Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Phông lưu trữ ủy ban kháng chiến hành chính nam bộ một nguồn sử liệu về nam bộ thời kháng chiến chống pháp (1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.5 MB, 249 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

LÊ TUYẾT MAI

PHÔNG LƯU TRỮ ỦY BAN KHÁNG CHIẾN
HÀNH CHÍNH NAM BỘ - MỘT NGUỒN SỬ LIỆU VỀ
NAM BỘ THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
(1945 – 1954)

Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Lưu trữ
Mã số: 60 32 24

Người hướng dẫn khoa học: PGS. Vương Đình Quyền

Hà Nội - 2011


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÔNG LƢU TRỮ UỶ BAN

13

KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNH NAM BỘ
1.1. Sơ lƣợc lịch sử về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Kháng chiến



13

Hành chính Nam Bộ
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của UBKCHC Nam Bộ

13

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1954

15

1.1.3. Tổ chức bộ máy của UBKCHC Nam Bộ

17

1.1.4. Đặc điểm về hoạt động của UBKCHC Nam Bộ

20

1.2. Lịch sử Phông lƣu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ

21

1.3. Thành phần, nội dung và đặc điểm của tài liệu Phông lƣu trữ

23

Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ
1.3.1. Chủ trương chuyển tài liệu lưu trữ ra miền Bắc sau Hiệp định


23

Giơnevơ 1954 của UBKCHC Nam Bộ
1.3.2. Thành phần tài liệu Phông lưu trữ UBKCHC Nam Bộ

25

1.3.3. Nội dung tài liệu Phông lưu trữ UBKCHC Nam Bộ

25

1.3.4. Đặc điểm tài liệu Phông lưu trữ UBKCHC Nam Bộ

28

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG THÔNG TIN TÀI LIỆU PHÔNG LƢU TRỮ

41

UỶ BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNH NAM BỘ
2.1. Thông tin tổng hợp

41

2.2. Thông tin về tổ chức – cán bộ

44

2.2.1.Thông tin về tổ chức


45

2.2.2.Thông tin về cán bộ

47

2.3. Thông tin về chính trị, an ninh - trật tự

51

2.3.1. Thông tin về chính trị

51

2.3.2. Thông tin về an ninh – trật tự

53

2.3.3. Thông tin về phong trào kháng chiến kiến quốc

55

2.4. Thông tin về quân sự

59

2.4.1. Thông tin chung về quân sự

59


1


2.4.2. Thông tin về xây dựng và hoạt động lực lượng vũ trang

60

2.5. Thông tin về tòa án – tƣ pháp

61

2.6. Thông tin về phong trào thi đua yêu nƣớc và khen thƣởng thi đua

64

2.7. Thông tin về công tác văn thƣ – lƣu trữ

69

2.8. Thông tin liên lạc hành chính

80

2.9. Thông tin về kinh tế

82

2.9.1. Thông tin chung về kinh tế - tài chính


82

2.9.2. Thông tin về tài chính – ngân hàng

86

2.9.3. Thông tin về công nghiệp

89

2.9.4. Thông tin về nông nghiệp

90

2.9.5. Thông tin về lâm nghiệp

93

2.9.6. Thông tin về ngư nghiệp

94

2.10. Thông tin về văn hoá; thƣơng binh - xã hội; giáo dục; y tế;

94

tuyên truyền, động viên
2.10. 1. Thông tin về văn hóa

95


2.10.2. Thông tin về thương binh - xã hội

95

2.10.3. Thông tin về giáo dục

98

2.10.4. Thông tin về y tế

99

2.10.5. Thông tin về tuyên truyền, động viên

101

2.11. Thông tin về công tác Đảng, Đoàn Thanh niên và các đoàn thể khác

102

2.11.1. Thông tin về công tác Đảng

102

2.11.2. Thông tin về Đoàn thanh niên và các đoàn thể khác

104

CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ TÀI LIỆU VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC


106

KHOA HỌC, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU PHÔNG LƢU TRỮ
UỶ BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNH NAM BỘ
3.1. Giá trị của tài liệu Phông lƣu trữ UBKCHC Nam Bộ

106

3.1.1. Là nguồn sử liệu quý giá, có ý nghĩa nhiều mặt đối với việc

106

nghiên cứu lịch sử Nam Bộ mà chủ yếu là lịch sử cuộc chiến chống
Pháp của nhân dân Nam Bộ trong thời kỳ 1945 – 1954
3.1.2. Giúp các nhà quản lý, lãnh đạo đúc rút kinh nghiệm, đề ra những

112

chủ trương, biện pháp đúng đắn trong công tác
3.1.3. Là nguồn tư liệu có giá trị đối với việc giáo dục truyền thống yêu
nước, tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
2

114


3.2. Tình hình tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng tài liệu

115


Phông lƣu trữ UBKCHC Nam Bộ
3.2.1. Tình hình tổ chức khoa học Phông lưu trữ UBKCHC Nam Bộ

115

3.2.2. Tình hình khai thác, sử dụng tài liệu Phông lưu trữ UBKCHC

120

Nam Bộ
3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tổ chức khoa

126

học và khai thác, sử dụng tài liệu Phông lưu trữ UBKCHC Nam Bộ
3.3. Một số giải pháp nhằm tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng hiệu quả

127

tài liệu Phông lƣu trữ UBKCHC Nam Bộ
3.3.1. Tiến hành thu thập, bổ sung tài liệu còn thiếu trong Phông lưu trữ

128

UBKCHC Nam Bộ để đảm bảo sự hoàn chỉnh tương đối của Phông
3.3.2. Khẩn trương hoàn chỉnh việc tổ chức khoa học tài liệu Phông lưu trữ

128


UBKCHC Nam Bộ
3.3.3. Bổ sung công cụ tra cứu hiện đại

129

3.3.4. Đa dạng hóa các hình thức công bố, tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu

130

3.3.5. Tăng cường đội ngũ chuyên gia về công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ

131

KẾT LUẬN

133

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

135

PHỤ LỤC

152

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTLL: Giao thông liên lạc

NN: Nhà nƣớc
TƢ: Trung ƣơng
TWC: Trung ƣơng Cục
UBHC: Ủy ban Hành chính
UBKC – HC: Ủy ban Kháng chiến kiêm Hành chính
UBKCHC: Ủy ban Kháng chiến Hành chính
UBKCHC NB: Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) thành công, đã đánh dấu
một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta thời kỳ
hiện đại. Góp phần không nhỏ vào chiến thắng vĩ đại ấy, không thể không nhắc đến
vai trò cuả Uỷ ban Kháng chiến Hành chính các cấp, vì trong hoàn cảnh chiến tranh
thời bấy giờ “ở mỗi cấp, Uỷ ban Kháng chiến Hành chính một mặt là đại diện nhân
dân, một mặt là đại diện Chính phủ và các Bộ. Uỷ ban Hành chính mỗi cấp, dưới sự
lãnh đạo và điều khiển của Chính phủ qua mỗi Bộ, thay mặt Chính phủ và các Bộ
để điểu khiển tất cả các cơ quan chuyên môn thuộc cấp mình” [250, tr. 15]. Đặc
biệt, đối với Uỷ ban Kháng chiến Hành chính ở cấp kỳ, như Uỷ ban Kháng chiến
Hành chính Nam Bộ thì nhiệm vụ càng trở nên nặng nề hơn bởi Uỷ ban Kháng
chiến Hành chính Nam Bộ không những chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp từ Chính
phủ và các Bộ về mọi mặt mà còn phải có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra
Uỷ ban Kháng chiến Hành chính các tỉnh, huyện, xã thực hiện những yêu cầu,
nhiệm vụ mà Chính phủ và các Bộ giao phó ở cấp mình nhằm lãnh đạo nhân dân
đánh Pháp và cũng cố, giữ vững chính quyền cách mạng.
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, trong quá trình hoạt động, Uỷ
ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ đã hình thành nên một khối tài liệu hết sức đa

