Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bài diễn thuyết " Sự vận hành của nền kinh tế qua các thời kỳ "

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.2 KB, 18 trang )

Sự vận hành của nền kinh tế qua các thời kỳ
Economic Performance through Time
Douglass C. North
*Bài Diễn thuyết tưởng nhớ Alfred Nobel, ngày 9 tháng 12 năm 1993
I
Lịch sử kinh tế là một môn khoa học nghiên cứu sự vận hành của các nền kinh tế
qua thời gian. Mục đích của việc nghiên cứu lĩnh vực này không chỉ nhằm đem lại
cho những sự kiện kinh tế trong quá khứ một cái nhìn mới mà còn nhằm đóng góp
cho lý thuyết kinh tế một hệ thống phân tích cơ bản. Hệ thống này giúp chúng ta
có thể hiểu được những biến đổi kinh tế. Một lý thuyết động lực kinh tế tương tự
như lý thuyết cân bằng tổng thể (general equilibrium theory) sẽ là một công cụ
phân tích lý tưởng. Không có nó, chúng ta có thể mô tả những đặc tính của các nền
kinh tế trong quá khứ, kiểm tra sự vận hành của các nền kinh tế ở nhiều thời kỳ
khác nhau song chúng ta không thể có được một sự hiểu biết mang tính phân tích
về cách thức mà các nền kinh tế phát triển qua thời gian.
Lý thuyết động lực kinh tế (theory of economic dynamics) cũng có ý nghĩa quan
trọng trong lĩnh vực kinh tế phát triển. Không có gì huyền bí trong việc lý giải tại
sao lĩnh vực kinh tế phát triển đã không thể tiến triển được trong suốt 5 thập kỷ
sau Đại Chiến Thế giới lần II. Lý thuyết tân cổ điển chỉ đơn thuần là một công cụ
không thích hợp cho việc phân tích và đưa ra những chính sách đem lại sự phát
triển. Lý thuyết này quan tâm đến sự vận hành của thị trường chứ không quan tâm
đến việc thị trường phát triển ntn. Làm sao một người có thể soạn thảo ra chính
sách trong khi chính anh ta lại không hiểu gì về quá trình phát triển của nền kinh
tế? Những phương pháp mà các nhà kinh tế tân-cổ điển sử dụng lại quá nhấn mạnh
vào các chủ đề và đi ngược lại một sự phát triển như vậy. Ở dạng thức nguyên sơ
của nó, lý thuyết tân-cổ điển đem lại cho mình một sự chính xác toán học và một
phong thái thanh lịch. Nó mô phỏng một thế giới tĩnh trong đó không hề tồn tại
một sự cọ sát, va chạm nào. Khi được áp dụng cho lịch sử kinh tế và phát triển nó
tập trung vào sự phát triển kỹ thuật và gần đây hơn là đầu tư vốn con người trong
khi phớt lờ cơ cấu khuyến khích nằm trong các thể chế. Cơ cấu này quyết định
mức độ đầu tư xã hội vào nhân tố kỹ thuật hay vào nhân tố con người. Trong việc


