Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ THEO LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.59 KB, 24 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU
LỊCH QUỐC TẾ THEO LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE CỦA VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2015
I. Cơ sở đề xuất giải pháp:
1. Quan điểm của Chính phủ về việc phát triển du lịch MICE ở Việt Nam
trong giai đoạn 2010-2015
Quan điểm phát triển du lịch MICE của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam
được thể hiện qua việc lựa chọn con đường phát triển của loại hình du lịch này
trong tương lai. Bên cạnh việc xác định đây là một loại hình du lịch trọng điểm
của nước ta trong thời gian tới, ngay trong văn kiện Đại hội Đảng IX (2000) và
trong “Chiến lược, chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2010-
2015”, Đảng và Nhà nước đã xác định du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động
MICE nói riêng phải đảm bảo có được sự phát triển nhanh và bền vững, được phát
biểu thành 2 yêu cầu trọng tâm sau:
Thứ nhất là khuynh hướng phát triển nhanh, tập trung mọi nguồn lực vào
khai thác thế mạnh của ngành du lịch nhằm tăng cường thu hút khách du lịch, nâng
cao nhiều lần mức doanh thu từ hoạt động này và sử dụng nó vào hoạt động tái
đầu tư vào ngành này. Đây là khuynh hướng được các nước phát triển mạnh du
lịch trong khu vực Đông Nam Á sử dụng trong thập niên 90 của thế kỉ trước. Tuy
nhiên, hạn chế lớn nhất của khuynh hướng này là việc khai thác quá mức các lợi
thế tự nhiên dẫn đến việc tàn phá và hủy hoại các lợi thế đó. Trong khi đây là một
lợi thế khó có thể phục hồi hay không có khả năng phục hồi.
Thứ hai là khuynh hướng tập trung phát triển du lịch theo chiều sâu với việc
đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, đồng thời đảm bảo ngành du lịch có được sự
phát triển bền vững. Xét về dài hạn, đây là khuynh hướng tốt nhất đối với sự phát
triển của ngành du lịch.
Vấn đề khó nhất trong việc thực hiện khuynh hướng này chính là phải kết
hợp hài hòa hai mục tiêu: phát triển nhanh và bền vững. Nhằm có được các giải
pháp phù hợp, các chuyên gia đầu ngành, các cấp lãnh đạo và các doanh nghiệp
cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc hoạch định chiến lược phát
triển của từng lĩnh vực du lịch ngắn hạn và dài hạn.


1
1
2. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn
2010-2015
2.1. Định hướng
Định hướng phát triển du lịch MICE tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015
đã được Nhà nước và Tổng cục du lịch cùng các cơ quan hữu quan xác định bao
gồm những nội dung chính sau:
Tiến hành xây dựng và cải thiện môi trường kinh doanh và môi trường pháp
lí trong lĩnh vực du lịch MICE. Nhà nước và TCDL cần tạo lập môi trường pháp lí
và kinh doanh thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp phát triển mạnh trong giai đoạn kế tiếp. Trong đó, cần
tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về ngành du lịch nói
chung và du lịch MICE nói riêng theo hướng xóa bỏ các rào cản về thủ tục hành
chính.
Tăng cường vai trò của các ban ngành, cơ quan chức năng trong việc định
hướng thị trường và tổ chức xúc tiến du lịch quốc gia nhằm đổi mới và hoàn thiện
công tác tổ chức, quản lí hoạt động du lịch MICE. TCDL phải đóng vai trò đầu tàu
hoạch định chiến lược Marketing quốc tế, thực hiện quảng bá hình ảnh quốc gia
nhằm tiếp thị thành công Việt Nam như là một trong những điểm đến DLQT nổi
bật nhất. TCDL cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
du lịch MICE tại Việt Nam chủ động đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường,
năng động và nhạy bén trong việc tiếp cận và thâm nhập thị trường du lịch MICE
thế giới và khu vực khẳng định vị thế cạnh tranh mở rộng thị phần, tăng cường thu
hút du khách MICE quốc tế và Việt Nam.
Tăng cường tính chủ động, nhạy bén của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực du lịch MICE.Các doanh nghiệp cần phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và
nhạy bén trong tổ chức quản lí hoạt động kinh doanh du lịch MICE thông qua việc
xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp và có trình độ cao, đặc biệt là
đội ngũ nhân viên Marketing và tổ chức các chương trình sự kiện nhằm đáp ứng

