Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần samedco tại thành phố hồ chí minh năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 73 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THANH HƢỜNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAMEDCO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THANH HƢỜNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAMEDCO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: Tổ chức quản lý dƣợc
: CK 60720412

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thi Song Hà


Nơi thực hiện: Trƣờng ĐH Dƣợc Hà Nội
Công ty Cổ phần Samedco

Thời gian thực hiện: Từ tháng 7/2019 đến tháng 11/2019

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn, giúp đỡ của các Thầy Cô, các Anh Chị và các Bạn. Với lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà, ngƣời Cô kính mến đã hết lòng giúp đỡ, chỉ
dẫn, động viên và dành cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt quá trình thực
hiện đề tài;
Các Thầy Cô Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dƣợc, những Thầy Cô đã mang lại
cho Tôi kiến thức và đã luôn quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận;
Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo và các Thầy Cô trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội
đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tôi trong suốt những năm học tập
và nghiên cứu tại trƣờng;
Ban Tổng Giám Đốc, Các Anh Chị quản lý các phòng Ban và toàn thể cán bộ
nhân viên của Công ty Cổ phần SAMEDCO đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời
gian làm việc tại Công ty, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin cần thiết để
thực hiện đề tài.
Và cuối cùng, Tôi xin cảm ơn tập thể lớp Chuyên khoa 1, gia đình và bạn bè
đã cùng tôi vƣợt qua nhiều khó khăn để có đƣợc kết quả nhƣ hôm nay.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019
Trần Thị Thanh Hƣờng



MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, vai trò nhiệm vụ của phân tích HĐKD .................. 3
1.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 3
1.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh ........................... 3
1.1.3. Nhiệm vụ của việc phân tích hoạt động kinh doanh ........................ 4
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty Dƣợc ....... 5
1.2.1. Phân tích cơ cấu danh mục nhóm hàng ............................................ 5
1.2.2. Doanh số mua, cơ cấu nguồn mua .................................................. 5
1.2.3. Doanh số bán , cơ cấu nguồn bán..................................................... 6
1.2.4. Chỉ tiêu phân tích doanh thu ............................................................ 6
1.2.5. Chỉ tiêu phân tích chi phí ................................................................. 7
1.2.6. Chỉ tiêu phân tích lợi nhuận ............................................................. 8
1.2.7. Tỷ suất lợi nhuận từ các chỉ tiêu HĐKD .......................................... 9
1.2.8. Chỉ tiêu phân tích thu nhập bình quan cán bộ công nhân viên: ..... 10
1.3. Thực trạng về kinh doanh của các DN DƣợcViệt Nam hiện nay ......... 11
1.3.1. Vài nét về thị trƣờng thuốc tại ViệtNam ........................................ 11
1.3.2. Vài nét về kết quả HĐKD của các doanh nghiệp Dƣợc Việt Nam ... 12
1.4. Giới thiệu Công ty Cổ phần SAMEDCO ............................................. 17
1.4.1. Thông tin chung ............................................................................. 17
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ................................................. 17
1.4.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty CP Samedco ........................ 18
1.4.4. Tình hình hoạt động của công ty CP Samedco .............................. 20
1.4.5. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................. 21
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................... 23
2.1 Đối tƣợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................ 23

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công
ty Cổ phần Samedco – Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2018 .................... 23
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: 01/01/2018 đến 31/12/2018 ...................... 23
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Công ty cổ phần Samedco .......................... 23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 23


2.2.1. Các biến số nghiên cứu .................................................................. 23
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 26
2.2.3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu đề tài ............................................... 26
2.2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................... 27
2.3. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 27
2.3.1. Xử lý số liệu ................................................................................... 27
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu ....................................................... 27
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 30
3.1. Phân tích cơ cấu danh mục hàng hóa kinh doanh của công ty năm 2018 .... 30
3.1.1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc năm 2018.............. 30
3.1.2. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý năm 2018 . 31
3.1.3. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc theo kênh bán hàng năm 2018 ....... 33
3.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty cổ
phần Samedco trong năm 2018 ............................................................. 34
3.2.1. Chỉ tiêu phân tích về doanh số ....................................................... 34
3.2.2. Phân tích chỉ tiêu về chi phí ........................................................... 39
3.2.3. Phân tích chỉ tiêu về lợi nhuận ....................................................... 43
3.2.4. Phân tích chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận ........................................... 47
3.2.5. Phân tích chỉ tiêu về lthu nhập bình quân CBCNV 2018 .............. 49
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 52
4.1. Về cơ cấu danh mục hàng kinh doanh của Samedco năm 2018 .......... 52
4.1.1. Về cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc ................................... 52
4.1.2. Về cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý năm 2018 .. 52

