Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Viết và biên tập báo trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 55 trang )

Viết và biên tập
báo trực tuyến
I. Tổ chức “trang” báo trực tuyến
1. Giao diện:
+ Giao diện (Interface) là hình thức tồn tại của tờ
báo, là cách thức truyền tải thông tin đến độc giả,
là cầu nối hai chiều giữa tòa soạn và độc giả, là
một không gian thông tin không hề bị giới hạn;
+ Trình bày giao diện;
+ Tổ chức chuyên mục;
+ Nguyên tắc chung (báo trực tuyến trên thế giới):
TRÌNH BÀY RÕ RÀNG – DỄ ĐỌC
I. Tổ chức “trang” báo trực tuyến
2. Multimedia: (slideshows, thƣ viện ảnh, video,
audio, bản đồ)
3. Blog của nhà báo
4. RSS feeds
RSS viết tắt từ Really Simple Syndication hoặc
Rich Site Summary là một tiêu chuẩn định dạng
tài liệu dựa trên XML (eXtensible Markup
Language) nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập
nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng
và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin
vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp
chuẩn.
II. Tổ chức tác phẩm báo chí trực tuyến
+ Đề tài
+ Tổ chức thực hiện
+ Các thành tố liên quan trong tác phẩm (text,
hình ảnh tĩnh, video, audio, soundslides,…)
+ Đề tài ở đâu?


- Từ thực tiễn cuộc sống
- Từ tài liệu (các kết quả nghiên cứu, sách, báo, tài liệu lưu
trữ, quảng cáo, Internet, thông cáo báo chí…)
- Từ trò chuyện, các câu chuyện phiếm, tin đồn,…
II. Tổ chức tác phẩm báo chí trực tuyến
+ Đề tài
+ Tổ chức thực hiện
+ Các thành tố liên quan trong tác phẩm (text,
hình ảnh tĩnh, video, audio, soundslides,…)
+ Tổ chức thực hiện thế nào?
- Tư duy đa phương tiện
- Ý tưởng thực hiện
- Phân công công việc
II. Tổ chức tác phẩm báo chí trực tuyến
+ Đề tài
+ Tổ chức thực hiện
+ Các thành tố liên quan trong tác phẩm (text,
hình ảnh tĩnh, video, audio, soundslides,…)
+ Tổ chức thực hiện thế nào?
- Tư duy đa phương tiện
- Ý tưởng thực hiện
-Phân công công việc
- Thu thập tư liệu
- Xử lý tư liệu/thông tin
II. Tổ chức tác phẩm báo chí trực tuyến
Phân lớp thông tin:
LỚP 1
LỚP 2
LỚP 3
Tựa, tít (headline)

Lời dẫn (lead, chapeau)
Hình ảnh
Nội dung
Box
Biểu đồ
- Những bài viết có liên
quan (link)
- Các trích đoạn âm
thanh, hình ảnh (clip)
Đặc trưng loại hình và kỹ năng viết, biên tập
văn bản đối với báo trực tuyến
+ Thói quen “đọc” báo trực tuyến
+ Ẩn dụ “câu cá”
+ Nguyên tắc “con bò và nắm cỏ”
+ Các tiêu chí đánh giá hiệu quả thông tin
+ Trang chủ và bài toán giao diện – biên tập
Đặc trưng loại hình và kỹ năng viết, biên tập
văn bản đối với báo trực tuyến
III. Viết tít cho báo trực tuyến
+ Vì sao tít có vai trò quan trọng?
+ Tít có ý nghĩa quyết định “số phận” của tin bài
+ Tít là thành tố QUAN TRỌNG NHẤT trong tin
bài của báo trực tuyến.
Vì tít thu hút sự chú ý của công chúng vào tin bài. Tít
cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt, khiến
công chúng muốn đọc. Tít là yếu tố chính ở mức độ
đọc đầu tiên. Ngoài ra, tít còn góp phần tổ chức
trang, giúp công chúng lựa chọn...
III.1. Nội dung tít có gì?
+ Nội dung tít thực chất là một tin vắn

