Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MARKETING TRONG CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.01 KB, 13 trang )

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MARKETING TRONG CÔNG TY DỆT VẢI
CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
I. Những lý luận cơ bản về Marketting:
Trên thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm về Marketing, nhưng
nói chung marketing bao gồm cả một ý đồ trọn vẹn bắt đầu từ việc dự kiến
và triển khai thực hiện ý đồ cho đến khi kết thúc và chuyếnang ý đồ mới.
Marketing coi trọng thị trường, lấy thị trường làm trung tâm, làm mục đích
của hoạt động kinh doanh do vậy tất cả các hạot động của doanh nghiệp
đều hướng tới việc thoả mãn nhữngc nhu cầu mong muốn của khách hàng.
Marketing gắn liền với các hoạt động quản lý kinh tế nó cung cấp các thông
tin cần thiết để ra quyết định kinh doanh nhằm không ngừng đem lại hiệu
quả kinh tế cao cho doanh nghiệp trên cơ sở củng cố và ngày càng tăng
cường uy tín của doanh nghiệp.
Tóm lại có thể nói Marketing vừa là một nghệ thuật vừa là khoa học về tổ
chức hoạt động kinh doanh nhằm ngày càng đem lại sự thoả mãn cao hươn
cho người tiêu dùng theo phương châm chỉ bán những cải thị trường cần
chứ không phải bán những cái mà mình có.
Với những nhận địnhtrên về marketing thì marketing bao gồm những nhiệm
vụ sau:
• Công tác nghiên cứu thị trường: Công tác nghiên cứu thị trường đòi hỏi
phảithực hiện trong suốt qua trình kinh doanh nó gồm các khâu sau:
+ Nghiên cứu trước khi sản xuất: Phải nghiên cứu thị trường trước khi
sản xuất để đưa ra quyết định nên sản xuất mặt hàng gì? số lượng là
bao nhiêu? với chất lượng mẫu mã như thế nào? và thời điểm nào là
thích hợp nhất để sản xuất?... Từ đó ta sẽ xây dựng được các phương án
kinh doanh và trên cơ sở đó sẽ tìm được phương án kinh doanh tối ưu.
+ Nghiên cứu trong khi sản xuất: Với mục đích khẳng định mức độ
chính xác của phương án đã lựa chọn.
+ Nghiên cứu sau khi sản xuất: Sau khi sản xuất phải nghiên cứu thị
trường để tìm ra biện pháp thúc đẩy tiêu thụ để đưa hàng hoá đến tay
người tieu dùng với chi phí thấp nhất thời gian ngắn nhất từ đó sẽ đạt


hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Nghiên cứu sau khi tiêu thụ: Công việc này nhằm mục đích đánh giá
phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, họ có
hài lòng không? họ cảm thấy chưa hài lòng ở điểm nào? họ có góp ý gì
cho sản phẩm của doanh nghiệp?...
• Phát hiện những tiềm năng, lợi thế của doanh nghiệp trong thời
điểm hiện tại cũng như tương lai, trên cơ sở đó đưa ra các biện
pháp khai thác và dụng có hiệu quả.
• Đưa ra các giải pháp kinh doanh như: Chính sách sản phẩm;
chính sách giá; chính sách phân phối; chính sách hỗ trợ; nghiên
cứu các hoạt động khác để hỗ trợ nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm
các nguồn lực của doanh nghiệp.
• Nghiên cứu đánh giá công nghệ sản xuất: Để tổ chức đổi mới
công nghệ nhằm không ngừng nâng cao năng lực sản xuất tạo ra
những sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
Trong nền kinh tế thị trường Marketing giữ một vai trò đặc biệt quan
trọng bởi thông qua hoạt động này doanh nghiệp có thể hiểu rõ mọi tình hình
biến động của thị trường. Thực hiện tốt công tác này doanh nghiệp sẽ có các
thông tin đầy đủ kịp thời và chính xác về tình hình kinh tế xã hội, về đối thủ
cạnh tranh, dề khách hàng và thông tin về phía các cơ quan quản lý nhà nước,...
Do đó doanh nghiệp sẽ xây dựng được những chiến lược và kế hoạch phát triển
cho doanh nghiệp. Trong những chiến lược phát triển ấy gồm có những chiến
lược cơ bản sau:
- Chiến lược sản phẩm.
- Chiến lược giá.
- Chiến lược phân phối.
Chiến lược sản phẩm là tổng hợp các biện pháp kinh tế kỹ thuật và tổ chức sản
xuất để tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng. Chiến lược
sản phẩm là một trong những chiến lược quan trọng của mọi doanh nghiệp vì
sản phẩm là kết quả của hoạt động sản xuất, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện

các chiến lược khác như chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược
khuyếch trương sản phẩm.
Chiến lược sản phẩm bao gồm một số nội dung sau:
*Chiến lược chủng loại sản phẩm: Chiến lược này bao gồm chiến lược ổn định
chủng loại sản phẩm, chiến lược cắt giảm chủng loại sản phẩm và chiến lược đa
dạng hoá chủng loại sản phẩm.
* Chiến lược làm cho sản phẩm thích ứng với thị trường bằng việc đổi mới:
Việc đổi mới sản phẩm có thể được tiến hành bằng nhiều cách thức khác nhau
cụ thể là:
- Thay đổi màu sắc sản phẩm
- Thay đổi trọng lượng sản phẩm
- Thay đổi về kích thước sản phẩm
- Thay đổi về kết cấu sản phẩm
- Thay đổi vè vật liệu của sản phẩm
- Thay đổi về tính năng của sản phẩm
Việc đổi mới sản phẩm vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối
với doanh nghiệp. Do vậy khi tiến hành thực hiện chiến lược này cần phải thận
trọng tiến hành từng bước để đảm bảo cho kết quả thực hiện chiến lược luôn
đáp ứng được mong muốn đòi hỏi khác nhau từ phía thị trường.
* Chiến lược thay đổi sản phẩm: Đây là việc đổi mới sản phẩm diễn ra ở mức
độ cao, kết quả là tạo ra một sản phẩm hoàn toàn khác biệt so với sản phẩm ban
đầu.
Chu kỳ sống của một sản phẩm được chia ra làm các giai đoạn như sau:
Mức tiêu thụ
và lợi nhuận Giới Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn
thiệu phát triển suy thoái
sản chín muồi và
phẩm bão hoà
O t
1

t
2
t
3
t
5
t
6
Thời gian
Nhìn sơ đồ trên ta thấy chu kỳ sống của một sản phẩm là khoảng thời gian kể từ
khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ cho đến khi sản phẩm không tiêu thụ được nữa.
Doanh nghiệp
Người bán buôn
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Môi giới
Đại lý
Chiến lược phân phối sản phẩm: là một kế hoạch đưa hàng hoá dịch vụ từ
doanh nghiệp sản xuất đến từng đối tượng tiêu dùng cụ thể để đạt được các mục
tiêu kinh doanh đã đề ra. Sau khi sản phẩm được sản xuất ra mỗi doanh nghiệp
phải có một kế hoạch phân phối cụ thể cho sản phẩm của mình. Trên cơ sở của
việc phân tích thị trường và nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xây dựng
cho mình một kênh phân phối phù hợp. Các kênh phân phối được mô tả như
sau:



Chiến lược giá: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Có rất nhiều
nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa cho nên việc nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến tới giá cả đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp có thể thấy

được mức độ cũng như xu hướng ảnh hưởng từ đó có thẻ dự đoán phương án
bién động trong tương lai nhằm giải quyết chính sách giá cho phù hợp. Nhóm
nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp bao gồm: chi phí sản xuất và tiêu thụ, chất
lượng sản phẩm; uy tín của doanh nghiệp; thương hiệu sản phẩm của doanh
nghiệp; khả năng về tài chính của doanh nghiệp. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh
nghiệp gồm có các chủ trương chính sách thuộc cơ quan quản lý nhà nước; quan
hệ cung cầu của hàng hoá trên thị trường; mức độ ổn định về tình hình chính trị;
các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên; mức độ cạnh tranh trên thị trường; cầu
về hàng hoá và dịch vụ của người tiêu dùng.
Việc định giá cho một sản phẩm là một nghệ thuật dựa trên cơ sở khoa học,
phải linh động phù hợp với vị trí doang nghiệp phù hợp với diễn biến thị trường.
II- Công tác quản trị marketing trong Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội:
Trong thực tế người ta cho rằng sản phẩm tốt nhất chưa phải là sản phẩm tối ưu,
điều đó chứng tỏ tính ưu việt của sản phẩm đối với thị trường chỉ duy trì trong
một khoảng thời gian nhất định. Bởi vậy ngay cả trong thời điểm doanh nghiệp
đang đạt hiệu quả kinh doanh cao, sản phẩm đang được tín nhiệm lớn đối với
khách hàng thì doanh nghiệp cũng phải quan tâm tới công tác đổi mới để luôn
thích ứng với thị trường. Để làm tốt công việc này không cò cách nào khác là
doanh nghiệp phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt thông tin
mới nhất từ phía thị trường, dự đoán được nhu cầu thị trường, trên cơ sở đó xây
dựng những kế hoạch thực hiện tiếp cho doanh nghiệp.
Mục tiêu mang ý nghĩa sống còn đối với công ty dệt vải công nghiệp Hà nội là
không ngừng tìm các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm cho
nên công tác marketing luôn được công ty đặc biệt quan tâm, tập chung trọng
tâm cho việc tiêu thụ sản phẩm, tích cực quảng bá sản phẩm mới trên các kênh
thông tin, mở rộng thị trường nâng cao thị phần cho sản phẩm. Tuy chưa có
phòng Marketing riêng nhưng bộ phận thị trường thuộc phòng Kinh doanh của
công ty đã làm việc rất sôi nổi với đội ngũ nhân viên hầu hết là những cử nhân
kinh tế trẻ, khoẻ và năng động có phong cách làm việc công nghiệp đã luôn

×