Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

hoạch định marketing nhà máy nhựa tiền phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.14 KB, 36 trang )

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ảnh hưởng đến tập tính của từng cá nhân thông qua các chuẩn mực về đạo đức,
các nghi lễ tập tục, các quy định của cộng đồng, tôn giáo. Những tác nhân này ảnh
hưởng tới người tiêu dùng thông qua quá trình học tập ở nhà trường và giao tiếp với xã
hội. Bởi vậy, khi sản phẩm được đưa vào một thị trường mới cần lưu ý các hoạt động
marketing sao cho phù hợp.Tránh hiện tượng bị bài xích. Do vậy, vai trò của marketing
là việc sử dụng hệ thống các phương pháp và kĩ thuật được thực hiện nhằm thu thập,
phân tích và xử lý các thông tin một cách chính xác, khách quan về thông tin, từ đó giúp
các nhà kinh doanh đưa ra được chiến lược cũng như các quyết định marketing có hiệu
quả để nhằm tìm ra được những điều khách hàng cần, khách hàng muốn. Người làm
marketing có thể hình dung ra những thứ mà người tiêu dùng cần nhưng ngay chính bản
thân họ cũng không nhận ra được, và tổ chức có thể giảm bớt được rủi ro trong kinh
doanh, tìm kiếm được cơ hội mới, thị trường mới. Bởi vậy, marketing có vai trò rất quan
trọng trong đời sống xã hội hiện nay, nó mang lợi ích cho 3 phía: người bán, người tiêu
dùng và xã hội.
Mặt khác, vai trò của quản trị marketing đối với doanh nghiệp ngày nay giữ vị trí chủ
chốt trong quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của doanh nghiệp. Sản xuất kinh
doanh trong môi trường cạnh tranh quá khốc liệt, cùng với các yếu tố của môi trường
luôn thay đổi, do đó nhà kinh doanh luôn phải tìm kiếm cơ may của thị trường mà
không thể trông chờ vào sản phẩm hiện tại và thị trường hiện tại mãi được. Cơ may của
thị trường là có được một thị trường mới, một sản phẩm mới. Và để hoạch định một
chiến lược, một chương trình markerting, ngày nay các tổ chức không marketing đại trà
mà marketing tập trung hay marketing mục tiêu. Để làm được điều này trước hết phải
tiến hành phân tích các yếu tố của thị trường, phân đoạn thị trường, lựa chọn những
đoạn thị trường hấp dẫn nhất. Đối chiếu nguồn lực khả năng và sở trường của mình nên
thích nghi được đó là thị trường mục tiêu. Trên thị trường mục tiêu tiến hành định vị sản
phẩm của mình sao cho có lợi thế cạnh tranh lớn nhất. Đó là tất cả các quá trình phân
tích, lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra việc thi hành những biện pháp nhằm thiết lập, duy
trì, củng cố những việc trao đổi có lợi để đạt được những nhiệm vụ đã được xác định
của tổ chức (mở rộng thị trường, tăng khối lượng bán, tăng lợi nhuận). Thông qua


những điều trên thì vai trò của quản trị marketing gồm:
- Phân tích môi trường (bên trong và bên ngoài).
- Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu.
- Hoạch định chiến lược và chương trình marketing.
- Thực hiện và kiểm tra chương trình hoạt động marketing.
Bởi vậy, việc tìm hiểu marketing và quản trị marketing là một khâu quan trọng trong
quá trình thành lập và phát triển doanh nghiệp. Người làm marketing cần phải nhạy bén
với mối đe doạ và cơ hội của thị trường. Sau khi phân tích thị trường sẽ tìm ra được
nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức hay sản phẩm của tổ chức. Khi đó nhiệm vụ
của người làm marketing là chuyển các kế hoạch thành hoạt động cụ thể theo một lịch
Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
trình đã được lập: phân tích, nghiên cứu, hoạch định đến việc thực hiện chiến lược
marketing.
Mục đích của việc làm đồ án môn học quản trị marketing là nhằm tìm hiểu việc thực
hiện quá trình đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua sắm nguyên vật liệu, phân
tích một tác nhân hoặc nhóm các tác nhân kích thích có nguồn gốc bên trong hay tác
động bên ngoài làm xuất hiện nhu cầu tiêu dùng sản phẩm để đưa ra quyết định sản xuất
sản phẩm. Ngoài ra còn thực hiện các chiến lược định giá nhằm xâm nhập thị trường,
hiệu quả đồng vốn, mục tiêu hớt váng sữa, mục tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư, đạt lợi
nhuận trên loạt sản phẩm, phương án chỉ tiêu chất lượng…đánh giá và dự đoán nhu cầu
tiêu dùng sản phẩm.
Nhiệm vụ của đồ án môn học: “Hoạch định chương trình marketing năm 2011 cho
một sản phẩm ở công ty Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong”.
Nội dung chủ yếu sẽ được giải quyết trong đồ án môn học gồm:
- Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua.
- Xác định nhu cầu và quy mô của thị trường từ 2011 đến 2015 cho các sản phẩm.
- Hoạch định chiến lược marketing đối với một sản phẩm.
- Hoạch định chương trình marketing cho sản phẩm.
Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 2