dạng và phong phú, gồm tài liệu về chính trị, tổ chức bộ máy – nhân sự, tài liệu về
quân sự, kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội…Những tài liệu này gồm nhiều bản
chính, có độ tin cậy cao, có giá trị về mặt lịch sử và thực sự quý, hiếm bởi những tài
liệu lưu trữ của giai đoạn kháng chiến chống Pháp hiện đang được bảo quản tại các
Trung tâm, các kho lưu trữ là không nhiều.
Hiện nay, khối tài liệu Phông Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ đang
được bảo quản vĩnh viễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Tuy nhiên, qua tìm
hiểu, chúng tôi nhận thấy Phông lưu trữ này trong thời gian qua chưa được khai thác
nhiều và việc khai thác cũng chưa triệt để, mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mục
lục hồ sơ hoặc tìm hiểu, nghiên cứu sâu vào một vài vấn đề trong các hồ sơ. Chính
vì nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của khối tài liệu này nên tôi đã
chọn đề tài: “Phông lƣu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ - Một
5


nguồn sử liệu về Nam Bộ thời kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)” làm luận
văn thạc sỹ chuyên ngành “Lưu trữ học”.
Đề tài được thực hiện với những mục đích sau:
Thứ nhất, giới thiệu tổng quan về nội dung các tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban
Kháng chiến Hành chính Nam Bộ hiện đang được bảo quản và khai thác sử dụng tại
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Qua đó, có thể giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận
được một cách khái quát và có hệ thống về nội dung của khối tài liệu này.
Thứ hai, bên cạnh việc giới thiệu tổng quan về nội dung thông tin tài liệu,
chúng tôi còn đi sâu phân tích giá trị nhiều mặt của những tài liệu này nhằm giúp
cho các nhà nghiên cứu có thể nhìn nhận, đánh giá giá trị của tài liệu một cách
chính xác nhất.
Thứ ba, giới thiệu tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành chính
Nam Bộ còn giúp các nhà quản lý, cụ thể hơn là những nhà quản lý hành chính, an
ninh, quốc phòng, công an, toà án, tư pháp có thêm những kinh nghiệm trong việc
hoạch định các chính sách, chiến lược, điều hành công việc một cách hiệu quả.

Thứ tư, trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và nhà nước ta đang giành sự
quan tâm sâu sắc tới việc phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ thì việc giới thiệu tài
liệu Phông lưu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ cũng giúp nâng cao
nhận thức của những nhà nghiên cứu, quản lý, lãnh đạo và toàn thể nhân dân về tác
dụng, giá trị và tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ đối với đời sống xã hội.
Mục đích thứ năm nhưng cũng không kém phần quan trọng của việc giới thiệu
tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ là giúp đội ngũ cán
bộ làm công tác tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng tài liệu nhận thức rõ hơn hơn
về vai trò, ý thức trách nhiệm của mình đối với công việc được giao.
2. Mục tiêu của đề tài
- Giới thiệu khái quát và có hệ thống thông tin của tài liệu lưu trữ trong Phông
lưu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (1945 – 1954) hiện đang được bảo
quản và khai thác, sử dụng tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
- Phân tích đặc điểm và giá trị tài liệu, nêu thực trạng về công tác tổ chức
khoa học tài liệu, khai thác và sử dụng tài liệu Phông. Trên cơ sở đó, đề xuất các
giải pháp khắc phục những hạn chế trong công tác tổ chức khoa học, tổ chức khai
6


thác, sử dụng khối tài liệu lưu trữ này nhằm phát huy một cách hiệu quả giá trị của
chúng trong công tác nghiên cứu và quản lý.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu toàn bộ tài
liệu Phông lưu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (1945 – 1954). Do
khối tài liệu này chiếm số lượng tương đối nhiều, nội dung đa dạng, phong phú nên
chúng tôi chỉ giới thiệu một cách khái quát và điển hình.
Về thời gian của tài liệu giới thiệu, chúng tôi lấy mốc bắt đầu là năm 1945 vì
năm này có sự kiện ngày 23/9/1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến và đây cũng chính
là năm Uỷ ban Hành chính Nam Bộ được thành lập và mốc kết thúc là năm 1954
khi cuộc kháng chiến chống Pháp thành công, Uỷ ban Hành chính Nam Bộ đã hoàn

thành nhiệm vụ và giải thể. Như vậy, thời gian của tài liệu chủ yếu tập trung vào
giai đoạn kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, từ những ngày đầu Nam Bộ
kháng chiến cho đến khi cuộc kháng chiến kết thúc và giành thắng lợi.
Toàn bộ tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ do
cán bộ miền Nam tập kết đưa ra Bắc giao nộp cho Văn phòng Phủ Thủ tướng và cơ
quan này đã bàn giao cho Kho Lưu trữ Trung ương (nay là Trung tâm lưu trữ Quốc
gia I) năm 1963. Đến năm 2001, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã bàn giao lại khối
tài liệu Phông lưu trữ này cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Về số lượng, Phông
lưu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ gồm 1163 hồ sơ tương ứng với
1163 đơn vị bảo quản nhưng chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu và giới thiệu khái
quát nội dung của 1010 hồ sơ. Từ hồ sơ số 1010 đến hồ sơ số 1163 là những tập
chứng từ được đánh giá là không mấy giá trị, nhưng vẫn phải giữ lại toàn bộ vì đây
được coi là những tài liệu hình thành trong thời kỳ tương đối đặc biệt, số lượng tài
liệu lưu trữ mà nhà nước ta lưu giữ được không nhiều.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các thông tin tài liệu lưu trữ có trong
Phông, giá trị của các tài liệu trong Phông; công tác tổ chức khoa học, khai thác và
sử dụng tài liệu trong Phông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của luận văn, cần tiến hành nghiên cứu:
7


- Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Kháng chiến Hành
chính Nam Bộ;
- Lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử Phông lưu trữ Uỷ ban Kháng
chiến Hành chính Nam Bộ;
- Giới thiệu một cách khái quát và có hệ thống toàn bộ thông tin tài liệu lưu
trữ trong Phông lưu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ theo những vấn
đề cụ thể để người nghiên cứu có thể dễ dàng tiếp cận và nắm được nội dung của

các tài liệu;
- Phân tích giá trị của những tài liệu Phông và nêu tình hình công tác tổ chức
khoa học, khai thác sử dụng và bảo quản tài liệu. Từ đó, đề xuất những giải pháp tổ
chức khoa học hơn khối tài liệu này, khai thác và sử dụng tài liệu có hiệu quả nhằm
phát huy giá trị của tài liệu trong Phông.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề giới thiệu tài liệu lưu trữ từ lâu đã thu hút được sự quan tâm, chú ý
của các nhà nghiên cứu, các học viên, sinh viên đại học ngành Sử học và ngành Lưu
trữ học. Các công trình nghiên cứu này thể hiện dưới dạng khóa luận tốt nghiệp,
luận văn thạc sỹ, các bài viết trên tạp chí, các cuốn sách…được chia thành các
nhóm sau:
- Về khoá luận tốt nghiệp có đề tài “Giới thiệu tài liệu văn kiện khối văn xã
của Phông lưu trữ Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội trong thời kỳ khôi phục kinh
tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Thủ đô (1954 – 1960) của Đỗ Thị Vinh (khoá 1972
– 1976) chuyên ngành Lưu trữ học, Khoa Lịch sử; “Bước đầu đánh giá giá trị tài
liệu văn kiện Phông Uỷ ban kế hoạch nhà nước giai đoạn 1965 – 1968” của Nguyễn
Văn Vũ (khóa 1977 – 1981); ”Phông lưu trữ Bộ Nông lâm và Phông lưu trữ Phủ
Thủ tướng - Nguồn tài liệu quan trọng nghiên cứu sản xuất nông nghiệp Việt Nam
thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)” của Đỗ Thị Thu Huyền (khoá 1997
– 2001), Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng; “Phong trào thi đua ái quốc
thời kỳ kháng chiến chống Pháp” của Nguyễn Thị Kim Chi (khoá 1996 – 2000)…
- Về luận văn thạc sỹ của học viên cao học có đề tài: “Tài liệu Phông lưu trữ
Quốc hội (giai đoạn 1976 – 1992) - Nguồn sử liệu giá trị cần được công bố, phục
vụ nghiên cứu lịch sử” của Đào Đức Thuận (khóa 2001 – 2004), chuyên ngành Lưu
8


trữ học và tư liệu học; “Nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương
trong Phông lưu trữ Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (1973 – 1994) bảo quản tại
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III” của Đỗ Thị Thu Huyền (khoá 2003 – 2006) …

- Về luận án tiến sỹ có đề tài: “Nghiên cứu nguồn sử liệu về phong trào thi đua
yêu nước trong Phông lưu trữ Phủ Thủ tướng (1945 – 1954) của Trần Thương Hoàng…
- Về các công trình nghiên cứu, có đề tài: “Nguồn tư liệu ảnh về cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)” của PGS. TS. Đào Xuân Chúc…
Các khóa luận tốt nghiệp đã giới thiệu một cách khái quát thành phần, nội
dung, đặc điểm của tài liệu theo nhóm cụ thể, dễ tiếp cận. Riêng đối với các luận
văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ và các công trình nghiên cứu thì có khảo sâu hơn về các
vấn đề dưới góc độ sử liệu học.
- Về sách, có cuốn: “Sách chỉ dẫn các phông lưu trữ bảo quản tại Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia III” do nhóm tác giả Phạm Thị Bích Hải, Vũ Thị Minh
Hương, Trần Thị Hương, Philipe Le Failler, Nguyễn Minh Sơn biên soạn và xuất
bản năm 2006; “Nam Bộ kháng chiến (1945 – 1954) qua tài liệu lưu trữ” do cán bộ
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III biên soạn và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát
hành năm 2007; “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến”, Nhà xuất Bản Hành chính – Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản năm 2010…
- Tạp chí Văn thư – Lưu trữ cũng đã có một chuyên mục chuyên về công bố,
giới thiệu tài liệu lưu trữ và đã đăng nhiều bài viết về công bố, giới thiệu tài liệu lưu
trữ như bài viết “Một số ý kiến của đồng chí Lê Duẩn về Tổng động viên tại Hội
nghị lần thứ III của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, tháng 4/1950” của
tác giả Nguyễn Minh Sơn đăng trên tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam số 4/2007;
bài giới thiệu “Chỉ thị của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ về việc chọn
tài liệu chuyển ra miền Bắc năm 1954” của TS. Nghiêm Kỳ Hồng đăng trên tạp chí
Văn thư – Lưu trữ số 11/2009…
- Ngoài các công trình nghiên cứu dưới dạng các tài liệu chữ viết, tài liệu ảnh
kể trên, việc công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ dưới dạng tài liệu điện tử cũng được
đưa lên Website của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước như bài viết “Giới thiệu bản
Tuyên ngôn của Quốc hội Việt Nam” của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III…

9



Mặc dù trên thực tế có rất nhiều khoá luận, luận văn, luận án, công trình
nghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp chí, website đã hướng tới việc giới thiệu tài liệu
lưu trữ trên hai dạng chính là giới thiệu tổng quan hoặc khảo sâu một hoặc một vài
vấn đề mà tài liệu đề cập đến. Tuy nhiên, việc giới thiệu một cách khái quát về nội
dung và đánh giá giá trị của toàn bộ tài liệu Phông Uỷ ban Kháng chiến Hành chính
Nam Bộ thì chưa có tài liệu nào đề cập đến.
7. Nguồn tài liệu tham khảo
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số tài liệu tham khảo chính như:
- Sách, giáo trình về công tác lưu trữ như cuốn “Lý luận và thực tiễn công tác
lưu trữ” do nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền,
Nguyễn Văn Thâm biên soạn và Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
ấn hành năm 1990…
- Hồ sơ Phông lưu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, mục lục hồ
sơ Phông Lưu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, mục lục hồ sơ Phông
lưu trữ Uỷ ban Kháng chiếnHhành chính các tỉnh Nam Bộ, mục lục hồ sơ Phông lưu
trữ Phủ Thủ tướng (quyển 1), mục lục hồ sơ Phông lưu trữ Bộ Nội vụ và một số hồ sơ
của các Phông này có liên quan đến Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ;
- Các khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, công trình
nghiên cứu khoa học tiêu biểu như chúng tôi đã đề cập ở mục “lịch sử nghiên cứu
vấn đề”;
- Các sách, báo, tạp chí, website như cuốn sách “Nam Bộ kháng chiến (1945
– 1954) qua tài liệu lưu trữ” mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên, các bài viết trong
chuyên mục “Công bố - Giới thiệu tài liệu” của Tạp chí Văn thư – Lưu trữ Việt
Nam, các bài viết về công bố, giới thiệu tài liệu đăng trên website của Cục Văn Thư
và Lưu trữ nhà nước…
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu chính như sau:
* Phương pháp luận nghiên cứu


