Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.61 KB, 12 trang )

HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ
GIỚI VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA CHO
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Diễn biến hoạt động “mua lại, sáp nhập doanh nghiệp” trên thế giới (từ năm
2005 đến nay)
Thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đã xuất hiện và phát triển qua nhiều
giai đoạn thăng trầm trên thị trường thế giới. Trải qua nhiều lần biến động nhất là ở thị
trường Mỹ, bắt đầu từ năm 1890 hoạt động M&A ở Mỹ đã trải qua 5 lần biến động tính
đến năm 2000. Tiếp sau Mỹ, thị trường Anh cũng xuất hiện hoạt động M&A từ thập
niên 60 ở thế kỷ 20. Thị trường các nước Châu Âu còn lại cũng có thị trường M&A từ
những năm 1980. Kể từ khi cả ba thị trường này đều có thị trường M&A thì dường như
những “đợt sóng” của hoạt động này diễn ra ở thị trường Mỹ sẽ kéo theo những đợt
sóng mạnh ở thị trường Anh và Châu Âu. Bởi lẽ do sự toàn cầu hóa của nền kinh tế,
đồng thời đây là những thị trường kinh tế lớn của thế giới và những thị trường này có
liên quan với nhau trong quá trình phát triển. Sau sự trổi dậy của làn sóng mua lại, sáp
nhập doanh nghiệp trên thế giới diễn ra vào năm 2000 thì hoạt động này tạm thời lắn
xuống. Nhưng đến năm 2004, làn sóng mua lại, sáp nhập doanh nghiệp lại xuất hiện và
liên tục phát triển mạnh cho đến hiện nay.
Nguyên nhân dẫn đến sự sôi động trở lại của hoạt động M&A là sự phát triển
mạnh của thị trường chứng khoán và việc ngân hàng trung ương các nước áp dụng mức
lãi suất thấp. Nguyên nhân chính của vấn đề áp dụng mức lãi suất thấp là do sự khủng
hoảng của thị trường tín dụng Mỹ, hệ quả của hoạt động cho vay dễ dãi và ồ ạt để đầu
tư vào bất động sản, trong đó có cả các ngân hàng lớn như: Merill Lynch, Citigroup,
Leman Brothers…. Để cứu vãng sự phá sản của các ngân hàng thương mại và nguy cơ
suy thoái nền kinh tế Mỹ tạo nên động thái dây chuyền đến các nền kinh tế khác trên
thế giới, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Châu Âu và một số
ngân hàng trung ương khác phải bơm tiền thêm vào hệ thống tài chính. Những khó khăn
trong hoạt động cũng đã làm cho nhiều ngân hàng lớn phải bán cổ phần cho các nhà đầu
tư đến từ nhiều khu vực khác trên thế giới nên cũng làm gia tăng mạnh về giá trị giao
dịch của hoạt động mua lại doanh nghiệp trên toàn cầu. Chẳng hạn như:
Bảng 2.1: Các hợp đồng M&A lớn trong lĩnh vực ngân hàng ở MỸ


Bên mua Bên bán Giá trị
giao dịch
Cơ quan đầu tư Abu Dhabi (ADIA)
của Các tiểu vương quốc Árập thống
nhất (UAE)
Ngân hàng Citigroup 7,5 tỷ USD
tập đoàn Temasek của Singapore và
một công ty khác của Mỹ
(2)
Ngân hàng Merill
Lynch
6,2 tỷ USD
Công ty đầu tư vốn của Nhà nước
Trung Quốc
Morgan Stanley 5 tỷ USD
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Hình 2.1. Giá trị giao dịch M&A trên toàn cầu (2005-quí I năm 2008)
(Nguồn: www.muabandoanhnghiep.duan.vn và www.gls.com.vn
(2)
)
Theo kết quả nghiên cứu của công ty thống kê tài chính Thomson Financial, giá
trị giao dịch của hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp trên toàn cầu đạt mức kỷ
lục vào năm 2005 tăng đến 38,4% so với năm 2004. Một đặc điểm của các vụ mua lại
và sáp nhập trong năm 2005 là chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực năng lượng. Điều này
khẳng định sự biến động của giá dầu thế giới đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Ngoài ra, lĩnh vực tài chính vẫn là một lĩnh
vực có số lượng giao dịch với giá trị lớn. Có thể kể đến hai hợp đồng M&A lớn nhất
trong năm 2005 là:
Bảng 2.2: Hai hợp đồng M&A lớn nhất thế giới năm 2005
Bên mua Bên bán Giá trị giao dịch

