Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Báo chí hà nội với công cuộc cải cách hành chính ở thủ đô (khảo sát trên báo hà nội mới, kinh tế đô thị 2005)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.95 MB, 118 trang )

ĐẠ I H Ọ C Q U Ó C GIA HÀ NỘI
T R Ư Ờ N G ĐẠI H Ọ C K H O A H Ọ C XẢ HỘI V À N H Â N VĂ N

V Ư Ơ N G KIÈU V Â N

BÁO CHÍ HÀ NỘI VỚI


CÔNG CUỘC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở THỦ ĐÔ
(K H Ả O SÁ T TRÊN BÁO HÀ NỘI MÓI, KINH TÉ & Đ Ô THỊ 2005)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã sổ: 60 32 01

L U Ậ N V Ă N T H Ạ C SỸ K H O A H Ọ C B Á O C H Í

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS LÊ TH A N H BÌNH

HẢ NỘI - 2007


Lời cảm ơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, C ô giáo Khoa Báo chí, Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Q uốc gia Hà N ội đã nhiệt tình
giáng dạy và truyền đạt tri thức, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Thành ủy Hà N ội, U B N D Thành phố Hà N ội,
Công giao tiếp điện tử- Sở Bưu chính, Viễn thông Hà N ội đã tạo điều kiện giúp
đỡ cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học íập, nghiên cứu
để hoàn íhành đề tài này.


Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Phó giáo sư-Tiến sĩ Lê
Thanh Bình, N gư ời đã trực tiếp hướng dẫn tận tình Luận văn cao học này của
tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn tạo điều kiện, động viên tôi hoàn thành khóa học.
Đ ề tài C ải cách hành chính ở H à N ội qua s ự ph ản ánh của b á o chí- K hảo
sá t trên các báo H à N ộ i mới, Kinh tế- Đ ô thị năm 2 005 là m ột vấn đề mới m ẻ
nên chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Do
vậy, tôi rất m ong nhận được sự đóng góp chân thành, cởi m ở của các Thầy Cô
giáo, các nhà chuyên m ôn, bạn bè và đồng nghiệp để có thể tiếp tục phát triển đề
tài này.

V ương Kiều Vân


LỜI CA M Đ O A N

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu cua riêng tôi,
không sao chép từ bất kỳ cônR trình nghiên cứu nào. Các số liệu, kết quả trong
luận văn này là trung thực, được hoàn thành bơi nghiên cứu cua cá nhân tôi: Tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu này.

Tác giả luận văn

Vương K iều Vân


M ự c LỤC
M ở đầu


Trang 1

C h ư ơ n g Một: K há i q u á t về c ôn g cuộc cải cách hành c hính ở

08

Viêt Nam và T h ủ đô H à Nôi




1.1. Khái quát thực trạng cải cách hành chính ở Việt Nam trong

08

xã hội thông tin truyền thông ngày càng phát triển và hội nhập
1.1.1. Quá trình tiên hành cải cách hành chính

08

1.1.2. M ột số kết quả cải cách hành chính đạt được

11

1.2. Thực trạng cải cách hành chính ở Hà Nội

15

1.2.1. Các giai đoạn tiến hành cải cách hành chính ở Hà N ội


15

1.2.2. Một sổ kết quả cải cách hành chính ở Hà N ội các giai

16

đoạn

1.3. Lý luận về truyền thông cải cách hành chính

24

1.3.1. Vấn đề truyền thông cải cách hành chính

24

1.3.2. Vai trò của truyền thông đổi với vấn đề cải cách hành

27

chính
1.3.3. Các hỉnh thức truyền thông hành chính

29

1.3.4. M ột số vấn đề đặt ra với công tác truyền thông cải cách

32

hành chính

C h ư ơ n g Hai: Bá o chí H à N ộ i v à vấn đề cải cách hành chính

38

2.1. Các nội dung CCHC Thành phố Hà Nội chỉ đạo thực hiện

38

2.2. Bảo chí Hà Nôi và vấn đề cải cách hành chỉnh

38

2.2.1. v ề số lượng tin, bài của hai báo theo chuyên mục

41

2.2.2. v ề mặt nội dung của các bài viết

42


2.3. Hình thức chuyển tải thông tin công cuộc cải cách hành
chính ở Hà Nôi trên báo Hà Nôi mới, bảo Kinh tế&đô thi

70

2.3.1. T hể loại tin

71


2.3.2. Bài phản ánh

74

2.3.3. Bài bình luận

78

2.3.4. Bài p h ỏ n g vấn

80

2.3.5. M a-két b á o

83

C h ư ơ n g Ba. N h ữ n g bài học kinh nghiệm và các đề xuấ t nhằm

85

thúc đẩy hiệu quả cải cách hành chính H à Nội đ ú n g lộ trình

3.1. Những ưu, nhược điểm của bảoHà Nội mới và báo Kinh

85

tế&đô thị khi truyền thông vẩn đề cải cách hành chính
3.1.1. Ưu, nh ư ợ c đ iể m về nội d ung

85


3.1.2. Ưu, nh ư ợ c đ iể m về hình thức

88

3.2. Những bài học kinh nghiệm và các để xuất

90

K ết luận

93

D a n h mục tài liệu th a m kh ảo

96

Phụ lục


MỞ ĐÀU

1. TÍNH CÁP THIÉT CỦA ĐÈ TÀI
CCHC đang là “vấn đề nóng” không chỉ ở riêng Việt Nam hay những
nước đang phát triển mà là xu thế cải cách chung trên thế giới. Ngav từ những
năm giữa thế kỷ XX, xu hướng CCHC nhà nước đã trở thành làn sóng đổi
mới diễn ra tại nhiều quốc gia tiên tiến như: Mỹ. Nhật, Pháp, Singapore, Hàn
Ọuổc...
Mặt khác, từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội và xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ thì khái niệm xã hội dân sự