4.1.3. Về cơ cấu danh mục hàng hóa theo kênh bán hàng năm 2018 ...... 53
4.2. Về kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu HĐKD của samedco năm 2018 ... 53
4.2.1. Về chỉ tiêu phân tích doanh thu năm 2018..................................... 53
4.2.2. Về chỉ tiêu phân tích chi phí năm 2018 ......................................... 54
4.2.3. Về chỉ tiêu phân tích lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận năm 2018 ..... 55
4.2.4. Về chỉ tiêu phân tích thu nhập bình quân CBCNV năm 2018 ....... 55
4.3. Một số hạn chế của đề tài ..................................................................... 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

CL

: Chiến lƣợc

CLKD

: Chiến lƣợc kinh doanh

CPBH

: Chi phí bán hàng

CPQLDN

: Chi phí quản lý doanh nghiệp


CTCP

: Công ty Cổ phần

DN

: Doanh nghiệp

DTT

: Doanh thu thuần

GDP

: Good Distribution Practices – Thực hành tốt phân phối thuốc

GSP

: Good Storage Practices – Thực hành tốt bảo quản thuốc

GVHB

: Giá vốn hàng bán

HĐKD

: Hoạt động kinh doanh

KD


: Kinh doanh

KQKD

: Kết quả kinh doanh

LN

: Lợi nhuận

LNT

: Lợi nhuận thuần

NS

:Ngân sách nhà nƣớc

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TSLN

: Tỷ suất lợi nhuận


VNĐ

: Việt nam đồng

WHO

: World Health Oraganization (Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty .................................... 20
Hình 2.2 Sơ đồ phân bổ nội dung cần nghiên cứu ........................................ 26
Hình 3.3. Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc ........................................ 31
Hình 3.4 Cơ cấu danh mục thuốc theo tác dụng dƣợc lý .............................. 32
Hình 3.5 Lợi nhuận gộp bán hàng theo nguồn gốc ....................................... 44


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.

Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.
Bảng 3.22.
Bảng 3.23.
Bảng 3.24.
Bảng 3.25.
Bảng 3.26.
Bảng 3.27.
Bảng 3.28.
Bảng 3.29.

Bảng tổng hợp nguồn nhân lực ................................................... 18
Các biến số nghiên cứu mục tiêu 1 ............................................. 23
Các biến số nghiên cứu mục tiêu 2 ............................................. 24
Cơ cấu hàng hóa của Công ty năm 2018 .................................... 30
Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc ..................................... 30
Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý ................ 31
Cơ cấu danh mục thuốc theo kênh bán hàng .............................. 33
Cơ cấu danh mục hàng bán kênh ETC ....................................... 33
Doanh số mua hàng của công ty ................................................. 34
Cơ cấu doanh số mua theo nguồn mua năm 2018 ...................... 35
Doanh số bán hàng của công ty .................................................. 36

Doanh số bán của công ty theo nguồn gốc ................................. 37
DS bán của công ty theo nhóm tác dụng dƣợc lý năm 2018 ...... 38
Doanh số bán của công ty theo kênh bán hàng năm 2018.......... 39
Bảng tổng chi phí của công ty năm 2018 ................................... 40
Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu thuần ........................... 41
Tỷ suất chi phí giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần ............. 41
Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần ........................... 42
Tỷ suất chi phí QLDN trên doanh thu thuần .............................. 42
Lợi nhuận gộp bán hàng theo nguồn gốc của công ty năm 2018... 43
Lợi nhuận gộp bán hàng theo nhóm dƣợc lý năm 2018 ............. 44
Lợi nhuận gộp bán hàng theo kênh bán hàng ............................. 45
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần năm 2018 .............. 47
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần năm 2018 ............. 47
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân 2018 ........... 47
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 2018 ...................... 48
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần năm 2018 ........... 48
Bảng thu nhập bình quân CBCNV năm 2018 ............................ 49
Bảng So sánh các chỉ tiêu HĐKD giữa thực hiện và kế hoạch của
Samedco 2018 ............................................................................ 50


ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh tế phát triển, thu nhập tăng , dân số già hóa đi cùng các vấn đề về
sức khỏe phát sinh khi tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ngày càng
nhanh chóng… là những yếu tố thúc đẩy ngành Dƣợc Việt Nam phát triển.
Doanh số của thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam năm 2017 là gần 5,3 tỷ
USD tăng 11% so với mức doanh thu 4,7 tỷ USD năm 2016. Theo Business
Monitor International, Việt Nam là 1 trong 3 nƣớc có tốc độ tăng trƣởng
ngành Dƣợc khá tốt, trung bình 10%/ năm.
Tiềm năng là vậy, tuy nhiên song song với đó là những tồn tại khó giải

