Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO QUÂN đội THAM GIA đấu TRANH CHỐNG HOẠT ĐỘNG của các THẾ lực THÙ ĐỊCH lợi DỤNG đạo TIN LÀNH TRÊN địa bàn tây NGUYÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.33 KB, 79 trang )

Tây Nguyên không chỉ là một địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế quốc
phòng, an ninh, đối ngoại của cả nước mà còn là địa bàn phức tạp về vấn đề tôn
giáo và dân tộc. Trong các tôn giáo ở Tây Nguyên thì đạo Tin Lành là một tôn
giáo du nhập vào địa bàn này muộn hơn các tôn giáo khác, nhưng sự du nhập của
đạo Tin Lành gắn liền với mưu đồ chiến lược của Mỹ đối với Tây nguyên và Việt
Nam. Những năm gần đây dưới chiêu bài đòi “tự do tôn giáo”, đòi “ độc lập”,
các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành, phục hồi tổ chức
phản động FULRO, đấu tranh để thành lập "Nhà nước Đêga độc lập " ở Tây
Nguyên, nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm suy yếu và tiến tới thủ
tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tình hình trên đây đòi hỏi phải tăng
cường công tác đấu tranh với hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành chống phá cách
mạng của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, xây dựng phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trên
địa bàn Tây Nguyên.
Công tác đấu tranh với hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin
Lành chống phá cách mạng trên địa bàn Tây Nguyên là trách nhiệm của toàn bộ
hệ thống chính trị do đảng lãnh đạo. Quân đội là một lực lượng trong hệ thống
chính trị, tham gia đấu tranh chống hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành của các thế
lực thù địch không chỉ là nhiệm vụ thuộc chức năng đội quân công tác mà quân
đội còn là chỗ dựa vững chắc cho chính quyền các địa phương phát huy sức
mạnh tổng hợp, sử dụng lực lượng tổng hợp đấu tranh đánh bại mọi âm mưu thủ
đoạn chống phá của kẻ thù.
Trong thời gian qua, quân đội cùng các cấp chính quyền, các ngành có liên
quan, đã tích cực đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng đạo Tin Lành của
các thế lực thù địch và đã thu được nhiều thành tựu to lớn, bảo vệ vững chắc
thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn Tây Nguyên. Tuy nhiên, hoạt
động lợi dụng đạo Tin Lành của các thế lực thù địch vẫn diễn ra quyết liệt, tiềm
ẩn, tích tụ nhiều nguy cơ gây mất ổn định chính trị, ảnh hưởng không nhỏ đến
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đe doạ độc lập chủ quyền của Tổ quốc.



Chương 1
HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG ĐẠO TIN LÀNH CỦA CÁC
THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUÂN ĐỘI
THAM GIA ĐẤU TRANH CHỐNG HOẠT ĐỘNG ĐÓ TRÊN
ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
1.1. Hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay
1.1.1. Sự du nhập, phát triển của đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên
* Đặc điểm tự nhiên trên địa bàn Tây Nguyên
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông và
Lâm Đồng. Số dân khoảng 4,54 triệu người, mật độ dân số toàn vùng trên 80,94
người / km2. Diện tích tự nhiên là 6.1290 km 2, nằm ở 11o13’-15o15’ vĩ độ Bắc,
107o 02’-109o05’ kinh độ Đông, chiếm gần 17% diện tích cả nước. Vùng núi
chiếm 2.930.000 ha, vùng cao nguyên hơn 2.000.000 ha, vùng bình nguyên và
thung lũng khoảng 570.000 ha. Rừng Tây Nguyên có nhiều loại gỗ quý, các loại
cây dược liệu, có nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm, nhiều khu rừng nguyên
sinh, là khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia vừa phục vụ du lịch, vừa phục vụ
cho nghiên cứu khoa học. Tây Nguyên còn có nhiều địa danh nổi tiếng: Đà Lạt,
Bảo lộc, Cát tiên, Buôn đôn, Hồ Lác, Biển hồ… là nơi có tiềm năng phát triển
ngành kinh tế du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Tây Nguyên là
nơi có nhiều loại khoáng sản, với trữ lượng lớn và chất lượng khá và là vùng
giàu về tài nguyên nước, nguồn nước ngầm có thể thoả mãn cho tất cả các nhu
cầu sinh hoạt, công nghiệp chế biến, chăn nuôi và tưới cây. Các sông suối ở Tây
Nguyên có tiềm năng thuỷ điện lớn, với trữ lượng khoảng 57 tỉ kwh, chiếm 21%
trữ lượng thuỷ điện cả nước.
* Đặc điểm về địa hình:
Tây Nguyên ở phía Tây giáp tỉnh Atôpư của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào,
Tây nam giáp tỉnh Môndunkiri và Ratanakiri củaVương quốc Căm Pu Chia, với 586
km đường biên giới chung với hai nước bạn Cămpuchia và Lào. Địa hình Tây



Nguyên được cấu tạo bởi hai dạng phổ biến là núi cao và cao nguyên, từng khu
vực địa hình có giá trị được núi rừng bao quanh, nhưng lại nối tiếp nhau tạo
thành thế liên hoàn vững chắc cả về chiều rộng và chiều sâu. Tây Nguyên từng
được ví như “nóc nhà của Đông Dương”, ai nắm được Tây Nguyên thì người
đó sẽ khống chế cả Đông Dương, khống chế cả miền duyên hải miền trung, cửa
ngõ của Sài Gòn và Đông Nam Bộ, khu vực ngã ba biên giới Việt Nam-LàoCămpuchia. Do vậy, vùng Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao
lưu với nhiều vùng trong nước và quốc tế.
* Đặc điểm kinh tế- xã hội:
Tây Nguyên được Đảng, Nhà nước và các ban ngành trung ương đặc biệt
quan tâm với những chính sách ưu đãi, hỗ trợ về phát triển kinh tế – xã hội,
chính sách dân tộc, tôn giáo cho nên những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên khá cao nhưng chưa đồng đều, không cân đối,
thiếu bền vững. Khảo sát toàn tuyến biên giới có 18. 298 hộ, số hộ có mức sống
trung bình là 9.797 hộ chiếm 53,54%, 6.435 hộ nghèo chiếm 35,16 % trong đó
hơn 70 % là đồng bào dân tộc thiểu số. Trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc
thiểu số còn thấp, chính vì vậy mà đạoTin Lành có điều kiện phát triển mạnh
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Sự chênh lệch về mức
sống giữa người Kinh với và đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã bị kẻ
địch và các phần tử xấu lợi dụng chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc.
* Đặc điểm dân tộc:
Địa bàn Tây Nguyên hiện nay có 45 dân tộc sinh sống, có thể phân chia thành
3 nhóm chính:
- Nhóm các dân tộc thiểu số cư trú lâu đời ở Tây Nguyên gồm 12 dân tộc, chiếm
khoảng 25÷26% dân cư Tây Nguyên [4- 34]
- Nhóm dân tộc Kinh (Việt) chiếm 67,54% dân số, một số đã đến Tây Nguyên
từ thời Pháp thuộc, một số là dân công giáo di cư vào năm 1954. Từ sau 1975 do
chính sách phân bố lại dân cư, lao động trên địa bàn cả nước và tình trạng di dân