ngày càng phô biến. Theo đó, trong xã hội này người dân sẽ đóng vai trò là
đối tác bình đẳng của Nhà nước, được tạo điều kiện tham gia vào việc hoạch
định, thực hiện, giám sát và phản biện xã hội các hoạt động của Nhà nước...
Hơn nữa, nền kinh tế mở cùng với sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin,
truyền thông cũng làm thúc đẩy quá trình CCHC, định hướng dư luận, góp
phân tô chức cho CCHC nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Năm 1986, sau Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, công
cuộc đổi mới toàn diện đất nước bắt đầu khởi động. Cùng với đổi mới về kinh
tế thì CCHC cũng là nội dung được Đại hội đề cập đến. Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI (15-18/12/1986) đã nêu rõ: “Thực hiện một cuộc cải
cách lớn về to chức bộ m áy cùa các cơ quan Nhà mrớc, theo phương hướng:
xây dựng và thực hiện m ột cơ chế quản lý nhà mrớc thế hiện quyền làm chủ
tập thể của nhân dân lao động ở tất cá các cắp. Tăng cường bộ máy cùa nhà
nước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở thành một hệ thống thống nhất,
cú sự phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp theo
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt chức năng quán lý hành chính-

1


kinh tế với quản lý sản xuất- kinh doanh, kết hợp quàn lý theo ngành với quản
lý theo địa phư ơ ng và vùng lãnh thổ, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế,
xã h ộ i"
Tuy nhiên, CCHC không dễ bởi cái khó trong CCHC ở Việt Nam là
phải tiến hành một cuộc CCHC có tính cách mạng chuyển từ cơ chế quản lý
tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế quản lý trong điều kiện kinh tế thị
trường và m ở rộng dân chủ. Điều này chưa từng có tiền lệ và gặp nhiều khó
khăn do đụng chạm đến quyền lợi của CBCC. Nhận thức, iư tưởng của CBCC
cùng pháp luật của Nhà nước cũng chưa được chuẩn bị đồng bộ, sằn sàng
thực hiện cải cách.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, yếu kém lớn
nhất là chất lượng đội ngũ CBCC chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát
triển kinh tế xã hội. Tại Hội nghị quốc tế tổng kết CCHC giai đoạn 2001 2005, Hà Nội 11/2005, Ông Jordan Ryan, Trưởng đại diện Chương trình Phát
triển Liên Hợp Quốc đã phát biểu: “Tệ quan liêu, tham nhũng, việc thiếu các
dịch vụ có chất lượng, thiếu tính minh bạch... đang là thách thức lớn cho
công cuộc đoi m ới ở Việt Nam. S ự suy thoái về đạo đức công vụ cũng là một
thực tế đáng lo ngại”. Còn ồ n g David Ma, chuyên gia CCHC, thẳng thắn
nhìn nhận. "Nhiều mục tiêu Việt Nam đặt ra trong giai đoạn ĩ (2001-2005) đã
không thực hiện được. Cách thức làm việc của công chức và cơ quan công
quyền chưa có những thay đổi cơ bản

(Vietnamnet, 3/11/2005)

Được khởi đầu từ năm 1986, tính đến thời điểm ban hành Chương trình
tổng thế cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 thì công
cuộc CCHC ở Việt Nam đã tiến hành được 15 năm. Dù cải cách chỉ được
thực hiện từng bước thận trọne nhưng không thể phủ nhận được nhiều thay
đổi tích cực do CCHC mang lại. Tuy nhiên, những thành tựu bước đầu Việt


Nam đạt dược trong 15 năm qua chưa thể đáp ứng kịp quá trinh dổi mới, phát
triển trong thời kỳ mới.
Văn kiện Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ IX năm 2001 tiếp tục
khẳng định tính cấp thiết phải tiến hành công cuộc CCHC: “Đó/ mới thể chế
và TTHC, tập trung trước hết vào xoá bỏ những quy định m ong nặng tính
hành chính quan liều, bao cấp, gãy phiền hà, sách nhiễu quản lý và nhân dân,
kìm hãm sự p h á t triển lực lượng sàn xuất”
Vì thế, trong giai đoạn II (2006- 2010), Việt Nam cần CCHC nhiều và
nhanh hơn đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông tạo hiệu quả cao hơn
nữa.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính của quốc gia vì vậy
Hà Nội phải đi đầu, thực hiện thành công công cuộc CCHC. Trong những
năm qua, Hà Nội đã thực hiện CCHC theo lộ trình chung do Đảng, Nhà nước
chỉ đạo và đạt được một số kết quả quan trọng.
Hà Nội đã đề ra kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể CCHC
Thành phố Hà Nội giai đoạn 2001 - 2010 với mục tiêu tổng quát: “X ây dinig
bộ m áy hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại,
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền XH C N
dưới sự lãnh đạo cùa Đáng; xây dịcng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm
chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển, xây dựng và quản lý Thủ đô ”
CCHC là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và không phải không ít khó
khăn. CCHC thành công trước hết phải cải cách được “tư duy hành chính cũ”
đã hàn sâu trong đội ngũ CBCC nhiều năm qua, sự đổi mới nhận thức của
người dân đối với các vẩn đề liên quan đến quyền lợi, thái độ khi giao tiếp với
các cơ quan công quyền, sự tham gia phối hợp của các tổ chức công quyên và
sự ủng hộ của nhân dân với chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước.

