Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tôn giáo và chính trị trường hợp đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên hiện nay : Luận văn ThS. Khu vực học: 60 31 60

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
----------------------

KHỔNG QUỐC KHÁNH

TÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ
TRƯỜNG HỢP ĐẠO TIN LÀNH Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60 31 60

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS-TS ĐỖ QUANG HƯNG

Hà Nội - 2010

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

3
3
5
5
5
6


6
6

1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của luận văn
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ

1.1. Về mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị trên thế giới
1.1.1. Xây dựng mô hình nhà nước thế tục - nhiệm vụ căn bản và phổ biến
để giải quyết mối quan hệ tôn giáo và chính trị
1.1.2. Vấn đề tôn giáo thời kỳ “hậu thực dân”
1.1.3. Xu hướng “giải thế tục”
1.1.4. Tôn giáo và chủ nghĩa khủng bố
1.2. Về mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị ở Việt Nam
1.2.1. Mô hình nhà nước thế tục tại Việt Nam và chính sách đoàn kết dân
tộc
1.2.2. Chủ trương, chính sách của Việt Nam về vấn đề Tin Lành
1.2.3. Âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc chống phá Việt Nam
Kết luận Chương 1
Chương 2

7
7
7

12
12
14
15
15
23
26
32

THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP MỐI QUAN HỆ TÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ
QUA TRƯỜNG HỢP ĐẠO TIN LÀNH Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

34

2.1. Lược sử về Tin Lành tại Việt Nam
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1975
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
2.2. Trường hợp đạo Tin Lành tại Tây Nguyên hiện nay

34
34
44
54

2.2.1. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của Việt Nam
2.2.2. Đạo Tin Lành - một thực thể tôn giáo tại Tây Nguyên

54
64


2.3. Một số dự báo và giải pháp cho vấn đề Tin Lành tại Tây Nguyên
2.3.1. Một số dự báo
2.3.2. Một số giải pháp
Kết luận Chương 2
KẾT LUẬN
4

93
93
101
109
111


DANH MỤC TÊN NƯỚC NGOÀI VÀ CHỮ VIẾT TẮT
1. TÊN NƯỚC, VÙNG ĐẤT
Ả-rập Xê-út
Ốt-xtrây-li-a
Băng-la-đét
Cam-pu-chia
Ca-na-đa
Ca-rô-li-na
Cát-sơ-mia
Ê-ti-rơ-ri-a
Giơ-ne-vơ
In-đô-nê-xi-a
I-ran
I-xra-en
Cô-xô-vô
Mi-an-ma

Niu Đê-hi
Niu Di-lân
Pa-ki-xtan
Pa-lét-xtin
Pa-ri
Rô-ma
Xu-đăng
Ti-mo
Trét-xni-a
U-crai-na
Viên

Arabia (Saudi)
Australia
Bangladesh
Cambodia
Canada
Carolina
Casmia
Eritrea
Geneve
Indonesia
Iran
Israel
Kosovo
Myanmar
New Delhi
New Zealand
Pakistan
Palestin

Paris
Roma
Sudan
Timor
Tresnia
Ukraine
Vienne

5


2. TÊN NGƯỜI
Adam
James Baker
Federic Brown
George Herbert Walker Bush
Goerge Walker Bush
Jean Calvin
Alain Carter
Jean Decoux
Eva
Benet Freman
P.M.Hosler
G.L.Hostor
A.H.Jackson
R.A.Jaffray
Jesus
Liber Leviticuc
Martin Luther
Mathew

Onien
Phero
Colin Luther Powell
Rohth
Robert A.Seiple
J.Sutter
A.B.Simpson
G.H.Smith
Vivienne Wee
Max Webber

A-đam
Giêm Bây-cơ
Phê-đơ-rích Brâu
G.H.Bu-sơ
G.Bu-sơ
Can-vanh
A-lan Ca-tơ
G.Đề-cốt
E-va
Ben-nét Phrê-mân
P.M.Hốt-lơ
G.L.Hốt-xtơ
A.H.Giắc-xơn
R.A.Gia-phrây
Giê-xu
Lê-vi
Lu-thơ
Ma-thi-ơ
Ô-ni-ên

Phê-rô
C.Pao-oen
Rốt
Rô-bớt Xếp
G.Sút-tơ
A.B.Xim-xơn
G.H.Xmít
Vi-viên-nê Uê
Mắc Vê-bơ

6


3. TỔ CHỨC
APEC
CIA

Asia - Pacific Economic
Cooperation
Central Intelligence Agency

CMA

The Christian and Missionary
Alliance
FLC
Front de Libération du Champa
FLHPM Front de Libération des Hauts
Plateaux Montagnards
FLKK

Front de Libération du
Kampuchea Krom
FULRO Front Unifié de Libération de
Races Opprimées
HRW
Human Rights Watch
IMF
International Monetary Fund
LPA
Luis Palau Association
MDA
The Montagnard Degar
Association
MEI
Mission Evangelique de
l’Indochine Francaise
MFI
The Montagnard Foudation
MHRO The Montagnard Human Rights
Organization
PMSI
Pays Montagnard du Sud
Indochinois
USAID United States Agency for
International Development
USCIRF United States Commision on
International Religious Freedom
WB
World Bank
7


Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á
- Thái Bình Dương
Cơ quan Tình báo trung ương
Mỹ
Liên hiệp Truyền giáo Phúc âm
Mặt trận Giải phóng Chăm-pa
Mặt trận Giải phóng dân tộc cao
nguyên
Mặt trận Giải phóng Cam-puchia Crôm
Mặt trận Thống nhất đấu tranh
dân tộc bị áp bức
Theo dõi Nhân quyền
Quỹ Tiền tệ quốc tế
Hiệp hội Tin Lành Lu-i Pao-la
Hội Người Thượng Đê-ga
Hội thánh Tin Lành Đông Pháp
Quỹ người Thượng
Hội Bảo vệ nhân quyền người
Thượng
Xứ Thượng Nam Đông Dương
Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ
Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế
Mỹ
Ngân hàng Thế giới


4. KHÁC
CPC
NGO

PR
Baptist
John Hopkin
Menonite
Quaker
Westminster

các quốc gia cần đặc biệt quan tâm

countries of particulary
concern
non-governmental
organization
public relation

tổ chức phi chính phủ
quan hệ công chúng
Bắp-tít
Giôn Hốp-kin
Men-nô-nít
Quây-cơ
Oét-xmin-tơ

