Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Ung thu vú: Không đáng sợ!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.63 KB, 10 trang )

Ung thu vú: Không đáng sợ!

Nếu ung thư vú được phát hiện sớm, 80% bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú
sẽ được chữa khỏi. Và ngược lại với suy nghĩ của mọi người, đã có những phương
pháp bảo tồn phần ngực bị ảnh hưởng.
Chính xác ung thư vú là gì?
Về cơ bản, ung thư vú là một khối u ác tính phát triển từ những tế bào ở ngực
với triệu chứng điển hình là nổi u.
Khi tự khám ngực, nếu thấy một khối u ở ngực, cần tiến hành chụp nhũ ảnh,
siêu âm và/hoặc làm sinh thiết để biết chắc liệu đó có phải là ung thư vú hay không.
Bệnh nhân dưới 40 tuổi nên làm siêu âm
Bác sỹ Elizabeth Au, chuyên khoa ung thư thuộc tập đoàn y tế Parkway, chỉ ra
rằng: "Đối với phụ nữ dưới 40 tuổi, phim chụp nhũ ảnh không rõ và khó có thể thấy
được dấu hiệu bất thường. Vì vậy, họ có thể cần cả siêu âm và chụp nhũ ảnh.
Nhưng đối với phụ nữ trên 50 tuổi, chỉ cần nhũ ảnh cũng đủ để thấy được gần
hết các bất thường”.
Khi làm sinh thiết, bác sỹ sẽ chích một miếng mô nhỏ trong khối u để kiểm tra
vi thể xem tế bào đó lành tính hay ác tính. Nếu mảnh sinh thiết đó cho thấy bệnh nhân
không bị ung thư vú thì bệnh nhân không cần phải làm gì nữa. Và bệnh nhân chỉ phải
chịu đựng một vết chích nhỏ.
Tuy nhiên, nếu là ác tính, bệnh nhân sẽ phải làm phẫu thuật nhiều hơn. “Và
thường chúng tôi có thể bảo tồn ngực nếu ung thư được phát hiện sớm. Và đó là những
gì chúng tôi hy vọng”, BS Hong nói. Phát hiện sớm ở đây là khi khối u mới chỉ có diện
tích trung bình khoảng 2cm, tức là mới phát triển được từ 1 đến 2 năm
"Nếu hạch lớn có thể cảm nhận được, thường cho thấy ung thư vú đã di căn.
Khối u càng lớn, thì càng có thể chắc rằng hạch nách bị ảnh hưởng", bác sỹ Hong nói.
"Theo thực tế kinh nghiệm của tôi, bệnh nhân thường ở độ tuổi 30, có học thức,
chưa lập gia đình, và họ thường đi khám khi khối u đã to. Tôi hiểu tại sao mọi người
lại chần chừ việc đi khám", ông nói.
Điều trị - Không nên sợ hãi
Bác sỹ Au cho biết nỗi sợ hãi lớn nhất của bệnh nhân là phản ứng phụ trong quá


trình điều trị. Sau khi làm phẫu thuật, bệnh nhân cần được xạ trị và/hoặc hóa trị và liệu
trị hóc môn để làm giảm nguy cơ tái phát của bệnh. Và đặc biệt với phương pháp hóa
trị, các bệnh nhân thường lo bị rụng tóc.
"Hầu hết các bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn nôn. Nó giống như mang thai
trong một vài ngày. Còn rụng tóc, ta không thể ngăn chặn được nhưng nó cũng giống
như món ăn, thường vị thức ăn vẫn thế, chỉ là vị giác khác mà thôi", bác sĩ Au chia sẻ.
Tất cả những phản ứng phụ đó diễn ra trong vòng 3 đến 4 ngày mỗi tháng và
việc điều trị sẽ kết thúc trong khoảng thời gian 4, 5 tháng hoặc 6 tháng. Tuy nhiên, tóc
của bệnh nhân sẽ rụng và nó sẽ mọc trở lại khi kết thúc việc điều trị.
Cũng có một số bệnh nhân hoàn toàn không bị ốm. Nhưng cũng có những
người quá lo lắng và nôn ngay tại phòng khám của bác sỹ Au trước khi việc điều trị
bắt đầu.
Bác sỹ Au tiếp tục nhấn mạnh: "Sau khi được phát hiện, phải nhớ rằng ung thư
ở giai đoạn đầu, 80% bệnh nhân ung thư sẽ được chữa khỏi. Họ chỉ cần vượt qua được
giai đoạn điều trị khó khăn và sau đó mọi thứ sẽ ổn.
Tính di truyền thường không phải là một nhân tố
"Nếu bạn phát hiện thấy một khối u ở ngực, đừng hoảng sợ. 80% trường hợp có
u như vậy là lành tính", bác sỹ Elizabeth Au cho biết. Tuy nhiên, bệnh nhân đó nên
đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt. Và đừng bao giờ làm giảm tuổi thọ của bạn bằng
việc nghĩ rằng bạn sẽ không bao giờ bị mắc bệnh ung thư vú chỉ vì gia đình bạn chẳng
có ai bị mắc bệnh đó cả hoặc bởi vì bạn không nằm trong nhóm người có nguy cơ mắc
bệnh cao.
Theo kinh nghiệm của bác sỹ Au, ung thư vú ở dạng di truyền không phổ biến
lắm, chỉ khoảng 10% trong số những bệnh nhân bà đã gặp.
Những người nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm:
- Những người không hoạt động nhiều về thể lực thời thanh niên.
- Những người uống ít nhất 1 đến 1,5 lít rượu mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh
ung thư vú cao gấp 3 - 4 lần.
- Phụ nữ sinh con muộn sau tuổi 30 cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bác sỹ Au cũng cảnh báo rằng những năm gần đây những bệnh nhân trẻ mắc

