng quá trình
phát triển của nền kinh tế của Việt Nam. Vì vậy ngoài việc chú trọng phát

triển những thị trường trọng điểm như : Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc…. Việt
Nam cũng cần tìm kiếm những thị trường mới cho xuất khẩu hàng hóa của
mình. Và một trong các thị trường mà Việt Nam muốn nhắm tới đó là thị
trường Nam Mỹ, đây là thị trường rất quan trọng và giàu tiềm năng tại khu
vực Mỹ Latinh.
1

Theo số liệu báo cáo của HSBC Globe Research

4


Trong những năm vừa qua, các quốc gia Nam Mỹ đã thu hút được nhiều
sự chú ý của cộng đồng quốc tế với những chính sách tự do hóa thương mại,
kiên trì thực hiện chiến lược tăng kim ngạch xuất khẩu. Theo phân tích số liệu
thống kể của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và các nước Carribe của Liên Hiệp
Quốc, tổng kim ngạch xuất khẩu của Khu vực Nam Mỹ 2011 đạt 675,6 tỷ
USD và kim ngạch nhập khẩu tăng ở mức 560,2 tỷ USD. Thêm vào đó với
điều kiện tự nhiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, rất giàu tài
nguyên thiên nhiên và là nguồn cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho thị
trường thế giới như dầu thô, quặng sắt, cà phê, đồng tinh chế…Và với vị trí
địa lý thuận lợi, thị trường Nam Mỹ cũng là cửa ngõ quan trọng cho hàng hóa
Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Mỹ và Canada.
Trong khi đó Việt Nam và các nước Nam Mỹ có một mối quan hệ
khăng khít, gắn bó, hữu hảo, một sự tương đồng về trình độ phát triển nó
chính là tiền đề để hai bên hình thành và phát triển mối quan hệ kinh tế này.
Và giờ đây xa cách địa lý và khác biệt ngôn ngữ không còn là trở ngại không
thể vượt qua trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay để mọi người bắt tay
với nhau. Thực tế xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia Nam Mỹ đã đạt
con số 1,1 tỷ USD trong năm 20112 tăng 32% so với năm 2010. Mặc dù vậy

thì sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại như trên vẫn chưa tương xứng
với tiềm năng to lớn mà hay bên có được.
Dựa trên cơ sở thực tế quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam với các
nước khu vực Nam Mỹ, luận văn với đề tài “Quan hệ kinh tế giữa Việt nam
và các quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ giai đoạn từ 1991 -2011” được thực
hiện với mục đích một lần nữa nhìn nhận và đánh giá lại một cách khái quát
nhất mối quan hệ bang giao bằng hữu này để từ đó có những chiến lược, định

2

Theo số liệu của Tổng cục hải quan Việt Nam

5


hướng nhằm cố gắng thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt
giữa Việt Nam và các quốc gia khu vực Nam Mỹ.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Ở nước ngoài, đến thời điểm hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu
hay một bài viết nào cụ thể nói về mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các
quốc gia khu vực Nam Mỹ. Có chăng cũng chỉ là một số bài viết đơn lẻ nói về
Mỹ Latinh cũng như tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam đơn cử như các
tác phẩm “Aprender la Experiencia de Vietnam y los paises socialistas del
sifglo XX”(Học tập kinh nghiệm Việt Nam và các nước Chủ nghĩa xã hội thế
kỷ 20 để phát triển xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21) của tác giả Alberto Blanco
đăng trên báo Universal ngày 10/08/2010; “La pequena aldea contra la aldea
global”(Thời đại làng xã – Làng nhỏ chống lại toàn cầu hóa) của tác giả
Thomas, Victor Bulmer năm 2002; hay tác phẩm “La hora de America Latina
ha llegado”(giờ khắc của Mỹ Latinh đã đến) của tác giả Nidia Díaz đăng ngày
30/04/2006 trên Granma Internacional. Những bài viết này chủ yếu mới chỉ

dừng lại ở việc đưa ra kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình đấu tranh
giành độc lập, phát triển kinh tế, cũng như tình hình kinh tế của các quốc gia
trong khu vực Mỹ Latinh chưa đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa Việt
Nam với các quốc gia này.
Ở Việt Nam, tuy chưa nhiều những cũng đã có một số đề tài, bài viết
nghiên cứu về tình hình hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và một số quốc gia
Nam Mỹ, chủ yếu của Bộ Ngoại Giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công
Thương, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu
Mỹ…Tiêu biểulà giáo trình “Việt Nam – Châu Mỹ cơ hội và thách thức” của
Học viện Quan hệ Quốc tế 2005 do Nguyễn Đức Hùng làm chủ biên; đề tài
“Cải cách kinh tế ở một số nền kinh tế thị trường Mỹ Latinh” của TS. Khu
Thị Tuyết Mai 2005; thêm vào đó cũng có rất nhiều các bài viết được đăng