8


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

1


Bảng 2.1: Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên qua các thời kỳ

50

2

Bảng 2.2: Tín đồ Tin Lành ở Gia Lai qua các năm

51

3

Bảng 2.3: Cơ cấu dân số tại Tây Nguyên

56

4

Bảng 2.4: Cơ cấu dân số Tây Nguyên phân theo tôn giáo

57

9


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo và chính trị là những vấn đề nhạy cảm trong đời sống xã hội của
con người ở khắp các quốc gia trên thế giới, trong mọi thời đại. Nhận thức về
tôn giáo, chính trị cũng như mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị cũng phong

phú, đa dạng như chính bản thân các khái niệm đó.
Theo quan điểm của Mác, là những bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng, tôn
giáo và chính trị chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơ sở hạ tầng và cũng tác động
ngược trở lại hạ tầng xã hội. Đồng thời, giống như các bộ phận khác của kiến trúc
thượng tầng, tôn giáo và chính trị có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Mối
quan hệ giữa tôn giáo và chính trị thể hiện ở sự tác động qua lại lẫn nhau của
chính hai thành phần này, cụ thể là biểu hiện ở vai trò của tôn giáo đối với đời
sống chính trị và ngược lại. Nói cách khác, những vấn đề có liên quan đến tôn
giáo trực tiếp tác động đến sự ổn định chính trị và phát triển của mỗi quốc gia.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo, cả nội sinh lẫn
ngoại nhập. Tại Việt Nam, không có xung đột tôn giáo; các tôn giáo cùng tồn tại
và phát triển một cách hài hoà, với xu thế chính là đồng hành cùng dân tộc. Vấn
đề tôn giáo từng bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc lợi dụng, phục vụ cho âm mưu
xâm lược, chống phá cách mạng Việt Nam. Ngày nay, vấn đề tôn giáo đã và
đang có những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đối với đời sống chính trị - xã
hội tại Việt Nam.
Tin Lành là một tôn giáo có nguồn gốc phương Tây, du nhập Việt Nam từ
đầu thế kỷ XX, gắn liền với quá trình xâm lược, mở rộng thuộc địa của chủ
10


nghĩa đế quốc và thực dân. Theo tiến trình lịch sử, Tin Lành đã tồn tại, phát triển
trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau và trở thành một thực thể tôn giáo
tại Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, một bộ phận
tu sĩ, tín đồ Tin Lành đã tham gia cách mạng, góp phần đấu tranh giành độc lập
dân tộc, thống nhất đất nước. Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận Tin Lành bị lợi
dụng, trở thành công cụ chính trị, phục vụ mưu đồ xâm lược của thế lực bên
ngoài. Trong kế hoạch “hậu chiến” của Mỹ tại Việt Nam, Tin Lành là một trong
những lực lượng nòng cốt nhằm thực hiện âm mưu kích động đấu tranh bạo
loạn, đòi tự trị, li khai. Khi Việt Nam thực hiện chính sách “đổi mới”, hoạt động

của Tin Lành cũng có nhiều chuyển biến. Sự phát triển mang tính đột biến của
Tin Lành tại Tây Nguyên là một hiện tượng nổi bật trong đời sống tín ngưỡng,
tôn giáo tại Việt Nam trong những năm gần đây. Hoạt động của Tin Lành tại
Tây Nguyên không còn là vấn đề tôn giáo thuần tuý, mà đã bị lợi dụng, để rồi
mang màu sắc chính trị cực đoan, có ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị,
tư tưởng, văn hoá và nhiều vấn đề phức tạp khác có liên quan. ..
Trong thời gian qua, tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu
khoa học về Tin Lành và những vấn đề liên quan. Những công trình nghiên cứu
này thường tập trung vào lịch sử hình thành và phát triển của đạo Tin Lành trên
thế giới, quá trình du nhập, phát triển và một số đặc điểm của Tin Lành tại Việt
Nam... Cũng phải thừa nhận một điều rằng, phía sau công cuộc truyền giáo, “mở
rộng nước Chúa” của các nhà truyền giáo phương Tây, chúng ta có thể nhận ra
những “góc khuất” của vấn đề, hay nói chính xác hơn là, có thể thấy những ý đồ,
thủ đoạn lợi dụng vấn đề Tin Lành, những hoạt động phi tôn giáo, phi văn hoá
nhằm phục vụ những mưu đồ chính trị đen tối tại Việt Nam. Không còn nghi
ngờ gì nữa, trong quá khứ và cả trong giai đoạn hiện nay, vấn đề tôn giáo nói
chung và vấn đề Tin Lành nói riêng ở nước ta vẫn có nhiều khía cạnh còn bỏ
ngỏ và giữ nguyên tính thời sự của chúng.
Nghiên cứu về đạo Tin Lành tại Tây Nguyên trong mối quan hệ giữa tôn
giáo và chính trị là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp chúng ta có
11


một cái nhìn khách quan hơn, đa chiều hơn về Tin Lành trong đời sống tôn giáo
tại Việt Nam, trong mối quan hệ giao lưu, hợp tác với thế giới bên ngoài, trong
dòng chảy tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, phát hiện và thanh lọc những yếu tố
“phi tôn giáo”, “lợi dụng tôn giáo”, từ đó góp phần phục vụ công tác quản lý
của Nhà nước đối với vấn đề tôn giáo nói chung và vấn đề đạo Tin Lành tại Tây
Nguyên nói riêng một cách tích cực, hiệu quả hơn… Từ những lí do trên, việc
nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị, xét trong trường hợp đạo

Tin Lành tại khu vực Tây Nguyên hiện nay, có tính cấp thiết, tạo cơ sở khoa
học, cả về lí luận và thực tiễn, phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước đối
với hoạt động của đạo Tin Lành trên cả nước nói chung và trên địa bàn khu vực
Tây Nguyên nói riêng, góp phần gìn giữ an ninh quốc phòng tại một địa bàn
chiến lược của Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị, về công tác quản lý
của Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động của đạo Tin Lành trên địa bàn Tây
Nguyên, dự báo và đề xuất một số giải pháp về vấn đề này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị.
- Công tác quản lý của Nhà nước đối với đạo Tin Lành tại Tây Nguyên.
- Một số dự báo và giải pháp phòng chống âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn
đề Tin Lành chống phá Việt Nam.
4. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động của Tin Lành tại Tây Nguyên trong lịch sử phát triển của giáo
hội Tin Lành tại Việt Nam, đặc biệt là trong những năm gần đây (thập kỷ đầu
tiên của thế kỷ XXI).
- Công tác quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động của Tin Lành
tại Việt Nam nói chung và Tin Lành tại Tây Nguyên nói riêng.
- Một số vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến anh ninh chính trị - xã hội có liên
quan đến Tin Lành tại Tây Nguyên.
12


5. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước Việt Nam.
- Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, logic - lịch sử, hệ

thống, so sánh, đối chiếu, lấy ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực tôn giáo,
quốc phòng - an ninh...

6. Đóng góp của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm rõ thêm về Tin Lành tại
Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau: dưới góc độ tôn giáo, Tin Lành là một
thực thể xã hội, một một sản phẩm của quá trình tiếp biến văn hoá Việt Nam;
dưới góc độ chính trị, Tin Lành là một công cụ của Mỹ - phương Tây trong mưu
đồ chính trị tại Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được kết cấu thành hai chương.

