Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

phân tích tình hình sử dụng surfactant trong điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại trung tâm chăm sóc điều trị sơ sinh, bệnh viện phụ sản trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ LAN ANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
SURFACTANT TRONG ĐIỀU TRỊ
HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP
Ở TRẺ SƠ SINH TẠI TRUNG TÂM
CHĂM SÓC & ĐIỀU TRỊ SƠ SINH,
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ LAN ANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
SURFACTANT TRONG ĐIỀU TRỊ
HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP
Ở TRẺ SƠ SINH TẠI TRUNG TÂM
CHĂM SÓC & ĐIỀU TRỊ SƠ SINH,
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC



CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thành Hải
2. TS. Lê Minh Trác

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến hai người
thầy của tôi là PGS. TS. Nguyễn Thành Hải – giảng viên Bộ môn Dược Lâm
Sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội và TS. Lê Minh Trác – Giám đốc Trung tâm
Chăm sóc & Điều trị Sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương – những người thầy
đã nhiệt tình chỉ bảo, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô của hai bộ môn thuộc chuyên ngành
Dược lý - Dược Lâm Sàng cùng toàn thể các thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội,
là những người thầy đã chia sẻ kiến thức và giúp tôi có được những hành trang quý
báu trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc và Lãnh đạo khoa Dược Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, đặc biệt là DSCKII. Trần Thị Thanh Hà –
Trưởng khoa Dược – là người đã luôn chỉ bảo và động viên tôi rất nhiều trong thời
gian tôi thực hiện luận văn cao học. Tôi cũng xin được cảm ơn các anh chị em đồng
nghiệp làm việc tại khoa Dược, Trung tâm Chăm sóc & Điều trị Sơ sinh, Phòng
Lưu trữ hồ sơ & Khai thác bệnh án của bệnh viện đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành đề tài này.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn bè của tôi và Dược sĩ
Lê Quốc Huy, Dược sĩ Điều Thị Ngọc Châu - là những người đã luôn tạo động lực,
giúp đỡ tôi rất nhiều từ khi luận văn bắt đầu được tiến hành cho đến khi hoàn thành.

Cuối cùng, lời cảm ơn đặc biệt và ý nghĩa nhất tôi muốn gửi đến gia đình của
tôi, nơi đã sinh ra tôi, nuôi dưỡng tôi lớn lên và luôn bên cạnh che chở động viên tôi
suốt chặng đường qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2020
Học viên

Lê Thị Lan Anh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………....…………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH ................ 3
1.1.1. Định nghĩa ................................................................................................ 3
1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ ......................................................... 3
1.1.3. Chẩn đoán ................................................................................................ 4
1.1.4. Điều trị ..................................................................................................... 5
1.1.5. Phòng bệnh............................................................................................... 7
1.2. TỔNG QUAN VỀ SURFACTANT TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG SUY
HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH ..................................................................................... 7
1.2.1. Định nghĩa và phân loại về surfactant ..................................................... 7
1.2.2. Một số lưu ý về cách dùng và liều dùng của surfactant ........................... 9
1.2.3. Hướng dẫn đồng thuận của Châu Âu về liệu pháp surfactant trong kiểm
soát hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh ........................................................... 10
1.2.4. Các surfactant được sử dụng trong nghiên cứu..................................... 12
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM VỀ SỬ

DỤNG SURFACTANT TRONG KIỂM SOÁT HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP Ở
TRẺ SƠ SINH ...................................................................................................... 15
1.3.1. Trên thế giới ........................................................................................... 15
1.3.2. Tại Việt Nam .......................................................................................... 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 23
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................... 23


2.2.3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu ....................................................... 24
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................... 25
2.2.5. Một số quy ước trong nghiên cứu .......................................................... 26
2.2.6. Phân tích và xử lý số liệu ....................................................................... 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 29
3.1. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SURFACTANT TRONG ĐIỀU TRỊ
HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC
& ĐIỀU TRỊ SƠ SINH – BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG ................... 29
3.1.1. Đặc điểm của BN trong mẫu nghiên cứu ............................................... 29
3.1.2. Đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị RDS ở trẻ sơ sinh ..................... 34
3.2. PHÂN TÍCH TÍNH PHÙ HỢP VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG
SURFACTANT TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ
SINH TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC & ĐIỀU TRỊ SƠ SINH – BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG .................................................................................. 39
3.2.1. Phân tích tính phù hợp của việc sử dụng surfactant trong điều trị RDS ở
trẻ sơ sinh ......................................................................................................... 39
3.2.2. Phân tích hiệu quả của việc sử dụng surfactant trong điều trị RDS ..... 41
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 50
4.1. BÀN LUẬN VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SURFACTANT TRONG ĐIỀU

TRỊ HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH TẠI TRUNG TÂM CHĂM
SÓC & ĐIỀU TRỊ SƠ SINH – BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG........... 50
4.1.1. Bàn luận về đặc điểm của mẫu nghiên cứu ........................................... 50
4.1.2. Bàn luận về đặc điểm sử dụng thuốc trên BN ........................................ 55
4.2. BÀN LUẬN VỀ TÍNH PHÙ HỢP VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG
SURFACTANT TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ
SINH TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC & ĐIỀU TRỊ SƠ SINH – BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG .................................................................................. 59
4.2.1. Bàn luận về tính phù hợp của việc sử dụng surfactant trong điều trị RDS
ở trẻ sơ sinh ...................................................................................................... 59
4.2.2. Bàn luận về hiệu quả của việc sử dụng surfactant trong điều trị RDS .. 63


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 69
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 69
Về thực trạng sử dụng surfactant trong điều trị RDS ở trẻ sơ sinh ................. 69
Về tính phù hợp và hiệu quả của việc sử dụng surfactant trong điều trị RDS ở
trẻ sơ sinh ......................................................................................................... 69
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin bệnh án
Phụ lục 2: Phiếu theo dõi trẻ sơ sinh trước và sau bơm surfactant liều đầu
Phụ lục 3: Xây dựng mô hình tối ưu BMA
Phụ lục 4: Phân tích hồi quy Cox
Phụ lục 5: Các khuyến nghị trong hướng dẫn đồng thuận của Châu Âu về sử dụng
liệu pháp surfactant trong điều trị RDS ở trẻ sơ sinh cập nhật từ năm 2007 đến năm
2019
Phụ lục 6: Danh sách bệnh án nghiên cứu



