Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại khu vực tây bắc việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.38 KB, 12 trang )

1
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Khoảng trống lý luận: quyết định cho vay của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi: thông
tin cứng và thông tin mềm. Berger, Allan and Lamont Black (2011), các NHTM áp dụng
nhiều công nghệ cho vay, các ngân hàng có lợi thế riêng về thông tin cứng hoặc mềm, (ngân
hàng nhỏ có lợi thế về thu thập thông tin mềm được gọi là thông tin định tính hoặc thông tin
phi báo cáo tài chính, ngân hàng lớn có lợi thế về thu thập thông tin cứng được gọi là thông tin
định lượng hay gọi là thông tin dựa trên các báo cáo tài chính).
Vai trò của thông tin mềm ảnh hưởng đến quyết định tín dụng ngân hàng: mối quan hệ
vốn xã hội, niềm tin vào năng lực và đạo đức doanh nhân..., đặc biệt là thông tin mềm được đánh
giá chủ quan bởi chính các cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập và xử lý quyết định tín dụng. Đây là
khoảng trống nghiên cứu rất thú vị và có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách quản lý tín dụng
của ngân hàng, chính sách huy động vốn tín dụng chính thức của khách hàng doanh nghiệp.
Khoảng trống thực trạng: Năm 2019, trong 6.202 DNNVV tiểu vùng Tây Bắc có trên
30% số DN đang thiếu vốn trầm trọng nhưng không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng
bởi nguyên nhân: Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, doanh nghiệp yếu về tài sản đảm bảo,
hiệu quả tài chính thấp, lợi nhuận các năm gần đây sụt giảm theo xu thế toàn cầu... có nghĩa
DNNVV không đáp ứng được các yêu cầu về thông tin cứng mà ngân hàng đặt ra. Bên cạnh các
thông tin cứng, cán bộ tín dụng ngân hàng xem xét tới các thông tin mềm khi đưa ra quyết định
cho vay như: niềm tin vào năng lực và đạo đức của chủ doanh nghiệp, sự tham gia mạng lưới mối
quan hệ xã hội của doanh nghiệp... Những yếu tố này có vai trò quan trọng trong việc ra quyết
định tín dụng nhưng hiện tại chưa được phản ánh trong các chính sách tín dụng ngân hàng và
doanh nghiệp.
Xuất phát từ khoảng trống tri thức và thực trạng, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng
thương mại khu vực Tây Bắc Việt Nam” làm đề tài luận án của mình.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2.1. Khái niệm và phân loại thông tin cứng và thông tin mềm
Khái niệm thông tin cứng và thông tin mềm đã được phát triển rộng rãi trong các tài


liệu kinh tế tổ chức (Degryse et al,2013; Saengchote, Kanis, 2013; Qian et al,2010; Petersen,
2004).
Petersen (2004): thông tin cứng chính là thông tin định lượng - Số điện tử Số (trong tài chính
là dữ liệu bảng cân đối, lợi nhuận, tài sản…) thông tin mềm là thông tin định tính, lời nói (ý kiến, ý
tưởng, dự án, ý kiến...); thông tin cứng xu hướng lạc hậu về hướng tìm kiếm (ví dụ: dữ liệu bảng cân
đối kế toán), thông tin mềm xu hướng dự báo tương lai (ví dụ: kế hoạch kinh doanh). Thông tin cứng
hầu như luôn được ghi lại dưới dạng số. Thông tin mềm chính là thông tin định tính, thông tin phi tài
chính, thông tin ngoài báo cáo tài chính; Thông tin cứng chính là thông tin định lượng và là thông tin
trên các báo cáo tài chính (dựa trên nghiên cứu của Berger, Allan and Lamont Black, 2011)
1.2.2. Vai trò của hai loại thông tin đến quyết định cho vay của ngân hàng thương

2
mại
Tổng hợp các nghiên cứu trong tổng quan, có hai hướng đánh giá khác nhau về tầm quan trọng
của thông tin cứng và thông tin mềm đến quyết định cho vay của ngân hàng:
Thứ nhất, thông tin cứng đóng vai trò quan trọng trọng quyết định cho vay của ngân
hàng thương mại
Thứ hai, thông tin mềm đóng vai trò quan trọng trọng quyết định cho vay của ngân
hàng thương mại
1.2.3. Vai trò của nhân viên tín dụng đến quyết định cho vay của ngân hàng
Đánh giá về vai trò của nhân viên thu thập và xử lý thông tin khách hàng (cán bộ tín
dụng) có hai hướng nghiên cứu chính:
Nhân viên tín dụng có vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng.
Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu bỏ qua tầm quan trọng của các nhân viên tín dụng như:
Gropp, Gruendl và Guettler (2012) cho thấy rằng việc sử dụng quyền quyết định của nhân viên cho vay
không ảnh hưởng đến hiệu suất của danh mục cho vay của ngân hàng.
1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu
- Thứ nhất, các nghiên cứu trên thế giới về quyết định cho vay của ngân hàng với đối
tượng khách hàng DNNVV còn chưa thống nhất được vai trò của hai loại thông tin cứng và
thông tin mềm đến quyết định cho vay. Đặc biệt là tại nền kinh tế đang phát triển, khi mà tình

trạng thông tin bất cân xứng xảy ra nghiêm trọng, nghiên cứu này lại càng cần thiết hơn.
- Thứ hai, nghiên cứu bổ sung dữ liệu định tính từ cảm nhận chủ quan của cán bộ tín
dụng, kiểm định vai trò của cán bộ thu thập xử lý thông tin đến xác suất nhận được vốn vay
ngân hàng của DNNVV hay không.
- Thứ ba, nghiên cứu làm rõ hơn vai trò của nhân tố Vốn xã hội, Niềm tin (vào năng
lực, uy tín, đạo đức doanh nhân), vị thế của ngân hàng cho vay (ngân hàng chính trong cho
DNNVV vay) đến quyết định cho vay của NHTM.
- Thứ tư, tại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam, các DNNVV cũng mang đầy đủ đặc điểm
của DNNVV nói chung, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay
ngân hàng, hay nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NHTM với đối
tượng khách hàng DNNVV này.
Trên cơ sở chỉ ra những khoảng trống trong nghiên cứu về quyết định cho vay DNNVV
của NHTM, luận án cho thấy sự cần thiết của nghiên cứu này để lấp đầy các khoảng trống
nghiên cứu trước đó, cụ thể luận án cần:
- Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định cho vay của NHTM đối
với đối tượng khách hàng DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam.
- So sánh và khẳng định vai trò của hai loại thông tin cứng và thông mềm đến quyết
định cho vay của NHTM với DNNVV tiểu vùng Tây Bắc.
- Kiểm định khoa học mức độ ảnh hưởng của nhân tố thông tin mềm: Vốn xã hội, Niềm
tin, Vị thế ngân hàng trong cho vay đến quyết định cho vay của NHTM.
- Từ đó đề xuất giải pháp khả thi giúp các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc dễ dàng tiếp cận
vốn vay của ngân hàng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu


3

4

Luận án có mục tiêu tổng quát: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối

với khách hàng DNNVV tại các ngân hàng thương mại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, luận án phải trả lời các câu hỏi nghiên
cứu như sau:
- Ngân hàng thương mại tiểu vùng Tây Bắc có sử dụng những loại thông tin nào (thông
tin thu thập về doanh nghiệp) trong quyết định cho vay đối với DNNVV?
- Thông tin nào đóng vai trò quan trọng hơn đến quyết định cho vay đối với DNNVV
vùng Tây Bắc?
- NHTM, DNNVV và các tổ chức liên quan cần phải làm gì để giúp các DNNVV vùng
Tây Bắc dễ dàng tiếp cận được vốn vay ngân hàng?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay
DNNVV của ngân hàng thương mại vùng Tây Bắc Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu quyết định tín dụng trong nghiệp vụ cho vay (góc độ nhà quản trị ngân hàng).
- Trong nghiên cứu này, tác giả thống nhất cách hiểu của thuật ngữ: thông tin mềm
chính là thông tin định tính, thông tin phi tài chính, thông tin ngoài báo cáo tài chính; thông tin
cứng chính là thông tin định lượng và là thông tin trên các báo cáo tài chính (dựa trên nghiên
cứu của Berger, Allan and Lamont Black, 2011)
- Thông tin cứng và thông tin mềm trong quyết định cho vay hoặc không cho vay của
ngân hàng thương mại (thông tin đánh giá được thu thập từ khảo sát quan điểm của các cán
bộ tín dụng ngân hàng)
- Nghiên cứu tại 4 tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc theo Quyết định số 1064/QĐ-TT,
08/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020”, gồm Hòa Bình; Sơn La; Điện Biên;
Lai Châu.
- Đối tượng khách hàng trong quyết định cho vay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Các dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn: 2013 - 2018
- Các dữ liệu sơ cấp thu thập trong giai đoạn: tháng 3 - 12 năm 2017
1.6. Phương pháp và quy trình nghiên cứu