13


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ CHÍNH
TRỊ
1.1. Về mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị trên thế giới
Tôn giáo là hiện tượng lịch sử thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Trên thế
giới có hàng nghìn tôn giáo khác nhau. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn
giáo và chính trị cũng có nhiều quan điểm. Tương tự, mối quan hệ tôn giáo và
chính trị ở các nước thuộc hai khu vực văn minh phương Tây và phương Đông
cũng có sự khác biệt. Theo tác giả Đỗ Quang Hưng, mối quan hệ tôn giáo và
chính trị được thể hiện chủ yếu qua các mặt sau [27, tr.486 - 524]:
1.1.1. Xây dựng mô hình nhà nước thế tục - nhiệm vụ căn bản và phổ
biến để giải quyết mối quan hệ tôn giáo và chính trị
1.1.1.1. Về mô hình nhà nước thế tục
Trước cuộc cách mạng tư sản vào thế kỷ XVI - XVII, đặc điểm lớn nhất

của mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị trong xã hội phương Tây là tôn giáo
đứng trên các nhà nước. Tôn giáo (chủ yếu là Ki-tô giáo) đã trở thành “ông vua
của các ông vua”. Thần quyền thống trị thế quyền, đời phục vụ cho đạo. Chiếc
mũ ba tầng của giáo hoàng là một biểu tượng cụ thể nhất về sự lệ thuộc này.
Tình hình chỉ thực sự thay đổi khi các nhà nước tư sản hiện đại phương Tây ra
14


đời với nguyên tắc xây dựng một mô hình “nhà nước thế tục”, tách những vấn
đề nhà nước và pháp quyền ra khỏi tôn giáo 1.
Xây dựng mô hình “nhà nước thế tục” đã trở thành nội dung quan trọng, cơ
bản của các nhà nước trong quá trình giải quyết vấn đề quan hệ tôn giáo và
chính trị. Nói cách khác, nguyên lý của “nhà nước thế tục” đã trở thành sản
phẩm văn minh của nhân loại, được nhiều nước trên thế giới vận dụng để giải
quyết trong quan hệ nhà nước và giáo hội.
Hiện tượng “thế tục hóa”2 được coi là xu hướng xã hội và chính trị chủ yếu
ở châu Âu trong thế kỷ Ánh sáng. Khi một xã hội được hiện đại hóa, tất yếu sẽ
phải thực hiện các nguyên lý thế tục hóa. Thế tục hóa xảy ra cùng với sự phân
chia quyền lực giữa giáo hội và nhà nước ở nhiều nước châu Âu. Nước Pháp3 là
quốc gia châu Âu đi đầu trong vấn đề giải quyết quan hệ tôn giáo và chính trị
với bộ luật Phân ly nổi tiếng4. Tuy thế, việc xây dựng các mô hình nhà nước thế
tục không đơn giản. Một mặt, nhà nước thế tục luôn phải đương đầu với sự trỗi
dậy, áp lực của các tổ chức tôn giáo. Mặt khác, lại phải có một mô hình nhà
nước thế tục thích hợp với điều kiện tôn giáo của nước mình, vừa đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng của công dân, vừa phát huy được vai trò xã hội và văn
hóa của các tôn giáo.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa5, giải quyết mối quan hệ tôn giáo và chính trị,
hay việc xây dựng mô hình nhà nước thế tục, cũng có những yêu cầu mới. Một
là, toàn cầu hóa tôn giáo đòi hỏi nhà nước phải có những nghiên cứu để nhận rõ
1


Theo quan điểm của giới nghiên cứu Âu - Mỹ, ban đầu “thế tục” chỉ là sự chuyển giao tài sản của giáo hội cho
nhà nước, nghĩa là chuyển vào tay thế tục. Sau này, khái niệm “thế tục hóa” được dùng để mô tả sự tự chủ hóa
của các hoạt động, các hình thức tư tưởng so với nền văn hóa truyền thống mà các giá trị Ki-tô giáo làm cơ sở.
2
Hiện tượng “thế tục hóa” bao hàm ý muốn giảm bớt đáng kể những quan tâm của tôn giáo trong đời sống hàng
ngày. Đối với nhiều người, thế tục hóa là sự thay đổi cơ bản về cấu trúc và tư tưởng trong quá trình phát triển
chính trị, một xu hướng toàn cầu, một phương diện phổ quát của hiện đại hóa.
3
Công xã Pa-ri (1871) đã thông qua sắc lệnh tách giáo hội khỏi nhà nước, tuyên bố: tự do là nguyên tắc thứ nhất
của nền Cộng hoà Pháp, còn tự do tín ngưỡng là tự do quan trọng nhất trong mọi tự do [21, tr.517]
4
Bộ luật Phân ly (1905) của nước Pháp xác lập ba nguyên tắc: Một là, tách quyền lực tôn giáo ra khỏi quyền lực
chính trị của nhà nước. Hai là, giáo dục công cộng thuộc quyền lực của nhà nước, các tôn giáo chỉ có quyền tự trị
trong giáo dục tôn giáo, đào tạo giáo sĩ trong các chủng viện. Ba là, nhà nước coi tôn giáo là việc cá nhân của
mỗi công dân.
5
Nếu quan niệm “toàn cầu” như một không gian xã hội ngày được mở rộng ra khắp hành tinh thì mầm mống
xuất hiện của xu thế này có từ khi loài người bước vào thời kỳ tư bản chủ nghĩa, trở thành hiện thực từ sau Chiến
tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt là những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, khi thế giới chuyển tiếp sang xã hội
“hậu công nghiệp”.

15


hơn sự biến chuyển của hệ thống tôn giáo ở nước mình, từ đó tôn trọng hệ thống
tôn giáo truyền thống của dân tộc, đồng thời “chấp nhận” sự mở rộng của hệ
thống tôn giáo ấy, kể cả những tôn giáo “mới lạ”. Hai là, toàn cầu hóa tôn giáo
dẫn đến xu thế phải thừa nhận “đa dạng hóa tôn giáo”. Mặt khác, sự biến đổi hệ
thống tôn giáo và các tổ chức tôn giáo cũng đòi hỏi sự thích ứng của hệ thống

