Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chỉ Số Lạm Phát - CPI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.27 KB, 5 trang )

Chỉ Số Lạm Phát - CPI









Chỉ Số Lạm phát CPI ( Consumer Price Index- hay còn được gọi với một cái tên
khác theo cách gọi ở Âu châu đó là chỉ số hài hòa HICP- Harmonized Index of
Consumer Price).
Nguồn Gốc Công Thức Tính CPI :

Nguồn gốc của các phương pháp tính chỉ số giá: Không có sự nhất quán rõ ràng
chính xác về người đầu tiên đưa ra phương pháp tính chỉ số giá. Nhưng theo các
bản báo cáo xuất hiện sớm nhất cho thấy một người Anh tên là Rice Vaughan đã
đưa ra các thí dụ về mức độ thay đổi giá cả trong cuốn sách ông viết năm 1675 với
tựa đề “ Discourse of Coin and Coinage”- Vaughan muốn phân chia tách biệt rõ
ràng các ảnh hưởng mà lạm phát gây ra từ các loại kim loại quý mua từ Tây Ban
Nha được mang về từ Thế Giới Mới (New World- ám chỉ Châu Mỹ) kéo theo ảnh
hưởng giảm giá trị của tiền tệ ở Anh. Vaughan so sánh tình trạng lao động ở thời
kỳ của ông với cùng một điều kiện như vậy ở thời kỳ vua Edward III (1312-1377).
Những tình huống đó cho ra các mức lương từ những công việc ổn định và cung
cấp các ghi chép rõ ràng về sự thay đổi các mức lương. Các khoản lương có thể
chỉ mua được cùng một khối lượng hàng hóa trong các thời điểm khác nhau vì vậy
lương lao động cơ bản đó tác động tới các giỏ hàng hóa ở các mức độ khác nhau.
Các phân tích của Vaughan chỉ ra các mức giá cả ở Anh Quốc đã tăng từ 6 đến 8
lần so với thế kỷ trước đó.


Trong khi Vaughan được xem là người đi tiên phong trong các nghiên cứu về chỉ
số giá dù các phân tích của ông ở thời kỳ đó có vẻ như không thực sự liên quan tới
tính toán một chỉ số cụ thể nào đó. Năm 1707 người bạn của Vaughan cũng là một
thành viên ủy ban hội đồng Anh Quốc tên là William Fleetwood (1656-1723) có lẽ
đã thực sự phát minh ra công thức tính chỉ số giá. Một sinh viên của đại học
Oxford đã yêu cầu Fleetwood chỉ giúp cách tính giá đã thay đổi như thế nào,
Fleetwood đã thực sự quan tâm tới các thay đổi của giá cả các mặt hàng. Ông đã
sư tầm một khối lượng lớn các dữ liệu giá cả trong hàng trăm năm trước.
Fleetwood đã đề xuất, đưa ra một chỉ số bao hàm các mức độ giá trung bình liên
quan và sử dụng phương pháp tính của mình chỉ ra giá trị của 05 Bảng Anh đã
thay đổi lớn như thế nào trong 260 năm đã qua. Ông đưa ra các tranh cãi nhân
danh các sinh viên Oxford và đã xuất bản các phát hiện của ông trong cuốn sách
với tựa đề “Chronicon Preciosum” (1707)

Kể từ khi có khái niệm về chỉ số giá tới nay đã có hàng chục công thức toán học
được đưa ra để tính toán chỉ số này, thí dụ: Paasche và Laspeyes (hai nhà kinh tế
học người Đức),
Fisher index, Marshall-Edgeworth index, Carli (1764), Dutot
(1738), Jevon (1863), ….. Trong bài viết này tôi không đi vào chi tiết của các công
thức của các thuật toán tính toán này mà chỉ muốn đưa ra định nghĩa và các cách
tính chỉ số giá, hay chỉ số CPI. Chỉ số này được tính dựa trên mức thay đổi giá cả
của các loại hàng hóa và dịch vụ (gọi là rổ

Và rất nhiều công thức chi tiết khác, ở bài viết này tôi không đi sâu vào chi tiết
giải thích các công thức toán học này

Ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Châu Âu, Nhật….chỉ số này rất quan
trọng, rất được coi trọng và xem xét một cách kỹ lưỡng để các bộ phận có trách
nhiệm như: Cục dự trữ, Ngân Hàng trung ương, Cục thuế… đưa ra các giải pháp
nhằm ổn định và định hướng thị trường, nền kinh tế của quốc gia một cách khoa

học. Theo những nghiên cứu của tôi họ luôn có những thống kê một cách có hệ
thống về chỉ số này đã có hàng trăm năm. Có nhưng vậy mới có thể nhìn nhận cơn
bạo bệnh cửa nền kinh tế quốc gia một cách chính xác từ đó đưa ra các giải pháp
thích hợp.

Cuộc chiến CPI là cuộc chiến sống còn đối với bất cứ một quốc gia nào, phát triển,
đang phát triển hay chưa phát triển.

Chỉ số giá là một chỉ số được tạo ra để giúp so sánh về giá của một số loại hàng
hóa hay dịch vụ trong một tổng thể quốc gia hay vùng qua các thời kỳ khác nhau
hay các vùng khác nhau. So sánh chỉ số giá qua các thời kỳ có thể tính ra tỷ lệ lạm
phát. So sánh chỉ số giá ở các vùng địa lý khác nhau có thể tính được Sức Mua
Bán Tương Đương (PPP).

