Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB - T2 và kết quả đo kiểm thực tế tại Việt Nam : Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử - viễn thông: 60 52 70

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.53 MB, 83 trang )

i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

TÔ THỊ THU TRANG

TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT THEO TIÊU CHUẨN
DVB-T2 VÀ KẾT QUẢ ĐO KIỂM THỰC TẾ
TẠI VIỆT NAM

Ngành:
Điện tử Viễn thông
Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử
Mãsố:
60 52 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Hà Nội-2012

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

TÔ THỊ THU TRANG

TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT THEO TIÊU CHUẨN
DVB-T2 VÀ KẾT QUẢ ĐO KIỂM THỰC TẾ


TẠI VIỆT NAM

Ngành:
Điện tử Viễn thông
Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử
Mãsố:
60 52 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGÔ THÁI TRỊ

Hà Nội-2012

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


vi
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

LDPC
MCM
MISO

Intergrated
Services
Digital
Broadcasting Terrestrial
Low Density Parity Check
Multi Carrer Modulation

Multiple Input, Single Output

MPEG

Moving Picture Experts Group

ISDB-T

MFN
OFDM
PCM
PLP
PRBS
PES
QAM
QPSK
RS
RF
RLC
SDTV
SNR
VCM
VLC
SFN
TSPS
TSPSC
VHF
UHF

Tiêu chuẩn truyền hình số mặt

đất của Nhật
Mã kiểm tra mật độ thấp
Điều chế đa sóng mang
Phương thức truyền tải MISO

Tiêu chuẩn mã hóa nén
MPEG
multiple Frequency Network
Mạng đa tần MFN
Orthogonal Frequency Division Ghép kênh phân chia tần số
Multiplexing
trực giao
Pulse Code Modulation
Điều xung mã
Physical Layer Pipes
lớp vật lý
Pseudo Random Binary Sequency Chuỗi giả ngẫu nhiên
Packetized Elementary Streams
Dòng cơ sở đóng gói
Quadrature
Amplitude
Điều chế cơ sở QAM
Modulation
Quadrature Phase Shift Keying
Điều chế pha
Reed-Solomon Codes
Mã Reed-Solomon
Radio Frequency
Kênh cao tần
Run length coding

Mã hóa với độ dài từ mã động
Standard Definition Television
Truyền hình độ nét chuẩn
Signal-to-noise ratio
Tỉ số tín hiệu trên tạp âm
Variable Coding and Modulation Mã hóa và điều chế thay đổi
Mã hóa với độ dài từ mã thay
Variable Length Coding
đổi
Single Frequency Network
Mạng đơn tần
Transport Stream Partial Stream Dòng TSPS
Transport Stream Partial Stream
Dòng TSPSC
Common
Very high frequency
Tần số rất cao
Ultra High Frequency
Tần số siêu cao

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


vii
JPEG

Joint
Photographic
Group


Experts

T2-MI

DVB-T2 Modulator Interface

Phương pháp nén ảnh JPEG
Giao diện điều chế gói tin T2

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh các số chỉ tiêu của các chuẩn truyền hình số.

5

Bảng 3.1. Thông số mã hóa FEC đối với FECframe thường (nldpc = 64800
bits)

36

Bảng 3.2. Thông số mã hóa FEC đối với FECframe ngắn (nldpc = 16200
bits )

36

Bảng 3.3. Đa thức BCH (đối với FECframe bình thường nldpc = 64800)

37

Bảng 3.4. Đa thức BCH (đối với FECframe ngắn nldpc = 16200)


37

Bảng 3.5. Hiệu quả của mã sửa sai LDPC và BCH

40

Bảng 3.6. So sánh thông số giữa DVB-T và DVB-T2 tại UK

42

Bảng 3.7. Dung lượng DVB-T và DVB-T2 tại UK trong mạng SFN

42

Bảng 4.1. Thông số đo thử nghiệm

52

Bảng 4.2. Thông số mạng đơn tần.

65

Bảng 4.3. Cường độ trường tại các điểm đo theo tiêu chuẩn DVB-T

69

Bảng 4.4. Cường độ trường tại các điểm đo theo tiêu chuẩn DVB-T2

72


Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


viii
DANH ÁCH H NH V
Hình 1.1. Sơ đồ khối hệ thống truyền hình số

3

Hình 1.2. Sơ đồ khối mã hóa nguồn

6

Hình 1.3. Sơ đồ khối hệ thống nén tín hiệu video

7

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống truyền hình số mặt đất

13

Hình 2.2. Sơ đồ khối chức năng hệ thống phát hình số mặt đất DVB-T

14

Hình 2.3. Sơ đồ khối mã hóa kênh trong DVB-T

15

Hình 2.4. Phân bố Năng lượng theo nguyên lý xáo trộn và giả xáo trộn


16

Hình 2.5. Các bước của quá trình phân tán NL, mã hóa ngoài và tráo
DL

16

Hình 2.6. Phân bố sóng mang trong OFDM

19

Hình 2.7. Phổ tín hiệu OFDM với số sóng mang N=16 và phổ tín hiệu RF
thực tế

20

Hình 2.8. Chòm sao của điều chế 4-QAM, 16-QAM và 64-QAM

22

Hình 2.9. Chòm sao của điều chế phân cấp 16-QAM với  =4

22

Hình 3.1. Sơ đồ khối hệ thống truyền hình số theo chuẩn DVB-T2

28

Hình 3.2. Lớp vật lý


30

Hình 3.3: Ống Lớp vật lý

30

Hình 3.4. Mật độ phổ công suất đối với 2K, 32K

32

Hình 3.5. Mô hình MISO

32

Hình 3.6. Mẫu hình Pilot phân tán đối với DVB-T và DVB-T2

33

Hình 3.7. Điều chế 256 QAM

33

Hình 3.8. Chòm sao 256-QAM ‘xoay’

34

Hình 3.9. Hiệu quả sử dụng chòm sao “xoay” so với không xoay

33


Hình 3.10. Định dạng của dữ liệu trước khi đan xen

36

Hình 3.11. Ma trận H và các điểm kiểm tra

39
Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


ix
Hình 3.12. Kết quả mô phỏng với điều chế 4-QAM, tỷ lệ mã 2/3 và 3/4

40

Hình 3.13. Kết quả mô phỏng với điều chế 16-QAM, tỷ lệ mã 2/3 và 3/4 41
Hình 3.14. Kết quả mô phỏng với điều chế 64-QAM, tỷ lệ mã 2/3 và 3/4 41
Hình 3.15. Tương thích giữa DVB-T và DVB-T2

44

Hình 4.1. Biều đồ mối liên hệ giữa tốc độ bit DVB-T và DVB-T2 với
tốc bit theo giới hạn shannon.