tốt nhu cầu của du khách MICE quốc tế, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh
của chính doanh nghiệp.
2
2
Tăng cường công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững. Nhà
nước chủ động phối hợp chặt chẽ với TCDL và các ban ngành, cơ quan chức năng
trong việc ban hành các chính sách, qui định tăng cường bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững. Đội ngũ cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch
MICE, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức,
nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
MICE không được tổ chức tour cho khách đến các địa điểm nhạy cảm về môi
trường và khuyến khích tổ chức các chương trình tham quan thân thiện với môi
trường.
2.2. Mục tiêu
2.2.1. Mục tiêu chung
Trong các giai đoạn kế tiếp mục tiêu chung của ngành du lịch Việt Nam
chính là phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai
thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiên tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa,
lịch sử, đồng thời huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác,
hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [27].
Bên cạnh đó, ngành du lịch Việt Nam cũng cần duy trì tốc độ phát triển
mạnh mẽ và bền vững trong những năm kế tiếp. Tất cả những hoạt động nêu trên
đều nhằm đưa Việt Nam trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực nói
riêng và thế giới nói chung. Trong đó, mục tiêu cụ thể trước mắt phải phấn đấu
đến hết năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch
phát triển trong khu vực và trở thành một điểm hấp dẫn của du lịch thế giới và đến
năm 2015 đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có ngành du lịch phát
triển hàng đầu trong khu vực với hệ thống cơ sở kĩ thuật tương xứng, với nhiều
sản phẩm du lịch độc đáo, mang màu sắc văn hóa Việt [28]. Trong giai đoạn 2010-
2015 du lịch MICE Việt Nam cần đạt được những bước tiến lớn, để trở thành một

trong những địa điểm MICE được yêu thích nhất khu vực.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Trong giai đoạn 2010-2015 mục tiêu cụ thể của du lịch MICE được Nhà
nước và Chính Phủ xác định như sau:
3
3
Trước mắt, trong năm 2010, du lịch MICE Việt Nam cần đạt được những
mục tiêu sau:
Thứ nhất, về số lượng DLQT đến Việt Nam: ngành du lịch Việt Nam phấn
đấu đến hết năm 2010 sẽ đón được 5,5-6 triệu lượt khách quốc tế với nhịp độ tăng
trưởng trung bình đạt 11,4%/năm [28]. Trong đó lượng khách du lịch MICE cần
chiếm từ 15-25% đạt mức 1 triệu đến 1,5 triệu lượt khách.
Thứ hai, về thu nhập tư hoạt động du lịch: phấn đấu năm 2015, doanh thu du
lịch đạt 4,0-4,5 tỷ USD, đưa tổng sản phẩm dịch vụ du lịch (GDP) năm 2015 đạt
5,3% tổng GDP cả nước với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11,0-
11,5%/năm. Đối với du lịch MICE doanh thu từ hoạt động này cần chiếm từ 30-
40% tổng doanh thu du lịch, ước tính đạt từ 1,2 đến 1,8 tỷ USD.
Thứ ba, về phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch: để phát triển du lịch
MICE cần tiến hành nâng cấp các tuyến điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu
du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương và chú trọng đầu tư xây mới và nâng cấp
các hệ thống KS, phấn đấu đến hết năm 2015 có trên 350.000 phòng KS, đáp ứng
nhu cầu lưu trú cao của du khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm tới [28],
cả nước cần phải có ít nhất 3 trung tâm hội nghị, triển lãm đạt chuẩn quốc tế, nâng
cấp sân bay quốc tế cùng hệ thống các sân bay nội địa.
Trong giai đoạn từ năm 2010-2015, du lịch MICE Việt Nam cần tập trung
phát triển theo chiều rộng, tăng cường thu hút du khách MICE quốc tế, nâng cao
mức thu nhập từ hoạt động này từ 1,5 đến 2 lần so với giai đoạn 2006-2010, tạo
tiền đề cho sự phát triển chiều sâu, sau đó tập trung vào việc nâng cao chất lượng
dịch vụ MICE trong giai đoạn 2015-2020. Trong giai đoạn này, Việt Nam phải trở
thành một trong những quốc gia hàng đầu về du lịch MICE trong khu vực.