tự do, đến nay người Kinh (Việt) ở Tây Nguyên có khoảng 2,7 - 2,8 triệu người,

phần lớn đã yên tâm làm ăn sinh sống, coi Tây Nguyên là quê hương của mình.
- Nhóm các dân tộc thiểu số từ các miền Bắc, ven biển miền Trung và Đông
Nam Bộ đến Tây Nguyên. Thời kỳ 1952 - 1954 đi làm đồn điền cho thực dân
Pháp; thời kỳ 1979 - 1988 do chiến tranh biên giới phía Bắc và thời gian gần đây
là tình trạng di dân tự do. Trong vòng 10 năm trở lại đây có khoảng 170.000 hộ
di cư tự do đến Tây Nguyên, riêng người Mông có khoảng 6.260 hộ với 36.948
khẩu, đứng thứ 9 về qui mô dân số trong 45 dân tộc ở Tây Nguyên. Sự gia tăng
dân số do di cư tự do dẫn đến những nguy cơ mất ổn định về an ninh quốc
phòng.
* Đặc điểm về văn hoá:
Cư dân bản địa Tây Nguyên là chủ nhân của một nền văn hoá phong phú
và đặc sắc. Trải qua nhiều thế hệ, các dân tộc ở đây đã tạo dựng nên những di
sản văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá như văn hoá cồng chiêng; sử
thi Tây Nguyên. Đời sống văn hoá- tinh thần cư dân Tây Nguyên gắn liền với
các lễ hội v.v.. cộng đồng cư dân Tây Nguyên khác nhau về ngôn ngữ, phong
tục tập quán nhưng có thống nhất về phương diện lịch sử, văn hoá, bảo lưu
nhiều yếu tố của nền văn hoá bản địa.
* Đặc điểm tôn giáo.
Tôn giáo truyền thống của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là thờ cúng đa
thần họ cho rằng vạn vật hữu linh, có linh hồn và tin vào các loại thần linh, ma
quỷ. Hiện nay Tây Nguyên có 6 tôn giáo lớn là: Công giáo, Tin Lành, Phật giáo,
hồi giáo, Cao đài, hoà hảo. Trong đó Tin lành là một tôn giáo có số lượng tín đồ
là người dân tộc thiểu số đông nhất và trong thời gian qua có tốc độ phát triển
tín đồ nhanh nhất ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bànTây Nguyên. Tính chất phức tạp của vấn đề tôn giáo ở địa bàn Tây Nguyên
được thể hiện qua sự mâu thuẫn, xung khắc giữa tôn giáo truyền thống với tôn
giáo du nhập, nhất là với Tin Lành. Bởi vì, đạo Tin Lành du nhập và đứng chân
ở Tây Nguyên gắn liền với các mưu đồ chiến lược của Mỹ đối với địa bàn này và



Việt Nam. Trong quá trình xâm lược Việt Nam và sau khi thâm nhập Tây
Nguyên, Mỹ sớm có ý đồ phát triển và lợi dụng đạo Tin Lành để chống phá cách
mạng Việt Nam. Thậm chí sau khi buộc phải rút khỏi Việt Nam Mỹ vẫn mưu đồ
sử dụng Tin Lành như một thứ vũ khí lợi hại để thực hiện chiến lược“diễn biến
hoà bình ” bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng Việt Nam, biến Tin Lành trở
thành đối trọng với chính quyền nhân dân trên địa bàn Tây Nguyên[5- 26].
* Sự du nhập, phát triển của đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên
Ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, tổ chức Hội liên hiệp Cơ đốc Truyền
giáo (CMA) của Tin lành Mỹ bắt đầu chú ý đến địa bàn Đông Dương và Việt
Nam. Năm 1887 mục sư, tiến sỹ A. B. Sim pon - người sáng lập tổ chức CMA đến
truyền giáo ở Hoa Nam (Trung Quốc) sang nghiên cứu tình hình ở Việt Nam. Sau khi
ở Việt Nam trở về A.B. Simpon đã viết trên tờ tạp chí “ Lời nói, việc làm và thế
giới” rằng: Miền bán đảo Đông Dương đã bị lãng quên quá nhiều. Đại vương quốc
An Nam phải được chinh phục cho Đấng Ki Tô, tại sao Vương quốc này cùng với
Tây Tạng lại không được Đức chúa Trời xem như một trong những khu vực truyền
giáo đầu tiên của cuộc tiến hành mới. Với chủ trương đó, CMA đã nhiều lần phái
giáo sỹ đến khảo sát, thăm dò, xây dựng kế hoạch truyền giáo. Năm 1893 mục sư
D.Seclacheur đến Sài Gòn, năm 1897 Mục sư C.H.Recver đến Lạng Sơn, năm 1899
mục sư R.A.Faffray đến Hà Nội, năm 1901 mục sư S.Dayan đến Hải Phòng, năm 1911
Mục sư Faffray Hostes đến Đà Nẵng lập Hội Thánh đầu tiên và đạo Tin Lành bắt
đầu phát triển ở Việt Nam, trong đó có Tây Nguyên. Từ những năm 1929-1932, các
giáo sỹ thuộc CMA đã đặt chân lên vùng đất Tây Nguyên để truyền đạo và gây
dựng cơ sở. Năm 1929 Jackson giáo sỹ người Mỹ, thành viên của CMA được phái
lên Tây Nguyên để nghiên cứu tình hình chuẩn bị cho công cuộc truyền đạo ở vùng
này. Từ năm 1930-1932 các giáo sỹ người Mỹ đến truyền đạo vùng dân tộc K’Ho Đà Lạt, vùng dân tộc Êđê – Buôn Mê Thuột. Tại Đà Lạt, vợ chồng Jackson dựa vào
một số thanh niên người K’Ho làm phiên dịch, đã lập được một Hội Thánh với hơn
20 tín đồ, mở một trường kinh thánh cho người dân tộc thiểu số và đã đào tạo được
một thầy giảng người dân tộc thiểu số đầu tiên tên là HaSol. Năm 1936 vợ chồng



giáo sỹ T.Mangham truyền đạo vào vùng dân tộc Jarai (Pleiku), cũng trong năm đó
thành lập Hội Thánh Tin Lành Phú Bổn, Pleiku, Quảng Đức. [6 -7] Năm 1940 mục
sư Phạm XuânTín được cử lên Pleiku để tiếp tục công cuộc truyền đạo cho người
Việt ở vùng này; mục sư Trương Văn Sáng đi truyền đạo vào vùng dân tộc Ja Rai;
mục sư Đặng Văn Sang đi truyền đạo vào vùng dân tộc Stiêng; mục sư Lê Khắc
Cung đi truyền đạo vào vùng dân tộc Êđê; mục sư Duy Cách Lâm đi truyền đạo vào
vùng dân tộc K’Ho… đến năm 1940- 1942 đạo Tin Lành đã phát triển rộng ở vùng
Phú Bổn, An Khê, Quảng Đức, Pleiku, vùng Đơn Dương, Đức Trọng, Bảo Lộc
(Lâm Đồng) Buôn Hồ, Krông Pắk (Đắc lắk).
Sau năm 1954, CIA đã tìm mọi cách nắm lấy phong trào BaJaRaKa (FULRO). Tin
Lành được Mỹ và CMA đầu tư cơ sở vật chất để mở rộng địa bàn hoạt động, xây dựng
nhà thờ, nhà nguyện đào tạo mục sư tại chỗ. Dịch và in ấn nhiều tài liệu bằng tiếng
Êđê, Mơ Nông để rao giảng và phát triển tín đồ Tin Lành người thượng phục vụ cho
mục đích lâu dài của chúng. Chính tham tán toà đại sứ Mỹ – Beachner và đại tá CIAFank, cố vấn vùng II chiến thuật kiêm chỉ huy lực lượng đặc biệt Mỹ tại Tây Nguyên
đã trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của đạo Tin Lành và tổ chức phản động FULRO.
Chúng tổ chức các “Đội sinh viên tình nguyện quốc tế” để đi tuyên truyền phát triển
đạo Tin Lành, gây ảnh hưởng, lôi kéo những dân tộc thiểu số làm hậu thuẫn cho Mỹ và
làm lực lượng xung kích chống phá cách mạng. Dưới sự đạo diễn của Mỹ trực tiếp là
của cố vấn, nhân viên CIA, chính quyền Thiệu đã nâng Phủ đặc uỷ Thượng vụ lên
thành “Bộ phát triển các sắc tộc”, dần dần thu phục và điều khiển được các thủ lĩnh của
FULRO, sử dụng FULRO chống lại cách mạng. Từ năm 1962 nhiều tín Đồ Tin Lành
người Thượng bị ảnh hưởng của FULRO, đi theo FULRO. Giữa FULRO và Tin Lành
có mối quan hệ khăng khít, gắn bó với nhau và đều nằm trong âm mưu xâm chiếm Tây
Nguyên của Mỹ, một số mục sư Tin Lành cũng đồng thời là những sỹ quan cao cấp
trong tổ chức FULRO.
Sau năm 1975, Mỹ tiếp tục giúp đỡ hỗ trợ FULRO chống phá chính quyền
cách mạng ở Tây Nguyên. Quá trình ta đấu tranh với FULRO ở Tây Nguyên cũng
gắn liền với việc bắt các mục sư tham gia vào tổ chức FULRO, vạch tội cốt cán Tin