bệnh ung thư vú ngày càng có xu hướng tăng. Trước đây, những bệnh nhân mắc bệnh
ung thư vú thường phổ biến ở độ tuổi 50 đến 60. Bây giờ, "chúng tôi gặp những bệnh
nhân trong độ tuổi cuối 20, đầu 30. Và khá nhiều trong số họ đang ở độ tuổi cuối 30,
sắp bước vào tuổi 40, 41".
Hơn nữa, có nhóm bệnh nhân ung thư vú với số lượng lớn nhưng không nằm
trong nhóm những người có nguy cơ mắc bệnh cao. "Họ có con sớm, cho con bú, rèn
luyện thể chất, từng là vận động viên trong những năm ở tuổi thanh thiếu niên, nhưng
họ vẫn mắc bệnh ung thư vú", bác sỹ Au nói.
Vấn đề ở đây là, bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể mắc bệnh ung thư vú. Và nếu
phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể
“Đối với bệnh ung thư vú, thông tin quan trọng nhất đối với các bác sỹ là tình
trạng hạch nách của bệnh nhân. Lý do là do từ ngực, nơi đầu tiên di căn là nách. Nếu
hạch ở nách là ác tính, đó là tin xấu. Nếu chưa có hạch ở nách, đó là tin tốt".


Dùng găng tay để phát hiện sớm ung thư vú

Bạn hầu như không cảm thấy gì khi sờ lên một mẩu giấy mỏng đặt trên
bàn. Nhưng nếu chạm vào nó qua găng tay kiểm tra u vú BSE, đầu ngón tay sẽ
thấy cộm lên rất rõ.
Găng tay phát hiện ung thư vú đã được sử dụng phổ biến trên thế giới từ lâu và
gần đây được công ty cổ phần Y tế và đời sống Medlife (Hà Nội) nhập về Việt Nam.
Đó là chiếc bao tay mỏng làm từ vật liệu poly urethane không độc, phần tiếp xúc với
mặt trong bàn tay có một lớp tinh dầu lỏng, giúp tăng độ nhạy cảm của ngón tay khi
chạm vào một vật cộm.
Chẳng hạn, với một mụn giấy mỏng tang đặt lên mặt bàn nhẵn, khi nhắm mắt
lại và trực tiếp sờ lên, bạn sẽ không cảm nhận rõ độ gờ lên của nó so với mặt bàn. Tuy
nhiên, khi đeo bao tay BSE, độ cộm của mụn giấy trở nên rất rõ rệt. Tương tự, nếu
dùng găng tay này để kiểm tra ngực thường xuyên, các khối u nhỏ sẽ được phát hiện
sớm, khi bạn chưa thể cảm nhận nó nếu chỉ kiểm tra bằng tay không.

Việc phát hiện sớm có ý nghĩa tối quan trọng trong điều trị ung thư vú. Để làm
được điều đó, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trên 20 tuổi nên kiểm tra ngực hằng tháng.
Cách sử dụng găng tay
Bạn chỉ dùng găng tay BSE để kiểm tra vú sau khi đã tắm sạch và lau người
thật khô.
- Đứng trước gương, hai tay xuôi theo người. Nhìn ngực xem có sự thay đổi nào
về hình dáng, màu, đường viền, núm vú hay kích thước không. Lặp lại bước này trong
tư thế hai tay để sau gáy.
- Chống hai tay lên hông, nhìn kỹ ngực từ các góc độ khác nhau xem có sự thay
đổi nào không, sau đó đặt một tay lên gáy, tay kia vặn và siết nhẹ đầu vú xem có dấu
hiệu rỉ dịch hay chảy máu không.
- Đeo găng tay (dùng tay trái khám ngực phải và ngược lại). Dùng lực của tay
xoay xung quanh bầu ngực, ép nắn toàn bộ các mô của ngực, kiểm tra từ trên xuống và
ngược lại. Bạn cần kiểm tra cả phần núm vú, ấn mạnh xuống và xoay nhẹ. Cần mở
rộng kiểm tra về phía nách, ấn từ từ và xoay nhẹ. Đổi sang tay kia và làm tương tự.
Nếu có cảm giác u, cục, nổi hạch ở bầu ngực hoặc xung quanh, bạn cần đến
bệnh viện để bác sĩ khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

×