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Kí hiệu
BMT

Bệnh màng trong

BN

Bệnh nhân

CPAP

Continuous Positive Airway Pressure (Thông khí áp lực dương liên tục)

FiO2

Fraction of inspired oxygen (Phân lượng oxy hít vào)

INSURE

LISA
MAP
MIST

NIPPV

INtubation-SURfactant-Extubation (Đặt nội khí quản – Bơm surfactantRút nội khí quản)

Less invasive surfactant administration (Kĩ thuật bơm surfactant ít xâm
lấn)
Mean arterial pressure (Áp lực đường thở trung bình)
Minimally invasive surfactant therapy (Kĩ thuật bơm surfactant xâm lấn
tối thiểu)
Nasal intermittent positive pressure ventilation (Thông khí áp lực
dương không liên tục qua mũi)

NKQ

Nội khí quản

PaCO2

Partial pressure of CO2 in arterial blood (Phân áp CO2 máu động mạch)

PaO2

Partial pressure of O2 in arterial blood (Phân áp O2 máu động mạch)

PEEP
RDS
SaO2

Positive end-expiratory pressure (Mức áp lực duy trì trong phổi ở cuối
kỳ thở ra)
Respiratory distress syndrome (Hội chứng suy hô hấp)
Oxygen saturation (Độ bão hòa oxy máu theo phân tích khí máu động
mạch)


SHH

Suy hô hấp

SpO2

Peripheral oxygen saturation (Độ bão hòa oxy theo mạch đập)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của RDS [2], [3] ...............................3
Bảng 1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của RDS [2], [3] ..........................4
Bảng 1.3. Điều trị một số bệnh lý thường gặp gây RDS ở trẻ sơ sinh .......................6
Bảng 1.4. Các sản phẩm surfactant [43], [46] ............................................................8
Bảng 1.5. Hướng dẫn đồng thuận của Châu Âu năm 2019 về sử dụng liệu pháp
surfactant trong kiểm soát RDS sơ sinh ....................................................................10
Bảng 1.6. Tóm tắt các nghiên cứu ngẫu nhiên so sánh các surfactant .....................17
Bảng 1.7. Tóm tắt kết quả của một số nghiên cứu trong nước đánh giá hiệu quả của
việc sử dụng surfactant trong điều trị RDS ở trẻ sơ sinh ..........................................20
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá tính phù hợp về liều dùng surfactant ...........................27
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá tính phù hợp về thời điểm chỉ định surfactant.............27
Bảng 3.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của BN ........................................................29
Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh mắc kèm của trẻ ..............................................................31
Bảng 3.3. Tình trạng của trẻ khi nhập khoa sơ sinh .................................................31
Bảng 3.4. Đặc điểm bệnh lý của người mẹ ...............................................................33
Bảng 3.5. Dự phòng corticoid ở người mẹ ...............................................................33
Bảng 3.6. Loại surfactant được sử dụng ...................................................................34
Bảng 3.7. Liều dùng của surfactant ..........................................................................34
Bảng 3.8. Tỉ lệ BN được sử dụng surfactant liều lặp lại ..........................................35
Bảng 3.9. Đặc điểm chế độ liều surfactant và thời điểm bơm thuốc ........................35

Bảng 3.10. Đường dùng và tư thế bơm surfactant....................................................36
Bảng 3.11. Các nhóm thuốc dùng kèm được sử dụng cho BN ................................37
Bảng 3.12. Các biến cố bất lợi trong quá trình điều trị ............................................38
Bảng 3.13. Tính phù hợp trong chỉ định surfactant ..................................................39
Bảng 3.14. Tính phù hợp về liều dùng ban đầu của surfactant ................................40
Bảng 3.15. Tính phù hợp về liều lặp lại của surfactant ............................................40
Bảng 3.16. Tính phù hợp về thời điểm chỉ định surfactant ......................................41
Bảng 3.17. Các chỉ số hô hấp – tuần hoàn của trẻ trước và sau bơm surfactant ......42
Bảng 3.18. Các chỉ số về kết quả điều trị RDS ........................................................44


Bảng 3.19. Chi phí điều trị cho BN ..........................................................................45
Bảng 3.20. Các mô hình tối ưu bằng phương pháp BMA ........................................46
Bảng 3.21. Kết quả phân tích các yếu tố nguy cơ bằng mô hình Cox......................49


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................25
Hình 3.1. Chẩn đoán bệnh chính của BN khi vào viện ............................................30
Hình 3.2. Sự thay đổi nhịp tim và nhịp thở trước và sau bơm surfactant ................43
Hình 3.3. Sự thay đổi các chỉ số FiO2 và SpO2 trước và sau bơm surfactant ..........43
Hình 3.4. Đồ thị Kaplan-Meier mô tả xác suất tử vong tích lũy theo thời gian .......45


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng suy hô hấp (RDS) ở trẻ sơ sinh là tình trạng suy chức năng của
cơ quan hô hấp, có thể bắt đầu ngay lúc mới sinh hoặc một thời gian ngắn sau
sinh. Nếu không điều trị, có thể xảy ra suy hô hấp (SHH) tiến triển và tử vong do
thiếu oxy [43].
Tại Hoa Kỳ, RDS được báo cáo khoảng 1% trường hợp sơ sinh và ảnh