6


trên các tạp chí và báo như “ Argentina – cánh cửa vào thị trường Nam Mỹ”
của Kim Thái đăng trên Thời báo kinh tế Việt nam ngày 14/08/2008; “Đẩy
mạnh xúc tiến thương mại Việt Nam – Nam Mỹ” đăng trên Báo điện tử Đảng
Cộng Sản Việt Nam ngày 27/01/2008; “Nam Mỹ - Cơ hội xuất khẩu của các
doanh nghiệp Việt Nam ” đăng trên trang thông tin của Infotv ngày
20/03/2009…Về luận văn cao học của Học viện Quan hệ Quốc tế thì cũng rất
ít luận văn viết về đề tài Nam Mỹ. Hầu hết các tài liệu này thường chỉ phân
tích tổng thể mối quan hệ với cả khu vực Mỹ Latinh rộng lớn hoặc tập trung
vào một số nước nổi bật (Argentina, Brazil …). Cho đến nay chưa có một đề
tài nghiên cứu có tính hệ thống nào đề cập đến chỉ riêng khu vực Nam Mỹ
hoặc mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với mười hai quốc gia
thuộc khu vực này.
Hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế cần mở
rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các quốc gia khu vực Nam

Mỹ, việc nghiên cứu chuyên sâu vào đề tài là cần thiết góp phần đưa ra một
cái nhìn tổng quan về mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các
quốc gia Nam Mỹ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ kinh tế thương mại
giữa Việt Nam và các quốc gia Nam Mỹ từ 1991 - 2011
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian : Đề tài nghiên cứu chú trọng vào nền tảng và tình hình
phát triển cũng như là triển vọng của mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và
các quốc gia Nam Mỹ.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quan hệ giữa Việt Nam và các
quốc gia Nam Mỹ giai đoạn từ 1991 đến năm 2011.

7


5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng căn bản, kết hợp vận
dụng các phương pháp khoa học khác như tổng hợp, thống kê và so sánh số
liệu để có thể phân tích và cho thấy được cái nhìn thực tế về tình hình cũng
như tiềm năng và triển vọng của mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các
quốc gia khu vực Nam Mỹ.

6. Bố cục
Luận văn gồm 3 chương :
Chương 1 :

Những nhân tố tác động đến mối quan hệ kinh tế của Việt


Nam và các quốc gia Nam Mỹ .
Chương 2:

Thực trạng Quan hệ kinh tế của Việt Nam với các Quốc gia

khu vực Nam Mỹ.
Chương 3:

Định hướng và triển vọng Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam

với các Quốc gia khu vực Nam Mỹ từ nay đến năm 2020
Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, trong khuôn khổ một bài
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, chắc chắn nội dung đề cập sẽ chưa được đầy đủ
và không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy cô và các bạn đóng
góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

8


Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ
KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA NAM MỸ
1.1 Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và các nước Nam Mỹ
Do những điều kiện lịch sử và địa lý, quan hệ của Việt Nam và các
quốc gia Nam Mỹ mới chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Thời kỳ trước năm 1975, một số nước dưới chế độ độc tài cực hữu và thân
Mỹ đã công nhận chính quyền Sài Gòn. Một số nước không công nhận chính
quyền Sài Gòn nhưng cũng không công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
và chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ chính thức với Chile dưới thời kỳ tổng
thống Allende (06/1972 – 09/1973) và với Argentina năm 1973. Tuy không

có quan hệ ngoại giao, cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược của nhân dân Việt
Nam trong thời kỳ này đã nhận được sự cảm thông sâu sắc và mạnh mẽ của
lực lượng dân tộc, dân chủ và cách mạng của các nước Nam Mỹ. Điển hình
là trong thời kỳ kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam(1964), phong
trào đoàn kết và ủng hộ Việt Nam phát triển mạnh và rộng khắp ở Venezuela.
Một trong những biểu hiện sinh động của phong trào này là sự kiện các du
kích quân Venezuela đã bắt trung tá tình báo Mỹ Michael Smolen để đánh
đổi tự do cho Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Sau năm 1975, đã có thêm 3 nước
Nam Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam là Guyana (1975),
Colombia (1979), và Ecuado (1980). Đồng thời lúc này đã số các nước Nam
Mỹ ủng hộ việc kết nạp Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc và phê phán thái độ
cản trở Việt Nam của Hoa Kỳ.
Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới và đạt nhiều
thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, từng bước khai thông quan hệ với Hoa
Kỳ. Quan hệ của Việt Nam và các nước Nam Mỹ cũng có những bước chuyển
biến nhất định. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với

