Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hơi trong ruột (Phần 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.07 KB, 10 trang )

Hơi trong ruột
(Phần 2)

Nguyên nhân gây nên chướng bụng từng cơn là gì?
Tăng sản xuất khí quá mức: Vi khuẩn tăng sản xuất khí quá mức là nguyên
nhân thường gặp của chướng bụng từng cơn (ngắt quãng). Vi khuẩn có thể sản xuất
quá nhiều khí bằng ba cách. Thứ nhất, lượng khí do vi khuẩn tạo ra khác nhau đối với
từng người. Nói cách khác, ở vài người vi khuẩn có thể sản xuất nhiều hơi hơn có thể
cả do số lượng vi khuẩn nhiều hơn hay loại vi khuẩn ấy tạo ra nhiều hơi hơn. Thứ hai,
tiêu hoá hay hấp thu thức ăn kém sẽ cho lượng thức ăn không tiêu hoá gặp vi khuẩn ở
đại tràng. Vi khuẩn càng có nhiều thức ăn thì sản xuất khí càng nhiều. Một ví dụ về
bệnh lý có cả kém hấp thu và tiêu hoá kém kèm với không dung nạp lactose là thiểu
năng tuỵ và bệnh tiểu chảy mỡ. Thứ ba, sự tăng trưởng quá mức của vi khuẩn có thể
gặp ở ruột non. Ở điều kiện bình thường, vi khuẩn sản xuất ra khí được giới hạn tại đại
tràng. Trong một số điều kiện y khoa, những vi khuẩn này lan lên ruột non. Do đó vi
khuẩn ở ruột non có rất nhiều thức ăn chưa tiêu hoá để tạo ra khí. Tình trạng vi khuẩn
tạo khí di chuyển lên ruột non được gọi là tăng sinh vi khuẩn ở ruột non.
Sản xuất khí quá mức do vi khuẩn thường đi kèm với tăng đánh hơi. Tăng đánh
hơi có thể không phải luôn luôn hiện diện, tuy nhiên do khí có thể loại bớt âm thầm
bằng những cách khác - hấp thu vào cơ thể, loại vi khuẩn khác sử dụng, hay có thể loại
ra vào ban đêm mà người đánh hơi không biết.
Tắc nghẽn thực thể: Tắc nghẽn có thể xuât hiện bất cứ chỗ nào từ dạ dày đến
trực tràng. Tắc tạm thời hay từng phần có thể gây ra chướng bụng từng cơn. Chẳng
hạn, sẹo môn vị (hẹp môn vị) làm nghẽn lối từ dạ dày vào ruột do đó làm tắc nghẽn
khả năng làm trống dạ dày. Sau khi ăn, dạ dày chứa đầy thức ăn và không khí được
nuốt vào. Sau 1-2 giờ, dạ dày sẽ tiết ra acid và dịch vị trộn lẫn thức ăn và giúp tiêu
hoá. Do đó, dạ dày sẽ căng nhiều hơn. Khi có tắc nghẽn không hoàn toàn, thức ăn, khí,
và dịch cuối cùng cũng di chuyển vào ruột và hết chướng bụng.
Tắc nghẽn ở ruột non, thường gặp nhất là do dính sau phẫu thuật trước đó, là
nguyên nhân khác của chướng bụng từng cơn. Điều xấu hơn là tắc nghẽn thực thể kích
thích cả dạ dày và ruột tiết dịch sẽ góp phần làm chướng bụng. Cuối cùng, táo bón