1.6.1. Quy trình nghiên cứu của luận án
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính: Phương pháp tổng hợp và phân tích lý thuyết; Phương pháp mô
hình hóa; Phương pháp giả thuyết; Phương pháp so sánh; Phương pháp chuyên gia; Phương
pháp thảo luận nhóm.
- Nghiên cứu định lượng:
+ Nguồn số liệu và điều tra khảo sát: số liệu thứ cấp về thực trạng cho vay khách hàng
DNNVV tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc. Số liệu sơ cấp được tác giả và nhóm nghiên cứu
điều tra khảo sát các cán bộ tín dụng chuyên trách tại các NHTM vùng Tây Bắc giai đoạn cuối
năm 2018.

+ Làm sạch dữ liệu.
+ Phân tích thống kê.
+ Phương pháp phân tích hồi quy tương quan.
1.7. Các đóng góp của luận án
1.7.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
(1) Trên cơ sở lý thuyết thông tin bất cân xứng (George Akerlof, 1970; Michael Spence,
1973; Joseph Stiglitz,1975); các lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín dụng ngân hàng
(Fed,2004; Peavler,2013; Kobil Ruziev,2018;…). Cùng với kết quả nghiên cứu định tính, luận
án đã bổ sung các nhân tố thông tin mềm (lý thuyết về phán xét và cảm nhận trong ra quyết định
cho vay (Brown et al,2012), lý thuyết vốn xã hội (Mayer et al,1995)), vào mô hình nghiên cứu
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
(2) Luận án đánh giá mức độ quan trọng của thông tin cứng và thông tin mềm trong quyết định
cho vay của ngân hàng, đặc biệt là trong nền kinh tế mới nổi, xảy ra tình trạng bất cân xứng
thông tin nghiêm trọng.
(3) Luận án sử dụng cách tiếp cận mới dựa trên quan điểm quản trị tín dụng ngân hàng.
Có nghĩa: ý kiến chủ quan, cảm tính của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng đáng kể đến quyết
định cho vay của ngân hàng.
1.7.2. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án tương đồng với kết quả nghiên cứu của Berger and Udell
(1995) cho rằng trong nền kinh tế mới nổi thì hiện tượng bất cân xứng thông tin xảy ra nghiêm
trọng, vì vậy các ngân hàng luôn tìm cách giảm thiểu rủi ro xuống thấp nhất bằng cách đặt ra
yêu cầu về tài sản thế chấp là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu khác Iyer,
Khwaja, Luttmer và Shue (2015) cho rằng thông tin mềm có vai trò quyết định đến khả năng
nhận được vốn vay của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: thông tin tài chính, thông tin
về tài sản thế chấp, lịch sử tín dụng, mối quan hệ với ngân hàng cho vay đều có tác động đáng
kể đến quyết định cho vay của ngân hàng, Trong đó, nhân tố tài sản thế chấp có ảnh hưởng
quyết định đến khả năng nhận được vốn vay của khách hàng, các nhân tố thông tin mềm có vai
trò bổ sung cho thông tin cứng. Có nghĩa: doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể vay vốn ngân
hàng nếu không có tài sản thế chấp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án khuyến nghị:
(1) Ngân hàng thương mại cấp chi nhánh: cần bổ sung, hoàn thiện chính sách tín dụng cho
khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào tài sản thế chấp.
(2) Ngân hàng thương mại cấp hội sở chính: thực trạng hiện nay xếp hạng tín dụng nội bộ
với chỉ tiêu thông tin mềm chiếm 50% - 70% tổng điểm. Trái với thực trạng khảo sát: 100%
yêu cầu thông tin cứng rất cao, có nghĩa là đã có khoảng cách giữa chính sách và thực hiện,
ngân hàng cần điều chỉnh lại bộ tiêu chí và cơ cấu điểm tín dụng.
(3) Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa: cần chủ động nắm bắt cụ thể các yêu cầu cho vay
của ngân hàng, bổ sung mức độ đáp ứng về thông tin cứng (bổ sung tài sản thế chấp, minh
bạch thông tin tài chính) và tăng cường lợi thế thông tin mềm (mối quan hệ với ngân hàng).
(4) Về các biên liên quan (ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa): Đổi
mới cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân


hàng (hỗ trợ về tài sản thế chấp, cho doanh nghiệp vay vốn theo chuỗi giá trị…nhằm giảm sự
lệ thuộc vào tài sản thế chấp,…).
1.8. Bố cục luận án
Bố cục luận án gồm 5 chương
Chương 1: Giới thiệu chung về luận án
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh

nghiệp nhỏ và vừa trong ngân hàng thương mại
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thảo luận kết quả và khuyến nghị
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

5

2.1.5. Xếp hạng tín nhiệm nội bộ của ngân hàng thương mại trước khi đưa ra quyết
định tín dụng
Thông thường các NHTM xếp loại khách hàng doanh nghiệp thành 10 hạng có mức độ rủi
ro từ thấp lên cao như : AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D.
2.1.6. Tiêu chí đánh giá kết quả cho vay của ngân hàng thương mại
Quy mô; Cơ cấu ;Lợi nhuận từ cho vay; Kiểm soát rủi ro trong cho vay
2.2. Các lý thuyết liên quan đến quyết định cho vay trong ngân hàng thương mại
2.2.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)
Thông tin bất cân xứng, đôi khi được gọi là thất bại thông tin hay mất cân bằng về
thông tin, có nghĩa là trong giao dịch kinh tế, một bên có lợi về nắm giữ nhiều thông tin hơn
bên kia, dẫn đến những quyết định kinh tế không hiệu quả.
2.2.1.1. Lý thuyết lựa chọn bất lợi của thị trường tín dụng (Adverse selection)
Trong điều kiện thông tin đối xứng, nghĩa là một bên trong giao dịch có nhiều thông tin
về đối tượng giao dịch hơn bên kia, người có ưu thế về thông tin có thể cung cấp những thông
tin không trung thực về đối tượng được giao dịch cho bên kém ưu thế thông tin. Kết quả là,
bên kém ưu thế về thông tin đồng ý hoàn thành giao dịch và nhận được thứ không như mình
mong muốn.
2.2.1.2. Rủi ro đạo đức trong hoạt động của ngân hàng (Moral hazard)
Paul (2009) định nghĩa rủi ro đạo đức là “trường hợp khi một bên đưa ra các quyết định
liên quan tới mức độ chấp nhận rủi ro, trong khi bên kia phải chịu tổn thất nếu các quyết định

đó thất bại” (Paul, 2009).
2.2.2. Lý thuyết phán xét và cảm nhận trong ra quyết định
Trong nghiên cứu của Brown, M., Matthias Schaller, Simone Westerfeld, and Markus Heusler
(2012), các nhà quản lý trên thế giới đều thừa nhận là các nhà quản lý có “lý trí trong giới hạn”, và vì
vậy, các quyết định quản lý thường không thể hoàn toàn “dựa trên lý trí”.
2.2.3. Lý thuyết vốn xã hội
Crane, D., and Robert Eccles (1988), Hauswald, R., and Robert Marquez (2006) Vốn xã hội
bao gồm các mạng lưới xã hội, niềm tin trong xã hội, khả năng kết nối để thực hiện công việc. Về
vai trò hoặc tác động của vốn xã hội vào các quyết định nguồn vốn của doanh nghiệp: giúp các
doanh nghiệp có được danh tiếng và tăng cường tính pháp lý.
2.2.4. Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín dụng ngân hàng
Kobil Ruziev phát triển Mô hình 7Cs’ Good và 5Cs’ Bad (Kobil Ruziev (2018).
Sơ đồ 2.3: Khung lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay
Nguồn: tổng hợp của tác giả

