Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐINH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.35 KB, 25 trang )

I-Tổng quan và quá trình hình thành của công ty Thương mại huyện
Hiệp Đức:
1- Đặc điểm tình hình:
Hiệp Đức là huyện miền núi gồm 12 xã, thị trấn, trong đó có 3 xã là
Dân tộc vùng cao, điều kiện kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhân
dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp là chính, giao thông thuỷ lợi còn
nhiều cách trở nhất là vào mùa mưa lũ, trình độ dân trí chưa được đồng đều
giữa các vùng, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, đời sống của nhân dân còn
PHẦN THỨ HAI:
PH N T CH TÌNH HÌNHÂ Í
HOẠT ĐỘNG V CÔNG T CÀ Á
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH TẠI CÔNG TY
THƯƠNG MẠI
HUYỆN HIỆP ĐỨC.
nhiều thiếu thốn trong khi đó nhu cầu ăn, ở, đi lại, học hành của nhân dân
ngày càng cao.
2- Điều kiện Tự nhiên - Kinh tế Xã hội của huyện Hiệp Đức:
Thành lập từ năm 1986, Hiệp Đức là huyện được tách ra từ 3 vùng khó
khăn nhất của 3 huyện Thăng Bình, Quế Sơn, Phước Sơn. Là huyện miền núi
của tỉnh Quảng Nam nằm về phía tây của tỉnh Quảng Nam cách quốc lộ 1A
khoảng 40 Km về phía tây.
Diện tích tự nhiên: 49.177 ha, trong đó đất trồng trọt: 3.952,5 ha
chiếm: 8% còn lại là đất lâm nghiệp, đất đồi gò.
Dân số: 38.762 người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là: 1,43%/ năm.
Trong đó: - Dân tộc kinh chiếm: 36399 người.
- Dân tộc Cadoong chiếm: 1940 người.
- Dân tộc Mơnong chiếm: 408 người.
- Dân tộc khác chiếm: 15 người.
*Vị trí : - Nằm về phía tây bắc tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Tam Kỳ 80
Km


I. Sự hình thành và phát triển của công ty Thương mại huyện Hiệp Đức:
Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức thành lập từ năm 1986 trên cơ sở
sát nhập từ 3 cửa hàng khu vực trên địa bàn huyện Hiệp Đức từ các Công ty
Thương mại huyện Thăng Bình, Quế Sơn và Phước Sơn bàn giao theo Quyết
định 497/QĐ-UB ngày 06-3-1986 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng( cũ) về việc thành lập Công ty Thương mại huyện Hiệp Đức. Đồng thời
các chức danh Lãnh đạo như Giám đốc, Phó Giám đốc của Công ty cũng
được UBND tỉnh QN-ĐN quyết định bổ nhiệm.
Trụ sở của Công ty đóng tại Thị trấn Tân an, huyện Hiệp đức, Tỉnh
Quảng nam.
1/Chức năng nhiệm vụ của Công ty
a- Chức năng.
- Kinh doanh xăng dầu, hàng trợ giá, trợ cước, mua bán hàng bách hoá
và nông sản.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác phi quặng sỏi, đá, cát.
- Xây dựng các công trình công cộng, nhà ở.
- Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi.
b. Nhiệm vụ của Công ty.
- Xây dụng và tổ chức các kế hoạch mua, bán, tài chính, lao động, tiền
lương theo quy định của Nhà nước.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất kinh doanh, nhu cầu của thị trường để tổ
chức xây dựng và phát triển, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có
hiệu quả, tổ chức khai thác các nguồn hàng, thực hiện đa dạng hoá về các mặt
hàng, phong phú chủng loại có chất lượng cao phù hợp với thị hiêú khách hàng.
- Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả đúng mục đích, chế độ chính sách
có hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn, đảm bảo về trang trải tài chính, thực hiện
đầy đủ và nghiêm túc chế độ và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước.
- Chấp hành đúng và đầy đủ các chính sách, chế độ pháp luật trong quản
lý kinh tế của Nhà nước .
- Quản lý và sử dụng lao động theo đúng luật lao động.

