Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tác động của toàn cầu hóa đến quan hệ sở hữu ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 10 trang )

TÁC ĐỘNG CÙA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN QUAN HỆ SỞ HỮU
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ths. Lê Thị Vinh*

Sự biến đổi của q uan hệ sở hữu ở V iệt N am dưới tác động của b ối cảnh trong nước
và quốc tế tro n g nhữ ng n ăm gẩn đây đã trở th àn h để tài được giới nghiên cứu triết học,
kinh tế học, luật học... đặc b iệt quan tâm. T ro n g thời đại "tổng hợp m ớ i” (chữ dùng của
Alvin Toffler tro n g Đợt sóng T h ứ ba) hiện nay, đê’ có được những đánh giá khái quát và
phần tích th ấu đáo sự b iến đổi của quan hệ sở hữu ở V iệt N am cùng những nhân tố tác
động đến sự biến đổi ấy, việc sử dụng phương pháp và tri thứ c liên ngành là vô cùng cẩn
thiết. T ro n g bài viết này, chúng tôi sẽ không bàn đến cụ th ể vấn để phương pháp, mà
chi tập tru n g chỉ ra n h ữ n g tác động của quá trìn h to àn cầu hó a đến quan hệ sở hữu ở
Việt N am hiện nay n h ư là m ộ t trong những kết quả nghiên cứu dựa trê n phương pháp
liên ngành giữa các lĩnh vực nghiên cứu nói trên cùng quan tâm .
C h ủ nghĩa M arx - L enin chỉ ra rằng quan hệ sản xuất ở m ỗi quốc gia do tính chất
và trình độ p h át triển lực lượng sản xuất của quốc gia đó quy định. T u y nhiên, quá trinh
đổi m ới, xây dựng nển kinh tế thị trường định hư ớng xã hội chủ nghĩa ở Việt N am
không tách khỏi bố i cảnh th ế giới nói chung. Bức tran h toàn cảnh th ế giới hiện đại nổi
lên ba đường n ét chính, đó là xu th ế toàn cầu hóa, sự p h át triển n hư vũ bão của khoa
học công nghệ và n ển kinh tế tri thức, c h ú n g đang tạo ra m ộ t cuộc “cách m ạng hóa cái
cấu trúc sâu xa của sản x u ấ t” (Alvin Toffler, 1980, bản dịch 2007: 320). Dưới đây,
chúng tôi sẽ đi sâu làm rõ tác động của quá trình to àn cẩu hóa đến quan hệ sở hữu ở
V iệt N am hiện nay.

N C S - K h o a T r iế t h ọ c, T rư ờ n g Đ ạ i h ọ c K h o a h ọ c X ã hội và N h â n văn, Đ H Q G H N .