Tập đoàn Procter and Gamble (P&G) Tập đoàn Gillette
57,2 tỷ USD
Tập đoàn tài chính Mitsubishi Tokyo
Financal Group
Ngân hàng UFJ
41,4 tỷ USD
Tiếp đến năm 2006 và 2007 là những năm có nhiều kỷ lục mới về giá trị giao
dịch ở thị trường M&A toàn cầu. Năm 2006 là năm thiết lập kỷ lục về tốc độ gia tăng
về giá trị giao dịch. Tổng giá trị giao dịch năm 2006 tăng so với năm 2005 lên đến 34%.
Năm 2007 tổng giá trị giao dịch ở thị trường M&A tăng hơn 21% so với giá trị năm
2006. Trong năm này thị trường M&A ở khu vực Châu Âu được đánh giá vượt trội so
với thị trường Mỹ cả về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch. Đây cũng là một kỷ lục
hiếm có trong lịch sử phát triển của thị trường M&A trên thế giới. Tính từ năm 2000
đến năm 2006 thì thị trường ở Châu Âu chưa từng một lần vượt trội hơn thị trường Mỹ
về giá trị giao dịch.
Năm 2007 giới phân tích đánh giá đây là năm bùng nổ của thị trường M&A
nhưng sự bùng nổ này vẫn chỉ tập trung ở những nước có nền kinh tế phát triển, đứng
đầu là Châu Âu và Mỹ. Trong đó thị trường Châu Âu đã có sự tăng trưởng vượt bật về
giá trị giao dịch, khoảng 1/3 tổng giá trị các vụ mua lại, sáp nhập trên toàn cầu diễn ra ở
châu lục này. Đồng thời, trong năm thị trường M&A có xu hướng mở rộng về địa lý -
các công ty lớn ở các nền kinh tế phát triển đổ tiền đầu tư bằng hình thức mua lại các
công ty nhỏ ở những nước đang phát triển. Sự tăng giá dầu hỏa đã kiến cho các đại gia
vùng Vịnh trở thành những người đi mua lại các công ty khác trên thế giới. Những vụ
mua lại, sáp nhập trong năm 2007 tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như ngân hàng, tài
chính; công nghiệp dầu khí, công nghệ thông tin, công nghiệp ôtô.
Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng điển hình nhất là vụ ba ngân hàng Scotland
mua lại ngân hàng ABN Amro của Hà Lan. Hay vào tháng 5 vụ sáp nhập 22 tỷ euro
(tương đương gần 30 tỷ USD) của hai ngân hàng Ý để trở thành một trong 10 ngân
hàng hàng đầu Châu Âu với tổng giá trị lên đến gần 80 tỷ USD với hơn 6.300 chi nhánh
tại nội địa, đây là một vụ mua lại cũng gây chấn động trong giới tài chính. Trong năm

2007 cũng chứng kiến sự ra đời một của một sàn giao dịch chứng khoán xuyên Đại Tây
Dương, đó là kết quả của việc mua lại Euronext với giá 9,96 tỷ USD của tập đoàn New
York Stock Exchange (NYSE).
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì chứng kiến rất nhiều vụ giao dịch M&A.
Trong năm qua để tăng lợi thế cạnh tranh của mình trước đối thủ cạnh tranh là Yahoo
và Microsoft, Google đã thực hiện rất nhiều vụ mua lại các công ty nhỏ hơn trong lĩnh
vực sản xuất phần mềm hay cung cấp các dịch vụ trên mạng internet. Ví dụ như:
• Google muốn nâng cao khả năng phục vụ khách hàng nên đã tiến hành mua lại công ty
an ninh mạng Postini hay vụ Google mua lại công ty cung cấp phần mềm bảo mật
người tiêu dùng web Green Borden. Ngoài ra, Google còn thực hiện một số vụ mua lại
khác như: công ty Zingku để nhằm tạo điều kiện cho tập đoàn Google tiếp cận gần hơn
với người dùng điện thoại di động, một thị trường quảng cáo được dự báo là rất tiềm
năng trong tương lai.
• Song song đó Yahoo cũng liên tiếp thực hiện nhiều vụ mua lại các công ty khác để mở
rộng thị trường và tăng doanh thu, chẳng hạn như việc Yahoo mua lại hãng quảng cáo
di động Actionality của Đức vào tháng 8, mua lại liên tiếp các công ty như MyBlogLog,
Right Media và Rivals.
• Microsoft đã tiến hành mua lại công ty aQuantive để nhằm gia tăng lợi nhuận cho công
ty trong giai đoạn công ty đang thực hiện việc chuyển hướng đầu tư trọng tâm vào máy
tính sang ứng dụng trên Internet.
Lĩnh vực công nghiệp dầu khí trong năm cũng tạo nên một sự kiện đáng chú ý
bằng vụ giao dịch có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử thị trường mua lại,
sáp nhập doanh nghiệp trên toàn cầu. Đó là vụ công ty khai thác mỏ BHP Billiton mua
lại đối thủ cạnh tranh Rio Tinto, lúc đầu giá chào mua là 140 tỷ USD nhưng giá giao
dịch thành công lên đến 173,4 tỷ USD, một kỷ lục mới về giá trị giao dịch của một vụ
mua lại công ty.
Bên cạnh những vụ giao dịch M&A gây chấn động trên thị trường thế giới và
đầy hứa hẹn trong tương lai thì năm 2007 cũng là một dấu mốc cho sự chia tay của tập
đoàn sản xuất ôtô đứng thứ 5 thế giới DaimlerChrysler với chi nhánh Chrysler, giá bán
là 7,4 tỷ USD. Việc DaimlerChrysler quyết định bỏ chữ “Chrysler” ra khỏi tên mình