- Thực hiện phân phối cân bằng theo đúng khả năng và kết quả lao động
của cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất cho người lao động, bồi
dưởng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh tế theo yêu cầu của khách hàng.
- Tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẻ.
- Thực hiện đúng chính sách bảo vệ môi trường, an ninh, chính trị nội bộ
và trật tự an toàn xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách nghĩa
vụ và pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh.
* Về mạng lưới
a) Văn phòng công ty: Đóng tại thị trấn Tân An
b) Cửa hàng bán lẻ: có 05 cửa hàng:
- 01 Cửa hàng khu vực Việt An, 01 cửa hàng khu vực Sông Trà, 01cửa
hàng khu vực Phước gia, 02 Cửa hàng ở tại thị trấn, Đội cơ giới và đội thi
công.
* Về tổ chức bộ máy: Văn phòng đóng tại thị trấn Tân An, ngoài Ban
Giám đốc Công ty có 5 phòng đó là: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kinh
doanh tổng hợp, Phòng kế toán tài chính, Phòng kế hoạch, Phòng kỷ thuật.
2/ Cơ cấu tổ chức của Công ty.
a/ Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty.
giám đốc
p.giám đốc 1 p.giám đốc 2
phòng phòng phòng phòng phòng
TC KD KH TC KT
kt th hc

cửa cửa cửa cửa cửa đội đội
hàng 1 hàng 2 hàng 3 hàng 4 hàng 5 cgiới xdựng

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

b/ Trình độ cán bộ
Hiện nay Công ty có 80 người trong đó có 34 nam và 46 nữ tuổi đời
bình quân là 36 tuổi
Về trình độ của cán bộ trong Công ty
. Cán bộ có trình độ Đại học và tương đương 8 người
. Cán bộ có trình độ trung cấp là 28 người
. Cán bộ có trình độ sơ cấp là 44 người
. Lực lượng lao động phổ thông trên 150 người.
Chỉ tiêu Năm 2003 Trự tiếp Gián tiếp
Tổng
số
Nữ Tổng
số
Nữ Tổng
số
Nữ
Tổng số CBCNV 80 57 68 49 12 8
Trong đó: Đại học 8 3 8 3 0 0
Trung cấp 28 20 25 18 3 2
Sơ cấp 44 34 35 28 9 6
Lao động phổ thông 150 80 150 80
c/ Chức năng của từng bộ phận
Giám đốc
Giám đốc là người điều hành chính mọi hoạt động kinh doanh của
Công ty, người chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động và kết quả sản xuất
kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước, trực tiếp chỉ đạo các
phòng ban của Công ty.
Các Phó Giám đốc:
Phó Giám đốc 1:
Giúp việc cho Giám đốc (tham mưu), có quan hệ với Giám đốc 2 và

trực tiếp theo dõi các phòng ban do Giám đốc phân công như: Phòng tài
chính kế toán, Phòng kinh doanh tổng hợp, Phòng kế hoạch, Phòng tổ chức
hành chính.
Phó Giám đốc 2:
Giúp việc cho Giám đốc ( tham mưu), có quan hệ với Giám đốc 1 và
trực tiếp theo dõi Phòng kỷ thuật, phương tiện cơ giới, theo dõi đội xây dựng,
kiểm tra tiến độ thi công các công trình.
Phòng tài chính kế toán
Đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát các hoạt
động kinh doanh của Công ty, chấp hành kế toán thống kê, chế độ ghi chép
ban đầu, cung cấp số liệu kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
cho Giám đốc và cấp trên. Phát hiện những sai sót sơ hở trong quản lý,
chống buôn lỏng trong quản lý dẫn đến thua lỗ và sai phạm pháp luật , tổng
hợp quyết toán tài chính, thực hiện công tác báo cáo thống kê và kiểm kê
định kỳ, lập báo cáo theo qui định, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất kinh
doanh lên Giám đốc.
Phòng kinh doanh tổng hợp
Giúp cho Giám đốc trong công tác kinh doanh cung ứng các mặt hàng
xăng dầu, hàng nông sản, dịch vụ bách hoá tổng hợp, xi măng sắt thép, thu
mua hàng nông sản, khai thác cát sỏi…phục vụ cho những yêu cầu cơ bản
của Công ty, quản lý giá cả, ngoài ra còn thêm công tác tiếp thị và tiêu thụ
sản phẩm của Công ty.
Phòng kế hoạch
Giúp cho Công ty lập kế hoach ngắn hạn, dài hạn xây dựng kế hoạch
sản xuất kinh doanh, lập dự án đầu tư và phát triển, lập kế hoạch đại tu và sửa
chữa, phục hồi điều phối thanh lý và mua sắm tài sản, xây dựng giá thành, giá
bán sản phẩm, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh theo quý, năm.
Nghiên cứu và đề xuất phương án mới, phát triển sản phẩm mới, định mức
vật tư, kỷ thuật lao động
Phòng tổ chức hành chính