hưởng đến 20.000 đến 30.000 trẻ sơ sinh mỗi năm [51]. Chi phí điều trị RDS ở trẻ,
đặc biệt với trẻ non tháng là rất lớn và gánh nặng kinh tế trong điều trị phản ánh
mức độ yêu cầu chăm sóc cao bởi một Đơn vị Chăm sóc Sơ sinh Chuyên sâu
(NICU) [35], [36]. Năm 2011, chi phí điều trị trung bình cho trẻ có RDS là 55.000
đô la với thời gian nằm viện trung bình là 31,3 ngày; so với 3.200 đô la và 3,4 ngày
nằm viện đối với dân số trẻ sơ sinh nói chung [27]. Thời gian lưu trú và chi phí điều
trị cho trẻ mắc RDS được ghi nhận là cao hơn gần gấp đôi so với ở các trẻ chỉ có
sinh non và nhẹ cân. Đối với những trẻ sơ sinh tử vong trong thời gian nằm viện
(bao gồm cả trẻ sinh non, nhẹ cân và trẻ mắc RDS), thời gian lưu trú trung bình là
7,4 ngày, với chi phí trung bình là 28.600 đô la [27].
Liệu pháp điều trị bằng các thuốc surfactant là một phần quan trọng của
chiến lược kiểm soát RDS [47]. Sử dụng các surfactant sau sinh đã làm giảm mức
độ nặng của bệnh, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và chi phí liên quan đến điều trị RDS
ở trẻ non tháng [37]. Thiết lập tốt cho việc sử dụng các surfactant đã được coi như
là một phương pháp điều trị hiệu quả RDS ở trẻ sơ sinh. Nhiều thử nghiệm lâm sàng
lớn và các phân tích gộp đã được tiến hành nhằm so sánh hiệu quả của các loại
surfactant khác nhau cũng như các chế độ liều dùng, thời điểm và phương pháp đưa
thuốc [30], [38], [39]. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố (tuổi thai, cân nặng khi sinh, mẹ bị đái tháo đường, v.v…) [23], [49]. Các hướng
dẫn đồng thuận quốc tế cũng đã liên tục đưa ra những cập nhật mới nhất trong chiến
lược kiểm soát RDS ở trẻ sơ sinh, trong đó bao gồm cả liệu pháp surfactant, song
vẫn còn những điểm chưa sáng tỏ cũng như chưa có những khuyến cáo rõ ràng để
có thể áp dụng một cách thuận tiện trên lâm sàng.

1


Bệnh viện Phụ sản Trung ương là một bệnh viện chuyên khoa hạng 1 về Sản
– Phụ khoa – Sơ sinh, trực thuộc Bộ Y tế. Hàng năm chi phí cho tiền thuốc tại bệnh
viện khoảng hơn 100 tỷ đồng trong đó nhóm surfactant luôn chiếm giá trị tiêu thụ

rất cao. Theo báo cáo phân tích ABC hàng năm của bệnh viện, nhóm thuốc
surfactant luôn thuộc nhóm A trong nhiều năm liền và là nhóm có giá trị tích lũy
tiền thuốc lớn. Bên cạnh đó, Trung tâm Chăm sóc & Điều trị Sơ sinh của Bệnh viện
là một trung tâm chăm sóc tích cực (NICU) tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân
(BN) sơ sinh với các bệnh lý đa dạng, phức tạp, trong đó có khoảng 5000 trẻ sơ sinh
non tháng mỗi năm và trẻ có SHH chiếm tỉ lệ rất cao (khoảng 20% trẻ non tháng).
Việc sử dụng các thuốc surfactant tại đây là rất cần thiết để kiểm soát và điều trị
hiệu quả RDS. Tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để phân
tích thực trạng sử dụng nhóm thuốc surfactant tại đây. Được sự quan tâm của Lãnh
đạo Bệnh viện, cũng như Giám đốc Trung tâm Chăm sóc & Điều trị Sơ sinh về việc
phân tích tình hình sử dụng surfactant tại Bệnh viện, do đó nhóm nghiên cứu chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng surfactant trong điều
trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Trung tâm Chăm sóc & Điều trị Sơ
sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát thực trạng sử dụng surfactant trong điều trị hội chứng suy hô
hấp ở trẻ sơ sinh tại Trung tâm Chăm sóc & Điều trị Sơ sinh – Bệnh viện
Phụ sản Trung ương.
2. Phân tích tính phù hợp và hiệu quả của việc sử dụng surfactant trong
điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Trung tâm Chăm sóc &
Điều trị Sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Từ đó phát hiện ra các vấn đề còn chưa phù hợp trong việc sử dụng
surfactant tại bệnh viện nhằm đưa ra các kiến nghị giúp Hội đồng thuốc và Điều trị,
Trung tâm Chăm sóc & Điều trị Sơ sinh có các giải pháp can thiệp giúp nâng cao
tính hợp lý trong sử dụng surfactant tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương nói chung và
tại Trung tâm Chăm sóc & Điều trị Sơ sinh nói riêng trong thời gian sắp tới.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH
1.1.1. Định nghĩa
Hội chứng suy hô hấp (RDS) là một rối loạn hô hấp phổ biến ảnh hưởng đến
trẻ sơ sinh, được định nghĩa là tình trạng rối loạn chức năng hô hấp do nhiều
nguyên nhân, tại phổi hoặc ngoài phổi gây ra thất bại trong quá trình trao đổi khí
dẫn đến thiếu oxy và tăng CO2 trong máu, do đó không còn khả năng duy trì PaO2,
PaCO2, pH ở mức có thể chấp nhận được [2], [3].
RDS sơ sinh là hội chứng thường gặp nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong sơ sinh, đòi hỏi phải cấp cứu nhanh chóng và xử trí đúng [2].
1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Bảng 1.1. Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của RDS [2], [3]
Các yếu tố nguy cơ

Các nguyên nhân
-

-

-

-

Tại cơ quan hô hấp: bệnh nhu mô phổi (bệnh -

Sinh non: nguy cơ

màng trong (BMT), cơn khó thở nhanh thoáng

BMT, cơn ngưng thở.


qua, hít nước ối phân su), màng phổi (tràn khí

Sinh già tháng: hít

màng phổi, tràn dịch màng phổi, tràn dịch dưỡng

nước ối phân su.

chấp), thanh quản (màng chắn thanh quản, u nhú -

Sinh mổ: chậm hấp thu

thanh quản, mềm sụn thanh quản, liệt dây thanh

dịch phế nang. Sinh

âm), khí quản (mềm khí quản, hẹp khí quản),

ngạt: nguy cơ hít.

u/kén phổi bẩm sinh, bất thường xương sườn, -

Da nhuộm phân su:

lồng ngực.

viêm phổi hít phân su.