luật pháp về tôn giáo của quốc gia để vừa đảm bảo nguyên tắc ổn định chính trị
xã hội, vừa giữ bản sắc dân tộc về văn hóa và tôn giáo, đồng thời hòa nhập với
luật pháp quốc tế…
Vấn đề hoàn thiện mô hình nhà nước thế tục là vấn đề rộng lớn và đang diễn
biến tại nhiều nước trên thế giới. Việc công nhận các tổ chức tôn giáo (công nhận
tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo) là vấn đề phổ biến và cơ bản nhất
trong việc xây dựng hệ thống luật pháp tôn giáo, phương tiện cơ bản giải quyết mối
quan hệ nhà nước và giáo hội. Tuy nhiên, việc nhận thức và thực thi luật pháp ở các
nước lại có những khoảng cách, khác biệt và phức tạp. Điều này được thể hiện
trong thực tiễn đời sống tôn giáo thế giới. Trước hết, đã hình thành một số phương
thức công nhận tổ chức tôn giáo khác nhau, cụ thể là: (1) Công nhận các tổ chức
tôn giáo như những thực thể độc lập theo quy tắc hiến định; (2) Công nhận tư cách
pháp nhân cho các tôn giáo theo chế độ thỏa ước; (3) Các tổ chức tôn giáo đăng ký
với nhà nước để được công nhận tư cách pháp nhân căn cứ vào hệ thống luật pháp
quốc gia… Tiếp theo, tổ chức tôn giáo vốn là đối tượng quan hệ cơ bản của nhà
nước và cộng đồng tôn giáo. Nhưng tổ chức tôn giáo lại không phải là một thực thể
thuần nhất, thường tồn tại ở hai dạng: “giáo hội” và “giáo phái”; việc phân định
“giáo hội” và “giáo phái” cũng phức tạp. Cuối cùng, việc công nhận tư cách pháp
nhân còn vấp phải nhiều khái niệm liên quan đến tính pháp lý của chúng, như mối
quan hệ giữa các “thể nhân” và “pháp nhân”. Hai chủ thể quyền lợi này thường
được nhà nước bảo hộ về quyền lợi nhưng nhiều khi lại không đi liền với nhau nên
vấn đề “thể nhân”, “pháp nhân” tôn giáo không dễ giải quyết.
1.1.1.2. Những biểu hiện mới trong quan hệ tôn giáo và chính trị

16


Trong bối cảnh hiện nay, mối quan hệ tôn giáo và chính trị có những biểu
hiện mới như sau:
Một là, xu thế xây dựng mô hình nhà nước thế tục vẫn là phổ biến và

thắng thế trên thế giới. Hơn 200 năm qua, khi xây dựng mô hình nhà nước
thế tục, con người thường khai thác triệt để nguyên tắc “giảm thiểu tối đa
ảnh hưởng của tôn giáo trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội”. Đến nay, nhiều
quốc gia, đặc biệt ở những nước tuân theo mô hình “thể chế thế tục trung
lập” nổi tiếng như nước Pháp, đã bắt đầu có sự điều chỉnh… Nhiều nước
khác, hoặc vì quá coi trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của nước mình
(nhất là những nước có “tôn giáo chủ lưu”) nên đã “bỏ quên” các tôn giáo
nhóm nhỏ vốn ngày một phát triển trong quốc gia mình. Điều này nhiều khi
gây nên không ít xung đột xã hội…
Hai là, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự giao lưu, hội nhập giữa
các dòng truyền giáo ngày càng phức tạp. Để hiểu rõ những tác động của nó
đối với đời sống tôn giáo, các quốc gia phải có những nghiên cứu cơ bản để
có những luận cứ khoa học phục vụ việc hoạch định chính sách tôn giáo và
thực hiện luật pháp nhân tôn giáo của mỗi nước. Cả tôn giáo và xã hội phải
thích ứng linh hoạt trong việc xác định cách ứng xử để biến những “thách
thức” thành “cơ hội” để có thể “hội nhập” một cách chủ động, đảm bảo hài
hoà lợi ích quốc gia, cộng đồng và mỗi con người.
Ba là, không chỉ những quốc gia đang sa lầy trong xung đột tôn giáo và
dân tộc, nhiều quốc gia khác cũng đã và đang chịu áp lực của việc các tôn
giáo thế giới đang được phục hồi, thế và lực của các tôn giáo cũng lớn mạnh
hơn6. Đã xuất hiện xu thế “giải tục hóa”, các tổ chức tôn giáo thể hiện xu
thế đòi luật pháp nhà nước coi họ là những “tôn giáo dân sự”. Xu thế “giải
tục hóa” diễn ra trong điều kiện toàn cầu hóa nên sẽ có tính quốc tế cao hơn.
1.1.1.3. Mô hình nhà nước thế tục và các thể chế chính trị

6

Mặt khác, thuộc tính “đoàn thể áp lực” của mọi tổ chức tôn giáo dường như đã “tái thể hiện”. Có thể chưa phải
là những xung đột chính trị lớn đe dọa đến sự tồn tại của nhà nước thế tục, nhưng chắc chắn khi thuộc tính này
đã được thể hiện thì nhà nước lại đứng trước những áp lực mới đòi hỏi sự giải quyết tỉnh táo.


17


Khi tìm hiểu về vấn đề mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị, nhà nước và
giáo hội, các nhà nghiên cứu thường “phân loại” các mô hình nhà nước như: mô
hình các nước phương Tây (bao gồm cả Bắc Mỹ); những nước có nền kinh tế
công nghiệp phát triển trung bình; và những nước nghèo thuộc thế giới thứ ba,
đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong quá trình xây dựng mô hình nhà nước thế tục, điểm giống nhau của
ba loại nhà nước này là thúc đẩy nguyên lý “tôn giáo cá nhân”, trong đó có
những yếu tố tôn giáo do nhà nước quy định nhằm giảm bớt tầm quan trọng của
tôn giáo đối với chính trị. Mặt khác, các nhà nước thế tục cũng khuyến khích các
hình thức “tôn giáo tập thể”, trong đó một số sinh hoạt tôn giáo hòa nhập dần
với sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa dân tộc… Tuy nhiên, việc phát triển các “tôn
giáo dân sự” cũng gặp một điều nguy hiểm: các niềm tin tôn giáo theo khuynh
hướng cá thể khi phát triển tất yếu sẽ ảnh hưởng đến những giá trị văn hóa
truyền thống thường gắn với những căn tính tôn giáo nhất định, thậm chí đã trở
thành những truyền thống văn hóa tôn giáo không thể thiếu của một dân tộc.
Nhiều nước đang phát triển, phần lớn nằm ngoài khu vực văn minh Âu Mỹ, chấp nhận mô hình nhà nước thế tục (trong đó có Việt Nam) nhưng cũng lại
là nước có truyền thống văn hóa lâu đời, có hệ thống tôn giáo đa dạng, đồng thời
có truyền thống khác trong mối quan hệ tôn giáo và chính trị. Tại các nước này,
quyền lực chính trị của các thể chế phong kiến luôn “đứng trên” tôn giáo. Ông
vua là “con Trời”, các tôn giáo trần thế chịu sự sai khiến, quyết định của vua.
Nói cách khác, chính trị ở các nước đó không bị “thao túng” bởi tôn giáo như ở
phương Tây. Do vậy, việc giải quyết mối quan hệ nhà nước và giáo hội ở đây
cũng khác nhiều với xã hội Âu - Mỹ. Thậm chí, việc thực hiện ba nguyên tắc
của nhà nước thế tục ở đây cũng khác biệt.
1.1.2. Vấn đề tôn giáo thời kỳ “hậu thực dân”
Vấn đề truyền giáo, đặc biệt sau khi phong trào Tin Lành đã phát triển ở