6

2.1. Cơ sở lý thuyết về Quyết định cho vay đối với khách hàng DNNVV tại các NHTM
2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.2. Cho vay DNNVV trong ngân hàng thương mại
Phân loại cho vay DNNVV của các ngân hàng thương mại có thể được phân loại thành
4 loại cơ bản:
- Cho vay dựa trên báo cáo tài chính,
- Cho vay dựa trên các tài sản thế chấp
- Cho vay dựa trên chấm điểm xếp hạng tín dụng
=> 3 loại này là: phân phối tín dụng (Stiglitz và Weiss, 1981, J. Edwards, J. Franks, C.
Mayer and S. Schaefer , Stiglitz, J. and Weiss, A1986) hoặc cho vay lại (De Meza và Webb,
1987, de Meza,2002).
- Cho vay dựa trên các mối quan hệ: Những người ủng hộ lý thuyết xã hội nghĩ rằng
vốn xã hội, vốn nhân lực và niềm tin là những biến tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận tín dụng

cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Granovetter, 1985; Ferrary, 2003).
2.1.3. Khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV
Trong các cuộc khảo sát toàn cầu, các DNNVV báo cáo rằng Các NHTM cung cấp
18,75% tổng nhu cầu tài chính, tuy nhiên chi phí tiếp cận tài chính là thách thức lớn nhất cho sự
phát triển của họ.
2.1.4. Quy trình và Quyết định cho vay đối với DNNVV
Các bước của quy trình cho vay: Lập hồ sơ đề nghị vay vốn => Phân tích thẩm định =>
Quyết định tín dụng => Giải ngân => Giám sát, thu nợ và thanh lý khoản vay.
Quyết định cho vay là quá trình phê duyệt hoặc từ chối một khoản vay, đòi hỏi phải đánh giá
hệ thống rủi ro; có kết quả rõ ràng, có thể định lượng và đo lường kết quả dựa trên phương pháp
chuyên môn nhất định (McNamara & Bromiley, 1997). Quyết định cho vay dựa trên: các thành phần
của quá trình quyết định; quá trình ra quyết định của nhân viên cho vay; và chất lượng của các nhân
viên cho vay quyết định. Hirsch (1987) các quyết định cho vay có thể liên quan đến thông tin định
lượng và các đánh giá chủ quan, định tính.


sau:

STT

Lý thuyết
vốn xã hội

Nhân tố thông tin cứng

1

2
3
4


Lý thuyết
phán xét
và cảm
nhận trong
ra quyết
định

Cán bộ
tín dụng

2.3. Tổng quan nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNNVV
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NHTM được tác giả thống kê lại như

Lý thuyết
rủi ro đạo
đức trong
hoạt
động NH

thuyết
ứng
dụng
trong
quản trị
tín dụng

6



thuyết
sự lựa
chọn bất
lợi của
thị
trường

7


thuyết
thông tin
bất cân
xứng

Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu thập
và xử lý thông tin tín dụng

5

Quy trình tín dụng của ngân hàng
thương mại

7

Mô hình
các nhân
tố ảnh
hưởng
đến

quyết
định cho
vay

Quyết định
cho vay/ từ
chối

Nhân tố thông tin mềm

8

Bảng 2.9: Khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân
hàng trong các nghiên cứu trước đây
Các nghiên cứu trước đây
Các nhân tố ảnh hưởng
(+) Có ảnh hưởng đến QĐ cho vay
(-) Không ảnh hưởng đến QĐ cho vay
Berger và Udell (2006) (+)
Mason và Stark (2004) (+)
Uchida et al (2006) (+)
Báo cáo tài chính
Armstrong et al (2010) (+)
Feldma (1997) (+)
Mester (1997) (+)
Nguyen Anh Hoang (2014) (+)
Thông tin
Kế hoạch kinh doanh
Petersen và Rajan (2002) (+)
cứng

Berry et al. (1993) (+)
Mục đích kinh doanh
Petersen,MA. (2004) (-)
Uchida et al. (2006) (-)
Sản phẩm, dịch vụ và
Armstrong et al. (2010) (-)
tiềm năng, rủi ro (rủi ro
Agarwal và Hauswald (2010) (-)
kinh doanh)
Berry et al. (1993) (-)
Nguyen Anh Hoang (2014) (+)
Berry et al. (1993) (+)
Uchida et al. (2006) (+)
Rand (2007) (-)
Hiểu biết
Coleman (2004a) (-)
Le, Sundar, & Nguyễn (2006) (+)
Nguyen Anh Hoang (2014) (-)
Berry et al. (1993), (+)
Uchida et al. (2006) (+)
Ý kiến bên thứ 3
Nguyen Anh Hoang (2014) (-)
Cole và Wolken (1995) (+)
Yildirim et al. (2013) (+)
Khalid (2014) (+)
Võ Trí Thành (2011) (+)
Quy mô doanh nghiệp
Ricardo (2004) (+)
Hạ Thị Thiều Dao (2014) (+)
Đỗ Thị Thanh Vinh (2014) (+)



9

STT

Các nhân tố ảnh hưởng

8

Đặc điểm chủ sở hữu

9

Tài sản thế chấp

10
Hồ sơ lịch sử tín dụng
11
Niềm tin (năng lực và tính
cách doanh nhân)

12

Thông tin
mềm

Sự tham gia mạng lưới xã
hội


10
Các nghiên cứu trước đây
(+) Có ảnh hưởng đến QĐ cho vay
(-) Không ảnh hưởng đến QĐ cho vay
Le (2012) (+)
Malesky & Taussig (2009) (+)
Nguyen & Ramachandran (2006) (+)
Rand (2007) (+)
Nguyen Anh Hoang (2014) (-)
Irwin & Scott (2010) (+)
Nofsinger & Wang (2011) (+)
Fatoki & Asah (2011) (+)
Coleman (2004b) (+)
Fatoki & Odeyemi (2010) (+)
Osei-Assibey, Bokpin, & Twerefou
(2012) (+)
Ajagbe (2013) (+)
Nguyen Anh Hoang (2014) (-)
Trần Trung Kiên (2015) (+)
Nguyễn Thị Minh Huệ (2012) (+)
Petersen và Rajan (2002) (+)
Uchida et al. (2006) (+)
Khung et al. (2001) (+)
Petersen (2004) (+)
Trần Trung Kiên (2015) (+)
Nguyễn Thị Minh Huệ (2012) (+)
Nguyen Anh Hoang (2014) (+)
Uchida et al. (2006) (+)
Berger và Udell (2006) (+)
Nguyen Anh Hoang (2014) (+)

Berger (1998) (+)
Berger và Udell (2002) (+)
Petersen,MA. (2004) (+)
Xin và Pearce (1996) (+)
Nguyễn et al (2006) (+)
Nguyễn Hồng Hà (2013) (+)
Nguyen Anh Hoang (2014) (-)
Ferrary (2003) (+)
Harhoff, D. and Körting, T.
(1998a,1998b) (+)
Nguyen Anh Hoang (2014) (-)