50

Hình 4.2. Biều đồ mối liên hệ giữa tốc độ bit (Mbps) và tỉ lệ công suất
sóng mang trên tạp âm (C/N) của DVB-T và DVB-T2


50

Hình 4.3. Biều đồ mối liên hệ tốc độ bit và tỉ lệ C/N giữa DVB-T và
DVB-T2

41

Hình 4.4. Vùng phủ sóng

53

Hình 4.5. Mạng đơn tần tự nhiên được tạo ra do phản xạ bởi các vật cản 55
Hình 4.6. Lập mạng đơn tần để phủ sóng các vùng lõm

55

Hình 4.7. Mạng phân phối DVB-T2

56

Hình 4.8. Đồng bộ trong mạng đơn tần

56

Hình 4.9. Bù trễ tĩnh để đồng bộ trong mạng đơn tần

58

Hình 4.10. Sơ đồ tổng quan cấu hình hệ thống mạng SFN theo chuẩn
DVB-T2


63

Hình 4.11. Trung tâm điểu khiển mạng – NCC network control center

63

Hình 4.12. Trung tâm vận hành mạng – NOC Network operation center

64

Hình 4.13 Vai trò của T2 gateway

64

Hình 4.14. Sơ đồ kết nối thiết bị đo

66

Hình 4.15. Vùng phủ sóng theo chuẩn DVB- T kết hợp hai trạm phát
Vân Hồ và HTV Hà Nội theo cường độ trường.

67

Hình 4.16. Vùng phủ sóng mạng đơn tần theo chuẩn DVB-T2 tại miền
Bắc Việt Nam với 4 trạm phát sóng Vân Hồ, HTV-HN, Keangnam,
Nam Định

70


Hình 4.17. Vị trí các điểm đo

71

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


x
Hình 4.18. Kết quả mô phỏng Cường độ trường b ng phần mềm mô
phỏng vùng phủ sóng và kết quả đo kiểm thực tế theo tiêu chuẩn DVB72
T2

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


1
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ số và xu thế
hội tụ của công nghệ truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin, ngành Phát
thanh truyền hình cũng không ngừng đổi mới và phát triển.
Ngày nay, truyền hình đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong xã
hội.Trong những năm gần đây công nghệ truyền hình đã chuyển sang một bước
phát triển mới đó là quá trình chuyển đổi từ công nghệ truyền hình tương tự
sang công nghệ truyền hình số. Việc chuyển đổi này không chỉ xảy ra trong lĩnh
vực sản xuất các chương trình truyền hình mà còn trong cả lĩnh vực truyền
dẫn và phát sóng tín hiệu truyền hình.
Theo lộ trình số hóa của Chính phủ đến năm 2020 tại Việt Nam sẽ chấm
dứt việc phát sóng truyền hình tương tự và chuyển hoàn toàn sang công nghệ
truyền hình số.
Truyền hình số có nhiều ưu điểm hơn so với truyền hình tương tự như: Có

thể truyền nhiều chương trình trên cùng một băng tần, chất lượng cao ít bị ảnh
hưởng bởi tạp âm, nhiễu đường truyền, có thể lưu trữ chuyển đổi mà không
làm giảm chất lượng, là môi trường lý tưởng để phát triển các chương trình
truyền hình độ phân giải cao (HDTV) và kết hợp các dịch vụ truyền hình với các
dịch vụ viễn thông khác.
Hiện nay, trên thế giới chủ yếu sử dụng 3 tiêu chuẩn truyền hình số mặt
đất: ATSC của Mỹ, ASDB-T của Nhật và DVB-T của Châu Âu. Việt Nam đã
lựa chọn, nghiên cứu thử nghiệm, triển khai ứng dụng công nghệ truyền hình số
mặt đất DVB-T theo tiêu chuẩn Châu Âu. Đây là một sự lựa chọn đúng đắn và
thực tế đã thu nhận được thành công. Tuy nhiên từ thực tiễn quá trình triển khai
ứng dụng, nhiều vấn đề về thương mại, kỹ thuật và yêu cầu của các dịch vụ mới
xuất hiện cần phải được giải quyết nh m đáp ứng xu thế phát triển của hệ thống
truyền hình. Từ đó yêu cầu tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T cần được
bổ sung, đổi mới và phát triển.
Dựa vào những lý do trên, tôi chọn đề tài luận văn T
DVB-T2 và kế q ả
kể
ự ế ạ V ệ Na ” nh m
mục đích đánh giá khả năng vượt trội của tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế
hệ thứ hai DVB-T2 đáp ứng với xu thế phát triển công nghệ truyền hình trên thế
giới trong đó Việt Nam cũng đã theo kịp đà phát triển công nghệ truyền hình của
thế giới và ứng dụng thành công tiêu truyền hình số mặt đất DVB-T2 tiên tiến
nhất thế giới hiện nay.
Luận văn thực hiện phân tích, đánh giá những tính năng ưu việt của hệ
thống truyền hình số theo tiêu chuẩn DVB-T2 thông qua các kết quả mới nhất
Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


2
được công bố và kết quả đo kiểm thực tế tại Việt Nam để phù hợp với lộ trình

số hóa các hệ thống truyền hình số mặt đất đến năm 2020.
Kết cấu luận văn gồm:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống truyền hình số.
Chương 2: Truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T.
Chương 3: Truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T2.
Chương 4: Lộ trình số hóa truyền hình số mặt đất và kết quả đo kiểm thực
tế theo chuẩn DVB-T2 tại Việt Nam.