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA TIỀN PHONG
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỰA TIỀN PHONG
1.1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY
Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong,
được thành lập từ năm 1960 với quy mô gồm 4 nhà xưởng chính: Phân xưởng cơ khí, phân
xưởng nhựa trong (polystyrol) và phân xưởng bóng bàn, đồ chơi. Ngày 19/05/1960, Nhà máy
Nhựa Thiếu niên Tiền phong chính thức khánh thành đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu:
Chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi dồng. Với ý nghĩa lịch sử thiêng liêng đó,
50 năm qua, tập thể CBCNV Công ty đã từng bước nỗ lực hết mình, phát huy tinh thần chủ
động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đưa Công ty từng bước phát triển vững mạnh đảm bảo hoàn
thành xuất xắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Trải qua nhiều thăng trầm, ngày 29/4/1993 với Quyết định số 386/CN/CTLD của Bộ Công
Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công Thương), nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được đổi tên
thành Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Theo đó Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong trở
thành một doanh nghiệp Nhà nước, sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo. Với mô hình tổ chức
mới, chủ động đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty đã mạnh dạn chuyển đổi mặt hàng
truyền thống từng nổi tiếng một thời nhưng hiệu quả thấp để chuyển hẳn sang sản xuất ống
nhựa PVC, PEHD…Từ những bước đi đúng đắn, vững chắc, sản phẩm của Công ty đã và đang
chiếm lĩnh thị trường bằng uy tín về chất lượng cũng như tính cạnh tranh về giá bán. Đến ngày
17/8/2004, công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã được chuyển đổi sang hình thức công ty Cổ
phần bằng quyết định số 80/2004/QD-BCN cảu bộ Công nghiệp. Đánh dấu một bước đi phát
triển mới của công ty.
Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,
Công ty đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới nhiều chủng loại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị
trường. Mặt hàng ống nhựa u. PVC, PEHD, PPR …dùng trong lĩnh vực cung cấp nước sạch,
tiêu thoát nước thải phục vụ nhu cầu dân dụng và sử dụng trong các ngành xây dựng, công
nghiệp, nông nghiệp…đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường

Với phương châm “Chất lượng là trên hết, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng”
thương hiệu Nhựa Tiền Phong đã được khẳng định trên thị trường có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Tiếp tục duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ, đồng thời lựa chọn đa
phương thức phục vụ nhằm tối đa nhu cầu khách hàng. Vì vậy trong những năm tới, công ty
chắc chắn sẽ duy trì được tốc độ phát triển cao, giữ vững và ngày càng mở rộng thị trường,
không chỉ thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, Công ty cũng đã đăng
ký bộ hộ nhãn hiệu hàng hóa 5 nước: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanma.
Doanh số xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực trong thời gian tới sẽ được đẩy mạnh,
riêng doanh số xuất khẩu sang nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào sẽ đạt từ 1.200.000 đến
1.800.000 USD/năm.
Với mạng lưới tiêu thụ gồm 6 Trung tâm bán hàng trả chậm và gần 300 đại lý bán hàng, sản
phẩm Nhựa Tiền phong đã và đang có mặt ở các miền trên cả nước. Đặc biệt tại miền Bắc, sản
phẩm Nhựa Tiền Phong sẽ chiếm 70-80% thị phần ống nhựa. Để hòa nhịp tốc độ phát triển của
đất nước, công ty phấn đấu doanh thu bán hàng, GTSXCN, lợi nhuận ròng và nộp ngân sách
năm sau sẽ tăng hơn năm trước từ 10-15%. Từng bước nâng cao đời sống của CBCNV, qua đó
tạo điều kiện để công ty thực hiện tốt công tác từ thiện và an sinh xã hội.
Từ những cố gắng và thành công đạt được trong suốt 50 năm qua, Công ty Nhựa Thiếu niên
Tiền phong đã vinh dự được Đảng và nhà nước trao tặng những danh hiệu cao quý. Đó là:
Huân chương độc lập hạng Ba (2010); danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới
(1994-2005); Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Nhiều năm liền được nhận Cờ thi
Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 3
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
đua xuất sắc của chính phủ, bộ Công Nghiệp, Tổng LĐLĐ Việt Nam, UBND thành phố Hải
Phòng; bằng khen của chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam. Bên cạnh đó là
127 Huy chương vàng tại cá kỳ hội chợ hàng công nghiệp Quốc tế và trong nước, được người
tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt nam chất lương cao ”; 02 cúp Bạc và 02 giải Quả cầu vàng
Bông sen vàng năm 2002, cúp “Vì sự nghiệp xanh Việt nam” năm 2003, cúp “Vì sự phát triển
cộng đồng” năm 2004; “Cổ phiếu vàng Việt Nam” năm 2009; Giải thưởng “Top 20 Nhãn hiệu
nổi tiếng Việt Nam ” năm 2010. Công ty còn là 1 trong 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
năm 2008; là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu của thành phố Hải phòng năm 2001, 2003,