3


Vi vậy, một trong những công việc cần phải thực hiện ngay, thực hiện
thường xuyên và liên tục là đẩy mạnh việc truyền thông về CCHC đặc biệt là
truyền thông 2 chiều (chú ý cả feedback cùa công chúng) về CCHC cho cán
bộ và người dân hiểu, thực hiện. Ngay trong Chương trình 07/CTr-TU của
Thành uỷ, Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, nguyên bí thư Thành ủy đã nhấn
mạnh: “Cức phư ơ ng tiện thông tin đại chúng, trước hết là Đ ài Phát thanh và
truyền hình Hà nội, bảo Hà Nội mới, bảo Kinh tế và Đô thị xây dựng kế
hoạch, chương trình tuyên truyền, p h ổ biên kịp thời những chủ chương,
phương hướng, những kết quà và vướng mắc về CCH C của Thành phổ, nêu
gương điên hình và p h ê phán những tiều cực trong quá trình thực hiện

CCHC\
Đến năm 2005, Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước
giai đoạn 2001-2010 đã đi được nửa chặng đường, vậy hiệu quả của chương
trinh đến đâu và báo chí Hà Nội đã đóng góp gỉ với công cuộc cải cách này?
Đó chính là mục đích chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
2. LỊCH

SỬ NGHIÊN cứ u

ĐÊ TÀI

Vấn đề nghiên cứu vai trò, hiệu quả tuyên truyền của báo chí trong
công cuộc CCHC của đất nước nói chung còn khá mới mẻ, đặc biệt vai trò
của báo chí với công cuộc CCHC ở Thủ đô Hà Nội thì chưa có một công trình
nghiên cứu nào đề cập đến. v ề mối quan hệ giữa báo chí trong việc tuyên
truyền CCHC cho đến nay chỉ có một số đề tài nghiên cứu nhỏ lẻ như: “Đe
xuất nghiên círu và nâng cao nhận thức về cải cách hành chính” của Thạc sỹ
Nguyễn Đức Mạnh trong tuyển tập: “Cải cách hành chính, vắn đề cấp thiết đê
đoi mới bộ m áy Nhà nước \ NXB Hồ Chí Minh, 2004; “Vai trò của báo chí
với công cuộc cải cách hành chính” khảo sát qua báo in của Thành phô Hô
Chí Minh từ năm 2001 đến năm 2004 của Thạc sỹ Nguyễn Thanh Vân, 2006.

4


Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý
luận và tổng kết thực tiễn hoạt động báo chí Hà Nội trong truyền thông
CCHC ở Thủ đô. Qua đó, rút ra những bài học để công tác truyền thông
CCHC có hiệu quả hơn trong thời gian tiếp theo.


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nội dung và hình thức các bài
viết về CCH C ở Hà Nội năm 2005. Lý do chọn năm 2005 vỉ đây là năm cuối
cùng thực hiện Chưưng trình 07/Ctr-TU của Thành ủy về CCHC, nâng cao
hiệu lực của chính quyền giai đoạn 2001-2005, kết thúc giai đoạn I Chương
trình tổng thể CCHC Quốc gia và Thành phổ Hà Nội giai đoạn 2001- 2010
Phạm vi nghiên cứu là tất cả các tin, bài, ảnh về vẩn đề CCHC ở Hà
Nội được đăng trên báo Hà Nội mới, Kinh tế&đô thị năm 2005.

4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM v ụ NGHIÊN c ứ u
a. M ục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm chỉ ra báo Hà Nội mới và báo
Kinh tế&đô thị đã truyền thông vấn đề CCHC ở Hà Nội ra sao, tìm ra những
điểm báo chí đã và chưa làm được để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn trong những
năm tới.

b. Nhiệm vụ
Căn cứ vào mục đích của luận văn, dựa trên chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước và Thành phổ Hà Nội về CCHC, tôi tiến hành sưu tầm, phân
loại, nghiên cứu nội dung thông tin trên báo hai báo trong năm 2005.
Nghiên cứu các hình thức chuyển tải nội dung về CCHC ở Hà Nội trên
hai báo để nhận xét về cách thể hiện nội dung, hình thức, các ưu, nhược điểm
của từng tờ báo trong truyền thông CCHC..

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u VÀ NGUÒN TƯ LIỆU

5


Trong quá trinh thực hiện luận văn, tôi tiến hành phương pháp sưu tầm

tài liệu, thống kê, phân loại, tổng hợp và đánh giá thông tin, sau đó dưa ra
nhận xét. Tôi kết hợp những thế mạnh của hai tờ báo và những thông tin khác
để có cái nhìn tổng thể về công cuộc CCHC ờ Hà Nội xem xét vấn đề CCHC
và hai báo đó trong cái nhìn hệ thống, tương tác giữa các thành tố, đổi tượng
nghiên cứu.
Tôi cũng sử dụng phương pháp so sánh về nội dung và hình thức thể
hiện, căn cứ vào mục đích, tôn chỉ cũa từng tờ bao để thấy được sự khác biệt,
thế mạnh của hai tờ báo, từ đó rút ra những ưu, nhược điểm của từng tờ.
Đây là một lĩnh vực nghiên cứu còn mới mẻ nên nguồn tài liệu, tư liệu
liên quan đến đề tài hạn chế. Vì vậy, tôi đã tập trung khai thác các nguồn tài
liệu:
- Sử dụng, tham khảo hệ thống văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước...
Hệ thống văn bản, tổng kết, nghiên cứu của Thành ủy, các cơ quan chính
quyền Thành phố Hà Nội. Hệ thống văn bản này là cơ sở lý luận, giúp định
hướng cho đề tài và là nguồn dữ liệu tin cậy, chính xác để trích dẫn, minh họa
và có cái nhìn tổng thể về công cuộc CCHC trong thời gian qua.
- Khảo sát hệ thống, toàn diện hai tờ báo của Thành phố là Hà Nội mới
và Kinh tế&đô thị. Kết quả khảo sát này là nguồn tư liệu rất quan trọng phục
vụ cho những nhận xét, đánh giá của đề tài.
Bên cạnh đó, tôi cũng tham khảo những nguồn tài liệu khác như các đề
tài, dự án của Trung ương, các tổ chức quốc tế, các bài viết, nghiên cứu về
CCHC và tham khảo một số báo khác để có đánh giá khách quan, tổng quát
và sâu sắc hơn.