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


3
C ươ g 1

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN H NH Ố
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Từ thập kỷ 80 các nước phát triển trên thế giới đã nghiên cứu, triển khai
thử nghiệm truyền dẫn và phát sóng truyền hình số qua vệ tinh, qua cáp và mạng
phát sóng mặt đất. Các công nghệ này đã và đang được hoàn thiện trong những
năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Công nghệ kỹ thuật số đã được ứng dụng
ngày càng rộng rãi trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, từ sản xuất chương
trình đến truyền dẫn phát sóng và tới thiết bị thu.
Công nghệ truyền hình số có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với công nghệ
truyền hình tương tự như: Khả năng sử dụng hiệu quả phổ tần, truyền dẫn phát
sóng được nhiều chương trình trên một kênh, có khả năng phát hiện và sửa lỗi,
khắc phục được những nhược điểm thường thấy trong truyền hình tương tự, có
khả năng tương thích với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau cũng như khả năng
phát sóng các chương trình truyền hình độ phân giải cao HDTV… việc truyền
dẫn tín hiệu truyền hình số được thực hiện thông qua cáp đồng trục, cáp quang,
vệ tinh hay truyền hình số mặt đất.

Hiện nay trên thế giới chủ yếu sử dụng các tiêu chuẩn phát sóng truyền
hình số mặt đất của Mỹ, Nhật và Châu Âu. Trong đó tiêu chuẩn truyền hình số
mặt đất DVB-T là tiêu chuẩn được nhiều nước trên thế giới lựa chọn.
II. TỔNG QUAN HỆ THỐNG TRUYỀN H NH Ố.
1.1. ơ ồ k



g

.

Hình 1.1: Sơ đồ khối hệ thống truyền hình số.

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


4
Hệ thống truyền hình số gồm 2 phần chính:
Máy phát:
Nguồn tín hiệu: Cung cấp tín hiệu cho máy phát, đó có thể là tín hiệu ra từ
máy quay phim, micro, chuơng trình máy tính …
Bộ mã hóa nguồn: Nếu tín hiệu đầu vào là tương tự thì sẽ chuyển đổi
thành tín hiệu số. Bộ này có khi còn có nhiệm vụ nén dữ liệu, loại bỏ những
thành phần không cần thiết của thông tin.
Bộ mã hóa kênh: Thêm các thông tin để đảm bảo cho quá trình truyền dẫn
đạt chất lượng tốt, tách/ghép tín hiệu. Mã được sử dụng thường là Reed
Solomon (mã hóa theo khối) hoặc Viterbi (mã hóa chập).
Bộ điều chế: Ghép tín hiệu ra khỏi bộ mã hóa kênh vào sóng mang có tần
số thích hợp để phát quảng bá với phương tiện truyền dẫn là vệ tinh, cáp hay mặt

đất. Trong bộ điều chế thường có bộ khuếch đại công suất để nâng mức tín hiệu
lên và phù hợp với trở kháng của ống dẫn sóng tới anten.
Kênh truyền dẫn: Là môi trường truyền tín hiệu truyền hính số tới máy
thu, có thể là môi trường cáp, vệ tinh, mặt đất…
Máy thu: Bộ giải điều chế, bộ giải mã kênh, bộ giải mã nguồn: Thực hiện
các quá trình ngược lại bên Phát tín hiệu cung cấp tín hiệu tới người xem.
1.2. Đ





g

.

Thiết bị truyền hình số dùng trong truyền dẫn chương trình truyền hình là
hệ thống nhiều kênh.
Tín hiệu truyền hình số yêu cầu băng tần rộng hơn, ngoài tín hiệu truyền
hình còn kèm theo âm thanh và các thông tin khác như: thời gian chuẩn, các
thông tin phụ… được ghép vào các khoảng trống của đường truyền.
Ít bị tác động của nhiễu, khả năng chống nhiễu và sửa lỗi tốt hơn, có thể
khắc phục được hiện tượng chồng phổ tín hiệu, hiện tượng bóng ma so với
truyền hình tương tự.
Việc truyền tín hiệu số được thực hiện khi đảm bảo sự tương quan giữa
các kênh truyền tín hiệu. Do đó, các thông tin đồng bộ được đưa vào để đồng bộ
các tín hiệu và có thể khóa mã dễ dàng.
Các thiết bị số hoạt động ổn định, dễ vận hành. Quá trình xử lý tín hiệu số
đơn giản hơn nhiều so với tín hiệu tương tự như: sửa đổi thời gian gốc, chuyển
đổi tiêu chuẩn, dựng hậu kỳ, giảm độ rộng băng tần…


Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


5
Tín hiệu truyền hình số cho phép khoảng cách giữa các trạm truyền hình
đồng kênh gần nhau hơn tạo cơ hội cho việc phát các chương trình truyền hình
độ phân giải cao HDTV (High Definition Television) như hiện nay với chi phí
và giá thành thấp hơn và đơn giản so với truyền hình tương tự. Tuy nhiên người
dùng phải mua bộ chuyển đổi set- top- box.
1. . C

.

Hiện tại trên thế giới tồn tại nhiều tiêu chuẩn truyền hình số và sử dụng
chủ yếu 3 tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số là :
- DVB-T (Digital Video Broadcasting-Terrestrial ) Tiêu chuẩn Châu Âu.
- ATSC (Advanced Television System Committee) Tiêu chuẩn của Mỹ.
- ISDB-T (Intergrated Services Digital Broadcasting-Terrestrial) Tiêu chuẩn của
Nhật.
Bảng 1.1: So sánh các số chỉ tiêu của các chuẩn truyền hình số.
Khả năng chịu lỗi
Thu ngoài trời
Thu trong nhà
Thu di động
Hiệu quả sử dụng phổ
HDTV
SDTV
Tích hợp phần mềm
Khả năng tương thích

Độ ổn định kỹ thuật
Khả năng mở rộng
Khả năng mở rộng
Ưu thế về thương mại
Rủi ro triển khai
Mã hóa hình ảnh
Mã hoá thoại
Ghép kênh
Mã hoá ngoài
Mã hoá trong
Điều chế
Chế độ
Khoảng bảo vệ
Độ rộng kênh