2004, 2005, 2008, 2009 và còn rất nhiều các danh hiệu dành cho cá nhân và tập thể khác. Đặc
biệt năm 2010 Công ty giành giải thưởng Sao Vàng Đất Việt dành cho top 10 thương hiệu nổi
tiếng.
Luôn sát cánh cùng sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngày hôm nay, các thế hệ CBCNV
công ty Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong có quyền tự hào về những thành tựu mà công ty đạt
được. Đó là niềm vinh dự và cũng là động lực để công ty vươn cao, vươn xa hơn trên thị
trường trong nước và quốc tế.
1.1.2: CÁC SẢN PHẨM MÀ CÔNG TY ĐANG SẢN XUẤT:
Công ty chủ yếu sản xuất sản xuất ống nhựa, sản phẩm công ty được sử dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực : cấp thoát nước , công nghiệp xây dựng, giếng nước ngầm cho dân
dụng và công nghiệp , cầu đường , hoá chất, địa chất , dầu khí , hệ thống thoát nước thải
đô thị , khu côngnghiệp , nước tiêu dung nông , lâm nghiệp…
Ba loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất là:
1. Ống nhựa u. PVC, PEHD, PPR
Các sản phẩm của công ty ngày càng được sử dụng nhiều trong cuộc sống vì nó có
nhiều ưu điểm:
- Nhẹ nhàng, dễ vận chuyển, giá thành rẻ.
- Bền, không thấm nước
- Độ bền cơ học và độ chịu va đập cao
- Sử dụng đúng theo yêu cầu kĩ thuật với độ bền cao và dễ dàng sử dụng.
1.2. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
1.2.1. MỤC ĐÍCH TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA TIỀN PHONG.
Môi trường bao gồm: môi trường sinh thái, môi trường pháp luật, văn hoá, xã hội,…
trong đó doanh nghiệp tồn tại, người ta gọi đó là các tác nhân ngoại cảnh. Các tác nhân
này tồn tại có thể như nhũng điều kiện rằng buộc, những hạn chế đối với doanh nghiệp
nhưng cũng có thể là những nhân tố tạo ra cơ hội. Nhóm các tác nhân này bao gồm
nhiều loại khác nhau như sau:
- Các tác nhân mang tính luật pháp gồm: các bộ luật về đầu tư, các quy chế doanh

nghiệp, luật doanh nghiệp, các nghị định về quản lý ngoại tệ, các tiêu chuẩn về chất
lượng sản phẩm, các nghị định về thông tin quảng cáo…
- Các tác nhân kinh tế bao gồm: mức thu nhập bình quân tính theo đầu người, chỉ số lạm
phát, tỷ giá hối đoái,…
- Các tác nhân thương mại bao gồm sự có mặt mật độ các điểm bán hàng, thuế suất…
- Các tác nhân địa lý, khí hậu, con người (nhân khẩu) bao gồm: nhiệt độ, dân số, sự
phân bổ dân cư, diện tích…
Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 4
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
- Các tác nhân công nghệ- kĩ thuật: sự đổi mới không ngừng về máy móc thiết bị, phát
minh, sáng chế… (mỗi một công nghệ mới ra đời đều là một lực lượng phá hoại sáng
tạo).
1.2.2. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
1. Thị trường của Công ty đang bán sản phẩm:
Hiện nay công ty đang bán sản phẩm trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Đặc biệt công ty
sẽ hợp tác với các đối tác để đưa sản phẩm ra thị trường một số nước và vùng lãnh thổ,
như Hồng Kông, Newzeland, Australia và đẩy mạnh hợp tác , để đẩm bảo thương hiệu .
Công ty cũng đã đăng ký nhãn hiệu hang hoá tại 5 nước : Trung Quốc , Lào, Thái Lan,
Campuchia và Myanmar.
2. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các công ty sản xuất sản phẩm cùng loại như: Đại
Đồng Tiến, Bình Minh,... nền kinh tế trong và ngoài nước đang ngày càng phát triển,
ngày càng có nhiều đối thủ mạnh. Các sản phẩm của họ có chất lượng tương xứng với
chất lượng của công ty, mẫu mã phong phú, có tính thẩm mỹ cao, các công ty này hầu
như cũng đã đặt các đại lý khắp từ Bắc vào Nam hệ thống phân phối rộng khắp, cạnh
tranh rất mạnh với công ty. Chiến lược chính của công ty trong thời gian tới đây sẽ cố
gắng bảo vệ thị phần của mình tạo đà phát triển mở rộng thị phần.
3. Các nhà môi giới và cung ứng
Người cung ứng là người cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho công ty. Hiện nay

