Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tổng quan về Công Ty VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.76 KB, 12 trang )

Tổng quan về Công Ty VINAMILK
1. Khái quát ngành sữa Việt Nam: Vị trí ngành công nghiệp chế
biến sữa, tình hình sản xuất tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa
hiện nay của Việt Nam:
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng GDP năm 2007 rất
cao, đạt 8,5% và dự đoán sẽ đạt 6,4% trong năm 2008. Tỷ lệ tăng trưởng này cao hơn
nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 và là một trong
những tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới vào thời điểm đó. GDP tính trên đầu người
của Việt Nam năm 2007 là 835USD, tăng 103 USD so với năm 2006 và dự kiến sẽ đạt
889 USD vào năm 2008.Ngoài ra, với thu nhập ngày càng tăng, người tiêu dùng có xu
hướng mua các sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn như sữa. Xu hướng tiêu thụ sữa ngày
càng tăng đã giúp ngành công nghiệp sữa phát triển mạnh trong những năm gần đây.
Theo số liệu từ Bộ Công nghiệp và Thương mại, sản lượng sữa tiêu thụ bình
quân của một người Việt Nam hiện nay là 8 lít/người/năm và có thể sẽ tăng đến 10 lít
vào năm 2010. Đây là những con số khá khiêm tốn so với mức tiêu thụ sữa của người
Nhật 44 lít/năm,Singapore 33 lít/năm và Thái Lan 15 lít/năm. Vì vậy ngành công nghiệp
chế biến sữa được dự đoán sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Đặc biệt, các phân ngành
có mức tăng trưởng vượt trội là sữa tươi (20%), sữa chua (15%), sữa bột (10%) và kem
(10%). Ngoài ra, chính phủ còn có kế hoạch đầu tư vào các trang trại nuôi bò sữa và
công nghệ chế biến sữa để tăng sản lượng sữa tươi trong nước và giảm lệ thuộc vào sữa
bột nhập khẩu.
1.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của VINAMILK.
1.1.1. lịch sử hình thành:
Công ty sữa Việt Nam Vinamilk là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ
Công Nghiệp, được thành lập ngày 20/8/1976, trên cơ sở tiếp quản 6 nhà
máy thuộc ngành nghề chế biến thực phẩm sau ngày miền nam hoàn toàn
giải phóng:
• Nhà máy sữa Thống Nhất
• Nhà máy sữa Trường Thọ
• Nhà máy sữa Dielac
• Nhà máy Café Biên Hòa


• Nhà máy Bột Bích Chi
• Nhà máy bánh kẹo Lubico
1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và
Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.
1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em
tại Việt Nam.
1991 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị
trường Việt Nam.
1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi
tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công
Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm
sữa.
1994 : Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng
nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị
trường Miền Bắc Việt Nam.
1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành
lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho
Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà
Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người
tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng
xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố
Hồ Chí Minh.
2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm
2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức
hoạt động của Công ty.
2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của
Công ty lên 1,590 tỷ đồng.
2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên
doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh

thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại
Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.
* Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên
Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên
doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và
Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
* Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6
năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống
thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng,
khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe.
* Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm
trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với
đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay
sau khi được mua thâu tóm.
2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9
năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi:
TẦM NHÌN
“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người “
SỨ MỆNH
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất
lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc
sống con người và xã hội”
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Chính trực
Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
Tôn trọng

Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối tác.
Hợp tác trong sự tôn trọng.
Công bằng
Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.
Tuân thủ
Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định
của Công ty.
Đạo đức
Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.
1.1.3. Thành tích đạt được:
Thời gian Danh hiệu Cơ quan trao tặng
1985 Huân chương lao động hạng III Chủ tịch nước
1991 Huân chương lao động hạng II Chủ tịch nước
1996 Huân chương lao động hạng I Chủ tịch nước
2000 Anh Hùng Lao động Chủ tịch nước
2001
Huân chương Lao động Hạng III cho 3 nhà máy
thành viên VNM là Dielac, Thống Nhất, Trường
Thọ
Chủ tịch nước
2005 Huân chương Độc lập Hạng III cho Công ty Chủ tịch nước
2005
Huân chương Lao động Hạng III cho nhà máy
Sữa Hà Nội
Chủ tịch nước
2006
Huân chương Lao động Hạng II cho 3 nhà máy
thành viên VNM là Dielac, Thống Nhất, Trường
Thọ
Chủ tịch nước