Lành theo FULRO trước quần chúng… Thời kỳ này các mục sư ngừng hoạt động,
đóng của nhà thờ tạm thời lùi bước chờ thời cơ phục hồi, phát triển tín đồ, tái thiết lập
cơ sở giáo hội để đấu tranh với ta [26 - 42]. Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên trở nên
phức tạp từ giữa những năm 80 khi những mục sư hết thời hạn cải tạo trở về. Lợi
dụng chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, lợi dụng đường lối mở cửa và chính
sách quan hệ đối ngoại đa phương của Đảng và nhà nước ta, các thế lực thù địch đã
dùng nhiều thủ đoạn tác động vào Tin Lành ở Tây Nguyên gây rối nội bộ giáo hội
Tin Lành, đẩy một bộ phận quần chúng đồng bào tín đồ Tin Lành ở Tây Nguyên đi
đến thành kiến bất hợp tác với chính quyền.
1.1.2. Âm mưu và thủ đoạn lợi dụng đạo Tin Lành của các thế lực thù
địch trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay
Nhìn lại quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên , chúng ta
khẳng định: Hầu hết các tổ chức Tin Lành ở Tây Nguyên đều có xuất xứ từ Mỹ, có
mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức Tin Lành Mỹ, được Mỹ nuôi dưỡng và sử dụng
như một công cụ phục vụ cho sự thống trị của Mỹ trước đây và hiện nay đang ra sức
lợi dụng để phục vụ cho mưu đồ “ diễn biến hoà bình” ở Việt Nam.
- Về mục tiêu :
Thành lập cái gọi là “ Nhà nước Đêga độc lập” bao gồm Tây Nguyên của Việt
Nam, một phần Đông bắc Cam Pu Chia và một số tỉnh của Lào, trong đó lấy Tây
Nguyên là trung tâm.
- Về phương thức:
Chúng liên kết các hoạt động chống phá ở trong ngoài và ngoài, thành lập các
tổ chức chính trị phản động để tranh thủ quốc tế thừa nhận, giúp đỡ; Đồng thời,
tìm mọi cách thâm nhập về nước để móc nối xây dựng lực lượng chính trị phản
động, kích động quần chúng biểu tình gây bạo loạn chính trị; Từ biểu tình bạo
loạn, đến sử dụng bạo lực vũ trang giành chính quyền, thành lập chính quyền
phản động, công khai hoá, hợp pháp hoá " Nhà nước Đêga độc lập" tại Tây
Nguyên. Các hoạt động này, lúc ngấm ngầm, lúc công khai, khi có thời cơ thuận
lợi thì bùng phát trở thành sự kiện chính trị lớn, gây mất ổn định chính trị làm
suy yếu, tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.



-Về thủ đoạn lợi dụng chống phá:
+ Đẩy mạnh truyền đạo trái phép: Bọn phản động trong nước và quốc tế
lợi dụng thần quyền giáo lý, mua chuộc bằng kinh tế và lợi dụng trình độ dân trí
thấp của đồng bào dân tộc để tuyên truyền, lừa mỵ, lôi kéo, khống chế họ vào
đạo. Tập hợp lực lượng hình thành “Tin Lành Đêga”, tách những người theo đạo
Tin Lành là người dân tộc ra khỏi cộng đồng Tin Lành Việt Nam. Các thế lực thù
địch chủ trương “ xây dựng lực lượng rộng khắp nhằm nắm và khống chế quần
chúng, vô hiệu hoá hoạt động của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội chủ
yếu ở cơ sở, từng bước công khai hoá, hợp pháp hoá quốc tế hoá tổ chức “ Tin
Lành Đêga” và “Nhà nước Đêga độc lập” để kêu gọi nước ngoài can thiệp”. [24 98]
- Chia rẽ đoàn kết giữa Kinh - Thượng, kích động bạo loạn chống chính quyền:
Dưới chiêu bài đòi đất đai, đòi độc lập. “ vào Tin Lành Đêga không phải vì chúa mà để
lật đổ chính quyền của người Kinh, lấy lại đất đai chia cho người dân tộc” [3 - 7]. Người
Thượng phải thành lập “ Nhà nước Đêga” của người Tây Nguyên để cai trị người Tây
Nguyên. Bằng các thủ đoạn lừa bịp chúng đã lôi kéo được quần chúng tín đồ tham gia
vào hai cuộc biểu tình bạo loạn tháng 1/2001 và tháng 4/ 2004.
- Kích động tín đồ xây dựng nhà nguyện, vu cáo chính quyền địa phương
không tôn trọng tự do tín ngưỡng: Chúng xây dựng nhà nguyện trá hình, biến nhà
Rông thành nhà nguyện; thành lập ban chấp sự và tổ chức truyền đạo, kích động
quần chúng khiếu kiện đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự đã hiến cho Nhà nước. Nguy
hiểm hơn, các chức sắc Tin Lành đã tập hợp vàvu cáo Nhà nước ta vi phạm tự do
tín ngưỡng, đàn áp tôn giáo, gửi ra nước ngoài, gửi đoàn Bộ ngoại giao, Đoàn
Tổng lãnh sự Mỹ, Đoàn báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc, để gây sức ép
với ta và tranh thủ sự hỗ trợ của các thế lực thù địch quốc tế.
- Lợi dụng và những khó khăn ở cơ sở để chống đối việc thực hiện chính sách
của Đảng và Nhà nước: Sử dụng các phương tiện thông tin để vu cáo chế độ trên các
lĩnh vực như dân số, kế hoạch hoá gia đình, định canh định cư, xây dựng nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. “Việc học hành của người dân tộc không được



người Kinh quan tâm. Người Kinh vận động người dân tộc thực hiện kế hoạch hoá
gia đình, triệt sản là để người dân tộc tiệt giống nòi” [3 - 6].
- Phát tán tài liệu phản động để kích động chống đối chính quyền: kích
động thanh niên tham gia tổ chức “Tin Lành Đềga” xúi giục vượt biên trái phép
sang Mỹ để có cơ hội được “ học hành” được “ đào tạo nghề” và có “cuộc sống
sung sướng”… phục vụ âm mưu chống phá chế độ ta lâu dài, tạo ra làn sóng di cư
bất hợp pháp gây mất ổn định, lấy cớ vu cáo Việt Nam[57-30].
- Tìm cách chui vào hệ thống chính trị của ta để chống phá: đe doạ những người
tích cực, khống chế cán bộ, nhất là cán bộ ở cơ sở, thành lập các khung chính quyền
ngầm, lực lượng ngầm để khi có thời cơ là tiến hành cướp chính quyền. Năm 2000
chúng tổ chức chính quyền khu 5 (của FULRO cũ ) ở huyện Chư Pông / Gia Lai,
mở đại hội thành lập hội “ Người Khơ Me thượng” và tổ chức hội thảo về xây
dựng “ Nước Đêga độc lập” ở Keo sơ ma / Mun đun ki ri / Căm Pu Chia. Từ đầu
năm 2008 đến nay tại Gia Lai chúng đã xây dựng 5 khung cấp vùng, 35 khung
cấp xã, 52 khung cấp thôn với 423 tên. Chúng đã hình thành ban lãnh đạo “ Tin
Lành Đêga” cấp tỉnh, 22 hội thánh khu vực, 200 tên khung chấp sự buôn, làng
với 106 tên cầm đầu cấp tỉnh, huyện.
- Lợi dụng những người có uy tín trong các dân tộc và các phần tử thoái hoá
biến chất để chống phá ta. Chúng tìm cách mua chuộc, lôi kéo đội ngũ già làng
trưởng bản, trưởng dòng họ, dựa vào uy tín của họ để tuyên truyền phát triển
đạo, khống chế quần chúng, kích động quần chúng chống đối chính quyền. Lợi
dụng những kẻ thoái hoá biến chất để viết các tài liệu xuyên tạc đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, tôn giáo, tiếp tay
cho các hoạt động chống phá cách mạng của chúng.
- Thông qua con đường du lịch để móc nối lực lượng chống phá: Một số phần
tử thù địch lưu vong trở về Tây Nguyên, gặp gỡ, móc nối với các cơ sở cũ, lôi kéo số
này cộng tác với chúng, hay tìm cách gây dựng các cơ sở mới, nhằm phát triển tổ chức,
lực lượng. Dưới danh nghĩa du lịch, số này không chỉ chuyển giao tiền, hàng, phương