- Tổ chức sơ yếu lý lịch, lo thủ tục, chế độ chính sách nghĩ việc, mất
sức về hưu, theo dõi thi đua, kỹ luật, thực hiện các vấn đề tuyển dụng và đào
tạo
- Công tác pháp chế: Soạn thảo các bản hội nghị, hợp đồng tuyển dụng,
quy định hướng dẫn pháp lệnh, các quy định của Nhà nước giao và các công
nhân viên
- Hành chính quản trị: Bao gồm văn thư lưu trử, quan hệ, giao tiếp an
toàn lao động, đánh máy, công cụ, quản lý dụng cụ hành chính, phòng cháy
chữa cháy, quản lý công nghệ thiết bị.
Phòng kỷ thuật-xây lắp:
Đây là phòng chịu trách nhiệm chính về mặt kỷ thuật của Công ty,
tham mưu cho Lãnh đạo về xây lắp và nhận thầu các công trình, nhận thủ tục
liên quan đến nhận thầu, đấu thầu, quản lý giám sát các công trình, kỷ thuật,
triển khai hướng dẫn đội xây dựng, kịp thời báo cáo cho Lãnh đạo về tiến độ
thi công, kết quả hoạt động, phòng có nhiệm vụ trong việc ứng dụng hiệu quả
các phương án kỷ thuật hiện có vào hoạt động của Công ty, ngoài ra phòng
còn có nhiệm vụ trong việc tìm ra các phương án kỷ thuật mới, tìm kiếm
công trình và ký kết hợp đồng với chủ đầu tư.
3. Môi trường hoạt động của Công ty thương mại huyện Hiệp Đức
a. Môi trường vĩ mô:
Cũng như mọi Công ty khác trong nền kinh tế thị trường, Công ty hoạt
động trong môi trường vĩ mô rộng lớn bao gồm các lực lượng tạo thành cơ
may và những mối đe doạ. Môi trường vĩ mô là yếu tố khó kiểm soát đòi hỏi
phải tìm hiểu nhiều và phân tích kỷ càng đồng thời phải tiên liệu và điều
chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và thích ứng với môi
trường.
a.1. Môi trường kinh tế:
Huyện Hiệp đức là huyện miền núi mới được thành lập năm 1986 đến
nay vừa tròn 17 năm, từ ngày mới thành lập trong điều kiện nền kinh tế còn
hết sức khó khăn và phức tạp, do điểm xuất phát rất thấp lại trãi qua nhiều vụ