Các nghiên cứu trước đây
(+) Có ảnh hưởng đến QĐ cho vay
(-) Không ảnh hưởng đến QĐ cho vay
13
Ngân hàng cho vay chính Berger và Udell, (1995) (+)
Petersen và Rajan, (1994, 1995) (+)
14
Thời gian của các mối
Angelini, P. et al, (1998) (+)
quan hệ
Scott và Dunkelberg, (1999) (+)
15
Ongena và Smith, (2000) (+)
Uchida (2006) (+)
Uchida, Hirofumi, Udell, Gregory F. &
Yamori, Nobuyoshi (2012) (+)
Số lượng sản phẩm ngân Coleman và Cohn, (2000) (+)
Khalid (2014) (+)

hàng
Võ Trí Thành (2011) (+)
Ricardo (2004) (+)
Hạ Thị Thiều Dao (2014) (+)
Đỗ Thị Thanh Vinh (2014) (+)
Nguyen Anh Hoang (2014) (+)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên tổng quan nghiên cứu
2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Các ngân hàng thương mại tiểu vùng Tây Bắc sử dụng đồng thời cả
thông tin cứng và thông tin mềm trong phê duyệt quyết định cho vay.
Giả thuyết H2: Thông tin mềm có vai trò quan trọng hơn thông tin cứng trong quyết
định cho vay của ngân hàng.
STT

Các nhân tố ảnh hưởng

Thông tin cứng
-

Báo cáo tài chính
Kế hoạch kinh doanh trong tương lai
Mục đích khoản vay
Rủi ro kinh doanh
Sự hiểu biết của chủ doanh nghiệp
Ý kiến bên thứ ba
Quy mô doanh nghiệp
Đặc điểm chủ sở hữu
Tài sản thế chấp
Hồ sơ lịch sử tín dụng


Thông tin mềm
- Niềm tin (Năng lực,Đạo đức,Liêm chính)
- Sự tham gia mạng lưới xã hội
- Ngân hàng cho vay chính
- Thời gian của mối quan hệ
- Số lượng sản phẩm ngân hàng

H1

Thông tin
phục vụ
quyết định
cho vay

H2
Quyết định
cho vay

Biến kiểm soát
Tuổi, Giới tính, Trình độ,
Chức vụ, Kinh nghiệm, Hôn
nhân, Số lần tiếp xúc
DNNVV/tháng, Thời gian xử
lý hồ sơ vay vốn.


52 thuộc tính thông tin này được tác giả chia thành 8 nhóm chính là:
Bảng 3.2: Kết quả của nghiên cứu định tính về các nhân tố được chắt lọc đưa vào mô hình nghiên cứu
Đề xuất của mô hình nghiên
STT

Kết quả nghiên cứu định tính
Lý thuyết liên quan
Kỳ vọng
cứu
Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Có ảnh hưởng
1
Kế hoạch kinh doanh
Đưa vào mô hình nghiên cứu
Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín
Điều chỉnh lại tên nhân tố 1:
2
Mục đích kinh doanh
dụng ngân hàng
3
Sản phẩm, dịch vụ và tiềm năng, Thông tin về doanh nghiệp
rủi ro (rủi ro kinh doanh)
4
Quy mô doanh nghiệp
5
Báo cáo tài chính
Đưa vào mô hình nghiên cứu
Có ảnh hưởng
Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Điều chỉnh lại tên nhân tố 2:
Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín
Thông tin về tài chính
dụng ngân hàng
Lý thuyết về sự lựa chọn bất lợi của thị
trường tín dụng

6
Tài sản thế chấp
Đưa vào mô hình nghiên cứu
Có ảnh hưởng
Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Điều chỉnh lại tên nhân tố 3:
Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín
Thông tin về tài sản thế chấp
dụng ngân hàng
Lý thuyết rủi ro đạo đức trong hoạt
động ngân hàng
7
Hồ sơ lịch sử tín dụng
Đưa vào mô hình nghiên cứu
Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín Có ảnh hưởng
Điều chỉnh lại tên nhân tố 4:
dụng ngân hàng
Thông tin về lịch sử tín dụng
8
Niềm tin (năng lực và tính cách
Đưa vào mô hình nghiên cứu
Lý thuyết phán xét và cảm nhận trong Có ảnh hưởng
Điều chỉnh lại tên nhân tố 4:
ra quyết định
doanh nhân)
Thông tin về năng lực chủ doanh nghiệp
Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín
9
Hiểu biết của chủ doanh nghiệp
dụng ngân hàng

10
Đặc điểm chủ sở hữu
Đưa vào mô hình nghiên cứu
Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Có ảnh hưởng
Điều chỉnh lại tên nhân tố 5:
Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín
11
Ý kiến bên thứ 3
Thông tin về tính cách chủ DN
dụng ngân hàng
12
Sự tham gia mạng lưới xã hội
Đưa vào mô hình nghiên cứu
Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Có ảnh hưởng

11
Sơ đồ 2.6: Dự kiến mô hình và giả thuyết nghiên cứu
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Trình tự nghiên cứu của luận án như sau:
Bảng 3.1. Trình tự thực hiện nghiên cứu
Các bước
1. Xây dựng bộ thang đo sơ bộ
2. Đánh giá thang đo qua phỏng vấn sâu và khảo sát sơ bộ
3.Nghiên cứu định lượng chính thức
4. Phân tích số liệu
5. Kết quả và giải pháp
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

3.2. Nghiên cứu định tính
3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính
Chắt lọc lại các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNNVV của NHTM
được tác giả thu thập trong phần tổng quan nghiên cứu và khám phá thêm các nhân tố mới
gắn với thực tiễn bối cảnh các NHTM và các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam.
3.2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu định tính
Phỏng vấn bán cấu trúc 20 người: 02 Phó giám đốc ngân hàng, 08 trưởng phòng tín
dụng, 10 CBTD của Ngân hàng ….Nhằm đảm bảo tính đại diện của chọn mẫu phỏng vấn
ngẫu nhiên, tác giả chọn đồng đều 4-5 người/tỉnh tiểu vùng Tây Bắc.
3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết luận chung: về cơ bản mô hình nghiên cứu luận án đề xuất là phù hợp.
Thứ nhất, 100% các cán bộ tín dụng đều nhận định chỉ cần khách hàng thỏa mãn
tiêu chí cơ bản đều có khả năng tiếp cận được vốn vay của ngân hàng. Đồng thời,15
nhân tố định hướng đó được các đối tượng phỏng vấn phát triển thành 52 các thuộc tính
thông tin cần thiết dựa trên thực tế hoạt động của ngân hàng, cảm nhận và kinh nghiệm
của các đối tượng trong quá trình làm công tác cho vay đối với DNNVV.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu định tính của 10 cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng
của các NHTM trong tiểu vùng Tây Bắc có 100% người được hỏi đều đánh giá cao vai
trò của thông tin cứng trong thu thập thông tin xếp hạng tín nhiệm khách hàng, có
40% người được hỏi nhắc đến vai trò của thông tin mềm và hé lộ về mạng lưới mối
quan hệ giúp DNNVV dễ dàng tiếp cận khoản vay của ngân hàng hơn.

12


13
14
15

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Thông tin mềm:
5. Thông tin về năng lực của chủ doanh nghiệp
6. Thông tin về tính cách chủ doanh nghiệp
7. Thông tin về sự tham gia mạng lưới xã hội
8. Thông tin về mối quan hệ với ngân hàng

Kỳ vọng
Lý thuyết liên quan

Quyết định cho vay
H2

Thông tin
phục vụ quyết
định cho vay
H1

Thông tin cứng:
1. Thông tin về doanh nghiệp
2. Thông tin về tài chính
3. Thông tin về tài sản thế chấp
4. Thông tin về lịch sử tín dụng

Điều chỉnh lại tên nhân tố 6: Thông tin
về sự tham gia mạng lưới xã hội của
doanh nghiệp
Đưa vào mô hình nghiên cứu
Điều chỉnh lại tên nhân tố 7: Thông tin
về mối quan hệ với ngân hàng


Kết quả nghiên cứu định tính
Đề xuất của mô hình nghiên
cứu
STT

13

Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín
dụng ngân hàng
Lý thuyết vốn xã hội
Ngân hàng cho vay chính
Có ảnh hưởng
Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín
Thời gian của các mối quan hệ
dụng ngân hàng
Số lượng sản phẩm ngân hàng
Lý thuyết về sự lựa chọn bất lợi của thị
trường tín dụng
Lý thuyết vốn xã hội
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Sơ đồ 3.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng DNNVV tại các NHTM khu vực tiểu
vùng Tây Bắc Việt Nam