10


- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin được thể hiện ở chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp này được chúng tôi
áp dụng xuyên suốt luận văn khi viết những phần lý luận chung.
* Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp sử liệu học được tiến hành khi chúng tôi xem xét, xác định
giá trị, độ tin cậy của tài liệu trong phông…
- Phương pháp thống kê được áp dụng khi chúng tôi kiểm tra số lượng hồ sơ và
đơn vị bảo quản có trong Phông; số lượng các tài liệu đề cập về các vấn đề trong Phông…
- Phương pháp phân loại, hệ thống hoá tài liệu được áp dụng khi chúng tôi chọn các
vấn đề tiêu biểu cần giới thiệu và nhóm các vấn đề theo một trình tự logic và hợp lý…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi tổng hợp thông tin có trong
hồ sơ thành các vấn đề theo hệ thống. Ngoài ra phương pháp này còn được chúng tôi vận
dụng khi phân tích giá trị của tài liệu, chất lượng của các hồ sơ được lập…
9. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, luận văn giúp người đọc, người nghiên cứu có thể nắm được khái
quát nội dung thông tin của các tài liệu Phông Lưu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành
chính Nam Bộ theo hệ thống, từ đó có thể hình dung được các mặt hoạt động của
một Uỷ ban Kháng chiến Hành chính cấp Kỳ trong kháng chiến chống Pháp.
Thứ hai, luận văn có đưa ra một số những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện
việc tổ chức khoa học, phục vụ khai thác, sử dụng khối tài liệu Phông và phát huy
một cách tích cực giá trị của các tài liệu này.
Thứ ba, luận văn góp phần nâng cao nhận thức của các nhà lãnh đạo, nhà
nghiên cứu và nhân dân về giá trị của tài liệu lưu trữ nói chung và giá trị của tài liệu
lưu trữ trong Phông Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ nói riêng.
10. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn gồm ba chương chính như sau:

Chƣơng 1: Tổng quan về Phông Lƣu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành
chính Nam Bộ
Nội dung của chương 1 sẽ giới thiệu sơ lược về sự ra đời và phât triển của
UBKCHC Nam Bộ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBKCHC Nam Bộ; tổ
chức bộ máy và đặc điểm về hoạt động của Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam
11


Bộ; lịch sử Phông lưu trữ UBKCHC Nam Bộ và thành phần, nội dung, đặc điểm tài
liệu trong Phông.
Chƣơng 2: Nội dung thông tin tài liệu Phông lƣu trữ Uỷ ban Kháng
chiến Hành chính Nam Bộ
Trong chương này chúng tôi sẽ giới thiệu toàn bộ thông tin tài liệu trong
Phông lưu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ. Nguồn thông tin này rất đa
dạng, phong phú và được chúng tôi tổng hợp, giới thiệu theo hệ thống như: thông
tin tổng hợp; thông tin về tổ chức – cán bộ; thông tin về chính trị, an ninh - trật tự;
thông tin về quân sự – quốc phòng - quân đội; thông tin về tòa án – tư pháp; thông
tin về phong trào thi đua yêu nước và khen thưởng thi đua; thông tin về công tác
văn thư – lưu trữ; thông tin liên lạc hành chính; thông tin về kinh tế - tài chính;
thông tin về công tác Đảng, Đoàn Thanh niên và các đoàn thể khác.
Chƣơng 3: Giá trị tài liệu và công tác tổ chức khoa học, khai thác, sử
dụng tài liệu Phông lƣu trữ Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ
Ở chương 3, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích giá trị của các tài liệu trong Phông,
những ưu điểm và hạn chế trong công tác tổ chức khoa học, khai thác, sử dụng tài
liệu có ảnh hưởng tới việc phát huy giá trị của tài liệu. Đồng thời, trong chương 3
cũng sẽ phân tích nguyên nhân của những hạn chế và đưa ra một số giải pháp nhằm
phát huy hơn nữa giá trị của tài liệu Phông lưu trữ Uỷ ban Kháng chiến Hành chính
Nam Bộ.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu nên luận văn
chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chúng tôi rất mong nhận

được sự quan tâm, đóng góp của thầy cô giáo và các bạn học viên nhằm giúp cho
luận văn hoàn thiện hơn.
Học viên

Lê Tuyết Mai

12


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÔNG LƢU TRỮ
UỶ BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNH NAM BỘ
1.1. Sơ lƣợc lịch sử về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Kháng chiến Hành
chính Nam Bộ
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của UBKCHC Nam Bộ
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã
đưa đến sự hình thành bộ máy nhà nước từ Trung ương tới địa phương với mục đích
xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc và mang lại dân chủ, tự do cho nhân
dân. Để thực hiện hai mục đích cơ bản và hết sức quan trọng này, ở Trung ương,
ngày 3/9/1945 Chính phủ lâm thời đã họp phiên đầu tiên, thảo luận và quyết định sẽ
tổ chức tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội theo chế độ phổ thông đầu phiếu. Ngày
6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra sôi nổi trong cả nước và giành thắng lợi,
Quốc hội khóa I được thành lập. Đến ngày 3-11-1946, Quốc hội đã biểu quyết tán
thành Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập
trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội, diễn ra từ ngày 28 – 10 đến 9-11-1946. Như
vậy, đến kỳ họp thứ hai của Quốc hội, với việc ra đời của Chính phủ mới, về cơ
bản, bộ máy chính quyền ở Trung ương đã được kiện toàn.
Riêng ở địa phương, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, về mặt hành chính,
chính quyền các cấp đã được thành lập bao gồm cấp kỳ, tỉnh (thành phố), huyện và
xã. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của các các ủy ban hành chính và hội đồng nhân

dân các cấp này chỉ được quy định rõ ràng kể từ khi Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11
năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa về tổ chức
các hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính được ban hành. Đây chính là văn bản
căn bản nhất quy định chính quyền nhân dân các cấp ở địa phương, là cơ sở để tiến
hành tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương. Theo Sắc lệnh này, ở cấp xã và tỉnh có
hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính, ở các cấp huyện và kỳ chỉ có ủy ban hành
chính. Ở Nam Bộ, do là một đơn vị hành chính cấp kỳ nên việc thành lập Ủy ban
Hành chính Nam Bộ cũng được tiến hành khẩn trương cùng với việc thiết lập các đơn
vị hành chính khác ở cấp tỉnh, huyện, xã trên toàn khu vực Nam Bộ ngay sau khi
Cách mạng Tháng Tám thành công.
13


Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, tổ chức bộ máy nhà nước ta đã dần dần
hoàn thiện từ Trung ương tới địa phương, nhưng trong thời gian này, thực dân Pháp
dưới sự hậu thuẫn của quân Anh vẫn rắp tâm trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Đỉnh
điểm là ngày 23 – 9 – 1945, chúng đã nổ súng gây hấn ở Sài Gòn. Cũng ngay sáng 23 –
9 – 1945, trong khi quân và dân Sài Gòn đang chống trả địch quyết liệt, Xứ ủy và Ủy
ban Hành chính Nam Bộ đã họp tại đường Cây Mai, Chợ Lớn và đi đến thống nhất là
xin phép Trung ương cho phát động cuộc kháng chiến trên thực tế. Cuộc họp cũng đã
quyết định thành lập Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do đồng chí Trần Văn Giàu làm chủ
tịch với mục đích là lãnh đạo, điều hành cuộc kháng chiến tại Nam Bộ. Như vậy, đến
cuối năm 1945, Ủy ban Hành chính Nam Bộ và Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ là hai cơ
quan tồn tại song song với nhau, hỗ trợ cho nhau để cùng thực hiện một mục tiêu
chung là kháng chiến chống Pháp, giành độc lập dân tộc.
Đến năm 1946, dựa trên tình hình thực tế, Chính phủ đã ra quyết nghị thành lập
Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam và Ủy ban Kháng chiến miền Nam Trung
Bộ. Ngày 13 – 9 – 1946, căn cứ vào tình trạng hiện thời lúc bấy giờ cần phải thống
nhất Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam và Ủy ban Kháng chiến miền Nam
Trung Bộ để thống nhất hành động và chỉ huy công cuộc kháng chiến tại miền Nam