9


Bolivia(1987), Brazil và Venezuela (1989). Sau đó cũng có thêm một số nước
thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam là Uruguay (1993), Peru (1994),
Paraguay(1995), Suriname (1997), và Chile (2001). Hiện nay Việt Nam đã
thiết lập quan hệ ngoại giao với toàn bộ 12 quốc gia Nam Mỹ. Quan hệ của
Việt Nam với các quốc gia Nam Mỹ có một số đặc điểm nổi bật. Trên phương
diện lịch sử - chính trị, Việt Nam và các quốc gia Nam Mỹ đều là các nước
thuộc địa và bị can thiệp từ nước ngoài vì thế có chung mục tiêu đấu tranh
chống ách đô hộ của thực dân và can thiệp của nước ngoài vì độc lập, tự do và
chủ quyền dân tộc. Vì vậy hai bên có những thông cảm nhất định và ủng hộ
lẫn nhau.Việt Nam và các quốc gia Nam Mỹ đều được xếp hạng là những

nước đang phát triển.Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, hai bên đều
mong muốn tăng cường và mở rộng quan hệ trên các lĩnh vực, đặc biệt là
quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại. Sự hợp tác giữa Việt Nam và các quốc
gia Nam Mỹ tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, khai thác thế mạnh
của cả hai bên về nguồn nhiên liệu, lực lượng lao động, trình độ khoa học
công nghệ, và thị trường tiêu thụ hàng hóa, ở một mức độ nhất định đã góp
phần giảm sự lệ thuộc vào các cường quốc kinh tế đặc biệt là Hoa Kỳ.
Để tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia
Nam Mỹ, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn viếng thăm cấp cao trong thời gian
qua, cũng như đã đàm phán và ký kết nhiều hiệp định khung về hợp tác kinh
tế, thương mại, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hợp tác văn hóa giáo dục,
khoa học kỹ thuật , tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thúc đẩy tăng cường quan
hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực ví dụ như :
- Với Argentina :
Nổi bật về phía Argentina có các đoàn Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại
thương và Tôn giáo Gui-đô Đi Tê-la (6/1996), Tổng thống Các-lốt Mê-nem
(2/1997), Bộ trưởng Tư pháp G. Cam-pô (1999), Phó Chủ tịch Ủy ban Đối

10


ngoại Hạ viện R. Pu-ê-rơ-ta(10/2000), Đoàn Phó Quốc vụ khanh phụ trách
ngoại thương- Bộ Ngoại giao, ngoại thương và Tôn giáo Lu-ít Ma-ri-a
(7/2008), Đoàn Thị trưởng Thành phố Bu-ê-nốt Ai-rết Mau-ri-xi-ô Macri(7/2008), Thứ trưởng Ngoại giao Víc-tô-ri-ô Ta-xê-ti (6/2010), Bộ
trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Héc-tô Ti-mờ-men (3/2012),
Tổng thống Cri-xti-na Phéc-nan-đết (1/2013).
Về phía Việt Nam có đoàn Thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai (10/1993),
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Hoàng Bích Sơn (7/1994), Tổng
thanh tra Nhà nước Tạ Hữu Thanh (6/1998), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng
Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (9/1999), Bộ trưởng Văn hoá và Thông tin

Nguyễn Khoa Điềm (2000), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (11/2004), Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (3/2006), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng (4/2010), Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng (3/2011
và 8/2011), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban chỉ đạo cải
cách Tư pháp Trung ương Lê Thị Thu Ba (11/2011).
Hai nước đã khôi phục lại hoạt động của Ủy ban Hợp tác liên chính phủ
(thành lập từ năm 1999), tiến hành khóa họp II tại Brunos Aires (5/2009) và
tổ chức khoá họp III dự kiến tại Hà Nội (10/2012).
Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Hợp tác Kinh tế-Thương
mại, Hợp tác Công và Nông nghiệp, Hợp tác Thú y, Tham khảo chính trị giữa
hai Bộ Ngoại giao (1996), Hợp tác Khoa học-Công nghệ, Hợp tác hai ngành
Thanh tra (1997), Hợp tác Thể thao (1999), Hợp tác Văn hóa-Giáo dục, Hợp
tác Sử dụng Năng lượng Hạt nhân vào Mục đích Hòa bình (2002), thoả thuận
hợp tác về dầu khí giữa PVN và ENARSA, MOU cấp Bộ về hợp tác trong
lĩnh vực năng lượng và dầu khí (3/2009), Tuyên bố chung cấp cao,
Hiệp định cấp Chính phủ về Hợp tác Năng lượng, Bản Ghi nhớ hợp tác giữa
hai Bộ Ngoại giao về đàm phán kinh tế - thương mại và Chương trình hợp tác

11


văn hóa giai đoạn 2010-2012 giữa hai Bộ Văn hóa (4/2010), Hiệp định Khung
về hợp tác kỹ thuật (8/2011).
- Với Brazil :
Về phía Việt Nam, nổi bật là các Đoàn Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
(5/2007), Chủ tịch nước Lê Đức Anh (10/1995) và Trần Đức Lương
(11/2004), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (3/2006), và nhiều đoàn cấp
Phó Thủ tướng, Bộ/Thứ trưởng thăm Brazil;
Về phía Brazil, có đoàn Tổng thống Lula Da Silva(7/2008), Đoàn Quốc
hội - Ngoại giao - Thương mại do Chủ tịch Hạ viện Aldo Rabelo dẫn đầu