288

Lê Thị Vinh


Trước hết, cần khẳng định rằng, ở Việt Nam không diễn ra cách m ạng khoa học công
nghệ và cũng chưa có nền kinh tế tri thức, nhưng trong thời đại “thế giới phẳng” hiện nay,
Việt N am không nằm ngoài quỹ đạo vận động chung của th ế giới. N h ờ quá trình toàn cầu
hóa m à Việt N am đã ít nhiếu chịu ảnh hưởne; của tất cả những diễn biến mới của bối cảnh
quốc tế hiện đại. Vì lẽ đó; nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố quốc tế đến auan hệ sở
hữu ở Việt N am là điều có ý nghĩa quan trọng. Ngoài ra, cũng cần nhấn m ạnh m ột vấn để
có ý nghĩa phương pháp luận đối với nghiên cứu này, đó là: những biến đổi của quan hệ sở
hữu m à chúng tôi chỉ ra dưới đây, không phải là hệ quả tác động của riêng quá trình toàn
cẩu hóa, bởi lẽ các nhân tố quốc tế nói trên có quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, vừa
làm tiền đé phát triển, vừa là hệ quả tác động của nhau. T oàn cầu hóa được xác định là m ột
xu th ế lớn của thời đại, là kết quả phức hợp của nhiếu yếu tố, trong đó, cách mạng khoa học
công nghệ là m ột trong những yếu tố chính. Đồng thời, toàn cầu hóa làm gia tăng tác động
của cách m ạng khoa học công nghệ và m ở rộng ảnh hưởng của kinh tế tri thức. Vì vậy,
chúng tôi đã trừu tượng hóa, xem những biến đổi của quan h ệ sở hữu ở Việt N am là do tác
động của quá trình toàn cẩu hóa và hội nhập quốc tế, trước hết là về kinh tế.
C ó rất nhiểu cách định nghĩa khác nhau về toàn cẩu hóa, tùy th u ộ c vào góc độ xem
xét và cách tiếp cận. Ở đây, chúng tôi sử dụng cách hiểu vể toàn cầu hóa đã được các nhà
nghiên cứu chấp nhận: “T o àn cầu hóa, xét vé bản chất là quá trình tăng lên m ạnh m ẽ
nhữ ng m ối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động và p h ụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực,
các quốc gia, các dân tộ c trên toàn thế giới m à tn ỉớ c hết là toàn cẩu hóa kinh tế” (T heo
Đ ặng T h ị Lan, 2014). T h ị trường hội nhập toàn cẩu được tạo ra tro n g nển văn m inh công
nghiệp; và ngày càng p h át triển sâu rộng trong các nền sản xuất hiện đại, đặc biệt là ở các
quốc gia đang tiến vào nển vãn m inh hậu công nghiệp. Cách h iểu nói trên vế toàn cấu hóa
nhằm chỉ làn sóng quốc tế h ó a thứ ba bắt đắu từ thập kỷ 80 của th ế kỷ XX. C ủng từ đây,
th u ật ngữ “toàn cầu h ó a” trở nên phổ biến và thay thế thuật ngữ “quốc tế h ó a”.
Với cách hiểu vé to àn cấu hóa như vậy, từ khi tiến h àn h quá trình đổi mới, với
phư ơng châm “V iệt N am m u ố n là bạn với tất cả các nước trong cộng đổng thế giới,
phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển ” (Đ ảng C ộng sản V iệt N am , 2010a: 516),
V iệt N am đã chủ động th am gia quá trình hội nhập th ô n g qua rất nhiều hợp tác song
phương, đa phương với nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, ahư: năm 1991 Việt N am

ký H iệp định thương m ại với T rung Q uốc, năm 1993, V iệt N am khai thông và nổi lại
q u an hệ với Q u ỹ T iề n tệ qu ố c tế (IM F ) và N gân hàng T h ế giới (W B ), năm 1995,


TÁ c ĐỘNG CỨA TOÀN CẨU HÓA ĐẾN QUAN HỆ sở HỮU ờ VIỆT NAM HIỆN NAY

289

Việt N am gia nhập H iệp hội các quốc gia Đ ông N am Á (ASEAN), năm 1998, Việt N am
trở th àn h th àn h viên D iễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - T hái Bình D ương (A PEC );
năm 2000, ký kết H iệp định thương mại V iệt N am - H o a Kỳ, ngày 11 tháng 1 năm 2007
V iệt N am chính thứ c trở th àn h th àn h viên của T ổ chức T hư ơ ng mại Thê' giới (W T O )...
V iệt N am tham gia quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc
chúng ta chịu ảnh hưởng của quá trình đó về m ọi m ặt đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị;
đến vãn hóa... m à trước hết là những tác động trong lĩnh vực kinh tế. Q uan hệ sản xuất với
tư cách là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất th ể hiện rất rõ sự tác
động của quá trinh đó, dẫn đến sự biến đổi nhất định trên cả ba m ặt cơ bản: quan hệ sở
hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong việc tổ chức - quản lý quá trình sản xuất và
quan hệ trong phân phối kết quả quá trình sản xuất. T ro n g ba m ặt trên của quan hệ sản
xuất thì quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu tư liệu sản xuất là quan hệ cơ bản
nhất, là cơ sở của các quan hệ sản xuất, quyết định các quan hệ khác trong xã hội.
T ác động của to àn cầu h ó a đến quan hệ sở hữu ở V iệt N am được thể hiện ở những
diểm sau:
Thứ nhất, toàn cầu hóa thúc đấy qu á trình đ ổ i m ới nhận thức của Đ ảng Cộng
sản Việt N a m về quan hệ sở hữu
N h ận thức là h o ạt đ ộ n g m ang tính chủ quan của con người, nhưng nội dung của
nhận thức bị quy địn h bởi hiện thực khách quan, c h ín h những biến động của thời đại
khiến cho nhận thức, tư duy của con người củng thay đổi. T ro n g công cuộc đổi mới; đổi
mới tư duy, trước h ế t là tư duy kinh tế, là điểu có ý nghĩa quyết định nhất. T ác động của
quá trìn h to àn cẩu h ó a cùng với những biến đổi của tìn h hình trong nước đã đặt ra cho