14
Cụ thể 52 thuộc tính đã được tác giả xem xét tổng hợp và phát triển như sau:
Bảng 3.3: Các thuộc tính nằm trong thông tin cứng
Ký hiệu
Thuộc tính
Nguồn

Thông tin về doanh nghiệp
DN1
Quy mô của DNNVV
Mason,Stark (2004);
DN2
Sự công nhận thương hiệu của DN
Petersen,MA.(2004;
DN3
Thông tin về các nguồn lực của DN
Petersen,Rajan(200);
Nguyên lý và hệ thống quản lý (chiến lược, cấu trúc, văn hóa, Berry et al. (1993);
DN4
chính sách)
Uchida et al. (2006);
Cole,Wolken(1995).
DN5
Triển vọng kinh doanh (các sản phẩm và thị trường)
Nguyen Anh Hoang
DN6
Kế hoạch kinh doanh
(2014)
DN7
Thông tin về khách hàng, thị trường, nhà cung cấp
Thông tin về tài chính
TC1
Hệ thống và báo cáo kế toán rõ ràng và chuyên nghiệp
TC2
Doanh thu và lợi nhuận của DNVVN
TC3
Tài sản và nguồn vốn của DNVVN

Mason,Stark (2004);
TC4
Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt
Uchida et al (2006).
Nguyen Anh Hoang
TC5
Tỷ số cấu trúc vốn
(2014)
TC6
Tỷ số sinh lợi
TC7
Tỷ số vận hành
TC8
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thông tin về tài sản thế chấp
TSTC1
Tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp ở DNNVV
Uchida et al. (2006);
TSTC2
Khả năng cầm cố thế chấp bất động sản của DNNVV
Petersen,MA.(2004).
Khả năng cầm cố các tài sản thế chấp hữu hình khác của Nguyen Anh Hoang
(2014)
TSTC3
DNNVV (khác với bất động sản)
Thông tin về lịch sử tín dụng
LSTD1
Thông tin tín dụng tích cực trong giao dịch với các ngân hàng
LSTD2
Các loại và giá trị của vật thế chấp cho khoản vay trong quá khứ

LSTD3
Thông tin tín dụng tiêu cực trong giao dịch với các ngân hàng
Uchida et al. (2006);
LSTD4
Chủ sở hữu đã từng phá sản
Berger,Udell (2006).
Nguyen Anh Hoang
LSTD5
Thu nhập và các thông tin tài chính cá nhân khác của chủ sở hữu
(2014)
LSTD6
Bản ghi thanh toán tiện ích
LSTD7
Phán quyết của toà án liên quan đến doanh nghiệp
LSTD8
Những yêu cầu tín dụng từ những người cho vay khác.
Bảng 3.4: Các thuộc tính nằm trong thông tin mềm
Ký hiệu
Thuộc tính
Nguồn
Thông tin về năng lực chủ doanh nghiệp
NLCSH1 Chủ DN có nền tảng giáo dục
Berry et al. (1993) ;
NLCSH2 Chủ DN có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh
Uchida et al. (2006);
NLCSH3 Chủ DN có kinh nghiệm trong quản lý
Ravina(2008);
Petersen,MA.(2004);
NLCSH4 Chủ DN có khả năng lên kế hoạch
Petersen,Rajan(2002);

Chủ DN sử dụng công nghệ hiện đại vào quản lý kinh
NLCSH5
Khung et al. (2001);
doanh
Ferrary (2003);
Chủ DN giỏi trong việc lựa chọn và quản lý nguồn tài
NLCSH6
Berger (1998);
nguyên cần thiết


15
Ký hiệu
NLCSH7

Thuộc tính
Chủ DN giỏi trong việc am hiểu biến đổi thị trường

NLCSH8

Chủ DN tạo ấn tượng tích cực với ngân hàng thông qua
việc chứng tỏ kiến thức và kĩ năng.

16
Nguồn
Berger,Udell (2002);
Ajagbe (2013)
Nguyen Anh Hoang
(2014)


Thông tin về tính cách của chủ doanh nghiệp
Chủ DN thể hiện sự tiếp thu tích cực với các thủ tục của ngân
TSCSH1
hàng
TSCSH2
Chủ DN được giới thiệu là liêm chính (từ bên thứ ba)
Chủ DN tự nguyện chia sẻ những thông tin chân thật và
Khung et al. (2001);
TSCSH3
nhạy cảm với ngân hàng
Ferrary (2003);
TSCSH4
Chủ DN có kinh nghiệm tốt khi làm việc với ngân hàng
Berger (1998);
Berger,Udell (2002);
Chủ DN thích ứng lợi ích của họ với lợi ích của các đối tác
TSCSH5
Ajagbe (2013)
thương mại
Nguyen Anh Hoang
TSCSH6
Chủ DN chú ý đến nhu cầu của người lao động.
(2014)
Chủ DN hoàn toàn thành thật trong quá trình đàm phán
TSCSH7
với đối tác thương mại
Chủ DN kiên định với hành động và quyết định của
TSCSH8
mình.
Thông tin về sự tham gia mạng lưới xã hội của doanh nghiệp

Chủ DN có mạng lưới cá nhân vững chắc với các ngân
Berry et al. (1993) ;
MLXH1
hàng và các cơ quan tài chính khác
Uchida et al. (2006);
Chủ DN có mạng lưới cá nhân vững chắc với các quan chức Petersen(2004);
MLXH2
chính phủ
Ferrary (2003);
Chủ DN có mạng lưới vững chắc với các doanh nhân ở doanh
Berger, Udell (2002);
MLXH3
Petersen,MA. (2004).
nghiệp khác
Nguyen Anh Hoang
MLXH4
Mối quan hệ với khách hàng
(2014)
MLXH5
Mối quan hệ với nhà cung cấp
Thông tin về mối quan hệ với ngân hàng
MQHNH1 Số năm chủ doanh nghiệp có mối quan hệ với ngân hàng
Người sở hữu/doanh nghiệp từng vay từ ngân hàng của
MQHNH2
bạn
Uchida et al. (2006)
Người sở hữu/doanh nghiệp đồng thời dư nợ tại ngân hàng
MQHNH3
Nguyen Anh Hoang
khác

(2014)
MQHNH4 Ngân hàng của bạn là ngân hàng chính của DNNVV
Số lượng sản phẩm mà nhà doanh nghiệp sử dụng tại ngân
MQHNH5
hàng của bạn
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.3. Nghiên cứu định lượng
3.3.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’alpha >0,3 và phân
tích EFA ở khảo sát sơ bộ, đề xuất bảng hỏi chính thức.
- Thống kê mô tả về các nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến
quyết định cho vay của ngân hàng.
- Kiểm định EFA tin cậy của thang đo chính thức

- Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng đối với
DNNVV tiểu vùng Tây Bắc.
- Sử dụng mô hình hồi quy để lượng hóa mối quan hệ của các nhân tố thông tin cứng
và thông tin mềm có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng.
3.3.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng
Lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng: phương pháp khảo sát.
Xây dựng thang đo: Cấp độ thang đo Likert với 5 mức độ (Nguyen Anh Hoang,
2014)
Bảng khảo sát: Phần A là các câu hỏi về đặc điểm đối tượng được khảo sát, Phần B là các
câu hỏi liên quan đến mục tiêu kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Bảng 3.5: Tổng hợp 08 nhóm nhân tố sau nghiên cứu định tính
Biến
Chỉ báo
Thông tin chung về DN
DN1, DN2, DN3, DN4, DN5, DN6, DN7
Thông tin về tài chính