(10/2003), Bộ trưởng Ngoại giao Celso Amorin (2/2008), Thứ trưởng
Ngoại giao Gomez de Mattos (11/2007), Thứ trưởng Bộ Phát triển và Công
thương Ivan Ramalio (9/2007), một số đoàn Quốc hội, Bộ/ngành và doanh
nghiệp thăm Việt Nam.
Quan hệ văn hóa có bước phát triển mới: Bộ trưởng Văn hóa – Thể
thao – Du lịch Hoàng Tuấn Anh thăm Brazil (10/2009) thống nhất triển khai
chương trình hợp tác văn hóa giai đoạn 2010 -2012 và dự Tuần văn hóa Việt
Nam tại Brazil;
Hội nghị sỹ Brazil-Việt Nam (thành lập từ 20/4/1999) đã hoạt động
trở lại do Hạ nghị sĩ Colbenr làm Chủ tịch.
Hai bên đã ký Thoả thuận về tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại
giao, Hiệp định về hợp tác văn hoá, Thoả thuận về hợp tác giữa hai Phòng
Thương mại, Thoả thuận về trao đổi công hàm dành cho nhau quy chế Tối
huệ quốc, Thoả thuận về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao,
Hiệp định về Hợp tác Y tế và Y học, Bản Ghi nhớ thành lập Ủy ban hỗn hợp,
Hiệp định khung về hợp tác khoa học - công nghệ và Bản Ghi nhớ về hợp tác
chống đói nghèo; Bản Ghi nhớ về hợp tác thể thao; Bản ghi nhớ hợp tác giữa
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Ngân hàng

12


Brazil S.A. Trong khóa họp đầu tiên của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Brazil tại
Brazil (5/2009), hai bên đã ký Biên bản Thỏa thuận và tiếp tục thúc đẩy đàm
phán các Hiệp định, Thoả thuận khác.Về hợp tác đa phương, Brazil đã ủng hộ
Việt Nam gia nhập WTO, ứng cử làm UV không thường trực HĐBA/LHQ
khoá 2008-2009; Việt Nam khẳng định ủng hộ Brazil ứng cử làm Ủy viên
không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2010-2011 và trở thành Ủy viên
Thường trực HĐBA/LHQ mở rộng
- Với Colombia :

Việt Nam và Colombia đang xây dựng và đàm phán hiệp định hợp tác
Kinh tế và Kỹ thuật Việt Nam - Colombia
- Với Uruguay :
Về phía Việt Nam, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm chính
thức Uruguay (05/2009);
Về phía Uruguay, Chuyến thăm của Tổng thống Tabare Vazquez,
nguyên thủ đầu tiên của Uruguay thăm chính thức Việt Nam(11/2007)
- Với Chile :
Về phía Việt Nam thăm Chile gồm: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (9/1999), Thủ tướng Phan Văn Khải
(10/2002), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (11/2004), TBT Nông Đức
Mạnh (5/2007) Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2009);
Các đoàn Chile thăm Việt Nam: Tổng thống Chi-lê Ri-các-đô La-gốt
(10/2003), Tổng thống Chi-lê Michen Ba-chê-lê nhân dịp dự Hội nghị Cấp
cao APEC 14 (11/2006); Phó Chủ tịch Thượng viện Chile Ma-ri-ô Ri-ốt
(7/2000), Thứ trưởng Ngoại giao Thường trực Chi-lê H. Mu-nhốt (10/2000),
Phó Chủ tịch Thượng viện Chi-lê Ma-ri-ô Ri-ốt (9/2001), Bộ trưởng Ngoại
giao Chi-lê I. Uôn-cơ (01/2006).Tổng thống Xê-bát-xti-an Pi-nhê-ra Ê-chê-nikê (từ ngày 21 – 25/3/2012)

13


Việt Nam và Chi-lê đã ký các Hiệp định Hợp tác Kinh tế - Thương
mại (11/1993);

Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư, Thoả thuận Tham khảo

Chính trị và Hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (9/1999); Bản ghi nhớ về Hợp
tác Văn hoá - Giáo dục (12/2000); Kiểm dịch Động vật; Nghị định thư Hợp
tác trong lĩnh vực mỏ và Thoả thuận Hợp tác giữa 2 Phòng Thương mại và

Công nghiệp (10/2002); Miễn thị thực đối với hộ chiếu ngoại giao và công vụ
(10/2003); Hợp tác Nghề cá và ý định thư về đàm phán đi đến ký kết Hiệp
định Hợp tác Khoa học-Công nghệ (11/2004); Thỏa thuận Hợp tác về Du lịch
(1/2006); Hợp tác Khoa học-Công nghệ và Thỏa thuận thành lập Uỷ ban hợp
tác liên chính phủ Việt Nam-Chi-lê (5/2007); “Ý định thư lập Nhóm nghiên
cứu chung về đàm phán Hiệp định Thương mại tự do song phương” và tiến
tới lập “Uỷ ban hợp tác liên chính phủ” (11/2006). Chi -lê ủng hộ Việt Nam
vào Uỷ ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc - ECOSOC (10/1997),
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương - APEC (1998), ký
Thoả thuận kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới - WTO, ủng hộ Việt Nam ứng cử Ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Tại cuộc
gặp giữa Nguyên thủ hai nước bên lề Hội nghị cấp cao APEC 15 tại Sydney
(9/2007), Chi-lê tuyên bố công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam,
thoả thuận hai bên xúc tiến đàm phán về Hiệp định tự do thương mại song
phương (FTA). Công ty Ki-nhên-cô thuộc tập đoàn Lúc-xích tổ chức lễ ra mắt
và nhận giấy phép đầu tư tại Việt Nam (11/2006), Hiệp định Thương mại
Tự do Việt Nam-Chi-lê được ký kết tháng 11/2011.
- Với Paraguay :
Về phía Paraguay: Đoàn Tổng Vụ trưởng Chính sách song phương Bộ
Ngoại giao Paraguay thăm Việt Nam (3/2005); Đại sứ Paraguay tại Nhật Bản