tiện cho hoạt động cho các đối tượng ở Tây Nguyên, mà còn gặp gỡ các cốt cán, cơ sở
cũ để tổ chức lực lượng, phát triển Tin Lành ở Tây Nguyên.
- Tích cực hỗ trợ tài chính cho bọn FULRO trong nước hoạt động. Từ
đầu năm 2008 đến nay ta phát hiện có 147 đối tượng ở nước ngoài ( chủ yếu là
Mỹ) gửi tiền về cho FULRO trong nội địa, có 4.027 lượt gửi tiền với tổng số
1.480.427 USD; 1,3 Tỷ đồng Việt Nam.
- Lợi dụng quan hệ quốc tế để chống phá ta: kể từ khi bình thường hoá quan
hệ với Việt Nam, Mỹ đặc biệt quan tâm đến vấn đề người Thượng và Đạo Tin Lành
ở Tây Nguyên. Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Jullia đã từng khẳng định: Vấn đề người
Thượng ở Tây Nguyên được ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động ngoại giao của
Mỹ ở Việt Nam. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Rorth đã từng tuyên bố trước Uỷ ban đối
ngoại Mỹ là phải tiếp tục gây sức ép với chính phủ Việt Nam để có “đối xử thoả
đáng với người Thượng”. Ngày 13/ 1/ 2003 Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành phố Hồ
Chí Minh YaMauChi đã gửi cho Đại sứ Mỹ Bơngát bản báo cáo về “Thực trạng
tình hình người thiểu số tại Tây Nguyên”, vu cáo Việt Nam vi phạm “ nhân
quyền” phân biệt đối xử, và bắt giam những người mới từ Căm Pu Chia hồi hương; đòi đưa vấn đề “Tin Lành Đêga” ra công luận quốc tế. Sau bạo loạn chính
trị 4/ 2004, Mỹ sử dụng tổ chức “Quan sát nhân quyền thế giới” (HRW) ra báo
cáo vu cáo “Việt Nam vẫn đàn áp người thiểu số Tây Nguyên buộc họ phải chạy
sang Căm Pu Chia” và yêu cầu chính phủ Căm Pu Chia hợp tác với UNHCR
(Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn) thực hiện đầy đủ công ước quốc tế về
người tỵ nạn. Phối hợp với UNHCR và các tổ chức quốc tế NGO tổ chức đưa
đón người dân tộc thiểu số Tây Nguyên trốn sang Cam pu chia, ép buộc Căm Pu
Chia cho tái lập “ trại tỵ nạn” đông bắc Căm Pu Chia. Duy trì “Trại tạm cư ” ở
Phnôm Pênh, Căm Pu Chia, âm mưu hình thành “ Nhà nước Đêga” ở sát biên
giới Tây Nguyên; xây dựng căn cứ cho FULRO, cho “Tin Lành Đêga” làm bàn
đạp chống phá cách mạng Việt Nam, chuyển địa điểm phỏng vấn số người
Thượng trốn sang Cam Pu Chia từ Phnômpênh về Lãnh sự quán Mỹ tại thành
phố Hồ Chí Minh [36 -1; 5]. Ngày 02/ 5/ 2007 Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị

quyết HROS – 243 Đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách “ các quốc gia cần đặc


biệt quan tâm về tôn giáo” công khai can thiệp gây sức ép đối với Việt Nam,
dành 12 triệu USD để thúc đẩy “ dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo” ở Việt
Nam. Tiếp tục nuôi dưỡng bọn phản động trong " Tin Lành Đêga" và lực lượng
FULRO. Chi 02 triệu Đôla cho hoạt động của Mỹ tại Tây Nguyên nhằm “giải
quyết các nhu cầu cấp thiết cho cộng đồng và cá nhân”. Công khai thúc đẩy Việt
Nam cho các NGO của Mỹ ở Tây Nguyên thực hiện kế hoạch này.
1.2. Tính cấp bách, nhiệm vụ của quân đội tham gia đấu tranh chống
hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin Lành trên địa bàn Tây
Nguyên hiện nay
* Quan niệm về quân đội tham gia đấu tranh chống hoạt động của các thế
lực thù địch lợi dụng đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay
Quân đội tham gia đấu tranh chống hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng
đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên : Là tổng hợp các hoạt động của các đơn vị và
quân nhân, dưới sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ với hệ thống chính
trị và nhân dân, sử dụng tổng hợp các cách thức, biện pháp, kịp thời phát hiện và đánh
bại mọi âm mưu thủ đoạn của địch chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại
thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa; góp phần giữ vững ổn định chính trị, xây
dựng Tây Nguyên vững mạnh về chính trị, kinh tế, văn hoá và an ninh- quốc phòng,
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mục đích quân đội tham gia đấu tranh chống hoạt động lợi dụng Đạo Tin
Lành là chủ động phát hiện, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động lừa mỵ,
lôi kéo, khống chế, kích động, quần chúng tín đồ Tin Lành gây rối chính trị, biểu
tình bạo loạn cướp chính quyền của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính
trị trên địa bàn Tây Nguyên, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn ven
lãnh thổ của Tổ quốc.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ quân sự Trung ương và Bộ Quốc
phòng, các đơn vị quân đội trực tiếp tham gia đấu tranh chống hoạt động lợi dụng

Đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên là bộ đội chủ lực Quân đoàn 3, Trung đoàn
368, Trung đoàn 280, Sư đoàn 2 quân khu 5; các đơn vị làm kinh tế kết hợp quốc


phòng Binh đoàn 15, Binh đoàn 16; bộ đội địa phương và bộ đội Biên phòng các tỉnh
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Lực lượng Quân đội tham gia đấu tranh chống hoạt động của các thế lực thù
địch lợi dụng đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp,
tuyệt đối về mọi mặt của tổ chức Đảng; sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền; hoạt
động phối hợp với các ngành chức năng và các tổ chức đoàn thể nhân dân địa
phương.
1.2.1. Tính cấp bách của việc quân đội tham gia đấu tranh hoạt động của các
thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay
- Quân đội tham gia đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo của các
thế lực thù địch là một nội dung quan trọng, nóng bỏng và hết sức phức tạp của cuộc
đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi các tôn giáo đều bình đẳng, vừa trân trọng
những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo, vừa đấu tranh kiên quyết với những
phần tử lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng. Trong bài “ Những lời thắm
thiết” trên báo Nhân dân ngày 27 /1 / 1955 Hồ Chí Minh viết: “Nếu giáo hội
có những người làm tay sai cho đế quốc xâm lược thì bất kỳ những người đó ở
tôn giáo cũng phải chịu pháp luật trừng trị. Không vì trừng trị bọn phản động mà
Chính phủ can thiệp đến tín ngưỡng tự do” [33 – tr 295]. Hiến pháp Nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình
đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo được pháp
luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng
tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước [27 - 392].
Mục tiêu cao nhất của Đảng Nhà nước ta là không ngừng phấn đấu nâng cao

