TÀI KIỆU GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BÀI 1: MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG, Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNGVÀ GIÁO GIỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ở bài này chúng ta cần nắm được:
1. Môi trường là gì?
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?(môi trường: đất, nước, không khí)
3. Tác hại của môi trường đối với con người?
4. Những thách thức mt trên thế giới?
5. Hiện trạng môi trường ở VN?
6. Liên hệ vấn đề môi trường ở trường Mầm non?
7. Biện pháp xử lý môi trường và cách khắc phục?
NỘI DUNG:
1. Môi trường là bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại ,phát
triển của con người và sinh vật.
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm mt: đất, không khí, nước,
a. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất:
- Do tác nhân sinh học như: trực khuẩn lị, thương hàn, các loại kí sinh trùng (giun,
sán) do đổ chất thải mất vệ sinh, do sử dụng phân bắc tươi bón trực tiếp cho đất.
- Do tác nhân hóa học gây ra khi sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ và các chất kích
thích sinh trưởng.
- Do tác nhân vậy lí như nhiệt độ, chất phóng xạ làm ảnh hưởng đến sự phân hủy
chất thải của sinh vật trong công nghiệp; nông nghiệp và trong sinh hoạt của con
người.
b. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí:
- Do các hiện tượng thiên nhiên gây ra: đất đai sạc lở, đất trồng bị mưa giáo bào
mòn, gió thổi tung, núi lửa, nước biển bốc hơi cùng song biển tung bọt mang theo
bụi muối biển lan truyền vào không khí.
- Do các ống khói của các nhà máy trong quá trình công nghệ sản xuất bốc hơi, rò rỉ
thất thoát qua dây chuyền sản xuất.
- Do các phương tiện giao thông vận tải sinh ra: ô tô, xe máy, máy bay.
- Do sinh hoạt của con người: bếp đun, lò sưởi.
c. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước:
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết ta, gió bão, lũ lụt… đưa vào
môi trường nước chất thải bẩn, các vi sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết
của chúng.
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: do quá trình thải các chất độc hại trong sinh
hoạt, trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông…. Vào môi trường nước.
Tóm lai: ô nhiễm môt trường là kết quả cảu 3 yếu tố cơ bản:
+ Quy mô dân số tăng. (yếu tố quan trọng nhất)
+ Mức tiêu thụ tính theo đầu người tăng
+ Tác động của con người vào môi trường
3. Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với con người:
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, con người sống chung với mọi
loại ô nhiễm.
- Bệnh tật phát sinh do ô nhiễm mt ngày càng tăng.
4. Những thách thức môi trường trên thế giới:
- Khí hậu toàn cầu biến đổi, thời tiết thay đổi, tần xuất thiên tai như gió,
bão, động đất, núi lửa, hỏa hoạn, lũ lụt ngày càng tăng.
- Sự suy giảm tầng ô zôn làm cho trái đất nóng dần lên.
- Suy thoái các nguồn tài nguyên:
+ Tài nguyên đất: diện tích đất tự nhiên dần dần bị thu hẹp(do dân số
tăng nhanh nên nhu cầu ở ngày càng cao), hang năm có khoảng 25 tỷ
tấn đất bị cuốn trôi ra song ngòi và biển cả.
+ Tài nguyên rừng: sự tàn phá rừng đang diễn ra ở mức độ cao, hiện
nay không còn những cánh rừng nguyên sinh ở quốc gia ta nữa nên
bão lũ tăng lên,
+ Sự suy giảm nước ngọt ngày càng nghiêm trọng gây ra tình trạng
thiếu nước ngọt, sự xâm nhập nước mặn đối với khu vực ven biển.
- Suy giảm đa dạng sinh học:nhân loại đang phải đối mặt với sự tuyệt
chủng của 1 số loại sinh vật. nguyên nhân chính là do mất nơi sinh
sống do chặt phá rừng, săn bắn quá mức, ô nhiễm đất, nước, không
khí và sự du nhập nhiều loài sinh vật lạ.
- Ô nhiễm môi trường trong 1 quy mô rộng: như ở các nhà máy, xí
nghiệp, khu du lịch….
- Và bên cạnh đó, sự gia tăng dân số dẫn đến chất lượng cuộc sống càng
khó khăn….
5. Hiện trạng môi trường ở VN:
- Sự biến đổi về khí hậu và tầng xuất thiên tai gia tăng: hiện tượng mưa
axit đã xuất hiện ở 1 số địa phương ở nước ta như: Lào cai, Cần Thơ,
Cà Mau; tầng ô zôn cũng bị suy giảm.
- Sự suy thoái tài nguyên rừng: rừng bị tàn phá mạnh mẽ.
- Diện tích đất nông nghiệp giảm, chất lượng đất cũng giảm dần.
- Đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng.
- Tài nguyên khoáng sản, sinh vật, các hệ sinh thái đang suy giảm và
đang bị cạn kiệt.
- Sự suy thoái môi trường nước: hiện nay vẫn xảy ra tình trạng thiếu
nước do lượng mưa phân phối không đều theo thời gian và địa hình.
Hầu hết là các sông ngòi và nguồn nước ngầm bị ô nhiễm bởi các
dưỡng chất hỗn hợp do các nguồn nước thải từ trên xuống điển hình ở
các thành phố lớn như: TP. HCM, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội…
- Môi trường đô thị và khu công nghiệp ô nhiễm: Mật độ dân số đông,
chất thải sinh hoạt công nghiệp, bệnh viện….quá nhiều, không thu
gom, xử lý đúng quy trình.
6. Liên hệ vấn đề môi trường của trường Mầm Non:
- Ở trường chưa có nước uống hợp vệ sinh.