TC1, TC2, TC3, TC4, TC5, TC6, TC7, TC8
Thông tin
Thông tin về tài sản thế chấp
TSTC1, TSTC2, TSTC3
cứng
LSTD1, LSTD2, LSTD3, LSTD4, LSTD5,
Thông tin về lịch sử tín dụng
LSTD6, LSTD7, LSTD8
NLCSH1, NLCSH2, NLCSH3, NLCSH4,
Thông tin về năng lực chủ DN
NLCSH5, NLCSH6, NLCSH7, NLCSH8
TCCSH1, TCCSH2, TCCSH3, TCCSH4,
Thông tin về tính cách chủ DN
TCCSH5, TCCSH6, TCCSH7, TCCSH8
Thông tin
mềm
Thông tin về sự tham gia
MLXH1, MLXH2, MLXH3, MLXH4, MLXH5
mạng lưới xã hội
Thông tin về mối quan hệ với MQHNH1, MQHNH2, MQHNH3, MQHNH4,
ngân hàng
MQHNH5
Bảng 3.6: Nhân tố ảnh hưởng, mã hóa câu hỏi và lựa chọn thang đo phù hợp
Thang đo
Nhân tố
Câu hỏi khảo sát
Mã hóa
phù hợp
Quy mô của DNVVN
DN1

Sự công nhận thương hiệu của DN (danh tiếng)
DN2
DN3
Thông tin Thông tin về nguồn lực của DN
Likert
chung về
Nguyên lý và hệ thống quản lý
DN4
1-5
DN
Triển vọng kinh doanh
DN5
Kế hoạch kinh doanh
DN6
Thông tin về khách hàng, thị trường, nhà cung cấp
DN7
Hệ thống và báo cáo kế toán rõ ràng và chuyên nghiệp
TC1
Thông tin
Doanh thu và lợi nhuận của DNVVN
TC2
Likert
về tài
1-5
Tài sản và nguồn vốn của DNVVN
TC3
chính
Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt
TC4



17
Nhân tố

Câu hỏi khảo sát

Tỷ số cấu trúc vốn
Tỷ số sinh lợi
Tỷ số vận hành
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp ở DNVVN
Thông tin Khả năng cầm cố thế chấp bất động sản của DNVVN
về TSĐB Khả năng cầm cố các tài sản thế chấp hữu hình khác
của DNVVN
Thông tin tín dụng tích cực trong giao dịch với các ngân hàng
Các loại và giá trị của vật thế chấp cho khoản vay
trong quá khứ
Thông tin tín dụng tiêu cực trong giao dịch với các ngân hàng
Thông tin
Lịch sử phá sản của chủ sở hữu
về lịch sử
Thu nhập và các thông tin tài chính cá nhân khác của
tín dụng
chủ sở hữu.
Bản ghi thanh toán tiện ích.
Phán quyết của toà án.
Những yêu cầu tín dụng từ những người cho vay khác.
Chủ DN có nền tảng giáo dục
Chủ DN có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh
Chủ DN có kinh nghiệm trong quản lý

Thông tin Chủ DN có khả năng lên kế hoạch
về năng
Chủ DN sử dụng IT vào quản lý kinh doanh
lực chủ
Chủ DN giỏi trong việc lựa chọn và quản lý nguồn tài
DN
nguyên cần thiết.
Chủ DN giỏi trong việc am hiểu biến đổi thị trường.
Chủ DN tạo ấn tượng tích cực với ngân hàng thông
qua việc chứng tỏ kiến thức và kĩ năng.
Chủ DN thể hiện sự tiếp thu tích cực với các thủ tục
của ngân hàng
Chủ DN được giới thiệu là liêm chính (từ bên thứ ba)
Chủ DN tự nguyện chia sẻ những thông tin chân thật
Thông tin
về tính cách và nhạy cảm với ngân hàng
chủ DN
Chủ DN có kinh nghiệm tốt khi làm việc với ngân hàng.
Chủ DN thích ứng lợi ích của họ với lợi ích của các đối tác
thương mại.
Chủ DN chú ý đến nhu cầu của người lao động.

18
Mã hóa
TC5
TC6
TC7
TC8
TSTC1
TSTC2

TSTC3

Thang đo
phù hợp

Likert
1-5

LSTD1
LSTD2
LSTD3
LSTD4
LSTD5
LSTD6
LSTD7
LSTD8
NLCSH1
NLCSH2
NLCSH3
NLCSH4
NLCSH5
NLCSH6

Likert
1-5

Likert
1-5

NLCSH7

NLCSH8
TSCSH1
TSCSH2
TSCSH3
TSCSH4
TSCSH5
TSCSH6

Likert
1-5

Nhân tố

Câu hỏi khảo sát

Mã hóa

Thang đo
phù hợp

Chủ DN hoàn toàn thành thật trong quá trình đàm
TSCSH7
phán với đối tác thương mại.
Chủ DN kiên định với hành động và quyết định của mình.
TSCSH8
Chủ DN có mạng lưới cá nhân vững chắc với các ngân
MLXH1
hàng và các cơ quan tài chính khác.
Thông tin
Chủ DN có mạng lưới cá nhân vững chắc với các quan

MLXH2
về sự
chức chính phủ.
Likert
tham gia
Chủ DN có mạng lưới vững chắc với các doanh nhân ở
1-5
MLXH3
mạng lưới
doanh nghiệp khác.
xã hội
Mối quan hệ với khách hàng.
MLXH4
Mối quan hệ với nhà cung cấp.
MLXH5
Số năm chủ DN có mối quan hệ với ngân hàng
MQHNH1
Người sở hữu/doanh nghiệp có từng vay từ ngân hàng
MQHNH2
Thông tin của bạn không ?
về mối
Người sở hữu/doanh nghiệp có đang nợ ngân hàng
MQHNH3 Likert
quan hệ
khác không ?
1-5
cho vay
Ngân hàng của bạn có phải là ngân hàng chính của
MQHNH4
với NH

DNVVN không?
Số lượng sản phẩm mà chủ DN sử dụng tại ngân hàng
MQHNH5
của bạn
3.3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức
3.3.3.1. Chọn mẫu nghiên cứu định lượng chính thức
Tác giả cho rằng chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là phù hợp nhất với nghiên cứu này.
Bollen (1989) với 52 quan sát trong bảng hỏi tương ứng với mẫu mức tối thiểu là
260, để nghiên cứu đảm bảo tính tin cậy và khoa học thì mẫu khảo sát nên từ 300 - 350
phiếu. Căn cứ trên tỷ lệ phản hồi phiếu khảo sát sơ bộ 100 phiếu thu về/ 100 phiếu phát ra
(tỷ lệ phản hồi 100%), tuy nhiên mẫu sơ bộ dựa trên mối quan hệ sẵn có nên có tỷ lệ phản
hồi rất cao, thực tế khảo sát với nghiên cứu điều tra xã hội có tỷ lệ phản hồi dưới 80%,
thông thường từ 50% - 60% (Cooper và Schindler, 2006), vậy nên tác giả lựa chọn kích
thước mẫu phát phiếu khảo sát chính thức là 570 phiếu > 350*1,6 nhằm loại trừ các rủi ro tỷ
lệ phản hồi thấp hoặc phiếu nhiễu, phiếu lỗi.
Thực trạng các NHTM hiện nay với chính sách luân chuyển cán bộ các phòng ban, chi
nhánh nhằm hạn chế rủi ro đạo đức, nên khó xác định chính xác số lượng cán bộ đã từng thẩm định
hồ sơ vay vốn. Trên cơ sở thực trạng số lượng cán bộ tín dụng được phân bổ dựa trên quy mô
khách hàng DNNVV, nghiên cứu xác định tỷ lệ phân bổ phiếu điều tra tương ứng với tỷ lệ
DNNVV đang hoạt động tại Hòa Bình, Sơn la, Điện Biên, Lai Châu.
Bảng 3.7: Phân bổ phiếu khảo sát chính thức


19

DNNVV (%)

