Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN hướng dẫn học sinh yếu phân tích tác phẩm truyện dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.07 KB, 12 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
- Học tập Là hoạt động có liên quan đến nhận thức tư duy, luôn được
định hướng, thúc đẩy, điều khiển một cách có ý thức tự giác, hình thành
những năng lực mới để hoàn thiện nhân cách của người học. Người học phải
biết cách tiếp cận tác phẩm văn học dân gian thì việc học tập mới có hiệu quả
nhất là học sinh yếu. Hướng dẫn cho học sinh biết tự mình tiếp cận tác phẩm
truyện dân gian, phân tích tốt tác phẩm chuyện dân giang có ý nghĩa và vai
trò quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của quá trình học tập. Hoạt
động hướng dẫn học sinh yếu biết cách tiếp cận tác phẩm truyện đòi hỏi
người hướng dẫn phải nhiệt tình, biết được đối tượng học sinh yếu ở những
điểm nào để tác động đúng; phía người học phải tự giác, tích cực chủ động
hợp tác, thống kê những tác phẩm đã học ở các lớp trước, sưu tầm, tìm hiểu
những tác phẩm ngoài chương trình. Hướng dẫn học sinh yếu phân tích tác
phẩm truyện dân gian được đặt ra như một nhu cầu cần thiết để nâng cao chất
lượng học tập của học sinh..
- Xuất phát từ cơ sở thực tiễn, tôi viết trong sáng kiến kinh nghiệm của
mình chủ yếu đi vào một vấn đề: Đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh yếu
phân tích tác phẩm truyện dân gian nhằm mục đích nâng cao chất lượng giờ học
và phù hợp với dạy học tích cực, học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập.
- Từ đầu năm học 2014 – 2015 cho đến kết thúc học kì I, việc áp dụng
đổi mới phương pháp tiếp cận tác phẩm truyện dân gian trong chương trình Ngữ
Văn lớp 10 đã có hiệu quả. Sáng kiến kinh nghiệm này được viết trên cơ sở khoa
học, thực tế quá trình dạy của bản thân.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng là học sinh yếu lớp 10
Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm truyện dân gian

B. NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận
Sáng kiến kinh nghiệm


Trang 1


- Giáo dục nước ta hiện nay đã và đang không ngừng đổi mới về phương
pháp, về tư duy trong dạy và học để thích nghi với thế giới đang rất nhiều biến
động. Văn học cũng nằm trong xu thế đổi mới ấy. Các nhà nghiên cứu, những
người yêu văn chương luôn đặt ra câu hỏi phải làm thế nào để trả môn văn trở về
với vị trí xứng đáng của nó khi mà có một thực tế đáng buồn rằng: người ta quay
lưng lại với văn chương nhà trường? Phải chăng là do tư duy, do phương pháp
trong việc tiếp cận, dạy và học văn vẫn theo những lối mòn xưa cũ không bứt
phá lên được. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp tiếp cận văn
bản.
- Hiện nay, xã hội đặt ra cho giáo dục và đào tạo không chỉ đào tạo ra
nguồn nhân lực thông thạo về lý thuyết mà còn phải biết vận dụng kiến thức ,
ứng dụng những kiến thức đó vào thực tiễn đời sống. Để đáp ứng yêu cầu đó,
các em phải đổi mới phương pháp học, nâng cao khả năng tự học, phát huy tính
chủ động sáng tạo..
- Trường phổ thông trung học Võ Văn Kiệt rất quan tâm đến vấn đề đổi
mới phương pháp dạy và học nên đã phát động phong trào mỗi em học sinh có
góc học tập ở nhà và được các bậc phụ huynh đồng tình. Các thầy cô giáo đã đến
từng gia đình học sinh để kiếm tra và động viên tinh thần học tập của các em.
Hai năm nay trường phát động phong trào các lớp thi đua viết bài thi vận dụng
kiến thức liên môn xử lý tình huống thực tiễn đời sống. Các tổ bộ môn đều có
chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy- học mục đích giúp học sinh chủ động
nắm bắt kiến thức bài mới.
II. Thực trạng vấn đề học sinh phân tích tác phẩm truyện dân gian:
-