đánh dấu cho sự thất bại và thua lỗ của vụ sáp nhập cách đây 9 năm (vào tháng 5/1998)
giữa hãng sản xuất ôtô Daimler-Benz và Chrysler với mức giá lên đến 36 tỷ USD.
Ngoài ra trong năm nay cũng chứng kiến nhiều sự thất bại từ các vụ M&A vượt biên
giới. Nguyên nhân được các nhà phân tích đánh giá đó là do sự mâu thuẫn về văn hóa,
phong tục và sự không thông hiểu về môi trường chính trị….
Bảng 2.3. Các hợp đồng M&A lớn trong năm 2007
Đơn vị tính: tỷ USD
Bên mua Bên bán Giá trị
giao dịch
BHP Billiton Rio Tinto 173,4
Barclays ABN Amro (Hà Lan) 90,8
Blackstone Hilton 26
Thomson Reuters 17,2
HeidelderfCement AG Hanson 15,5
NewYork Stock Exchange Euronext 9,96
Qũy Cerberus Chrysler 7,4
Năm 2007 cũng là năm mở rộng thị trường M&A sang khu vực các nước Đông
Âu và theo đánh giá thì trong những năm tiếp theo hoạt động M&A quốc tế sẽ chuyển
sang khu vực Châu Á. Việc các công ty lớn chuyển hướng mua lại, sáp nhập với các
doanh nghiệp ở khu vực Châu Á trong tương lai là do sự phát triển nhanh chóng và đầy
tiềm năng phát triển của nền kinh tế ở khu vực này, trong đó đặt biệt là sự phát triển của
các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam.
Bảng 2.4. Các hợp đồng M&A lớn trong những tháng cuối năm 2008
(tính đến thời điểm tháng 9)
Đơn vị tính: tỷ USD
Bên mua Bên bán Giá trị giao dịch
Hãng Bia InBev của Bỉ Hãng Bia lớn nhất của Mỹ-
Anheuser-Busch
52
Bank of America Merrill Lynch 50

Công ty công nghệ sinh học Roche
Holdings (Thụy Sỹ)
Công ty Genetech (San Francisco) 43,7
Gas Natural SDG SA (ESP) Union Fenosa SA (ESP) 14,2748
PetroChina Co Ltd CNPC Exploration &
Development Co
11,8
Teck Cominco Ltd (Canada) Fording Canadian Coal Trust
(Canada)
11,0285
Kholdingovaya Kompaniya Interros
ZAO (Nga)
GMK Noril'skiy nikel' OAO (Nga) 10
Xstrata Plc (Thụy Sĩ) Lonmin PLC (Anh) 9.274,5
Bristol-Myers Squibb Co (Mỹ) ImClone Systems Inc(Mỹ) Bristol-
Myers Squibb Co (Mỹ)
9,2212
Bankaaktieselskabet Roskilde Bank A/S assets and
debts
7,3977
Hãng bảo hiểm
Tokio Marine Holdings (Nhật Bản)
Công ty bảo hiểm
Philadenphia Consolidated
4,39

×