3. Một số dự báo trong giai đoạn 2010-2015
3.1. Dự báo về khả năng cung cấp dịch vụ MICE
Trong giai đoạn 2000-2010, theo thống kê của Vụ KS thuộc TCDL Việt
Nam, công suất phòng bình quân toàn ngành kinh doanh khách sạn đạt 51% năm;
trong đó, số lượng khách sạn từ 3-5 sao chỉ chiếm 16% trong số cơ sở lưu trú tại
Việt Nam [24]. Trong khi đó, số lượng du khách MICE quốc tế lại chiếm khoảng
20% tổng số DKQT đến Việt Nam. Vì vậy, việc đầu tư nâng cấp, xây mới các
4
4
khách sạn 3-5 sao là một nhu cầu tất yếu trong thời gian tới của nước ta. Dự báo số
lượng phòng KS đạt chuẩn 3-5 sao đến năm 2015 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Ước tính số phòng khách sạn 3-5 sao tính đến năm 2010 và 2015
Năm
2007 2010 2015
Số lượng phòng
TP.HCM 6.500 12.500 22.500
Hà Nội 5.100 14.500 25.500
Cả nước 29.000 49.000 92.000
Nguồn: Vụ khách sạn- Tổng cục du lịch, “Chuyên trang tổng kết 50 năm
phát triển du lịch” (2010)
Theo thống kê hiện tại, Hà Nội có khoảng 450 cơ sở lưu trú với 14.000
phòng, trong đó có 34 KS từ 3-5 sao với 5.100 phòng, chiếm khoảng 28%. Dự báo
đến hết năm 2010, Hà Nội sẽ có 16 cơ sở lưu trú du lịch 5 sao (6.300 phòng), 16
cơ sở lưu trú 4 sao (4.200 phòng), 50 cơ sở du lịch 3 sao (4.000 phòng) [28] và đến
năm 2015 số phòng cao cấp được đưa vào sử dụng ước tính sẽ đạt khoảng 11.000
phòng.
Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, đến hết năm 2010, du
lịch Việt Nam phải có 15.000 – 20.000 phòng đạt tiêu chuẩn từ 4-5 sao thì mới có
thể giải quyết được tình hình. Để đáp ứng yêu cầu đó, nước ta đã không ngừng thu
hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào lĩnh vực này. Số

lượng cơ sở lưu trú dành cho du lịch ở nước ta sẽ có sự gia tăng đáng kể như sau:
Bảng 3.2: Dự báo sự phát triển của cơ sở lưu trú du lịch năm 2015
5
ST
T
Hạng Số lượng Số buồng
1 5 sao 70 22.000
2 4 sao 180 30.000
3 3 sao 500 40.000
4 2 sao 2.500 92.000
5 1 sao 5.000 110.000
Đạt tiêu chuẩn kinh
doanh lưu trú
6.000 90.000
Tổng cộng 14.250 384.000
5
Nguồn : Tổng cục du lịch, “Chuyên trang kỷ niệm 50 năm ngành du lịch” (2010)
Qua dự báo bảng 3.2 ở trên: trong giai đoạn tới, sẽ có một sự gia tăng đáng
kể về số lượng các KS, đặc biệt là khách sạn 3-5 sao, nhằm đáp ứng nhu cầu của
DKQT nói chung và du khách MICE nói riêng. Như vậy, sự đầu tư không ngừng
và sự khuyến khích từ phía Chính phủ, việc đáp ứng nhu cầu về cơ sở lưu trú cho
khách du lịch quốc tế nói chung và du khách MICE nói riêng đã bước đầu được
đáp ứng về mặt lượng.
3.2. Dự báo về nhu cầu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Sự tăng trưởng của kinh tế thế giới trong giai đoạn 2010-2015 sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch MICE nói
riêng. Theo dự báo của tổ chức UNWTO thì hết năm 2010, lượng khách du lịch
quốc tế trên toàn thế giới sẽ đạt con số gần 1 tỷ người, với tổng thu nhập đạt 900
tỷ USD và tạo thêm 120 triệu việc làm cho người lao động. Và đến năm 2015, số
lượng khách du lịch quốc tế sẽ đạt ngưỡng 1,3 tỷ người [35]

Ngoài ra, trong giai đoạn 2010-2015, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
vẫn tiếp tục được đánh giá là khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh và là
điểm đến du lịch năng động nhất thế giới. Ba thị trường thu hút khách du lịch quốc
tế nhiều nhất là Châu Âu với khoảng 551,1 triệu người, Châu Á – Thái Bình
Dương với 287,6 triệu khách và Châu Mỹ là 184,1 triệu khách. Do đó, xét về mặt
thị phần, đến năm 2015 thị phần đón khách du lịch quốc tế đến khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương sẽ đạt 24,09% thị phần toàn thế giới, chỉ đứng sau châu Âu với
48%
Bảng 3.3: Dự báo của UNWTO về số lượng DKQT (phân theo vùng địa lý)
Số lượng
Năm
gốc
Dự
báo
Tốc độ tăng
trưởng trung
bình hàng
năm
(%)
Thị phần (%)
2005 2015 2005-2015 2005 2015
Châu Âu 438,7 555,1 2,7 54,6 48,0
6
6
Châu Á-
Thái Bình
Dương
15,3 287,6 8,5 19,3 24,9
Châu Mỹ 133,2 184,1 3,8 16,6 15,9
Châu Phi 37,3 57,9 5,5 4,6 5,0