Hiện nay, vẫn phổ biến cách dạy văn học dân gian (VHDG) như văn


học viết (VHV), tức là chỉ phân tích tác phẩm VHDG trên ngôn từ của văn bản
và áp dụng một cách máy móc thi pháp của VHV chứ không phải thi pháp của
VHDG để tìm hiểu tác phẩm. Cách dạy này đã biến VHDG thành VHV. ở đây,
người dạy đã tự ý “phủ” lên tác phẩm dân gian màu sắc hiện đại hoá và tước bỏ
đi sắc thái phôncơlo vốn là vẻ đẹp độc đáo và ý vị nhất của những câu chuyện cổ
tích, những câu tục ngữ, bài vè, v.v… Nhiều giáo viên vẫn còn dạy tác phẩm
Sáng kiến kinh nghiệm
Trang 2


VHDG một cách đơn giản như phân chia nhân vật cổ tích thành hai tuyến Thiện
– ác, và gán cho nhân vật cuộc sống nội tâm phức tạp như nhân vật trong các
cuốn tiểu thuyết v.v…
- Giáo viên ít chú ý hướng dẫn học sinh phương pháp phân tích tác phẩm
truyện dân gian chỉ chú ý phân tích những mâu thuẫn xung đột có tính kịch,
phân tích nhân vật, ý nghĩa và bài học rút ra. Những học sinh yếu chỉ thụ động
học thuộc nội dung bài học.
- Qua việc thu thập thông tin về cách tiếp cận tác phẩm truyện dân gian
của những năm học ở cấp THCS, tôi được các em học sinh lớp 10 C9 cho biết
chỉ thụ động học thuộc những điều giáo viên hướng dẫn về nội dung và nghệ
thuật các câu chuyện dân gian.
- Thực tế kiểm tra cách pha6nn tích tác phẩm truyện dân gian của đối
tượng học sinh lớp này, tôi nhận thấy toàn bộ học sinh trong lớp đều chưa biết
cách tiếp cận tác phẩm truyện dân gian và chưa có ý thức tự giác tìm phương
pháp tiếp cận.
III. Có nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến thực trạng trên:
- Do sự hướng dẫn của thầy cô giáo bộ môn chưa thật rõ và sát với đối
tượng này.
- Do tính tự giác của các em chưa được phát huy, không có được sự quan
tâm động viên, nhắc nhở và giúp đỡ của mọi người.

- Hạn chế về nhận thức dẫn đến lười học, lâu ngày kiến thức mai một, kỹ
năng diễn đạt không được thường xuyên rèn luyện.
- Kỹ năng phân tích tác phẩm văn học chưa tốt, có em chưa biết bắt đầu từ
đâu và phân tích cái gì.
IV. Nội dung, phương pháp, biện pháp
Sau khi tiến hành thu thập thông tin và kiểm tra việc tiếp cận các văn bản
văn bản truyện dân gian đã học của các em học sinh lớp 10C9 ( đây là lớp tuyển
sinh thêm, đa số học sinh ý thức học tập chưa tốt, yếu về nhiều mặt), giáo viên
tiến hành công việc hướng dẫn chung cho cả lớp:
Sáng kiến kinh nghiệm
Trang 3


1.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của từng thể loại, nhân vật, mục
đích sáng tác:
TT

Thể

Đặc điểm

Nhân vật

1

loại
Thần

-Tác phẩm tự sự dân gian


Chủ yếu là Thể hiện khát vọng

thoại

- Thường kể về các vị thần

các

2

- Giải thích tự nhiên
Truyền - Tác phẩm tự sự dân gian
thuyết

Mục đích sáng tác

thần chinh phục thiên

linh
nhiên
Con người Thể hiện sự ngưỡng

- Kể về các sự kiện và nhân lịch sử

mộ đối với những

vật lịch sử được lý tưởng hóa

người có công đối
với dân tộc hoặc


3

cộng đồng
Truyện - Tác phẩm tự sự dân gian có Con người Vạch mặt những kẻ
cổ tích cốt truyện và hình tượng nhân bính