nguồn nguyên liệu của công ty được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Do đó mà
nguồn nguyên liệu chịu ảnh hưởng rất lớn từ giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Điều
này thì chúng ta không thể chủ động được nên cần phải đưa ra các biện pháp thay thế
cần thiết khi gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu.
4. Khách hàng
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng được nâng cao thì yêu cầu về
sản phẩm của công chúng ngày càng cao. Công chúng chính là người quyết định và
đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp do đó muốn thành công chúng ta phải đáp ứng nhu
cầu của khách hàng, thoả mãn họ ở mức tối đa. Vì chúng ta phải bán cái họ cần chứ
không bán cái chúng ta có. Khi chúng ta đã tạo được niềm tin từ phía công chúng thì
doanh nghiệp đã có một phần thành công, và có nghĩa là chưa dừng ở đây mà cần phải
cố gắng hơn nữa.
Khách hàng của công ty chủ yếu là những ngươi dân , cửa hàng kinh doanh, nhà nhập
khẩu hoặc nhà sản xuất mà bạn sản xuất cho họ dưới hình thức phục thầu. Họ đều là đối
tác có tiềm năng và hợp tác tốt trong việc tiêu thụ sản phẩm.
5. Các chính sách, luật lệ của nhà nước
Ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty bởi các căn cứ pháp lý:
- Chiến lược phát triển kinh tế của Đảng.
- Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/04/1995.
Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 5
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
- Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20/05/1998 và Nghị Định
51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành luật khuyến
khích đầu tư trong nước.
- Bộ luật lao động ngày 23/06/1994 và Nghị Định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính
Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ Luật lao động.
- Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/05/1997 và Nghị Định 30/1998/NĐ-CP ngày
13/05/1998 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng.
- Luật thu nhập doanh nghiệp ngày 10/05/1997 và Nghị Định 30/1998/NĐ-CP của
Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thu nhập doanh nghiệp.

- Luật bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993 và Nghị Định 175/CP ngày 18/10/1994 của
Chính Phủ hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
6. Các mối quan hệ của công ty với các cơ quan hữu quan
Công ty có quan hệ tốt với các cơ quan hữu quan. Công ty luôn luôn hoàn thành nghĩa
vụ của mình đối với nhà nước đặc biệt là nghĩa vụ đóng thuế. Trong những năm tiếp
theo, công ty tiếp tục làm tốt nghĩa vụ của mình và góp phần vào sự phát triển của mọi
mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt
động từ thiện, tài trợ cho các hoạt động văn hoá, thể thao, giáo dục.
Nhận xét: Sau khi phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài
1. Thuận lợi (cơ hội)
- Trong những năm gần đây do chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước nên tỷ giá giữa
đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh tương đối ổn định, mức dao động giá khá thấp,
việc dự báo tỷ giá trong ngắn hạn cũng không quá khó khăn.
- Thị trường tiêu thụ giàu tiềm năng.
2.Những khó khăn (rủi ro)
- Đối thủ cạnh tranh mạnh, thị phần lớn.
- Nguyên liệu không chủ động, còn phụ thuộc nhiều vào nhà cung ứng, bên cạnh đó chi
phí nguyên vật liệu chưa phù hợp.
- Năng lực sản xuất còn hạn chế
1.3 NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY.
1.3.1 MỤC ĐÍCH XEM XÉT NGUỒN LỰC, CÁC NGUỒN LỰC CẦN ĐƯỢC XEM
XÉT
Nguồn lực của công ty gồm: vốn và tài sản, tình hình lao động, cơ cấu tổ chức, và danh
tiếng, uy tín của công ty.
Mục đích của việc phân tích nguồn lực: để tiến hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp
cần phải có các loại tài sản cần thiết như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận
tải, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hoá…để có được những tài sản đó doanh
nghiệp phải bỏ vốn ra đầu tư. Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi
nhuận, bởi vậy doanh nghiệp bỏ ra những khoản chi phí nhất định trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh. Ở mỗi lúc mỗi nơi có những cơ cấu chi phí nhất định, mỗi