đời sống vật chất tinh thần cho mọi thành viên trong xã hội. Chừng nào tín
ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, là nơi gửi
gắm ước mơ và niềm tin của đồng bào có đạo, chừng đó quyền tự do tín ngưỡng


còn phải được tuyệt đối tôn trọng. Vì vậy, quyền tự do tín ngưỡng của tín đồ tôn
giáo phải được tôn trọng trên thực tế và phải được pháp luật hoá; mặt khác, phải
kiên quyết trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo để gây mất ổn định đời sống chính
trị, cuộc sống hoà bình của nhân dân lao động, tạo điều kiện và tiếp tay cho kẻ thù
bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của dân tộc, của quốc gia. Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X nêu rõ: “ Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của
khối đại đoàn kết dân tộc.… Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng
bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo... đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê
tín dị đoan các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích
chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân” [18 - tr122 ].
Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
diễn ra trong bối cảnh đời sống chính trị thế giới đang có những biến đổi to lớn,
mau lẹ. Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn
giáo đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới tác động làm cho quan hệ tôn giáo ở
nước ta ngày càng phức tạp. Các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động lợi dụng
tôn giáo để chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Với phương châm “
hợp tác và chuyển hoá”, Mỹ đang triển khai nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, xảo quyệt
hơn chống phá Việt Nam. Tăng cường sử dụng chiêu bài “tự do tôn giáo”, thông
qua các đạo luật mang tính pháp lý nhằm lợi dụng vấn đề tôn giáo để hoạt động can
thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Uỷ ban quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ đã
thông qua “Nghị quyết liên viện HR 178” vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; Tháng 5/ 2007 Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết
HROS – 243 đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách “ các quốc gia cần đặc biệt quan
tâm về tôn giáo” công khai dành 12 triệu USD để thúc đẩy “ dân chủ, nhân quyền
và tự do tôn giáo” ở Việt Nam. Từ ngày 21/ 10 đến ngày 3/ 11/ 2007 Uỷ ban tự do

tôn giáo quốc tế của Mỹ cử một phái đoàn đến tìm hiểu tình hình sinh hoạt tôn giáo
tại Việt Nam hòng tìm ra chứng cớ để vu cáo, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt
Nam; Hỗ trợ, kích động và chỉ đạo các đối tượng cực đoan, phản động tôn giáo trong
nước phát triển lực lượng và tổ chức các hoạt động chống đối. Trong thời gian qua ở


Việt Nam xuất hiện nhiều “điểm nóng” về vấn đề tôn giáo, các hoạt động lợi dụng tôn
giáo để chống đối chính quyền, chống đối chế độ với tính chất ngày càng phức tạp.
Chúng ta có đủ bằng chứng khẳng định đằng sau các sự kiện đó có bàn tay chỉ đạo, hỗ
trợ tích cực của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Đấu tranh làm thất bại các
âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng vấn đề tôn giáo hòng can thiệp vào công
việc nội bộ, xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính
trị của đất nước thực sự là một một nội dung thường xuyên, cấp bách của cuộc đấu
tranh giai cấp ở nước ta hiện nay. Đây là trách nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong đó quân đội là một lực lượng quan trọng.
- Các thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin Lành như một công cụ lợi hại để
giành giật quần chúng, đấu tranh lâu dài với ta trên địa bàn Tây Nguyên.
Ở Tây Nguyên đạo Tin Lành là có quá trình du nhập, phát triển gắn liền với
mưu đồ của Mỹ và hiện nay có ảnh hưởng lớn nhất trong đồng bào các dân tộc
thiểu số. Do điều kiện địa lý: đất rộng, người thưa, địa hình hiểm trở, đường biên
giới dài, tiếp xúc với nhiều quốc gia có chế độ chính trị khác nhau nên nơi đây
cũng là địa bàn chúng có điều kiện xâm nhập nhất, cả bằng đường công khai và
bí mật. Tây Nguyên cũng là địa bàn mà các thế lực thù địch còn có nhiều hậu
thuẫn, cơ sở để lợi dụng như: hàng chục vạn tên nguỵ quân, nguỵ quyền, FULFO
cũ, hàng ngàn tên phản động lưu vong đang ở bên ngoài lãnh thổ, đời sống của
nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn, hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới trong một thời gian dài còn nhiều yếu kém,
quan hệ giữa các dân tộc còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Triệt để lợi dụng
những vấn đề trên, các thế lực thù địch ra sức khơi dậy mối thù hằn dân tộc, lôi
kéo tín đồ, giành giật quần chúng, tập dượt đấu tranh với chính quyền, tiến hành

bạo loạn khi có thời cơ. Tổ chức lực lượng, xây dựng cơ sở ngầm để đấu tranh
lâu dài với ta. Kết hợp tuyên truyền phát triển đạo gắn với kích động khơi dậy
mâu thuẫn dân tộc; tuyên truyền tư tưởng dân tộc hẹp hòi và hướng đến thành
lập một "Nhà nước Đêga độc lập" nhằm tác động đến tinh thần của một bộ
phận đồng bào các dân tộc thiểu số. Thực hiện phương châm “Nói một lần


không tin, nói ngàn lần phải tin” những nhà truyền đạo đã rất chú ý nghiên
cứu phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, chi phối và điều khiển
người có uy tín như già làng, trưởng bản, trí thức là người dân tộc thiểu số, để
hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo. Các mục sư, các nhà truyền đạo, chấp sự,
tín đồ nòng cốt ở trong nước, cũng như tại chỗ, hoạt động truyền đạo kiên trì,
khôn khéo, bám sát tín đồ, chịu khó đi đến các vùng sâu, vùng xa, vùng biên
giới và có nội dung phương pháp phù hợp đối với từng dân tộc; chúng dùng
cả cách lừa mỵ, đe doạ cưỡng ép, để tuyên truyền, lôi kéo quần chúng theo
đạo. Bên cạnh đó chúng sử dụng các đài phát thanh từ nước ngoài (đài phát
thanh Đêga ở Rôma, đài Nguồn sống, Châu Á tự do…) các trung tâm Tin
Lành ở đồng bằng hướng dẫn truyền đạo và phát triển tín đồ nhằm tranh giành
ảnh hưởng và nắm lấy quần chúng, tạo ra lực lượng chính trị đối trọng với
chính quyền cách mạng trên địa bàn Tây Nguyên.
Thông qua nhiều con đường, nhiều biện pháp khác nhau những đối tượng
cực đoan núp dưới danh nghĩa “ mục sư”, “ tình nguyện viên” đi sâu vào nội bộ
quần chúng các dân tộc thiểu số, thông qua rao, giảng đạo, đẩy mạnh các hoạt
động ly khai với Hội Thánh Tin Lành, tiến hành lập các ban chấp sự “Tin Lành
Đêga” bất hợp pháp từ huyện đến xã, thôn, buôn núp bóng các ban chấp sự này để
thành lập các “khung chính quyền ngầm”, khôi phục các nhóm phản động cũ,
gây dựng lực lượng chống lại chính quyền, viết các tài liệu vu cáo “Việt Nam
đàn áp tôn giáo”, “ngăn cản, đàn áp người dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành”.
Hàng tháng thông tin cho nhau tình hình của Hội và theo dõi đối sách của chính
quyền để đối phó, đồng thời thường xuyên quan hệ với các hội thánh Tin Lành ở Đà