6


6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Qua khảo sát đầy đủ, toàn diện và hệ thống, luận văn sẽ góp phần làm
rò hơn hệ thông các quan điểm chi đạo của Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà

Nội và các thông tin hữu ích về CCHC
- Khảo sát, phân tích hệ thống tin bài trên hai tờ báo để làm rõ vai trò
của chúng trong truyền thông CCHC ở Hà Nội
- Chi ra báo Hà Nội mới và báo Kinh tế& đô thị đã truyền thông về
CCHC ở Hà Nội ra sao, tìm ra những điểm báo chí đã và chưa làm được, đề
xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông CCHC.
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ T H ự C TIÉN CỦA LUẬN VĂN
Luận văn sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hệ thống, đầy đủ và chính xác
cho những ai quan tâm đến vấn đề truyền thông CCHC của báo chí Thủ đô
nói riêng và truyền thông CCHC nói chung.
Luận văn cũng có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho những nhà
nghiên cứu, nhà quản lý trong quá trình nghiên cứu, ra chủ trương, chính sách
về CCHC. Đồng thời là tư liệu để giảng viên, sinh viên những ngành học liên
quan tham chiếu trong chuyên môn của mình.
8. KÉT C Ấ U LUÂN VĂN
Nội dung chính của luận văn gồm: Phần mở đầu, 3 chương và kết luận.
Ngoài ra còn có danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương Một. Khái quát về công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam
và Thủ đô Hà Nội
Chương Hai: Báo chí Hà Nội và vấn đề Cải cách hành chính
Chương Ba. Những bài học kinh nghiệm và các đề xuất nhằm thúc đẩy
hiệu quà CCHC Thành phố Hà Nội đúng lộ trình.

7


CHƯƠNG MỘT.

KHÁI QUÁT VÈ CÔNG


cuộc CẢI

CÁCH HÀNH CHÍNH

Ở VIỆT NAM VÀ THỦ ĐÔ HÀ NỘI

1.1. KHÁI QUÁT T H ự C TRẠNG CCHC Ở VIỆT NAM TRONG
XÃ HỘI T H Ô N G TIN TRƯYÈN THÔNG NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN
VÀ HỘI NHẬP.
1.1.1. Q U Á TRÌNH TIÉN HÀNH CCHC
Có thể nói, công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của
nước ta ngày càng mạnh mẽ thì mô hình bộ máy, hoạt động của Nhà nước, xã
hội cũng phải có những thay đổi để tương thích. Xã hội hiện đại vận hành bài
bản theo quy luật của xã hội dân sự, nền kinh tế tri thức được xác lập, Nhà
nước vận hành theo kiểu “cai trị” dần được thay thể bằng Nhà nước “dịch vụ”,
công dân là “khách hàng” của cơ quan công quyền nhung trách nhiệm công
dân được đề c a o ...T u y nhiên, ngoài những đặc trưng, yêu cầu phổ quát trong
xã hội dân sự, CCHC bộ máy nhà nước ở mồi nước do đặc thù lịch sử, kinh tế,
dân trí khác nhau nên phương thức, lộ trình CCHC khác nhau. Đối với Việt
Nam, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ đang nỗ lực
tiến hành cải cách và Đổi mới đất nước cho phù hợp với xu thế phát triển của
thời đại.
Quan điểm của Đảng về CCHC nhà nước đã được thể hiện nhất quán
trone các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX
và trong các Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương 2 và 8 (khóa VII), 3 và
7 (khóa VIII), 6 và 9 (khóa IX). Điều này thể hiện quyết tâm và quá trình tìm
tòi sáng tạo, đổi mới nhận thức liên tục, thống nhất được khởi đầu từ Đại hội
VI năm 1986 để hình thành các quan niệm và nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công
cuộc CCHC.


8


Cưtm g lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 do Đại hội
VII thông qua đã khẳng định bước tiến về lý luận, nhận thức về nền hành
chính nhà nước. Cương lĩnh đã nêu: “Sửa đổi hệ thống tổ chức nhà nước, cải
cách bộ m ảy hành chính, kiện toàn các cơ quan lập pháp đế thực hiện có hiệu
quả chức năng quản lý của Nhà nước”.
Sau Đại hội VII, từ 1992 đến 1995 là giai đoạn phát triển mạnh tư duy,
quan niệm, nhận thức của Đảng về nền hành chính nhà nước và về CCHC.
Hội nghị Trung ương 8 khoá VII (1/1995) đánh dấu bước phát triển mới về
xây dựng và phát triển nền hành chính nhà nước trong đó CCHC được coi là
trọng tâm của việc xây dựng và phát triển đất nước.
Lần đầu tiên 3 nội dung chủ yếu của CCHC nhà nước được trình bày
một cách hệ thổng trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khoá VII) ngày 23/01/1995, đó là “cải cách thể chế của nền hành
chỉnh, chấn chinh tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
hành chính
Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá VII đã mở ra một giai
đoạn mới, giai đoạn chuyển biến thật sự trong CCHC ở nước ta, có ý nghĩa
quan trọng thúc đẩy tiến trình CCHC của 20 năm đổi mới vừa qua.
Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) bên cạnh việc khẳng định mục
tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng
bước hiện đại hoá đã đưa ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan
trọng trong CCH C như điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt
dộng của Chính phủ, nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phân công,
phân cấp; tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ
công... “Sau gần 10 năm thực hiện cải cách nền hành chính quôc gia và thể
chế hóa Nghị quyết Đại hội IX của Đáng về tách cơ quan công quyền với tổ


9


chức sự nghiệp. Q uyết định

192 (Q uyết định

192/2001/QĐ-TTg ngày

17/12/2001) của Thủ tướng Chính p h ủ về m ở rộng thí điếm khoán biên chế và
kinh p h í quản lý hành chính đổi với cơ quan hành chính N hà nước được ban
hành. Qua thời gian thực hiện thí điểm, m ột sổ địa p h ư ơ n g , bộ ngành đã đạt
được kết quà khả quan, m ở ra triển vọng tốt, bởi chính sách hợp lòng d â n '
(Cài cách hành chính nhìn từ cơ chế “khoán ”, Hà N ội mới, 13/2/05)
Nếu tính từ thời điểm Chính phủ ban hành N ghị quvêt 38/NQ-CP
(thảng 5/1994) về cải cách m ột bước TTHC đến thời điểm ban hành Chtrơng
trình tong thể cài cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 (tháng
8/2001) thì CCH C đã tiến hành được 7 năm, còn nếu tính từ Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VI năm 1986 thì CCH C tại Việt N am đã được 15 năm, theo
lộ trình ba giai đoạn:
Giai đoạn I (1986- 1994): là thời kỳ tiến từ sự chuẩn bị về tư tưởng và
bước đi cho CCHC đến cải cách một bước TTHC; đánh dấu bằng sự kiện
Chính phủ ban hành Nghị quyết 38/NỌ-CP về cải cách một bước TTHC và
sáng kiến cải cách TTHC theo cơ chế “m ột cửa, m ột dấu ” ở một sổ tinh, thành
toàn quốc.
Giai đoạn II (1994- 1996): thời kỳ tiến hành cải cách một bước TTHC
đến cải cách một bước nền hành chính; đánh dấu bàng sự ra đời Nghị quyết
TW 8 khóa VII về cải cách một bước nền hành chính nhà nước, Nghị quyết
TW 3 khóa VIII về phát huy vai trò làm chù của nhân dân, xây dựng nhà nước

pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Thời kỳ này, CC H C được triển khai
trên ba lĩnh vực: Cải cách thể chế hành chính, bộ má y hành chính và xây
dựng đội ngũ CBCC.
Giai đoạn III: (1996-2001): là thời kỳ tiến từ cải cách một bước nền
hành chính nhà nước đến cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước với sự ra
đời Chươne trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001 -

10


2010. “/<7/? đâu tiên trong quá trình cải cách, Chính phù có một chương trình
cỏ tính chiên lược, dài hạn, xác định rõ 4 lĩnh vực cải cách là cải cách thể
chê, cải cách tô chức bộ m áy hành chính, xây dựng và p h á t triển đội ngũ cản
bộ, công chức và cài cách tài chính công, định rõ 9 mục tiêu cụ thể cùng 5
giải p háp thực hiện và 7 chương trình hành động nhằm bảo đảm thắng lợi
công cuộc cái cách" (Độc giá hiến kế đột p h á cài cách hành chính,
Vietnamnet, 09/01/07)
Nhờ sự hoạt động hỗ trợ tích cực của báo chí nói chung, 2 tờ Kinh
tê&đô thị, Hà Nội mới nói riêng nên cán bộ, nhân dân Thủ đô và cả nước hiểu
rõ hơn về công cuộc CCHC. Đó là:
- Báo chí tuyên truyền, giải thích đường lối, chủ trương của Thành ủy,
UBND và của Đảng, Nhà nước nói chung.
- Báo chí tổng kết việc thực hiện và nêu vướng mắc, kiến nghị đề xuất
các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện CCHC.
- Báo chí cũng phát hiện, phê phán những cơ quan, tồ chức, cán bộ có
sai phạm, khuyết điểm trong CCHC, đặc biệt ở Thành phổ Hà Nội.
- Báo chí đóng vai trò là diễn đàn cho cán bộ, nhân dân cùng tham gia
trao đổi các vấn đề CCHC
1.1.2. M Ộ T SỐ KẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ĐẠT ĐƯỢC
1.1.2.1 .Cải cách thể chế hành chính

Cải cách thể chế được xác định là một trong những trọng tâm của
CCHC nhà nước và đã đạt được kết quả tương đối thành công trong xây dựng
và điều chinh thể chế quản lý hành chính nhà nước trong điều kiện chuyển
sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.

11


Chính phù dã ban hành nhiều VBQPPL quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho
sự phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức hoạt động của các cơ quan trong hệ
thống hành chính nhà nước các cấp, cụ thể: sửa đổi một số điều của Hiến
pháp năm 1992, ban hành mới Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương
mại, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Báo chí (sửa đổi, bổi sung) Luật Đất đai
(sửa đổi) và một số luật chuyên ngành khác để tạo thể chế kinh tế; đồng thời
ban hành Luật Tổ chức Chính phù, Luật Tổ chức HĐND và UBND, và xác
lập thê chế vận hành của bộ máy Chính phủ, quy định lại chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cùa tất cả các bộ, ngành T.Ư để tạo đồng bộ về
thể chế hành chính.
Cải cách TTHC được tập trung thực hiện theo hướng đơn giản hóa,
công khai, minh bạch và đã đem lại những kết quả tích cực. “Điển hình là
công tác thực hiện quy chế "một cửa", Quyết định 181/2003/Q Đ-TTg chi yêu
cầu các tinh, thành p h o trực thuộc T ư thực hiện quy chế m ột cửa đổi với 6
loại TTHC (đó là các thủ tục: Phê duyệt các dự án đầu tư trong nước, nước
ngoài; xét duvệt cấp vốn đầu tư XDCB; cấp giấy chítng nhận đăng kỷ kinh
doanh cho DN; cấp giấy phép xây dựng; cấp giấy chứng nhận QSH nhà, QSD
đất, cho thuê đất; các chính sách xã hội); tại quận, huyện, thị xã, thành p h ổ
trực thuộc tinh đổi với 7 loại TTHC; tại xã, phường, thị trấn đổi với 4 loại
T T IĨC ' (Cải cách hành chính phải bắt đầu từ những việc cụ thể. Bài 1:
CCHC- nhiệm vụ trọng tâm, Hà N ội mới, 26/11/05) được nhân dân và doanh
nghiệp đánh giá cao. Tính đến 31-12-2005, 100% cấp tỉnh, 98% cấp huyện và

78% cấp xã đã tổ chức triển khai cơ chế “một cửa”.

về cơ bản, qua việc đổi mới cách thức, quy trình giải quyết các TTHC
đã có tác dụng trực tiếp làm giảm bớt phiền hà, chi phí, tiêu cực và thu được
kết quả tích cực, được công dân, doanh nghiệp, dư luận xã hội đồng tình ủng