14


kiêm nhiệm Việt Nam Isao Taoka trình Quốc thư (5/2006); Tổng thống
Paraguay Mendez sang thăm chính thức Việt Nam (9/3/2011)
Về phía Việt Nam: Thứ trưởng Ngoại giao - Đặc phái viên TTCP
Lê Văn Bàng thăm Pa-ra-guay (3/2007); bạn khẳng định ủng hộ Việt
Nam ứng cử làm Uỷ viên không thường trực HĐBA/LHQ khoá 20082009 và nhân dịp này, hai nước ký Hiệp định miễn thị thực cho người mang

hộ chiếu ngoại giao và công vụ.
Hai bên cũng đang tiến hành đàm phán, trao đổi dự thảo hiệp định
khung về Thương mại và Đầu tư.
- Với Venezuela :
Đoàn cấp cao Việt Nam sang Venezuela: Chủ tịch nước Nguyễn Minh
Triết thăm chính thức Venezuela (11/2008), TBT Nông Đức Mạnh
(5/2007), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (3/2006) thăm Venezuela;
Đoàn cấp cao Venezuela sang thăm Việt Nam: Tổng thống U.Cha-vết
thăm Việt Nam (7/2006).
Tiếp xúc cấp cao: Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Tổng thống
U.Cha-vết đã gặp nhau dịp Hội nghị Thượng đỉnh các nước phương Nam tại
La Ha-ba-na, Cu-ba (tháng 4/2000) và Hội nghị cấp cao Thiên niên kỷ của
LHQ tại Niu-Oóc (tháng 9/2000); Chủ tịch Nguyễn Minh Triết gặp Tổng
thống U.Cha-vết tại La Ha-ba-na dịp dự HNCC 14 Phong trào Không Liên
Kết (9/2006). Quốc hội Venezuela đã thành lập Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị với
Việt Nam (3/2006).
Về mặt cơ sở pháp lý và cơ chế hợp tác Việt Nam đã ký với một số
nước trong khu vực Nam Mỹ các hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương
mại, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hợp tác văn hóa giáo dục, khoa học kỹ
thuật , tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thúc đẩy tăng cường quan hệ hợp tác
trên nhiều lĩnh vực giữa hai bên ví dụ như :

15


Ngoài ra, Việt Nam còn đang trong quá trình đàm phán Hiệp định đối
tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) với một số nước trong đó có Chile,
Peru ở Nam Mỹ…
Việt Nam cũng đã lập các cơ quan đại diện tại một số địa bàn trọng
điểm trong khu vưc, và ngược lại một số nước lớn quan trọng trong khu vực

Nam Mỹ cũng đã thiết lập cơ quan đại diện.Ngoài quan hệ song phương, Việt
Nam còn có quan hệ với các nước tại khu vực trong khuôn khổ đa phương với
tư cách là thành viên của một số diễn đàn và tổ chức quốc tế và khu vực.
(APEC, Diễn đàn hợp tác Đông Á- Mỹ Latinh), hợp tác ASEAN –
MECROSUR, Phong trào không liên kết….
1.2 Chính sách hội nhập và quan hệ Kinh tế đối ngoại của Việt
Nam và các quốc gia Nam Mỹ
1.2.1 Việt Nam
Hiện nay Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc
và toàn diện hơn bao giờ hết. Tính đến năm 2011, Việt Nam đã có quan hệ
ngoại giao với 179 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn
220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) năm 2007 đã đưa quá trình hội nhập của đất nước từ cấp độ
khu vực (ASEAN năm 1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm
1998) lên đến cấp độ toàn cầu. Việt Nam đã đảm nhận thành công vị trí Ủy
viên không thường trực Hội đồng bảo an, cơ quan quyền lực hàng đầu của
Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2008 - 2009. Việt Nam cũng đảm nhận thành công
vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm ASEAN 2010. Chặng đường hơn 25 năm
đổi mới và hội nhập quốc tế là một quá trình nỗ lực bền bỉ của đất nước.
Mười năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Việt
Nam phải đối mặt trước những khó khăn thử thách hết sức nghiêm trọng: nền
kinh tế - xã hội lâm vào khủng hoảng gay gắt, an ninh quốc gia bị đe dọa bởi

