Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

phân tích tình tình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện quân y 105

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THU TRANG

PHÂN TÍCH TÌNH TÌNH SỬ DỤNG
THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU
TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN QUÂN Y 105

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THU TRANG

PHÂN TÍCH TÌNH TÌNH SỬ DỤNG
THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID
MÁU TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 105
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Trâm

HÀ NỘI 2020


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Trâm – nguyên
trưởng bộ môn Dược lực học – trường Đại học Dược Hà Nội, người thầy đã tận
tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội, đặc biệt
là các thầy cô trong bộ môn Dược lực học, Dược lâm sàng đã nhiệt tình giảng dạy
và truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo bệnh viện Quân Y 105, các anh, chị
Bác sĩ, Điều dưỡng tại khoa Khám bệnh – bệnh viện Quân Y 105 đã hỗ trợ tôi trong
thời gian thu thập số liệu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, phòng Sau đại học – trường Đại
học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Hội đồng chấm luận
văn Thạc sĩ Dược học đã dành thời gian xem xét, góp ý và sửa chữa để luận văn của
tôi được hoàn thiện.
Hà Nội, Ngày 30 tháng 3 năm 2020
Học viên

Trần Thị Thu Trang



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1.

Khái niệm về lipid máu các thành phần lipid máu .................................. 3

1.1.1.

Các thành phần lipid máu .............................................................................. 3

1.1.2.

Cấu trúc và phân loại lipoprotein .................................................................. 3

1.1.3.

Chuyển hóa lipoprotein ................................................................................. 4

1.2.

Bệnh học rối loạn lipid máu ........................................................................ 6

1.2.1.

Định nghĩa rối loạn lipid máu ........................................................................ 6


1.2.2.

Nguyên nhân gây bệnh .................................................................................. 6

1.2.3.

Phân loại rối loạn lipid máu ........................................................................... 7

1.2.4.

Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và bệnh xơ vữa động mạch ............... 8

1.3.

Điều trị rối loạn lipid máu .......................................................................... 9

1.3.1.

Mục tiêu điều trị ............................................................................................ 9

1.3.2.

Nguyên tắc điều trị ........................................................................................ 9

1.3.3.

Hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu ........................................................... 9

1.4.


Thuốc điều trị rối loạn lipid máu ............................................................. 13

1.4.1. Thuốc ức chế men HMG – CoA Reductase (Statin) .................................... 13
1.4.2.

Các dẫn chất Acid fibric (Fibrat) ................................................................. 15

1.4.3.

Thuốc ức chế sự hấp thu Cholesterol – ezetimib ......................................... 16

1.4.4.

Thuốc ức chế PCSK9 .................................................................................. 16

1.4.5.

Các nhóm thuốc khác .................................................................................. 17


1.4.6.

Vấn đề phối hợp thuốc trong điều trị RLLM............................................... 17

1.5.

Một số nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng thuốc điểu trị rối loạn

lipid máu .................................................................................................................. 19

1.6.

Đôi nét về bệnh viện quân Y 105 .............................................................. 22

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 23

2.1.1.

Tiêu chuẩn lựa chọn .................................................................................... 23

2.1.2.

Tiêu chuẩn loạn trừ ...................................................................................... 23

2.2.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 23

2.2.1.

Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 23

2.2.2.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................. 24

2.2.3.


Các biến số nghiên cứu ................................................................................ 24

2.2.4.

Cách thức thu thập số liệu ........................................................................... 24

2.2.5.

Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................ 27

2.2.6.

Cơ sở đánh giá kết quả ................................................................................ 27

2.2.7.

Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 34

2.2.8.

Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................... 34

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ ...................................................................................... 35
3.1.

Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu của bệnh

nhân tại bệnh viện Quân Y 105. ............................................................................. 35
3.1.1


Đặc điểm của bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu. ........................ 35

3.1.2

Đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. ................. 40

3.2.

Phân tích tính hiệu quả và sự phù hợp trong việc sử dụng thuốc điều trị

rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Quân Y 105 ............ 43
3.2.1.