12


1.1.2.2.Tổ chúc bộ máy hành chính nhà nước
Các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, từ Chính phủ, các bộ,
UBND các câp dược điều chỉnh về chức nàng phù hợp việc chuyển sang cơ
chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. “Thứ trưởng Bộ N ội vụ, Tổng Thư
ký Ban Chi đạo CCHC cùa Chính phu Thang Văn Phúc cho rằng để thực
hiện mục tiêu về CCHC, cần kiên quyết thực hiện việc chuyến giao mạnh các
chức năng, nội dung công việc không thuộc chức năng của hê thống hành
chính cho các tô chức xã hội, tô chức p h i chính phì/, to chức sự nghiệp dịch
vụ công, tỏ chức doanh nghiệp, tư nhân đảm nhiệm.
Cũng theo Thứ trương Thang Văn Phúc, công cuộc CCH C phải tập
trung xóa bỏ cơ chế "xin-cho ”, quyết tâm cơ cấu lại tố chức bộ máy Chỉnh
phủ, các bộ, cơ quan hành chính địa phư ơng các cấp để đạt tới mô hình "Nhà
nước nhò nhưng mạnh và xã hội to ” đế phát triển theo xu hướng cải cách
chung của các nước”. (Đ ầy mạnh cài cách hành chính, Thông tấn xã Việt
Nam, 24/11/06)
Cùng với điều chỉnh chức năng, đã từng bước thực hiện tinh giản, sắp
xếp, phân cấp quàn lý hành chính giữa trung ương và địa phương, quy định rõ
thẩm quyền cho từng cấp. “Phân cấp là m ột hoạt động trọng tâm của cải cách
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ cho
biết, việc phân cắp giữa Trung ương và địa phương trên khá nhiều lĩnh vực
đã được thực hiện; các tinh, thành phổ cũng thực hiện tiếp việc phân cap cho

cấp huyện, xã. Bước đầu phản biệt hoạt động của cơ quan hành chỉnh nhà
nước với hoạt động của đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công. Chủng ta cũng đã có
điểu kiện đế sắp xếp to chức bộ m áy hành chính gọn hơn, hoạt động hiệu quà
hơn, chẳng hạn, trong thời gian qua, tổng số các đầu m oi cùa Chírth p h ủ từ
48 đã rút xuống còn 39... ” (Cải cách hành chính: cuộc cách m ạng gian nan,
Website Bộ tài chính, 27/2/06)
13


Trong kiện toàn tổ chức của ƯBND các cấp, dã RÌảm bớt đáng kể số
lượng đầu mối các cơ quan chuyên môn cấp tinh và cấp huyện. Ở cấp tỉnh,
các sở và tương đương đã thu gọn từ gần 30 đầu mối xuống còn 20-22 đầu
mối; cấp huyện từ 16-17 đầu mối giảm xuống còn 10-12 đầu mối.
1.1.2.3. Xây dựng và phát triến đội ngũ cán bộ, công chức
“K et luận Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đàng
(khóa IX) về công tác tổ chức và cán bộ đà chỉ rõ: "Đội ngũ cán bộ có bước
trưởng thành và tiến bộ, là lực lượng nòng cốt cùng với nhản dân tạo nên
thành tựu to lởn trong những năm qua” (N âng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
đáp ứng y êu cầu x â y dựng, phát triển kinh tế tri thức nước ta hiện nay, Báo
điện từ Đ áng Cộng sán Việt Nam, 30/8/07). Trong 20 năm qua, đội ngũ
CBCC nước ta có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 1986, có
1,2 triệu CBCC hành chính, sự nghiệp thì năm 2005 tăng lên khoảng 1,5 triệu
người. N hững cải cách vừa qua tập trung nhiều vào nâng cao chất lượng đội
ngũ CBCC cả về phẩm chất và năng lực với kỹ năng hành chính mới, đáp ứng
yêu cầu CCHC.
1.1.2.4. Cải cách tài chính công
Việc cải cách trên lĩnh vực tài chính công được triển khai tích

cực


nhằm đổi mới cơ chế quản lý tài chính đổi với cơ quan hành chính nhà nước
và dơn vị sự nghiệp, từng bước tạo cơ chế tài chính thích hợp đối với mỗi loại
cơ quan, coi đây là yếu tố thúc đẩy cải cách thể chế và tổ chức bộ máy hành
chính. Chính phù cũng ban hành một loạt các cơ chế tài chính; trong đó, một
sổ cơ chế tài chính tạo bước đột phá trong quản lý các đơn vị sự nghiệp có thu,
cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan hành
chính nhà nước, cơ chế đấu thầu, cơ chế hợp đồng một số loại công việc trong
cơ quan nhà nước cho khu vực tư nhân thực hiện. “H oạt động cải cách tài
chinh công, theo Bộ trường Bộ Tài chính Nguyễn Sinh H ùng là “đã có bước

14


đôi mới quan trọng trong phân cáp ngân sách; quản lý và điểu hành ngân
sách; trong thực hiện Quy chế công khai tài chính

Đặc biệt, cơ chế tài

chính cho các loại hình to chức trong hệ thống hành chính nhà nước đã bước
đâu được đôi mới với những kết quả tích cực trong triển khai cơ chế khoán
biên chế và kinh p h ỉ quán lý hành chính và cơ chế tài chính cho các đơn vị sự
nghiệp có thu” {Cải cách hành chính: cuộc cách mạng gian nan, Website Bộ
tài chính, 27/2/06)

1.2. THỤC TRẠNG CCHC Ở HÀ NỘI
1.2.1. CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN HÀNH CCHC Ỏ HÀ NỘI
Thành phố Hà Nội là đơn vị triển khai thực hiện CCHC từ khá sớm.
Ngay từ năm 1994, Hà Nội đã xác định CCHC là một trong những yếu tố
quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đặc biệt sau khi Chính phủ ban
hành Chương trình tổng thể về cải cách nền hành chính N hà nước giai đoạn


2001 - 2010 .
N hững năm qua, cùng với các tỉnh, thành phố khác trong toàn quốc, Hà
Nội đã tiến hành CCHC theo lộ trình chung của đất nước. Theo đó, CCHC ở
Hà Nội đã trải qua các giai đoạn:
Giai đoạn I (1995-1996): Hà Nội thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP của
Chính phủ, đột phá cải cách TTHC, một trong những khâu yếu nhất của nền
hành chính, khấc phục tính quan liêu, trì trệ tạo môi trường đầu tư phát triển,
cải thiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và các tổ chức kinh tế, xã
hội.
Giai đoạn II (1997- 2000): Thực hiện cải cách một bước bộ máy hành
chính theo Chương trình 06/CTr-TU ngày 6/3/1997 của Thành ủy về CCHC
giai đoạn 1997- 2000\ rà soát văn bản quy phạm pháp luật, sắp xếp lại tổ chức
bộ máy theo hướng tăng cường chức năng quản lý nhà nước của các sở, ban,
ngành, giảm bớt chồng chéo và thu gọn đầu mối.
15