4

5

gian trá, đề cao tinh

vật được hư cấu có chủ định thường,

thần nhân đạo và

về một vấn đề đạo đức hoặc xã Loài vật...

lạc quan của con

Tuyện

hội nào đó
- Tác phẩm tự sự dân gian Loài

người.
vật, - Phê phán những

ngụ


thường mượn chuyện loài vật, đồ vật,...

thói hư tật xấu...

ngôn

đồ vật... làm ẩn dụ để kể

- Rút ra những bài

chuyện con người

học về đạo lý của

con người.
Truyện -Tác phẩm tự sự dân gian ngắn Con người Giải trí và phê phán
cười

- Kết cấu chặt chẽ

những thói hư, tật

- Luân sử dụng tiếng cưới

xấu của con người

trong phản ánh hiện thực
và xã hội
-Trên cơ sở nắm được đặc đểm của từng thể loại học sinh ý thức về sự

khác nhau cơ bản của chúng, từ đó phân tích đúng tác phẩm.
- Trên lớp: Ngay từ bài khái quát giáo viên sử dụng nhiều thời gian để
hướng dẫn tỷ mỳ để học sinh nắm chắc, bước đầu biết phân biệt các loại truyện
đã học ở chương trình THCS. Vì học sinh yếu nên giáo viên cần nhắc nhiều lần,
thường xuyên kiểm tra uốn nắn giúp các em nhận thức đúng nhớ lâu.
Sáng kiến kinh nghiệm
Trang 4


- Nhất thiết phải lấy ví dụ minh họa bằng các tác phẩm các em đã học để
các em dễ hiểu.
- Ở nhà: Đối với các tác phẩm được học trong chương trình nhất thiết
phải yêu cầu học sinh đọc kỹ phần tiểu dẫn để nắm đặc điểm, các dị bản.
2. Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm truyện dân gian
2.1. Hướng dẫn chung
- Dù ngắn hay dài đon giản hay phức tạp thì mẫu truyện dân gian cũng là
một tác phẩm hoàn chỉnh có tên chuyện, cốt truyện, nhân vật, kết cầu... Đó là
những yếu tố, những điểm tựa tư duy của người tiếp nhận truyện dân gian.
- Ở tuổi mười bốn mười lăm là lứa tuổi ít thích truyện dân gian nhất bời vì
đây là lứa tuổi hết dại nhưng chưa khôn hết nhỏ những chưa lớn mà truyện dân
gian, nói chung lại thích hợp với hai đối tượng cách xa nhau đó là trẻ nhỏ và
người lớn.
- Đối tượng học sinh yếu việc phân tích tác phẩm truyện gặp nhiều khó
khăn nên từng bước hướng dẫn các em, lúc đầu hướng dẫn chung cho cả lớp sau
đó yêu cầu các em đã hiểu chỉ lại cho bạn minh. Công việc hướng dẫn phải
thường xuyên , liên tục. Thời gian hướng dẫn dùng một phần trong giờ tự chọn
và giờ đọc văn phần hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
- Đối với bài có trong chương trình chính khóa học sinh soạn bài theo câu
hỏi hướng dẫn học bài đồng thời lưu ý tìm các yếu tố sau:
a. Tên truyện:

- Trước khi vào phân tích các em cần chú ý tên truyện, tìm hiểu ý nghĩa
của tên truyện. Tên truyện thường có dị bản. Khi có dị bản về tên truyện thì
không thể bỏ qua, ví nó báo hiệu cho sự kết thúc khác nhau của chủ đề và nội
dung của tác phẩm.
- Ví dụ: truyện An Dương Vương có đến sáu tên gọi khác nhau, mà tên
nào củng tương đối phổ biến và củng tiêu biểu cho truyện này, không làm cho
người nghe, người đọc nhấm với truyện khác: truyện An Dương Vương, Thần
Kim Quy ( hay Rùa vàng), (truyện Mị Châu Trọng Thủy, truyện Loa Thành,
truyện Nỏ Thần, truyện Ngọc Trai , Nước Giếng).
Sáng kiến kinh nghiệm
Trang 5