Tim mạch: bệnh tim bẩm sinh, cao áp phổi -


Mẹ vỡ ối sớm, sốt

nguyên phát, thiếu máu hay đa hồng cầu.

trước hay trong lúc

Thần kinh: ngạt chu sinh (ngưng thở, xuất huyết

sinh, nước ối xấu hay

não, phù não), mẹ dùng thuốc (thuốc mê, an

có mùi hôi: viêm phổi.

thần), tổn thương thần kinh hoành, bệnh lý thần -

Mẹ tiểu đường: ảnh

kinh cơ.

hưởng

Nhiễm trùng: viêm phổi, nhiễm trùng huyết.

surfactant gây BMT.

3

tổng


hợp


-

-

Chuyển hóa: toan chuyển hóa, hạ đường huyết, -

Trẻ bị lạnh, stress, bệnh

hạ thân nhiệt.

lý khác: tăng tiêu thụ

Bệnh lý ngoại khoa: hẹp mũi sau, teo thực quản,

oxy.

thoát vị hoành, hội chứng Pierre Robin.
1.1.3. Chẩn đoán
1.1.3.1. Lâm sàng và cận lâm sàng
Bảng 1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của RDS [2], [3]
Triệu chứng lâm sàng
-

Cận lâm sàng

Gồm 3 nhóm triệu chứng chính:


-

-

thức

máu,

+ Thay đổi nhịp thở: thở nhanh > 60 lần/phút, hoặc thở

CRP, cấy máu nếu

chậm < 30 lần/phút.

nghi ngờ có nhiễm

+ Dấu hiệu thở gắng sức: phập phồng cánh mũi, rút

trùng huyết.

lõm ngực, thở rên.

-

Công

-

X-quang phổi: phát


+ Tím khi thở khí trời: tím quanh môi, đầu chi hoặc

hiện nguyên nhân

toàn thân, đo SpO2 < 90%.

gây SHH (như tràn

Ngoài ra còn có những triệu chứng đáng chú ý khác:

khí, tràn dịch màng

nhịp tim nhanh hay chậm, thay đổi tri giác, giảm

phổi, thoát vị cơ

phản xạ.

hoành, BMT v.v…)

Mức độ SHH được đánh giá bằng chỉ số Silverman,

và các bệnh lý đi

dựa vào 5 tiêu chí lâm sàng sau: di động ngực bụng,

kèm.

co kéo liên sườn, lõm hõm ức, cánh mũi phập phồng, -


Khí

tiếng rên. Đánh giá dựa trên tổng số điểm: < 3 điểm

mạch, mao mạch.

(không SHH), 4-6 điểm (SHH nhẹ), > 7-10 điểm -

Đường, canxi.

máu

(SHH nặng).
1.1.3.2. Chẩn đoán xác định
Lâm sàng: thay đổi nhịp thở, khó thở, thở gắng sức.
PaO2 < 50 - 60 mmHg và/hoặc PaCO2 > 60mmHg, pH < 7,25 [3].

4

động


1.1.3.3. Chẩn đoán phân biệt [3]
Chẩn đoán phân biệt các bệnh lý trong RDS sơ sinh bao gồm: BMT, hít phân
su, ngạt, viêm phổi hít (ối, máu), viêm phổi, tràn khí màng phổi, thở nhanh thoáng
qua ở trẻ sơ sinh, cơn ngưng thở ở trẻ non tháng, thoát vị hoành, teo thực quản, tim
bẩm sinh.
Cách chẩn đoán phân biệt dựa vào tuổi thai, dấu hiệu lâm sàng, tiền sử sản
khoa và hình ảnh X-quang.
1.1.4. Điều trị

1.1.4.1. Nguyên tắc điều trị [2], [8]
Chống SHH, chống toan máu, chống nhiễm khuẩn, chống kiệt sức.
Điều trị theo nguyên nhân.
1.1.4.2. Điều trị cụ thể
Theo Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế năm 2015, điều trị RDS ở trẻ sơ sinh
bao gồm các biện pháp sau [2], [3]:
 Chống SHH:
-

Hút mũi họng. Đặt trẻ ở tư thế thông đường thở: đầu hơi ngửa ra sau, có thể kê
gối mỏng dưới vai. Kích thích trẻ thở (xoa vào vùng lưng của trẻ trong 10 giây).

-

Dẫn lưu dạ dày làm giảm chướng bụng.

-

Cung cấp oxy ngay: tùy mức độ SHH mà sử dụng các phương pháp khác nhau
từ thở oxy qua sonde (0,5 lít/phút) hoặc qua lều (8-10 lít/phút) hay phải thông
khí áp lực dương qua mặt nạ, qua nội khí quản (NKQ) hay cho trẻ thở máy hỗ
trợ. Theo dõi bão hòa oxy qua da của trẻ (90-95%) để điều chỉnh nồng độ oxy
khí thở vào.

 Chống toan máu:
-

Bù kiềm dựa vào kết quả khí máu là lý tưởng nhất, khi trẻ đã được thông khí tốt:
+ Số mEq (Natribicarbonat) = BE x P x 0,3 (P: cân nặng trẻ tính bằng kg)
+ Trường hợp toan hô hấp (PaCO2> 70 mmHg) → thải CO2 bằng máy thở


-

Khi không làm được khí máu thì bù mò theo công thức 2mEq/kg

-

Cải thiện lưu lượng máu đến phổi:
+ Choáng nghi do giảm thể tích: dung dịch Natriclorua 0,9% 10-20 ml/kg/15 phút
5


+ Xét nghiệm Hematocrit < 35% → truyền hồng cầu 10 ml/kg
+ Xét nghiệm Hematocrit > 65% (máu tĩnh mạch) → thay máu một phần
 Chống nhiễm khuẩn:
-

Đảm bảo vệ sinh trong chăm sóc trẻ đặc biệt các trường hợp trẻ cần đặt NKQ

-

Chọn loại kháng sinh phổ rộng khi SHH kèm ối vỡ sớm, nước ối hôi, mẹ sốt
trước đẻ hoặc khi khó phân biệt giữa viêm phổi và các nguyên nhân khác

-

Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ là tốt nhất

 Chống kiệt sức:
-


Đảm bảo thân nhiệt cho trẻ 36,5 – 37oC

-

Cung cấp oxy ấm và ẩm

-

Cung cấp đủ năng lượng (50 -100 kcal/kg/ngày)

-

Chống hạ đường máu

 Điều trị nguyên nhân:
Các bệnh lý cần can thiệp ngoại khoa: thoát vị hoành, teo thực quản, teo tịt lỗ
mũi sau… Các bệnh lý nội khoa có xử trí đặc hiệu.
Bảng 1.3. Điều trị một số bệnh lý thường gặp gây RDS ở trẻ sơ sinh
Bệnh lý

Điều trị

Chậm tiêu dịch Thở áp lực dương liên tục, cân nhắc surfactant trong một số
phổi

trường hợp.
Phải ngay lập tức hút khí quản trẻ qua đèn soi khí quản cho

Hội


chứng

hít đến khi không còn hút ra được dịch phân su nữa, đặt NKQ

phân su

bơm surfactant càng sớm càng tốt. Kháng sinh phổ rộng. Đề
phòng biến chứng tràn khí màng phổi.