ISDB-T
ATSC
DVB-T
Không





Kém
Rất tốt
Rất tốt
Kém



Kém
Rất tốt
Rất tốt






Kém
Rất cao
Rất kém
Không

Không
Kém
Rất cao
Chưa biết
Không
Rất cao
Chưa biết
Không
Rất cao
Chưa biết
Kém
Rất cao
Chưa biết
Rất cao
Thấp
Rất cao

MPEG-2
MPEG-2 BC lớp MPEG-2 AAC
AC-3
2, 3 một số sử dụng cả MPEG-4
Ghép truyền tải MPEG-2;
Reed - Solomon
2/3
Mã xoắn (1/2, 2/3,3/4, 5/6, 7/8)
8-VSB
COFDM, QPSK, OFDM, DQPSK,
16QPSK,
1(1405),16-QAM,
2(2809)
--2K, QAM,
8 K 4QAM,
16-QAM,
64QAM
3 (5617)
1/4, 1/8, 1/16,
--64-QAM
1/32
6MHz
7 MHz, 8 MHz
6 MHz

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


6
III. XỬ LÝ TÍN HIỆU TRUYỀN H NH Ố.

1.1. Tí

ệ vd

.

Tín hiệu video tương tự qua các bước lấy mẫu, lượng tử hóa và mã hóa
cho ta tín hiệu video số hay còn gọi là quá trình mã hóa nguồn.

Tín hiệu
tương tự

Lấy mẫu

Lượng tử
hóa

Mã hóa

Tín hiệu
số

Hình 1.2: Sơ đồ khối mã hóa nguồn.
1.2. Tí

ệ a d

.

Tín hiệu audio số có dải tần rộng từ 20Hz đến 200KHz. Quá trình tạo tín

hiệu audio số cũng tương tự như các bước tạo tín hiệu video số.
Tín hiệu audio số với những ưu điểm như: độ méo tín hiệu nhỏ một cách
lý tưởng (0.01%), dải thông âm thanh lớn gần mức tự nhiên (>90dB), đáp tuyến
tần số b ng phẳng (±0.5dB), tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng, độ ổn định
cao… đã cải thiện được chất lượng ghi và xử lý tín hiệu âm thanh.
1.3. Né

í



g

.

Tín hiệu truyền hình mang một lượng thông tin rất lớn với các dòng tín
hiệu số có tốc độ cao, yêu cầu dải thông rất rộng vượt quá khả năng cho phép
của thiết bị. Vì vậy, các kỹ thuật làm giảm băng tần được sử dụng trong các tiêu
chuẩn truyền hình số.
Nén là quá trình làm giảm tốc độ của các dòng dữ liệu tốc độ cao mà vẫn
đảm bảo chất lượng hình ảnh và âm thanh cần truyền tải.
1.1.1. Nén tín hiệu video.
Nén sẽ loại bỏ những số liệu dư thừa trong tín hiệu video, giảm tốc độ bit
của tín hiệu mà vẫn bảo đảm chất lượng tín hiệu phù hợp với một ứng dụng nhất
định. Có các tiêu chuẩn nén tín hiệu video cơ bản:

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


7


Nguồn

Biểu
diễn
thuận
lợi

Lượng
tử
hóa

Gán
từ


Mã hóa video

Xử

kênh

Giải
từ


Giải
lượng
tử
hóa


Biểu
diễn
thuận
lợi

Video
khôi
phục

Giải mã video

Hình 1.3: Sơ đồ khối hệ thống nén video.
Tiêu chuẩn MPEG-1: Là tiêu chuẩn mã hóa nén các tín hiệu audio, và
video số để có tốc độ bit không vượt quá 1,5Mb/s dùng để ghi hình trên băng từ,
đĩa quang, truyền dẫn trên mạng.
Tiêu chuẩn MPEG-2: Là tiêu chuẩn mã hóa nén tín hiệu audio, video
xuống tốc độ không vượt quá 1,0Mb/s dùng cho truyền hình số độ nét chuẩn
SDTV (Standard Definition Television).
Tiêu chuẩn MPEG-3: Là tiêu chuẩn mã hóa nén tín hiệu audio, video số
để có tốc độ bit không vượt quá 50Mb/s dùng cho truyền hình có độ phân giải
cao HDTV (High Definition Television).
Ngoài ra tiêu chuẩn mã hóa nén MPEG-4 có tốc độ bit xấp xỉ 64Kb/s
dùng cho điện thoại thấy hình (Videophone), DVB-T2.
Tiêu chuẩn mã hóa nén MPEG-7 đặc trưng cho các tiêu chuẩn biểu diễn
nhiều loại thông tin đa phương tiện khác nhau.
Trong các tiêu chuẩn nén video thì MPEG-2 là tiêu chuẩn quan trọng nhất
đối với hệ thống truyền hình số. MPEG-2 cho phép truyền tín hiệu trên nhiều
lớp (mỗi lớp có độ phân giải khác nhau). Hình ảnh có thể khôi phục với các mức
chất lượng khác nhau tùy thuộc vào các lớp được sử dụng.

1.1.2. Nén tín hiệu audio.
Các kỹ thuật mã nguồn được dùng để loại bỏ độ dư thừa trong tín hiệu
audio và các kỹ thuật che mặt nạ tâm sinh lý nghe (Psychoacoustic Masking)
được sử dụng để nhận biết và loại bỏ những mẫu âm thanh lỗi. Hiện nay sử dụng
hai kỹ thuật nén audio:
Mã hóa dự đoán trong miền thời gian: Kỹ thuật này thực hiện mã hóa sai
số giữa các mẫu liền kề nhau mà có thể khôi phục được. Thông tin audio sẽ
được biễu diễn và truyền đi b ng dòng bit với tốc độ được giảm xuống.