b. Cốt truyện:
- Ở truyện cổ dân gian, cốt truyện có vai trò quan trọng nhiều so với vai
trò của yếu tố này trong truyện ngắn. Bời vì khi mà hình thức ngôn ngữ của tác
phẩm không ổn định thì cốt truyện là tất cả. Cốt truyện bao gồm tất cả mọi nhân
vật và mọi yếu tố ổn định trong truyện.
- Trong truyện kể dân gian thường có những yếu tố phi cốt truyện (tức là
những yếu tố nằm ngoài cốt truyện do người kể hoặc người sưu tầm ghi chép
thêm vào theo quan điểm và sự nhận thức của họ.
- Ví dụ ở truyện An Dương Vương có chi tiết người đời sau mò ngọc trai
ở biển Đông rửa vào nước giếng ở thành cổ loa, nơi Trọng Thủy tự tử thì thấy
ngọc trai sáng hơn. Nếu dựa vào chi tiết này để đành giá nhân vật Mị Châu,
Trọng Thủy và chủ để của tác phẩm thì không có cơ sở do đó không thuyết
phục.
c. Nhân vật :
Nhân vật Là yếu tố quan trọng của truyện kể dân gian vừa nằm trong cốt
truyện kể, vừa có tính độc lập tương đối so với cốt truyện. Nói chung ở truyện
dân gian kể xuôi, tính độc lập của nhân vật ít hơn so với tiểu thuyết. Vì ở đây

không có những phần miêu tả ngoại hình và nội tâm nhân vật, chỉ có hành động
và thỉnh thoảng mới có một số nhân vật có một số câu nói ổn định bằng văn vần.
Khi phân tích nhân vật củng chỉ nên căn cứ vào những yếu tố ổn định như tên
nhân vật hành đông (bao hàm việc làm, lời nói cố dịnh bằng văn vần nếu có),
diện mạo hình thù nếu được kể thống nhất trong nhiều dị bản. Ví dụ: Thạch
Sanh mặt đỏ, Mặt xanh, dáng khổ; Sọ Dừa ở trong cốt sọ. Công cụ lao động và
khí cụ của nhân vật: Thạch Sanh có đàn, rìu, dao, niêu. Vợ Sọ Dừa có con dao
và hai quả trứng gà trống trao cho trước khi đi xứ), nghề nghiệp trong gia đình
và trong xã hộic (cô Tấm là con chồng ở với dì ghẻ có tài bắt cá, têm trầu...)
d. Yếu tố tương đối ổn định như :
- Lời mở đầu, kết thúc truyện thường có trong truyện cổ tích, những câu
văn vần xen vào câu truyện kể xuôi, có khi là lời nhân vật, có khi là lời của
người kể chuyện. Ngoài ra những mô típ truyền thống quen thuộc, những nhân
Sáng kiến kinh nghiệm
Trang 6


vật thần kì, vật thiêng (như quả thị cây xoan đào, đôi giầy trong truyện Tấm
Cám; Cây tre trăm đột trong truyện cùng tên; cây khế, cài túi ba gang trong
truyện cây khế... cũng là yếu tố ổn định cần bám vào trong quá trình phân tích
như vậy việc truyện dân gian không có hình thức ngôn ngữ cố định như ca dao.
Nếu không biết cách tìm và khai thác những yếu tố tương đối ổn định nói trên
thì việc phân tích truyện dân gian sẽ rơi vào hai khả năng hoặc là bế tắc, hoặc sẽ
phân tích tùy tiện thiếu căn cứ.
- Chủ đề là nơi sung yếu nhất của việc phân tích truyện khơi ra được một
nét mới dù rất nhỏ về chủ đề của một tác phẩm sẽ làm cho toàn bộ hoạt động
phân tích, nhận thức tác phẩm ấy, có cái mới, có sự cải tiến. Ngược lại khám phá
mới mẻ về các yếu tố cục bộ trong tác phẩm như nhân vật, kết cấu... cũng góp
phần phát triển đổi mới nhận thức việc phát hiện và lí giải chủ đề của một truyện
dân gian đòi hỏi người tiếp nhận phải vận dụng linh hoạt những hiểu biết về các