+ Nội dung tít báo trực tuyến chủ yếu trả lời 2
câu hỏi: Cái gì? và Ai?
+ Thông thƣờng, tít hay là tít có khả năng đứng
độc lập vẫn cung cấp thông tin cốt lõi của tác
phẩm (mà không cần đọc toàn bộ phần nội dung)
+ Nội dung tít phải thu hút sự quan tâm và khao
khát khám phá của công chúng (có nội dung ẩn)
+ Nội dung tít phải nêu lên đƣợc những gì quan
trọng nhất của tin bài
+ Nội dung tít phải chuẩn xác và thẳng thắn.
Tuyệt đối không lừa dối công chúng (tránh những
tựa đề mơ hồ, nhiều nghĩa, gây cƣời, giật gân…)
III.2. Hình thức của tít
+ Cấu trúc ngữ pháp của tít nhƣ thế nào?
Thông thường tít là một ngữ động từ. Tít có thể là
một câu ngắn (nhưng nên hạn chế dùng một câu có
đầy đủ cụm chủ - vị). Tít đôi khi chỉ là một từ, một
cụm từ nhưng dạng tít như thế rất hiếm.
+ Cấu trúc tít cần đơn giản và trực diện (ngắn
gọn: chủ thể - hành động - đối tƣợng), dùng câu
ở thể chủ động, hạn chế dùng ở thể bị động
+ Độ dài của tít nhƣ thế nào là hợp lý?
Độ dài tít nên dao động trong khoảng 2 - 12 chữ. Với
báo trực tuyến, do một số phần mềm xuất bản có những
quy định về hình thức của tít, lời dẫn (font chữ, số lượng
chữ...) nên viết tít cho báo trực tuyến đôi lúc phải tuân
thủ các yêu cầu kỹ thuật ...
III.2. Hình thức của tít
+ Trong tít, tránh dùng các từ dài và phức tạp
+ Hạn chế dùng dấu chấm hỏi, chấm than

+ Tránh dùng dấu chấm
+ Khi trích dẫn phải có dấu ngoặc kép
+ Không nên dùng các từ viết tắt
+ Cái gì hiểu ngầm đƣợc thì không cần viết ra
+ Tìm từ khóa để diễn đạt nội dung cốt lõi của tít.
Thƣờng đây là những động từ. Hạn chế dùng tính
từ, trạng từ trong tít
III.2. Hình thức của tít
+ Có nên dùng tít 2 dòng?
Tít trên báo online tối kỵ 2 dòng vì nó cần đi trực diện
vào vấn đề, nêu được thông tin mới, lạ nhất, thông tin
bản chất của vấn đề hoặc trả lời được câu hỏi mà
công chúng quan tâm, chờ đợi nhất, hoặc là một phát
hiện của báo... Báo in có thể dùng tít 2 dòng nhờ
phần hình thức trình bày. Báo trực tuyến khó chuyển
tải tít 2 dòng do đặc điểm quá trình lướt web của công
chúng.
Nếu phải dùng tít 2 dòng, cố gắng dồn nén thông tin
trong dòng tít chính.
+ Khi viết tin bài, bạn đặt tít trƣớc hay viết nội
dung tin bài trƣớc?
BÀI TẬP: Đặt lại tít cho một tin của báo trực tuyến
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÓI QUEN UỐNG RƯỢU BIA
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố một kết
quả khảo sát kéo dài 2 năm về thói quen uống bia rượu của
những nhà báo trong khu vực. Hơn 100 nam phóng viên
tuổi từ 30 – 55 của Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan
đã tham gia vào đợt nghiên cứu này.
Báo cáo khảo sát cho thấy rằng nhà báo Lào, Campuchia,

Thái Lan trung bình mỗi tháng nhậu 4 lần với bạn bè hoặc
trong công việc, trong khi đó, các nhà báo Việt Nam uống
rượu bia bình quân mỗi tuần 2 lần.
BÀI TẬP: Đặt lại tít cho một tin của báo trực tuyến
Nhà báo Việt Nam nhậu 2 lần / tuần
Nhà báo Việt Nam nhậu gấp 2 lần các đồng nghiệp khu vực
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
(Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố một kết quả khảo sát kéo dài 2
năm về thói quen uống bia rượu của những nhà báo trong khu vực. Hơn
100 nam phóng viên tuổi từ 30 – 55 của Lào, Việt Nam, Campuchia và
Thái Lan đã tham gia vào đợt nghiên cứu này.
Báo cáo khảo sát cho thấy rằng nhà báo Lào, Campuchia, Thái Lan trung
bình mỗi tháng nhậu 4 lần với bạn bè hoặc trong công việc, trong khi đó,
các nhà báo Việt Nam uống rượu bia bình quân mỗi tuần 2 lần.
III.3. Một số thủ thuật làm tít khác
+ Khai thác thành ngữ, tục ngữ:
+ Trong cái khó ló... cái mới
+ Nén bạc đâm toạc… hợp đồng
+ Uống nƣớc, quên nhớ nguồn
+ Nghề nuôi cá chép đang hóa rồng
+ Chơi chữ:
+ Vàng mắt vì giá vàng
+ Nông trƣờng Sông Hậu sẽ kết thúc có hậu?
+ “Cò” đậu sân Gò Đậu
+ Cầu Dần Xây, xây dần dần
+ Nở trƣờng, nở lớp, không nở nhà vệ sinh
III.3. Một số thủ thuật làm tít khác
+ Khai thác ca dao:
+ Con tằm đến thác vẫn còn vƣơng tơ
+ Hòn đất mà biết nói năng

