Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Một số đề xuất tăng cường năng lực tổ chức văn bản khoa học cho sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 10 trang )

MỘT sổ ĐÊ XUẤT TĂNG CƯỜNG NĂNG Lực Tố CHỨC VĂN BẢN KHOA HỌC
CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN
Đinh Thị Xuân Hạnh"
1.

ĐẶT VÂN ĐẼ
Các văn bản khoa học ngày càng đóng vai trò quan trọng trong

đời sống xã hội nói chung và trong các trường đại học nói riêng. Việc
sinh viên (SV) trong các trư ờng đại học có năng lực tổ chức tốt các văn
bản khoa học và sử d ụ n g tốt loại văn bản này sẽ đóng vai trò rất q u an
trọng trong việc tiếp n h ận và chia sẻ tri thức khoa học trong hiện tại và
trong tương lai.
Tác giả Bernd Schulz (2008) đã nhấn m ạnh đến vai trò q u an trọng
của kỹ năng m ềm và kỹ n ăn g cứng m à s v cần trau dồi để th à n h công
trong học tập và công việc [1], N hiều công trình nghiên cứu đã đưa
ra nh ữ n g gợi ý để n ân g cao chất lượng các bài viết khoa học của s v
[5], [18], [19], [20]. N hiều tài liệu trong nước cung đà đề cập đến vai
trò quan trọng của việc cần n ân g cao kĩ n ăn g nghiên cứu khoa học
(NCKH), năng lực tổ chức văn bản khoa học cho s v [10], [16], [17]
n h ữ n g khó khăn của s v và tài liệu hỗ trợ [3], [11], [13], [15], [21], n h ư n g
khảo sát n h ận thức của s v về tầm quan trọng của việc nắm v ữ n g kĩ
n ăn g soạn thảo văn b ản và việc tổ chức văn bán khoa học của s v các
n g àn h khoa học xã hội và n h ân văn (KHXH&NV) với n h ữ n g h ạn chế
ra sao thì chưa đề tài nào đề cập đến.
Dựa trên kết quả khảo sát n h ận thức của s v về tầm quan trọng
của việc rèn luyện n ăn g lực tổ chức các văn bản khoa học trong trư ờ n g
học và thực trạng việc tổ chức 180 báo cáo khoa học (BCKH) của s v (từ
năm 2012 đến năm 2016), bài viết chỉ ra n h ữ n g hạn chế và đư a ra m ột
* NCS Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.



Đinh Thị Xuân Hạnh

322

số đề xuất n h ằm tăng cường năng lực tổ chức văn bản khoa học cho s v
các n g à n h KHXH&NV.

2.

NĂNG Lự c TỔ CHỮC CÁC VĂN BÀN KHOA HỌC
H ệ th ố n g giáo dục của nước ta đang thực hiện đổi mới và n â n g

cao chất lư ợ ng đào tạo, do đó trong tất cả các cấp học, đ an g áp d ụ n g
các h ìn h thứ c dạy học tích cực, lấy người học làm tru n g tâm , tập tru n g
p h át triển n ăn g lực của người học [6], [12], [14]. Khái niệm "N ăng lực"
theo T ừ điển tiếng Việt (H oàng Phê chủ biên) có nghĩa là: "khả năng, điều
kiện chủ quan hoặc tự nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt động nào đó; là một
phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người có khả năng để hoÙ7ĩ thành một
hoạt động nào đó có chất lượng cao" [7, tr 660], Và theo quan niệm về giáo

dục của Q uebec (Canada) thì "N ăng lực là sự kết hợ-p một cách linh hoạt và
có tổ chức kiến thức, k ĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá n h â n ...
nhằm đáp ứ n g hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh
nhất định" [8],

N goài ra, các văn bản khoa học là loại văn bản sử dụng các phương
tiện của n g ô n ngữ gọt giũa, ngôn ngữ văn hóa. N gôn n g ữ khoa học
tồn tại chủ yếu ở d ạn g viết và được thể hiện trong các loại bài báo, bài
nghiên cứu, báo cáo thực tập, khóa luận, luận v ăn ... Vì đây là m ột lĩnh