Nẵng, Gia Lai, Khánh Hoà, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, để được cung cấp
kinh thánh, tài liệu ấn phẩm. Bọn chúng còn soạn thảo sớ điệp, phiên dịch kinh tân
ước ra tiếng mẹ đẻ để phục vụ cho việc truyền đạo, in ấn kinh thánh bằng tiếng dân
tộc thiểu số để phục vụ cho quá trình truyền đạo vào vùng dân tộc thiểu số, thông qua
các hoạt động có tính chất văn hoá – xã hội như dạy hát, dạy ngoại ngữ, dạy nhạc,
thông qua các mối quan hệ có tính chất gia đình, họ hàng, thông gia, với các làng lân


cận để truyền đạo. Từ đầu năm 2008 đến nay các thế lực thù địch tiếp tục tạo dựng
những “điểm nóng” để tạo cớ can thiệp, kích động ly khai. Tập trung xây dựng lực
lượng FULRO, kết hợp chặt chẽ việc chỉ đạo từ bên ngoài và xây dựng lực lượng bên
trong để chống phá ta. Tháng 4/ 2008 chúng chỉ đạo lực lượng trong nước tổ chức
kích động quần chúng gây rối chính trị đòi “ giải phóng, tự do, đòi đất Đềga”, “ trả lại
đất cho đồng bào, thả người đi tù, cho phép tự do tôn giáo” “ yêu cầu Bộ đội, Công
an rời khỏi làng” “ cho phép Tin Lành Đềga hoạt động” tại 3 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk,
Phú Yên. Hiện nay hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành của các thế lực thù địch ngày
càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường trước được, đe doạ nghiêm trọng an
ninh chính trị và công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống lao động
hoà bình của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên và độc lập chủ quyền của Tổ quốc.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới: “ giữ vững an ninh nội địa; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong nội
bộ nhân dân; xây dựng thế trận lòng dân làm nền tảng phát huy sức mạnh của
toàn dân tộc, trong đó quân đội và công an nhân dân làm nòng cốt. Kiên quyết
làm thất bại âm mưu và thủ đoạn diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ” [21 -109].
Quân đội nhân dân Việt Nam là công cụ bạo lực của nhà nước xã hội chủ nghĩa,
là lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trước các
hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên gia tăng theo chiều
hướng chuyển dần đấu tranh chính trị thành bạo loạn lật đổ, thì việc quân đội
tham gia đấu tranh chống các hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo, trong đó có đạo Tin Lành chống phá cách mạng là yêu cầu cấp

bách hiện nay để giữ vững ổn định chính trị – xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Thực tiễn của công tác tôn giáo đối với Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên thời
gian qua.
Từ thập niên 80 trở lại đây đạo Tin Lành Tây Nguyên bắt đầu có sự chuyển
biến phức tạp, được các thế lực bên ngoài nuôi dưỡng, đạo Tin Lành đã trỗi dậy
và phát triển mạnh mẽ có sự tăng đột biến về số lượng tín đồ, mục sư, truyền


đạo, đặc biệt là trong vùng đồ bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng căn
cứ cách mạng cũ. Trong khi đó đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở Tây
Nguyên nhất là ở cấp cơ sở vừa thiếu, vừa yếu, vừa không có chuyên môn chủ
yếu là kiêm nhiệm. Lực lượng cơ sở chính trị và cốt cán trong quần chúng các dân
tộc đã và đang theo đạo Tin Lành ta có điều kiện tập hợp nhưng thời gian qua chúng
ta chưa chú trọng bảo vệ, xây dựng mới và phát huy lực lượng này rất hạn chế. Chủ
trương và đối sách của ta đối với đạo Tin Lành có khi chưa phù hợp, mà còn đánh cả
vào cơ sở cốt cán của ta trong đạo Tin Lành. Tình trạng “mỏng, yếu” thậm chí “ trắng
cơ sở cốt cán” của ta trong nội bộ Tin Lành còn là khó khăn lâu dài, lớn nhất trong
công tác Tôn giáo đối với đạo Tin Lành ở Tây Nguyên. Bộ máy chính quyền, đoàn
thể ở cơ sở, trực tiếp ở các buôn, làng yếu, hiệu lực kém, năng lực cán bộ hạn chế,
điều hành kinh tế xã hội có nhiều khó khăn. Khi đối mặt với những vấn đề phức tạp
về an ninh chính trị còn lúng túng, có nơi còn bất lực, né tránh. Các tổ chức Mặt trận,
đoàn thể có đội ngũ cán bộ đông nhưng hoạt động cầm chừng, thụ động nặng về hình
thức; chưa thực sự gần dân, chưa chăm lo xây dựng thực lực chính trị và đội ngũ cốt
cán trong quần chúng, nên thiếu tai mắt tin cậy trong quần chúng ở các buôn làng để
có thể giúp Đảng, chính quyền chủ động ứng phó mọi tình huống. Tệ quan liêu xa
dân và các hiện tượng tiêu cực làm cho một bộ phận quần chúng dao động, thậm chí
mất lòng tin vào Đảng, vào chính quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặc dù đã có
kết luận của Ban chỉ đạo Tây Nguyên (6/ 2003) đối với Tin Lành Tây Nguyên, nhất
là đối với “ Tin Lành Đêga” nhưng nhận định, đánh giá tình hình, chủ trương, biện

pháp xử lý đối với các hoạt động của đạo Tin Lành ở các địa phương trên địa bàn
Tây Nguyên chưa thống nhất, thiếu cụ thể, chưa phù hợp với đặc điểm của từng
vùng, từng đối tượng. Nhận thức trong nội bộ có nơi chưa thống nhất, còn định kiến,
sợ bình thường hoá Tin Lành sẽ làm phức tạp thêm tình hình an ninh, phương pháp
xử lý đối với bộ phận đồng bào bị lôi kéo theo “Tin Lành Đêga” nay muốn quay lại
hội thánh Tin Lành Việt Nam còn lúng túng, chưa thống nhất. Ở Tây Nguyên đã
từng bước cho phép Tin Lành phục hồi sinh hoạt, nhóm lễ ở một số nhà thờ,
bước đầu tiếp xúc vận động một số mục sư truyền đạo, chấp sự cũ hành đạo


theo đúng pháp luật. Tuy nhiên công tác quản lý với Tin Lành vẫn còn buông
lỏng, việc nắm tình hình "Tin Lành Đêga" và hoạt động của bọn FULRO ở buôn làng
chưa tốt, chưa phát hiện truy bắt bọn lẩn trốn triệt để, đấu tranh bóc gỡ cơ sở ngầm
còn chưa hiệu quả, vẫn còn có chỗ cho bọn phản động bám vào gây dựng cơ sở
khống chế quần chúng; lôi kéo tín đồ vào “Tin Lành Đêga”; tìm mọi cách để quốc tế
hoá vấn đề Tây Nguyên, tạo cớ cho bên ngoài can thiệp; nhen nhóm hình thành các tổ
chức vũ trang, kết hợp với bọn bên ngoài xâm nhập về tiến hành khủng bố, gây nổ và
khi bạo loạn chính trị thì kết hợp vũ trang. Một bộ phận đồng bào tín đồ Tin Lành
người dân tộc thiểu số còn nhận thức lệch lạc, mơ hồ về “Nhà nước Đêga”; một số bị
ảnh hưởng tư tưởng ly khai, tự trị, biểu hiện dân tộc hẹp hòi, cực đoan, kỳ thị dân tộc,
chia rẽ Kinh - Thượng, che dấu, tiếp tế cho bọn FULRO, nổi lên là một số thanh niên
coi thường pháp luật, khiêu kích, manh động bị kẻ xấu lôi kéo tham gia tụ tập đông
người gây áp lực với chính quyền ở nhiều nơi thuộc các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nông, Lâm Đồng.
Nhiệm vụ của cuộc đấu tranh chống hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành ở Tây
Nguyên hiện nay được Ban chỉ đạo Tây Nguyên xác định: Tiếp tục truy quét, bóc
gỡ các sơ sở của bọn phản động FULRO, " Tin Lành Đêga" không để hình thành
các tổ chức chính quyền ngầm của địch, ngăn chặn biểu tình, giữ vững ổn định
chính trị. Ban chỉ đạo Tây Nguyên cũng chỉ rõ: Lực lượng quân đội, công an làm
nòng cốt nắm chắc tình hình âm mưu của bọn phản động để chủ động truy quét bóc

gỡ nhất là số cầm đầu, bọn FULRO đang lẩn trốn và cơ sở ngầm, số cầm đầu đường
dây tổ chức vượt biên, cầm đầu đội lốt Tin Lành… làm vô hiệu hoá hoạt động của
chúng, ngăn chặn việc hình thành tổ chức bên trong, ngăn chặn âm mưu kích động
quần chúng biểu tình vượt biên gây nổ. Cùng với đảng bộ, chính quyền và nhân dân
các dân tộc Tây Nguyên đấu tranh đánh bại hoạt động của các thế lực thù địch giữ
cho Tây Nguyên yên ổn và phát triển, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của các
đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn chiến lược của Tổ quốc.