phân tích sự vận hành của nền kinh tế qua thời gian, lý thuyết này có hai giả định
sai lầm: một là các thể chế không có vai trò gì trong quá trình này và hai là thời
gian cũng không quan trọng đối với sự vận hành của nền kinh tế.
Bài luận này nói về thể chế và thời gian. Nó không đem lại cho các bạn một lý
thuyết động lực kinh tế (economic dynamics theory) kiểu như thuyết cân bằng
tổng thể (general equilibrium theory)1 Chúng tôi không có kiểu lý thuyết đó. Đúng
hơn nó phác thảo sơ lược cho chúng ta một hệ thống phân tích cơ bản. Hệ thống
này có khả năng tăng cường hiểu biết của chúng ta về sự tiến hoá của các nền kinh
tế trong lịch sử. Nó cung cấp những chỉ dẫn cơ bản cho các nhà hoạch định chính
sách trong việc thực hiện nhiệm vụ mà họ đang phải tiến hành. Đó là làm cho nền
kinh tế vận hành tốt hơn. Hệ thống phân tích cơ bản này là một sự cải biên của lý
thuyết tân-cổ điển. Cái nó giữ lại là giả định cơ bản về tình trạng khan hiếm tạo
nên cạnh tranh và những công cụ phân tích của lý thuyết kinh tế vi mô. Cái nó cải
biên là giả định về sự hợp lý. Cái nó bổ sung là khía cạnh thời gian.
Các thể chế tạo thành những cấu trúc khuyến khích của xã hội. Vì thế, các thể chế
kinh tế, xã hội chính là những yếu tố nền tảng quyết định sự vận hành của nền
kinh tế. Thời gian liên quan đến những thay đổi kinh tế và xã hội là một khía cạnh
mà mà theo đó sự học hỏi của con người định hình cho cách thức tiến hoá của các
thể chế. Điều đó có nghĩa là, niềm tin của mỗi cá nhân, của các nhóm người, của
các xã hội, niềm tin quyết định sự chọn lựa của họ là kết quả học tập kéo dài
không chỉ suốt một đời người hay trong một thời đại mà được tích luỹ qua thời
gian và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Hai phần tiếp theo của bài luận này tôi sẽ dành để tóm lược công trình nghiên cứu
của tôi và đồng nghiệp về bản chất của thể chế và cách thức chúng ảnh hưởng tới
sự vận hành của nền kinh tế (II) tiếp đó sẽ nêu những đặc trưng của thay đổi thể
chế (III).2 Bốn phần còn lại mô tả cách tiếp cận khoa học ? với quá trình học tập
của con người (IV); cung cấp một cách tiếp cận thể chế/? cho lịch sử kinh tế (V);
chỉ ra những gợi ý chính sách mà những cách tiếp cận này đem lại trong việc tăng
cường hiểu biết của chúng ta về quá khứ (VI); và cuối cùng là đưa ra khuyến nghị
cho việc soạn thảo các chính sách phát triển hiện tại (VII).

II
Các thể chế là những cưỡng chế do con người đặt ra để điều chỉnh các mối quan
hệ tương tác của con người. Thể chế bao gồm các cưỡng chế và các đặc tính riêng
biệt của việc thi hành những cưỡng chế này. Trong cưỡng chế có cưỡng chế chính
thức (quy định, luật lệ, pháp chế) và cưỡng chế phi chính thức (chuẩn mực hành
vi, tập quán, và các quy tắc đạo đức tự áp đặt). Tất cả những yếu tố này hợp lại với
nhau tạo thành cơ cấu khuyến khích động viên (incentive structure)của các xã hội
và nhất là của các nền kinh tế. Cùng với loại công nghệ sử dụng, thể chế quyết
định chi phí giao dịch và chuyển đổi. Chúng hợp thành một phần của chi phí sản
xuất. Chính Ronald Coase (1960) là người đã đưa ra mối liên hệ quan trọng giữa
thể chế, chi phí giao dịch và lý thuyết tân-cổ điển. Lý thuyết tân-cổ điển cho rằng
thị trường hoạt động có hiệu quả chỉ có được khi không tồn tại phí giao dịch. Chỉ
với điều kiện quá trình giao dịch diễn ra miễn phí thì các tác nhân tham gia vào
nền kinh tế mới có thể tối ưu hoá tổng cầu mà không cần phải tính đến những sắp
đặt thể chế. Nhưng một khi phải trả phí cho các giao dịch thì sẽ phải tính đến vai
trò của các thể chế. Và rõ ràng là chúng ta phải chi trả phí cho các giao dịch của
chúng ta. Wallis và North (1986) đã chứng minh trong một nghiên cứu thực
nghiệm rằng vào năm 1970 khu vực giao dịch chiếm tới 45% GDP của nền kinh
tế. Trong thực tế, các thị trường hiệu quả được tạo ra khi hoạt động mua đi bán lại
trên các thị trường làm cho cạnh tranh đủ mạnh cộng với quá trình phản hồi thông
tin diễn ra hiệu quả đến mức có thể tạo ra những điều kiện gần giống với điều kiện
phí giao dịch bằng 0 của Coase. Lúc đó, các bên tham gia vào nền kinh tế có thể
hiện thực hoá những khoản lợi thu được từ buôn bán, trao đổi mà các lập luận của
lý thuyết tân-cổ điển đã đưa ra.
Song cần phải đáp ứng được những yêu cầu rất nghiêm ngặt về thể chế và thông
tin thì mới có thể có được những thị trường hoạt động hiệu quả. Các tác nhân tham
gia vào nền kinh tế khi đó phải biết mục tiêu của mình là gì. Không những vậy, họ
còn phải biết làm cách nào để đạt được mục tiêu đó một cách đúng đắn. Nhưng
làm sao họ có thể biết được? Câu trả lời hợp lý là mặc dù các tác nhân tham gia
vào nền kinh tế thoạt đầu có thể sử dụng nhiều phương thức sai lệch khác nhau