lĩnh vực có liên quan đến tác phẩm ấy. Trong đó việc vận dụng hiểu biết về thể
loại và chức năng cụ thể của các loại truyện dân gian có một vai trò rất đáng kể
bởi vì thể loại và chức năng cụ thể của thể loại vừa là sản phẩm của hoàn cảnh
lịch sử xã hội (xét về mặt thời gian), vừa là sản phẩm của từng địa phương, từng
khu vựa nhất định ( xét về mặt không gian). Cho nên chú ý đền chúng là gián
tiếp chú ý đến hoàn cảnh và điều kiện sinh thành tồn tại của tác phẩm. Chẳng
hạn, có đặt truyện Thánh Gióng và truyện An Dương Vương vào thể loại truyền
thuyết dân gian và có thể chú ý đến chức năng cụ thể của thể loại này thì mới Có
điều kiện để xem xét cốt truyện, nhân vật trong tác phầm mà tìm ra chủ đề của
chúng.
- Chức năng chủ yếu của truyền thuyết dân gian là nhận thức lí giải là
phản ánh lịch sử. Chủ để của hai truyện trên không thể nằm ngoài chức năng ấy
cuả thể loại mà chúng được coi là tiêu biều và xuất sắc nhất
- Đối với thể loại cổ tích, việc tìm và phân tích chủ đề lại có những khó
khăn và thuận lợi riêng của nó. Hệ thống chủ để của các tác phẩm trong thể loại
này phong phú và đa dạng hơn nhiều so vói thần thoại và truyền thuyết. Vì chức
năng cơ bản của nó không phải là nhận thức, lí giải và chinh phục tự nhiên và
Sáng kiến kinh nghiệm
Trang 7


nhận thức phản ánh lịch sử mà chủ yếu phản ánh và nhận thức những xung đột
trong gia đình và xã hội thuộc các thời kì khác nhau, kể từ khi xã hội cộng sàn
nguyên thủy tan rã, gia đình phụ quyền hình thành cho đến mãi về sau. Có thể
nói chừng nào mà xã hội còn có giai cấp đối kháng và gia đình phụ quyền còn
tồn tại thì chừng ấy, thể loại cổ tích vẫn còn đất sống.
- Truyện Tấm Cám, Cây tre trăm đốt,... có nội dung và phong cách nghệ
thuật khá gần nhau, cho nên làm sao nêu rỏ được cái hay riêng về nội dung và
hình thức của từng tác phẩm.
-Để thực hiện điều đó, ta cần đi sâu vào cốt truyện và kết cấu chiều sâu

của hình tượng và từng yếu tố ổn định của nó, tiến hành phân tích so sánh một
cách nghiêm túc, công phu. Ví dụ ờ truyện Tấm Cám nếu chỉ coi chủ đề là vấn
đề xung đột dì ghẻ con chồng thì đúng, nhưng chưa đủ. Từ cái tên truyện đến
các chi tiết quan trọng trong truyện đều nói lên điều đó. Cái khuynh hướng “truy
tìm thủ phạm chính”- kẻ đầu sỏ một cách quan liêu, công thức trước đây hình
như đã ít nhiều chi phối việc chi phối phân tích đánh giá chủ đề và nhân vật của
truyện.
-Tại sao nhân dân ta lại gọi truyện Tấm Cám chứ không gọi là truyện
“Tấm” hay truyện “Dì ghẻ con chồng”?
-Tại sao Tấm sau khi chết lại phãi thốt lên những lới nguyền rủa Cám
như:
Giặt áo chồng tao
Phơi lao, phơi xào
Chớ phơi bờ rào
Tao cào mặt ra
hoặc:
Kẽo cà kẽo kẹt
Lấy chanh chồng chị,
Chị khoét mắt ra.
-Tại sao tác giả dân gian lại để chi Tấm chừng trị cám một cách nặng nề,
khốc liệt, đến nỗi trở thành vấn để phải băn khoăn, bàn cãi đối với nhiếu người.
Sáng kiến kinh nghiệm
Trang 8