16


tình trạng vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh, các thế lực đế quốc thù địch
xiết chặt bao vây cấm vận, quan hệ đối ngoại bị thu hẹp. Bởi vậy, bước vào
thời kỳ đổi mới (1986), Việt Nam đứng trước đòi hỏi cấp bách mang ý nghĩa
sinh tử là phải tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá được thế

bị bao vây cô lập về đối ngoại, tiếp tục phát triển đất nước theo con đường đã
lựa chọn.
Trong bối cảnh đó, trên phương diện đối ngoại Đảng và Nhà nước Việt
Nam nỗ lực đổi mới tư duy, vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh về“thêm bạn, bớt thù”, mở rộng và đa dạng hóa, đa phương hóa quan
hệ quốc tế, tìm ra khâu đột phá để thoát vòng bao vây cô lập của các thế lực
chống đối. Sau Đại hội VI, đặc biệt là sau Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị
(1988) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa VI (1989), Việt Nam đã
có những điều chỉnh cơ bản về chính sách đối ngoại. Theo đó, cùng với chủ
trương bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam coi trọng
cải thiện quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á, tạo môi trường quốc
tế hoà bình, ổn định ở khu vực, thuận lợi cho phát triển đất nước.
Nhằm thúc đẩy tiến trình mở rộng quan hệ đối ngoại, Đại hội VI của
Đảng nêu chủ trương chiến lược: “mở rộng sự hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ
quốc tế”. Trên cơ sở đó và trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc
tế sau sự tan rã của Liên Xô, Hội nghị Trung ương 3 khóa VII (1992) chính
thức xác định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa
phương hóa các quan hệ quốc tế.
Chủ trương chiến lược của Đại hội VII tiếp tục được Đại hội VIII
khẳng định, bổ sung và đến Đại hội IX phát triển thành “Việt Nam sẵn sàng là
bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà
bình độc lập và phát triển”. Như vậy, quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của
Đảng đã đưa đến việc xác lập những nội dung, tính chất cơ bản trong đường

17


lối đối ngoại từ “rộng mở”, “là bạn” đến “đa dạng hóa, đa phương hoá quan
hệ quốc tế” và “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy”. Đây là sự thể hiện tinh
thần độc lập tự chủ, sáng tạo, kiên định về nguyên tắc và linh hoạt về sách

lược, gắn kết mục tiêu cách mạng và định hướng phát triển đất nước vào
những xu thế phát triển của thời đại. Với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại
như đã nêu, Việt Nam đã từng bước phá được thế bị bao vây cấm vận, hóa
giải tương đối thành công những khó khăn, bất cập trong quan hệ đối ngoại,
nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, hội nhập ngày càng chủ động,
tích cực và sâu rộng với khu vực và thế giới.
Việt Nam đặc biệt coi trọng tiến trình bình thường hóa và phát triển
quan hệ với Trung Quốc. Sau Đại hội VI, Việt Nam đã xem xét lại toàn bộ
mối quan hệ với Trung Quốc, khẳng định rõ Trung Quốc là một nước XHCN,
nhân dân Trung Quốc là nhân dân cách mạng và có truyền thống hữu nghị lâu
đời với nhân dân Việt Nam. Trung Quốc trong tư cách vừa là một nước láng
giềng, vừa là một nước lớn, vừa là một nước XHCN được Việt Nam nhận
thức có vai trò rất quan trọng đối với hoà bình, ổn định của Việt Nam và của
cả Đông Nam Á, đồng thời cũng thấy rõ vị trí của Việt Nam trong chiến lược
của Trung Quốc. Với những nỗ lực của cả hai bên, nhất là sự chủ động của
Việt Nam, tháng 10/1991 quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước chính thức
bình thường hoá. Việc bình thường hoá quan hệ Việt - Trung sau hơn mười
năm quan hệ không bình thường là một sự kiện rất quan trọng về mặt đảm bảo
an ninh quốc gia của Việt Nam cũng như tạo ra môi trường khu vực và quốc
tế thuận lợi cho Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác. Kể từ
sau bình thường hóa, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển nhanh và
toàn diện. Khuôn khổ quan hệ hai nước được chính thức xác định với 16 chữ:
“Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương
lai”, tiếp đó được bổ sung thêm tinh thần 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt,

18


đồng chí tốt, đối tác tốt” và gần đây là “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện”. Hai bên có nhận thức chung rộng rãi, chia sẻ sự tương đồng quan

điểm đối với nhiều vấn đề quốc tế và khu vực. Hợp tác kinh tế, thương mại
Việt Nam - Trung Quốc tăng trưởng nhanh. Năm 2010, kim ngạch thương
mại song phương đạt trên 27 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2009, chiếm
khoảng 17,6% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Tám tháng đầu
năm 2011, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã đạt gần 22 tỷ
USD, tăng 31,52% so với cùng kỳ năm 20103. Hai nước đã ký Hiệp ước về
biên giới trên đất liền, Hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ, Hiệp định giải
quyết vấn đề lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước
trong vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ. Trong
quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam đã quán triệt tốt phương châm vừa hợp
tác vừa đấu tranh đối với những vấn đề còn bất đồng và tranh chấp thì kiên trì
lập trường nguyên tắc và sự độc lập tự chủ của mình.
Triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa,
Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng xây dựng và phát triển quan hệ với các
nước ASEAN. Gia nhập ASEAN trở thành bước đột phá trong chính sách đối
ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam, cho thấy rõ ưu tiên của Việt Nam
đối với khu vực. Từ sau sự kiện này, Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập
khu vực mạnh mẽ, đồng thời cải thiện rõ rệt thế và quan hệ với các nước lớn.
Nói cách khác, nếu không là thành viên ASEAN, quan hệ của Việt Nam với
các nước lớn khó có thể phát triển như thực tế đã diễn ra.
Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam nỗ lực thực hiện đầy đủ mọi cam
kết và trách nhiệm của một nước thành viên, chủ động đưa ra những sáng kiến
nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực, hoàn thành nhiều trọng trách trước Hiệp hội.
Việt Nam tiếp tục mở rộng quan hệ nhiều mặt, trên nhiều tầng nấc trong
3