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


8
Mã chuyển đổi trong miền tần số: kỹ thuật này sử dụng các khối mẫu
audio từ bộ điều xung mã PCM (Pulse Code Modulation) tuyến tính biến đổi từ
miền thời gian sang các dải băng khác nhau trong miền tần số.
Phương pháp nén tín hiệu audio gồm nén không mất thông tin và nén có
mất thông tin.
Nén không mất thông tin, sau khi tiến hành giải nén cho phép khôi phục
lại các bit đúng như ban đầu. Nén không mất thông tin sử dụng những kỹ thuật
mã dự đoán trước trong miền thời gian bao gồm: các thuật toán DPCM
(Differential Pulse Code Modula) hay ADPCM (Adaptive Differential Pulse
Code Modulation), mã hóa entropy…
Phương pháp nén có mất thông tin: là phương pháp phối hợp một số kỹ
thuật nén và tính chất của cảm thụ âm thanh của tai người để tìm ra các thành
phần phổ không nghe thấy trong tập hợp tín hiệu âm thanh.
1.4. Mã óa k

g


.

Mã hóa kênh được sử dụng trong các hệ thống ghi và truyền tín hiệu số để
phối hợp các tính chất của mã hóa và tính chất của quá trình ghi của đường
truyền.
Trong hệ thống truyền hình để có thể truyền tín hiệu với độ tin cậy cao,
các dòng tín hiệu video, audio được đóng gói lại thành các dòng cơ sở PES
(Packetized Elementary Streams) tương ứng với các gói có độ dài thay đổi. Mỗi
gói gồm một Header và dữ liệu của các dòng cơ sở. Các gói PES này được ghép
kênh với nhau tạo ra dòng truyền tải TS (Transport Stream) hoặc dòng chương
trình để đảm bảo tốc độ truyền tín hiệu nhỏ hơn giới hạn đường truyền của kênh
thông tin (tín hiệu số không có lỗi trong kênh truyền) và giảm khả năng mất mát
thông tin, thời gian truyền dẫn, tăng dải thông kênh truyền... Tín hiệu truyền
hình số cần thực hiện quá trình mã hóa kênh truyền để chất lượng thông tin trên
đường truyền và phù hợp với từng trường hợp sử dụng.
Đặc điểm của mã hóa kênh: Mã hóa được sử dụng trong các trường hợp:
- Mã sơ cấp dùng để tạo tín hiệu video, audio.
- Mã bảo vệ sửa sai, tăng khả năng chịu đựng, bảo vệ, sửa lỗi tín hiệu trong
kênh truyền có nhiễu.
- Mã truyền tuyến tính, giúp tăng khả năng truyền dẫn.
1.5. Đ

ế

g

.

Quá trình truyền dẫn tín hiệu số ở tốc độ cao trên các kênh VHF/UHF
thường gặp phải hiện tượng Fading, phản xạ tín hiệu do gặp phải nhà cửa, núi


Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


9
đồi… làm cho tín hiệu bị trễ lên tới hàng chục μs. Hay khi di chuyển, tín hiệu
trực tiếp từ máy phát có thể bị mất (kênh Rayleigh). Hay trong mạng đơn tần
SFN, sự lựa chọn tần số kênh rất quan trọng khi tất cả các máy phát phát các tín
hiệu giống nhau ở từng thời điểm và có thể phát các tín hiệu lặp lại “nhân tạo”
trong khu vực dịch vụ (trễ lên đến vài trăm μs). Để khắc phục vấn đề này, các bộ
tương thích kênh DVB-T được thiết kế dựa trên việc điều chế đa sóng mang trực
giao có mã COFDM (Coded Orthogonal Frequency Division Multiplexing).
Phân bố năng lượng
Reed-solomon

Chèn mã
Viterbi

OFDM
2k,8k

Dòng bit truyền tới được chia thành hàng ngàn sóng mang con tốc độ
thấp, trong ghép kênh phân tần FDM (Frequency Division Multiplexing). Hệ
thống có thể hoạt động ở hai mode chính: 2K cho các mạng chuyển đổi (tương
ứng với 1705 sóng mang con trong giải thông 7,61MHz và khoảng thời gian
symbol hiệu dụng Tu = 224μs) và 8K cho FSNs (tương ứng với 6817 sóng mang
phụ trong dải thông 7,61MHz và khoảng thời gian symbol hiệu dụng T u=86μs).
Mỗi sóng mang được điều chế theo giản đồ QAM (4,16, 32, 64, 256-QAM).
Điều chế COFDM bản chất là fading tần số chọn, khi mỗi sóng mang
được điều chế ở tốc độ bit trung bình (tốc độ symbol vào khoảng 1Kbaud tương

ứng với mode 2K hay 8K) và khoảng thời gian rất dài so với thời gian đáp ứng
thay đổi kênh. Do đó mỗi sóng mang con chiếm một dải tần hẹp trong đó đáp
ứng tần số kênh là phẳng cục bộ.
1.6. T

dẫ

í



.

Việc sử dụng kỹ thuật số để truyền tín hiệu đòi hỏi phải xác định tiêu
chuẩn số của tín hiệu truyền hình. Có thể sử dụng các phương thức truyền dẫn
tín hiệu sau cho tín hiệu truyền hình số:
- Truyền qua cáp đồng trục.
- Truyền tín hiệu truyền hình số b ng cáp quang.
- Truyền tín hiệu truyền hình số qua vệ tinh.
- Phát sóng truyền hình số mặt đất.

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


10
IV. KẾT LUẬN CHƯƠNG.
Sử dụng công nghệ truyền hình số đem lại nhiều lợi ích cho người sử
dụng, hiệu quả cao cho nhà cung cấp dịch vụ. Công nghệ truyền hình số không
chỉ tăng số kênh truyền mà còn cho phép nhà cung cấp dịch vụ mở rộng kinh
doanh ra các dịch vụ mới mà với công nghệ tương tự không thể thực hiện được.

Hiện nay truyền hình số phát triển hết sức đa dạng về loại hình dịch vụ,
phương thức truyền dẫn và phát sóng như: truyền hình số cáp DVB-C, truyền
hình số mặt đất DVB-T, truyền hình số vệ tinh DVB-S, truyền hình độ phân giải
cao HDTV, truyền hình qua Internet IPTV, 3G TV...
Sử dụng các kỹ thuật nén tín hiệu trong hệ thống truyền hình số giải quyết
được yêu cầu về độ rộng băng tần trong hệ thống truyền hình số. Sự ra đời và
thay thế của truyền hình số cho truyền hình tương tự là một xu thế tất yếu khách
quan.
Trong các tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số, truyền hình số mặt đất
DVB-T sử dụng phương pháp điều chế COFDM, mã hóa audio theo tiêu chuẩn
MPEG-2 đã tỏ ra có nhiều ưu điểm bổi bật và được nhiều nước trên thế giới lựa
chọn trong đó có Việt Nam.