2006
Được tôn vinh và đoạt giải thưởng của Tổ chức
sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO
WIPO
2006
“Siêu Cúp” Hàng Việt Nam chất lượng cao và uy
tín
Hiệp hội sở hữu trí
tuệ & Doanh nghiệp
vừa và nhỏ Việt
Nam
1991-2005
Liên tục nhận cờ luân lưu là "Đơn vị dẫn đầu
phong trào thi đua Ngành Công Nghiệp VN"
Chính Phủ
Các năm từ
1995-2009
Top 10 “Hàng Việt Nam chất lượng cao” Báo Sài Gòn tiếp thị
2009
Giải vàng thương hiệu an toàn vệ sinh an toàn
thực phẩm
Cục An toàn thực
phẩm
2009 Thương hiệu ưa thích nhất năm 2008-2009
Báo Sài Gòn giải
phóng cấp giấy
chứng nhận và cúp
2009
“Doanh nghiệp xanh” cho 3 đơn vị của Vinamilk:
Nhà máy sữa Sài gòn; Nhà máy sữa Thống Nhất

và nhà máy sữa Trường Thọ
Uỷ ban nhân dân
TP. Hồ Chí Minh
2009
Cúp vàng “Thương hiệu chứng khoán Uy tín
2009” và giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu
trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm
2009”
Hiệp hội kinh doanh
chứng khoán, Trung
tâm Thông tin tín
dụng,Tạp chí chứng
khoán VIệt Nam
2009 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam
Liên Hiệp các Hội
Khoa học kỹ thuật
Việt nam, Viện
KHCN Phương
Nam và tạp chí
Thương Hiệu Việt
bình chọn ngày
13/10/2009
2010 Hàng VNCLC SGTT
Thương hiệu mạnh VN 2010
Thời báo Kinh tế
VN
Thương Hiệu Quốc Gia Bộ Công Thương
SCANha đam và STNC100% được nhiều NTD
yêu thích
Báo Ngon bình chọn

1 trong 10 TH nổi tiếng nhất Châu Á
Superbrands nghiên
cứu
Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
Tạp Chí Thương
Hiệu Việt
Cúp"Tự hào thương hiệu Việt"
Báo Đại Đoàn kết
phối hợp
1 trong 15 DN được chọn Đài THVN
200DN tốt nhất tại Châu Á-TBD
Của tạp chí Forbes
Asia,
Thượng hiệu chứng khoán uy tín 2010 HH kinh doanh CK
31/1000 DN đóng thuế thu nhập lớn nhất VN V1000
Top 5 DN lớn nhất VN VNR
Top 10 Thương người tiêu dùng thích nhất VN
AC
1.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý:
1.1.4.1. Cơ cấu tổ chức theo hệ thống:
1.1.4.2. Cơ cấu bộ máy quản lý:
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất
quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan
thông quan chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty,
quyết định cơ cấu vốn, bầu ra ban quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cùa
Công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, nhân danh công ty quyết
định mọi vấn đề liên quan trừ những vấn đề do ĐHĐCĐ quyết định.
Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.

Tổng giám đốc quyết định các vấn dề hàng ngày của công ty.
Phòng kinh doanh: thiết lập mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và
kế hoạch kinh doanh, theo dõi và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, xây dựng
mạng lưới kênh phân phối, chính sách phân phối, chính sách giá.
Phòng Marketing: hoạch định chiến lược xây dựng nhãn hiệu các sản
phẩm, xây dựng chiến lược giá, phân tích và xác định nhu cầu thị trường…
Phòng nhân sự: phụ trách các vần đề về nhân sự.

×