Giai đoạn III (2001- 2010): Thực hiện CCHC theo Chương trình tong
thê cùa Chính phù về cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 20012010 và Chương trình 07/CTr-TƯ ngày 27/7/200ỉ cùa Thành ủy về một sổ
vân đê vê cái cách hành clúnh nâng cao hiệu lực của chính quyền giai đoạn
2001- 2005
1.2.2.MỘT SỐ KẾT QUẢ VÈ CCHC Ở HÀ NỘI CÁC GIAI ĐOẠN:

1.2.2.1 Giai đoạn I (1995- 1996): Cải cách một bước TTHC theo
Nghị quyết 38/NQ-CP
Tháng 3/1997, Thành ủy Hà Nội đã tiến hành tổng kết hai năm thực
hiện CCHC theo tinh thần Nghị quyết 38/CP của Chính p h ủ về cài cách một
bước TTHC và Nghị quyết Trung ương VIII khóa VII về cải cách m ột bước
nền hành chính nhà nước.

Sau 2 năm thực hiện CCHC, công tác CCHC thành phố Hà Nội đã đạt
được một số kết quả sau: Rà soát hơn 3.500 VBQPPL, trong đó phát hiện 154
văn bản cần sửa đổi, 310 văn bản hết hiệu lực; Chỉ đạo xây dựng và ban hành
một số VBQPPL liên quan đến cải cách TTHC trong 7 lĩnh vực trọng điểm
như: xây dựng cơ bản; dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành
phố; xuất nhập cảnh; kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất đai...; Rà soát chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy hành chính từ các sở,
ban, ngành trực thuộc Thành phố đén các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ
của UBND các quận, huyện theo hướng tách chức năng quản lý hành chính
Nhà nước ra khỏi chức năng quản lý sản xuất- kinh doanh, nhàm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên địa bàn; UBND Thành phố đã chỉ
đạo công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC và quản lý doanh nghiệp, cán bộ
Dàng, đoàn thể tham gia.

1.2.2.2.

Giai đoạn II (1997-2000): Cải cách một bước bộ máy hành

chính Thành phố theo chương trình 06/Ctr-TU của Thành ủy

16


Mặc dù dã đạt được một số kết qùa trên, song công tác CCHC trong
thời gian này còn tiến hành chậm, kết quả thu được chưa rõ nét. Trước tình
hình trên, ngày 6/3/1996, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình 06/Ctr-TU
vẻ C CH C của Thành p h ố Hà N ội giai đoạn 1997-2000.
Thành ủy chủ trương trong giai đoạn 1997- 2000 tập trung cải cách cơ
ban các TTHC, loại bỏ các khâu phiền hà, bất hợp lý, ngăn chặn tệ cửa quyền,
tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật. Chấn chỉnh và cải cách bộ máy hành

chính từ cơ cấu tổ chức, biên chế đến quy chế hoạt động sao cho bộ máy tinh
gọn, đảm bảo sự điều hành tập trung thống nhất, thông suốt, có hiệu lực ở các
cấp; các cơ quan hành chính chỉ làm chức năng quản lý nhà nước, không can
thiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh, cấp trên không làm thay công việc
cùa cắp dưới; kiện toàn bộ máy hành chính cấp quận, huyện và cơ sở đủ để
quản lý và kịp thời giải quyết đúng thẩm quyền, có hiệu quả công việc. Tổ
chức, xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiệu quả.

+ v ề cải cách thể chế hành chính:
Tính đến 31/12/2000 có gần 9.500 VBQPPL đã được rà soát, phát hiện
101 văn bản càn bổ sung, sửa đổi; có 1.216 văn bản hết hiệu lực và một số
văn bản trái với các quy định của Pháp luật hiện hành.
Các quận, huyện và một số sở, ngành như Sở Xây dựng, sở Địa chínhNhà đất, Cơ quan văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành phố (Sở Quy hoạch
và kiến trúc) đã thực hiện cải cách theo quy chế “Tập trung một đầu mối”.
Các ngành, các cấp đã niêm yết công khai quy trình, lệ phí giải quyết TTHC.
Sau nhiều lần cải tiến, nhin chung thời gian giải quyết TTHC đã được rút
ngắn, “vể cải cách thế chế hành chính, Sở Nội Vụ đề nghị trong năm 2006 tập
t,rung xây dựng và hoàn thiện thế chế giải quyết yêu cầu công việc của công
dán, tổ chức. Trọng tâm là thể chế tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành
chính (TTHC); thực hiện quy chế m ột cứa liên thông trong lĩnh vực câp giây


chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, quyền sờ hữu nhà, đầu tư xây dựng cơ
bản (ĐTXDCB), đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài” (Cải cách hành
chính p h ủ i bắt đầu từ những việc làm cụ thể. Bài II: X ây dựng m ột nền hành
chính dân chủ, trong sạch, vừng mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, Hà Nội mới,
1/12/05)