thiên tai hết nắng hạn, lại lụt lội kéo dài. Nên đến nay huyện Hiệp Đức vẫn là
huyện khó khăn và chậm phát triển, từ đó việc buôn bán kinh doanh cũng bị
ảnh hưởng.
Từ năm 1991 tình hình Quốc tế cũng gây cho chúng ta những đảo lộn
lớn về thị trường xuất khẩu và nhập khẩu cũng như chương trình hợp tác kinh
tế và hợp tác lao động. Trong một thời gian ngắn chúng ta đã chuyển một
phần đáng kể khối lượng buôn bán từ thị trường truyền thống sang thị trường
mới, những tác động lớn về biến động cung cầu và giá cả của thị trường thế
giới, một số nước còn bao vây nền kinh tế nước ta. Tình hình trên cho ta thấy
nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn. Công ty thương mại Hiệp Đức
đương nhiên cũng nằm trong bối cảnh kinh tế chung của đất nước.
Năm 1996 với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta các cơn sốt
do hậu quả của cơ chế quan liêu bao cấp dần dần hạ bớt, làm triệt tiêu các
nguyên nhân tiềm ẩn của khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Trong kế hoạch 5
năm 1986-1990 nền kinh tế Việt Nam đã từng bước khôi phục và phát triển,
tốc độ lạm phát ngày càng được kìm hảm và giảm xuống đáng kể.
*. Lãi suất:
Lãi suất ngân hàng là một trong các yếu tố luôn được các nhà doanh nghiệp
quan tâm. Trong nền kinh tề hiện nay, vốn vay là nguồn vốn chủ yếu cho các
hoạt động của Công ty. Vì vậy lãi suất ngân hàng luôn được các nhà quản lý tài
chính quan tâm và theo dõi. Lãi suất ngân hàng càng lớn thì chi phí cơ hội của
Công ty càng cao. Hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàng là 1,2%, với chủ
trương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất
kinh doanh.
*. Tỷ lệ lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát giảm xuống tạo điều kiện cho Công ty bỏ vốn vào đầu tư kinh
doanh, tỷ lệ lạm phát làm cho chi phí cơ hội vốn giảm xuống.
Sự khủng bố ngày 11/9/2001 đã làm cho một số nước mất cân bằng về
thương mại, may mắn thay cho sự tuyên đoán và chuẩn bị của Chính phủ ta nên
điều này ảnh hưởng không lớn đến nền kinh tế Việt nam, làm ổn định cho việc

kinh doanh của Công ty thương mại Hiệp đức nói riêng và các Công ty khác nói
chung.
* Tỷ giá hối đói:
Do ảnh hưởng của cuộc khủng bố tại Mỹ đã làm biến động tỷ giá ở một số
nước. Đồng tiền Việt nam tuy có ảnh hưởng nhưng tỷ giá so với đồng USD
không đáng kể. Sự biến động tỷ giá hối đói ảnh hưởng rất lớn đến giá cạnh
tranh, đặc biệt nó được quan tâm ở các doanh nghiệp thương mại.
Từ đó nền kinh tế của huyện cũng dần dần được phát triển theo chiều hướng
chung của cả nước.
a.2. Môi trường chính trị- Pháp luật và xã hội:
*Về chính trị: Tình hình chính trị của nước ta trong những năm qua có xu
hướng đều và ổn định đảm bảo cho mọi Công ty và mọi người an tâm sản
xuất kinh doanh.
Thực hiện sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế
hoạch hoá quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước . Các Công ty đã
được giao quyền chủ động kinh doanh, tự chủ về tài chính, tự lựa chọn hình
thức kinh doanh, liên kết với các Công ty, đơn vị kinh tế khác không bị hạn
chế.
* Về pháp luật: Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống luật pháp đầy đủ
như: Luật Công ty, Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật lao
động, Luật đất đai, Luật thuế, Luật đầu tư nước ngoài v.v…Các luật đều qui
định chặt chẽ, cụ thể và hợp lý đói với các tổ chức, đơn vị, cá nhân kinh
doanh bảo đảm mọi công dân cũng như mọi thành phần kinh tế đều có quyền
bình đẳng trước pháp luật. Nói cách khác hệ thống pháp luật của Nhà nước ta
ban hành trong thời gian qua đã đi vào thực tế cuộc sống tạo điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty thương mại huyện Hiệp
Đức đã vận dụng đúng các luật liên quan vào lĩnh vực kinh doanh của Công
ty, nhờ vậy mà trong những năm qua Công ty phát triển không ngừng và bền
vũng.