Viêm phổi trong
tử cung
Chảy máu phổi
Bệnh màng trong

Kháng sinh phổ rộng, hô hấp hỗ trợ, cân nhắc bơm surfactant.
Đặt NKQ, cho trẻ thở máy PEEP 7-8 cm H2O, truyền máu
tươi, chống rối loạn đông máu, cân nhắc dùng surfactant.
Hỗ trợ hô hấp bằng máy CPAP hoặc máy thở, dùng
surfactant 100 - 200 mg/kg/ liều. Dùng liều nhắc lại sau 6-8

6


giờ nếu trẻ vẫn có các dấu hiệu SHH nặng và không giảm
được nhu cầu FiO2, hoặc X-Quang phổi vẫn mờ và độ giãn
nở phổi kém.
1.1.5. Phòng bệnh
Theo dõi và quản lý thai nghén tốt để phát hiện và điều trị kịp thời các sản
phụ có nguy cơ.

Tập huấn nâng cao kỹ năng hồi sức sơ sinh cho cán bộ y tế tại phòng đẻ,
phòng mổ nhằm nâng cao hiệu quả hồi sức trẻ ngay sau đẻ.
Sử dụng corticoid trước sinh cho bà mẹ mang thai 24 - 34 tuần có nguy cơ
sinh non trong 7 ngày tới để phòng ngừa BMT: dùng 2 liều betamethason 12 mg
tiêm bắp 24 giờ/lần hoặc 4 liều dexamethason 6 mg tiêm bắp 12 giờ/lần [2], [3].
1.2. TỔNG QUAN VỀ SURFACTANT TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG
SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH
Surfactant là một cuộc cách mạng trong việc chăm sóc hô hấp ở trẻ sơ sinh
trong những thập niên vừa qua. Hầu hết các khía cạnh sử dụng của nó đều đã được
thử nghiệm trong những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng và trong số
này có nhiều thử nghiệm đã được đưa vào nghiên cứu phân tích gộp (metaanalysis). Có nhiều bằng chứng chứng minh việc sử dụng surfactant cho trẻ đang bị
hay có nguy cơ bị RDS đều làm giảm được nguy cơ tràn khí màng phổi và tử vong
sơ sinh [43]. Thay thế chất hoạt động bề mặt cũng đã cho thấy không có ảnh hưởng
đến tỷ lệ mắc các vấn đề về thần kinh, phát triển, hành vi, y tế hoặc giáo dục ở trẻ
sinh non [33].
1.2.1. Định nghĩa và phân loại về surfactant
Surfactant (chất hoạt động bề mặt phổi) là một hỗn hợp phức tạp của
phospholipid và các protein, có vai trò làm giảm sức căng bề mặt phế nang, duy trì
sự ổn định của phế nang. Thiếu hoặc rối loạn chức năng trong sản xuất surfactant
phổi gây RDS [32].

7


Hiện nay có hai loại surfactant có nguồn gốc khác nhau là surfactant tự nhiên
(từ động vật) và surfactant tổng hợp (không chứa protein). Cả hai chất tự nhiên và
tổng hợp đều có tác dụng hoạt động bề mặt hiệu quả trong điều trị và phòng ngừa
RDS. Chúng làm giảm nguy cơ tràn khí màng phổi, loạn sản phổi và tử vong sơ
sinh [40]. Các chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc từ động vật thường hỗ trợ hô
hấp nhanh hơn, thời gian thông khí xâm lấn ngắn hơn và giảm tỷ lệ tử vong khi so

sánh với thế hệ tổng hợp đầu tiên hoặc thứ hai [42], nhưng một số chất hoạt động bề
mặt tổng hợp thế hệ thứ hai ít nhất cũng không thua kém các chất hoạt động bề mặt
có nguồn gốc từ động vật. Các chất hoạt động bề mặt tổng hợp có thể có nồng độ
phù hợp hơn và có thể biết trước được các thành phần khác nhau trong đó và do đó
có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng từ động vật sang người [19]. Theo đồng thuận
của Châu Âu, surfactant tự nhiên nên được dùng hơn là surfactant tổng hợp vì nó
làm giảm tràn khí màng phổi và giảm tử vong (mức độ A). Đối với các surfactant tự
nhiên, các sản phẩm từ bò (beractant và calfactant) có hiệu quả như nhau nhưng sản
phẩm từ lợn (poractant alfa) với liều 200 mg/kg khi điều trị cấp cứu cải thiện tỉ lệ
sống tốt hơn beractant liều 100 mg/kg (mức độ B) [43], [47].
Ngoài ra, CHF 5633 là chất hoạt động bề mặt tổng hợp thế hệ thứ ba mới đã
được thử nghiệm ở người. Bên cạnh đó, các kỹ thuật không xâm lấn như khí dung
hoặc phun chất hoạt động bề mặt có thể đóng một vai trò lớn hơn trong tương lai
[31].
Bảng 1.4. Các sản phẩm surfactant [43], [46]
Nguồn

Nhà sản

gốc

xuất

ALEC

Tổng hợp

Anh

Bovactant*


Alveofact**



Đức

BLES

BLES



Canada

STT

Dược chất

Biệt dược

1

Pumactant

2

3

8


Liều lượng
Không còn sản
xuất
50 mg/kg/liều
(1,2 ml/kg)
135 mg/kg/liều
(5 ml/kg)