Đ ảng C ộ n g sản V iệt N am yêu cầu bức thiết là phải th ay đổi nhận thứ c về con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở V iệt N am nói chung, trong đó có những vấn để liên quan đến
quan hệ sở hữu nói riêng. Đ ồ n g thời, những đổi m ới tro n g tư duy kinh tế của Đ ảng đã
góp phán tác đ ộ n g tích cực đến sự biến đổi của quan hệ sở hữu trên thực tế.
Đ ảng ta luôn coi trọ n g giải quyết vấn để sở hữu với tư cách là vấn đế cơ bản của
m ọi cuộc cách m ạng. T u y nhiên, trước đổi mới, do nó n g vội, chủ quan, duy ý chí; chúng
ta đã đấy quan hệ sở hữ u đi quá xa so với trình độ p h át triển của lực lượng sản xuất m à
trên thực tế, lực lượng sản xuất của nước ta còn ở trìn h độ thấp, dẫn đến khủng hoảng
kinh tế trẩm trọng. C h ú n g ta đã đồng nhất chủ nghĩa xã hội với công hữu hóa, tập thê’


290

Lê Thị Vinh

hóa tư liệu sản xuất, thậm chí còn xem đây là m ục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Giải quyết
vấn để sở hữu được coi là tiền đề, điếu kiện để giải quyết các m ặt cơ bản khác của hệ
th ố n g các quan h ệ sản xuất. N ói cách khác, trước thời kỳ đổi mới, chúng ta đã không
nhận thức đ úng vai trò của sở hữu là phương tiện đê’ phát triển lực lượng sản xuất n hư
các nhà sáng lập chủ nghĩa M arx đã chỉ ra. H ậu quả là các hợ p tác xã và các tập đ oàn sản
xuất sau khi th àn h lập đã h o ạ t đ ộng không hiệu quả, người nông dân không hứ ng thú
lao động sản xuất, dẫn đến sản xuất không phát triển và thừa lao động. M ộ t yêu cầu bức
thiết được đặt ra là phải tạo điểu kiện cho việc kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất,
nói cách khác là phải tìm ra những h ình thức sở hữu thích hợ p với trìn h độ lực lượng sản
xuất, thúc đầy sự p h á t triển của lực lượng sản xuất.
C ông cuộc đổi m ới đất nước được quá trình toàn cầu hóa kinh tế tạo th êm động
lực. C h ủ trương đa dạng h ó a các hình thức sở hữu là m ộ t đột phá quan trọ n g trong
nhận thức của Đ ảng vể vấn đề sở hữu nói riêng và vế con đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội nói chung. T ro n g Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (năm 1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã chi ra đặc trưng kinh rê trong mô hình

chủ nghĩa xã hội m à nhân dân ta xây dựng là: “có m ột nền kinh tế p h át triển cao dựa
trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ y ếu ”
(Đ ảng C ộng sản V iệt N am , 2010a: 411 ). Đ ến Đại hội X (n ăm 2006), Đ ảng ta b ổ sung:
“X ã hội xã hội chủ nghĩa m à Đ ảng, N h à nước và nhân dân ta xây dựng là m ộ t xã hội (...)
có nển kinh tế p h á t triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất
phù hợp với trìn h độ p h át triển của lực lượng sản xuất” (Đ ản g C ộng sản V iệt N am ,
2 0 ìo b : 306). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ
sung và p h á t triển năm 2 0 1 1 ) của Đ ảng bổ sung: “X ã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta
xây ảựng là m ột xã hội: (...) có nến kinh tế phát triền cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ ph ù h ợ p ” (Đ ảng C ộ n g sản V iệt N am , 2011: 70).
Đ iểu này thê’ hiện sự th ận trọ n g trong nhận thức của Đ ảng về chế độ sở hữu của nển
kinh tế tro n g quá trìn h xây dựng chủ nghĩa xã hội ở V iệt N am . Đ ảng C ộng sản Việt
N am chủ trương: “P h át triển nến kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiếu
hình thức sở hữu, nhiều th à n h phẩn kinh tế, hình thức tổ chức kinh doan h và h ìn h thức
phân p h ố i” (Đ ản g C ộ n g sản V iệt N am , 2011: 73 ).
N h ư vậy, từ đổi m ới đ ến nay, Đ ảng C ộng sản V iệt N am luôn nhất quán chủ trương
thự c hiện m ộ t nền k in h tế đa sở hữu, đa th àn h p hần n h ằ m tạo đ ộ n g lực p h á t triển


