Tải bản đầy đủ (.pptx) (43 trang)

Bài giảng phương tiện vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 43 trang )

Mô đun: Phương tiện vận tải
Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ
(Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo
luận, bài tập: 30 giờ; kiểm tra: 2 giờ)
Mục tiêu:
+ Nắm được được những kiến thức kĩ thuật cơ bản
về phương tiện vận tải ô tô.
+ Nhận biết được một số thông tin về bố cục,
thông số, tình trạng kĩ thuật của xe ô tô
+ Tự đánh giá được sơ bộ tính năng kĩ thuật của xe
ô tô với các điều kiện khai thác vận tải cụ thể.


Kết cấu mô đun: gồm 3 chương


Tổng quan về phương tiện vận tải;



Nguồn động lực của các phương tiện vận tải;



Kết cấu chung của phương tiện vận tải ô tô.


Chương 1: Tổng quan về phương tiện vận tải
1.1 Các loại phương tiện vận tải:
Phương tiện vận tải đường bộ;
Phương tiện vận tải đường sắt;


Phương tiện vận tải đường thủy;
Phương tiện vận tải hàng không.
1.2 Phạm vi hoạt động của các phương tiện
vận tải


Chương 2: Nguồn động lực của các phương
tiện vận tải
2.1 Động cơ:
 Khái niệm: Động cơ đốt trong là một động cơ nhiệt.
Quá trình đốt cháy nhiên liệu biến nhiệt năng thành
cơ năng được diễn ra trong buồng đốt của động cơ.
 Phân loại:
+ Phân loại theo sử dụng nhiên liệu;
+ Phân loại theo số kỳ công tác;
+ Phân loại theo kết cấu của động cơ.




Phân loại theo sử dụng nhiên liệu:
Động

xăng: Là loại
động cơ đốt
trong, nhiên
liệu được sử
dụng để tạo
ra
nhiệt

lượng

xăng


Động

diesel: Là
loại động

đốt
trong,
nhiên liệu
được
sử
dụng
để
tạo
nhiệt
lượng

dầu diesel


Phân loại theo số kỳ công tác:
 Động cơ 4 kỳ: Là loại động cơ đốt trong mà
để hoàn thành chu trình làm viêc của động
cơ thì nó phải trải qua 4 kỳ công tác hoặc
ứng với 2 vòng quay của trục khuỷu;
 Động cơ 2 kỳ: Là loại động cơ đốt trong mà

để hoàn thành một chu trình làm việc của
động cơ thì nó trải qua 2 kỳ công tác hoặc
ứng với 1 vòng quay của trục khuỷu.


Phân loại theo kết cấu của động cơ:
Động cơ xi lanh
thẳng hàng: Là
loại động có
thân kết cấu
dạng xi lanh
nằm thẳng hàng
với nhau


Loại động cơ
thân máy hình
chữ V: Là loại
động có có
thân máy kết
cấu phân bổ xi
lanh xếp theo
hình chữ V


2.2 Một số khái niệm và các thông số kỹ thuật cơ bản
của động cơ:
2.2.1 Một số khái niệm
Điểm chết:
Là vị trí tại đó piston ở xa và gần tâm trục khuỷu

nhất, mà tại đó piston đổi hướng và có vận tốc bằng
không.
Điểm chết trên (ĐCT): là vị trí của piston ở xa tâm
trục khuỷu nhất được tính ở vị trí của đỉnh piston, tại
đó piston đổi hướng và có vận tốc bằng không.
Điểm chết dưới (ĐCD): là vị trí của piston ở gần tâm
trục khuỷu nhất, tại đó piston đổi hướng và có vận
tốc bằng không.


Hành trình chuyển động của Pít tông (ký hiệu là S):
Là khoảng dịch chuyển tối đa của piston trong
xy lanh được tính bằng khoảng cách giữa hai
điểm chết.
Thể tích buồng đốt (ký hiệu là V bc):
Là thể tích phần không gian được tạo ra giữa
đỉnh piston ở điểm chết trên, bề mặt xy lanh
và mặt máy.


Thể tích công tác (ký hiệu là Vct):
Là thể tích phần không gian giới hạn bởi bề mặt làm
việc của xy lanh và đỉnh piston dịch chuyển từ điểm
chết này đến điểm chết kia.


Thể tích toàn phần (ký hiệu là Vtp):

Là tổng thể tích của buồng đốt (Vbc) và thể
tích công tác (Vct)

Va = Vbc + Vct


Kỳ (Thì):
Là một phần của quá trình công tác được tính bằng góc
quay của trục khuỷu ứng với thời gian piston dịch chuyển
từ điểm chết này đến điểm chết kia.
Chu trình làm việc (CTLV):
CTLV của động cơ đốt trong là quá trình hút - ép - nổ - xả,
diễn ra theo một trật tự nhất định để thực hiện một lần sinh
công. CTLV được lặp đi lặp lại trong quá trình làm việc
của động cơ.


2.2.2 Các thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ:
Tỉ số nén: (ký hiệu là ): là tỉ số giữa thể tích toàn phần (Vtp) với tỉ số
buồng đốt (Vbc). Tỉ số nén thể hiện mức độ nén hỗn hợp trong xy lanh.