doanh nghiệp cần có những cơ cấu chi phí hợp lý nhất vì nó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho doanh nghiệp. Một cơ cấu hợp lý là một cơ cấu phù hợp với các nhân tố như:
loại hình doanh nghiệp, quy mô sản xuất, trình độ kĩ thuật, trang thiết bị, điều kiện tự
Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 6
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
nhiên, công tác quản lý, điều kiện tổ chức, trình độ tay nghề công nhân,… Để có thể xây
dựng cơ cấu hợp lý thì việc đi vào phân tích nguồn lực là rất cần thiết, đó là cơ sở cho
việc đề ra các bước công việc tiếp theo.
Công ty có tạo dựng đượcdanh tiếng, uy tín hay không là biểu hiện sự chấp nhận của thị
trường đối với sản phẩm của công ty. Nó phản ánh vị thế của doanh nghiệp ở thị trường,
là điều kiện cần thiết để công ty tồn tại và phát triển. Nó phản ánh tổng hợp quy mô và
trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu sử dụng tốt nguồn vốn và hợp lý
tài sản, kết hợp sản phẩm tiêu thụ đem lại doanh thu sẽ cao (có nghĩa là sản phẩm của
doanh nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường) thì doanh nghiệp sẽ có vị thế
tương đối ổn định trên thị trường.
1.3.2. VỐN VÀ TÀI SẢN.
1. Tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh.
Tình hình tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh của công ty đến ngày 01/1/2011 được thể
hiện qua bảng 01:
Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 7
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Bảng số 01: Đơn vị: VNĐ
Tài sản 01/1/2011
A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 85.147.474.900
1.Tiền 1.667.581.260
2. Các khoản phải thu 44.979.404.990
3. Hàng tồn kho 37.858.316.610
4. Tài sản lưu động khác 642.172.040
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 33.600.802.450
1. Tài sản cố định 33.600.802.450

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0
Tổng tài sản 118.748.277.350
Qua bảng số 01 ta thấy: Tổng tài sản của công ty tính đến hết 31/12/2010 là:
118.748.277.350 VNĐ. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là: 85.147.474.900
VNĐ chiếm tỷ trọng 71.7%. tổng tài sản. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là
33.600.802.450 VNĐ chiếm 28.3% tổng tài sản.
Tình hình nguồn vốn của công ty tính đến hết ngày 01/1/2011 được thể hiện ở bảng số
02.
Bảng số 02. Đơn vị: VNĐ.
Nguồn vốn 01/1/2011
A. Nợ phải trả 86.626.288.330
1. Nợ ngắn hạn 61.030.834.610
2. Nợ dài hạn 25.000.000.000
3. Nợ khác 595.453.720
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 32.121.989.020
1. Nguồn vốn, quỹ 32.121.989.020
2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 0
Tổng nguồn vốn 118.748.277.350
Qua bảng số 02 ta nhận thấy tổng nguồn vốn của công ty tính đến 01/1/2011 là:
118.748.277.350 VNĐ. Cụ thể từng chỉ tiêu trong bảng 02 như sau:
- Nợ phải trả là 86.626.288.330 VNĐ. Điều này cho thấy công ty còn phụ thuộc nhiều
vào nguồn vốn bên ngoài
- Nguồn vốn chủ sở hữu là 32.121.989.020 VNĐ
2. Tài sản của công ty và quy trình công nghệ sản xuất.
Tình hình tài sản của công ty được thể hiện ở bảng số 03
Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 8
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Bảng số 03 Đơn vị: VNĐ
TT TÊN TÀI SẢN NGUYÊN GIÁ ĐÃ KHẤU HAO