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


11
C ươ g 2

TRUYỀN H NH Ố MẶT ĐẤT TH

TI U CHU N DVB-T

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T ra đời vào những năm cuối thập
kỷ 90 và đã nhanh chóng khẳng định được vị thế trên thị trường. Truyền hình số
mặt đất DVB-T có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với công nghệ truyền hình tương
tự nên đã được hầu hết các nước phát triển trên thế giới lựa chọn.
Quá trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số đang là một xu thế tất
yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không đứng ngoài xu hướng

đó. Việt Nam đã quyết định lựa chọn công nghệ truyền hình số mặt đất DVB-T
theo tiêu chuẩn Châu Âu để triển khai ứng dụng rộng rãi và thu được thành công
nhất định.
Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có quy hoạch, lộ trình xây dựng và
phát triển các hệ thống truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm
2020.
Ngành truyền hình đang phát triển rất mạnh mẽ cả về lượng và chất, đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của người xem truyền hình. Truyền hình độ
phân giải cao HDTV, 3D TV… đang phát triển nhanh chóng và trở thành xu
hướng phát triển của ngành công nghệ truyền hình thế giới và dần thay thế các
công nghệ truyền dẫn, phát sóng truyền hình truyền thống.
II. TRUYỀN H NH Ố MẶT ĐẤT THEO TI U CHU N DVB-T.
2.1. G ớ



DVB-T.

Truyền hình số mặt đất theo tiêu DVB-T, sau hàng loạt các thử nghiệm
thành công của các cơ sở nghiên cứu khoa học tại châu Âu. Tiêu chuẩn truyền
hình số mặt đất DVB-T chính thức được tổ chức ETSI công nhận (European
Telecommunications Standards Institute) vào tháng 2 năm 1997.
Anh là nước đi đầu trong việc triển khai diện rộng hệ thống truyền hình
theo chuẩn DVB-T với 33 trạm phát sóng số vào tháng 10 năm 1998 phủ sóng
cho khoảng 75% dân số. Sau đó đến tháng 11 năm 1999 tăng số trạm lên 81 phủ
sóng cho 90% dân số và đến năm 2006 đã chấm dứt truyền hình tương tự. Như
một hiệu ứng dây truyền nhiều nước ở khắp các châu lục đã tiến hành thử
nghiệm và triển khai thực tế các dịch vụ truyền hình tiên tiến trên nền tảng
DVB-T.
Tô Thị Thu Trang – K16Đ2



12
DVB-T sử dụng kỹ thuật dựa trên phương pháp ghép kênh theo tần số
trực giao có mã COFDM (Coded Orthogonal Frequency Division Multiplexing).
COFDM là kỹ thuật điều chế OFDM kết hợp với kỹ thuật mã hóa kênh truyền
có nhiều đặc điểm ưu việt, có khả năng chống lại phản xạ nhiều đường, phù hợp
với các vùng dân cư có địa hình phức tạp, cho phép thiết lập mạng đơn tần SFN
và có khả năng thu di động, phù hợp với các chương trình có độ nét cao HDTV.
Tiêu chuẩn DVB-T là thành viên của một họ các tiêu chuẩn DVB, trong
đó bao gồm tiêu chuẩn truyền hình số qua vệ tinh, mặt đất, cáp.
Tiêu chuẩn DVB–T là tiêu chuẩn có nhiều ưu điểm, hiện đại, mang tính
mở và có khả năng tương thích cao, được nhiều nước sử dụng như.
- Hiệu quả sử dụng tần phổ cao hơn và chất lượng tốt hơn so với phát sóng
tương tự.
- Trên dải tần truyền hình có thể phát được một số chương trình truyền hình
có chất lượng cao, chất lượng ổn định, khắc phục được các hiện tượng
bóng ma, can nhiễu, tạp nhiễu, tạp âm…
- Máy thu hình có thể lắp đặt dễ dàng ở các vị trí trong nhà, xách tay hoặc
lưu động ngoài trời, chuyển đổi linh hoạt chương trình.
- Có khả năng làm việc với các tỉ lệ khuôn hình 4:3,16:9 (băng tần tiêu
chuẩn) và 20:9 (băng tần cao).
- Sử dụng dòng truyền dữ liệu theo tiêu chuẩn Quốc tế (định dạng lấy mẫu
4:2:0, nén MPEG – 2 MP@ML, có khả năng tương thích hoặc chuyển đổi
lên/xuống các lớp bậc thấp và cao, phân cấp giữa SDTV và HDTV ).
- Tiêu chuẩn phát sóng số không gây trở ngại cho việc quy hoạch tần số.
- Có khả năng sử dụng lại một phần hạ tầng của hệ thống máy phát hình kĩ
thuật tương tự. Chi phí đầu tư phù hợp với Việt Nam.
Nhược điểm của tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T là:
Các sóng mang có công suất thấp nên dễ bị ảnh hưởng của fading lựa

chọn tần số. Khi thực hiện điều chế 64-QAM, nếu như có sự sai lệch chút ít về
pha và biên độ sẽ gây cho đầu thu giải điều chế sai so với tín hiệu ban đầu.
Để đảm bảo chất lượng thu sóng tín hiệu truyền hình số DVB-T từ máy
phát cần phải luôn giữ được tính trực giao các sóng mang.
Tại Việt Nam kể từ 26/3/2001 Đài truyền hình Việt Nam chính thức lựa
chọn tiêu chuẩn DVB-T cho truyền hình số mặt đất.