Việt Nam, Chủ tịch Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 182 ngày 13/9/1946 về việc cải tổ
lại UBKC miền Nam Việt Nam nhằm thống nhất hành động và chỉ huy trong công
cuộc kháng chiến tại miền Nam Việt Nam.
Ngày 30/12/1947, Chủ tịch Chính phủ ban hành Nghị định số 102/CT về việc
thành lập UBKC - HC Nam Bộ. Như vậy, theo Nghị định 102/CT, UBKC – HC
Nam Bộ đã chính thức được thành lập1.
Đầu năm 1948, căn cứ vào nhu cầu của cuộc kháng chiến, Chủ tịch Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 120/SL ngày 25/1/1948 về việc
hợp nhất các Khu thành các Liên khu. Theo điều 7 của Sắc lệnh, Ủy ban Kháng chiến
miền Nam Việt Nam đổi thành Ủy ban Kháng chiến kiêm Hành chính Nam Trung Bộ
và Ủy ban Kháng chiến kiêm Hành chính Nam Bộ. Như vậy, kể từ ngày 25/1/1948,

1

Hiện chúng tôi vẫn chưa tiếp cận được với văn bản này nên mới chỉ biết đến văn bản mà chưa rõ nội dung
văn bản.

14


hai cơ quan mới là Ủy ban Kháng chiến kiêm Hành chính Nam Bộ và Ủy ban Kháng
chiến kiêm Hành chính Nam Trung Bộ được thành lập và đi vào hoạt động.
Sau khi Sắc lệnh số 91/SL và Sắc lệnh số 120/SL được ban hành và có hiệu lực,
ngày 29/3/1948 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh
số 49/SL bỏ chữ “kiêm” trong danh từ ủy ban kháng chiến kiêm hành chính. Như vậy,
các Ủy ban Kháng chiến kiêm Hành chính các cấp cũ kể từ ngày 29/3/1948 sẽ chỉ còn
gọi là ủy ban Kháng chiến Hành chính (viết tắt là UBKCHC). Kể từ thời điểm này, Ủy
ban Kháng chiến kiêm Hành chính Nam Bộ được gọi là Ủy ban Kháng chiến Hành
chính Nam Bộ.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của cả nước nói chung và nhân dân Nam

Bộ nói riêng qua 9 năm chiến đấu gian khổ và hi sinh, đã kết thúc và giành thắng lợi
vào năm 1954. Vào thời điểm này, cách mạng Việt Nam đã bước sang một giai đoạn
mới, giai đoạn xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách
mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, hoàn thành độc lập dân tộc, dân chủ và thống
nhất đất nước. Trước tình hình đó, phiên họp của Hội đồng Chính phủ vào trung tuần
tháng 9/1954 do Hồ Chủ tịch làm chủ tọa đã quyết định đổi tên Ủy ban Kháng chiến
Hành chính các cấp thành Ủy ban hành chính. Do đó, Ủy ban Kháng chiến Hành
chính Nam Bộ cũng được đổi tên thành Ủy ban Hành chính Nam Bộ.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nam Bộ giai đoạn 1945 - 1954
Về mặt chức năng, là một chính quyền nhân dân cấp Kỳ, Ủy ban Hành chính
Nam Bộ (sau này gọi là UBKCHC Nam Bộ) là cơ quan hành chính, vừa thay mặt
cho dân vừa đại diện cho chính phủ [28, tr.131 ]
Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ủy ban Hành chính cấp kỳ nói chung và Ủy ban
Hành chính Nam Bộ nói riêng được quy định lần đầu tiên tại Tiết thứ sáu của Sắc
lệnh số 63/SL ngày 22 tháng 11 năm 1945 như sau:
1, Thi hành các mệnh lệnh của Chính phủ;
2, Kiểm soát các Ủy ban Hành chính và Hội đồng nhân dân cấp dưới;
3, Duyệt y các quyết nghị của Hội đồng nhân dân Tỉnh theo điều thứ 84;
4, Xử những kháng cáo của hội đồng nhân dân xã khi cơ quan hành chính tỉnh
thủ tiêu hay không chuẩn y những quyết nghị của Hội đồng;
5, Điều khiển các viên chức thuộc ngạch kỳ;
15


6, Ra nghị định để thi hành các luật lệ theo mệnh lệnh của Chính phủ trong
phạm vi kỳ;
7, Kiểm soát các cơ quan chuyên môn về cách thừa hành chức vụ;
8, Cho phép trưng khẩn đất công đến một phạm vi sẽ định sau;
9, Trị an toàn kỳ;
10, Ra lệnh điều động quân đội trong những trường hợp tối khẩn cấp để bảo vệ

đất nước, nhưng phải báo ngay cho Chính phủ biết [28, tr.137]
Ngoài những quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của UBHC Nam Bộ trong
Sắc lệnh số 63/SL, ngày 13 tháng 9 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 182/SL về cải tổ lại UBKC miền Nam Việt Nam.
Điều thứ 4 của Sắc lệnh này đã quy định rõ hơn về nhiệm vụ của UBKC miền Nam
Việt Nam về cả phương diện quốc phòng và hành chính như sau:
Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức công cuộc kháng
chiến tại nam phần Trung Bộ (từ Quảng Nam trở vào) và Nam Bộ.
Về phương diện quân sự, Ủy ban Kháng chiến miền Nam tổ chức công cuộc kháng
chiến toàn dân, điều khiển và chỉ huy bộ đội trong những miền thuộc phạm vi của Ủy ban.
Về phương diện hành chính và chuyên môn, Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam:
a, Trong những trường hợp khẩn cấp và nghiêm trọng đặc biệt, có ủy quyền để
tuyên bố và thi hành việc thiết quân luật ở những địa phương nào xét ra cần, theo
những cách thức đã quy định trong Sắc lệnh số 77 ngày 29 tháng 5 năm 1946;
b, Trái lại, trong lúc bình thường, các cơ quan Hành chính và chuyên môn ở địa
phương vẫn làm việc theo quy tắc chung. Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam
chỉ có quyền liên lạc với các cơ quan đó để thảo luận và giải quyết những vẫn đề có
liên quan đến công cuộc kháng chiến [29, tr.523 – 524].
Đến ngày 19 tháng 11 năm 1948, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đã ban hành Sắc lệnh số 254/SL về tổ chức lại chính quyền nhân dân trong thời kỳ kháng
chiến. Theo Sắc lệnh này thì UBKCHC Nam Bộ, vì là một UBKCHC Liên khu nên
nhiệm vụ và quyền hạn được quy định từ điều 12 đến điều 27, mục 2 như sau:
- UBKCHC Liên khu là cơ quan chính quyền địa phương có nhiệm vụ:
1, Thực hiện ở Liên khu chính sách của Chính phủ;
2, Lãnh đạo công cuộc kháng chiến toàn diện trong Liên khu;
16


