Chảy máu cam
Chảy máu cam
Tại sao bị chảy máu cam?
Trong cơ thể chúng ta, mũi là bộ phận tập trung nhiều mạch máu và nó cũng nằm ở
vị trí dễ bị tổn thương nhất. Điều này cũng lý giải rằng, nếu khi bạn gặp phải những
tổn thương trên mặt thì mũi lại là nơi "gánh chịu" nhiều nhất những tổn thương đó
và cũng dễ bị chảy máu nhất. Lượng máu chảy ra có thể ồ ạt những cũng có thể chỉ
là một lượng nhỏ, tuỳ theo mức độ bị thương tổn.
Chảy máu cam có thể xảy ra mà bạn không thể kiểm soát được khi những lớp màng
trong mũi bị khô và vỡ ra. Hiện tượng chảy máu cam sẽ dễ xảy ra hơn nếu trong
điều kiện thời tiết hanh khô, nhất là trong những ngày mùa đông khi không khí trở
nên lạnh giá, hanh khô, độ ẩm trong không khí giảm xuống thấp.
Bạn cũng dễ có nguy cơ bị chảy máu cam hơn nếu bạn thường xuyên sử dụng
những loại thuốc có tính năng ngăn ngừa chứng đông máu như warfarin
(Coumadin), aspirin.
Bên cạnh đó, một số "thủ phạm" khác cũng là nguyên nhân gây nên chứng chảy
máu cam như:
- Viêm nhiễm.
- Do bị chấn thương.
- Do dị ứng.
- Mắc chứng cao huyết áp.
- Do sử dụng quá nhiều đồ uống có chứa cồn.
- Hiếm khi là do những khối u.
Xử trí nhanh
Trong cuộc đời, bất cứ ai cũng có thể bị chảy maú cam vào bất cứ lúc nào,
chính vì thế bạn cần tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản tối cần
thiết để sơ cứu kịp thời trong trường hợp này.
- Khi bị chảy máu cam, hãy nhanh chóng dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ,
bóp chặt hai cánh mũi lại với nhau. Thao tác này giúp hạn chế lượng máu
chảy ra.Giữ mũi cũng là đang trực tiếp giữ mạch máu, ngăn cho máu không
chảy. Từ đó máu sẽ đông lại hoặc đóng thành vảy.
- Không nên nằm xuống hay nghiêng đầu về phía sau, bởi như thế sẽ khiến
cho máu bị chảy xuống họng và sẽ dễ làm bạn bị đau bụng. Cho nên khi bị
chảy máu cam bạn chỉ nên ngồi thẳng, dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt
hai cánh mũi.
- Có thể nhỏ một giọt chanh vắt vào trong lỗ mũi. Máu sẽ nhanh chóng
ngừng chảy.
- Sau đó có thể dùng một cục đá bọc trong một chiếc khăn mặt để chườm
lên mũi và hai bên má.
- Khi máu đã ngưng chảy bạn không nên khụt khịt, hắt hơi hay ngoáy mũi vì
sẽ rất dễ khiến cho máu chảy lại. Sau khi đã cầm được máu thì hãy rửa mặt
với nước lạnh, thái một củ hành và dùng để ngửi. Tiếp đó có thể ăn một chút
mật ong hoặc đường.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa chứng chảy máu cam, bạn có thể tuân thủ theo những cách đơn giản
sau đây.
- Luôn đảm bảo điều kiện thở trong không khí có duy trì độ ẩm nhất định. Môi trường
và không khí khô chính là nguy cơ khiến bạn dễ bị chảy máu cam.
- Nếu bạn đang sử dụng thuốc kháng sinh, hãy nên kiểm tra lại, bởi thuốc kháng sinh
đôi khi cũng là "thủ phạm" gây nên chứng chảy máu cam. Trong trường hợp này tốt
nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc.
- Kiểm tra huyết áp, bởi lẽ người mắc chứng huyết áp cao thường dễ bị chảy máu
cam hơn so với những người bình thường khác.
- Hãy thận trọng với vòng tránh thai. Việc hạn chế sản sinh ra hàm lượng estrogen
cũng là một trong số những lý do tăng nguy cơ chảy máu cam.
- Không hút thuốc lá.
- Việc bôi kem vào bên trong mũi không phải là giải pháp lâu dài vì nó không giúp
phục hồi độ ẩm của niêm mạc. Các thuốc xịt có xu hướng khiến tình trạng khô mũi trở
nên trầm trọng hơn. Theo các chuyên gia, những bình xịt mũi sử dụng nước hoặc
nước muối loãng hay bình xì làm tăng độ ẩm của không khí trong phòng lại rất hiệu
quả.
- Nếu đã từng bị chảy máu cam, hãy tăng cường bổ sung vitamin C theo đợt cho cơ
thể. Ở trẻ nhỏ từ 8 – 9 tuổi, ngày uống từ 2 – 4 viên (1 viên = 1mg) trong vòng từ 6 – 7
ngày, uống nhiều nước. Người lớn trên 20 tuổi, uống bổ sung vitamin C từ 4 – 6
viên/ngày kéo dài từ 8 – 10 ngày (2 tháng uống một đợt). Còn nếu uống hàng tháng
chỉ uống kéo dài từ 5 – 6 ngày. Còn uống liều cao 10 viên chỉ nên uống trong 5 ngày.
Lưu ý:
Hiện tượng chảy máu cũng không phải thực sự quá nguy hiểm, tuy nhiên, bạn
cũng đừng chủ quan. Hãy đến khám bác sĩ ngay trong các trường hợp:
- Bình thường, máu cam chỉ chảy một lúc, số lượng không nhiều, nhưng nếu
bạn bị chảy máu quá 15 phút mà máu vẫn tiếp tục chảy, bạn cần nhanh chóng
tới gặp bác sĩ.
- Nếu bạn bị chảy máu cam do tổn thương hay va đập mạnh, đừng chần chừ
mà hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất.
- Thông thường mỗi người đều có thể bị chảy máu cam một vài lần. Và hiện
tượng này sẽ diễn ra phổ biến hơn đối với trẻ em và thanh thiếu niên, điểm
chảy máu thường xuất phát từ phần trước của mũi (hơn 80% trường hợp).
Nguyên nhân hay gặp là chấn thương hoặc viêm đường hô hấp trên. Tuy
nhiên, sẽ là nguy hiểm nếu như bạn thường xuyên bị chảy máu cam với cường
độ khoảng 1lần/tuần