Theo />
19



khuôn khổ đa phương và song phương, đóng góp thiết thực vào quá trình hợp
tác liên kết ASEAN hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào
năm 2015 với ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. Trong
những năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào việc xây
dựng cộng đồng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hiến
chương ASEAN, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch
Hội đồng liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA). ASEAN là một trong
những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2009, xuất khẩu của
Việt Nam sang ASEAN đạt 8,9 tỷ USD, tương đương 15% tổng kim ngạch
xuất khẩu. Giá trị nhập khẩu từ ASEAN đạt 14 tỷ USD, chiếm 20% tổng kim
ngạch nhập khẩu cả nước. Tổng vốn đầu tư trực tiếp đăng ký của ASEAN tại
Việt Nam khoảng trên 60 tỷ USD4. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia với
tinh thần trách nhiệm cao vào các cơ chế hợp tác đa phương của ASEAN với
các đối tác bên ngoài như: ASEAN+1, ASEAN+3, Hợp tác Á-Âu (ASEM),
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Bên cạnh việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực,
Việt Nam còn năng động cải thiện quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn
và các tổ chức quốc tế trong quá trình hội nhập.
Bình thường hoá quan hệ vớiMỹ là một hướng lớn trong hoạt động đối
ngoại của Việt Nam. Quan hệ với Mỹ có ý nghĩa chiến lược đối với yêu cầu
an ninh và phát triển của nước ta. Cải thiện mối quan hệ hai nước góp phần
củng cố vị thế quốc tế của Việt Nam, tác động tác động mạnh mẽ đến quan hệ
của tất cả các nước khác, nhất là các nước phương Tây đối với Việt Nam,
thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế,
từng bước đi vào thị trường rộng lớn của Mỹ, tranh thủ khoa học kỹ thuật tiên
tiến, nguồn vốn đầu tư... Năm 1994, chính quyền Mỹ huỷ bỏ cấm vận chống
4

Theo />
20



Việt Nam và tháng 11/7/1995 bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Sau
bình thường hóa, quan hệ Việt - Mỹ có nhiều tiến triển thuận lợi. Quan hệ
kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ được thúc đẩy. Hai nước đã ký
Hiệp định thương mại năm 2000 và năm 2006, chính quyền Mỹ chính thức
ban hành đạo luật về thiết lập Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh
viễn (PNTR) với Việt Nam, đánh dấu việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ
song phương giữa hai nước, tạo thuận lợi cho Việt Nam gia nhập WTO. Năm
2010, kim ngạch mậu dịch hai chiều vượt 18,3 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2011 đạt 11,3 tỷ USD, tăng
20,6% so với cùng kỳ năm 2010 và xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam đạt 2,7
tỷ USD, tăng 21,5%. Hiện Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam.
Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Nhật Bản,
nhất là trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, văn
hóa, du lịch, chuyển giao công nghệ. Hiện nay Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất,
là nước cung cấp viện trợ phát triển nhiều nhất và đầu tư lớn ở Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hiện vẫn năng động tiến vững trên đường
hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.
Với Liên minh châu Âu (EU), Việt Nam đã ký với hầu hết các nước
EU Hiệp định khung về hợp tác, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư,
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần... tạo cơ sở pháp lý cho xây dựng và phát
triển mối quan hệ hợp tác ổn định, lâu dài. Phát triển quan hệ song phương đã
góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - EU. Việt Nam đang tích cực
thực hiện “Đề án tổng thể về quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2010 và định
hướng đến 2015” được đưa ra từ tháng 6/2005.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nội dung quan trọng hàng
đầu trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Nước ta thực sự đẩy mạnh