quyết, mạng lƣới cung ứng thuốc tại Việt Nam bao gồm 1.910 doanh nghiệp
nội địa, 30 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Nhiều công ty có kết quả kinh doanh nữa đầu năm 2018 không nhƣ kỳ
vọng vì chi phí bán hàng tăng, chi phí nhân viên cũng tăng, thuế tăng….chi
phí giá vốn tăng nguyên nhân chủ yếu do nguyên liệu cho sản xuất dƣợc
phẩm hầu hết là nhập khẩu, nhất là nhập từ Trung Quốc. Nhƣng nay, với lý do
bảo vệ môi trƣờng Trung Quốc siết lại hoạt động của các nhà máy sản xuất
nguyên liệu dƣợc và chất trung gian. Động thái này kiến cho giá cả nguyên
liệu đầu vào của ngành dƣợc phẩm nhập từ Trung Quốc tăng đột biến, ảnh
hƣởng đến nhiều nƣớc trong đó có Việt Nam.
Chính vì vậy, doanh nghiệp phải tự đƣa ra các quyết định kinh doanh, tự
hoạch toán và đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lúc
này mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất,
mang tính chất sống còn và là cơ sở đảm bảo hiệu quả hoạt động của mỗi
doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Dƣợc Việt Nam là hoạch định chiến
lƣợc kinh doanh đúng đắn, có biện pháp thích hợp khai thác khả năng tiềm

1


tàng của doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trƣờng và từng bƣớc nâng cao khả
năng cạnh tranh.
Muốn vậy cần phải phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
đây là một yêu cầu không thể thiếu đƣợc của các nhà quản lý doanh nghiệp để
đƣa ra những phƣơng hƣớng, mục tiêu hoạt động kinh doanh phù hợp nhằm
nâng cao tối đa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đứng trƣớc những cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, với mong
muốn tìm hiểu một Công ty Dƣợc Việt Nam làm thế nào để tồn tại, phát triển
và hoạt động một cách hiệu quả. Em tiến hành chọn đề tài “ Phân tích hoạt

động kinh doanh của Công ty Cổ phần Samedco – Thành Phố Hồ Chí
Minh năm 2018” với các mục tiêu nhƣ sau:
1.

Mô tả cơ cấu danh mục hàng kinh doanh của công ty cổ phần
Samedco trong năm 2018.

2.

Phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
Samedco trong năm 2018 : Doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

Từ đó, sẽ là cơ sở đƣa ra những đề xuất phù hợp góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh và sự phát triển cùa Công ty cổ phần Samedco

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, vai trò nhiệm vụ của phân tích HĐKD
1.1.1. Khái niệm
Phân tích là chia nhỏ sự vật, hiện tƣợng thành nhiều bộ phận khác nhau,
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành để hiểu các hiện tƣợng
đó. Mà hiện tƣợng đó đƣợc phân tích theo những phạm trù kinh tế và theo
những phƣơng pháp đặc thù riêng [4].
Các phƣơng pháp đặc thù nhƣ : Liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp
lại nhằm rút ra tính qui luật và xu hƣớng phát triển các hiện tƣợng nghiên cứu,
nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu đánh giá toàn bộ

quá trình kết quả hoạt động ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lƣợng hoạt
động kinh doanh và các tiềm năng cần đƣợc khai thác, trên cơ sở đó đề ra
phƣơng án và áp dụng giải pháp nâng cao hiệu quà sản xuất kinh doanh ở
doanh nghiệp [4].
Phân tích hoạt động kinh doanh cần phải vận dụng các phƣơng pháp hiện
đại nhƣ mô hình kinh tế lƣợng, đồ thị , hàm số…. nhằm nghiên cứu tính qui
luật, xu hƣớng phát triển của mọi quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và
tổng thể nền kinh tế.
Do vậy “ Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức cải tạo hoạt
động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể với
qui luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn” [4].
1.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công cụ để phát triển những
khả năng tiềm tàng & công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.

3


Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn
gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý.
Phân tích hoạt động kinh doanh l à cơ sở quan trọng để đƣa ra các
chiến lƣợc kinh doanh có hiệu quả. Thông qua các tài liệu phân tích, cho phép
các doanh nghiệp nhìn nhận về khả năng, sức mạnh cũng nhƣ những hạn chế
trong doanh nghiệp của mình [8].
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
rủi ro. Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro có
thể xảy ra, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của
mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để
vạch ra chiến lƣợc kinh doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều
kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tƣ,…doanh nghiệp

còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài nhƣ thị
trƣờng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,…trên cơ sở phân tích trên doanh
nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có các biện pháp phòng ngừa
trƣớc khi rủi ro xảy ra.
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà
quản trị bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tác bên ngoài
khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích
họ mới có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tƣ, cho vay với doanh
nghiệp nữa hay không[4].
1.1.3. Nhiệm vụ của việc phân tích hoạt động kinh doanh
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ
tiêu kinh tế.
Xác định các nhân tố ảnh hƣởng của các chi tiêu và tìm nguyên nhân gây
ảnh hƣởng của các nhân tố đó.