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


13
2.2. ơ ồ k



g

DVB-T.
Phát sóng

Dữ liệu
số
Mã hóa truyền dẫn
(kênh)
Đa hợp/ sửa lỗi

Mã hóa
nguồn

Giải điều

chế

TX

RX
Thu

Điều
chế

Giải mã hóa truyền dẫn
(kênh) Giải đa hợp/ sửa lỗi

Giải mã
nguồn

D/A

Hình 2.1: Sơ đồ khối hệ thống truyền hình số mặt đất.
Các thành phần chính của hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T bao
gồm:
Nguồn tín hiệu: Biến đổi tín hiệu video và audio thành các dữ liệu số.
Mã hóa nguồn (Source Coding): Thực hiện nén tín hiệu số b ng bộ mã
hóa nén MPEG-2 ở các tỉ số nén khác nhau. Việc mã hóa tín hiệu được thực
hiện khá phức tạp dựa trên cơ sở nhiều khung hình ảnh chứa nhiều thông tin với
sự sai khác rất nhỏ. MPEG chỉ gửi đi những dữ liệu thay đổi và dữ liệu lúc này
có thể giảm đi 100 đến 200 lần. Việc nén tín hiệu audio cũng được thực hiện dựa
trên đặc điểm tai người khó phân biệt âm thanh trầm nhỏ với âm thanh lớn khi
chúng có tần số lân cận nhau.
Gói và đa hợp video, audio và dữ liệu phụ thuộc vào một dòng dữ liệu, ở

đây là dòng truyền tải MPEG-2.
Điều chế: Quá trình điều chế tín hiệu phát sóng b ng dòng dữ liệu bao
gồm cả mã hóa truyền dẫn, mã hóa kênh và các kỹ thuật hạ thấp xác suất lỗi
chống lại các suy giảm chất lượng do phađing, tạp nhiễu…
Phía thu: Thực hiện các bước ngược lại mở gói, giải mã, hiển thị hình ảnh
và tiếng.
2.3. Đ

í

kỹ



ủa DVB-T.

2.3.1. Sơ đồ khối và hoạt động của hệ thống phát.
Hệ thống DVB-T được định nghĩa là một thiết bị gồm những khối chức
năng, tín hiệu đầu vào là dòng truyền tải MPEG-2 (nhận được tại đầu ra của bộ

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


14
ghép kênh), đầu ra là tín hiệu cao tần đi tới anten. Hệ thống tương thích trực tiếp
với chuẩn nén tín hiệu MPEG-2 ISO/IEC 13818.
Do hệ thống được thiết kế cho truyền hình số mặt đất hoạt động trong
băng tần UHF hiện có, nên đòi hỏi hệ thống phải có khả năng chống nhiễu tốt từ
các máy phát tương tự hoạt động cùng kênh hoặc kênh liền kề, hệ thống phải có
hiệu suất sử dụng phổ tần cao băng tần UHF, điều này có thể đảm bảo b ng việc

sử dụng mạng đơn tần.

Hình 2.2: Sơ đồ khối chức năng hệ thống phát hình số mặt đất DVB-T
Trên hình 2.2. Các tín hiệu hình ảnh, âm thanh sẽ qua một loạt quá trình
xử lý. Các khối nét đứt trên hình được sử dụng cho cấu hình điều chế phân cấp.
Khối Splitter phân chia dòng dữ liệu thành 2 dòng với những mức ưu tiên
khác nhau, tốc độ dòng dữ liệu và tỷ lệ mã hóa khác nhau, có nghĩa là khả năng
chống lỗi của dòng dữ liệu là khác nhau.
Ta thấy một hệ thống máy phát chủ yếu sẽ gồm phần mã hoá sửa lỗi và
điều chế OFDM. Đây cũng chính là hai phần chủ yếu được các nhà khoa học tập
trung khai thác để tối ưu đưa ra chuẩn mới DVB-T2 được trình bày ở chương
sau.
2.3.2. Mã hóa kênh.
Môi trường truyền dẫn mặt đất chịu tác động mạnh bỡi can nhiễu, mã hoá
kênh cần thiết cho việc truyền tải dữ liệu nh m chống lỗi sai trên đường truyền.
DVB-T sử dụng mã cuốn CC và mã khối RS Mã sửa sai trước có 5 giá trị để lựa
chọn: 1/2, 2/3, 3/4, 5/6 và 7/8 tỉ lệ mã sửa sai càng lớn khả năng kháng sửa lỗi

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


15
càng tốt nhưng tốc độ tín hiệu hữu ích càng thấp, dung lượng dành cho chương
trình cần phát đi càng thấp.
Mã hóa kênh trong truyền dẫn phát sóng mặt đất DVB-T với các kênh
thuộc dải tần số siêu cao UHF (Ultra High Frequency) và tần số rất cao VHF
(Very High Frequency) có băng thông 8MHz là quá trình xử lý tín hiệu phức
tạp.

Hình 2.3: Sơ đồ khối mã hóa kênh trong DVB-T

Mã hóa kênh trong DVB-T được mô tả như sau:
Dữ liệu đầu vào bộ mã hóa kênh là dòng truyền tải MPEG-2 gồm các gói
nối tiếp với độ dài xác định mỗi gói là 188byte, (1 byte đồng bộ,187 byte dữ
liệu) .
SYNC 1 byte

MPEG-2 Transport MUX data (187 byte)

a) Gói truyền tải MPEG2
Các bước tiến hành:
Khối phân tán năng lượng (Energy Dispersal): Cung cấp các tín hiệu ngẫu
nhiên và một mức cơ bản cho việc chống lỗi. Dữ liệu được kết hợp với chuỗi giả
ngẫu nhiên PRBS (Pseudo Random Binary Sequency) nh m phân bố năng lượng
đồng đều trong dòng truyền tải, tránh những chuỗi 0 hoặc 1 liên tiếp gọi là quá
trình ngẫu nhiên hóa luồng dữ liệu. Đa thức sinh cho quá trình ngẫu nhiên này
là: 1+ X14+ X15 . Kết hợp giữa thanh ghi dịch và các cổng EX - OR để xáo trộn
và giải xáo trộn (Scrambled/ Descrambled) dữ liệu trong quá trình xử lý tín hiệu

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


16
1 0 0 1 0 1 0 1 0 0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

0
0
11 12

0

13

0
14

0
15

PRPS
Data output
Enable

Data input

Scramble

Enable
De- scramble
scramble

Hình 2.4: Phân bố năng lượng theo nguyên lý xáo trộn và giải xáo trộn.
8 transport MUX packet
PRBS period = 1503 bytes
SYNC Randomized SYNC
1
Data
2

SYNC Randomized SYNC Randomized
8

Data
1
Data

b)Gói truyền tải ngẫu nhiên hóa: byte đồng bộ và các dữ liệu ngẫu nhiên hóa.
204 bytes
SYNC 1 or
SYNC n

MPEG- 2 transport MUX
data (187 byte)

Reed- Solomon
16 bytes

c) Gói chống lỗi với mã Reed- Solomon RS (204/188,8).
SYNC 1 or
SYNC n

203 bytes

SYNC 1 or
SYNC n

203 bytes

SYNC 1 or
SYNC n

d) Cấu trúc dữ liệu sau outer interleaving.