TÁC ĐỘNG CÚA TOÀN CẨU HÓA ĐẾN QUAN HÊ sờ HỮU ở VIỆT NAM HIÊN NAY

291

đất nước. T h ự c tiễn p h át triển kinh tế ở nước ta nói riêng và trên toàn thế giới nói
chu n g cho p h ép chúng ta h oàn toàn có cản cứ đê’ khắng định nền kinh tế nhiểu thành
phấn với đa h ìn h thức sở hữu m ang tính tất yếu và tổn tại lâu dài. Đ a dạng hóa các hình
thức sở hữu nhằm m ục đích huy động m ọi nguổn lực trong nước và tranh thủ các
ng u ổ n ngoại lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triền đất nước. Các loại hình sở
hữu, các th à n h phần kinh tế đểu được xem là bộ phận hợp th àn h của nền kinh tế thị
trư ờ ng định hư ớng xã hội chủ nghĩa. Đây có thê’ coi là quan điểm m ang tính chất chi

đạo, đê’ từ đó, Đ ảng và N h à nước ta đưa ra nhữ ng chính sách tạo điểu kiện cho các
th à n h p hần kinh tế p h át triển bình đẳng trước pháp luật.
T h ứ hai, toàn cầu hóa thúc đẩy đa dạng hóa đối tượng sở hữu
T ừ sau C hiến tranh T h ế giới th ứ hai, với sự phát triển m ạnh m ẽ của khoa học công
nghệ và sự p h á t triển nhan h chóng của lực lượng sản xuất trên phạm vi toàn th ế giới,
quan hệ kinh tế giữa các nước cũng không ngừng phát triển, sự phụ th u ộ c lẫn nhau giữa
các q uốc gia cũng ngày càng chặt chẽ hơn. Tri thức khoa họ c và th ô n g tin trở thành bộ

phận cấu thành không thế thiếu của lực lượng sản xuất (đặc biệt là ở các quốc gia phát
triể n ), đ ó n g vai trò quan trọ n g đối với nền sản xuất vật chất trên quy m ô toàn cẩu. Sự
p h á t triển của kinh tê' th ế giới ngày càng p h ụ thuộc vào nhân tố tri thứ c - trí tuệ. Sự biến
đổi này tạo ra m ộ t bước ngoặt lịch sử đánh dáu kỷ nguyên hình th àn h nển kinh tế mới kinh tế tri thức. N ển kinh tế tri thức làm cho diện m ạo và cơ cấu nền kinh tế thế giới
th ay đổi m ộ t cách căn bản và sâu sắc. Khác với các m ô hình kinh tế truyển th ố n g dựa
chủ yếu vào sức lao đ ộng và tài nguyên, nển kinh tế tri thức là m ô hình kinh tế m à sự
vận hành và p h át triển của nó được quyết định chủ yếu bởi nguổn năng lượng đặc biệt
là tri thức. T ro n g lĩnh vực sở hữu, các khái niệm mới ra đời, các đối tượng sở hữu củng
th a y đổi, từ đó dẫn đến sự th ay đổi sầu sắc trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ
p h â n phổi.
T ro n g th ờ i đại ngày nay, với sự phát triển m ạnh m ẽ của khoa học công nghệ hiện
đại, đối tượng sở hữu, ngoài những tư liệu sản xuất truyển th ố n g n hư đất đai, m áy móc,
h ắ m m ỏ ... cò n có các đối tượng sở hữu mứi như: sở hữu vể vốn, vể thị trường, sở hữu
cô n g nghệ, sở hữ u th ô n g tin, sở hữu những sản phẩm vể trí tuệ như những phát minh,
sáng chế, các tác phẩm nghệ th u ật và các học thuyết khoa học...
T rong xã hội hiện đại, người ta đặt ra vấn đé sở hữu trí tuệ. Đây là đối tượng sở hữu
đặc biệt, ở chỗ: m ộ t người có quyền sở hữu nhưng thành tựu của nó phục vụ cho toàn