vực giao tiếp trong m ôi trư ờng qui thức cao, nên đòi hỏi việc tạo lập
và trìn h bày cần đảm bảo tính chính xác, khách quan, logic, liên kết và
m ạch lạc [2], [4], [9], [22],
N h ư vậy, có thể hiểu n ăn g lực tổ chức văn bản khoa học của s v là
khả n ă n g v ận d ụ n g kết hợp kiến thức, kĩ n ăn g và thái độ để thực hiện
tốt các n h iệm vụ học tập trong trường đại học, giải quyết có hiệu quả
n h ữ n g v ấn đề có thực trong NCKH, tiếp n h ận và tổ chức tốt các văn
bản k h o a học trong trư ờ ng học.
3. QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN VẼ VAI TRÒ CỦA VIỆC Tổ CHỨC CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC
3.1. Kết quả điểu tra bằng bảng hỏi
C h ú n g tôi tiến h à n h điều tra 469 s v b ằn g bảng hỏi (42,8% s v năm
th ứ n h ất, th ứ hai và 57,2% s v năm thứ ba, th ứ tư), trong đó có câu hỏi


Một sỗ để xuất tăng cường năng lực tồ chức văn bản khoa học cho sinh viên.

323

về quan điểm của s v đối với vai trò của năng lực soạn thảo các văn bản
khoa học trong trường học và kết quả khảo sát n h ư sau:

23,3%

Sơ đổ. Nhận thức của sinh viên vê tầm quan trọng của năng lực soạn thảo các
vản bản khoa học trong trường học
Kết quả khảo sát cho thấy, s v n h ận xét ở mức độ rất q u an trọng
và khá quan trọng chiếm tỉ lệ cao (12,6% và 33,8%), trong khi đ á n h giá
về sự ít quan trọng (18%) và không quan trọng (12,2%) củng khá cao,
chứng tỏ còn m ột số lượng kh ô n g nhỏ s v chưa đánh giá đ ú n g m ức vai
trò của hoạt đ ộ n g này. Đây là vấn đề cần được quan tâm và cần có sự

tác động nh ằm giúp s v hiểu rõ vai trò của hoạt động này, để s v có thể
lên kế hoạch rèn luyện tốt các kĩ n ăn g cần thiết trong trư ờ ng học và
phục vụ nghề nghiệp sau này.
N hữ ng câu hỏi có nội d u n g về việc nắm vững các kỹ n ăn g để thực
hiện nghiên cứu và soạn thảo tốt các loại văn bản khoa học được s v các
ngành KHXH&NV trả lời là:

Bảng. Kỹ năng nghiên cứu và soạn thảo các văn bản khoa học
Kỹ năng nghiên cứu và
soạn thảo các văn bản khoa học
Lựa chọn ván đé nghiên cứu
Hiểu rõ đé tài, chủ đé trước khi viết một bài nghiên cứu khoa học
Lập dàn ý trước khi viết hoàn chỉnh một bài viết khoa học
Phân tích đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ,
mục đích nghiên cứu

Sừ dụng tốt

Chưa sử dụng tốt

45%
96%
90%
60%

55%
4%
10%
40%



Đinh Thị Xuân Hạnh
Lựa chọn và thiết kế phương pháp nghiên cứu

55%

45%

Lựa chọn số liệu và xử lý dữ liệu thống kê

45%

55%

Sử dụng tiếng Anh để tham khảo tài liệu

35%

65%

Giải quyết vấn đé

40%

60%

Viết và sử dụng ngôn ngữ khoa học

60%


40%

Dảm bảo tính liên kết và mạch lạc trong vãn bản khoa học

80%

20%

Kết quả khảo sát cho thấy, 70% ý kiến s v đã cho rằng kỹ năng nghiên
cứu và soạn thảo tốt các loại văn bản khoa học đóng vai trò quan trọng
trong trường đại học. Tuy nhiên, những kỹ năng cụ thể để thực hiện tốt
các bài tập khoa học, đề tài NCKH, bài tiểu luận, báo cáo khoa h ọ c ... nhiều

s v vẫn còn gặp khó khăn và chưa sử dụng tốt các kỹ năng này.
N h ìn chung, đa số s v đã n h ận thức đ ú n g về vai trò q u an trọ n g
của việc cần rèn luyện năng lực tổ chức các văn bản khoa học trong
trư ờ ng đại học, n h ư n g hiểu rõ và thực h àn h tốt các kỹ n ăn g này đòi
hỏi p h ải có p h ư ơ n g p h áp và m ột quá trình thư ờ ng xuyên, lâu dài. Và
nếu được rèn luyện và có năng lực để thực h àn h tốt các kĩ n ăn g này thì
s v sẽ giải quyết tốt các tình huống khác nhau m ột cách logic và h ợ p lý
irong học tập, cuộc sống và công việc nghề nghiệp m ang tính đặc thù
riêng của các n g àn h KHXH&NV.
3.2. Kết quả phỏng vấn sâu
Kết qu ả p h ỏ n g vấn 30 s v cho thấy, 80% s v cho rằn g khối kiến
thức c h u n g trong CTĐT thì bình thư ờ ng và theo quy chế đào tạo của
Bộ Giáo d ục và Đào tạo, quy chế của Đại học Quốc gia H à Nội n h ư n g
thời gian d à n h cho khối kiến thức chuyên ng àn h thì hơi ít. Sinh viên
m ong m u ố n N hà trư ờng nên tăng thêm thời lượng cho các m ôn học
ch u y ên n g à n h và thời gian thực hành, thảo luận.
M ột số s v m ong m uốn là: "Cần đổi mới phươĩig pháp giảng dạy, tránh