châu Âu (thế kỷ XVI), như một sự “ngẫu nhiên” của lịch sử, lại đi liền với
phong trào thực dân. Dù nhiều người đã “biện hộ” cho chủ nghĩa thực dân, hoặc
18


những người “hộ giáo” lại biện hộ cho “tính thánh thiện” của việc “mở rộng
nước Chúa”, nhưng nói cho cùng, như chính các nhà thần học tiến bộ của Tòa
thánh Va-ti-căng hiện nay đã thừa nhận, lịch sử truyền giáo “luôn xen lẫn bóng
tối và ánh sáng”. Việc Công giáo và Tin Lành can dự nhiều vào sự tồn tại và
phát triển của chủ nghĩa thực dân là một ví dụ tiêu cực của lịch sử loài người khi
thực thi nguyên lý thế tục.
Hiện nay, loài người đã bước vào thời kỳ “hậu thực dân” khá lâu, nhưng
vấn đề tôn giáo và chính trị không có nghĩa chỉ là câu chuyện của ngày hôm qua.
Những phức tạp của vấn đề này, cùng với việc xây dựng và củng cố khối đoàn
kết dân tộc - tôn giáo, nhất là những quốc gia đã trải qua những xung đột gay gắt
về tôn giáo và chính trị, tôn giáo và văn hóa thời thuộc địa, vẫn là một nhiệm vụ
nặng nề. Với người phương Tây, sự phát triển của Ki-tô giáo là yếu tố quan
trọng trong việc mở rộng văn minh phương Tây. Nhưng với những cộng đồng
quốc gia bên ngoài khu vực này, bên cạnh việc xây dựng và phát triển đất nước
theo kinh nghiệm của văn minh phương Tây, còn phải giữ gìn và phát huy
truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc…
1.1.3. Xu hướng “giải thế tục”
Cũng từ giữa thế kỷ XX, cùng với sự phục hồi thế lực của nhiều tôn giáo,
trong khi xu hướng thế tục hóa vẫn chiếm ưu thế, lại xuất hiện xu hướng ngược
lại, xu hướng “giải thế tục”. Xu hướng này xuất hiện ở nhiều nước phương Tây,
nơi các phong trào, đảng phái chính trị của tôn giáo can dự trở lại xã hội thế tục.
Các tôn giáo đã tính đến việc “giành lại các vị trí đã mất”, dĩ nhiên, tùy theo
tình hình từng khu vực, quốc gia7. Tính phức tạp của xu hướng “giải thế tục”
không chỉ đơn thuần là việc “giành lại những quyền lợi đã mất” của các giáo hội
hay sự đòi hỏi của các tổ chức tôn giáo khi được phục hồi, mà xu hướng này còn

phản ánh tâm thức thời đại8. Biểu hiện của xu thế “giải tục hóa” tại khu vực các

7

Ở các nước phương Tây, hai hiện tượng xảy ra đồng thời, đều chống lại những lý thuyết phổ biến về sự thế tục
hóa: (1) sự tăng lên dưới những hình thức tinh thần và tôn giáo đa dạng; (2) các giáo hội công khai nói lên quan
điểm của mình về các vấn đề chính trị và xã hội.
8
Nhiều người cho rằng, sự chuyển hướng sang tôn giáo là để đáp ứng tình trạng những hệ tư tưởng thế tục bị
giảm sút về sự thu hút, đặc biệt trong bối cảnh sau Chiến tranh lạnh. Có ý kiến cho rằng, sự khao khát chung về

19


nước Đông Âu, nơi mô hình chủ nghĩa xã hội sụp đổ, lại càng phức tạp hơn. Đối
với các nước đang phát triển, “sự quay trở lại” của tôn giáo lại diễn ra dưới
nhiều hình thức khác, trong đó nổi bật là các “cuộc cách mạng Hồi giáo” dẫn
đến sự ra đời của nhiều nhà nước Hồi giáo ở khu vực Bắc Phi, Trung Cận
Đông9. Trước đây, vấn đề tôn giáo và chính trị chủ yếu là yếu tố dân tộc có được
thừa nhận hay không, hoặc các tôn giáo có chấp nhận thể chế chính trị của các
nhà nước hay không. Ngày nay, vấn đề này được mở rộng trên phạm vi toàn
cầu.
Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa, cũng diễn ra xu hướng “toàn cầu
hóa tôn giáo”, kéo theo sự thay đổi đáng kể mối quan hệ chính trị và tôn giáo.
“Toàn cầu hóa tôn giáo” là quá trình chuyển từ tính quốc tế “liên nhà nước”
sang tính “xuyên quốc gia”; các chiến lược bành trướng tôn giáo càng ít đi sự
liên quan đến quyền bá chủ chính trị, không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các
nhà nước. Nếu như trong thế kỷ trước, việc “xuất khẩu” tôn giáo thường gắn với
sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân thì ngày nay các luồng tôn giáo không
thể đáp ứng logic này nữa. Toàn cầu hóa tôn giáo hiện có xu thế thoát khỏi tầm

kiểm soát của các nhà nước và vượt lên trên các đường biên giới. Các luồng tôn
giáo không còn giới hạn ở sự lan truyền Bắc - Nam (hoặc Đông -Tây) mà trở
nên phức tạp hơn, đa chiều hơn… Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, toàn cầu
hóa tôn giáo phá vỡ các “đường biên giới truyền thống”10, nhưng cũng lại tạo ra
các “đường biên giới mới”11. Xu thế toàn cầu hóa đã dẫn đến một hiện tượng có
tính hệ luận: “sự đa nguyên hóa” đời sống tôn giáo. Nhiều nước phương Tây đã
tôn giáo trong từng giai đoạn như là một hiện tượng theo chu kỳ. Tôn giáo như một nhân tố quan trọng trong
nhiều phong trào quần chúng có tính chất chính trị - xã hội ở phương Tây hơn 30 năm qua. Cũng có nhiều ý kiến
tranh cãi là, người phương Tây theo tôn giáo ngày càng nhiều hơn hay ít hơn, tức là sự thế tục hóa đang đảo
ngược…
9
Bên cạnh vai trò góp phần giải thể chủ nghĩa thực dân của “chủ nghĩa Hồi giáo”, “sự quay trở lại” đối với tôn
giáo còn là kết quả của nhiều hệ quả chính trị khác nhau như: (1) hiện đại hóa chưa kết thúc hay không làm
người ta hài lòng; (2) thất vọng đối với chủ nghĩa dân tộc thế tục; (3) những vấn đề về tính chính đáng của nhà
nước; (4) sự đàn áp về chính trị và bản sắc dân tộc không trọn vẹn; (5) sự bất bình về kinh tế - xã hội; (6) sự xói
mòn về đạo đức và những giá trị truyền thống có thể nhìn thấy…
10
Các tôn giáo độc thần, đa thần, tô-tem giáo với các cơ chế hành lễ, giáo luật từng được coi là những yếu tố
phân chia ranh giới.
11
Tính hiện đại cung cấp những công cụ mới cho sự truyền bá. Vì thế, xuất hiện hai hình thức toàn cầu hóa về
tôn giáo: Một là, lối toàn cầu hóa toàn thế giới. Hai là, lối toàn cầu hóa hỗn độn hơn (sinh ra các tôn giáo của
đám đông, không phải do những người “ưu tú” (elite) tạo ra).