Phân tích sự cần thiết của việc sử dụng thuốc điều trị RLLM ở thời điểm bắt


đầu điều trị dựa trên LDL-C...................................................................................... 43
3.2.2.

Phân tích quyết định khởi đầu điều trị ......................................................... 44

3.2.3.

Phân tích tình hình sử dụng thuốc trên những bệnh nhân có chức năng gan

thận bất thường .......................................................................................................... 45
3.2.4.

Sự thay đổi các chỉ số lipid máu lúc đói trước và sau điều trị..................... 46


3.2.5.

Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị tại các thời điểm dựa vào LDL-C .... 46

3.2.6.

Phân tích tính hợp lý khi thay đổi phác đồ điều trị ..................................... 47

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN .................................................................................... 48
4.1.

Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu của bệnh

nhân tại bệnh viện Quân Y 105. ............................................................................. 48
4.1.1.

Đặc điểm của bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu ......................... 48

4.1.2.

Đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu .................. 53

4.2.

Phân tích tính hiệu quả và sự phù hợp trong việc sử dụng thuốc điều trị

rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Quân Y 105 ............ 58
4.2.1.


Phân tích sự cần thiết của việc sử dụng thuốc điều trị RLLM ở thời điểm bắt

đầu điều trị dựa trên LDL-C...................................................................................... 58
4.2.2.

Phân tích quyết định khởi đầu điều trị ......................................................... 58

4.2.3.

Phân tích tình hình sử dụng thuốc trên những bệnh nhân có chức năng gan

thận bất thường .......................................................................................................... 61
4.2.4.

Sự thay đổi các chỉ số lipid máu lúc đói trước và sau điều trị của bệnh nhân

trong mẫu NC ............................................................................................................ 62
4.2.5.

Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị tại các thời điểm dựa vào LDL-C .... 64

4.2.6.

Phân tích tính hợp lý khi thay đổi phác đồ điều trị ..................................... 66

KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT ....................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ACC/AHA

:

American College of Cardiology/American Heart Association
(Trường Môn Tim Hoa Kỳ /Hiệp hội Tim Hoa Kỳ)

ALT

:

Alanine aminotransferase

Apo

:

Apolipoprotein

AST

:

Aspartate aminotransferase

BMV

:


Bệnh mạch vành

BN

:

Bệnh nhân

BTMDXV

:

Bệnh tim mạch do xơ vữa
Bệnh thận mạn

CKD
CM

:

Chylomicron

CT

:

Cholesterol toàn phần

CYP


:

Cytochrom P-450

ĐTĐ

:

Đái tháo đường

GFR

:

Glomerular filtration rate (Mức Lọc Cầu Thận ước tính)

ESC/EAS

:

European Society of Cardiology/European Atherosclerosis
Society (Hội tim mạch Châu Âu/Hội xơ vữa động mạch Châu
Âu)

HDL-C

:

High density lipoprotein-Cholesterol
(Cholesterol gắn lipoprotein tỷ trọng cao)


HMG-CoA

:

3-hydroxy-3-methylglutaryl-coenzym A

HTMHVN

:

Hội tim mạch học Việt Nam

LDL-C

:

Low Density Lipoprotein-Cholesterol
(Cholesterol gắn với lipoprotein tỉ trọng thấp)

NC

:

Nghiên cứu

NCEP ATP

:


National Cholesterol Education Program Adult Treatment Panel
(Chương trình giáo dục bệnh nhân rối loạn cholesterol quốc gia
Hoa Kỳ)

NCTM

:

Nguy cơ tim mạch


PCSK9

:

Proprotein convertase subtilisin–kexin type 9

RLLPM

:

Rối loạn lipid máu

SCORE

:

Systematic Coronary Risk Estimation
(Ước tính nguy cơ mạch vành hệ thống)


TG

:

Triglycerid

THA

:

Tăng huyết áp

VLDL-C

:

Very low density Lipoprotein – Cholesterol
(Cholesterol gắn lipoprotein tỷ trọng rất thấp)

WHO

:

World Health Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc điểm của các lipoprotein chính trong huyết tương..............................4
Bảng 1.2: Phân loại RLLPM theo Fredrickson/WHO ................................................7
Bảng 1.3: Phân loại RLLPM theo De Gennes, tương ứng với các typ RLLPM của

Fredrickson ..................................................................................................................8
Bảng 1.4 : Chiến lược can thiệp dựa vào NCTM toàn thể và nồng độ LDL-C ......12
Bảng 1.5: Đặc điểm một số statin .............................................................................13
Bảng 1.6: Liệu pháp statin cường độ cao, trung bình và yếu....................................14
Bảng 2.1: Các thông tin cần thu thập trên bệnh nhân tại các thời điểm ...................25
Bảng 2.2: Phân loại rối loạn lipid máu theo ESC/EAS 2019 ....................................28
Bảng 2.3: Phân loại mức độ RLLPM theo NCEP ATP III 2001 ..............................28
Bảng 2.4: Chỉ tiêu đánh giá chức năng gan, thận......................................................29
Bảng 2.5: Phân loại mức độ suy thận ........................................................................30
Bảng 2.7: Căn cứ đánh giá tính cần thiết khi quyết định dùng thuốc trên BN dựa trên
LDL-C .......................................................................................................................32
Bảng 2.8: Ngưỡng LDL-C mục tiêu của bệnh nhân .................................................33
Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi, giới của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ..................35
Bảng 3. 2 : Đặc điểm bệnh mắc kèm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ............35
Bảng 3.3: Phân loại kiểu RLLPM ở bệnh nhân khi bắt đầu điều trị .........................36
Bảng 3.4: Phân loại rối loạn lipid máu tại mẫu NC ..................................................36
Bảng 3.5: Đặc điểm chức năng gan của bệnh nhân khi bắt đầu điều trị ...................37
Bảng 3.6: Đặc điểm chức năng thận của bệnh nhân khi bắt đầu điều trị ..................38
Bảng 3.7: Đặc điểm về chỉ số lipid máu của BN tại thời điểm bắt đầu điều trị........38
Bảng 3.8: Phân loại mức độ rối loạn lipid máu theo NCEP-ATP III .......................39
Bảng 3.9: Nguy cơ tim mạch bệnh nhân khi bắt đầu điều trị ...................................40
Bảng 3.10: Các nhóm thuốc điều trị RLLPM trong mẫu nghiên cứu .......................40
Bảng 3.11: Phân loại phác đồ khởi đầu điều trị cho BN ...........................................41
Bảng 3.12: Liều khởi đầu sử dụng thuốc của BN trong mẫu NC .............................42
Bảng 3.13: Tỷ lệ bệnh nhân gặp tương tác thuốc trong mẫu nghiên cứu .................42
Bảng 3.14: Mức độ tương tác thuốc trên mẫu bệnh nhân nghiên cứu ......................42


Bảng 3.15: Các cặp tương tác có trong đơn ..............................................................43
Bảng 3.16: Phân tích quyết định khởi đầu điều trị dựa trên LDL-C .........................44

Bảng 3.17: Phân tích quyết định khởi đầu điều trị ....................................................44
Bảng 3.18: Tình hình sử dụng thuốc bệnh nhân có chức năng gan bất thường ........45
Bảng 3.19: Tình hình sử dụng thuốc bệnh nhân có chức năng thận bất thường .......45
Bảng 3.20: Sự thay đổi các chỉ số LDL-C máu tại thời điểm ...................................46
Bảng 3.21: Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị dựa vào LDL-C ..........................46
Bảng 3.22: Số lần thay đổi phác đồ điều trị trên bệnh nhân .....................................47
Bảng 3.23: Tính phù hợp khi thay đổi phác đồ điều trị ............................................47


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1:Cấu trúc của lipoprotein ............................................................................... 4
Hình 1.2: Chuyển hoá lipoprotein nội và ngoại sinh .................................................. 5
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu .......................................................................26
Hình 2.2: Các bước phân loại nguy cơ tim mạch của bệnh nhân .............................31