4

Poractant
alfa*

100-200
Curosurf

Lợn

Ý

mg/kg/liều
(1,25-2,5 ml/kg)

5

Colfosceril

Exosurf


Tổng hợp

Mỹ

6

Calfactant

Infasurf



Mỹ

7

Surfactant-TA

Surfacten



Nhật

8

Lucinactant

Surfaxin


Tổng hợp

Mỹ

9

Beractant*

Survanta



Mỹ

64 mg/kg/liều
(5 ml/kg)
105 mg/kg/liều
(3 ml/kg)
100 mg/kg/liều
(3,3 ml/kg)
Không còn sản
xuất
100 mg/kg/liều
(4 ml/kg)

* Sản phẩm được cấp phép ở châu Âu năm 2018
** Tên biệt dược ở Việt Nam là Alvofact
1.2.2. Một số lưu ý về cách dùng và liều dùng của surfactant
Hầu hết các thử nghiệm lâm sàng đã dùng cách thức bơm nhanh (bolus) hoặc

bơm khá nhanh trong vòng một phút và cả hai cách này đều cho thấy hiệu quả tốt
trong sự phân bố surfactant. Bơm thuốc qua ống NKQ có đường dây để bơm thuốc
bên cạnh, không cần ngắt máy thở khi bơm thuốc cũng rất hiệu quả vì giảm được
những tác dụng phụ, trước mắt là giảm oxy máu và tăng nhịp tim [48]. Nhiều
phương pháp bơm thuốc đã được nghiên cứu để xem xét hiệu quả cũng như tính an
toàn của nó, đặc biệt trong việc làm giảm nguy cơ xâm lấn ở trẻ sơ sinh. Các kĩ
thuật mới ra đời như INSURE (đặt NKQ – bơm surfactant – rút NKQ) hay LISA (kĩ
thuật bơm thuốc ít xâm lấn) đã cho thấy cải thiện nhiều kết cục lâm sàng ở trẻ [46].
Trong việc sử dụng surfactant, sau khi dùng một thời gian, có thể cần phải sử
dụng tiếp một liều nữa. Trong các thử nghiệm ngẫu nhiên, có vẻ như dùng hai liều
thì tốt hơn một liều đơn [41]. Có hai cách cho liều lặp lại, cách thứ nhất tỏ ra cứng
nhắc với liều lặp lại được cho sau một khoảng thời gian đã định trước, và cách thứ

9


hai mềm dẻo hơn là liều lặp lại sẽ tùy theo quyết định của bác sĩ. Cách thứ hai được
dùng nhiều hơn. Như vậy, liều thứ hai, đôi khi thứ ba nên dùng nếu RDS tiếp tục
tiến triển như nhu cầu cần oxy cao liên tục, cần thở máy hoặc phải cần FiO2 > 50%
với CPAP dùng PEEP = 6cm nước, giúp làm giảm tràn khí màng phổi và có thể
giảm tử vong [43].
1.2.3. Hướng dẫn đồng thuận của Châu Âu về liệu pháp surfactant trong kiểm
soát hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Từ năm 2006, một nhóm các bác sĩ sơ sinh từ nhiều quốc gia châu Âu đã họp
để xem xét các tài liệu gần nhất và đưa ra các khuyến nghị đồng thuận nhằm tối ưu
việc quản lý trẻ sinh non có hoặc có nguy cơ mắc RDS. Hướng dẫn đồng thuận xử
trí RDS được xuất bản lần đầu tiên năm 2007, được cập nhật năm 2010, 2013, 2016
và 2019; được chứng thực bởi Hiệp hội Nghiên cứu Nhi khoa Châu Âu. Hướng dẫn
đồng thuận còn được dịch ra nhiều thứ tiếng, và mặc dù dự định dùng cho Châu Âu,
nhưng các khuyến nghị cũng có thể được sử dụng ở bất cứ nơi nào mà các bác sĩ

lâm sàng có khả năng truy cập các tài nguyên và kinh nghiệm cần thiết để cung cấp
dịch vụ chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh. Các khuyến nghị mới nhất được đưa ra
trong hướng dẫn đồng thuận của Châu Âu năm 2019 về sử dụng liệu pháp
surfactant trong kiểm soát và điều trị RDS bao gồm [47]:
Bảng 1.5. Hướng dẫn đồng thuận của Châu Âu năm 2019 về sử dụng liệu pháp
surfactant trong kiểm soát RDS sơ sinh
1. Surfactant điều trị cấp cứu sớm nên được coi là tiêu chuẩn (A1), nhưng có
những trường hợp nên sử dụng surfactant ngay lập tức tại phòng sinh, chẳng
hạn như khi phải đặt NKQ để ổn định (A1).
2. Trẻ sơ sinh bị RDS nên được điều trị cấp cứu sớm bằng surfactant. Một đề
xuất được đưa ra là điều trị cho những trẻ đang có tình trạng hô hấp xấu đi khi
FiO2 > 0,30 với CPAP áp suất ít nhất 6 cm nước (B2).
3. Nên sử dụng liều thứ hai và đôi khi là liều thứ ba nếu có bằng chứng liên tục
về RDS như nhu cầu oxy cao kéo dài và các vấn đề khác đã được loại trừ
(A1).

10


4. Trẻ sơ sinh mắc RDS nên được điều trị bằng surfactant có nguồn gốc động
vật (A1). Poractant alfa với liều ban đầu 200 mg/kg tốt hơn 100 mg/kg
poractant alfa hoặc 100 mg/kg beractant cho liệu pháp điều trị cấp cứu (A1).
5. LISA là phương pháp đưa surfactant ít xâm lấn được ưa thích đối với trẻ sơ
sinh thở tự nhiên trên CPAP, với điều kiện là các chuyên gia có kinh nghiệm
với kỹ thuật này (B2).
Các hướng dẫn đồng thuận này đã có sự cập nhật qua các năm, trong đó có
một số nội dung và khuyến nghị đổi mới so với các bản trước đó để phù hợp hơn
với chứng cứ lâm sàng và thực hành hiện nay (Phụ lục 5). Các thay đổi nổi bật có
thể kể đến bao gồm:
-


Năm 2007, lần đầu tiên vai trò của surfactant được đề cập đến trong đồng thuận
của Châu Âu, được khuyến cáo sử dụng trên các trẻ mắc hoặc có nguy cơ mắc
RDS để làm giảm tử vong và tràn khí màng phổi [43].