20

Hòa Bình


Sơn La

Điện Biên

Lai Châu

Tổng số

38

26

20

16

100

Số phiếu phát ra
215
150
115
90
570
Số phiếu phản hồi
125
95
72
63

355
Tác giả sử dụng mối quan hệ có sẵn thông qua gia đình, đồng nghiệp và đặc biệt là
các học viên lớp Thạc sỹ K20 ngành Tài chính – Ngân hàng khóa 2011 – 2013 tại trường
Đại học Tây Bắc, (các học viên đã ra trường và hiện giữ chức vụ quản lý trong NHTM) để
phát bảng hỏi cho 50 cán bộ tín dụng và nhờ những người này chuyển bảng hỏi cho 570 cán
bộ tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn 04 tỉnh tiểu vùng Tây Bắc. Quá trình
khảo sát được tiến hành từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 9 năm 2017 kết quả thu về được 355
phiếu trả lời tốt đạt 62,2% số mẫu phát ra. Theo Cooper và Schindler (2006) tỷ lệ thu hồi
phiếu đạt từ 30% đến 50% là điển hình cho các nghiên cứu điều tra, tỷ lệ trả lời 80% trở lên
sẽ cho thấy người trả lời rất quan tâm đến chủ đề nghiên cứu và các nhà nghiên cứu không
thể mong đợi nhận được 100% tỷ lệ phản hồi. Do vậy, tỷ lệ phản hồi 62,2% (thấp hơn tỷ lệ
phản hồi của khảo sát sơ bộ 100%) của nghiên cứu là tương đối tốt và có thể chấp nhận
được. Hơn nữa, 355 phiếu thu thập có dữ liệu tốt, không có phiếu lỗi, trống, bỏ sót, hay tích
lựa chọn cực đoan (phiếu lỗi = 0), thể hiện chất lượng của bảng hỏi và phương pháp thu
thập dữ liệu rất hiệu quả với nghiên cứu điều tra.
3.3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng cho vay của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa tiểu vùng Tây Bắc
4.1.1. Tiêu chí phân loại DNNVV tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc
Thực trạng nghiên cứu tại các NHTM tại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam có cách phân loại
DNNVV rất rõ ràng và cụ thể theo từng tiêu chí và lĩnh vực hoạt động.
4.1.2. Quy trình cho vay và hạn mức cho vay DNNVV tại NHTM tiểu vùng Tây Bắc Việt
Nam
4.1.3. Quy trình chấm điểm tín dụng khách hàng DNNVV tiểu vùng Tây Bắc
Bảng 2.3: Vai trò của thông tin cứng – thông tin mềm trong quyết định tín dụng
BCTC không kiểm toán
BCTC được kiểm toán
Ngân hàng
Chỉ tiêu

DN tư
DN
DN tư
DN
DNNN
DNNN
nhân ĐTNN
nhân ĐTNN
Agribank
CT Tài chính (%)
25
35
45
35
45
55
ABBank
CT phi TC(%)
75
65
55
65
55
45
40
Vietcombank CT Tài chính(%)
36
50
60
55

60
LienViet
60
65
50
40
45
40
CT phi TC(%)
Post Bank
BIDV
CT Tài chính(%)
25
30
45
35
45
50

CT phi TC(%)
75
70
55
65
55
50
MBbank
CT Tài chính(%)
25
30

Vietinbank
CT phi TC(%)
75
70
4.1.4. Các dịch vụ ngân hàng của các NHTM cho DNNVV tiểu vùng Tây Bắc
4.1.3. Quy mô cho vay của ngân hàng thương mại cho DNNVV tiểu vùng Tây Bắc
Trong 4 tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc thì 38% DNNVV hoạt động tại tỉnh Hòa Bình,
tuy nhiên tỉnh Sơn La vẫn giữ vai trò chủ đạo cho vay DNNVV.
4.1.4. Cơ cấu tín dụng của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc
Theo loại hình doanh nghiệp
Theo ngành kinh tế
Theo thời hạn
4.1.5. Lợi nhuận cho vay DNNVV tiểu vùng Tây Bắc
Trong giai đoạn 2013 - 2018, trung bình tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay
DNNVV/Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng khoảng 24,25%.
4.1.6. Chất lượng tín dụng cho vay DNNVV tiểu vùng Tây Bắc
Tổng giá trị tài sản đảm bảo cho vay DNNVV khu vực Tây Bắc có xu hướng tăng
nhanh qua các năm cả về giá trị tuyệt đối và tương đối.
4.1.7. Xếp hạng tín nhiệm DNNVV tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc
Đa số DNNVV vùng Tây Bắc nằm ở mức rủi ro thấp tương ứng mức giải ngân vốn
vay chỉ khoảng 80% tổng nhu cầu vốn. Tuy nhiên có 2% - 4% số DNNVV đang bị chuyển
nợ xấu.
4.2. Thống kê mô tả đặc điểm đối tượng khảo sát
4.2.1. Thống kê đặc điểm đối tượng được khảo sát
4.2.2. Thống kê mô tả các thông tin ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân
hàng thương mại
Thông tin về tài sản thế chấp là nguồn thông tin quan trọng nhất đối với quyết định
cho vay của các ngân hàng thương mại và được các đối tượng khảo sát cho điểm cao nhất
trong các nhóm thông tin.
4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

4.3.1. Kiểm định sự phù hợp của thang đo
Kết quả phân tích Cronbach alpha đều ở mức cao, chỉ số tin cậy cao nhất là nhóm
thông tin về Tài sản thế chấp (0,926), chỉ có nhóm biến về tình hình tài chính ở mức 0,67
nhưng vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên, có những biến quan sát có hệ số tương quan biến
tổng <0,3 và cho mức Cronbach alpha cao hơn nếu loại bỏ biến, cho thấy các thành phần
thông tin không tương quan với biến tổng do đó cần loại bỏ. Do đó, 17 biến quan sát: DN1,
DN2, DN7, TC1, TC2, TC3,TC8, NLCSH1, NLCSH4, NLCSH8, TCCSH3, TCCSH5,
TCCSH6, MLXH2, MQHNH5, LSTD2, LSTD6, LSTD7 được loại bỏ để đảm bảo độ tin
cậy với Cronbach’s alpha cao nhất.
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá


21
Kết quả nghiên cứu nhân tố khám phá có 5 nhân tố được xác định và đặt lại tên nhân
tố, mã hóa biến dựa trên giá trị trung bình như sau:
Bảng 4.22: Nhóm nhân tố được xác định sau kiểm định EFA
Tên nhóm biến được
Mã hóa nhóm
STT
Biến quan sát
đặt lại
biến mới
NLCSH2, NLCSH3, NLCSH5,
NLCSH6, NLCSH7
Thông tin
Nhân tố 1 TCCSH1, TCCSH2, TCCSH4,
VXH_TB
Vốn xã hội
TCCSH7, TCCSH8
MLXH1, MLXH3, MLXH4, MLXH5

TC4, TC5, TC6, TC7
Thông tin doanh nghiệp và
Nhân tố 2
TCDN_TB
DN3, DN4, DN5, DN6
tình hình tài chính
Nhân tố 3 LSTD1, LSTD3, LSTD4, LSTD5, LSTD8 Thông tin Lịch sử tín dụng
LSTD_TB
MQHNH1, MQHNH2, MQHNH3, Thông tin mối quan hệ với
Nhân tố 4
MQHNH_TB
MQHNH4
ngân hàng
Nhân tố 5 TSTC1, TSTC2, TSTC3
Thông tin Tài sản thế chấp
TSTC_TB
4.3.3. Kết quả phân tích tầm quan trọng của các thông tin được sử dụng khi thẩm
định vay vốn
Bảng dữ liệu khảo sát cho thấy 05 nhóm biến độc lập không có tự tương quan với
nhau, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Các hệ số Sig. của biến phụ thuộc QĐ cho vay đã đảm bảo < 0,05, chứng tỏ 04 nhóm biến có
tác động đến quyết định cho vay của NHTM, Hệ số Sig của nhân tố Vốn xã hội là .783 > 0,05 thể
hiện nhân tố không có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NHTM,
4.4. Hồi quy đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân
hàng thương mại
4.4.1. Hồi quy đa biến các nhân tố ảnh hưởng
Mô hình hồi quy tương quan lần thứ hai có mức độ giải thích khá chính xác quyết
định cho vay của ngân hàng. Mô hình đã dự đoán được tỷ lệ đồng ý cho vay với mức độ
chính xác là 93,6 %, trong khi việc giải thích quyết định không cho vay có được tỷ lệ thấp
hơn là là 82,1%, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn khá cao, tổng hợp lại, mô hình có thể giải thích

chính xác được 90,1% quyết định cho vay của các đối tượng khảo sát, do đó mô hình là phù
hợp.
4.4.2. Tổng hợp hệ số hồi quy quyết định cho vay
Sau kiểm định Binary Logistic lần thứ hai đảm bảo các hệ số Sig. < 0,05
Phương trình hồi quy được viết như sau:
Y = -19,975 + 2,386 * Tài sản thế chấp + 1,739 * Mối quan hệ với ngân hàng + 1,521
* Lịch sử tín dụng + 1,010 * Tình hình tài chính
Trong đó Y = loge [
chọn không cho vay vốn.