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch được coi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế
giới [63], trong đó rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng
làm gia tăng sự hình thành, phát triển xơ vữa động mạch góp phần gây ra khoảng
56% bệnh tim thiếu máu cục bộ, 18% đột quỵ, dẫn đến 4,4 triệu người chết mỗi năm
trên toàn thế giới [43] và đang có xu hướng ngày càng gia tăng gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng đe dọa tính mạng như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến
mạch máu não…làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh và là gánh nặng
sức khỏe cho cộng đồng [61].
Mặc dù đã có nhiều hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu được ban hành trên
thế giới và Việt Nam nhưng thực tế hiện nay, việc điều trị đạt mục tiêu LDL-C cho
bệnh nhân còn khá thấp [28] [52] [65]. Do vậy, việc phát hiện và điều trị rối loạn lipid
máu đóng vai trò quan trọng trong việc trong phòng ngừa vữa xơ động mạch, làm
giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch cũng như các bệnh lý khác [42].

Bệnh viện Quân Y 105 là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Tổng cục hậu
cần Quân đội nhân dân Việt Nam. Thông tin bệnh nhân được quản lý thông qua hệ
thống dữ liệu điện tử tại bệnh viện. Trong những năm vừa qua, số lượng bệnh nhân
mắc rối loạn lipid máu đến khám và điều trị tại bệnh viện ngày một gia tăng trong khi
đó các hướng dẫn quy định về điều trị rối loạn lipid máu tại bệnh viện chưa được cập
nhật. Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu cụ thể nào được triển khai để nghiên cứu đặc
điểm của nhóm bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu và đánh giá tính
hợp lý trong việc sử dụng thuốc và kết quả điều trị rối loạn lipid máu tại bệnh viện.
Do vậy, việc phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu để từ đó
đưa ra những đề xuất giúp cho việc điều trị ngày càng hiệu quả, an toàn, hợp lý tại
bệnh viện Quân Y 105 là thật sự cần thiết.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chất lượng
sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn lipid máu tại bệnh viện, chúng tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài: “Phân tích tình tình sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn lipid máu
trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Quân Y 105” với mục tiêu:
-

Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân
1


ngoại trú tại bệnh viện Quân Y 105.
-

Phân tích tính hiệu quả và sự phù hợp của việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn

lipid máu trên bệnh nhân ngoại tr0ú tại bệnh viện Quân Y 105.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn tình hình sử dụng thuốc điều trị
rối loạn lipid máu tại bệnh viện, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng
cao chất lượng hiệu quả sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu tại phòng khám

ngoại trú bệnh viện Quân Y 105.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1.

KHÁI NIỆM VỀ LIPID MÁU CÁC THÀNH PHẦN LIPID MÁU

1.1.1. Các thành phần lipid máu
Lipid là các thành phần không tan trong nước, chiết rút được từ tổ chức bởi
các dung môi ether, cloroform hay một số dung môi hữu cơ. Theo định nghĩa hóa
học, lipid là những este hoặc amid của acid béo với alcol hoặc aminoalcol [3].
Các lipid chính có mặt trong huyết tương là acid béo, triglycerid, cholesterol
và phospholipid. Một số thành phần khác của lipid có khả năng hòa tan trong huyết
tương và có mặt với số lượng ít hơn rất nhiều nhưng giữ vai trò sinh lý quan trọng,
bao gồm các hormon steroid, các vitamin tan trong mỡ [22].
Những thành phần trên không tan trong nước, bởi vậy lipid được vận chuyển
trong huyết tương bằng cách liên kết với protein để tạo thành lipoprotein. Albumin là
chất vận chuyển chính cùa các acid béo tự do. Các thành phần lipid khác gắn với
protein tạo thành phức hợp lipoprotein để lưu thông trong máu [22].
1.1.2. Cấu trúc và phân loại lipoprotein
Lipoprotein có dạng hình cầu, đường kính từ 100 – 500 Ao gồm 2 thành phần
chính:
-

Phần ưa nước (phần vỏ) chứa apoprotetin, cholesterol tự do và phospholipid.

-


Phần kỵ nước (trung tâm) chứa cholesterol este hóa, triglycerid [2].