21


việc tham gia hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế từ khi tham gia
ASEAN (1995) và các định chế kinh tế, tài chính thương mại của ASEAN
như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN
(AIA); ký Hiệp định khung với EU (1995); tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu
(ASEM) năm 1996, Diễn đàn APEC năm 1998; ký Hiệp định Thương mại với
Hoa Kỳ (2000) dựa trên những nguyên tắc cơ bản của WTO và năm 2007 đã
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.
Nhìn tổng quát, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã xúc
tiến với bước đi khá vững chắc và đạt được kết quả bước đầu rất đáng khích
lệ. Trước hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hàng loạt quốc gia và
khu vực, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế, thương mại chủ chốt,
tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả hơn.
Việt Nam đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do các
đối tác truyền thống ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị thu hẹp đột ngột, và
do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực bắt đầu từ
năm 1997. Một thành tựu nổi bật là đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước
ngoài khá lớn, trước hết là FDI. Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
Việt Nam năm 2009 đạt 21,48 tỷ USD với 1.504 dự án FDI.
Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 220 nước và vùng lãnh thổ,
thu hút được hơn 8.000 dự án FDI từ 80 nước và lãnh thổ với tổng số vốn
đăng ký hơn 100 tỷ USD. Nhiều nhà đầu tư lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia
đã và đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam. Tại các Hội nghị tư vấn tài trợ
cho Việt Nam, tổng cam kết tài trợ liên tục tăng, từ 4,4 tỷ USD năm 2006 đến
hơn 7,9 tỷ USD năm 20105.
Đây là sự thể hiện niềm tin và sự tín nhiệm của cộng đồng tài trợ quốc
tế đối với Việt Nam, đồng thời phản ánh quyết tâm cao độ của Việt Nam trên
5


Theo />
22


đường cải cách, phát triển. Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế có
triển vọng thu hút đầu tư hấp dẫn nhất trên thế giới. Bên cạnh các thị trường
chủ lực là Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ,
Ôxtrâylia, hàng hóa Việt Nam đã vươn ra củng cố thế đứng trên nhiều thị
trường khác như Nga, Trung Đông, Mỹ Latinh và châu Phi.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngày càng năng
động tiếp thu khoa học và công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo đội
ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh. Đồng thời, từng bước đưa hoạt
động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, tạo
tư duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Hoạt động ngoại giao đa phương có bước trưởng thành rõ rệt, góp
phần nâng cao vai trò và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tại các
diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết,
ASEAN, ARF, ASEM, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp... Việt
Nam đã phối hợp với nhiều nước, trước hết là các nước đang phát triển đấu
tranh bảo vệ hòa bình, bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và
Hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng chấp hành
Tổ chức Kinh tế - Xã hội, trở thành ủy viên hội đồng điều hành của nhiều tổ
chức quan trọng trực thuộc Liên hợp quốc như UNDP, UNFPA, UNICEF, ủy
ban giải trừ quân bị.
Đặc biệt, thành tựu ấn tượng trên lĩnh vực ngoại giao đa phương là việc
Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc năm 2008 - 2009. Nếu việc tham gia Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) mở đầu sự hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế quốc tế, thì khi trở

thành thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đã bắt đầu hội
nhập đầy đủ vào đời sống chính trị quốc tế. Với vị thế và trọng trách này, Việt

23


Nam không chỉ vươn lên tầm cao trong quan hệ đối ngoại ngoại, mà còn có
tiếng nói quan trọng tại Liên hợp quốc - diễn đàn quốc tế đa phương lớn nhất
trên hành tinh. Thông qua đó, Việt Nam có điều kiện thuận lợi tham gia giải
quyết những vấn đề chính trị - xã hội, an ninh quốc tế có liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp, đồng thời đóng góp tích cực hơn và nhiều hơn trong nỗ lực
duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới.
1.2.2 Các quốc gia Nam Mỹ
Từ thập niên 1960, các nước Nam Mỹ lại bước vào giai đoạn khủng
hoảng mới. Sự phụ thuộc vào các nước công nghiệp Âu – Mỹ làm cho đời
sống kinh tế - xã hội tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Nạn thất nghiệp gia tăng, đe
dọa tới sự ổn định của xã hội . Để đối phó với áp lực xã hội gia tăng, một số
nước Nam Mỹ đã thiết lập các chế độ hà khắc thường là thông qua đảo chính
quân sự như trường hợp của Brazil năm 1964, Argentina năm 1966, và Chile
năm 1973. Những bất đồng trong xã hội nảy sinh, chủ yếu giữa tầng lớp hữu
sản và tầng lớp lao động. Các chế độ hà khắc làm cho đời sống chính trị mất
tính dân chủ. Tình trạng này từng bước được khắc phục trong thập niên 1990,
một số chế độ độc tài chuyên chế bắt đầu chuyển hướng sang dân chủ. Tuy
nhiên tình trạng nghèo đói vẫn tồn tại dai dẳng và khoảng cách giầu nghèo
không thể thu hẹp.Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, xu hướng thiên tả
xuất hiện ở một số nước Nam Mỹ. Đây là hiện tượng chính trị - xã hội không
những thu hút sự quan tâm của chính người dân các nước Nam Mỹ mà còn
thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Nhưng trong những thập kỷ qua, các quốc gia Nam Mỹ đã không
ngừng đẩy mạnh tự do hóa thương mại và kiên trì thực hiện chiến lược tăng

tốc xuất khẩu. Nhiều nước Nam Mỹ đã chuyển đổi thành công từ một nền
kinh tế hướng nội sang hướng ngoại thể hiện rõ ở tỷ lệ tăng trưởng xuất nhập

24


×