4


Đề xuất các giải pháp khai thác triệt để tiềm năng và khắc phục những
tồn tại của quá trình hoạt động kinh doanh.
Xây dựng phƣơng án kinh doanh dựa vào các mục tiêu đã định.
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty Dược
1.2.1. Phân tích cơ cấu danh mục nhóm hàng
Phân tích cơ cấu nhóm hàng để tìm ra sản phẩm thuộc nhóm nào có số
lƣợng bán nhiều nhất trong năm, sản phẩm nào có số lƣợng bán ít nhất để đƣa
ra giải pháp nhằm thúc đẩy doanh số cho sản phẩm đó.
Phân tích danh mục nhóm hàng công ty khai thác có doanh thu lớn nhất
để từ đó có thể đƣa vào sản xuất hoặc gia công nhằm mang lại lợi nhuận cao
hơn cho công ty và còn chủ động hơn nữa trong việc cung ứng cho nhu cầu
thị trƣờng.

Cơ cấu danh mục hàng hóa kinh doanh của công ty năm 2018 bao gồm:
- Danh mục hàng hóa theo tác dụng dƣợc lý
- Danh mục hàng hóa theo nguồn gốc
- Danh mục hàng hóa theo kênh bán hàng
1.2.2. Doanh số mua, cơ cấu nguồn mua
Chỉ tiêu này < Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa
của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn mua là chỉ tiêu đánh giá nguồn hàng cho lợi
nhuận cao và thể hiện cái nhìn sắc bén của những ngƣời làm công tác kinh
doanh. Việc phân tích nguồn mua và cơ cấu nguồn mua là một chỉ tiêu phân
tích trong hoạt động của doanh nghiệp
Hệ số tiêu thụ mua hàng = Tổng doanh số bán hàng (giá bán)/ Tổng
doanh số mua (giá mua)
- Chỉ tiêu này > 1 và tăng lên: Doanh số bán hàng trong kỳ tốt, tồn kho
cuối kỳ giảm
- Chỉ tiêu này <1 và giảm: Hàng bán ra chậm, mua vào quá nhiều, tồn
kho tăng
5


1.2.3. Doanh số bán , cơ cấu nguồn bán
Doanh số bán có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Xem xét doanh số bán, tỷ lệ giữa bán buôn, bán lẻ để hiểu
đƣợc thực trạng của doanh nghiệp từ đó đƣa ra một tỷ lệ tối ƣu nhằm khai
thác hết tiềm năng thị trƣờng, đảm bảo lợi nhuận cao
1.2.4. Chỉ tiêu phân tích doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu đƣợc do tiêu thụ
sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của
doanh nghiệp. Doanh thu thƣờng đƣợc xác định bằng giá bán nhân với số
lƣợng hàng hóa hay dịch vụ.
Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt

động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua nó ta có
thể đánh giá đƣợc hiện trạng của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng của
doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Gồm các loại sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ ngành nghề chính của doanh
nghiệp: là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán
trong kỳ. Theo đó doanh thu từ nghành nghề chính của doanh nghiệp dƣợc là
sản xuất, bán buôn, xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ kiểm nghiệm,
dịch vụ bán lẻ
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là khoản doanh thu
sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ nhƣ: các khoản giảm giá bán hàng, chiết
khấu, bán hàng bị trả lại, các khoản thuế….
Doanh thu hoạt động tài chính: là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức,
lợi nhuận đƣợc chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

6


Ý nghĩa : Doanh thu phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị
ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua nó ta có thể đánh giá đƣợc hiện
trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không.
1.2.5. Chỉ tiêu phân tích chi phí
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với thị trƣờng và
cách ứng xử các yếu tố chi phí đầu vào, đầu ra nhằm đạt đƣợc mức tối đa lợi
tức trong kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh nghiệp
nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và triển khai các khoản chi phí dựa
trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập
kế hoạch và đƣa ra các quyết định kinh doanh cho tƣơng lai. Các chỉ tiêu
thƣờng đƣợc quan tâm trong phân tích sử dụng chi phí nhƣ sau:

- Chi phí giá vốn hàng bán: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của
doanh nghiệp để hoàn thành việc mua sản phẩm về tới kho hàng của công ty.
- Chi phí bán hàng: Là những chi phí phát sinh trong quá trình quá trình
tiêu thụ sản phẩm từ kho của Công ty đến tay ngƣời tiêu dùng bao gồm: Tiền
lƣơng, khấu hao tài sản cố định, đóng gói, bảo quản sản phẩm, tiếp thị, quảng
cáo…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm nhiều loại: Chi phí nhân viên quản
lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là những khoản chi phí mang tính
chất ổn định, nên có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều không
bình thƣờng, cần xem xét nguyên nhân cụ thể.
- Chi phí tài chính bao gồm: Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên
quan đến các hoạt động đầu tƣ tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi
phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhƣợng chứng khoán…, dự phòng
giảm giá đầu tƣ chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá
hối đoái.
- Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D): Nghiên cứu và phát triển là
khâu đầu tiên của việc định hình và ra đời một sản phẩm mới. Tại các nƣớc
7