Dựa vào cấu trúc các acid amin, phân tử lượng và các chức năng, apolipoprotein
được xếp thành các nhóm khác nhau theo thứ tự chữ cái A, B, C, D, E. Trong mỗi
nhóm, lại được xếp thành dưới nhóm, ví dụ nhóm A gồm A1, A2, A4; nhóm B gồm
B48, B100; nhóm C gồm C1, C2, C4 và nhóm E gồm E1, E2, E4 [2].
Do protein và lipid chiếm tỷ lệ khác nhau nên tỷ trọng dao động từ 0,9 – 1,2.
Dựa vào tỷ trọng, lipoprotein được xếp thành 5 loại có chức năng khác nhau đó là:
-

Chylomicron

-

Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL-C – very low density lipoproteins)

-

Lipoprotein tỷ trọng trung bình (IDL-C – intermediate density lipoprotein)

-

Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C – low density lipoproteins)

3


Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C – high density lipoproteins)[2], [12].


-

Hình 1.1: Cấu trúc của lipoprotein
*Đặc điểm của các loại lipoprotein
Bảng 1.1: Đặc điểm của các lipoprotein chính trong huyết tương[12]
Loại
lipoprotein

Tỉ trọng
(g/ml)

CM

Kích
thước
(nm)
80-1000

VLDL-C

30 – 80

0,96-1,006

B,C,E

TG

Gan, ruột


IDL-C

20 – 30

1,006-1,019

B, E

VLDL-C

LDL-C

20 – 22

1,010-1,063

B

TG,
CT
CT

HDL-C

7 – 9,5

1,063-1,125

A1 , A 2


CT

Gan, ruột

< 0,96

Chứa
Chứa Nguồn
apoprotei lipid
gốc
n
A1, A2,B TG
Ruột

VLDL-C

Chức năng

Vận chuyển
TG ngoại sinh
Vận chuyển
TG nội sinh
Tiền chất của
LDL-C
Vận chuyển
CT
Vận chuyển
CT ngược

1.1.3. Chuyển hóa lipoprotein

Lipid trong máu được tạo nên bởi 2 nguồn gốc là nội sinh và ngoại sinh.
Cholesterol được hấp thu ở ruột non từ thức ăn, gắn vào các chylomicron và vận
chuyển tới gan. Cholesterol cũng được tổng hợp nội sinh từ hệ thống enzym
HMG.CoA reductase (3-Hydroxy-3-Methyl-Glutaryl-CoA reductase) của gan. TG
nội sinh được tổng hợp ở gan và mô mỡ qua con đường glycerolphosphat từ các

4


nguồn nguyên liệu là các sản phẩm chuyển hóa của glucid, protid. Tuy nhiên, 90%
lượng TG trong máu có nguồn gốc từ ngoại sinh [3].

Hình 1.2: Chuyển hoá lipoprotein nội và ngoại sinh
(LPL: lipoprotein lipase; FFA: free fatty acids; IDL-C: intermediate -density lipoproteins; LDL-C:
lowdensity lipoproteins; LDL-CR: low-density lipoprotein receptor.)

Những đặc tính cơ bản của chuyển hóa lipoprotein là:
-

Triglycerid thức ăn được vận chuyển trong CM đến các mô. Tại các mô,

triglycerid có thể được sử dụng như nguồn cung cấp năng lượng hoặc dự trữ.
-

Triglycerid nội sinh được tổng hợp ở gan, rồi được vận chuyển trong VLDL-

C đến các mô như nguồn sinh năng lượng hoặc dự trữ.
-

Cholesterol do gan tổng hợp (nội sinh) được vận chuyển đến các mô trong


LDL-C – sản phẩm thoái hóa cùa VLDL-C. Cholesterol từ thức ăn (ngoại sinh) được
đưa đến gan trong CM tàn dư.
-

HDL-C lấy cholesterol từ tế bào ngoại vi và từ các lipoprotein khác, rồi được
5


este hóa bởi LCAT(Lecithin-cholesterol acyltransferase). Cholesterol este được vận
chuyển đến các phần tử tàn dư và rồi được đưa đến gan. Tại gan, cholesterol được bài
tiết theo mật sau khi chuyển hóa thành acid mật.
-