Vtp
=
Vbc


Thể tích làm việc của động cơ: (ký hiệu là Ve )
Là thể tích làm việc của tổng tất cả các xy lanh của động cơ
Ve = i. Vct trong đó: Ve: là thể tích làm việc của động cơ
i : số xy lanh của động cơ
Vct: thể tích công tác của một xy lanh



2.3 Nguyên lý hoạt động của động cơ:
2.3.1 Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ:


Kỳ hút:
Piston dịch chuyển từ điểm chết trên (ĐCT) đến
điểm chết dưới (ĐCD) tương ứng với trục khuỷu
quay từ (0 - 180)o, xu páp hút mở, xu páp xả đóng

Thể tích trong xy lanh tăng lên, áp suất giảm
Hỗn hợp (xăng và không khí) qua cửa hút vào vào bên
trong xy lanh (đối với động cơ xăng). Không khí sạch
(đối với động cơ diesel) được hút đầy vào xi lanh
Cuối kỳ hút áp suất trong xy lanh đạt khoảng (0,70,8) KG/ cm2 và nhiệt độ đạt khoảng (75 - 125)oC




Kỳ nén:
Piston dịch chuyển từ ĐCD đến ĐCT tương ứng
với trục khuỷu quay từ (180 - 360)o
Cả hai xu páp đều đóng, hỗn hợp (đối với động
cơ xăng), không khí sạch (đối với động cơ
diesel) được nén lại, nhiệt độ và áp suất tăng lên
Cuối quá trình nén áp suất trong xy lanh đạt (9 15) KG/ cm2, nhiệt độ đạt (350 - 500)oC




Kỳ cháy giãn nở (kỳ nổ):


Cuối quá trình nén khi piston gần tới ĐCT bugi
phóng tia lửa điện vào hỗn hợp (động cơ xăng), vòi
phun phun nhiên liệu vào buồng đốt ở dạng sương
mù (động cơ diesel) nhờ nhiệt độ và áp suất cao mà
hỗn hợp được đốt cháy.
Hỗn hợp cháy giãn nở sinh công, đẩy piston dịch
chuyển từ ĐCT đến ĐCD, tương ứng góc quay trục
khuỷu từ (360 - 540)o
Áp lực khí cháy đẩy piston truyền, thông qua thanh
truyền áp lực khí cháy tác động đến trục khuỷu và tạo
thành mô men quay của trục khuỷu




Kỳ xả:
Piston dịch chuyển từ ĐCD đến ĐCT tương ứng với
trục khuỷu quay từ (540 - 720)0 xu páp xả mở, xu páp
hút đóng
Piston đẩy khí đã cháy qua cửa xả theo ống xả ra
ngoài
Khi kết thúc quá trình xả piston lại thực hiện kỳ hút
của chu trình tiếp theo.


2.3.2 Nguyên lý hoạt động của động cơ 2 kỳ:
Đặc điểm cấu tạo: động cơ 2 kỳ có một số đặc điểm cơ bản
Động
sau cơ không có cơ cấu phối khí , kết cấu đơn giản

và có khối lượng nhẹ hơn động cơ 4 kỳ.
-

Trên thân xy lanh có các cửa nạp nhiên liệu, cửa thoát
và cửa nạp chuyển.
Pittông di chuyển lên xuống trong xy lanh và làm
nhiệm vụ đóng mở các cửa ( nạp, xả, nạp chuyển).
Trong quá trình động cơ làm việc, cả phía trên và dưới
của pittông đều xảy ra các quá trình chuyển hóa.
-

Nguyên lý hoạt động: Nghiên cứu tài liệu


2.4 Các hệ thống của động cơ đốt trong:
2.4.1 Hệ thống phân phối khí
Nhiệm vụ : có nhiệm vụ đóng
mở các của hút, cửa xả để nạp
đầy hỗn hợp (hoặc không khí)
vào trong xy lanh và thải sạch
khí đã cháy ra ngoài theo trình
tự làm việc của động cơ.


2.4.2 Hệ thống bôi trơn:
Nhiệm vụ: Hệ thống bôi
trơn có nhiệm vụ liên tục
cung cấp dầu bôi trơn đến
bề mặt ma sát của các chi
tiết để đảm bảo điều kiện

làm việc bình thường cũng
như tăng tuổi thọ cho các
chi tiết của động cơ.


+ Công dụng của dầu bôi trơn:
- Giảm tiêu hao năng lượng do ma sát,
- Chống mài mò do cơ học và mài mòn do hoá học,
- Rửa sạch các bề mặt do mài mòn gây ra,
- Làm nguội bề mặt ma sát,
- Tăng cường sự kín khít của khe hở,


Giảm tiếng ồn khi động cơ làm việc

+ Phân loại
- Bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn trong nhiên liệu
- Bôi trơn vung té nhờ trục khuỷu quay để vung té dầu bôi trơn
- Bôi trơn cưỡng bức dùng áp lực nhất định để đưa dầu đến các vị trí cần bôi trơn
- Bôi trơn kết hợp


2.4.3 Hệ thống làm mát
- Nhiệm vụ: Lấy bớt nhiệt lượng từ các chi tiết bị đốt nóng của động cơ, giữ cho động cơ
làm việc ổn định ở nhiệt động thích hợp không cao hoặc quá thấp.
- Phân loại
a. Phân loại theo chất dẫn nhiệt ra
khỏi động cơ
+ Hệ thống làm mát bằng không khí
+ Hệ thống làm mát bằng nước hoặc

chất lỏng khác
b. Phân loại hệ thống làm mát bằng
nước
+ Loại tự lưu thông
+ Loại lưu thông cưỡng bức
+ Loại kết hợp


×