Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn NÂNG CAO PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ CHẠY cự LI NGẮN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.22 KB, 10 trang )

NÂNG CAO PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ CHẠY CỰ LI NGẮN

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục thể chất là một mặt trong giáo dục toàn diện trong trường phổ
thông, trong đó môn thể dục có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức
khỏe, thể lực của học sinh, chuẩn bị cho người lao động tương lai đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc dạy và học môn thể dục trong trường phổ thông có nhiệm vụ trang bị
cho học sinh những kiến thức và kĩ năng vận động cơ bản để rèn luyện nâng cao
sức khỏe, thể lực, góp phần giáo dục đạo đức, ý chí và lối sống lành mạnh, đồng
thời giúp học sinh giải tỏa những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên.
Một trong những nội dung để làm tăng tiến về sức khỏe, thể lực đặc biệt là
sức mạnh, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, tác phong nhanh nhẹn đó là nội dung
chạy ngắn.
THỰC TRẠNG :

Giáo dục thể chất nói chung và môn thể dục trong nhà trường nói riêng, thể
chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là biện pháp tích
cực tác động nhiều đến sức khỏe học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến
thức vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh rèn luyện thân thể bồi dưỡng
đạo đức tác phong con người mới.
Tuy nhiên, ở lứa tuổi học sinh trung học nói chung và học sinh trường THPT
Võ Văn Kiệt nói riêng, rất vui tươi, hồn nhiên, hiếu động. Tâm lí có nhiều thay
đổi . Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần,
máy móc, gây cho các em mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán dẫn đến phản tác dụng.


Mặc khác, có nhiều đối tượng khác nhau trong cùng một khối nói chung và
từng lớp nói riêng, có em có sức khỏe tốt, có em có sức khỏe yếu không tiếp thu
đựoc nội dung mà giáo viên truyền đạt.
Xuất phát từ những vấn đề trên. Tôi quyết định tìm ra những phương pháp


riêng giúp khắc phục những vấn đề nêu trên. Một trong những nội dung tôi tìm hiểu
đó là:
“ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẠY CỰ LI NGẮN”

1

B. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1. Cơ sở lí luận:
2. Mục đích, yêu cầu giới hạn đề tài:
Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học.
+ Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập.
+ Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức,
hấp dẫn.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
+ Học sinh THPT.
+ Rèn luyện thân thể trong nhà trường và luyện tập ở nhà
4. Phương pháp nghiên cứu :
+ Kích thích các em ham thích học môn thể dục nói chung và phần chạy cự li
ngắn nói riêng.
+ Sử dụng tranh ảnh, các dụng cụ học tập mang tính hấp dẫn.


+ Một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức nhanh
+ Phương pháp thi đua khen thưởng các thành tích trong thể dục thể thao…
a . Đặc điểm kĩ thuật chạy ngắn trên các cự li khác nhau:
Chạy 100m: Cự li này đòi hỏi phải chạy với tốc độ cực đại nên vận động viên
phải xuất phát nhanh, tăng tốc độ thật nhanh trong chạy lao sau xuất phát để có
được tốc độ cực đại và cố gắng duy trì tới đích
Chạy 200m: Khác với chạy 100m, vận động viên xuất phát và chạy ngay vào
đường vòng ở nữa đầu cự li. Để thuận lợi cho xuất phát, bàn đạp xuất phát được bố

trí mép ngoài ô chạy theo hướng tiếp tuyến với đường vòng.
Khi chạy trên đường vòng vận động viên cần nghiêng toàn bộ cơ thể vào
phía trong để khắc phục cự li tâm. Việc tăng độ nghiêng thân về trái- vào trong cần
thực hiện dần dần.
Lúc vào chân phải ở thời điểm thẳng đứng gấp ở đầu gối ít hơn so với chân
trái.
Khi chạy trên đường vòng tốt nhất nên đặt chân gần với mép đường vòng và
hơi xoay bàn chân về trái.
Động tác đánh tay cũng hơi khác so với chạy trên đường thẳng.Tay phải
hướng vào trong nhiều hơn còn tay trái hơi hướng ra ngoài. Lúc này trục vai hơi
được xoay sang trái.
Ở những mét cuối cùng của đường vòng cần dần dần giảm độ nghiêng vào
trong của cơ thể để chuẩn bị chạy ra đường thẳng. Khi chạy 200m, nữa đầu cự li
nên chạy chậm hơn thành tích 100m tốt nhất trên đường thẳng của mình khoảng 0,1
– 0,3 giây.
Chạy 400m: được thực hiện với cường độ tương đối nhỏ hơn so với chạy
2
100m và 200m. Độ nghiêng của cơ thể trên đường vòng cũng ít hơn; độ dày