GIÁ TRỊ
CÒN LẠI
A TSCĐ hữu hình 45.844.104.740 14.174.544.790 31.669.559.950
1 Máy móc thiết bị 31.387.143.180 12.113.737.970 19.273.405.210
2 Phương tiện vận tải 1.752.247.750 477.885.750 1.274.362.000
3 Dụng cụ văn phòng 280.760.000 116.570.000 164.190.000
4 Nhà cửa vật kiến trúc 12.423.953.810 1.466.351.070 10.957.602.740
B TSCĐ vô hình 2.926.125.000 994.882.500 1.931.242.500
TỔNG 48.770.229.740 15.169.427.290 33.600.802.450
Qua bảng số 03: ta nhận thấy vốn cố định của công ty tính đến hết 31/12/2010 là
33.600.802.450 đồng.Việc theo dõi vốn cố định của công ty giúp cho ban lãnh đạo có
những chính sách, chiến lược phù hợp với thực tiễn.
Công nghệ sản xuất của công ty Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong: SX sản phẩm trên
dây chuyền thiết bị mới nhất và hiện đại nhất cuả Châu Âu nhu: CHLB Đức, Italia…..
1.3.3. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG.
Tổng số lao động trong công ty tính đến thời điểm 01/01/2011 là:1490 người. Cơ cấu
lao động của công ty theo bảng số 04:
Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 9
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Bảng số 04:
TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI SỐ NGƯỜI TỶ LỆ %
I. Phân theo trình độ 1490 100
1. Trình độ đại học trở lên 200 13,42
2. Trình độ cao đẳng, trung cấp 780 52,35
3. Công nhân kỹ thuật 440 29,53
4. Lao động khác 70 4,7
II. Phân loại theo tính chất của hợp đồng 1490 100
1.Hợp đồng lao động không xác định thời hạn 550 36,91
2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn 940 63,09
Theo bảng số 04 ta nhận thấy rằng: Đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty

Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong thì số lao động như thế là hợp lý. Toàn bộ cán bộ
công nhân trong công ty đều là những người tham gia quản lý và vận hành trực tiếp thiết
bị sản xuất nhựa và bao bì từ nhiều năm, nên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
1.3.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY.
1.3.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 10
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Nhận xét:: Cơ cấu tổ chức của công ty được thiết lập bởi các bộ phận trong tổ chức bao
gồm các khâu, các cấp để đảm nhiệm các hoạt động cần thiết, xác lập các mối quan hệ
về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó. Mục tiêu công tác nhằm
tạo môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực
và nhiệt tình của mình, đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức
1.3.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
1. Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh Côbg ty để quyết định mọi vấn
đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có 05 thành viên. Hội đồng quản trị có
nhiệm kỳ 05 năm, thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại.
2. Giám đốc công ty:
Tổ chức, điều hành công việc sản xuất- kinh doanh các sản phẩm đã đằg ký, đảm bảo an
toàn và phát triển vốn, nâng cao đời sống của CBCN lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ
đối với nhà nước.
3. Phòng tổ chức hành chính và kế toán(TCHC & KT)
Do quy mô của công ty nhỏ nên toàn bộ công tác tổ chức hành chính, và tài chính kế
toán bố trí vào một đơn vị. Phòng có ba chức năng là: tổ chức lao động-tiền lương; hành
chính và tài chính kế toán. nhiệm vụ của phòng là tham mưu cho giám đốc về tổ chức
bộ máy lãnh đạo của công ty,xây dựng các định mức lao động.giúo giám đốc tổ chức
tiếp khách,tôe chức tuyển dụng và đào tạo,bảo vệ xây dựng kế hoạch tài chính,thực hiện
các nghiệp vụ kế toán.
4. Phòng kỹ thuật công nghệ và chất lượng (KTCN & CL)