một sổ môn học vẫn thuyết trình là chủ yếu"; "Tăng thêm nội dung một số môn
học ứ n g d ụ n g hoặc tăng thời lượng thực hành, thảo luận, để s v hiểu rõ hơn
về thực tiễn và áp dụn g lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống”; "Cần táng cường
hơn sự tương tác giữa giảng viên với SV", "Cần thêm những buổi học chuyên
sâu về ngành học"...


Một sỗ đề xuất tăng cường năng lực tỏ’ chức văn bản khoa học cho sinh viên.

85% ý kiến được p h ỏ n g vấn đưa ra quan điểm rằng, s v yêu thích
nhiều hơn với n h ữ n g m ôn chuyên ngành. Các m ôn học chuyên ng àn h
trong CTĐT Văn học, Du lịch, lầ m lý học, N gôn ngữ học, Báo chí và
Truyền thông... có khả năng bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ, n ăn g lực
giao tiếp, năng lực tư d u y ... cho sv, do đó có thể thông qua các m ôn
học này để rèn luyện thêm các kỹ năng khác cho sinh viên.
Tóm lại, kết quả p h ỏ n g vấn s v cho thấy, bên cạnh n h ữ n g m ong
m uốn được trau dồi thêm m ột số kỹ n ăn g khác, tầm quan trọng của
văn bản khoa học và kỹ n ăn g tạo lập văn bản được s v đ á n h giá cao.
Đ ồng thời, n h ữ n g ý kiến đ ó n g góp của s v là kênh tham khảo cần thiết,
giúp ích cho việc điều chỉnh CTĐT và n ân g cao chất lượng giảng dạy
trong các trường đại học nói chung.
4.

THỰC TRẠNG Tổ CHỨC CÁC BÁO CÁO KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Kết quả khảo sát 180 bài báo cáo khoa học (BCKH) của s v m ột số

ngành KHXH&NV từ năm 2012 đến năm 2017 cho thấy, s v vẫn còn
mắc m ột số lỗi sau:

-


Lỗi s ử dụng từ ngĩ( trong các báo cáo khoa học

+ s v mắc lỗi trong việc sử d ụ n g n h ữ n g từ ngữ văn p h o n g nghệ
thu ật hoặc văn p h o n g khẩu ngữ khi tạo lập BCKH.
Ví dụ (1): "Để th ủ tục Đ ăng ký m ôn học trực tuyến này đạt hiệu
quả cao n h ư m ong đợi, th iế t n g h ĩ cần thực hiện một số biện pháp sau"
[trích BCKH "M ột số vấn đề về thủ tục h àn h chính phục vụ việc học
tập của s v Trường Đại học KHXH&NV", tr. 27];
+ M ột số bài BCKH mắc lỗi về quy tắc viết hoa và sử d ụ n g các từ
H án Việt bị nh ầm lẫn nghĩa.
Ví dụ (2): "Hài hước - bông đùa, bông lơn. Ở đây cái cười xuất phát từ
mâu thuẫn bề ngoài và m ang tính chất nhẹ nhàng, thoải mái, nhằm xây d ự ng
cho đối tượng, loại bỏ nhữ ng y ế u điểm để đối tượng ngày một hoàn thiện hơn"

[trích BCKH "Cái hài trong tục ngữ h iện đại", tr.14]).
N ghĩa của từ yếu điểm là "n h ữ n g điểm quan trọng nhất", sử d ụ n g
từ "điểm yếu" (nhữ ng điểm chưa m ạnh, chưa tốt) thành "yếu điểm ”
trong câu trên đã làm sai nghĩa nội d u n g thông tin của cả câu.