3, Thi hành hoặc đôn đốc thi hành các Sắc lệnh, nghị định, mệnh lệnh của Chính phủ;
4, Điều hòa và phối hợp với các ngành hoạt động thuộc phạm vi liên khu;

5, Kiểm soát tất cả các ngành hoạt động thuộc phạm vi liên khu đứng về phương diện:
a, Chủ trương, chính sách của Chính phủ;
b, Chỉ thị, kế hoạch của Chính phủ;
c, Tinh thần làm việc và sự mẫn cán của nhân viên thừa hành
6, Phụ trách sự trị an trong liên khu
7, Điều khiển và kiểm soát UBKCHC cấp dưới.
- Lúc thường UBKCHC Liên khu có thể, trong phạm vi liên khu mình:
1, Đặt quy tắc để thi hành những Sắc lệnh, nghị định hay chỉ thị của Chính phủ
2, Đặt quy tắc về cảnh sát
- Trong trường hợp cần kíp, phải giải quyết những vấn đề mà chưa có Sắc lệnh,
nghị định, chỉ thị quy định rõ, thì UBKCHC có thể đặt những quy tắc tạm thời được
thi hành ngay…[32, tr.3 – 5].
Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn kể trên, do UBKCHC Nam Bộ được coi là
UBKCHC Liên khu mà sự liên lạc với Trung ương có nhiều khó khăn nên tại tiết 1,
chương thứ ba của Sắc lệnh 254/SL cũng quy định những vấn đề UBKCHC Liên khu
được phép quyết định trong những trường hợp khó khăn liên lạc với Trung ương như sau:
- UBKCHC Liên khu được Chính phủ ủy quyền kiểm soát về mọi phương diện
của tất cả các ngành hoạt động trong Liên khu.
- UBKCHC Liên khu có thể được các Bộ ủy quyền điều khiển về một hay nhiều
phương diện, các ngành hoạt động sở quan trong liên khu.
- UBKCHC Liên khu được ủy quyền ra lệnh thiết quân luật và bãi quân luật
trong Liên khu
- UBKCHC Liên khu có thể cho phép mở các cuộc lạc quyên [32, tr.9].
1.1.3. Tổ chức bộ máy của UBKCHC Nam Bộ
Để thực hiện được những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như đã nêu trên,
UBKCHC Nam Bộ được tổ chức qua từng thời kỳ như sau:
Do UBHC Nam Bộ là một đơn vị hành chính cấp kỳ nên theo Sắc lệnh số 63/SL
ngày 22 tháng 11 năm 1945 về tổ chức các Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính

17



thì ở mỗi kỳ sẽ đặt một ủy ban hành chính gồm có 5 ủy viên chính thức (1 chủ tịch, 1
phó chủ tịch, 1 thư ký, 2 ủy viên và 2 ủy viên dự khuyết) [28, 134].
Đến ngày 13 tháng 9 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ ban hành Sắc lệnh số
182/SL về việc cải tổ lại UBKC miền Nam Việt Nam quy định Ủy ban kháng chiến
miền Nam Việt Nam có từ bảy đến chín ủy viên, trong số đó có 1 ủy viên đại biểu
Ủy ban Hành chính Nam Bộ và một ủy viên đại biểu Ủy ban Hành chính Trung Bộ.
Ủy ban do một Chủ tịch và hai phó chủ tịch điều khiển [29, tr.523].
Sau khi hợp nhất các Khu thành các Liên khu, đổi Ủy ban Kháng chiến miền Nam
Việt Nam thành Ủy ban Kháng chiến kiêm Hành chính Nam Trung Bộ và Ủy ban
Kháng chiến kiêm Hành chính Nam Bộ (Sắc lệnh số 120/SL ngày 25/1/1948) thì tổ
chức bộ máy của UBKCHC Nam Bộ được thực hiện theo Sắc lệnh số 254/SL ngày
19 tháng 11 năm 1948 về tổ chức lại chính quyền nhân dân trong thời kỳ kháng chiến
là: Ở mỗi liên khu, đặt một UBKCHC Liên khu gồm có 5 hay 7 ủy viên (trong đó 1 ủy
viên quân sự) do Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa chỉ định
theo đề nghị của Hội đồng Quốc phòng tối cao; UBKCHC Liên khu có 1 Chủ tịch và
1 Phó Chủ tịch, cũng do Sắc lệnh chỉ định như trên, trong số các ủy viên [32, tr.4].
Để giúp việc cho UBKCHC Nam Bộ, ngày 27/7/1949, UBKCHC Nam Bộ đã
ban hành Nghị định số 239/NĐ về việc tổ chức Văn phòng UBKCHC Nam Bộ,
nghị định này sau đó được thay thế bởi Nghị định số 17/NB – 51 ngày 7/1/1951.
Theo nghị định số 17/NB – 51 thì tổ chức Văn phòng UBKCHC sẽ gồm 7 phòng
với nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Phòng 1: Công văn đi, đến, lưu trữ công văn, mật mã và điện đài, giao thông
liên lạc, công chính, quản lý vật liệu, dụng cụ, công tác đội, tiếp tân, khánh tiết,
hội nghị, giao thiệp, ấn loát, phổ biến tài liệu (in và gởi); những việc linh tinh
không thuộc phạm vi phòng khác.
- Phòng 2: Tài chính, ngân sách, kế toán, địa chính.
- Phòng 3: Chương trình, kế hoạch, tổ chức, báo cáo, thống kê, thi đua ái quốc,
tổng động viên, pháp chế.

- Phòng 4: Khảo huấn, tư thơ, thư viện, văn hóa giáo dục, tập san Kháng chiến
Hành chánh Nam Bộ.

18


- Phòng 5: Chánh trị, Công an, thông tin, tin tức, báo chí, quân sự, tư pháp,
ngoại vụ.
- Phòng 6: Kinh tế, canh nông, tín dụng sản xuất, hội đồng kỹ thuật, y tế, xã hội,
lao động, thương binh, cựu binh.
- Phòng 7: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, nhân sự, khen
thưởng, chỉnh phong.
Đứng đầu Văn phòng UBKCHC Nam Bộ có 1 chánh văn phòng, có thể có 1 phó
văn phòng giúp việc;
Mỗi phòng tại Văn phòng có 1 Trưởng phòng, có thể có 1 hay 2 Phó trưởng
phòng phụ sự [253, tr.14]
Về tổ chức của các cơ quan chuyên môn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
(1946 – 1954) như sau:
+ Các Sở:
-

Sở Công chính;

-

Sở Giao thông liên lạc;

-

Sở Thông tin tuyên truyền (sau đổi thành Sở Thông tin);


-

Sở Tư pháp;

-

Sở Y tế Quân dân;

-

Sở Giáo dục (sau đổi thành Nha giáo dục);

-

Sở Công an;

-

Sở Canh nông;

-

Sở Ngân khố;

-

Sở Tài chính;

-


Sở trước bạ công sản và điền thổ.

+ Các Ban
-

Ban Nội vụ;

-

Ban Kinh tế - Tài chính;

-

Ban Xã hội và Thương binh;

-

Ban Chấp hành Nông dân cứu quốc;

-

Ban Y tế;

-

Ban sản xuất;
19



-

Ban tiếp tế miền Nam Việt Nam;

-

Ban quân sự.