nặng hay bất toàn về phân (phân đóng cứng trong trực tràng) cũng có thể gây hẹp lưu
thông của các chất trong lòng ruột và gây nên chướng bụng. Tuy nhiên, trong trường
hợp này, chướng bụng thường kéo dài và tăng dần, giảm khi đi tiêu hay lấy đi phân
đóng cứng.
Tắc nghẽn chức năng: Tắc nghẽn chức năng không do một cản trở thực thể nào
gây nên mà là do giảm chức năng của cơ dạ dày hay ruột để đẩy các chất trong lòng
ruột. Khi những cơ này không hoạt động bình thường, lòng ruột sẽ tích tụ lại và làm
căng bụng. Các ví dụ về tắc nghẽn chức năng như: liệt dạ dày trong bệnh tiểu đường,
hẹp ruột giả hiệu mạn tính (một tình trạng bất thường trong đó cơ ruột non mất khả
năng hoạt động bình thường), bệnh Hirschprung (sợi căng của cơ đại tràng mất khả
năng co thắt do thiếu thần kinh chi phối). Có chứng cứ khoa học về sự tích tụ ở vài
bệnh nhân căng hơi và chướng bụng do hơi (và có lẽ ngay cả ở một số bệnh nhân có
hội chứng ruột kích thích) cho rằng có bất thường chức năng các cơ ruột ngăn hơi di
chuyển bình thường qua ruột rồi tống ra ngoài. Thay vào đó, các khí này tích tụ lại
trong ruột.
Chất béo trong thức ăn tác động lên ruột giống như một tắc nghẽn chức năng.
Chất béo trong bữa ăn đến ruột non làm cho sự vận chuyển các thức ăn được tiêu hoá,
hơi và chất lỏng trong ruột non chậm lại. Do đó chúng góp phần làm tích tụ thức ăn,
hơi, dịch dẫn đến chướng hơi hay và chướng bụng.
Quá mẫn ruột: Vài người rất nhạy cảm (quá mẫn cảm) đối với sự chướng bụng,
và thậm chí có thể cảm thấy chướng bụng ngay cả với lượng thức ăn, khí và dịch tiêu
hoá bình thường sau bữa ăn. Chướng hơi có thể kích thích hay thậm chí dẫn đến
chướng bụng nếu trong thức ăn chứa một lượng chất béo bình thường.
Đánh giá ợ hơi, chướng hơi/ chướng bụng và đánh hơi như thế nào?
Bệnh sử: Bệnh sử rất quan trọng vì sẽ hướng đến đánh giá. Nếu chướng bụng/
chướng hơi liên tục thường xảy ra hơn là từng cơn thì nguyên nhân thường là lớn các
tạng trong bụng, dịch trong bụng, hay béo phì. Nếu chế độ ăn có lượng lớn sữa hay các
chế phẩm từ bơ (lactose), sorbitol hay fructose thì nguyên nhân gây nên chướng bụng
có thể là rối loạn hấp thu loại các loại đường này.
Khi có có vấn đề than phiền về đánh hơi thì đếm số lần tống hơi trong vài ngày

là rất quan trọng. Đếm như thế giúp khẳng định có đánh hơi quá mức do số lần hơi
tống qua ruột khá liên quan đến tổng lượng (hay thể tích) của khí thoát ra. Như bạn
nghĩ, đếm số lần hơi thoát ra chẳng dễ chút nào. Hơi tống ra lên đến 20 lần một ngày
cũng có thể là bình thường. (Thể tích hơi trung bình chuyển qua mỗi ngày được ước
lượng khảng ¾ lít Anh)
Nếu có người than phiền về lượng hơi quá mức nhưng số lần đánh hơi dưới 20
lần một ngày thì vấn đề có thể không phải là quá nhiều khí. Ví dụ, vấn đề có thể là mùi
khí hôi (thường do thức ăn có chứa lưu huỳnh gây nên), thiếu khả năng kiểm soát
(ngăn lại) đánh rắm, hay vết ố ở quần lót do có dính lượng phân nhỏ khi đánh rắm. Tất
cả những vấn đề trên cũng giống như lượng hơi quá mức cũng là chuyện không hay
trong xã hội và khiến người bệnh tìm bác sĩ tham vấn. Tuy nhiên, những vấn đề này
không do sự quá sản hơi và điều trị cũng hoàn toàn khác biệt.
X quang bụng không sửa soạn: X quang bụng không sửa soạn, đặc biệt chụp
khi bệnh nhân đang trong giai đoạn chướng hơi hay chướng bụng thường khẳng định
hơi là nguyên nhân gây chướng bụng khi nhìn thất lượng khí lớn trong dạ dày và ruột.
Hơn nữa, có thể gợi ý nguyên nhân chướng bụng nhờ vị trí tích tụ hơi. Ví dụ: nếu thấy
hơi trong dạ dày thì nguyên nhân có thể gặp là khả năng làm trống dạ dày.
X quang ruột non: X quang ruột hon sử dụng barium để tráng và tạo nên hình
dạng ruột non trên phim. Phim X quang ruột non giúp xác định có tắc nghẽn ruột rất
hữu hiệu.
Các xét nghiệm khả năng làm trống dạ dày: các xét nghiệm này sẽ đánh giá khả
năng làm trống thức ăn trong lòng dạ dày. Xét nghiệm trong bữa ăn được đánh dấu
bằng chất phóng xạ. Chất này sẽ được ăn vào và đặt một thiết bị đếm Geiter ở trên
bụng. Thiết bị này sẽ đo tốc độ làm trống thức ăn của dạ dày. Phóng xạ chậm ra khỏi
dạ dày có thể do bất kỳ nguyên nhân nào làm giảm khả năng làm trống dạ dày gây nên
(ví dụ như hẹp môn vị, liệt dạ dày.)
Siêu âm, chụp CT và MRI: Các xét nghiệm hình ảnh để đánh giá gồm có siêu
âm, chụp CT (cắt lớp điện toán), chụp MRI (cộng hưởng từ nhân). Các xét nghiệm này
đặc biệt hữu ích trong việc xác định nguyên nhân chướng bụng do lớn các tạng trong ổ
bụng, dịch trong bụng và khối u gây nên.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×