292

'


L ê ĩh ị Vinh

n hân loại. N goài ra, tro n g thời đại ngày nay, nhu cầu vể thông tin tàng nhanh. T hô n g tin
đóng vai trò ngày càng lớn tro n g chiến lược phát triển của m ỗi doanh nghiệp, tập đoàn
và các quốc gia. D o đó, th ô n g tin cũng trở thành đối tượng sở hữu quan trọng. Đ iểu này
lý giải tại sao, tro n g nhữ ng năm gắn đây, cộng đổng quốc tế đã đi đến kỷ kết nhiều công
ước, hiệp định liên quan đến vấn đề bảo hộ quyển sở hữu trí tuệ và sở hữu thông tin.
T ro n g bối cảnh đó, năm 2005, V iệt N am ban hành Luật sở hữu trí tuệ. Đ ổng thời, V iệt
N am cũng tham gia các C ô n g ước quốc tế, các H iệp định vể quyền sở hữu trí tuệ. Đ iểu
này đáp ứng yêu cầu h o à n th iện hành lang pháp lý theo yêu cầu gia nhập W T O .
Thứ ba, toàn cầu hóa làm thay đổi vi thê của người sở hữu tư liệu sản xuất

Karx M arx đã chỉ ra rằng: quan hệ sở hữu vé tư liệu sản xuất là quan hệ đóng vai trò
quan trọng và quyết định nhất trong các quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất. T ro n g điều kiện nền sản xuất hiện đại ngày nay, khi đối tượng sở hữu được m ở rộng,
khoa học công nghệ trở th àn h lực lượng sản xuất trực tiếp, tri thức, thông tin đóng vai trò
quan trọng trong nến sản xuất thì xét đến cùng, luận điểm của Manc vẫn đúng. T uy nhiên,
vể m ặt hình thức thì chúng ta nhận thấy có m ột sự thay đổi không nhỏ vế vị thế của người
sở hữu. Đ ó là: khi nền sản xuất chuyên m ôn hóa phát triển đạt đến trình độ cao, thì “m ột
tẩng lớp điểu hành ra đời m à quyén lực không còn dựa vào quyển sở h ữ u” nhưng lại đóng
vai trò kiểm soát quá trìn h hội nhập. Khi quyển lực của tầng lớp này m ạnh lên thì người
có cổ phần trở th àn h kém quan trọng. N hững người có cổ phấn ngày càng phải dựa vào
các nhà quản lý làm thuê (Xem : Alvin Toíĩler, 1980, bản dịch 2007: 137).
T ro n g bối cảnh toàn cẩu hóa diễn ra m ạnh mẽ hiện nay, khi các tập đoàn kinh tế
xuyên quốc gia chi p h ố i m ạn h m ẽ nến kinh tế thế giới, chúng ta càng cảm nhận rõ nét
hơn quyến lực của tầng lớp các nhà quản lý, điều hành. T ro n g số họ, có những người
đổng thời nắm quyển sở hữu tập đoàn, nhưng phần lớn thì không. H ọ là những người
làm thuê nhưng hiệu quả công việc của họ đôi khi lại có ý nghĩa quyết định sự sống còn
của cả tập đoàn.

Ở Việt Nam , mặc dù chưa hình thành nhiều tập đoàn sản xuất, kinh doanh có quy mô
toàn cầu, nhưng n h iều tập đoàn xuyèn quốc gia đã đặt quan hệ hợ'p tác, dầu tư vào
V iệt Nam . Và theo xu thế chung của sự phân công lao động quốc tế, ở Việt N am củng xuất
hiện tẩng lớp các nhà lãnh đạo, quản lý (C E O ) có vai trò ngày càng quan trọng. CEO đã trở
thành m ột nghề thời thượng, các vị trí tuyển dụng luôn được thương lượng với mức lương
“khủng” xứng đáng với tẩm quan trọng trong hệ thống sản xuất, kinh doanh,


TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẨU HÓA 0ẾN QUAN HỆ sở HỮU ờ VIÈT NAM HIỆN NAY