Đinh Thị Xuân Hạnh

- Các lỗi về cấu tạo câu như: câu m ơ hồ, thiếu th àn h p h ần chỉnh
của câu (thiếu chủ ngữ 15%, thiếu vị ngữ 21%, thiếu chủ ngữ, vị n g ữ
(chỉ là trạng n g ữ của câu chiếm 5%).
Ví d ụ (3): Câu thiếu chủ ngữ: "Chức năng đầu tiên, quan trọng nhất
của Tổng công ty là kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được
nhà nước giao cho Tổng công ty. Thực hiện các h o ạ t độ n g sản x u ấ t k ỉn h


doanh và dịch vụ về bưu chính theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách
p h á t triển của bộ bưu chính - viễn thôỉtg nói riêng và nhà m(ớc nói riêng"
[trích BCKH "Truyền thông nội bộ tại văn p h ò n g Tổng công ty Bưu
ch ín h Việt N am ", tr. 26].
N hiều câu văn, đoạn văn mắc lỗi diễn đạt phong cách khoa học, bời vì
s v sử dụng nhiều câu văn dài, bóng bẩy, lủng củng, giàu cảm xúc cá nhân.
Ví d ụ (4): "Mặc dù theo đánh giá công việc của hai lãnh đạo văn phòng,
tô i thấy hiệu quả của văn phòng công ty Đường bộ có mức cao hơn văn phòng
công ty tư vấn xây dựng Cảng - Đường thủy nhưng diỉờng n h ư sự phân công
lao động của Công ty Đ ường bộ lại k h ô n g được khoa học như sự phân công
lao động tại Văn phòng của Công ty tư vấn xây dựng Cảng - Đ ường th ủ y
bởi n h ữ n g cán bộ tại đây phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác không đ ú n g
chuyên môn của mình, vì thế những cán bộ, nhân viên này phải làm việc hơi
q u á tả i vì vậy t ừ đ â y ảnh hưởng đến sức khỏe của họ" [trích BCKH "Thực

trạn g việc p h ân công lao đ ộ n g tại văn p h ò n g các công ty trực thuộc
T ổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải", tr. 22]).
- L ỗ i về cấu tạo vă n bản: lỗi liên kết chủ đề, lỗi liên kết h ìn h thức,
lỗi liên kết logic. Việc sử d ụ n g các p h ép liên kết chưa n h u ần n h u y ễn ,
n ên m ộ t số trường h ợ p giữa các câu, các đoạn chưa có sự liên kết chặt
chẽ, m ạch lạc và tường m inh ngữ nghĩa.
Ví d ụ (5): "Qua khảo sát tài liệu cho thấy được vai trò rất quan trọng của
tài liệu, giấy tờ liên quan đến nhà đất. Nó được các gia đình hết sức coi trọng, và
tù y với từng vị trí cư trú mà các gm đình có những giấy tờ đảm bảo cơ sở pháp lý

khác nhau. Làm bằng chứng xác đáng cho những vấn đề phát sinh về chuỵệĩt
đ ấ t đai, nhà cửa" [trích BCKH "Tìm hiểu đề án Đơn giản hóa thủ tục hành

chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010", ữ. 12].



Một sỗ để xuất tăng cường năng lực tổ chức văn bản khoa học cho sinh viên.

Kết quả khảo sát cho thấy, việc sử d ụ n g phép liên kết trong n hiều
BCKH, xuất hiện nhiều lần p h ép lặp, dẫn đến hiện tượng lỗi lặp và gây
ra cảm giác nh àm chán cho người đọc. M ột số trường hợp, sử d ụ n g
p h ép thế và p h ép tỉnh lược chưa đ ú n g ngữ cảnh và dẫn đến sai p h o n g
cách (một số câu văn giàu cảm xúc, bóng bẩy và sử d ụ n g câu tỉn h lược
gây khó hiểu). Trong m ột số đoạn, người viết BCKH n h ư đ an g kể m ột
câu chuyện tự sự.
Bên cạnh đó, m ột số BCKH mắc lỗi trích dẫn khoa học trong bài
viết hoặc cách ghi trích dẫn trong phần tài liệu tham khảo. N goài ra,
bố cục trong m ột số bài BCKH còn chưa m ạch lạc, phần tổng q u an vấn
đề còn sơ sài, chưa thể hiện rõ sự nhìn nhận đ án h giá riêng của người
viết. Một số BCKH thiếu phần lịch sử vấn đề (8%), thiếu p h ần p h ư ơ n g
p h á p nghiên cứu (6%), thiếu p h ần kết luận nghiên cứu (3%) hoặc trình
bày nhầm n h ữ n g kiến nghị, đề xuất thành p h ần kết luận, lời cảm ơn
th à n h p h ần kết luận (3%).