song quá trình phản hồi thông tin và hoạt động mua đi bán lại để kiếm lời diễn ra
trên các thị trường sẽ sửa đổi những phương thức sai lầm ban đầu đó, xử phạt
những hành vi sai phạm. Và kết quả là những người chơi còn sống sót sẽ có được
những cách thức đúng đắn để đạt được mục tiêu mà họ cần có.
Mô thức quy tắc thị trường cạnh tranh có một điều kiện còn nghiêm ngặt hơn. Đó
là nếu phí giao dịch là đáng kể thì các thể chế của thị trường chịu tác động sẽ được
thiết kế sao cho có thể xui khiến các tác nhân tham gia tìm cách có được thông tin
cần thiết hướng dẫn họ sửa chữa sai lầm của mình. Điều này không chỉ có hàm ý
là các thể chế sẽ được thiết kế sao cho chúng hoạt động có hiệu quả. Nó còn có
nghĩa rằng có thể bỏ qua các thể chế này trong phân tích kinh tế vì chúng không
đóng một vai trò độc lập nào trong sự vận hành của nền kinh tế.
Đây là những yêu cầu khắt khe hiếm khi được đáp ứng trong thực tế. Thường thì
hành động của một cá nhân được dựa trên những thông tin không đầy đủ. Cá nhân
này hành động theo mô thức tự mình tạo ra một cách chủ quan. Đa phần những mô
thức này là sai lầm và thông tin phản hồi không đủ để sửa chữa những lỗi lầm đó.
Các thể chế không nhất thiết phải được tạo ra và thậm chí cũng không thường
được tạo ra để hoạt động có hiệu quả về mặt xã hội. Đúng hơn thể chế, hay ít nhất
là những quy định chính thống được tạo ra để phục vụ lợi ích cho một nhóm người
nắm trong tay quyền lực thương thuyết để tạo ra những luật lệ mới. Trong một thế
giới không có phí giao dịch, sức mạnh thương thuyết không có tác động tới tính
hiệu quả của kết quả. Song trong một thế giới có chi phí giao dịch thì tác động này
được ghi nhận.
Đối với thị trường kinh tế người ta có thể tìm thấy một thị trường hội tụ những
điều kiện gần giống với những điều kiện cần thiết để thị trường hoạt động hiệu
quả, tuy rất hãn hữu. Còn đối với thị trường chính trị thì không thể. Lý do thật rõ
ràng. Chi phí giao dịch là phí của việc định giá những gì đã được trao đổi và thực
hiện những thoả thuận sau trao đổi. Trong thị trường kinh tế, thứ đang được định
giá là các thuộc tính giá trị, tức là các số đo vật lý hay khía cạnh quyền sở hữu của
hàng hoá, dịch vụ. Chúng cũng có thể là hoạt động của các tác nhân tham gia trao
đổi. Tuy quá trình định giá thường là tốn kém song vẫn dựa trên một số chuẩn

mực nhất định:các số đo vật lý phải mang tính khách quan (kích cỡ, cân nặng, màu
sắc, v.v.) và các khía cạnh về quyền sở hữu phải được định nghĩa bằng những
thuật ngữ pháp luật. Cạnh tranh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm
chi phí thi hành. Hệ thống tư pháp buộc các bên tham gia phải thi hành các thoả
thuận. Song, cho dù trong quá khứ hay hiện tại thì các thị trường kinh tế luôn có
đặc trưng là tính không hoàn hảo và có chi phí giao dịch cao.
Đánh giá và thi hành những thoả thuận trong các thị trường chính trị còn là một
việc làm khó khăn hơn rất nhiều. Thứ được đưa ra trao đổi (giữa các cử tri và các
nhà lập pháp trong một nền dân chủ) ở đây là những lời hứa cho các lá phiếu. Cử
tri hầu như không có động cơ để tìm hiểu thêm về thông tin bởi dường như lá
phiếu của một cử tri đơn lẻ không có mấy ý nghĩa. Việc làm cho vấn đề trở nên
phức tạp hơn sẽ tạo ra tình trạng không chắc chắc. Việc thi hành các thoả thuận
chính trị gặp đầy dẫy những khó khăn. Cạnh tranh trong thị trường chính trị kém
hiệu quả hơn rất nhiều so với thị trường kinh tế. Các cử tri có thể được thông tin
một cách đầy đủ về các chính sách đơn giản, dễ đánh giá và có ý nghĩa quan trọng
với cuộc sống thực tế của họ. Song vượt lên trên những chính sách dễ hiểu đó, thì
sự rập khuôn tư tưởng (như những gì tôi sẽ bàn luận dưới đây ở phần IV) sẽ thắng
thế và định hình hoạt động sau đó của nền kinh tế 3. Chính cách thức này xác lập
và thi hành các quyền sỏ hữu. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi các thị
trường kinh tế hoạt động có hiệu quả lại hiếm hoi đến như vậy.
III
Chính mối tương tác giữa các thể chế và các tổ chức đã định hướng cho sự tiến
hoá của các thể chế trong một nền kinh tế. Nếu các thể chế là những luật lệ của
một trò chơi thì các tổ chức cùng những doanh nhân là người chơi. Các tổ chức
bao gồm các thực thể chính trị (các đảng phái chính trị, Thượng viện, một uỷ ban
thành phố, cơ quan luật pháp), thực thể kinh tế (công ty, liên đoàn thương mại,
trang trại gia đình, hợp tác xã), các thực thể xã hội (nhà thờ, câu lạc bộ, hội điền
kinh), các thực thể giáo dục (trường trung học, đại học, trung tâm hướng nghiệp).
Mỗi tổ chức được thiết lập sẽ phản ánh một cơ hội do ma trận thể chế đem lại. Có
nghĩa là nếu như khung thể chế dung dưỡng một hành động sai trái thì các tổ chức