293

Sự th ay đổi vị th ế của người chủ sở hữu nêu trên đã kéo theo m ộ t vấn đế liên quan
đến vai trò làm chủ của người công nhân. T ro n g xu th ế 'h iệ n nay, nhiểu công ty tiến
hành cổ p h ần hóa, cho p h ép người công nhân được th am gia đóng cổ phần, tức là, họ
trở th àn h n h ữ n g cổ đ ô n g cùng sở hữu công ty họ làm việc. Đ iếu này tạo ra m ối liên kết
về m ặt q uyểa lợi, th ú c đẩy người công nhân làm việc có trách nhiệm hơn với công ty
của m ình. T u y nhiên, trê n thực tế, người công nhân có cổ phần nhưng không có năng
lực th am gia quản lý thì h ọ vẫn bị p h ụ thuộc, không thể th ật sự làm chủ.
Thứ tư, toàn cầu hóa góp phẩn thúc đẩy quan hệ cạnh tranh giữa các thành phẩn
kinh tế dựa trên những hình thức sở hữu khác nhau
T ro n g văn kiện Đ ại hội Đ ảng to àn quốc lần thứ VI (th án g 12 năm 1986), Đảng
C ộng sản V iệt N am đã n h ận thức rõ: “T ìn h hình thực tế của nước ta đòi hỏi phải coi
trọng nhữ ng h ìn h th ứ c kinh tế tru n g gian” (Đ ảng C ộng sản V iệt N am , 2010a: 54). T ừ
đó, Đ ảng đưa ra chủ trư ơ ng p h át triền nền kinh tế nhiều thành ph ẩn với đa dạng hóa
các hình thứ c sở hữu. Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới; chế độ sở hữu tư liệu sản xuất

ở nước ta hiện nay bao gồm ba loại hình cơ bản là: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở
hữu tư n h ân với các h ìn h thức sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá thể, sở
hữu tư b ản tư n h ân và sở hữ u hỏn hợp. T ừ các hình thức sở hữu trên hình thành nên các

thàn h p h ần kinh tế tư ơ ng ứng. M ỗi th àn h phần kinh tế có hình thức sở hữu riêng,
nhưng tro n g h o ạ t đ ộ n g kinh doanh, chúng lại có m ối liện hệ đan xen, kết hợp và bổ
sung lẫn nhau. T h ự c tiễn đã chứng tỏ râng, các hình thức sở hữu ở những m ức độ nhiểu
ít khác nhau đểu p h á t h u y tác độn g tích cực và là m ộ t trong những nguyên nhân có ý
nghĩa quan trọ n g đố i với sự p h át triển kinh tế - xã h ội ở nước ta. T ro n g V ăn kiện Đại hội
XI, Đ ảng C ộ n g sản V iệt N a m xác định:
Phát triển n in kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở
hữu, nhiêu thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các
thành phđn kinh tế hoạt động theo pháp luật đểu là bộ phận hợp thành quan trọng của nền
kinh tế, bình đẳng trước pháp ỉuật, cùng p h á t triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và
ph á t triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nến tảng vững chắc
của nêh kinh tế quốc dân. K inh tế tư nhân là m ột trong những động lực của nên kinh tế. Kinh
tế có vốn đấu tư nước ngoài được khuyến khích p h á t triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và
đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng p h á t triển ( ...) .


294

Lê Thị Vinh

Phần định rõ quyền của người sở hữu, quyên của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyển
quản lý của nhà nước trong lĩnh vực kinh tí, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đểu có người làm
chủ, m ọ i đơn vị k in h tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm v ể k ế t q u ả k in h doanh của m ình.

(Đ ảng C ộng sản V iệt N am , 2011: 73 - 74)
H ội nhập k inh tế q u ố c tế đă từng bước đưa doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta
vào m ôi trường cạnh tran h quốc tế, tạo tư duy kinh tế m ới, n ân g cao hiệu quả sản xuất,
kinh d o an h và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. T o à n cầu hóa đặt tất cả các
d o an h nghiệp vào th ế phải cạnh tranh. T ro n g cuộc cạnh tranh đó, những d o an h nghiệp