*Về xã hội: Nền kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống của nhân dân ngày
càng cao, dân trí phát triển, sự hiểu biết của con người về nền kinh tế thị
trường ngày càng sâu. Xã hội đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt
động sản xuất kinh doanh đối với việc phát triển kinh tế của đất nước, nhu
cầu ăn, ở, đi lại, học hành, vận chuyển hàng hoá ngày càng cao, tạo điều kiện
cho cac Công ty phát triển nói chung, trong đó có Công ty thương mại huyện
Hiệp Đức đóng vai trò quan trọng. Song với nhu cầu của khách hàng tăng lên
quá nhanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty dám mạnh dạn đầu tư vào
lĩnh vực kinh doanh.
a.3. Môi trường công nghệ: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ kỷ
thuật diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Nó tác động mạnh mẽ đến đời sống
kinh tế xã hội, nó luôn luôn đổi mới tiên tiến, thế hệ sau ưư việt hơn thế hệ
trước, người tiêu dùng nhận thức rất nhanh nhạy về vấn đề này.
Xu hướng phát triển liên tục của công nghệ kỷ thuật kéo theo sự thay
thế máy móc thiết bị, mẫu mã, nguồn hàng. mặt hàng, điều này tạo điều kiện
thuận lợi cho Công ty thương mại, nhưng nó cũng đòi hỏi có một sự linh hoạt
nhạy cảm của từng con người làm công tác kinh doanh. Nếu không biết nhạy
cảm phân tích xu hướng phát triển này thì nó sẽ tác động ngược lại dẫn đến
thất bại.
a.4. Điều kiện tự nhiên: Là huyện miền núi mới được thành lâp năm
1986 và được tách ra từ 3 vùng khó khăn của 3 huyện: Quế Sơn, Thăng Bình
và Phước Sơn, nằm về phía tây và cách tỉnh Quảng Nam 80 km, cách quốc lộ
1A khoảng 40 km, có đường quốc lộ 14 E đ ngang qua địa phận của huyện.
Diện tích tự nhiên là 49177 ha, trong đó đất trồng là 3952 ha, chiếm 8,03%
còn lại là đất lâm nghiệp, gò đồi
Hướng đông: giáp huyện Thăng Bình, hướng nam: giáp huyện Tiên phước
Huớng tây: giáp huyện Phước Sơn, hướng bắc: giáp huyện Quế Sơn.
Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa, hướng gió thịnh hành nhất là Đông nam-Tây
bắc.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 2500 mm.

Độ ẩm không khí trung bình là 80%.
b. Môi trường ngành kinh doanh
b.1. Đặc điểm khách hàng:
Sản phẩm chủ yếu của Công ty thương mại hyện Hiệp Đức là các loại hàng
hoá phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ thương mại như: Xăng dầu, hàng
bách hoá tổng hợp, muối Iốt, vật liệu xây dựng, hàng nông sản thực phẩm.
Khách hàng của Công ty bao gồm các đơn vị như Công ty xi măng Hoàng
thạch, Công ty xi măng Hải vân, Sở xây dựng và Sở giao thông Quảng Nam,
Công ty xăng dầu khu vực 5 và các Công ty, Xí nghiệp cung cấp hàng bách
hoá tổng hợp tại Đà Nẵng, kho muối Sa huỳnh v.v…nói chung khách hàng
của Công ty hầu hết là các Công ty, Xí nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước
Khách hàng đã tác động rất lớn đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công
ty.
b.2. Điều kiện nhà cung cấp:
Sự quan hệ với nhà cung cấp đã là một thành công cho bất kỳ Công ty
nào, hiện tại Công ty đang quan hệ với Công ty xăng dầu khu vực 5, Công ty
xi măng Hoàng thạch, Công ty xi măng Hải vân các Công ty, xí nghiệp cung
cấp hàng bách hoá tổng hợp tại Đà Nẵng, kho muối Sa Huỳnh bởi vì đây là
những nhà cung cấp có uy tín, hàng có chất lượng cao họ sẵn sàng đáp ứng
mọi yêu cầu khi khách hàng cần thiết, vì vậy đòi hỏi Công ty phải có một sự
quan hệ ngoại giao và tạo sự ràng buộc với các Công ty xí nghiệp này. ở đây
thể hiện rõ sự tương quan về thế lực cần thiết phải tạo lập được mối quan hệ

×