+ Các Phòng
-

Phòng Hợp tác xã;

-

Phòng Vô tuyến điện;

+ Viện: Viện Văn hóa Kháng chiến.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, các cơ quan chuyên môn của của
các ngành đặt tại UBKCHC Nam Bộ chịu sự lãnh đạo song trùng. Về mặt lãnh thổ,
các cơ quan này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBKCHC Nam Bộ còn về mặt chuyên
môn, các cơ quan này chịu sự quản lý ngành dọc của cơ quan cấp trên là các Bộ.
1.1.4. Đặc điểm về hoạt động của UBKCHC Nam Bộ
Trong kháng chiến chống Pháp, địch chiếm đóng nhiều tỉnh, thành phố của cả ba
miền Bắc, Trung, Nam nên Chính phủ Trung ương phải chuyển lên chiến khu Việt
Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Do đó, việc thông tin liên lạc giữa Trung ương
với các địa phương, nhất là Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ xa xôi gặp nhiều khó
khăn. Trong hoàn cảnh này, UBKCHC Nam Bộ có vai trò to lớn trong lãnh đạo và
tổ chức cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Nam Bộ. Để thực hiện
được sự lãnh đạo này, UBKCHC Nam Bộ được giao một số quyền hạn đặc biệt nhất

định thể hiện ở Công văn số 110/CT ngày 28/2/1951 của UBKCHC Nam Bộ gửi
Thủ tướng Phủ: “Trung ương đã nhận thấy hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt cho nên
đã chú ý để cho Nam Bộ tùy điều kiện và nhu cầu để mà áp dụng chủ trương của
Trung ương cho thích hợp và đề nghị sửa đổi” [252, tr.9].
Về lề lối làm việc giữa UBHC Nam Bộ và các cấp, các ngành ở Nam Bộ được
quy định tại Công văn như sau:
“1, Thực hiện nguyên tắc tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách: thường tham khảo ý
kiến các Ủy viên rất đầy đủ trong những vấn đề căn bản quan trọng.
2, Thực hiện dân chủ tập trung: tham khảo rộng rãi ý kiến của các đoàn thể, các
ngành chuyên môn, các Sở phòng, các Bộ Tư lệnh;
3, Uyển chuyển, linh động, biết sửa đổi lề lối làm việc kịp thời cho hợp với hoàn
cảnh, tổ chức làm việc được tiến bộ…” [252, tr.9]

20


Bên cạnh đó, Công văn cũng đề cập đến những khó khăn về vấn đề liên lạc và cách
làm việc giữa Nam Bộ với Trung ương: “đôi khi có những chủ trương chuyên môn đưa
vào với lệnh phải thi hành ngay và trong một thời gian nhất định, hoặc có những chủ
trương đưa vào với lệnh phải thực hiện theo đúng quy định của Trung ương, mà điều
kiện làm việc và nhu cầu đặc biệt ở Nam Bộ, cũng như điều kiện liên lạc giao thông rất
khó khăn chậm trễ giữa cấp Nam Bộ và Tỉnh, giữa Tỉnh và Xã không cho phép Nam Bộ
thi hành đúng thời hạn hoặc thi hành đúng theo quy định của Chính phủ được”…”có
những nhận định quan trọng để thi hành nhưng Sắc lệnh gửi vào rất trễ như những
nghị định liên Bộ về vấn đề sử dụng đất bỏ hoang và đất vắng chủ (trên 5 tháng sau
ngày ký nghị định)”…”những đề nghị và câu hỏi của Bộ thường được giải quyết trả
lời, nhưng phải chờ rất trễ. Những bản tổng kết tình hình chung trong nước và thế giới,
những thông cáo về những nghị quyết của Hội đồng Chính phủ rất hữu ích cho Nam
Bộ lãnh đạo được kịp thời, những chương trình làm việc 3 tháng của các Bộ cũng gửi
vào cho Nam Bộ và có được vài Bộ gửi đến…”[252, tr.1]

Để giải quyết những khó khăn trong vấn đề liên lạc và cách làm việc, cũng trong
Công văn này, UBKCHC Nam Bộ đã đưa ra những đề nghị đối với Chính phủ Trung
ương về việc báo cáo như sau: “về việc báo cáo tình hình chung, chúng tôi đề nghị
Chính phủ Trung ương cho làm 6 tháng/lần. Ngoài ra sẽ gửi báo cáo bất thường về
biến cố quan trọng và những báo cáo hàng tháng về những điểm đặc biệt trong tình
hình chính trị quân sự và những vấn đề quan trọng. Ngoài ra, về những tài liệu thuộc
các ngành chuyên môn, về nguyên tắc, chúng tôi đề nghị các Bộ chỉ điện hỏi Nam Bộ
những điều cần có ích thiết thực. Điều kiện liên lạc vô tuyến điện hiện tại là một
trong việc báo cáo và chưa cho phép Nam Bộ báo cáo đầy đủ theo lệnh các Bộ.
UBKCHC Nam Bộ đã cố gắng sửa chữa những điều kể trên, đã quy định lại rõ ràng
và đầy đủ lề lối làm việc, tổ chức văn phòng, cách lãnh đạo các ngành chuyên môn
và các Tỉnh, cách tổ chức thi hành chủ trương, chỉ thị của Chính phủ, tổ chức và lề
lối kiểm tra” [252, tr. 2].
1.2. Lịch sử Phông lƣu trữ Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ
Trước năm 1991, tài liệu Phông lưu trữ UBKCHC Nam Bộ vẫn trong tình trạng
bó, gói, chưa được phân loại, lập hồ sơ nên rất khó khăn trong việc tra tìm. Đến năm
1991, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã tiến hành chỉnh lý tài liệu Phông và tổ chức
21


công cụ tra cứu là mục lục hồ sơ. Sau đó, vào tháng 6/1995, Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia III được thành lập với nhiệm vụ bảo quản tài liệu từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 cho đến nay thì toàn bộ các Phông lưu trữ từ năm 1945 trở đi đã
được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I bàn giao cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
(bao gồm cả Phông lưu trữ UBKCHC Nam Bộ). Năm 2001,Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia III tiến hành chỉnh lý lại Phông này kết hợp với quá trình tu bổ, phục chế
những tài liệu đã bị hư hỏng nhằm phục vụ tốt hơn cho việc tổ chức và sử dụng tài
liệu. Phông lưu trữ UBKCHC Nam Bộ có một số những đặc điểm nổi bật như sau:
- Giới hạn Phông lưu trữ UBKCHC Nam Bộ: Phông UBKCHC Nam Bộ gồm tài
liệu của UBHC Nam Bộ, UBKC – HC Nam Bộ và UBKCHC Nam Bộ.