- Tham gia đấu tranh chống hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành là thực hiện
chức năng đội quân công tác của quân đội trong tình hình mới.
Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khoá IX
về công tác tôn giáo xác định: Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội, các cấp các ngành, các địa bàn. làm tốt công tác tôn giáo là
trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do đảng lãnh đạo. Quân đội nhân dân
Việt Nam là một lực lượng trong hệ thống chính trị phải có trách nhiệm làm tốt
công tác tôn giáo trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đảng uỷ quân sự Trung ương xác
định: Công tác tôn giáo “ là một nhiệm vụ chính trị của quân đội”. Nội dung cốt
lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Nên công tác tôn giáo
phải là một mặt công tác cơ bản, thường xuyên của các cấp uỷ, chỉ huy ở tất cả
các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam “ trọng tâm công tác tôn giáo của
quân đội là làm tốt công tác tuyên truyền vận động quần chúng ở đơn vị và công
tác dân vận ở vùng đồng bào tôn giáo, góp phần làm thất bại âm mưu lợi dụng
tôn giáo của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị – xã hội , xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.[23] Vận động quần chúng là
thực hiện chức năng đội quân công tác của quân đội trong tình hình mới, một
phương thức tác chiến có hiệu quả đấu tranh làm thất bại những âm mưu thủ
đoạn lợi dụng Đạo Tin Lành của các thế lực thù địch trên địa bàn Tây Nguyên
hiện nay. Công tác vận động quần chúng tín đồ Tin Lành của quân đội nhằm

từng bước nâng cao giác ngộ chính trị để tín đồ hiểu và không nghe theo, tin theo
những thủ đoạn tuyên truyền lừa bịp của các thế lực thù địch, thu hút họ tích cực
tham gia các đoàn thể cách mạng, không để cho họ bị lôi kéo vào các hội đoàn
có tính chất chính trị phản động để thực hiện các mưu đồ chính trị đen tối của
các thế lực thù địch. Muốn đấu tranh có hiệu quả với mưu đồ của địch, chúng ta
phải nắm được quần chúng tín đồ Tin Lành, phải tranh thủ được sự đồng tình
ủng hộ của họ và quan trọng hơn phải tổ chức họ trực tiếp tham gia vào cuộc đấu
tranh đó, động viên họ tích cực tham gia vào các phong trào cách mạng của địa
phương. Khi chúng ta đã nắm được tín đồ, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ


của họ thì ta đã làm mất chỗ dựa, mất cơ sở hậu thuẫn quan trọng cho những
hoạt động chống đối của các thế lực thù địch. Chính quần chúng tín đồ sẽ cung
cấp cho chúng ta những thông tin về hoạt động của các thế lực thù địch một cách
đầy đủ, chính xác, kịp thời, tạo điều kiện cho ta luôn chủ động trong đấu tranh.
Quần chúng tín đồ còn là điểm tựa hậu thuẫn cho ta trong cuộc đấu tranh với các
thế lực thù địch, nhất là số mục sư, truyền đạo, thầy giảng, giáo phu Tin Lành có
hoạt động chống phá cách mạng. Điều quan trọng trong công tác vận động, tổ
chức quần chúng tín đồ Tin Lành đấu tranh với địch là phải thuyết phục được
các mục sư, truyền đạo, chấp sự Tin Lành, tham gia vào đấu tranh với hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch và thuyết phục quần chúng. Bởi vì, đối với
các mục sư, truyền đạo, chấp sự số đông vẫn có tinh thần dân tộc, gắn bó với dân
tộc. Vận động các mục sư, truyền đạo nhằm lôi kéo số đông quần chúng về với
cách mạng, dân tộc, tạo điều kiện cô lập vô hiệu hoá và đấu tranh với các phần tử
ngoan cố chống đối chính quyền cách mạng. Để làm được điều đó chúng ta phải tăng
cường công tác giáo dục quần chúng, quan tâm giải quyết những nhu cầu chính đáng
của họ cả về đời sống vật chất và tinh thần để họ tìm thấy hạnh phúc thật trong cuộc
sống, động viên quần chúng tín đồ Tin Lành thực hiện nghĩa vụ đối với dân tộc, Tổ
quốc.
Quân đội làm công tác vận động quần chúng tín đồ đạo Tin Lành là một

phương thức tác chiến, một mũi tiến công chính trị có hiệu quả vừa có tính phòng
ngừa vừa mang tính chất tấn công địch toàn diện, góp phần phòng chống thắng
lợi chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, góp
phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Thực tiễn cho thấy công tác vận động,
giáo dục thuyết phục, quần chúng tín đồ Tin Lành không chỉ là công tác có ý
nghĩa chiến lược mà còn là nhiệm vụ chính trị cấp bách, lâu dài của quân đội góp
phần to lớn vào thắng lợi của cuộc đấu tranh chống hoạt động lợi dụng đạo Tin
Lành trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay.
1.2.3. Nhiệm vụ của quân đội trong tham gia đấu tranh chống hoạt động
của các thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay


Hiện nay, cũng như nhiều năm tới âm mưu của các thế lực thù địch đối với
Việt Nam và Tây Nguyên vẫn không thay đổi. Thủ đoạn chống phá của chúng
ngày càng tinh vi hơn, xảo quyệt và nguy hiểm hơn. Đấu tranh chống hoạt động
lợi dụng Đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên, là cuộc đấu tranh lâu dài, phức
tạp. Nội dung của cuộc đấu tranh này diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế –
chính trị; văn hoá- xã hội; an ninh- quốc phòng. Quân đội tham gia đấu tranh
chống hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin Lành trên địa bàn Tây
Nguyên có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Trực tiếp vận động, tổ chức quần chúng đấu tranh chính trị vạch trần âm
mưu thủ đoạn lợi dụng đạo Tin Lành của các thế lực thù địch.
Các đội công tác cơ sở, các cơ quan chính trị của Quân đội, cán bộ, chiến sỹ
làm công tác dân vận, trực tiếp tuyên truyền quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng để nâng cao giác ngộ chính trị tạo sự nhất trí chính trị - tinh thần trong nhân
dân, làm cho đồng bào tín đồ Tin Lành vững tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi
mới do Đảng ta lãnh đạo. Phổ biến, giáo dục pháp luật, giúp đồng bào hiểu đúng và
làm tròn nghĩa vụ công dân. Động viên nhân dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ
sở, tham gia các hoạt động tôn giáo đúng pháp luật, thực hiện bình “sống và làm
việc theo hiến pháp và pháp luật”. Tổ chức đồng bào tín đồ Tin Lành đấu tranh

vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
lợi dụng đạo Tin Lành để chống phá cách mạng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân;
làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại của địch, thực hiện các chủ trương,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở địa phương,
góp phần đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, xây dựng Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp.
- Tham gia phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho dồng
bào các dân tộc, cơ sở vững chắc để chống sự xuyên tạc, lợi dụng của kẻ thù.
Quân đội có khả năng, điều kiện tham mưu và trực tiếp cùng với cấp uỷ,
chính quyền địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, vận động nhân dân thực hiện chủ trương


định canh định cư; trực tiếp giúp đỡ nhân dân về giống, vốn, kỹ thuật sản xuất.
Thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các công trình điện,
đường, trường học, trạm xá, nhà trẻ, chăm sóc sức khoẻ, dạy chữ cho đồng bào,
giúp đõ nhân dân xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nhà Rông, nhà dài văn hoá, bảo
tồn những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc chống lại những hành vi
phá hoại những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể lâu đời của các dân tộc Tây
Nguyên. Các binh đoàn làm kinh tế sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, triển
khai thực hiện có hiệu quả các dự án cấp nhà nước, giải quyết tốt mối quan hệ
giữa các lợi ích kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh - quốc phòng. Phối hợp với
địa phương ưu tiên giao đất, khoán vườn và tiếp nhận con em đồng bào các dân
tộc vào lao động sản xuất trong các đội sản xuất của các công ty trên địa bàn.
Bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao
động là dân tộc thiểu số và theo đạo. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, có tính
chất quyết định hàng đầu đến hiệu quả thắng lợi của công tác đấu tranh chống
hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành của các thế lực thù địch.
- Tham gia cùng với các cấp, các ngành, các địa phương xây dựng cơ sở chính trị vững
mạnh đủ sức miễn dịch với mọi âm mưu thủ đoạn lợi dụng đạo Tin Lành của kẻ thù.