20


phải “công nhận” về mặt pháp lý sự hiện diện của những giáo phái đến từ
phương Đông [28, tr.167 - 168].
1.1.4. Tôn giáo và chủ nghĩa khủng bố

Chủ nghĩa khủng bố là một vấn đề lớn trong đời sống chính trị thế giới
trong những thập kỷ gần đây, sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Tôn giáo là một
trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự hình thành xu hướng này. Sự
hình thành khuynh hướng khủng bố gắn với những xung đột về dân tộc và tôn
giáo, dưới hình thái “chủ nghĩa khủng bố”, một bộ phận của thế giới Hồi giáo đã
và đang trở thành lực lượng đối đầu với Mỹ - phương Tây12.
Chủ nghĩa khủng bố đã trở thành mối đe doạ lớn đối với nhiều nước trên thế
giới. Sự kiện nước Mỹ bị tấn công vào ngày 11.9.2001 và Mỹ lợi dụng sự kiện này
để phát động cuộc chiến tranh “chống khủng bố” đã đẩy thế giới vào thời kỳ phức
tạp, bất ổn định chính trị diễn ra ở nhiều nước. Mỹ đã lập được một “liên minh
quốc tế chống khủng bố” với sự tham gia của nhiều nước lớn. Tổng thống Mỹ
G.Bu-sơ tuyên bố “Thế kỷ XXI là thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương”. Mỹ cũng đã
chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm xoá bỏ “chủ
nghĩa khủng bố”, kiềm chế Trung Quốc và xác lập "vai trò lãnh đạo" toàn thế giới
của Mỹ. Lợi dụng cuộc chiến “chống khủng bố”, Mỹ còn củng cố thế đứng và tăng
cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Mỹ còn lợi dụng
vấn đề tôn giáo, dân tộc, “dân chủ, nhân quyền” để can dự, chuyển hoá các nước,
trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, vấn đề tôn giáo và chính trị hiện nay còn có
một biểu hiện mới mẻ khác. Mỹ và phương Tây đã đưa ra luận thuyết về “tôn giáo
và nhân quyền” hòng áp đặt hệ giá trị tự do tôn giáo của riêng mình đối với các

12

Tạp chí Tiêu điểm (Le Point) của Pháp, số tháng 9 năm 2001, đã nêu một số lí do dẫn đến việc Hồi giáo chống
lại Mỹ và phương Tây như sau: Một là, những nước Hồi giáo tin tưởng tuyệt đối vào kinh Cô-ran và thực hiện
nghiêm ngặt luật lệ Sa-ri-át, đã bài trừ lối sống Âu - Mỹ (đây là cuộc xung đột giữa hai nền văn minh). Hai là,
một số nước Hồi giáo, sau khi giành được độc lập, rơi vào tình trạng mâu thuẫn nội bộ. Mỹ đã nhảy vào can
thiệp, nắm một lực lượng nào đó nhưng kết cục lực lượng đối lập đã chiến thắng. Sau khi chiến thắng, họ chống
lại đối thủ và người trợ giúp là Mỹ. Ba là, sự tranh chấp khu vực Trung Cận Đông giữa I-xra-en, được coi là sen
đầm của Mỹ ở khu vực này, với Pa-lét-xtin và các nước Hồi giáo khác. Bốn là, Mỹ đang tìm cách thao túng xu

hướng toàn cầu hóa để chi phối các nước, trong đó có các nước Hồi giáo, vì Mỹ cho rằng, sau khi Liên Xô và
các nước Đông Âu sụp đổ, đối thủ của Mỹ không phải ai khác, chính là Hồi giáo. Những nguyên nhân này đã
hình thành tư tưởng chống Mỹ, biến một bộ phận thành “chủ nghĩa Hồi giáo”… Tuy nhiên, lực lượng khủng bố
trong Hồi giáo lại được hình thành theo cách riêng, do chính người Mỹ xây dựng.

21


nước trên thế giới, trước hết là trong quan hệ quốc tế với các nhà nước. Mỹ coi tiêu
chuẩn “tự do tôn giáo” là điều kiện tiên quyết của mọi thứ tự do, đưa vấn đề này trở
thành một trong những “tiêu chí” để “phân loại” các nước trong quan hệ.
1.2. Về mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị ở Việt Nam
1.2.1. Mô hình nhà nước thế tục tại Việt Nam và chính sách đoàn kết
dân tộc
1.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện mô hình nhà nước thế tục tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, đa dân tộc13. Cộng đồng dân tộc Việt
Nam là cộng đồng mang tính truyền thống không giống cộng đồng nhiều quốc gia
khác mang tính khế ước (luật pháp), nghĩa là nhiều tộc người ở Việt Nam đã tồn
tại và có quan hệ với nhau từ lâu, trước khi thống nhất lại thành quốc gia dân tộc.
Họ đã cố kết với nhau trong việc mở mang đất nước và đấu tranh để bảo vệ lãnh
thổ hàng nghìn năm, hàng trăm năm trước. Từ đó, các tộc người có quan hệ mật
thiết với nhau về vật chất và tinh thần để tạo nên những nét văn hoá chung bên
cạnh những nét văn hoá riêng. Chính những nét văn hoá chung ấy đã làm nên bản
sắc văn hoá Việt Nam như văn kiện chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam xác
định: “Bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước
và giữ nước” [10, tr.56]. Bản sắc văn hoá quốc gia được hình thành trong quá
trình hình thành quốc gia, trở thành một yếu tố quan trọng cho sự thống nhất quốc
gia của Việt Nam. Nó không chỉ là nền tảng tinh thần, mà còn là động lực cho
cộng đồng dân tộc Việt Nam chiến đấu bảo vệ chủ quyền dân tộc, giữ gìn sự

thống nhất dân tộc, thống nhất đất nước [15].
Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị tại Việt Nam khác biệt với các nước,
nhất là các nước châu Âu, bởi những đặc điểm văn hóa, hoàn cảnh lịch sử của dân
tộc của Việt Nam. Việt Nam có truyền thống “Tam giáo đồng nguyên”, tôn giáo
13

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Theo thống kê và phân loại được Nhà nước Việt Nam công bố là 54 tộc
người (không kể các nhánh của các tộc người cụ thể), trong đó có những dân tộc vốn sinh ra và phát triển tại
Việt Nam ngay từ thuở ban đầu, cũng có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến [53, tr.7]. Các dân tộc tại
Việt Nam được phân theo ngôn ngữ gồm 3 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo và Hán Tạng, trong đó gồm 8 nhóm ngôn
ngữ (Việt Mường, Môn - Khơ-me, Tày - Thái, Mông - Dao, Mã lai - Đa đảo, Hán, Tạng - Miến và Hỗn hợp).
Điều đó đã phản ánh tính đa nguồn gốc, đa văn hoá của các tộc người ở Việt Nam.