5.

MỘT SỐ ĐẼ XUẤT TĂNG CƯỜNG NĂNG Lực Tổ CHỨC VĂN BÀN KHOA HỌC CHO SINH VIÊN
Để góp p h ần n ân g cao n ăn g lực tổ chức các loại văn bản khoa học

cho s v các ngành KHXH&NV, bài viết xin nêu m ột số đề xuất sau:
Thứ n h ất là, N hà nước nên tăng thêm nguồn kinh phí đẳu tư cho
giảng viên, s v (hệ đại học và sau đại học) thực hiện các đề tài nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở để có thể gia tăng số lượng và chất lượng các
công trình nghiên cứu này. Làm tiền đề quan trọng để thực hiện n h ữ n g
nghiên cứu tiếp theo ở mức độ cao hơn, h ư ớng tới đáp ứ ng tốt hơn các

tiêu chuẩn cấp quốc gia và quốc tế.
Thứ hai là, N hà trường cần tăng cường tổ chức các buổi tập h u ấn
kỹ năn g nghiên cứu khoa học (phương pháp nghiên cứu đ ịn h lượng,
cách trình bày các bài báo khoa học theo các chuẩn mực quốc tế) cho
cán bộ, giảng viên và s v (ví dụ: tổ chức đ ịn h kỳ, mỗi năm từ m ột đ ến
hai lần); c ầ n tổ chức các buổi đánh giá năng lực của s v đ ịn h kì từ
cấp bộ m ôn, cấp khoa, giữa các khoa, đ ến cấp trường... qua các buổi
sem inar, tọa đàm khoa học h àn g tháng, có hội đồng đ án h giá n ăn g lực
của sv, để rèn luyện kĩ n ăn g đọc, p h át hiện vấn đề và giải quyết vấn đề,

327


Đinh Thị Xuân Hạnh

n ân g cao chất lượng ki n ăn g thuyết trình và tổ chức các văn bản khoa
học cho sv.
Thứ ba là, các CTĐT của các ng àn h KHXH&NV cần được tăng
thêm thời lượng cho các hoạt động thực hành, thực tế, nhằm giúp s v
có cơ hội được thực h àn h các kỹ năng nghề nghiệp và p h át h u y n ăn g
lực cá nhân, c ầ n xây d ự n g kế hoạch và lộ trình điều chỉnh các CTĐT
để đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
tiêu chuẩn AUN (tiêu chuẩn của khu vực châu Á - Thái Bình D ương)
và Tiêu chuẩn của các tổ chức kiểm đ ịn h chất lượng giáo dục quốc tế.
Thứ tư là, giảng viên các học p h ần nên tạo thêm nhiều cơ hội cho

s v được rèn luyện và n ân g cao năng lực p h ản biện, năng lực tạo lập
các văn bản khoa học và tăng cường việc đ án h giá s v rèn luyện kỹ
năng viết văn bản khoa học thông qua các bài tập tiểu luận, bài tập
chuyên đề... c ầ n trau dồi chuyên m ôn, đổi mới phư ơng p h áp giảng

dạy linh hoạt để giúp người học đạt được các m ục tiêu về n ăn g lực theo
chuẩn đầu ra.
Thứ năm là, các học p h ần chuyên ng àn h KHXH&NV luôn có sự
tích hợp liên n g àn h và đòi hỏi s v cần có n ăn g lực tốt trong việc đọc
hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Do đó, s v cần chủ động chiếm lĩnh
kiến thức, rèn luyện n ăn g lực tự học, n ăn g lực giao tiếp, n ăn g lực giải
quyết vấn đề trong nội d u n g các học p h ần và thực tiễn cuộc sống đặt ra.
s v cần tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu đề tài nghiên cứu, tham
gia tích cực các p h o n g trào NCKH của nhà trường. Đây là m ột hoạt
độn g quan trọng, góp p h ần nâng cao năng lực tổ chức văn bản khoa
học và các loại văn bản khác trong quá trình học tập tại trường đại học
và hữ u ích cho s v trong việc áp d ụ n g n h ữ n g kiến thức đã được học để
giải quyết các vấn đề ữ o n g thực tiễn đ ặt ra.
6.

KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát n h ận thức của sinh viên về vai trò của việc soạn

thảo các văn bản khoa học trong trường học và thực trạng về kỹ năng
nghiên cứu khoa học, chất lượng các báo cáo khoa học của sinh viên đã
cho thấy còn tồn tại m ột số hạn chế n h ất định cần khắc phục (một số


Một số đé xuất tăng cường nầng lực tổ chức văn bản khoa học cho sinh viên.

đề xuất đã được đề cập ở trên). Ngoài ra, cần lưu ý thêm rằng, chương
trình đào tạo các ngành KHXH&NV nói chung trong giai đoạn đổi mới
và hội n h ập hiện nay đ ều chú ý đến p h át triển năng lực chuẩn đầu ra
cho người học (kiến thức, kỹ năng, thái độ), chú trọng đến mối quan
hệ giữa lý thuyết và thực h à n h ... để người học có thể đ áp ứng được

n h ữ n g yêu cầu cao của xã hội. Bên cạnh đó, năng lực tổ chức tốt các
văn bản khoa học sẽ giúp cho s v thuận lợi khi chiếm lĩnh tri thức các
m ôn học khác và trau dồi các kỹ năng cần thiết khác trong chương
trình đào tạo. Do đó, rất cần bồi dư ỡng và tăng cường n ăn g lực này cho
s v trong quá trình học tập trong trường đại học từ nhiều hướng khác
n h au (Nhà nước, N hà trường, chương trình đào tạo, người dạy, người
học) để đáp ứng n h ữ n g yêu cầu đổi mới giáo dục trong xu thế toàn cầu
hóa hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bernd Schulz (2008), "The Importance of Soft Skills: Education beyond academic
knowledge", Journal of Language and Communication June 2008, Pg 146-154.

2.

Bùi Mirth Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (1999), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục.

3.

Đặng Thị Vần (2006), "Hoạt động nghiên cứu khoa học của s v Trường
Đại học Nông nghiệp 1 và nhưng khó khán thường gặp", Tạp chí Tâm lý
học, số 3 (84). 55-59.

4.

Diệp Quang Ban (2012), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản", Nxb
Giáo dục Việt Nam.


5.

Gustavii, B. (2008), How to write and. illustrate scientific papers, Cambridge
University Press.

6.

Hoàng Thị Tuyết (2013), 'Thát triển chương trình đại học theo cách tiếp cận
năng lực - Xu thế và nhu cầu", Tạp chí Pìĩát triển và hội nhập, số 9 (19), 80-87.

7.

Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nắng.

8.

/>
9.

Hữu Đạt (2011), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục Việt Nam.

10.

Lê Văn Hào (2000), "về sự phát triển nghiên cứu khoa học cho s v và vai
trò của các môn khoa học cơ bản", Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Nâng cao
chất lượng đào tạo", Đại học Quốc gia Hà Nội.


Đinh Thị Xuân Hạnh
11.


Lê Xuân Hoàng (2010), Mấy phương pháp góp phần giúp s v khắc phục lỗi
cấu tạo câu tiếng Việt khi viết văn bản, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường
ĐHSPHN.

12 .

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
(Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

13.

Nguyễn Chí Hòa (2010), Rèn luyện kĩ năng đọc và soạn thảo vẫn bản, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội.

14.

Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2014), "Bước đầu tìm hiểu khái niệm "đánh giá
theo năng lực" và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực ngữ văn của
học sinh phổ thông", Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 56.157-165.

15.

Nguyễn Văn Tuấn (2013), Từ nghiên cứu đến công bố: Kỹ năng mềm cho nhà
khoa học, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

16.


Phạm Thị Thu Hoa (2009), Kĩ năng nghiên cứu khoa học của s v khoa học xã hội
và nhân văn, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

17.

Phạm Văn Tinh (2004), "Tổ chức cho s v làm khóa luận, bước tập sự
NCKH cần thiết", Tạp chí Giáo dục, số 917, tr.19.

18,

Ritchie, J. Lewis, J. (2003), Qualitative research practice: A guide for Social
Science Students and Researchers. Sage Publications.

19

Ronald T. Kellogg and Bascom A. Raulerson III. (2007), "Improving the
writing skills of college students". Psychonomic Bulletin & Review, 14,237-242.

20

Tanskanen, s. K. (Ed.), (2006), Collaborating towards Coherence: Lexical
Cohesion in English Discourse, Amsterdam: John Benjamins.

21

Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
Vũ Thị Sao Chi (2017), Sơ thảo phong cách học định lượng tiếng Việt hiện đại,
Nxb Khoa học Xã hội.




×