+ về cải cách bộ máy hành chính :
Trên quan điểm “Cài cách bộ m ảy hành chính được tiếp tục theo

hướng rà soát, điều chinh lại chức năng, nhiệm vụ, to chức bộ mảy của các sở,
ban, ngành và chính quyền cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn cho phủ hợp
với yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn. M ục tiêu nhằm đảm bảo cho bộ
máy hành chính hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, tránh chồng chéo về chức
nâng, nhiệm vụ (đổi với Thành pho); giảm tầng nấc trung gian (đối với quận
và cấp cơ sở). X â y dựng cơ chế p h ổ i hợp giứa các sở, ngành với UBND các
quận, huyện- von là khâu yếu nhất trong bộ m áy hành chỉnh thành p h ố hiện
nay, cho p h ù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế phân cấp TƯ- địa phương. Phân
định rỏ thắm quyền và trách nhiệm của UBND, chủ tịch UBND các cấp; giám
đôc các sở, ngành với chủ tịch UBND các quận, huyện, chịu trách nhiệm cùa
tập thể và cả nhân trong cơ quan hành chính các cấp. Bên cạnh đó đổi mới,
cài tiến lề loi làm việc (như giảm hội họp, giảm giấy tờ hành chính), tăng
cường trách nhiệm và năng lực của cơ quan hành chính trong giải quvểt cong
việc cùa cá nhân và tô chức; đay mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
quán lý nhà nước, tăng cirờng đầu tir để đến năm 2010, hiện đại hóa cơ quan
hành chính trên toàn thành p h o , đáp ứng yêu cầu xây dựng m ột nền hành
chỉnh chuyên nghiệp, hiện đại” (Cải cách hành chính phải bắt đầu từ những
việc làm cụ thể. Bài II: X ây dựng m ột nền hành chính dân chù, trong sạch,
vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, Hà Nội mới, 1/12/05). Nhờ đó, chức
năng, nhiệm vụ của các đơn vị hành chính thuộc UBND Thành phố và các

18


phong, ban chuyên môn nghiệp vụ cùa UBND các quận, huyện đã được rà
soát và sap xếp lại theo hướng thu gọn đầu mối, từng bước khắc phục sự
chỏng chéo chức năng, nhiệm vụ “đã cơ bản hoàn thành việc tách chức năng
quàn lý sản xuát kinh doanh ra khói cơ quan hành chính nhà nước; thành lập
04 tổng công ty, đây mạnh phân cáp, phân công cho cơ sở, tiêp tục rà soát
chức năng, nhiệm vụ, tổ chức lại bộ m áy hành chính các cấp” ( Thực hiện đề

án cứa Thành ủy về cải cách hành chỉnh: Dân còn m ong muốn nhiều hơn, Hà
Nội mới, 4/505). K.ết quả là bộ máy hành chính Thành phố được thu gọn từ 38
đầu mối còn 32 đầu mối; bộ máy hành chính cấp quận, huyện thu gọn từ 18
dầu mối còn 14 đầu mối.
Chủ trương tăng cường phân cấp cho ƯBND quận, huyện đã đạt được
một số kết quả, giúp quận huyện chủ động giải quyết được nhiều công việc
nhanh gọn, thuận tiện cho doanh nghiệp.

+ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
“H à N ội hiện có 232 phường, xã, thị trấn, tổng sổ có 4084 CBCC.

về

chất lượng cản bộ, tống số CBCC có trình độ TH PT trở lên đạt 91,72%,
THCS là 8,28%; về trình độ chuyên môn, số CBCC có trình độ Đ ại học chiếm
tỷ lệ 36,12%, trình độ trung cấp là 23,11% và sơ cấp là 2,47%, chưa qua đào
tạo chiếm tới 38,3%” (Đe nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, Hà Nội
mới, 10/8/05)
Thực hiện Nghị quyết TW lần thứ 3 khóa VIII về công tác đào tạo, bồi
dưỡng, tuyển chọn, sử đụng, đánh giá CBCC nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ CBCC, “H àng năm, Thành p h ổ đều có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức lý luận, chính trị, quản lý nhà nước và nghiệp vụ chuyên môn cho CBCC
cơ sở. Năm 2004, lớp công chức nguồn xã, phường, thị trấn khóa I được tô
chức và đã tốt nghiệp, sổ CBCC cơ sở có trình độ tăng dần" (Đe nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, Hà Nội mới, 10/8/05)

19


Trên cơ sở quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ do Ban chấp hành

I rung ương ban hành, “Thành p h ổ đã tăng cường chi đạo thực hiện bố trí,
luân chuyên cản bộ có đù năng lực và trách nhiệm về công tác tại xã,
phường,thị trấn. Hoàn thành việc rà soát cán bộ hiện có, những cản bộ đù
điều kiện theo Quyết định cùa Bộ Nội vụ đê bổ nhiệm làm công chức cơ sở.
Tiêp tục tô chức thi tuyến, thu hút và tuyển dụng sinh viên đã tốt nghiệp đại
học về công tác tại xã, phường, thị trấn; UBND thành p h ổ sẽ chi đạo việc xây
dựng kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo đói với từng loại CBCC xã,
phường, thị trấn phù hợp với điều kiện, khả nâng của các cơ sở đào tạo. Từng
bước đôi m ới nội dung, phương pháp giảng dạy, tập trung đào tạo kỹ năng
quản lý, bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật và chuyên môn, trước hết
cho những cản bộ làm ở bộ phận “m ột cưa”"(Đe nâng cao chắt lượng đội
ngũ cán bộ cơ sở, Hà Nội mới, 10/8/05)

1.2.2.3.Giai đoạn III (2001- 2010): CCHC theo Chương trình tổng
thể của Chính phủ giai đoạn 2001- 2010 và Chương trình 07/CTr-TU của
Thành ủy về CCHC nâng cao hiệu lực của chính quyền giai đoạn 20012005
Nếu như từ năm 1986 đến năm 1994 là thời kỳ Đảng và Nhà nước
chuẩn bị tư tưởng và bước đi cho toàn bộ tiến trình CCHC; để sau đó từ năm
1994 đến 2000, đột phá vào lĩnh vực cải cách TTHC thì từ tháng 9/2001,
CCHC ở nước ta chuyển sang giai đoạn mới- giai đoạn cải cách tổng thể nền
hành chính nhà nước. So với các giai đoạn trước, ngoài ba nội dung cải cách
thể chế hành chính, bộ máy hành chính và xây dựng đội ngũ CBCC, phạm vi
của Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước còn bao gồm
lĩnh vực cải cách tài chính công.
Sau khi phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình tổng thể CCHC của
thành phố giai đoạn 2001- 2010 theo tinh thần lồng ghép mục tiêu của chương

20



×