- Nếu chỉ quan niệm chủ đề của truyện Tấm Cám là vấn đề xung đột dì
ghẻ con chồng thì không thể nào giải đáp được thỏa đáng những câu hỏi nói
trên. Nếu chỉ có mâu thuẫn dỉ ghẻ con chồng thì vấn đề sẽ trở nên đơn giản và
dễ giải quyết. Nhưng lại là mâu thuẫn giữa hai đứa con cùng cha khác mẹ tức là
người cùng thế hệ. Do đó cuộc đấu tranh ở đây vô cùng phức tạp và gay gắt. Nó

diễn ra liên tục từ thấp đến cao từ hẹp đến rộng từ trong nhà ra hội làng đến
cung vua, hết kiếp này đến kiếp khác, mạ con nhà Cám giết Tấm, rồi Tấm lại trả
thù.
- Các sự việc rất đơn giản: Càm lừa Tấm, chút sạch dỏ cá của tấm để kiếm
phần thưởng yếm đỏ nó bộc lộ rõ chân tướng của nhân vật Cám. Cuộc đấu tranh
giữa hai chị em, cuộc xung đột “Tấm-Cám” (như cái tên mà tác giả đặt cho tác
phẩm này) cuộc đấu tranh vừa gia đình, vửa xã hội, vừa có tính chất huyết tộc,
vừa có tính chất giai cấp càng thêm phức tạp gay gắt.
* Quá trình tìm hiểu phân tích truyện dân gian diễn ra theo các bước
sau:
1 Xác định thể loại, hoàn cảnh ra đời, tên truyện
2 Xác định cốt truyện của dị bản được phân tích
3 Phân tích chủ đề của truyện
4 Phân tích các nhận vật
5 Rút ra giúa trị nội dung tác phẩm
6 phân tích đăc điềm hình thứ nghệ thuật của truyện
7 Rút ra ý nghỉa và tìm ra mối liên hệ giữa tác phẩm mối liên hệ giữa tác
phẩm văn học với cũa sống hiện tại của nhân dân
2.2. Hướng dẫn cụ thể
Đối với văn bản được học trong chương trình được hướng dẫn cụ thể chi
tiết bằng ngững câu hỏi ngắn gọn để học sinh dễ tìm hiểu như sau:
a. Truện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
- Văn bản có xuất xứ từ đâu?
- Hãy tóm tắt cốt truyện ? cốt truyện có mấy phần?
- Truyện thuộc thể loại nào? Xác định chủ đề?
Sáng kiến kinh nghiệm
Trang 9


- Truyện gắn với di tích lịch sử nảo?

- Văn bản có mấy đoạn, ý mỗi đoạn?
- Tìm những chi tiết An Dương Vương xây thành?
- Vì sao An Dương Vương được thần linh giúp đỡ?
- Thành có tên gọi là gì ? Vì sao có tên gọi ấy?
- Trước khi ra về, Rùa vàng khuyên vua điều gì? Vậy phép trị nước tối ưu
thao tác giả dân gian là gì?
- Vì sao An Dương Vương mất nước?
- Vì sao dân gian lập đền thờ mị Châu?
- Bài học lịch sử?
- Giữa Mị Châu và Trọng Thủy?
- Nhận xét tính cách của ba nhân vật?
b/ Tam Đại con gà
- Thể loại?
- Văn bản có mấy nhân vật? Nhân vật nảo đáng bị cười vì sao?
- Những tình huống cho thấy thầy đồ rởm bị đặt vào thế bí?
- Thầy giải thoát bằng cách nào? Gọi tên tình huống truyện
- lời kể taop5 ra tiếng cười thể hiện qua những chi tiết nào?
- Nhận xét cách lập luận về tam đại con gà?
-Câu chuyện chế ngiễu điều gì?
- Vì sao truyện lại chế giểu tầng lớp trên? Có phải thầy đồ nào cũng xấu
không?
3. Biện pháp thực hiện
-Tranh thủ những tiết học tự chọn giáo viên hướng dẫn chung cho học
sinh vừa hướng dẫn vừa như tâm tình để các em thấy được sự cần thiết nâng
cao khả năng phân tích tác phẩm của bản thân. Thường xuyên kiểm tra, động
viên đôn đốc, uốn nắn. Trong các giờ học giáo viên quan sát cả lớp để có thể
nắm được sự tiến bộ của từng em, động viên khích lệ kịp thời khi các em có biểu
hiện tiến bộ.
Sáng kiến kinh nghiệm
Trang 10