phát triển, hoạt động R&D trong ngành Dƣợc rất đƣợc chú trọng. Đối với
ngành công nghiệp nói chung và đối với các hãng Dƣợc phẩm lớn nói riêng
thì R&D là một khâu không thể thiếu nhằm nghiên cứu ra các loại thuốc mới
đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng đa dạng của con ngƣời. Tuy nhiên tại Việt
Nam công tác R&D lại chƣa đƣợc quan tâm và phát triển đúng mực, một phần
do nguồn lực có hạn của các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc.
- Chi phí khác bao gồm:
+ Chi phí thanh lý,nhƣợng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài
sản cố định thanh lý, nhƣợng bán
+ Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tƣ, hàng hóa, tài sản cố định đƣa đi

góp vốn liên doanh, đấu tƣ vào công ty liên kết, đầu tƣ dài hạn khác
+ Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy hồi nộp thuế
+ Các khoản chi phí khác.
Dựa vào biến động của từng loại chi phí về số tiền và mức độ tăng giảm
theo tỷ lệ để đánh giá biến động của từng loại chi phí và tổng chi phí. Đồng
thời so sánh với biến động doanh thu để phân tích đánh giá về biến động các
chi phí là hợp lý hay không.
1.2.6. Chỉ tiêu phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi trừ
chi phí, là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp, là chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá
trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận bao gồm:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận chính và chủ yếu tạo nên
toàn bộ lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thƣờng
đƣợc xem xét thông qua 2 chỉ tiêu: Lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
- Lợi nhuận gộp: phản ánh chênh lệch giữa tổng doanh thu thuần và tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với tổng giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch
8


vụ đã tiêu thụ. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu và giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này đƣợc tính toán
dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch
vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo, cộng doanh thu từ hoạt động tài chính và trừ
đi chi phí hoạt đông tài chính.

- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính
trƣớc hoặc có dự tính trƣớc nhƣng ít có khả năng xảy ra.
- Lợi nhuận kế toán sau thuế ( lãi ròng): Là lợi nhuận của doanh nghiệp
sau khi trừ đi các khoản thuế phải nộp vào ngân sách nhà nƣớc: Thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…
Ý nghĩa của chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì trong điều kiện hoạch toán
kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng, doanh nghiệp có tồn tại hay không, đều
quyết định là doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của HĐKD của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, phải phân tích, xem xét mức độ lợi nhuận đạt đƣợc với các chi phí
mà doanh nghiệp phải bỏ ra có hiệu quả hay không thông qua đánh giá các chỉ
số tỷ suất sinh lợi.
1.2.7. Tỷ suất lợi nhuận từ các chỉ tiêu HĐKD
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh
nghiệp Dƣợc trong nền kinh tế thị trƣờng. Khi phân tích đánh giá hoạt động
của doanh nghiệp Dƣợc, chỉ tiêu này đánh giá mục đích đầu tƣ của mình có
đạt hay không.

9


Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: cho biết 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Chỉ
số này cho ta biết vai trò và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì vai trò hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp càng tốt.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) : Chỉ tiêu này phản ánh một
đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì kết
quả kinh doanh càng đạt hiệu quả.

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA): Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của
việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, cứ một đồng vốn
đồng tƣ chi ra cho tài sản thì sẽ thu đƣợc bao nhiêu lợi nhuận, chỉ tiêu này
càng cao thì kinh doanh có hiệu quả trên số tiền bỏ ra.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này cho thấy khả
năng sinh lợi từ nguồn vốn bỏ ra đầu tƣ vào doanh nghiệp, cứ một đồng vốn
chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu lãi ròng (là khoản lợi nhuận sau khi đã trừ các
khoản phát sinh trong kỳ). Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả trên số vốn bỏ ra.
1.2.8. Chỉ tiêu phân tích thu nhập bình quan cán bộ công nhân viên:
Phân tích hoạt động của doanh nghiệp không phải chỉ tính đến lợi nhuận
thu đƣợc mà còn phải tính đến việc đảm bảo đời sống của CBCNV thông qua
thu nhập bình quân của họ
Thu nhập bình quan của CBCNV là lƣơng và các khoản khác thể hiện lợi
ích đồng thời là sự gắn bó của ngƣời lao động với doanh ngiệp, là động lực
vật chất, khuyến khích, kích thích ngƣời lao động.

10


1.3. Thực trạng về kinh doanh của các DN DượcViệt Nam hiện nay
1.3.1. Vài nét về thị trường thuốc tại ViệtNam
Theo Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), từ năm
2010 đến nay, doanh thu ngành dƣợc luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng ở mức 2
con số và đƣợc dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trƣởng này cho đến năm
2022. Tuy ngành dƣợc trong nƣớc đã có bƣớc tiến mạnh mẽ, nhƣng mới chỉ
đáp ứng đƣợc 52,5% nhu cầu dƣợc phẩm trong nƣớc, số còn lại phải thông
qua nhập khẩu.
Hiện tại Việt Nam có khoảng 180 doanh nghiệp (DN) sản xuất dƣợc
phẩm (bao gồm cả DN trong nƣớc và DN FDI), khoảng 194 nhà máy thuộc