] với các giá trị 1 khi lựa chọn có cho vay vốn và 0 khi lựa

22
Kết quả kiểm định hồi quy khẳng định thông tin cứng (tài sản thế chấp) có vai trò
quan trọng đến quyết định cho vay của NHTM.
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
5.1.1. Kết quả trả lời giả thuyết nghiên cứu thứ nhất
Các NHTM tiểu vùng Tây Bắc có sử dụng cả thông tin cứng và thông tin mềm thu
thập từ phía khách hàng nhằm phục vụ quyết định cho vay. Bao gồm 04 nhóm thông tin
cứng và thông tin mềm như sau: Tình hình tài chính; Thông tin lịch sử tín dụng; Thông
tin về tài sản thế chấp; Mối quan hệ với ngân hàng.
04 Nhóm thông tin này dự báo được khoảng 90,1% quyết định cho vay của
NHTM.
Bảng: Kết quả nghiên cứu
Nhân tố
Kỳ vọng
Kết quả nghiên cứu
Thông tin chung về DN
Có ảnh hưởng Có ảnh hưởng

Thông tin về tài chính
Có ảnh hưởng Có ảnh hưởng
Thông tin cứng
Thông tin về tài sản thế chấp
Có ảnh hưởng Có ảnh hưởng
Thông tin về lịch sử tín dụng
Có ảnh hưởng Có ảnh hưởng
Thông tin về năng lực chủ DN
Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng
Thông tin về tính cách chủ DN
Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng
Thông tin mềm
Thông tin về sự tham gia mạng lưới xã hội Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng
Thông tin về mối quan hệ với ngân hàng Có ảnh hưởng Có ảnh hưởng
Kết quả nghiên cứu của luận án có nội dung đồng tình và cũng có sự khác biệt với kết
quả của các nghiên cứu trước đây cho rằng trong quá trình phê duyệt tín dụng, tổ chức tín dụng
đánh giá cả thông tin cứng và thông tin mềm được thu thập từ khách hàng.
5.1.2. Kết quả trả lời giả thuyết nghiên cứu thứ hai
Trong các thông tin cứng và thông tin mềm thu thập nhằm phục vụ quyết định cho vay
thì thông tin về: Tình hình tài chính, Lịch sử tín dụng, Tài sản thế chấp, Mối quan hệ với ngân
hàng cho vay đều có ý nghĩa giải thích quyết định cho vay của NHTM.
Trong đó: Thông tin cứng là quan trọng nhất trong quyết định cho vay (tài sản
thế chấp), khi tài sản thế chấp tăng thêm 1 đơn vị thì khả năng chấp thuận vay vốn của
ngân hàng cho DNNVV tăng theo tỷ lệ 10,874 lần => Kết quả điều tra đi ngược lại với giả
thuyết của tác giả là thông tin mềm (Năng lực, Sự tham gia mạng lưới xã hội; Tính cách
của chủ DN) đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay DNNVV của NHTM.
Giả thuyết

Kết quả


H1: Các ngân hàng thương mại sử dụng cả thông tin mềm và thông tin cứng
cùng một lúc trong quá trình đưa ra quyết định cho vay

Chấp
nhận

H2: Thông tin mềm đóng vai trò quan trọng hơn thông tin cứng trong quyết

Bác bỏ


23
định cho vay của ngân hàng thương mại.
Luận giải kết quả nghiên cứu của luận án: Các ngân hàng thương mại tiểu vùng Tây Bắc
cho rằng thông tin cứng là ưu tiên số 1 khi phê duyệt các khoản vay cho DNNVV.
5.2. Một số khuyến nghị
5.2.1. Khuyến nghị với các NHTM - Hội sở chính
Thứ nhất, Các chính sách tín dụng cần hoàn thiện theo hướng bình đẳng dành cho DNNVV.
Thứ hai, NHTM hội sở chính cần hoàn thiện chính sách tín dụng nội bộ gắn với thực tiễn nhằm
hạn chế rủi ro tín dụng và đáp ứng kịp thời vốn vay cho khách hàng DNNVV
Thứ ba, NHTM hội sở chính cần nghiên cứu xem xét bổ sung các tiêu chí còn thiếu
trong bộ tiêu chí xếp hạng tín dụng khách hàng DN.
5.2.2. Khuyến nghị với các NHTM - Chi nhánh tại tiểu vùng Tây Bắc
Thứ nhất, các NHTM cần thiết kế các sản phẩm đặc thù, phù hợp với đối tượng
khách hàng DNNVV tiểu vùng Tây Bắc
Thứ hai, các NHTM chi nhánh tiểu vùng Tây Bắc cần tăng cường phối hợp với các
cấp quản lý tại địa phương
Thứ ba, các NHTM chi nhánh tiểu vùng Tây Bắc cần nắm bắt kịp xu hướng toàn cầu
đang tập trung phát triển ngành kinh tế theo chuỗi giá trị nhằm giảm áp về tài sản thế chấp
cho DN.

Thứ tư, các NHTM chi nhánh tiểu vùng Tây Bắc cần có biện pháp linh hoạt về tài sản
đảm bảo (nhận tài sản ngoài bất động sản…).
Thứ năm, các NHTM chi nhánh tiểu vùng Tây Bắc cần xây dựng cơ chế chia sẻ
thông tin của các bên liên quan.
Thứ sáu, các NHTM cần đào tạo CBTD có khả năng, kỹ năng thu thập và xử lý thông
tin cứng – thông tin mềm tin cậy, nhằm giảm thiểu vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị
trường tài chính hiện nay.
5.2.3. Khuyến nghị với các DNNVV khu vực Tây Bắc
Một là, các DNNVV vùng Tây Bắc cần minh bạch hóa thông tin tài chính.
Hai là, các DNNVV vùng Tây Bắc cần tranh thủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước
và các cấp chính quyền địa phương
Ba là, các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc cần chủ động xác định cụ thể kế hoạch kinh
doanh, triển vọng kinh doanh dựa trên nắm bắt kịp thời các chính sách hỗ trợ của Chính
phủ, duy trì các chỉ số tài chính an toàn (tỷ số khả năng thanh toán, tỷ số vận hành, tỷ số cấu
trúc vốn, tỷ số sinh lợi) nhằm đáp ứng yêu cầu của NHTM và sử dụng vốn vay hiệu quả
nhất.
Bốn là, các DNNVV cần tăng cường mối liên kết với ngân hàng cho vay.
Năm là, các DNNVV có phương án giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài sản thế chấp bằng cách
hiểu về lợi ích của việc mua bảo hiểm phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
Sáu là, các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc cần liên kết sản xuất - tiêu thụ theo chuỗi giá
trị nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài sản thế chấp

24
5.2.4. Khuyến nghị với các tổ chức liên quan
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hiệp hội DNNVV các tỉnh khu vực tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam
5.4. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo
Thứ nhất: Còn một số nhân tố có thể có tác động đến quyết định cho vay nhưng
không được nghiên cứu đưa vào. Vì vậy, trong nghiên cứu tiếp theo nên bổ sung thêm
các nhân tố này để nghiên cứu có kết quả thực tiễn cao hơn.

Thứ hai: Nghiên cứu mới chỉ đề cập đến vai trò của thông tin cứng quan trọng hơn
thông tin mềm, đi ngược lại quy trình cấp tín dụng nội bộ tại các NHTM vùng Tây Bắc
nhưng chưa có sự phân tích sâu về cơ sở đánh giá vai trò của từng loại thông tin cũng như
cơ sở xây dựng nên Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM.



×