- Về thời gian tài liệu: Từ năm 1945 – 1955; tuy nhiên, số tài liệu còn giữ lại
được chỉ tâp trung chủ yếu vào thời gian từ năm 1947 – 1954.
- Số lượng tài liệu: Do Phông lưu trữ UBKCHC Nam Bộ rất quan trọng và gồm
nhiều tài liệu quý, hiếm, phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam
Bộ và hoạt động của UBKCHC Nam Bộ nên toàn bộ tài liệu được giữ lại bảo quản
vĩnh viễn. Hiện nay, Phông lưu trữ UBKCHC Nam Bộ gồm 11,5 mét, tương đương
với 1163 hồ sơ, từ hồ sơ 1010 đến hồ sơ 1163 là những tập hóa đơn, chứng từ ít giá
trị hơn so với những tài liệu khác của toàn Phông.
- Tình hình tài liệu: Hiện nay, toàn bộ tài liệu Phông đã được xác định giá trị và
lập hồ sơ, tài liệu được đánh số tờ; công cụ tra cứu chủ yếu là mục lục hồ sơ và cơ
sở dữ liệu quản lý và tra tìm tự động trên máy tính.
- Thành phần tài liệu: Hầu hết tài liệu Phông là tài liệu hành chính; chỉ có một số
rất ít là bản đồ các tỉnh, huyện, khu.
- Tài liệu Phông lưu trữ UBKCHC Nam Bộ được hệ thống hóa theo phương án:
“Mặt hoạt động – Thời gian”, vì thành phần nội dung tài liệu Phông rất phong phú,
đa dạng, phản ánh mọi hoạt động của UBKCHC Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp thể hiện qua các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội,
giáo dục…
Nội dung tài liệu Phông được chia thành các mặt chính là tài liệu tổng hợp; tài
liệu về nội chính; tài liệu về Kinh tế - Tài chính; tài liệu về văn hóa, xã hội; tài liệu
về Đảng, các đoàn thể và các tập chứng từ, hóa đơn.
22


Nhìn chung, việc lựa chọn phương án phân loại tài liệu “Mặt hoạt động – Thời
gian” cho Phông là hợp lý. Đa số hồ sơ của Phông lưu trữ UBKCHC Nam Bộ được
lập đáp ứng đúng yêu cầu, tiêu đề phản ánh được nội dung bên trong hồ sơ. Tuy
nhiên, cũng có những trường hợp tiêu đề hồ sơ sai lệch với nội dung bên trong hồ
sơ, chưa phản ánh toàn diện toàn bộ nội dung tài liệu bên trong hồ sơ, hoặc các hồ
sơ được lập còn trùng nhau (chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn ở chương 3).

1.3. Thành phần, nội dung và đặc điểm của tài liệu Phông lƣu trữ Uỷ ban
Kháng chiến Hành chính Nam Bộ
1.3.1. Chủ trương chuyển tài liệu lưu trữ ra miền Bắc sau Hiệp định Giơnevơ
1954 của UBKCHC Nam Bộ
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết vào ngày 21 tháng 7 năm 1954, theo
đúng cam kết, Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Nam
Việt Nam chuyển ra miền Bắc. Cùng với việc tập kết cán bộ, quá trình lựa chọn và
vận chuyển các tài liệu có liên quan mang ra Trung ương để phục vụ cho công tác
sau này cũng được các cơ quan, trong đó có UBKCHC Nam Bộ, hết sức quan tâm,
chú ý. Để thống nhất việc lựa chọn những tài liệu cần thiết và quan trọng mang ra
Trung ương, ngày 19 tháng 9 năm 1954, UBKCHC Nam Bộ đã ban hành Chỉ thị số
34/CT – 54 [90, tr. 69 – 70]. Chỉ thị quy định về những tài liệu mang ra TƯ là:
“A, Tài liệu cần cho sự bảo vệ và đấu tranh chánh trị như:
- Hồ sơ cán bộ quan trọng, lý lịch, bản kiểm thảo
- Tài liệu về tội ác của địch về các sự hư hại về chiến tranh.
- Những vụ án chính trị đang theo dõi, những vụ hình hộ quan trọng chưa được
giải quyết xong. Những vụ án quan trọng có tính chất lịch sử tuy đã xử rồi vẫn phải
chuyển hồ sơ tóm tắt ra TƯ.
B, Tài liệu cần thiết cho sự kiến thiết như: thống kê và tài liệu về dân số của các
chủng tộc, ruộng đất, đồn điền, cầu đường, cửa biển, sông ngòi, thuế quan.
C,Tài liệu lịch sử, các sáng tác văn nghệ chưa được xuất bản, tài liệu về thành tích
giáo dục, y tế và các mặt hoạt động văn hóa của ta. Tài liệu về xã hội của địch
Các phong trào đấu tranh của nông dân, học sinh trí thức trước và sau Hiệp định
Một ít tài liệu có tính chất lịch sử tiêu biểu cho các phong trào như truyền đơn,
áp phích, hiệu triệu v.v…
23


D, Tài liệu cần cho sự thanh toán về tài chính: thuế khóa, công phiếu, tín phiếu,v.v…
E, Các tài liệu mà TƯ có thể dùng được để nghiên cứu rút kinh nghiệm sự lãnh

đạo như báo cáo, chương trình công tác từng thời kỳ, biên bản, nghị quyết của Hội
nghị quan trọng (chỉ đem mỗi thứ 1 bản).
F, Nói chung những tài liệu mà xét cần cho sự tiếp tục công tác ở Nam Bộ sau
này” [90, tr.69].
Còn những tài liệu giữ lại địa phương sẽ bao gồm:
“- Ở cấp Nam Bộ, Tỉnh, Huyện, cấp ủy Đảng sẽ lựa các tài liệu cần thiết cho công
việc của mình.
- Ở xã, những giấy tờ về giá thú, sinh tử (hộ tịch) của gia đình nào thì trả cho gia
đình ấy giữ; những sổ thuế NN, những tài liệu về ruộng đất,những tài liệu có giá trị
chứng từ, thì giao cho cơ sở bí mật của mỗi xã cất dấu cẩn thận để sau này dùng.”
[90, tr.70].
Riêng đối với hồ sơ cán bộ, nhân viên:
“- Hồ sơ cán bộ nhân viên ở lại miền Nam thì của người nào giao cho người ấy
giữ. Bộ phận theo dõi cán bộ sẽ ghi tóm tắt lý lịch và ghi bằng bí danh. Nhưng đối
với cán bộ cấp Khu ủy viên, Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy,Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tỉnh
mà ở lại Nam Bộ thì hồ sơ cũng gửi ra TƯ”. [90, tr. 70].
Các loại tài liệu được phép hủy bỏ theo như quy định của Chỉ thị là:
“- Tài liệu TƯ gửi vào mà về nguyên tắc TƯ có giữ.
- Các báo cáo chương trình công tác, biên bản nghị quyết Hội nghị, các Chỉ thị công tác
không có giá trị lịch sử hay không dùng được vào việc nghiên cứu chánh sách.
- Các điện văn, công văn giải quyết các vấn đề thường, v.v… và các giấy tờ linh
tinh khác.” [90, tr. 70].
Chỉ thị cũng hướng dẫn việc sắp xếp, tập trung và vận chuyển tài liệu ra Trung
ương như sau:
“Đối với các tài liệu mang ra TƯ, UBKCHC Tỉnh tập trung tài liệu của Tỉnh và
Huyện thuộc các loại trên sắp xếp lại rồi mang ra TƯ.
Ở Nam Bộ, văn phòng UBKCHC Nam Bộ và các ngành mỗi nơi sẽ sắp xếp tài
liệu của mình chịu trách nhiệm mang ra TƯ” [90, tr. 69].

24



×