Tính chất và chức năng cùa các lipoprotein được quyết định bởi các protein

của chúng – đó là những apoprotein tham gia trong cấu trúc của các lipoprotein, chúng
có vai trò vận chuyển lipid trong máu và có thể là ligand đối với receptor của một số
lipoprotein hoặc là cofactor của một số enzym thủy phân lipid (LPL). Các receptor ở
bề mặt tế bào cũng đóng góp vai trò quan trọng trong chuyển hóa lipoprotein huyết
tương [2].
1.2.

BỆNH HỌC RỐI LOẠN LIPID MÁU

1.2.1. Định nghĩa rối loạn lipid máu
Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và thoái hoá lipid diễn ra cân bằng
nhau và phụ thuộc vào nhu cầu cơ thể, vì thế duy trì được sự ổn định nồng độ lipid
trong máu. Khi có sự bất thường, các kiểu rối loạn chuyển hoá lipid sẽ xảy ra.
Rối loạn lipid máu (RLLPM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông

số lipid bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglycerid, hoặc tăng LDL-C, hoặc
giảm HDL-C…) [4].
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến RLLPM, có thể là do di truyền (nguyên phát)
hoặc do lối sống, hậu quả của những bệnh khác do thuốc (thứ phát). Trong đó, các
nguyên nhân thứ phát có thể góp phần làm RLLPM nguyên phát biểu hiện ra hoặc
nặng nề hơn [22].
Nguyên nhân nguyên phát:
RLLPM tiên phát do đột biến gen làm tăng tổng hợp quá mức cholesterol (TC),
triglycerid (TG), LDL-C hoặc giảm thanh thải TC, TG, LDL-C hoặc giảm tổng hợp
HDL-C hoặc tăng thanh thải HDL-C. RLLPM tiên phát thường xảy ra sớm ở trẻ em
và người trẻ tuổi, ít khi kèm thể trạng béo phì, gồm các trường hợp sau:
-

Tăng triglycerid tiên phát: là bệnh cảnh di truyền theo gen lặn, biểu hiện lâm

sàng thường người bệnh không bị béo phì, có gan lách lớn, cường lách, thiếu máu
giảm tiểu cầu, nhồi máu lách, viêm tụy cấp gây đau bụng.
6


-

Tăng lipid máu hỗn hợp: là bệnh cảnh di truyền, trong gia đình có nhiều người

cùng mắc bệnh. Tăng lipid máu hỗn hợp có thể do tăng tổng hợp hoặc giảm thoái
biến các lipoprotein. Lâm sàng thường béo phì, ban vàng, kháng insulin, đái đường
típ 2, tăng acid uric máu [4], [22].
Nguyên nhân thứ phát:
Nguyên nhân của RLLPM thứ phát do lối sống tĩnh tại, dùng nhiều bia-rượu,

thức ăn giàu chất béo bão hòa. Các nguyên nhân thứ phát khác của RLLPM như đái
tháo đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ gan, dùng thuốc thiazid, corticoid,
estrogen, chẹn beta giao cảm…[4], [22].
1.2.3. Phân loại rối loạn lipid máu
1.2.3.1.

Phân loại RLLPM theo Fredrickson/WHO

Năm 1965, Fredrickson đã phân loại rối loạn lipid máu thành 5 type, chủ yếu
dựa vào thành phần lipoprotein [25]. Sau đó, vào năm 1970, một nhóm tác giả tách
type II thành IIa và IIb và từ đó nó trở thành bảng phân loại quốc tế.
Bảng 1.2: Phân loại RLLPM theo Fredrickson/WHO [16], [25]
Phân loại
Typ

Tăng
lipoprotein

I

CM ↑

TG ↑

Rất hiếm

II a

LDL-C ↑↑


CT ↑

Thường gặp

++++

II b

LDL-C ↑↑
VLDL-C↑
VLDL-C ↑
CM dư ↑
VLDL-C ↑

TG ↑
CT ↑↑↑
TG ↑↑
CT ↑
TG ↑↑

Thường gặp

++++

Ít gặp

+++

Thường gặp


+++

Hiếm gặp

++

III
IV

Tăng lipid
máu

CM ↑
TG ↑↑↑
VLDL-C ↑
CT ↑
↑: Tăng nhẹ ↑↑: Tăng vừa

V

1.2.3.2.