22


đồng hành cùng dân tộc. Ở Việt Nam, không có chiến tranh tôn giáo cũng như
không có những tranh chấp gay gắt giữa tôn giáo và chính trị, nhà thờ và nhà
nước. Tâm thức tôn giáo người Việt Nam cũng khác. Mỗi người đi theo một tôn
giáo riêng nhưng cũng có thể tham gia hành vi tôn giáo khác. Mỗi tôn giáo đều có
thể tiếp nhận một số yếu tố của tôn giáo khác. Nhà nước có thể ưu ái cho một tôn
giáo cụ thể nhưng vẫn chấp nhận các tôn giáo khác hoạt động và phát triển.
Chính sách tôn giáo của Đảng - Nhà nước Việt Nam được thực hiện trải
qua một quá trình nhận thức và hoàn thiện không ngừng. Những nguyên tắc nhất
quán trong nhận thức và ứng xử với tôn giáo được phản ánh rõ nét trong các văn
kiện của Đảng và một số văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Ngày 3.9.1945, một ngày sau khi tuyên bố độc lập, trong phiên họp đầu tiên của
Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do và
lương giáo đoàn kết” [35, tr.9]. Tinh thần đó được thể hiện một cách cụ thể qua
nội dung các điều, mục của Hiến pháp Việt Nam qua các năm 1946 14, 195915,

198016, 199217 và một số văn bản pháp luật khác.
Sắc lệnh số 234/SL, ngày 14.6.1955, do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ở Hà
Nội được coi là văn bản pháp lí đầu tiên sớm khẳng định tính cách “nhà nước
thế tục” của Việt Nam. Sắc lệnh này là cơ sở để Nhà nước Việt Nam ban hành
hàng loạt các văn bản pháp lý khác về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó,
“các tổ chức tôn giáo có tính chất kinh tế, văn hoá, xã hội đều được hoạt động
sau khi đã xin phép chính quyền và được chính quyền chuẩn y chương trình,
điều lệ”; “những tổ chức ấy được coi như những tổ chức của tư nhân và được
pháp luật bảo hộ”; “chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo” và
14

Hiến pháp năm 1946 khẳng định: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng” (Điều 10, Mục B, Chương
II). Điều này sau đó được ghi trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (Điều 8): “Tôn trọng quyền tự
do tín ngưỡng, tự do thờ cúng cho mọi người”.
15
Hiến pháp năm 1959, Điều 26 quy định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”.
16
Hiến pháp năm 1980, Điều 68 quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.
17
Hiến pháp năm 1992, Điều 70 quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo
một tôn giáo. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được
pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của
Nhà nước”. [42]

23


“các tổ chức tôn giáo phải tuân theo pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng

hoà như một tổ chức khác của nhân dân” [45, tr.233 - 235].
Kể từ năm 1945, Nhà nước Việt Nam đã có định hướng đúng đắn trong vấn
đề giải quyết mối quan hệ tôn giáo và chính trị: vấn đề tôn giáo phải luôn đặt
trong và dưới vấn đề dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, Nhà nước Việt Nam đã đánh thức và lôi cuốn được tinh thần yêu nước của
đại bộ phận chức sắc, tín đồ các tôn giáo, đồng thời ngăn chặn và làm thất bại
âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá khối đoàn kết dân tộc. Tuy
nhiên, cũng cần phải thừa nhận, trên thực tế, vẫn có không ít cán bộ, đảng viên
vẫn chỉ xét tôn giáo ở góc độ chính trị đơn thuần, vô tình tạo nên khoảng cách
giữa những người có tôn giáo và không có tôn giáo, giữa những người có tôn
giáo khác nhau; một số khác chưa nhận thấy vai trò của tôn giáo trong đời sống
xã hội, văn hoá và đạo đức. Tất nhiên, điều này cũng không sâu đậm, không
phổ biến và không kéo dài [26, tr.275].
Năm 1990 đánh dấu sự đổi mới tư duy về vấn đề tôn giáo của Đảng - Nhà
nước Việt Nam. Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khoá VI) về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình
mới xác định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng tôn giáo là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm
phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” [11, tr.45 - 46]. Văn kiện Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) nêu rõ: “Tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà
nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân,
thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi
thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những
hành vi vi phạm tự do tín ngưỡng; đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn với mọi
hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá
CNXH, ngăn cản tín đồ làm nhiệm vụ công dân” [9, tr.78]. Cụ thể hoá tinh thần
trên là Chỉ thị số 37-CT/TW (ngày 2.7.1998) của Bộ Chính trị về công tác tôn
24



giáo trong tình hình mới, Nghị định số 26/1999/NĐ-CP (ngày 19.4.1999) của
Chính phủ về các hoạt động tôn giáo. Nghị định số 26/1999/NĐCP đã mở rộng
hơn quyền tự do dân chủ về tôn giáo so với Nghị định số 69/HĐBT ngày
21.3.1991 quy định về các hoạt động tôn giáo18...
Sau 13 năm (1990 - 2003) thực hiện chính sách đổi mới đối với tôn giáo, đã
có 13 văn kiện của Đảng - Nhà nước Việt Nam về các vấn đề tôn giáo19. Tại Hội
nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá IX, lần đầu tiên trong lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề tôn giáo được đưa ra bàn bạc, quyết định ở
cấp Ban Chấp hành trung ương. Đó chính là hoàn cảnh ra đời của Nghị quyết số
2520, ngày 12.3.2003, về công tác tôn giáo [28, tr.350].
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, đã có
sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về vấn đề tôn giáo. Nhà nước Việt Nam
xác định, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, nhu cầu xã hội của các
tôn giáo ngày càng tăng và không tách rời quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường,
mọi tôn giáo đều có khuynh hướng trở thành “tôn giáo xã hội”. Văn kiện Đại hội
X khẳng định: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn
kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do
tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn
giáo bình thường theo pháp luật” [12, tr.122]. Nhà nước Việt Nam đã thừa nhận