Phòng có ba chức năng là: quản lý kỹ thuật, quản lý công nghệ và quản lý chất lượng.
Xây dựng và phổ biến các quy trình vận hành thiết bị.Xây dựng và phổ biến quy trình
công nghệ làm sản phẩm mới, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật,thiết kế các mẫu
mã sản phẩm.Kiểm soát diễn biến chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất,kiểm
tra chất lượng, nghiệm thu vật tư,thiết bị nhập kho mua từ bên ngoài và sản phẩm do các
phân xưởng sản xuất làm ra chờ nhập kho bán cho các khách hàng.
6. Phòng kinh doanh
Phòng có hai chức năng mua và bán. Nhiệm vụ của phòng là xây dựng kế hoạch tiêu thụ
hàng năm, quý, tháng: tìm kiếm thị trường,ký kết các hợp đồng bán hàng, giao hàng và
thanh toán dảm bảo hoàn thành kế hoạch doanh thu của công ty dề ra. Phòng còn có
nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu, cung cấp đầy đủ nguyên liệu chính
và phụ cho nhu cầu sản xuất của xưởng.
Nhận xét: Sự phôí hợp hoạt động giữa các bộ phận trên liên hệ chặt chẽ với nhau, quy
định lẫn nhau trên 3 phương diện: tổ chức, cơ chế và con người.
Mọi người trong từng bộ phận cũng như toàn bộ công ty ứng xử linh hoạt khi có sự điều
chỉnh, thích nghi. Việc thích nghi diễn ra theo 2 hướng: nếu chủ thể cấp trên ra các lệnh
điều khiển vô lý thì cấp dưới sẽ có cách thích nghi bằng cách biến đổi cơ cấu của mình
hoặc gây sức ép buộc chủ thể thấy sai và tự sửa; Nếu khi đối tượng cấp dưới có sự gia
Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 11
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
tăng về số lượng, phức tạp về quan hệ, thì không phải chủ thể bó tay, mà họ vẫn có thể
quản lý được bằng việc cải tiến phương pháp quản lý và bộ máy của mình.
1.3.5. DANH TIẾNG, UY TÍN CỦA CÔNG TY.
Sau khi phân tích nguồn lực của công ty ta nhận thấy rằng: Công ty Công ty cổ phần
nhựa Tiền Phong là tổ chức nhỏ tại Hải Phòng. Tuy chỉ mới được thành lập nhưng công
ty là một trong những công ty sản xuất kinh doanh đang trên đà phát triển. Với đội ngũ
cán bộ công nhân viên lành nghề, thực hiện công việc nghiên cứu về kỹ thuật, sản
phẩm…Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận quản lý khác nhau, có mối quan
hệ phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi bộ phận được chuyên môn hoá, có quyền hạn và chuyên
môn nhất định, được bố trí theo từng cấp bậc nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng

quản lý của công ty.
Sức sáng tạo về sản phẩm, ống nhựa u.PVC, PEHD, PP-R, khác biệt về chất liệu, nguồn
nguyên liệu đáp ứng kịp thời … đã tạo cho công ty một vị thế quan trọng trong thị
trường với điểm mạnh và điểm yếu như sau:
1. Điểm mạnh:
+ Tổ chức sản xuất theo nguyên tắc chuyên môn hoá công nghệ.
+ Đơn giản hoá việc quản lý kĩ thuật, các biến động về công nghệ.
+ Có tính thẩm mỹ cao…
2. Điểm yếu:
+ Cung về loại mặt hàng chưa thoả mãn được cầu.
+ Tỷ lệ phế liệu, phế phẩm còn nhiều.
+ Chưa khai thác triệt để số lao động có trình độ và tay nghề cao…
1.4. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MỘT SỐ NĂM.
1.4.1.CHỈ TIÊU ĐƯỢC DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH.
Theo quản trị doanh nghiệp, hệ thống các mục tiêu trong doanh nghiệp bao gồm mục
tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, đối với các doanh nghiệp không liên quan đến các yếu tố nước ngoài còn có mục
tiêu chính trị. các mục tiêu trên đều có thể được dùng để đánh giá kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong phạm vi đồ án ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu sau để phân
tích:
1. Nhóm mục tiêu kinh tế được thể hiện bằng các chỉ tiêu như tổng doanh thu, doanh
thu từ hoạt động tài chính (nếu có), tổng chi phí, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau
thuế.
2. Nhóm chỉ tiêu xã hội bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập của người lao
động
Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 12
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
1.4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MỘT SỐ
NĂM GẦN ĐÂY

Để thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây ta lập
bảng số liệu số 05:
Bảng số 05 Đơn vị: VNĐ
TT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ
NĂM
2007
NĂM
2008
NĂM
2009
NĂM
2010
1 Tổng doanh thu 10
6
đ VNĐ 94.160 236.310 250.120 263.870
2 Tổng chi phí
10
6
đ VNĐ
90.700 227.400 239.260 251.000
3 Lợi nhuận trước thuế
10
6
đ VNĐ
3.460 8.910 10.860 12.890
4 Thuế TNDN
10
6
đ VNĐ
2.490 3.040 3.610