yếu kém sẽ bị “loại khỏi cuộc chơi”. Vì vậy, cơ chế bao cấp, độc quyền không còn phù
hợp; cổ phần hóa, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước trở th à n h đòi hỏi khách quan.
T ro n g nhữ ng năm qua, việc thực hiện đổi m ới, sắp xếp, p h á t triển doanh nghiệp
nhà nước đã đưa lại nhữ ng k ết quả tích cực. Việc tách quyén sở hữu với quyền sử dụng
tài sản của N h à nước tại d o a n h nghiệp đã giúp d o an h nghiệp n h à nước cơ bản chuyển
sang h o ạ t độ n g theo cơ ch ế thị trường; cơ cấu và quy m ô b ư ớ c đầu được điểu chinh
th eo hướng p h ù h ợ p hơ n; n h iểu doanh nghiệp nhà nước thích ứng được và h o ạ t động
có hiệu quả tro n g cơ chế m ới; trìn h độ công nghệ và quản lý có nh iều tiến bộ; vốn được
bảo to àn và tăng th êm , b ư ớ c đầu đa dạng vốn để phát triển, sức cạnh tranh của doanh
nghiệp nhà nước từng bư ớc được nâng lê n ... T ũ y nhiên, doanh nghiệp nhà nước ở V iệt
N am hiện nay vẫn còn n h ữ n g tổ n tại yếu kém . H iệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh
tran h của d o an h nghiệp n h à nước còn thấp, tốc độ phát triển chưa cao, không ít doanh
nghiệp nhà nước vẫn còn ỷ lại vào sự bảo hộ, bao cấp của N h à nước. T ro n g xu th ế toàn
cẩu hóa và hội nhập k inh tế hiện nay, nầng cao sức cạnh tra n h của doanh nghiệp nhà
nước là m ộ t yêu cẩu bức thiết, bởi lẽ, có như vậy, doanh nghiệp n h à nước m ới ph át triển
lớn m ạnh, p h át h u y tố t vai trò là bộ phận quan trọng nhất của k inh tế nhà nước.
Bên cạnh đó, bối cản h th ế giới hiện nay làm gia tăng xu hư ớng ph át triển của sở
hữu tư nhân. T ừ đẩu th ập niên 80 của thế kỷ XX, Alvin T offler đã chỉ ra rằng: tro n g xã
hội hiện đại, bầu khí quyển th ô n g tin gắn chặt với khí quyển công nghệ và khí quyển xã
hội giúp cho sản xuất kinh tế hòa nhập với h o ạt độní* tư nhân (xem : Alvin Toffler, 1980,
bản dịch 2007: 98). Ở V iệt N am , trong những năm gần đây, kinh tế tư nhân p h át triển
rất m ạn h mẽ. Đ ộng lực của sở hữu tư nhân là lợi nhuận, động lực này rất cần thiết trong
p hát triển kinh tế, đồng thờ i còn là động lực quan trọng của xã hội hiện nay. N h ận thức
rõ điéu dó, Đ ảng và N h à nước V iệt N am đã đưa ra nhiếu chủ trương đúng đắn nhằm


TÁC ĐÔNG CỬA TOÀN CẨU HÓA ĐẾN QUAN HỆ sờ HỮU ở VIẼT NAM HIÊN NAY

295


thú c đẩy kinh tế tư n h ân p h át triển. Số d o an h nghiệp tư n h â n đã tăn g vọt sau khi
L uật D o an h nghiệp ra đời, cho đến nay đã đạt con số hàng chục vạn và giải quyết hàng
triệu việc làm cho người lao động. T ỷ trọng của kinh tế tư n hân đã tăng lên trong cơ cấu
các th àn h p h án kinh tế và trong đóng góp vào GDP. Bên cạnh đó, các loại thủ tục đăng
ký d o an h nghiệp đã được đơn giản hóa. Các doanh nghiệp tư nhân ngày càng được
hưởng sự đối xử b ìn h đẳng với các doanh nghiệp thuộc các th à n h phần khác.
T ro n g xu th ế to àn cấu hóa, hội nhập và hợp tác, các n g u ồ n lực thuộc sở hữu nước
ngoài có vai trò ngày càng quan trọ n g đối với sự phát triển của m ỗi quốc gia. Đ ể tạo m ôi
trường th u ận lợi cho đầu tư và kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài, V iệt N am đã
có nhiểu n ỗ lực n h ằm th ố n g n h ất các quy định, luật pháp và cải cách hàn h chính m ạnh
mẽ, khô n g p h ân b iệ t nguồn và sở hữu của vốn đấu tư, Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