Một giỏ hàng hóa được bao quát bởi một chỉ số giá sẽ không thể phản ánh đầy đủ,
trong đó bao gồm cả chỉ số giá tiêu dùng là một thí dụ minh chứng cho điều này.
Rổ của các loại hàng hóa chỉ là một khái niệm ước lượng -“Những thứ được mua
bởi đại đa số người tiêu dùng”, chỉ là một khái niệm của chỉ số hẹp.

Bằng cách thiết lập các chỉ số hẹp trên tổng giá trị của nhiều loại hàng hóa riêng
biệt thành một chuỗi số đơn giản. Mặt khác, điều này làm cho những nhân tố tiềm
ẩn sai lệch trở nên dễ dàng hơn trong bức tranh lớn của toàn cảnh thị trường. Mặt
khác nữa nó làm cho các nhân tố tiềm ẩn quan trọng được chi tiết hóa hơn. Một
chỉ số có thể gia tăng tiềm năng thậm chí là một tấm gương giá nhỏ của giá cả
khiến trong thực tế giảm có thể giảm xuống. Tác dụng của chỉ số giá vì thế có thể
phụ thuộc vào tính thực tế, chi tiết và mức độ chính xác của số liệu đưa vào chính
là kết quả đưa ra của các chỉ số.

Chỉ số giá có nhiều công năng hữu ích. Đặc biệt khi chỉ số giá mở rộng, chỉ số này
nhằm đo lường mức độ giá cả của nền kinh tế và quy mô của lạm phát. Điều này

rất có ý nghĩa đối với các ngân hàng trung ương cũng như các chính sách tiền tệ
của họ. Một chỉ số mở rộng cũng có thể ước tính sự thay đổi chi phí cuộc sống
(chi phí sinh hoạt) tăng lên. Điều này rất hữu ích trong quá trình đàm phán hợp
đồng. Một đối tác có thể sẽ vui lòng chấp nhận một mức lương thay đổi theo thời
gian nếu như có sự gia tăng giá cả, chi phí gia tăng. Chỉ số giá cũng có thể được sử
dụng nhằm trợ giúp hữu ích đo lường các số liệu thống kê kinh tế khác như là
Tổng Sản Phẩm Nội Địa (GDP).

Các chỉ số giá thu hẹp có thể giúp các nhà sản xuất xây dựng kế hoạch kinh doanh
và giá cả phù hợp. Đôi khi chúng được sử dụng rất hữu ích trong các định hướng
đầu tư.

Các chỉ số đáng chú ý: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Chỉ số giá sản xuất (Producer
price Index) và chỉ số tăng trưởng (GDP) …và hàng chục chỉ số quan trọng khác.

Công Cụ Kỹ Thuật Để Điều Khiển CPI:

Theo lý thuyết về cơ bản CPI tăng hay giảm thường có liên quan mật thiết tới hai
nhân tố : Hàng hóa và Lượng Tiền. (Khi hàng hóa quá nhiều tiền ít thì giá sẽ rất rẻ
-tức CPI giảm- thấp, ngược lại khi tiền quá nhiều hàng hóa quá ít thì hàng hóa đắt
đỏ hơn- CPI tăng). Tuy nhiên điều này không phải hoàn toàn đúng trong kinh tế
hiện đại. Những năm 1930 hay 1970 đã xuất hiện hiện tượng lạm phát đình đốn-
stagflation, tức là hàng hóa rất nhiều nhưng giá cả thì vẫn phi mã, tỷ lệ thất nghiệp
gia tăng và nhiều hiện tượng khác nữa. Ngày nay cuộc chiến CPI - là vấn đề sống
còn, là ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia và cuộc chiến này càng ngày càng khó
kiểm soát hơn bởi có thêm nhiều nhân tố phức tạp khác tác động tới CPI – trong
đó giá Dầu là nhân tố phức tạp nhất.

Để nhận biết CPI ở mức độ như thế nào thì cần phải có một hệ thống thống kê
hàng hóa chính xác, phân chia các nhóm hàng hóa thật khoa học (thường thì rổ

hàng hóa được thống kê tính toán từ 500 loại hàng hóa khác nhau). Ở Việt Nam
cũng sử dụng như vậy. Tuy nhiên, các nhóm hàng hóa phân chia chưa rõ ràng và
chi tiết, còn thêm bớt theo cảm tính. Nếu như ở Mỹ các nhóm hàng tăng giá hay
giảm giá ngoài các phân nhóm còn tính theo các khu vực như: thành thị, nông thôn
rồi chu kỳ mua sắm trong các dịp lễ cũng được phân chia và theo dõi sát sao.

Hai công cụ cơ bản để hạn chế CPI đó là: Thuế & Lãi Suất, tuy nhiên để sử dụng
hai công cụ này một cách hiệu quả trong điều hành chính sách của một quốc gia là
không hề đơn giản, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa hiên nay. Ngoài ra còn có
chính sách tỷ giá cũng không kém phần quan trọng.

Như vậy đã gần 30 năm nhưng giá trị (sức mua) của các loại tiền trên thay đổi
nhưng không quá nhiều. Nếu tính từ năm 1913 thì 01 USD khi đó có giá trị tương
đương với sức mua năm 2008 là 21,88 USD. Trong khi năm 1914 với 01 CAD sẽ
có sức mua tương đương 18,92 CAD trong năm 2008 - những con số đáng mơ ước
đối với những nhà quản lý chính sách tiền tệ.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×