- Chưa có tường rào nên trâu bò vào trường và thải phân trên sân
trường làm ảnh hưởng đến trẻ.
- Những lớp điểm lẻ gần dân nên cũng bị ảnh hưởng bởi những chất
thải mà người dân thải ra.
- Ô nhiễm đất, nước do chất thải của trường Mầm Non.
- Ô nhiễm không khí : ở nhiều nơi còn thiếu sự thong thoáng phòng học
- Ô nhiễm tiếng ồn: vì nhiều trẻ nói và nói to.
- Ô nhiễm ánh sáng: thiếu ánh sáng, sử dụng ánh sáng không phù hợp.
7. Biện pháp xử lý môi trường và cách khắc phục:
- Tùy vào nguyên nhân gây ô nhiễm để khắc phục.
- Có những giải pháp tức thời để bảo vệ môi trường như:
+ Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các tài nguyên, nguyên vật liệu: tắt
điện, quạt khi đi ra khỏi phòng, sử dụng nước vừa phải,….
+ Tái sử dụng: cái gì chúng ta tận dụng được thì chúng ta sử dụng lại
+ Tái chế: làm các đồ cùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải….
- Có ý thức tham gia hoạt động giữ gìn vệ sinh chung và riêng như:
+ Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng, ngăn
nắp.
+ Đi vệ sinh và vức rác đúng nơi quy định.
+ Quét dọn lớp học, sân trường, khai thông, cống rãnh,…..thu gom và
phân loại rác thải.
+ Trồng cây, chăm sóc cây xanh và chăm sóc các con vật.
BÀI 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GDBV MT
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GV NHẰM THỰC HIỆN CÔNG TÁC
GDBVMT TRONG TRƯỜNG MN
Ở bài này chúng ta cần nắm:
1. Giáo dục bảo vệ môi trường.
2. Xây dựng mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường
3. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
4. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ MN.
5. Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong trường lớp MN.
NỘI DUNG:
1. Giáo dục bảo vệ môi trường phải được bắt đầu từ lứa tuổi MN
vì cũng lúc này hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu sắc giúp trẻ
phát triển.
2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường:
• Đối với trẻ:
+ Cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường tự
nhiên – xã hội, mối quan hệ giữa con người và môi trường.
+ Hình thành cho trẻ những thói quen, hành động đúng đắn với
môi trường: vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, nhà ở gọn gàng, ngăn nắp;tiết kiệm,
chia sẽ hợp tác với bạn bè và những người xung quanh; tích cực tham gia các hoạt
động bảo vệ môi trường ; Có phản ứng với hành vi làm bẩn môi trường , phá hại
môi trường: vức rác bừa bãi, bẻ cành cây, dẫm lên cỏ…
+ Trẻ có thái độ phù hợp với môi trường: yêu quí gần gũi thiên
nhiên, có ý thữ giữ gìn và bảo vệ những phong cảnh địa danh nổi tiếng của quê
hương; quan tâm và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
• Đối với giáo viên:
+ Cung cấp những hiểu biết về môi trường, những vấn đề
BVMT cho tập thể GV trong nhà trường.
+ Xây dựng thói quen, hành vi hành động phù hợp với môi
trường.
+ Có Thái độ tích cực với mt, đấu tranh với những biểu hiện
làm ô nhiễm môi trường.
3. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
- Con người và môi trường sống:
+ Hiểu biết về môi trường xung quanh: phân biệt môi trường sạch và môi
trường bẩn; nguyên nhân làm cho môi trường bẩn; nguyên nhân làm cho môi
trường sạch;
+ Quan tâm bảo vệ môi trường: tiết kiệm trong sinh hoạt (điện, nước, giữ gìn
vệ sinh môi trường); tham gia vệ sinh môi trường (không vứt rác bừa bãi, tham gia
vệ sinh lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi…); yêu quí thiên nhiên(không bẻ cây,
không bắt động vật, biết tác hại của chặt cây phá rừng, giết các loài thú quí
hiếm….)
- Con người với động, thực vật: tìm hiểu mối quan hệ giữa con người với động, thực
vật; chăm sóc bảo vệ cây cối và các con vật: tham gia trồng cây, bắt sâu, cho các
con vật nuôi ăn…
- Con người với thiên nhiên: nắng, gió, mưa, bão lũ, …ta biết được lợi ích và biện
pháp phòng tránh.
- Con người với tài nguyên: đất, nước, không khí và các danh lam thắng cảnh…ta
biết được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, và biện
pháp bảo vệ danh lam thắng cảnh của quê hương.
4. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ MN:
- Phương pháp dùng lời: ta có thể kể chuyện, đàm thoại, câu hỏi, câu đố, đọc thơ liên
quan đến nội dung bảo vệ môi trường, đàm thoại với trẻ về 1 câu chuyện gì đó mà
đã chuẩn bị trước, đặt ra những câu hỏi mở để trẻ nói lên những suy nghĩ của
mình.
- Phương pháp thực hành – trãi nghiệm:
+ phương pháp dùng trò chơi cho các hoạt động đặc biệt là các hoạt động có
nội dung tích hợp.
+phương pháp giải quyết các tình huống có vấn đề là đưa ra tình huống cụ
thể, tình huống có thể được xuất hiện tự nhiên hoặc tình huống được tạo ra. Đây là
1 trong những phương pháp chủ đạo trong trường MN
- Phương pháp trực quan – minh họa: phương pháp
này có thể quan sát vật thật,
tranh vẽ, hoạt động của người lớn giúp trẻ có thái độ và biện pháp phù hợp với
môi trường , với các con vật và cây cối; trẻ tham gia thí nghiệm: phân tích mối
quan hệ giữa cây – nước, cây – nắng, cây - gió,cây - đất… phương pháp này rất có
hiệu quả