được xác đ ịn h là m ộ t b ộ phận quan trọng của nển kinh tế thị trư ờ ng định hướng xã hội
chủ nghĩa ở V iệt N am . T ro n g quá trình hội nhập, yêu cẩu đặt ra là cần có nhiéu hình
thức và cơ chế th u h ú t m ạn h các n g u ổ n lực về công nghệ, thư ơ n g hiệu, thị trường và vốn
của các n h à đẩu tư có tiểm năng trên th ế giới, đê’ tăng trưởng n hanh, bền vững và nhanh
chóng nâng cao sức cạnh tran h của nển kinh tế. N ội lực là quyết định, ngoại lực là quan
trọ n g , gắn k ế t với n h a u th à n h n g u ổ n lực tổ n g hợ p để p h á t triển đ ất nước, do vậy,
V iệt N am cấn tiếp tụ c cải thiện m ôi trường đẩu tư, kinh do an h để th u h ú t vốn đẩu tư và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài.
T ro n g các h ìn h thứ c sở hữu ở V iệt N am hiện nay, sở hữu h ỏ n hợp ngày càng phổ
biến, trở th à n h hình thức sở hữu năng động và có đóng góp tích cực đối với nển kinh tế.
Có thê’ nói, đây là h ìn h thức sở hữu tiêu biểu cho xu th ế hợp tác và hội nhập hiện nay
với sự tham gia của n h iểu loại chủ th ể khác nhau về tính chất. C ác liên doanh, liên kết
kinh tế, các công ty cổ p h ẩ n ,... với sở hữu hỏ n hợp dã, đang và sẽ tạo nên sức m ạnh mới
m à từng chủ thê’ sở h ữ u riêng lẻ không có được nhằm tạo ra sức m ạnh kinh tế đé đứng
vững và cạnh tran h th ắn g lợi tro n g cơ chế thị trường.

Kết luận
T oàn cẩu hóa là xu th ế tất yếu của thời đại. T oàn cẩu hóa tạo thêm khả năng phát

triển nát ngắn, m ang lại những nguổn lực quan trọng và cần thiết cho các nước đang phát
triển, trong đó có V iệt N am . T u y nhiên, toàn cẩu hóa cũng đặt ra cho Việt N am không ít
những khó khăn, thách thức. Vì vậy, Việt N am cần có những chiến lược phát triển phù
h ợ p , vừa p h á t h u y được nội lực, vừa tra n h th ủ được ngoại lực nhằm đưa đất nước


296

Lê Thị Vinh

p h á t triển m ột cách b ển vững mà không đi chệch hướng chủ nghĩa xã hội. Đ ể làm được
như vậy, trước hết, chúng ta cần có chính sách giải quyết đúng đắn vấn đề quan hệ sở hữu
vì đầy là “vấn đề sống còn của các giai cấp” (Karx M arx). Q uan hệ sở hữu luôn chịu tác
động của bối cảnh quốc tế. V ấn để đặt ra là chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng trong
những thay đồi do bối cảnh quốc tế đưa lại, đâu là biến đổi tích cực cần khích lệ, đâu là
những thay đồi tiêu cực cấn hạn chế đê’ có thể đưa Việt N am phát triển phổn vinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đ ảng C ộng sản V iệt N am ; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (Khóa
VI, VII, VIII, IX, X ), p h ần I, N xb C hính trị Q ụốc gia, H à N ội, 201 Oa.

2.

Đ ảng C ộng sản V iệt N am , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (Khóa
Vỉ, VII, v n i, IX, X ), p h ấn II, N xb C hính trị Q uốc gia, H à N ội, 2010b.

3.


Đ ảng C ộng sản V iệt N am , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ XI, Nxb
C hín h trị Q u ố c gia, H à N ội, 2011.

4.

Đ ặng T h ị Lan, Bài giảng chuyên để Toàn cẩu hóa và kinh tế tri thức - Những vấn để
đặt ra đối với Việt N a m cho lớp N C S K hoa T riết học, T rư ờ n g Đại học Khoa học
Xã hội và N h ân văn, Đại học Q uốc gia H à N ội, 2014.

5.

Alvin Toổler, Bản dịch 2007, Đợt sóng thứ ba, Nxb Khoa học Xã hội, H à Nội, 1980.



×