bước ngắn hơn ( khoảng 7 – 8 bàn chân)
Xuất phát trong chạy 400m cũng tương tự như chạy 200m. Sau khi đạt
được tốc độ cần thiết. vận động viên chuyển sang bước chạy thoải mái và cố
gắng duy trì tốc độ đã đạt được càng lâu càng tốt.
Cần cố gắng vượt qua cự li với nhịp điệu tương đối đều. Vận đọng viên
chạy
400m cần chạy 100m đầu tiên với thời gian chậm hơn 0,3 – 0,5 giây so với
thành tích 100m của mình; chạy 200m đầu tiên chậm hơn 1,3 – 1,8 giây so với
thành tích 200m của mình.
Kĩ thuật chạy trong khoảng 300m đầu ít thay đổi. Ở 100m cuối cùng do

mệt mỏi, kĩ thuật chạy thay đổi rõ rệt. Tần số bước chậm, độ dài bước cũng
giảm đi.
b. Phương pháp giảng dạy kĩ thuật chạy cự li ngắn:
Chạy cư li ngắn bao gồm: 60m, 100m, 200m, 400m. Kĩ thuật chạy cự li
ngắn thường được tiến hành giảng dạy sau khi đã dạy kĩ thuật cự li trung bình và
dày. Trình tự các bước giảng dạy được tiến hành như sau:
Bước 1: xây dựng khái niệm kĩ thuật và tìm hiểu đặc điểm chạy của người
học thông qua các biện pháp chủ yếu sau:
- Giáo viên phân tích và làm mẫu kĩ thuật.
- Cho xem phim, ảnh kĩ thuật ( đúng và sai, toàn bộ và chi tiết động tác).
- Cho người học chạy lặp lại 30 – 50m, giáo viên nhận xét ưu nhược điểm
của từng người.
Bước 2: Dạy kĩ thuật chạy trên đường thẳng thông qua các biện pháp sau:
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc ( tăng dần
cự li, tầng số và độ dài bước chạy).
- Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính, từ 60m – 70m.
- Tập đánh tay (đứng tại chỗ,tăng dần biên độ và tầng số động tác).
- Chạy biến tốc các đoạn ngắn ( 40m – 60m).


Bước 3: Dạy kĩ thuật chạy trên đường vòngvới những biện pháp sau:
- Giáo viên phân tích và làm mẫu kĩ thuật.
- Chạy trên đường vòng có bán kính lớn ( ô chạy thứ 5,6) sau đó thu hẹp
dần (ô chạy thứ 3,2,1) với tốc độ khoảng 70% - 80% tốc độ tối đa.
- Chạy tăng tốc từ đường thẳng vào đường vòng (60m – 80m)
- Chạy tăng tốc từ đường vòng ra đường thẳng (60m – 80m).
- Chạy lặp lại 200m với tốc độ 70% - 80% tốc độ tối đa
Bước 4: Dạy kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao thông qua các biện pháp sau:
- Giới thiệu cách đóng bàn đạp và tập đóng bàn đạp
- Thực hiện động tác theo khẩu lệnh “ vào chỗ”, “sẵn sàng”.