+ Bao giờ cho đến ngày xƣa…
+ Khai thác thơ, nhại thơ:
+ Bên A là chùm khế ngọt
+ Sƣơng khói vẫn mờ thôn Vỹ Dạ
+ Khai thác tính đối xứng, nhạc điệu:
+ Mƣa dập, lũ dồn
+ Xăng dầu tăng giá: Dân kêu cao, bộ bảo thấp
+ Sốt giá vàng, ai hốt bạc?
+ Bão gần chƣa qua, bão xa lại đến
+ Thái Lan ngã ngựa, Việt Nam ngả bò
+ Tắc giao thông, kẹt phát triển
III.3. Một số thủ thuật làm tít khác
+ Khai thác lời ca khúc:
+ Em ơi, Hà Nội… chóp
+ Và con sông đã vui trở lại
+ Nhại tên một tác phẩm nhiều ngƣời biết:
+ Cuốn theo chiều giá
+ Chuông reo là… tắm
+ Những trò lố hay là VTV và Hoàng Thùy Linh
+ Bỗng dƣng muốn… hét
+ Chiếc nón kỳ cục
III.3. Một số thủ thuật làm tít khác
+ Khai thác sự đối lập:
+ Đói ăn tại nƣớc giàu nhất thế giới
+ Vị Chủ tịch Nƣớc và ông già Việt kiều
+ Lê Công Vinh và những em bé bệnh ung thƣ
+ Sử dụng câu hỏi tu từ:
+ Nƣớc Nhật nào đón ông Obama?
+ Tít ngắn:
+ Xuất khẩu cá độc

+ Vỡ đê
+ Kích thích sự hiếu kỳ:
+ Đình Toàn thích... gãi
+ Gƣơng mặt Phi Thanh Vân bị biến dạng
+ BB Phạm đi bán… trà
III.4. Cần hạn chế
+ Những cái tít chung chung:
+ Có một nông dân nhƣ thế
+ Trách nhiệm thuộc về ai?
+ Cần chấm dứt tình trạng không ai nhận trách
nhiệm
+ Ai quản lý?
+ Vẫn còn bất cập
+ Đâu là lối ra?
+ Bức xúc những cây cầu
+ Cha chung không ai khóc
+ Biện pháp ngăn chặn thiếu khả thi
+ Tổ chức hội thảo định hƣớng nghề nghiệp cho
sinh viên
+ Chú trọng tìm việc cho phụ nữ trung niên
III.4. Cần hạn chế
+ Dùng tít 2 dòng:
+ Kỳ án trộm cây sưa Hà Nội:
Cơ quan chức năng bó tay
+ Tuổi Trẻ Online:
6 năm - vẫn còn chờ những bƣớc sải dài
+ Cung cấp thông tin SKSS cho vị thành niên và thanh
niên trẻ tại Nghệ An:
Sân chơi bổ ích
+ Tít tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau:

+ Di dời tượng trái phép tại di sản Phong Nha – Kẻ Bàng
+ Năm con cọp nghĩ về Tổ quốc
III.4. Cần hạn chế
+ Xử lý tít bị vắt dòng, phân đoạn:
+ KHI MÁ VÀO CA
BA CON NGỦ VỚI CÔ GIÁO
+ THÔNG QUA VIỆC ÔNG TRƢƠNG QUANG
ĐƢỢC GIỮ CHỨC PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
+ TỔNG THỐNG B. OBAMA LÀM TÌNH
HÌNH CU BA CĂNG THẲNG
Bài tập: Đặt lại tít cho bài sau
IV. Viết lời dẫn (lead, chapeau)
+ Viết lời dẫn là “đội mũ” cho bài báo nhƣng
không đƣợc che khuất nó. Nó phải gợi, kích thích
sự tò mò của công chúng truyền thông
+ Lời dẫn giúp cho việc hoàn thiện cái tít bằng cách
nói rõ hơn chủ đề của tác phẩm báo chí và góc tiếp
cận: công chúng hình dung bài báo sẽ nói gì...
+ Lời dẫn gợi cho công chúng cảm giác thông tin
liên quan đến họ, kích thích sự tò mò tìm đọc (có
tính chất giải thích ý đồ)
+ Lời dẫn là nơi cho thấy sự sáng tạo của nghề báo.
Thậm chí có ngƣời nói, nhà báo giỏi hay không thể
hiện ở trình độ viết lời dẫn.

×