18

Điều 1, Nghị định 26 chỉ rõ: “Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo”; trong khi đó Nghị định số 69 chỉ ghi “quyền tự do tín ngưỡng”. Bên
cạnh đó, Nghị định số 26 đã có những quy định mới về hoạt động tôn giáo và tổ chức tôn giáo. Một trong những
điểm mới của Nghị định 26 là vấn đề “Nhà nước bảo hộ, pháp luật bảo hộ” (Điều 11, 18, 19, 20): Với tư cách là
người quản lý xã hội, nhà nước không phê phán những vấn đề thuộc thế giới bên kia, những vấn đề thuần tuý tôn
giáo, vấn đề thần học, tín ngưỡng; nhà nước chỉ can thiệp vào những vấn đề thuộc trách nhiệm và quyền hạn của
nhà nước, đó là pháp luật và chính trị, nghĩa là nhà nước bảo hộ tôn giáo chống sự lợi dụng tôn giáo và những

hoạt động mê tín dị đoan.
19
Bao gồm: 2 Nghị quyết, 2 Chỉ thị và 9 Thông báo (Ban Bí thư ban hành 1 Chỉ thị, 7 Thông báo; Bộ Chính trị
ban hành 1 Nghị quyết, 1 Chỉ thị và 2 Thông báo; Ban Chấp hành trung ương ban hành 1 Nghị quyết).
20
Nghị quyết số 25 tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đại đoàn kết toàn dân tộc. Nội dung
trong Nghị quyết số 25 đã có nhiều điểm mới như sau: (1) Khẳng định tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng XHCN ở nước ta… Trước sau như
một, Đảng ta luôn thực hiện chính sách nhất quán: Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật… (2) Khẳng định việc gìn giữ và
phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân
dân; (3) Đặc biệt là khẳng định việc cần phải tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp
luận cứ khoa học phục vụ việc xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách trước mắt và lâu dài đối với tôn giáo,
sớm ban hành pháp lệnh về tôn giáo, tiến tới xây dựng luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

25


tôn giáo là một “thực tại xã hội, có thể đồng hành cùng dân tộc và chủ nghĩa xã
hội”. Mối quan hệ nhà nước và giáo hội cũng được giải quyết tốt hơn. Lần đầu
tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chuyển vấn đề tôn giáo từ phạm trù nội chính,
qua phạm trù công tác dân vận, tạo nên cục diện mới trong quan hệ giữa nhà
nước với các tổ chức tôn giáo. Văn kiện Đại hội X cũng nói đến “các tôn giáo
hợp pháp” và việc được pháp luật bảo hộ khi các tổ chức tôn giáo ấy “hoạt động
theo pháp luật” [28, tr.354 - 355].
Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH do Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 18.6.2004 là văn bản pháp luật
có giá trị pháp luật cao nhất điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
kể từ Sắc lệnh 234/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành năm 1955 [1].
Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo 21 là cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo cho công

dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời để nâng
cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này và nhằm đẩy lùi những
mưu toan của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt
Nam [54].
Nhà nước Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc giải quyết vấn
đề tôn giáo cùng với hàng loạt những vấn đề quốc kế dân sinh khác. Đặc biệt, kể
từ năm 1990 đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những đổi mới trong
việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Sự đổi mới ấy được thể hiện qua những điều
chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các văn kiện để phù hợp với yêu cầu mới, tình hình
mới của đất nước trong từng giai đoạn, đánh dấu bước hoàn thiện chế độ chính
trị, kinh tế, chính sách văn hoá - giáo dục, khoa học - công nghệ, chế định quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có nội dung về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Sự đổi mới này có ý nghĩa cực kỳ to lớn, đánh dấu sự nhận

21

Pháp lệnh bao gồm 6 Chương, 41 Điều với đối tượng điều chỉnh là hoạt động tín ngưỡng và hoạt động tôn
giáo. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định một cách rõ ràng (Điều 1, 4, 8 và
15). Điểm quan trọng của Pháp lệnh là các quy định về hoạt động tôn giáo của cá nhân, tổ chức tôn giáo. Ngoài
ra, Pháp lệnh còn đề cập đến một số nội dung khác như: vấn đề hoạt động xã hội hoá của tổ chức, cá nhân tôn
giáo; vấn đề quản lý, sử dụng, cải tạo, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh; việc xuất bản, in, phát hành các loại kinh, sách, báo, tạp chí và xuất bản các ấn
phẩm khác về tín ngưỡng, tôn giáo; vấn đề quan hệ quốc tế...

26


thức của Nhà nước ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, cũng như giải quyết mối
quan hệ tôn giáo và chính trị tại Việt Nam, góp phần tạo nên những thành tựu to
lớn trong hơn 20 năm đổi mới của đất nước.
1.2.1.2. Đại đoàn kết dân tộc - tôn giáo, trên cơ sở đồng thuận xã hội

Vấn đề tôn giáo luôn gắn liền với đời sống chính trị - xã hội của mỗi quốc
gia. Trong lịch sử, chính quyền phong kiến Việt Nam chủ động dựa vào một tôn
giáo để trị nước. Nhà nước phong kiến ở Việt Nam luôn “bảo trợ” các tôn giáo
bằng nhiều cách: từ cung ứng tiền bạc sửa chữa, xây dựng chùa chiền, miếu mạo
cho đến việc “trợ cấp lương” cho các giáo sỹ, tiêu biểu nhất là của Phật giáo.
Ngày nay, Nhà nước Việt Nam khẳng định sự “bảo hộ”, thậm chí là “giúp đỡ”,
trên cơ sở luật pháp, với mọi hoạt động tôn giáo, đặc biệt chú trọng sự bình đẳng
giữa các tôn giáo và đoàn kết dân tộc - tôn giáo… Quan điểm xuyên suốt của
Đảng - Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng là: Tôn trọng, bảo
đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo; tăng cường
đoàn kết toàn dân, chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
chống mọi hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo phá hoại cách mạng. Nhà
nước Việt Nam trong khi vẫn thực hiện nguyên tắc “phân ly” giữa quyền lực
chính trị của nhà nước đối với tôn giáo nhưng cũng tạo điều kiện để các cá nhân
và tổ chức tôn giáo yêu nước có thể tham gia hệ thống chính trị, trước hết là thành
viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Theo luật pháp về tôn giáo và luật dân sự,
các chức sắc tôn giáo cũng có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, có
quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân như mọi công dân khác.
Quan hệ giữa nhà nước và giáo hội tùy thuộc vào ba lĩnh vực chủ yếu sau:
Một là việc công nhận tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo. Hai là việc
sử dụng tài sản tôn giáo cho các mục đích tôn giáo và xã hội. Ba là sự hiện diện
của các trật tự tôn giáo trong hệ thống công quyền của nhà nước... Tại Việt
Nam, việc công nhận tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo diễn ra tương
đối chậm và không đồng nhất cho mỗi tôn giáo. Trước khi có Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo (năm 2004), có 16 tổ chức tôn giáo thuộc 6 tôn giáo được công
27


×