158 DN đạt chuẩn GMP- WHO (thực hành tốt sản xuất thuốc). Sản xuất trong
nƣớc chủ yếu là các dạng bào chế đơn giản, sản xuất các loại thuốc generic
(sản xuất trực tiếp tiêu thụ trong nƣớc và gia công thuê cho các DN nƣớc
ngoài). Trung bình mỗi năm tiêu thụ khoảng 60.000 tấn nguyên liệu dƣợc
phẩm các loại, trong đó 80% - 90% nguyên liệu dƣợc phải nhập khẩu, chủ yếu
từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Hiện nay, khi Việt Nam chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng và thực
chất vào nền kinh tế toàn cầu, mức độ mở cửa của ngành dƣợc sẽ ngày càng
lớn. Xu hƣớng M&A giữa các DN dƣợc trong nƣớc và các DN nƣớc ngoài
diễn ra mạnh mẽ cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn phân phối.
Đơn cử nhƣ Abbott (Mỹ) sở hữu 51,7% cổ phần của Domesco và mua
lại Công ty cổ phần Dƣợc phẩm Glomed; Taisho Pharmaceutial (Nhật Bản)
cũng đã tăng sở hữu tại Công ty Dƣợc Hậu Giang lên 34,3%; Adamed Group
(Ba Lan) cũng đã chi 50 triệu USD để thâu tóm 70% cổ phần của Đạt Vi Phú
(Davipharm)... Ông Ramesh Anand, Chủ tịch Hiệp hội DN Ấn Độ tại Việt
Nam, cho biết các DN Ấn Độ có mối quan tâm ngày càng tăng trong việc đầu

11


tƣ và kinh doanh với Việt Nam, bởi đây là một thị trƣờng tiềm năng và là cầu
nối để tiếp cận toàn bộ khu vực Đông Á.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và
năng động ở châu Á, thu nhập ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện, nhu cầu
chăm sóc sức khỏe có chất lƣợng đang tăng lên. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng
là một điểm đến thu hút đối với khách du lịch quốc tế và du lịch chăm sóc sức
khỏe. Số lƣợng trung tâm chăm sóc sức khỏe đang tăng lên để phục vụ sự gia
tăng của khách du lịch nƣớc ngoài. Do đó, Việt Nam là thị trƣờng quan trọng
đối với các sản phẩm thảo dƣợc và dƣợc liệu Ấn Độ. Trong lĩnh vực dƣợc
phẩm và thiết bị y tế, Ấn Độ xác định Việt Nam là thị trƣờng quan trọng và

nhiều tiềm năng.
1.3.2. Vài nét về kết quả HĐKD của các doanh nghiệp Dược Việt Nam
Hệ thống phân phối dƣợc phẩm tại Việt Nam khá đặc thù với cấu trúc
phức tạp và sự tham gia của nhiều bên liên quan. Cụ thể, hệ thống phân phối
tại Việt Nam bao gồm các thành phần tham gia chính nhƣ sau:
Các doanh nghiệp phân phối dƣợc phẩm chuyên nghiệp
- Doanh nghiệp phân phối dƣợc phẩm thuộc nhà nƣớc
- Doanh nghiệp phân phối dƣợc phẩm tƣ nhân
- Doanh nghiệp phân phối dƣợc phẩm nƣớc ngoài
- Doanh nghiệp vừa sản xuất vừa phân phối
Nhìn chung, tại Việt Nam hiện nay dƣợc phẩm phải qua nhiều tầng nấc
phân phối trƣớc khi đến tay ngƣời tiêu dùng. Do đó, giá thành ngƣời bệnh phải
chi trả thực tế cao hơn nhiều lần giá thành xuất xƣởng từ các nhà sản xuất.
Các kênh phân phối chính:
- Kênh (ETC) phân phối cho bệnh viện:

12


+ Đây là kênh chủ lực mà tất cả các nhà sản xuất dƣợc phẩm cũng nhƣ
nhà phân phối nhắm đến, nguyên nhân chủ yếu là số lƣợng tiêu thụ lớn nhất
trong tất cả các kênh.
+ Là kênh quảng bá hiệu quả, nhanh chóng và mức độ lan tỏa nhanh nhất
nếu đƣợc bác sĩ tin tƣởng kê toa, bệnh nhân thì luôn tuân thủ phác đồ điều trị
và mua thuốc uống theo toa bác sĩ kê.
+ Đối với các bệnh viện trung ƣơng là tuyến cuối cùng tập trung tại Hà
Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, đây là các bệnh viện mà bệnh nhân mắc các
bệnh hiểm nghèo và nghiêm trọng nhƣ ung thƣ, đa chấn thƣơng, tim mạch,
thần kinh…hy vọng đƣợc chữa trị tốt, do đó đòi hỏi sử dụng lớn các thuốc đặc
trị có giá thành rất cao.