sai trái sẽ mọc lên. Nếu khung thể chế trọng thưởng những hoạt động sản xuất thì
các tổ chức kiểu như các công ty sẽ xuất hiện để tham gia vào các hoạt động sản
xuất.
Thay đổi kinh tế là một quá trình diễn ra một cách liên tục ở khắp mọi nơi, một
quá trình có lợi. Nó là kết quả của những lựa chọn của một cá nhân tham gia vào
nền kinh tế hay của các doanh nhân. Trong khi phần lớn các quyết định này là sự
lựa chọn được đưa ra hàng ngày (Nelson và Winter, 1982) thì một số quyết định
lại liên quan đến việc thay đổi "các hợp đồng" hiện hành giữa các cá nhân và các
tổ chức. Đôi khi việc ký kết một hợp đồng mới có thể được diễn ra trong khuôn
khổ cấu trúc hiện tại của quyền sở hữu và các luật lệ chính trị. Song cũng có lúc
những dạng thức ký kết hợp đồng mới đòi hỏi phải thay đổi các luật lệ. Cũng
giống như vậy, các chuẩn mực hành vi chi phối các giao dịch hoặc sẽ được chỉnh
sửa dần hoặc sẽ bị mai một dần. Trong cả hai tình huống thì các thể chế đều đang
bị thay đổi.
Sở dĩ sự sửa đổi diễn ra là bởi vì mỗi cá nhân cho rằng họ có thể làm việc tốt hơn
nếu tái cơ cấu các trao đổi (kinh tế hay chính trị). Nguồn gốc của sự thay đổi có
thể nằm ngoài nền kinh tế - ví dụ như một sự thay đổi giá cả hay chất lượng của
một sản phẩm cạnh tranh tại một nước tạo ra những thay đổi trong quan niệm của
các doanh nhân trong một nền kinh tế khác về cơ hội kiếm lời. Song nguồn gốc cơ
bản nhất về mặt dài hạn của sự thay đổi là sự học hỏi của mỗi cá nhân và của mỗi
doanh nhân trong các tổ chức. Trong khi sự tò mò vô thưởng vô phạt sẽ dẫn đến
quá trình học hỏi thì tốc độ tiếp thu sẽ phản ánh mức độ khốc liệt của cạnh tranh
giữa các tổ chức. Cạnh tranh phản ánh tình trạng khan hiếm mà ở đâu cũng có. Nó
thúc đẩy các tổ chức tham gia vào quá trình học hỏi để tìm cách sống sót. Mức độ
cạnh tranh có thể khác nhau. Và trên thực tế, chúng rất khác nhau. Mức độ độc
quyền càng lớn thì các tổ chức càng ít có động cơ để học hỏi.
Tốc độ thay đổi kinh tế là một hàm số của tốc độ tiếp thu. Tuy nhiên hướng đi của
những thay đổi này lại là hàm số của những thành quả mong đợi của việc tiếp thu
những loại tri thức khác nhau. Mô thức tinh thần mà người chơi tạo nên quyết định
cách hiểu về các thành quả mong đợi.

IV

×