- Hướng dẫn các em tự học ở nhà giáo viên tạo những câu hỏi gửi cho các
tổ để học sinh soạn bài, rèn luyện thành thói quen theo hướng tiếp cận mới, thời
gian 5 phút cuối giờ chỉ gợi ý để các em biết thêm. Những ngày có tiết học văn,
trong 15 phút đầu giờ, các em là tổ trưởng thường hỏi bạn xem việc soạn của
bạn như thế nào báo cáo lại với thầy tình hình tự học, tự phân tích văn bản theo
hướng. Khi kiểm tra bài cũ thầy giáo vừa kiểm tra bài soạn vừa uốn nắn vừa
khích lệ những em làm tốt.
4. kết quả
Sau một học kỳ hướng dẫn, khiểm tra uốn nắn , tôi nhận thấy học sinh có
sự tiến bộ rõ :
Trước hết là tạo được thói quen và năng lưc phân tích tác phẩm văn học
dân gian, không khí lớp học bớt nặng nề nhiều em bắt đầu yêu thích môn học, có
tinh thần tự giác , tích cực học tập, có 100% học sinh soạn bài, chất lượng bài
soạn dần được cải thiện.
Chất lượng bài kiểm tra học kỳ cao hơn so với bài kiển tra định kì trước
đó 9% đặc biệt bài kiểm tra học kỳ không có học sinh bị điểm kém, có 12 em cải
thiện điểm trong đó có 5 em đạt điểm khá. Trung bình môm học kỳ xếp loại
trung bình trở lên đạt 70% trong đó có 5% xếp loại khá.
- Những kinh nghiệm rút ra: Trong quá trình dạy và học luôn có sự tác
động qua lại với nhau, Thầy giáo có hay đến đâu khi học sinh của mình không
chịu chủ động, tích cực học tập thì kết quả sẽ không cao. Riêng đối tượng học
sinh yếu càng có nhiều lý do để không tự giác học tập, ngại khó, ngại khổ hay
do nhận thức chậm, tự ti,... Người giáo viên cần điều tra rõ nguyên nhân , tâm
tư của mỗi học sinh từ đó tác động vào từng đối tượng cụ thể. Đối tượng là học
sinh yếu ta tác động từ từ từng bước, yêu cầu đối với các em thật nhẹ nhàng ,
không tạo cảm giác nặng nề, khó khăn, luông vui vẻ động viên dù các em làm
chưa được. Trong quá trình hướng dẫn học sinh yếu phân tích tác phẩm truên
dân gian , ta nhận thấy ở các em có sự chuyển biến nhỏ là ta đã thành công.

5. Khả năng ứng dụng , triển khai kết quả của SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
Trang 11


Có khả năng vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào dạy học đối tượng
học sinh trung bình và học sinh yếu kém.

C. KẾT LUẬN
Để đảm bảo chất lượng dạy học phải đảm bảo ba khâu thống nhất với
nhau đó là: nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy của giáo viên và sự
tự giác học tập của học sinh. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giảng dạy ta cần
chú ý rèn luyện cho học sinh thói quen và năng lực cảm thụ, hướng dẫn cho học
sinh các cách học. Nhiệm vụ của người giáo viên giúp các em nắm được tri thức
chương trình môn học bên cạnh đó cần hướng dẫn cho các em phương pháp nắm
tri thức. Kết quả của quá trình học tập phần lớn là do việc hướng dẫn tận tình và
sự tự giác, tích cực của các em quyết định.
Phước long, ngày 14 tháng 02 năm 2015
Người thực hiện

Tống văn Phượng

Sáng kiến kinh nghiệm
Trang 12



×