Đứng chân trên địa bàn đặc biệt quan trọng của Tổ quốc, các đơn vị
quân đội phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và tham gia xây dựng cơ sở chính
trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số vững mạnh. Trước hết là tham gia xây
dựng hệ thống chính trị, giúp đỡ chính quyền các địa phương xây dựng, nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác của tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn
thể quần chúng Mặt trận Tổ quốc; Hội nông dân; Hội cựu chiến binh; Hội
phụ nữ…Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương lựa chọn nguồn bồi
dưỡng cán bộ kế cận là người dân tộc thiểu số. Xây dựng, nâng cao chất
lượng chính trị của dân quân tự vệ, dự bị động viên, bảo đảm đủ mạnh và đủ
tin cậy để bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền. Cùng với chính quyền các địa
phương thực hiện tốt các phong trào xã hội “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá” “toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở thôn, buôn, xã,


huyện có nhiều tín đồ Tin Lành là người dân tộc thiểu số. Tham mưu cho Cấp
uỷ, chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các
hoạt động của Tin Lành, chỉ đạo công tác nắm tín đồ, chức sắc Tin Lành ở
những địa bàn trọng yếu về chính trị, những địa bàn có nhiều vấn đề phức tạp,
có khả năng xảy ra gây rối chính trị. Đề xuất với cấp uỷ chính quyền địa
phương giải pháp cụ thể chỉ đạo các ngành, các cơ quan chức năng, các cấp
phối hợp đấu tranh chống hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành của các thế lực thù
địch ở các địa bàn trọng điểm. Đấu tranh với những chức sắc có hoạt động vi
phạm pháp luật, những đối tượng phản động, ngoan cố quá khích, tham gia
giải quyết các “điểm nóng” về hoạt động của Tin Lành, giữ vững ổn định
chính trị – xã hội ở các vùng tín đồ Tin Lành. Quân đội phối hợp chặt chẽ với
chính quyền, với các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn đóng quân
để phát động quần chúng đấu tranh chính trị vạch trần âm mưu thủ đoạn của
địch, phát huy sức mạnh đoàn kết, yêu nước trong mọi tầng lớp nhân dân, xây
dựng phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh chính trị .
- Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.

Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch diễn ra ngày càng quyết liệt
và thâm độc. Chúng đấu tranh với ta từng bước một, từ thấp đến cao, từ biểu
tình “ đòi đất” “đòi bình đẳng” gây mất ổn định chính trị, xã hội, an ninh, quốc
phòng đến bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang nhằm lật đổ chính quyền cách
mạng, thành lập chính quyền của“ Nhà nước Đêga”, hợp pháp hoá “ Nhà nước
Đêga độc lập”. Khi có điều kiện thuận lợi sẽ kêu gọi sự can thiệp quân sự của
nước ngoài để đưa bộ máy của “ Nhà nước Đêga độc lập” lưu vong từ Mỹ về
đứng chân hoạt động tại Tây nguyên. Nhiệm vụ của các đơn vị quân đội phải nắm
vững các hoạt động chống phá của địch, xây dựng và luyện tập, diễn tập thuần
thục các phương án đánh địch trên không trên bộ, trên biển trong nội địa và cả
ngoài biên giới khi có sự can thiệp vũ trang từ bên ngoài; các phương án phòng
chống “biểu tình bạo loạn” trong nội địa kết hợp với can thiệp vũ trang từ bên
ngoài. Sẵn sàng cùng với chính quyền dập tắt các cuộc “ bạo loạn chính trị và bạo


loạn vũ trang”. Các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương
phải là lực lượng chủ yếu để giải quyết đúng đắn các tình huống trên không, trên
biển, biên giới, nội địa, không để bị bất ngờ, bị động. Các đơn vị quân đội là lực
lượng nòng cốt để xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng an ninh vững
mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc nếu chiến tranh xảy ra.
*

*
*

Tây nguyên sau 30 năm giải phóng đã có những bước phát triển mạnh mẽ
về kinh tế-xã hội, nhưng các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ tham vọng “giành
dân, giành địa bàn” với Đảng cộng sản biến vùng đất này thành một “Quốc gia
tự trị”, tách Tây Nguyên ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt
Nam. Tham gia cùng với chính quyền địa phương, các ngành chức năng đấu

tranh chống hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành là vấn đề còn nhiều mới mẻ quân
đội ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác này, nhưng đây là một nhiệm vụ
cấp bách lâu dài đối với các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây Nguyên, nhằm
thực hiện thắng lợi chính sách tôn giáo của Đảng Nhà nước, xây dựng thế trận
quốc phòng- an ninh vững mạnh, chuẩn bị chiến trường tác chiến cho lực lượng
vũ trang trên địa bàn chiến lược trọng yếu của tổ quốc nếu chiến tranh bảo vệ tổ
quốc xảy ra trong tương lai.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUÂN ĐỘI THAM GIA ĐẤU TRANH CHỐNG HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG ĐẠO TIN LÀNH
TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2.1. Thực trạng Quân đội tham gia đấu tranh chống hoạt động của các
thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên trong thời
gian qua
Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ quốc phòng, các đơn vị quân đội trên địa
bàn Tây Nguyên đã tham gia có hiệu quả vào công tác đấu tranh với hoạt động
của các thế lực thù địch lợi dụng Đạo Tin Lành chống phá cách mạng và đã thu


được nhiều kết quả trên lĩnh vực này. Góp phần quan trọng vào việc tăng cường,
củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh
tế – văn hoá- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên.
2.1.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
* Kết quả quân đội tham gia đấu tranh chống hoạt động của các thế lực thù
địch lợi dụng đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên trong thời gian qua
- Làm tốt công tác vận động, tổ chức quần chúng đấu tranh chính trị vạch trần
âm mưu thủ đoạn lợi dụng đạo Tin Lành của các thế lực thù địch.
Các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây Nguyên đã quán triệt, kịp thời và tích cực
triển khai thực hiện Nghị quyết TW 8b (khoá VI) chỉ thị 137 của ĐUQS TW, Chỉ
thị 127 của TCCT về tăng cường công tác dân vận trong tình hình mới, chỉ thị

58/CP của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững
mạnh; NQTW5 khoá IX về nâng cao chất lượng của HTCT cơ sở xã, phường, NQ
TW7 (phần 2) khoá IX về công tác dân tộc, công tác tôn giáo trong thời kỳ mới; chỉ
thị 123/ CT – BQP của bộ quốc phòng và hướng dẫn của Tổng cục chính trị. Dưới
sự chỉ đạo của Thường vụ, Đảng uỷ bộ tư lệnh quân khu 5, quân đoàn 3, các tổ, đội
công tác cơ sở ở từng địa bàn đã phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền, ban
ngành đoàn thể địa phương; tranh thủ các già làng, trưởng thôn, các ban chấp sự Tin
Lành, chức sắc Tin Lành.... tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác vận động, tổ chức
quần chúng tín đồ Tin Lành đấu tranh với địch.
Các đơn vị quân đội đã phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức tốt
các đợt phát động quần chúng đấu tranh chính trị trên các vùng trọng điểm, tuyên
truyền cho đồng bào các dân tộc nhận thấy được âm mưu thâm độc của Mỹ và các
thế lực thù địch lợi dụng Đạo tin Lành chia rẽ đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên,
chống phá cách mạng, phát động quần chúng nêu cao cảnh giác với các thủ đoạn
lừa mỵ của bọn xấu, hướng dẫn đồng bào các dân tộc đoàn kết xây dựng thôn,
buôn văn hoá, đẩy mạnh lao động sản xuất phát triển kinh tế. Trong năm 2007 đã
tổ chức 18 cuộc tấn công chính trị ở 15 thôn buôn phức tạp về an ninh trật tự, đưa
140 đối tượng ra kiểm điểm trước dân, vận động 163 đối tượng ra tự thú, giao nộp


×