- Kênh bán buôn, bán lẻ (OTC): Đây là kênh phân phối phổ biến nhất tại
Việt Nam hiện nay do tính thuận tiện trong mua bán và do thói quen sử dụng
các loại thuốc phổ thông của đại bộ phận dân cƣ Việt Nam. Tƣơng tự nhƣ tại
các quốc gia đang phát triển khác, đến hiệu thuốc tây là lựa chọn đầu tiên của
đa phần ngƣời dân khi mắc bệnh. Tại các vùng nông thôn hoặc vùng xa xôi
hẻo lánh tại Việt Nam, đây gần nhƣ là sự lựa chọn duy nhất của họ.
Theo Hãng nghiên cứu thị trƣờng Business Monitor International (BMI),
quy mô thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam có giá trị 5,3 tỉ đô la Mỹ. Tuy nhiên,
kênh bệnh viện chiếm tới 70% thị phần, chỉ 30% còn lại là dành cho các nhà
thuốc bán lẻ, tƣơng đƣơng 1,6 tỉ đô la Mỹ, trong khi cả nƣớc có khoảng
57.000 nhà thuốc và quầy thuốc.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng chuỗi nhà thuốc theo chuẩn
thế giới khi thị trƣờng phân phối thuốc đang mở cửa cho khối ngoại, nhiều
đơn vị doanh nghiệp trong nƣớc đã đầu tƣ xây dựng chuỗi các nhà thuốc theo
tiêu chuẩn GPP với các ƣu điểm nhƣ sau:

13


- Đảm bảo về chất lƣợng do dƣợc phẩm có nguồn gốc xuất xứ và hóa
đơn rõ ràng.
- Giá cả thống nhất và cạnh tranh do không phải thông qua nhiều tầng
nấc phân phối và có thể đƣợc mua với số lƣợng lớn từ các nhà phân phối sĩ
hoặc trực tiếp mua từ nhà sản xuất dƣợc phẩm
- Ngƣời tiêu dùng (ngƣời bệnh) đƣợc tƣ vấn dùng thuốc có hiệu quả,
trình độ của các dƣợc sĩ phụ trách đƣợc nâng cao theo chuẩn .
Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, sự đa dạng của thị trƣờng
dƣợc phẩm đã làm cho hoạt động kinh doanh ngày càng phong phú. Để đạt
đƣợc kết quả cao nhất trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định
phƣơng hƣớng, mục tiêu trong đầu tƣ, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có

về nguồn lực và vật lực.
Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng, mức
độ và xu hƣớng tác động của từng yếu tố đến kết quả kinh doanh. Vì vậy, việc
phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết.
Từ thực tế đó, đã có nhiều sinh viên nghiên cứu về kết quả hoạt động
kinh doanh Dƣợc. Các kết quả này đa số cho thấy các doanh nghiệp đang kinh
doanh có hiệu quả ở mức độ khác nhau nhƣ:
* Nghiên cứu của Phạm Việt Hùng (2017) tại Công ty Cổ Phần Dƣợc
Phẩm Kỳ Sơn – Tỉnh Hòa Bình năm 2016 nhƣ sau:
Kết quả đề tài phân tích cho thấy
Cơ cấu danh mục hàng hóa: Danh mục hàng hóa của Công ty đang kinh
doanh đƣợc chia thành 4 nhóm gồm: Thuốc, thực phẩm chức năng, vật tƣ y tế,
mỹ phẩm.

14


Thuốc tân dƣợc là mặt hàng chiếm tỷ lệ cao nhất (72,9%), tiếp theo là
thực phẩm chức năng (16,1%). Ngoài ra công ty có kinh doanh các mặt hàng
mỹ phẩm và vật tƣ y tế nhƣng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (6,0% và 5,0%).
Danh mục thuốc theo nguồn gốc: Trong số 325 mặt hàng thuốc tân dƣợc
công ty kinh doanh, thuốc sản xuất trong nƣớc chiếm tỷ trọng cao với 305 sản
phẩm chiếm 94,0%, thuốc nhập khẩu chỉ có 20 sản phẩm chiếm tỷ lệ 6,0%.
Danh mục thuốc theo tác dụng dƣợc lý: Trong 325 mặt hàng đƣợc phân
bổ thành 7 nhóm, trong đó nhóm thuốc đƣờng tiêu hóa, thuốc chống dị ứng và
dùng trong các trƣờng hợp quá mẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất (31,4%), và thấp
nhất là thuốc điều trị da liễu, thuốc tẩy trùng và sát khuẩn (5,0%).
Về doanh thu: Doanh thu của công ty từ thuốc chiếm tỷ lệ lớn nhất
(76,7%), tuy danh mục ít hơn thuốc rất nhiều nhƣng doanh số của TPCN chiếm
(20,6%), kế tiếp là doanh thu của vật tƣ y tế (2,2%) và mỹ phẩm là (0,5%).