-

Trước năm 2013, surfactant dự phòng được khuyên dùng cho những em bé nhỏ
nhất vì nó giúp cải thiện khả năng sống sót trong các thử nghiệm lâm sàng với
giai đoạn trước thở CPAP [44]. Sau năm 2013, với việc sử dụng steroid trước
sinh ngày càng tăng và bắt đầu điều trị CPAP sớm, sẽ tốt nhất nếu surfactant
được dành cho trẻ sơ sinh có dấu hiệu lâm sàng của RDS, và đối với trẻ bé nhất
bắt đầu CPAP có thể tránh được tác động có hại của việc đặt NKQ và thở máy
trong giai đoạn chuyển tiếp. Mục đích tổng thể là tránh thở máy xâm lấn nếu có
thể trong khi nỗ lực cung cấp surfactant càng sớm càng tốt một khi thấy cần
thiết. Do đó, surfactant điều trị cấp cứu sớm nên được coi là tiêu chuẩn (A1),
nhưng có những trường hợp nên sử dụng surfactant ngay lập tức tại phòng sinh,
chẳng hạn như khi phải đặt NKQ để ổn định (A1), vì mục đích chính của việc
tránh điều trị dự phòng surfactant là để tránh đặt NKQ [45], [46], [47].

-

Hướng dẫn năm 2013 đề xuất rằng surfactant nên được sử dụng khi FiO2 > 0,30
đối với trẻ rất non nớt và > 0,40 đối với trẻ sơ sinh trưởng thành hơn dựa trên
ngưỡng được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng sớm [45]. Các nghiên cứu
quan sát đã xác nhận rằng FiO2 vượt quá 0,30 trong những giờ đầu tiên sau khi
11


sinh ở trẻ sơ sinh thở CPAP là một thử nghiệm hợp lý để xác định trước việc

thất bại CPAP sau đó [20]. Do đó, hướng dẫn năm 2019 khuyến cáo rằng
ngưỡng FiO2 > 0,30 nên được sử dụng cho tất cả các em bé được chẩn đoán lâm
sàng mắc RDS, đặc biệt là trong giai đoạn sớm khi tình trạng bệnh đang xấu đi
(B2) [47].
-

Kể từ Hướng dẫn năm 2016, đã có thêm các thử nghiệm ngẫu nhiên và phân tích
tổng hợp meta so sánh các phương pháp đưa surfactant ít xâm lấn. Những điều
này cho thấy LISA vượt trội hơn về việc giảm nhu cầu phải thở máy và tỷ lệ tử
vong hoặc loạn sản phế quản phổi [15]. Một trong những lợi thế của LISA là
nhu cầu tiếp tục thở máy được loại bỏ. Do đó, LISA là phương pháp đưa
surfactant ít xâm lấn được ưa thích đối với trẻ sơ sinh thở tự nhiên trên CPAP,
với điều kiện là các chuyên gia có kinh nghiệm với kỹ thuật này (B2) do đây là
kĩ thuật khá mới và tương đối khó [47].

1.2.4. Các surfactant được sử dụng trong nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 surfactant được sử dụng trong điều trị
và dự phòng RDS ở trẻ sơ sinh, gồm: poractant alfa, beractant và bovactant.
1.2.4.1. Poractant alfa [4]
-

Biệt dược: Curosurf. Số đăng kí: VN-18909-15

- Dạng bào chế:
Hỗn dịch vô khuẩn để bơm vào ống NKQ. Lọ 120 mg/1,5 ml phospholipid
chiết từ phổi lợn.
- Chỉ định:
+ Điều trị RDS hoặc BMT ở trẻ mới sinh
+ Dự phòng nguy cơ RDS ở trẻ đẻ non
-


Liều dùng:

+ Điều trị hồi sức: liều khuyến cáo là một liều đơn 100 - 200 mg/kg thể trọng (1,25
– 2,5 ml/kg). Có thể dùng liều bổ sung 100 mg/kg, mỗi lần phải cách quãng 12 giờ
ở trẻ vẫn còn cần trợ giúp hô hấp và bổ sung oxy (tổng liều tối đa là 300 – 400
mg/kg. Khuyến cáo nên khởi đầu điều trị càng sớm càng tốt, sau khi đã chẩn đoán
đúng là RDS.
12


+ Dự phòng: liều đơn 100 – 200 mg/kg (1,25 – 2,5 ml/kg) dùng càng sớm càng tốt
sau khi sinh (trong vòng 15 phút). Các liều bổ sung 100 mg/kg có thể dùng 6-12 giờ
sau khi dùng liều đầu tiên, sau đó dùng cách quãng 12 giờ trong trường hợp hội
chứng RDS cần phải thở máy (tổng liều tối đa là 300 – 400 mg/kg thể trọng).
-

Cách dùng: gồm 3 cách:

+ Ngắt kết nối bệnh nhi với máy thở tạm thời và bơm trực tiếp thuốc vào phần dưới
khí quản thông qua ống đặt NKQ, sau đó nối lại máy thở với bệnh nhi.
+ Không ngắt kết nối bệnh nhi với máy thở và bơm trực tiếp thuốc vào khí quản
dưới bằng cách đưa vào trong ống đặt NKQ thông qua một ống thông được nối với
đầu hút của xylanh.
+ Sử dụng kĩ thuật đặt NKQ – bơm chất diện hoạt phổi – rút NKQ (kĩ thuật
INSURE)
-

Lưu ý trong sử dụng dự phòng: tuân theo các khuyến cáo sau:


+ Nên dự phòng (trong vòng 15 phút sau khi sinh) cho hầu hết các trẻ sinh non dưới
27 tuần tuổi thai.
+ Nên cân nhắc khi dự phòng cho trẻ trên 26 tuần nhưng dưới 30 tuần tuổi thai nếu
phải đặt NKQ ngay trong phòng sinh nở hoặc nếu mẹ chưa được dùng corticoid
trước khi sinh; khi đã sử dụng các corticoid trước sinh thì chỉ nên sử dụng chất diện
hoạt phổi khi đã xuất hiện RDS.
+ Dự phòng khi có các yếu tố nguy cơ khác cũng nên được cân nhắc ở các trẻ sinh
non khi có bất cứ tình trạng nào sau đây: ngạt chu sinh, tiểu đường trong thời gian
mang thai, đa thai, giới tính nam, tiểu sử gia đình có RDS và phải sinh mổ.
-

Đối với tất cả các trẻ sơ sinh đẻ non khác, khuyến cáo dùng chất diện hoạt sớm
ngay từ khi có những dấu hiệu RDS đầu tiên xuất hiện.