5 Lợi nhuận sau thuế
10
6
đ VNĐ
3.460 6.420 7.820 9.280
6
Thu nhập của người
lao động
10
6
đ VNĐ Đ/
tháng
2,25 2,45 2,575 2,69
Qua bảng số 05 ta thấy:
Lợi nhuận sau thuế tăng đều đặn hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Điều này là do
chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế và thuế TNDN cùng tăng đều đặn. Mặt khác, Lợi nhuận
trước thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí. Vì thế, Lợi nhuận trước thuế tăng là do tác
động của tổng doanh thu và tổng chi phí.
Doanh số của công ty Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong trên tổng thị trường năm 2010
là 2638,7 10
6
đ so với năm 2009 là 2501,2 10
6
đ đồng vượt là 137,5 10
6
đ đồng tức là
tăng 5,22 %. Nguyên nhân làm cho doanh số tăng là do thay đổi của khối lượng bán và
giá bán bình quân trên toàn bộ thị trường.
Khối lượng bán năm 2010 trên toàn bộ thị trường là 28.750 tấn. Khối lượng bán trên
toàn bộ thị trường thay đổi là do khối lượng bán trên từng đoạn thị trường thay đổi.

Tại thị trường miền Bắc: khối lượng bán năm 2010 là 14.000 tấn so với năm 2009 là
11.000 tấn. Nguyên nhân tăng là do công ty giảm giá bán sản phẩm.
Tại thị trường miền Nam: khối lượng bán năm 2010 là 10.000 tấn so với năm 2009 là
12.000 tấn. Nguyên nhân giảm là do một trong số những khách hàng lớn của công ty bị
phá sản.
Tại thị trường miền Trung: khối lượng bán năm 2010 là 4.750 tấn so với năm 2009 là
3.000 tấn. Nguyên nhân tăng là do một số công ty thực phẩm mới ra đời, lượng cầu
tăng, bên cạnh đó công ty đã thực hiện nhiều chính sách như khuyến mại, quảng cáo có
hiệu quả giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn
Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 13
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING
Trong khi đó, tổng chi phí cũng tăng đều đặn và thấp hơn tổng doanh thu nên chỉ tiêu
Lợi nhuận trước thuế tăng đều hàng năm.
1.5. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN NHỰA TIỀN PHONG.
1.5.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ RA MỤC TIÊU
1. Cơ may, rủi ro đối với công ty
- Cơ hội
+ Trong những năm gần đây do chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước nên tỷ giá giữa
đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh tương đối ổn định, mức dao động giá khá thấp,
việc dự báo tỷ giá trong ngắn hạn cũng không quá khó khăn.
+ Thị trường tiêu thụ giàu tiềm năng.
- Rủi ro
+ Đối thủ cạnh tranh mạnh, thị phần lớn.
+ Nguyên liệu không chủ động, còn phụ thuộc nhiều vào nhà cung ứng, bên cạnh đó chi
phí nguyên vật liệu chưa phù hợp.
+ Năng lực sản xuất còn hạn chế do không đủ mành dệt để sản xuất vỏ bao
2. Điểm mạnh, yếu của công ty
- Điểm mạnh:
+ Tổ chức sản xuất theo nguyên tắc chuyên môn hoá công nghệ.

+ Đơn giản hoá việc quản lý kĩ thuật, các biến động về công nghệ.
+ Giá cả phù hợp.
+ Có tính thẩm mỹ cao…
- Điểm yếu:
+ Cung về loại mặt hàng chưa thoả mãn được cầu.
+ Tỷ lệ phế liệu, phế phẩm còn nhiều.
+ Chưa khai thác triệt để số lao động có trình độ và tay nghề cao…
3.Kết quả sản xuất kinh doanh
- Lợi nhuận trước thuế: tăng đều qua các năm do lượng hàng bán năm sau tăng so với
năm trước. Do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng cùng với việc mở rộng thị
trường của công ty.
- Thuế TNDN: năm 2007 công ty mới thành lập nên không phải đóng thuế TNDN. Từ
năm 2008 thuế TNDN phải nộp tăng dần do lợi nhuận của công ty tăng.
- Thu nhập người lao động: thu nhập tăng đều qua các năm tuy không nhiều.
1.5.2. MỤC TIÊU: Năm 2011
- Doanh số : 300.500 10
6
đ đồng
- Lợi nhuận sau thuế: 10.890 10
6
đ đồng
1.5.3. BIỆN PHÁP
Để đạt được các mục tiêu đặt ra, biện pháp là:
- Yếu tố con người: thu hút thêm lao động có tay nghề, cán bộ có trình độ chuyên môn
cao có khả năng lĩnh hội và truyền đạt tốt với tiến bộ của công nghệ khoa học kỹ thuật.
- Yếu tố nguyên liệu đầu vào: tìm kiếm những nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào mới
thuận tiện và đảm bảo chất lượng bên cạnh mối quan hệ tốt với các đối tác cũ.
Người thực hiện: Lê Thùy Linh Lớp: QTK49 ĐHT1 14

×