Về chi phí: Chi phí mua thuốc của công ty chiếm tỷ lệ lớn (86,9%), tiếp
đến là chi phí bán hàng (12,9%), thấp nhất là chi phí tài chính (0,2%)
Chi phí bán hàng theo kênh bán hàng: Doanh số bán cao nhất là các bệnh
viện, các cơ sở y tế có giƣờng bệnh theo hình thức đấu thầu (47,0%) thì chi
phí bán hàng cũng cao nhất (54,1%), tiếp đến là chi phí cho các nhà thuốc lẻ
trong hệ thống của công ty (36,4%) và thấp nhất là chi phí bán buôn (9,5%).
Mạng lƣới phân phối chính : 21 quầy bán lẻ của công ty và 6 cơ sở khám,
chữa bệnh trong tỉnh Hòa Bình (3 BVĐK, Bệnh viện nội tiết tỉnh Hòa Bình,
Trung tâm phòng chống bệnh xã hội và Ban BVCSSK cán bộ tỉnh Hòa Bình)
Công ty đã biết tận dụng đƣợc sự thuận tiện về khoảng cách địa lý để phát
triển mạng lƣới bán lẻ, vừa giúp cho ngƣời dân mua thuốc thuận tiện, vừa giảm
đƣợc chi phí lƣu thông, góp phần làm tăng thêm lợi nhuận cho công ty [12].

15


* Nghiên cứu của Lê Thị Thái Hiền (2016) tại Công ty TNHH Dƣợc
Phẩm Minh Tâm năm 2015
Đề tài trên đã phân tích cho ta thấy
Doanh thu của Công ty Minh Tâm tăng hơn so với năm trƣớc và tăng lên
25%. Doanh thu của công ty gồm 2 mảng chính: hàng nhập khẩu từ nƣớc
ngoài và hàng mua từ các công ty Dƣợc sản xuất trong nƣớc.
Doanh thu bán hàng nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao 76,5%, doanh số hàng
sản xuất trong nƣớc chiếm 23,5%.
Thị trƣờng công ty đang chiếm ƣu thế là bán kênh đấu thầu bảo hiểm
thanh toán, tỷ lệ rất cao chiếm 86% tổng doanh số bán, doanh số bán hàng kê
đơn dịch vụ chiếm tỷ lệ 14%.
Trong các nhóm thuốc chính của công ty thì nhóm kháng sinh chiếm ƣu
thế nhất. Doanh số năm 2015 nhóm hàng này đạt đƣợc 54% trong tổng doanh
thu. Nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau doanh thu rất thấp chiếm 4% doanh

thu đồng thời giảm hơn so với đầu kỳ .
Về chi phí: Trong tổng chi phí liên quan đến HĐKD thì giá vốn hàng bán
hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất trên 86%, nó cũng làm ảnh hƣởng cơ bản tới lợi
nhuận của công ty. Các chi phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể, chứng tỏ
công ty đang quản lý một cách có hiệu quả các chi phí này. Tình hình sử dụng
chi phí của công ty tƣơng đối tốt.
Về tỷ suất lợi nhuận ở mức cao và an toàn, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh có hiệu quả, điều này thể hiện sự tồn tại và phát triển ổn
định của công ty [10].

16


* Nghiên cứu của Tô Văn Vũ (2016) tại Công ty Cổ Phần Dƣợc Phẩm
TV.Pharm chi nhánh Trà Vinh năm 2015
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy: Cơ cấu nguồn mua chi nhánh bao
gồm: Nguồn từ công ty cổ phần Dƣợc Phẩm TV.Pharm sản xuất chiếm
78,6%. Nguồn mua từ các công ty Dƣợc khác do chi nhánh tự khai thác
chiếm tỷ lệ 21,4%[16].
Bên cạnh doanh thu và lợi nhuận, thu nhập bình quân của cán bộ công
nhân viên trong các doanh nghiệp dƣợc cũng đƣợc quan tâm, ngày một cải
thiện nhƣ nghiên cứu của
* Nghiên cứu của Phan Thị Vân Anh (2016) tại Công ty Cổ Phần Dƣợc
Phẩm OPC- chi nhánh Miền Đông năm 2015 : Thu nhập bình quân là 15
triệu đồng[1].
1.4. Giới thiệu Công ty Cổ phần SAMEDCO
1.4.1. Thông tin chung
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN SAMEDCO
Tên bằng tiếng nƣớc ngoài: SAMEDCO JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: SAMEDCO

Trụ sở chính: 666/10/1 Đƣờng 3/2, Phƣờng 14, Quận 10, TPHCM
Điện thoại: 028 62647607

Hotline: 1900 55 88 25 Fax: 028 62647662

Email:

Website: www.samedco.com

Vốn điều lệ: 38.000.000.000 VNĐ (Ba mƣơi tám tỷ đồng).
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Với mục tiêu trở thành Doanh nghiệp thƣơng mại và dịch vụ hàng đầu
trong lĩnh vực Y tế góp phần vào sự phát triển không ngừng của ngành Y tế
Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022. Đó là lý do tất yếu khách quan
SAMEDCO đƣợc thành lập.
SAMEDCO hoạt động đa lĩnh vực trong ngành Y tế dựa trên nền tảng
khoa học nhằm đem lại những giải pháp điều trị và chăm sóc sức khỏe tối ƣu
cho cộng đồng.
17


×