Trung
Đông
38,4 71,5 8,6 4,8 6,2
Tổng cộng 802,9 1156,2 4,4 100,0 100,0
Nguồn: UNWTO 2008, “Market researchs and forecasts” [35]
Không chỉ gia tăng về số lượng, ngành du lịch của khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương cũng không ngừng đạt được những bước tiến quan trọng về doanh
thu. Theo dự báo của WTO, thu nhập từ du khách quốc tế của khu vực này sẽ là
335, chỉ xếp sau khu vực Trung Đông về tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm
cho thời kỳ 2005-2015 và chỉ chịu thua khu vực châu Âu về thị phần trên toàn thế
giới.
7
7
Bảng 3.4: Dự báo của UNWTO về thu nhập DKQT(phân theo vùng địa lý)
Số
lượng
Năm gốc Dự báo
Tốc độ tăng
trưởng trung
bình hàng
năm
(%)
Thị phần (%)
2005 2015 2005-2015 2005 2015
Châu Âu 349,7 535 5,3 51,6 42,0
Châu Á-
Thái
Bình
Dương
134,6 335 14,9 139,9 26,3

Châu
Mỹ
145,2 280 9,3 21,4 22,0
Châu
Phi
21,8 50 12,9 3.2 3,9
Trung
Đông
26,3 75 18,5 3,9 5,9
Tổng
cộng
677,5 1275 8,8 100,0 100,0
Nguồn: UNWTO 2008, “Market reasearchs and forecasts” [35]
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, sự
phát triển của ngành du lịch Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong
khuôn khổ Hội thảo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2015, tầm
nhìn khách du lịch quốc tế dự báo đến Việt Nam trong năm 2010 là 6 triệu lượt
khách, tăng 71% so với năm 2005, đạt mức tăng trưởng bình quân 14,2%/năm.
Đến năm 2015, số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam sẽ đạt khoảng 7-8 triệu
lượt khách, tăng hơn 20% so với năm 2010, đạt tăng trưởng bình quân 6,7%/năm,
doanh thu từ du lịch sẽ đạt 10-11 tỷ USD năm 2015 [26].
Hình 3.1: Dự báo lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cho tới năm
2015
8
8
(Nguồn : Tạp chí Du lịch Việt Nam, TCDLVN, số 8/2009, trang 13)
Đối với loại hình du lịch MICE, trong giai đoạn 2010-2015, du lịch MICE
Việt Nam dự báo đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 30-35%/năm và lượng khách
MICE chiếm từ 15-25% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Những dự đoán
trên cho thấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành một quốc gia có ngành du

lịch phát triển mạnh nhất khu vực.
II. Cơ hội và thách thức trong việc tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế
ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015
Giai đoạn 2010-2015 sẽ là thời kỳ chứng kiến những biến động và thay đổi
lớn của nền kinh tế thế giới và khu vực do sự thay đổi về vị thế giữa các cường
quốc trong khu vực, trong quá trình phục hồi nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu vào năm 2008. Do đó, đây là khoảng thời gian chứa đựng nhiều cơ
hội nhưng cũng không ít những thách thức đối với ngành du lịch nói chung và hoạt
động thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình dịch vụ MICE của Việt Nam nói
riêng.
1. Cơ hội trong việc nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam giai đoạn 2010-2015
Trong giai đoạn 2010-2015, du lịch MICE Việt Nam có khả năng thu hút
nhiều khách du lịch MICE quốc tế nhờ cơ hội sau:
Thứ nhất, Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, một
khu vực được thế giới đánh giá là có ngành du lịch nói chung và du lịch MICE nói
riêng phát triển nhanh trên thế giới dựa trên những lợi thế nổi bật của khu vực này.
Trong đó, Việt Nam được hầu hết các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá
như là “một điểm sáng mới của du lịch MICE” trong khu vực.
Thứ hai, các cường quốc MICE trong khu vực như Singapore, Thái Lan,
Trung Quốc-Hồng Kông, Malaysia đã trở nên quá quen thuộc với du khách quốc
tế. Trong khi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam vẫn chưa được các nước
khám phá hết. Đồng thời, các địa điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực đang trong
giai đoạn phải đối mặt với nhiều bất ổn về mặt chính trị như bạo động, khủng bố,
và nhất là hàng loạt những thiên tai lớn ảnh hưởng đến tính mạng của nhiều du
9
9

×