- Tự xuất phát không có khẩu lệnh.
3
- Xuất phát thấp với tín hiệu chạy khác nhau (tiếng hô, tiếng súng phát
lệnh, tiếng còi)
- Xuất phát thấp và chạy lao 30m – 40m
Bước 5: Dạy chuyển tiếp từ chạy lao sang chạy giữa quảng thông qua các
biện pháp sau:
- Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính
- Xuất phát thấp, chạy lao rồi chạy theo quán tính
- Chạy biến tốc các giai đoạn (50m – 60m)
- Chạy 60m xuất phát thấp
Bước 6: Dạy kĩ thuật xuất phát thấp đầu đường vòng thông qua những biện
pháp sau:
- Hướng dẫn cách đóng bàn đạp đầu đường vòng.
Xuất phát và chạy lao 20m – 25m đầu đường vòng (vị trí xuất phát cự li
200m – 400m).
- Chạy 200m xuất phát thấp.


Bước 7: Dạy kĩ thuật về đích thông qua các biện pháp sau:
- Giới thiệu và làm mẫu kĩ thuật.
- Chạy chậm 6m – 10m làm động tác đánh đích.
- Chạy tăng tốc độ 15m – 20m làm động tác đánh đích.
- Chạy 50m làm động tác đánh đích.
Bước 8: Hoàn thiện kĩ thuật chạy cự li ngắn thông qua các biện pháp sau:
- Chạy 30m xuất phát thấp (lặp lại)
- Chạy 50m,100m xuất phát thấp với toàn bộ kĩ thuật (từ 80% - 100% tốc
độ tối đa).
- Chạy 100m, 200m, 400m với toàn bộ kĩ thuật.


4


C. KẾT LUẬN:
1 . Kết quả:
Qua các tiết dạy ở lớp. Tôi nhận thấy các em có nhiều tiến bộ, có ý
thức hơn trong luyện tập. Các bài kiểm tra liên quan đến kiến thức này các
em đều có kết quả Đạt.
Kết quả cụ thể ở bài kiểm tra như sau:

NĂM HỌC
2012 – 2013 ( Chưa áp dụng đề

KẾT QUẢ ĐẠT
65%

tài)
2013-2014( mới áp dụng đề tài)
2014 – 2015 ( Đã áp dụng đề

75%
90%

tài)
2. Tóm lại, việc học môn thể dục trong nhà trường phổ thông là một động lực
quan trọng để góp phần hoàn thiện thể chất, ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc
đẩy các mặt giáo dục khác phát triển.
Vì vậy, mỗi giáo viên chúng ta cần trao dồi kiến thưc, tự hoàn thiện mình, tìm
ra những phương pháp soạn giảng, luyện tập phù hợp khắc phục khó khăn để đưa
chất lượng giáo dục thể chất ngày càng phát triển.

Đề tài này tuy đã hoàn thành nhưng không thể tránh hạn chế thiếu sót, mong
sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, ban giám khảo và hội đồng khoa học .
Phước Long, ngày 13 tháng 02 năm 2015
Người viết sáng kiến


TRẦN DUY PHƯƠNG

5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẠC LIÊU
PHẦN ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI
1.Kết quả chấm điểm: ……/100 điểm.
a. Nội dung:
- Tính khoa học: ………………../25 điểm
- Tính mới:………. ……………./20 điểm
- Tính hiệu quả:………. ………./ 25 điểm
- Tính ứng dụng thực tiển:……. /20điểm
b.Về hình thức:………………………/ 10 điểm


2. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại của Hội đồng nghiệm thu SKKN của trường ,
Hiệu trưởng trường THPT VÕ VĂN KIỆT thống nhất và công nhận SKKN.
Xếp loại:………

Phước long, ngày….. tháng…..năm 2015

HIỆU TRƯỞNG



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẠC LIÊU
PHẦN ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI
1.Kết quả chấm điểm: ……/100 điểm.
a. Nội dung:
- Tính khoa học: ………………../25 điểm
- Tính mới:………. ……………./20 điểm
- Tính hiệu quả:………. ………./ 25 điểm
- Tính ứng dụng thực tiển:……. /20điểm
b.Về hình thức:………………………/ 10 điểm
2. Căn cứ kết quả đánh giá, xét duyệt của hội đồng khoa học ngành giáo dục và đào
tạo. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo Bạc Liêu thống nhất công nhận sáng kiến
kinh nghiệm và xếp loại…………..

Bạc liêu, ngày….. tháng…..năm 2015
GIÁM ĐỐC



×