Hình 2.5.(a,b,c,d) Các bước của quá trình phân tán năng lượng, mã hóa ngoài và tráo dữ
liệu.
Ví dụ: Chuỗi ban đầu là “100101010000000” được nạp vào thanh ghi sau
mỗi nhóm 8 gói dữ liệu. Để thông báo cho bộ giả ngẫu nhiên của chuỗi này, byte
đồng bộ thuộc gói truyền tải đầu tiên của nhóm 8 được đảo ngược từ 47HEX
thành B8HEX. Chu kỳ của chuỗi PRBS là 8x188 byte trừ đi byte đồng bộ
(B8HEX) b ng 1503 byte. (Sự thay đổi cấu trúc dữ liệu qua khâu phân tán năng
lượng, mã hóa ngoài và xáo trộn dữ liệu xem hình 2.5).
Mã ngoài (Outer Coder): Nh m kiểm soát sửa loạt lỗi sai hay xảy ra có
chiều dài xác định. DVB-T sử dụng mã khối RS (Reed Solomon) b ng cách

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


17
cộng 16 bytes vào các gói 188 bytes của dòng truyền tải TS để tạo ra gói 204
bytes. Thuật toán sửa lỗi này đặc trưng b ng 3 thông số:
n = 204: Độ dài gói truyền cuối
k = 188: Độ dài gói truyền gốc
t=8

: Số bytes có thể sửa

Mã RS được dùng cho mỗi gói truyền tải đã được ngẫu nhiên hóa để tạo
thành các gói được bảo vệ lỗi ( Hình 2.5.c).
Khối ghép xen ngoài (Outer Interleaver): Khối này được thực hiện ghép
xen kẽ với độ sâu I = 12 các gói dữ liệu trong khối ghép xen ngoài đã được bảo vệ
lỗi RS. Các gói được bảo vệ khỏi lỗi R-S có chiều dài là 204byte được chia thành
17 khối với 12byte mỗi khối. Mỗi phần tử ghi dịch FIFO (First In First Out) được

cấu trúc thành byte. Các byte đồng bộ của MPEG-2 luôn chạy không trễ qua
nhánh “0” của bộ ghép xen. Quá trình ghép xen kẽ sẽ phân bố các lỗi cụm (Burst
Error) qua một số các khối làm cho việc sửa sai có thể thực hiện một cách hiệu
quả. Quá trình sửa lỗi được chia thành hai phần mã ngoài (Outer Coder) và mã
trong (Inner Coder).
Khối mã trong ( Inner coder): Nh m kiểm soát sửa và báo lỗi cho một
loạt lỗi sai có chiều dài lớn hơn chiều dài lỗi qui định.
Khối ghép xen trong (Inner Interleaving): bao gồm khối ghép xen bit và
ghép xen symbol.
Bộ ghép xen bit: dữ liệu đầu vào được tách thành V Sub-tream, trong đó
V= 2 đối với điều chế pha QPSK (Quadrature Phase Shift Keying), V = 4 với
16-QAM và V = 6 với 64-QAM. Trong chế độ truyền không phân cấp, dòng dữ
liệu đầu vào được tách thành V- 2 Sub - Stream.
Bộ ghép xen symbol (symbol Interleaver): mục đích của bộ xáo trộn
symbol là thực hiện ánh xạ các từ mã (có độ dài V bit) lên 1512 (mode 2k) hoặc
6048 (mode 8k) sóng mang tích cực trong một symbol điều chế đa sóng mang
trực giao OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing).
2.3.3. Bộ điều chế DVB-T.
Tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T sử dụng kỹ thuật điều chế
OFDM. Do bên phát cần phải mã hóa để bên thu có thể khôi phục lại được
những dữ liệu bị mất trong quá trình truyền. Vì vậy, phương pháp điều chế này
còn có tên gọi là ghép kênh đa sóng mang trực giao có mã hóa COFDM (Code
Orthogonal Frequency Division Multiplexing).

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


18
Bộ điều chế DVB-T có khả năng điều khiển hoàn chỉnh cho việc phát các
tín hiệu cao tần. Đầu vào Bộ điều chế DVB-T là dòng tín hiệu truyền tải MPEG2 đầu vào và phát ra tín hiệu UHF hoặc VHF.

OFDM là kỹ thuật ghép kênh đa tần số trực giao trong đó vẫn sử dụng các
hình thức điều chế số cơ sở tại mỗi sóng mang. Phương thức này rất phù hợp
cho những yêu cầu của phát hình mặt đất. Kỹ thuật OFDM dựa trên nguyên tắc
phân chia luồng dữ liệu đầu vào thành nhiều dòng dữ liệu song song có tốc độ
bit nhỏ hơn nhiều lần. Sau đó, truyền chúng trên những sóng mang con như là
những kênh con. Các sóng mang con được ghép kênh tần số trực giao nhau để
tránh gây can nhiễu lẫn nhau.
Mỗi sóng mang được xử lý tại một thời điểm thích hợp và được gọi là một
“OFDM Symbol”. Trong ghép kênh FDM truyền thống, những sóng mang được
lọc ra riêng biệt để đảm bảo r ng không có chồng phổ. Bởi vậy, không có hiện
tượng giao thoa giữa những sóng mang nhưng phổ chưa được sử dụng với hiệu
quả cao nhất. Với kỹ thuật OFDM, nếu khoảng cách các sóng mang được chọn
sao cho những sóng mang trực giao trong một chu kỳ symbol thì ta có thể khôi
phục lại mà không có giao thoa hay chồng phổ.

Tô Thị Thu Trang – K16Đ2


×