-

Chưa có thông tin về hiệu quả của việc dùng liều khởi đầu khác liều 100 hoặc
200 mg/kg, việc dùng thuốc với tần suất dày hơn 12 giờ hoặc bắt đầu dùng
muộn hơn 15 giờ kể từ khi chẩn đoán là RDS.

1.2.4.2. Beractant [13]
-

Biệt dược: Survanta. Số đăng kí: QLSP-940-16

-

Dạng bào chế:
13



Hỗn dịch vô khuẩn để bơm vào ống NKQ. Lọ 100 mg/4 ml phospholipid
chiết từ phổi bò.
-

Chỉ định: phòng ngừa và điều trị RDS ở trẻ sinh non.

+ Phòng ngừa: ở những trẻ sinh non cân nặng chưa đến 1250 g hoặc có bằng chứng
về thiếu hụt chất diện hoạt, dùng beractant càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng
15 phút sau khi sinh.
+ Điều trị: để điều trị bệnh nhi mắc RDS sau khi được xác định bằng X-quang và
yêu cầu sử dụng thông khí nhân tạo, dùng beractant càng sớm càng tốt, tốt nhất là
trong vòng 8 giờ sau khi sinh.
-

Liều dùng: mỗi liều là 100 mg/kg cân nặng khi sinh (4 ml/kg). Có thể sử dụng 4
liều beractant trong vòng 48 giờ sau khi sinh. Khoảng cách giữa các liều không
nên ít hơn 6 tiếng một lần.

-

Cách dùng: để đảm bảo sự phân bố đồng nhất của beractant trong phổi, mỗi liều
có thể chia thành những phân đoạn liều nhỏ hơn (2 đến 4 phân liều). Mỗi phân
liều được đưa vào cơ thể ở các tư thế khác nhau.

+ Khi chia thành 2 phân liều, khuyến cáo nên đưa vào cơ thể ở các tư thế sau:
Đầu và người quay khoảng 450 về bên phải
Đầu và người quay khoảng 450 về bên trái
+ Khi chia thành 4 phân liều, khuyến cáo nên đưa vào cơ thể ở các tư thế sau:
Đầu và người nghiêng xuống 5-100, đầu quay về bên phải

Đầu và người nghiêng xuống 5-100, đầu quay về bên trái
Đầu và người nghiêng lên 5-100, đầu quay về bên phải
Đầu và người nghiêng lên 5-100, đầu quay về bên trái
1.2.4.3. Bovactant [1]
-

Biệt dược: Alvofact. Số đăng kí: VN-16475-13

-

Dạng bào chế:
Bột và dung môi để pha hỗn dịch. Lọ 50 mg bột phospholipid chiết từ phổi

bò sẽ được pha với 1,2 ml dung môi khi sử dụng.
-

Chỉ định: dự phòng ở trẻ đẻ non có nguy cơ cao mắc RDS.

-

Liều lượng và cách dùng:
14


+ Khuyến cáo dùng liều đơn 1,2 ml/kg thể trọng tương đương với 50 mg
phospholipids toàn phần /kg thể trọng, dùng trong giờ đầu sau khi sinh.
+ Tùy thuộc vào nhu cầu hô hấp (nhu cầu oxy để thông khí bình thường vượt quá
mức 40%), sau lần dùng đầu tiên có thể dùng 3 liều tương tự tiếp theo cách nhau 12
đến 24 giờ. Nếu đáp ứng với liều ban đầu không đầy đủ, khuyến cáo dùng liều nhắc
lại thứ hai 1,2 ml/kg 30-60 phút sau liều ban đầu. Tổng liều không nên vượt quá 4

liều 1,2 ml/kg (tương đương 200 mg/kg) trong vòng 5 ngày đầu tiên sau sinh.
+ Chỉ dùng bằng cách nhỏ giọt qua đường NKQ – phổi.
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM VỀ SỬ
DỤNG SURFACTANT TRONG KIỂM SOÁT HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP Ở
TRẺ SƠ SINH
1.3.1. Trên thế giới
Thay thế chất hoạt động bề mặt được thiết lập như một liệu pháp hiệu quả và
an toàn cho sự thiếu hụt bề mặt liên quan đến trẻ sinh non vào đầu những năm 1990
[33]. Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành ở các trung tâm sơ
sinh khác nhau để chứng minh về hiệu quả sử dụng của các surfactant thay thế. Các
chỉ tiêu nghiên cứu được quan tâm bao gồm tỉ lệ bị RDS, tỉ lệ tử vong do RDS, sự
cải thiện các chỉ số hô hấp – tuần hoàn và các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong.
Các nghiên cứu cũng tiến hành so sánh hiệu quả của các surfactant so với
nhau và ở các chế độ liều khác nhau, cho thấy những khác biệt trong lựa chọn điều
trị. Tuy vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng surfactant
tự nhiên nên được dùng hơn là surfactant tổng hợp vì nó làm giảm tràn khí màng
phổi và giảm tử vong. Đối với các surfactant tự nhiên, các sản phẩm từ bò –
beractant và calfactant – có hiệu quả như nhau nhưng poractant alfa với liều ban đầu
200 mg/kg khi điều trị cấp cứu cải thiện dấu hiệu sinh tồn và tỉ lệ sống còn tốt hơn
beractant và poractant alfa liều 100 mg/kg [46], [47].
Một thử nghiệm ngẫu nhiên, có kiểm soát của nhóm tác giả Baroutis G và
cộng sự trên đối tượng BN là trẻ sinh non có cân nặng < 2000 g; < 32 tuần với RDS
được xác định trong vòng 24 giờ đầu sau sinh; thông khí với phân lượng oxy hít vào

15


×