Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG III - THÀNH PHỐ VỊ THANH - TỈNH HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.41 KB, 13 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẬU GIANG

BÀI THU HOẠCH
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG III - THÀNH PHỐ VỊ THANH - TỈNH HẬU GIANG
Họ tên học viên: Lê Minh Thắng
Lớp: Hoàn chỉnh trung cấp lý luận chính trị - hành chính K25
Tổ: 4
Đơn vị công tác: Trung Tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang


Vị Thanh, Tháng 11/ 2010
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nhận xét của giáo viên
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................


2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ý KIẾN CỦA ĐỊA PHƯƠNG
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
XÁC NHẬN
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Giáo dục là nhân tố quan trọng để phát triển nguồn lực con người, tạo ra
nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức, có tri thức và kỹ năng lao động, mà
tri thức liên quan mật thiết đến tăng trưởng kinh tê và phát triển xã hội, nó phục
vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quyết định cho sự phát triển
bền vững. Giáo dục đào tạo nhằm phát triển toàn diện phẩm chất nhân cách con
người, tạo cơ sở nền tảng cho con người tham gia vào cuộc sống xã hội và lao
động thực tiễn. Giáo dục phổ thông có vai trò to lớn, nó là điều kiện tiên quyết
để phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Giáo dục Đại học và giáo dục nghề
nghiệp lại là yếu tố trực tiếp góp phần tăng trưởng kinh tế và tăng khả năng
cạnh tranh trên trường quốc tế.
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới hiện nay, giáo dục, đào
tạo ngày càng có vai trò to lớn, nó thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh
tế tri thức, là phương thức đặc biệt để giữ gìn, sáng tạo và phát triển văn hóa,
giáo dục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua ứng dụng và thúc đẩy tiến

bộ công nghệ; giáo dục và đào tạo được coi là chìa khóa của sự phát triển.
Trước vai trò to lớn của giáo dục, Đảng và Nhà nước ta tập trung lãnh,
chỉ đạo công tác giáo dục, trong những năm gần đây sự nghiệp giáo nước ta thu
được kết quả rất khả quan. Chất lượng giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo
đã có chuyển biến. Nội dung dạy học và kiến thức của học sinh phổ thông đã có
tiến bộ, toàn diện hơn. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của
một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao. Quy mô giáo dục và mạng lưới
cơ sở giáo dục được phát triển rộng khắp trong toàn quốc, về cơ bản đáp ứng tốt
hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã
được công nhận chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và
đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở.
Tuy nhiên chất lượng giáo dục vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển của
đất nước trong thời kỳ mới. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân chưa đồng bộ,
thiếu tính liên thông giữa các cấp học và các trình độ đào tạo, trong đó giáo dục
nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung, phương pháp giáo dục
từ mầm non đến phổ thông đã được đổi mới nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế,
chương trình giáo dục đại học chậm đổi mới, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo
dục. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ
giáo dục trong thời kỳ mới. Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường còn thiếu thốn
và lạc hậu, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.
Đứng trước những thành tựu cũng như những hạn chế chung của ngành
giáo dục nước ta, riêng ở địa bàn Phường III – Thành phố Vị Thanh - tỉnh Hậu
Giang thì sao? Công tác giáo dục được thực hiện như thế nào? Đây là nội dung
chủ yếu mà lớp hoàn chỉnh trung cấp lý luận chính trị tìm hiểu trong chuyến đi
thực tế ở địa bàn trên.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN PHƯỜNG III – THÀNH PHỐ VỊ THANH -
HẬU GIANG:
Đến với địa bàn này chúng tôi được nghe báo cáo kết quả hoạt động của

Trung tâm học tập cộng đồng và tham quan 2 trường đó là Trường THCS Lê
Quí Đôn và Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thu được kết quả sau:
1. Đặc điểm tình hình:
Phường III có 6 khu vực, diện tích tự nhiên là 1.335,91 ha, có 1582 hộ
với 7156 khẩu; trong đó dân tộc Khơ-me có 222 hộ với 1056 khẩu, dân tộc Hoa
có 6 hộ với 27 khẩu, dân tộc Chàm có 2 hộ với 8 khẩu. Đóng trên địa bàn
phường III có các trường : Trường THPT Vị Thanh, Trường THCS Lê Quí
Đôn, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi với 2 điểm lẻ. Phường còn 251 hộ
nghèo và 238 hộ cận nghèo.
Với những điều kiện trên trong quá trình hoạt động của Trung tâm học
tập cộng đồng (TTHTCĐ) có những thuận lợi, khó khăn cụ thể như sau:
2. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lảnh, chỉ đạo của Đảng uỷ, HĐND, UBND
phường, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, sự hổ trợ của BGH và đội ngũ
giáo viên của các trường. Cùng với sự chỉ đạo, giúp đỡ của Phòng Giáo dục-
đào tạo thành phố Vị Thanh, đã tạo điều kiện cho TTHTCĐ hoạt động có hiệu
quả.
- Nguồn kinh phí hoạt động đầy đủ, cơ sở vật chất đảm bảo, TTHTCĐ đã
có địa điểm làm việc. Các hoạt động của trung tâm từng bước hoạt động có hiệu
quả.
3. Khó khăn:
- Dân cư chưa ổn định, hộ tạm trú khá nhiều. Còn rất nhiều phụ huynh
chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học văn hóa, chưa quan tâm đến
việc học tập của con em mình. Từ đó các em ham chơi, lêu lổng mà bỏ bê việc
học tập.
- Học sinh bỏ hoc nhiều nhưng việc vận động ra lớp còn khó khăn. Đa số
các em học quá yếu, mê chơi điện tử dẫn đến bỏ học.
- Phường III có số hộ nghèo và cận nghèo khá cao cũng gây ảnh hưởng
không nhỏ cho việc giáo dục con em của họ.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Một số khái quát:
Giáo dục đào tạo là lĩnh vực truyền bá, cung cấp kiến thức khoa học, kỹ
thuật nhằm phát triển trí tuệ, nâng cao hiểu biết, hình thành nên nhân cách lối
5

×