Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Giáo án địa lí bài Liên Bang Nga (tiết 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78 KB, 7 trang )

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết theo PPCC:

BÀI 8: LIÊN BANG NGA
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
I. Mục tiêu
1. Kiến thức




Biết được đặc điểm, vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Liên Bang Nga.
Trình bày được đặc điểm tự nhiê, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được
thuận lợi, khó khăn về tự nhiên đối với phát triển kinh tế.
Phân tích được các đặc điểm dân cư – xã hội và ảnh hưởng của chúng tôi tới
phát triển kinh tế.

2. Kỹ năng



Sử dụng bản đồ, lược đồ để xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và nhận
biết, phân tích đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư của Liên Bang Nga.
Phân tích số liệu, tư liệu về biến động dân cư của Liên Bang Nga.

3. Thái độ



Hứng thú với nội dung bài học, chủ động tìm hiểu thêm các thông tin về


nước Nga.
Khâm phục tính sáng tạo của nhân dân Nga, sự đóng góp lớn lao của người
Nga cho kho tàng văn hóa chung của thế giới.

4. Định hướng hình thành năng lực


+
+
+

Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề.
Năng lực chuyên biệt:
Nhận thức khoa học địa lí (nhận thức thế giới quan theo quan điểm không
gian, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí)
Tìm hiểu địa lí (sử dụng các công cụ địa lí)
Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: Kế hoạch giảng dạy, phiếu học tập, máy chiếu, máy
tính, video, hình ảnh…
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài, thu thập một số thông tin liên quan đến
nước Nga.
III. Phương pháp dạy học









Phương pháp đàm thoại gợi mở.
Phương pháp giảng giải.
Phương pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
Phương pháp hướng dẫn học sinh thảo luận, hướng dẫn học sinh khai thác tri
thức địa lí.

IV. Tổ chức các hoạt động học
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Hoạt động khởi động
- Thời gian: 3 phút
- Mục tiêu: Học sinh liên hệ những kiến thức đã có về đất nước Nga qua hình ảnh.
- Hình thức học tập: Nhóm
- Các bước tiến hành
+ Bước 1: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Đoán tên quốc gia qua hình ảnh.




GV chia lớp thành 2 nhóm lớn.
GV lần lượt đưa ra các hình ảnh từ khó đến dễ, yêu cầu HS đoán tên quốc
gia dựa vào hình ảnh
Nhóm nào đưa ra câu trả lời đúng là nhóm chiến thắng.

+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát và trợ giúp
+ Bước 3: HS trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh, GV gọi HS trả lời.
+ Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện của HS và đánh giá kết quả cuối cùng
và dẫn dắt vào bài.

“Những hình ảnh vừa rồi đã cho ta thấy một nước Nga không chỉ hùng mạnh về
kinh tế như mọi người đã biết mà còn rất hùng vĩ về thiên nhiên. Đặc điểm tự
nhiên và dân cư của quốc gia này đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển
kinh tế thì cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.”
GV giới thiệu cấu trúc của bài học gồm 3 nội dung: vị trí địa lí và phạm vi lãnh
thổ, điều kiện tự nhiên, dân cư – xã hội.
3. Hoạt động hình thành kiến thức mới
3.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ Liên Bang Nga.
- Thời gian: 5-7 phút
- Mục tiêu:
+ Biết được đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ Liên Bang Nga.


+ Xác định được trên bản đồ các nước trên thế giới vị trí của nước Nga và kể tên
các nước tiếp giáp.
+ Hình thức tổ chức học tập: Cá nhân
+ Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, diễn giảng, sử dụng phương tiện trực
quan truyền thống.
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ và đặt các câu hỏi cho học sinh





Dựa vào bản đồ các nước trên thế giới – sách giáo khoa trang 4 và 5, hãy xác
định vị trí của Liên Bang Nga? So sánh diện tích nước Nga so với các nước
trên thế giới?
Dựa vào hình 8.1 – sách giáo khoa trang 61, hãy cho biết Liên Bang Nga
nằm ở châu lục nào? Tiếp giáp với những biển và đại dương nào?

Dựa vào hình 8.1, hãy kể tên các quốc gia tiếp giáp với Liên Bang Nga.

+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát và nhận xét.
+ Bước 3: HS trao đổi, thảo luận với các bạn bên cạnh, GV và HS trả lời.
+ Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện của HS và đánh giá kết quả cuối cùng.
GV hướng dẫn HS xác định vị trí tỉnh Caliningrat - là một phần lãnh thổ của Liên
Bang Nga nhưng nằm biệt lập ở phía Tây.
Sản phẩm kiến thức/ kỹ năng cần đạt
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
2
- Lãnh thổ rộng lớn, diện tích lớn nhất thế giới (17,1 triệu km ). Thủ đô là
Matxcova.
- Nằm ở hai châu lục: châu Á và châu Âu, tiếp giáp Bắc Băng Dương, Thái
Bình Dương và các biển: biển Ban Tích, biển Caxpi, biển Đen.
- Tiếp giáp với 14 quốc gia.
3.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của Liên Bang Nga
- Thời gian: 10-12 phút
- Mục tiêu:
+ Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của phần phía Tây và
phần phía Đông của lãnh thổ Liên Bang Nga.
+ Phân tích được thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Liên Bang Nga.
- Hình thức tổ chức học tập: nhóm.


- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: phương pháp đàm thoại, phương pháp hướng dẫn
học sinh thảo luận, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1:







GV yêu cầu HS quan sát hình 8.1 SGK trang 61 để xác định vị trí con sông
Ê-nit-xây là ranh giới tự nhiên chia Liên Bang Nga thành hai phần lãnh thổ
tương đối bằng nhau nhưng có sự khác biệt rõ rệt về tự nhiên.
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS: “Dựa vào hình 8.1 và
thông tin trang 62, 63, hãy tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của phần phía Tây
và phần phía Đông của lãnh thổ Liên Bang Nga theo nội dung trong phiếu
học tập.
Thời gian hoạt động là 5 phút.

+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, GV quan sát và trợ giúp.
+ Bước 3: các nhóm trao đổi sản phẩm và đánh giá lẫn nhau.
+ Bước 4: GV chuẩn kiến thức, các nhóm HS kiểm tra kết quả làm việc nhóm bạn;
GV đánh giá quá trình thực hiện của HS và đánh giá kết quả cuối cùng.
Sản phẩm kiến thức/ kỹ năng cần đạt
II. Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm
Địa hình
Khí hậu
Sông hồ
Khoáng sản
Rừng

Phía Tây
Đồng bàng (Đông Âu và
Tây Xibia); dãy núi
Uran và vùng trũng.

Ôn đới- ôn hòa hơn
miền đông
Nhiều sông: Oobi, Vôn
-ga
Dầu mỏ, khí tự nhiên,
quặng sắt, kim loại
màu…
Rừng taiga và thảo
nguyên

Phía Đông
Núi và cao nguyên
Ôn đới lục địa khắc
nghiệt
Ít sông: sông lê-na, hồ
Baican
Kim cương, than, dầu
mỏ, vàng…
Rừng Taiga rộng lớn

3.3. Tìm hiểu về đặc điểm dân cư, xã hội
- Mục tiêu:
+ Phân tích được các đặc điểm dân cư – xã hội của Liên Bang Nga.
+ Phân tích được ảnh hưởng của dân cư tới phát triển kinh tế-xã hội.


+ Biết khai thác thông tin bảng số liệu và bản đồ phân bố dân cư ở Nga.
a. Tìm hiểu về dân cư
- Hình thức tổ chức học tập: cá nhân
- Thời gian: 5-7 phút

- Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, phương pháp hướng dẫn học
sinh khai thác tri thức địa lí, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ và đặt các câu hỏi:




Dựa vào bảng số liệu về 10 nước có dân số đông nhất thế giới 2016, hãy
nhận xét về quy mô dân số Liên Bang Nga.
Dựa vào bảng số liệu 8.2 – SGK trang 64, hãy nhận xét về sự thay đổi dân
số Liên Bang Nga? Giải thích nguyên nhân?
Dựa vào hình 8.1 -SGK trang 65, em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư
của Liên Bang Nga? Sự phân bố đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát
triển kinh tế?

+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát trợ giúp.
+ Bước 3: HS trao đổi, thảo luận với người bên cạnh, GV gọi HS trả lời.
+ Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện của HS và đánh giá kết quả cuối cùng.
Sản phẩm kiến thức/ kỹ năng cần đạt
II. Dân cư – xã hội
1. Dân cư
- Dân số đông, đứng thứ 9 thế giới (143,3 triệu người – 2016) và có xu hướng
giảm do tỉ suất gia tăng tự nhiên có chỉ số âm và dân di cư ra nước ngoài.
- Đông dân tộc (hơn 100 dân tộc trong đó 80% là dân tộc Nga).
- Phân bố dân cư không đều: chủ yếu tập trung ở miền Tây, đa số dân số sống ở
thành phố (70%)
b. Tìm hiểu về xã hội
- hình thức học tập: cả lớp
- Thời gian: 3-5 phút

- Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, phương pháp hướng dẫn học
sinh khai thác tri thức địa lí, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan
+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ: “Quan sát đoạn video và cho biết qua đoạn video em
biết những đặc điểm gì về xã hội của nước Nga?” Sau đó GV phát một đoạn video


giới thiệu về văn hóa-xã hội của nước Nga và yêu cầu HS xem và suy nghĩ câu trả
lời.
+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát và trợ giúp.
+ Bước 3: HS trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh, GV gọi HS trả lời.
+ Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện của HS và đánh giá kết quả cuối cùng.
Sản phẩm kiến thức/kỹ năng cần đạt
2. Xã hội
- Liên Bang Nga có tiềm lực khoa học và văn hóa lớn trên thế giới với nhiều
công trình kiến trúc, tác phẩm văn hóa nghệ thuật nổi tiếng.
- Là quốc gia rất mạnh về khoa học cơ bản.
- Người dân có trình độ học vấn khá cao, tỉ lệ biết chữ 99%.
4. Hoạt động luyện tập
- Thời gian: 3-5 phút
- Hình thức tổ chức học tập: nhóm
- Các bước thực hiện
+ Bước 1: GV chia lớp thành 12 nhóm nhỏ và phổ biến luật trò chơi:




GV phát cho mỗi nhóm HS các từ khóa là tên của Đồng bằng Đông Âu,
Đồng bằng Tây Xibia, sông Eenitxay, dãy núi Uran.
HS đọc từ khóa và tìm vị trí của các địa danh đó trong hình 8.1 trong thời
gian 1 phút.

Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng và điền các địa danh vào đúng vị trí của
chúng trên lược đồ trống trong thời gian 2 phút.

+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, GV quan sát.
+ Bước 3: HS lên bảng điền vào lược đồ trống
+ Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện của HS.
5. Vận dụng, mở rộng
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm thông tin về hồ Baican và ảnh hưởng của
hồ Baican đến kinh tế Liên Bang Nga.
- Đọc và chuẩn bị trước bài Liên Bang Nga- tiết 2. Kinh tế
V. Điều chỉnh, bổ sung




×