Tần số xuất
hiện

Mức độ
nguy hiểm
với XVĐM

↑↑↑: Tăng nhiều


Phân loại rối loạn lipid máu theo De Gennes

De Gennes phân loại thành 3 nhóm RLLPM chỉ dựa vào cholesterol và
triglycerid. Đây là cách phân loại tiện dụng và dễ áp dụng trên lâm sàng hơn.
7


Bảng 1.3: Phân loại RLLPM theo De Gennes, tương ứng với các typ RLLPM của
Fredrickson [16], [25]
Typ
IIa
I
IV
V
IIb
III

Nhóm

Lipoprotein

Lipid

Tăng cholesterol máu
đơn thuần

LDL-C

CT/TG >2,5


Tăng TG máu đơn
thuần

Chylomicron và
VLDL-C

TG/CT >2,5

Tăng lipid máu hỗn
hợp

LDL-C, VLDL-C
IDL-C

CT/TG < 2,5
TG/CT < 2,5

1.2.4. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và bệnh xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và
tàn phế ở các nước phát triển. Những nghiên cứu dự báo gần đây ước tính rằng vào
năm 2020, các bệnh lý về tim mạch mà đặc biệt là xơ vữa động mạch sẽ trở thành
gánh nặng bệnh tật hàng đầu trên toàn cầu.
Tổ chức y tế thế giới WHO đã định nghĩa rằng: “Xơ vữa động mạch là sự phối
hợp những biến đổi của lớp nội mạc động mạch bao gồm sự tích tụ tại chỗ các lipid,
phức hợp các glucid, máu và các sản phẩm của máu, tổ chức và calci kèm theo những
biến đổi của lớp trung mạc” [62]. Đây là bệnh lý của các động mạch lớn và vừa, được
thể hiện bằng 2 loại tổn thương cơ bản đó là mảng xơ vữa rất giàu cholesterol và xơ
hóa tổ chức xảy ra ở lớp nội mạc và một phần lớp trung mạc. Nó làm hẹp dần lòng
động mạch và cản trở dòng máu đến nuôi dưỡng các tổ chức [61].

Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ chính của nhiều loại bệnh tật và là một
trong những yếu tố khời đầu cho quá trình hình thành và phát triển mảng xơ vữa của
bệnh động mạch vành. Cơ chế gây vữa xơ động mạch của LDL-C đến nay chưa thực
sự rõ ràng nhưng quá trình oxy hóa LDL-C trong thành động mạch có tác động quan
trọng đến bệnh sinh của xơ vữa động mạch. Khi LDL-C tăng quá mức, các đại thực
bào và tế bào cơ trơn có các thụ thể tiếp nhận LDL-C nhưng lại không có khả năng
tự điều hòa cholesterol nên thu nhận tất cả LDL-C oxy hóa và bị biến đổi thành các
tế bào bọt. Đây là những tổn thương sớm của vữa xơ động mạch và là điểm báo trước
những tổn thương cấp diễn hơn. Sau đó, cholesterol tích tụ trong tế bào quá mức làm
8


căng vỡ tế bào. Các tế bào vỡ được dọn dẹp bởi các đại thực bào nhưng để lại sự
nham nhở trong lòng động mạch dẫn tới tăng kết tụ tiểu cầu gây dày, xơ cứng và kết
quả làm hẹp lòng động mạch [61]
Tăng LDL-C, tăng triglycerid, giảm HDL-C là những yếu tố nguy cơ độc lập của
bệnh động mạch vành. Mức độ tăng LDL-C càng cao thì nguy cơ bệnh động mạch
vành càng lớn. Vì vậy, việc điều trị RLLPM qua rất nhiều thử nghiệm lâm sàng đã
chứng minh được các lợi ích cũng như tầm quan trọng trong dự phòng tiên phát và
thứ phát biến cố tim mạch, thoái triển, ổn định và ngăn chặn các mảng xơ vữa gây
biến chứng cấp tính [61]
1.3.

ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU

1.3.1. Mục tiêu điều trị
Trong điều trị rối loạn lipid máu, sự gia tăng nồng độ LDL-C được quan tâm
nhiều nhất do đây là yếu tố quan trọng góp phần hình thành , phát triển mảng xơ vữa
động mạch từ đó gây nên biến cố tim mạch. Do vậy HTMHVN 2015 và ESC/EAS
2019 đều đồng thuận LDL-C là mục tiêu điều trị chính do đã có có nhiều bằng chứng

lâm sàng chứng minh được rằng việc giảm LDL-C giúp dự phòng nguyên phát và thứ
phát biến cố tim mạch [6], [42].
1.3.2. Nguyên tắc điều trị
Việc điều trị rối loạn lipid máu tuỳ thuộc vào từng cá thể bệnh nhân trên cơ sở
đánh giá tình trạng và mức độ RLLPM. Nguyên tắc chung khi điều trị rối loạn lipid
máu là phải kết hợp giữa thay đổi lối sống và dùng thuốc. Trong đó thay đổi lối sống
là chỉ định đầu tiên, bao gồm tăng cường tập luyện – vận động thể lực, và điều chỉnh
chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp với thể trạng và tính chất công việc [4]. Mặc
dù vậy, chế độ ăn và luyện tập ít khi làm giảm được > 10% LDL-C. Vì vậy nên sau
khi thay đổi lối sống sau 2-3 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong muốn thì
bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị với các loại thuốc hạ lipid máu [4]. Trong một số
trường hợp cụ thể, thời gian bắt đầu dùng thuốc còn có thể sớm hơn. Tuy nhiên việc
điều trị bằng thuốc không bao giờ thay thế được chế độ ăn và luyện tập.
1.3.3. Hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu
Hiện nay có 2 quan điểm điều trị RLLPM chính trên thế giới là hệ quan điểm
9


của Mỹ (AHA/ACC) và Châu Âu (ESC/EAS). Với hệ quan điểm của Mỹ ( AHA/ACC
2018) được áp dụng dựa trên chứng cứ lâm sàng và không đưa ra đích cụ thể LDLC hoặc non-HDL-C như các khuyến cáo trước đây (NCEP/ATPIII) vì chứng cứ từ
các thử nghiệm ngẫu nhiên không đối chứng chỉ khẳng định hiệu quả của việc dùng
statin với việc làm giảm nguy cơ BTMXV, nhưng không có thử nghiệm ngẫu nhiên
nào phân tích được việc giảm LDL-C đến mức nào (<100mg/dL hay <70mg/dL) sẽ
cho lợi ích rõ hơn. Tương tự, không có thử nghiệm ngẫu nhiên nào chứng minh được
đích cụ thể non-HDL-C với nguy cơ BTMXV. Việc phân loại Statin thành các nhóm
mạnh - trung bình - yếu dựa vào chứng cứ từ phân tích hệ thống các thử nghiệm ngẫu
nhiên, tương ứng với 3 nhóm statin là 3 mức giảm tương đối LDL-C, và tương ứng
với mức giảm nguy cơ BTMXV. Trên cơ sở này, ACC/AHA 2018 xác định 4 nhóm
BN hưởng lợi từ liệu pháp statin [30].
Khác với AHA/ACC 2018, hệ quan điểm châu Âu ( ESC/EAS 2019) sẽ đưa ra

đích LDL-C cụ thể và phiên giải các chứng cứ theo đích trong đó LDL-C được khuyến
cáo là mục tiêu hàng đầu để điều trị. Apo B và non- HDL-C được khuyến cáo là mục
tiêu điều trị thứ cấp trong đó non- HDL-C được dùng khi mục tiêu LDL-C đã đạt
được nhưng TG còn cao và/ hoặc HDL-C còn thấp [42].
Nhìn chung, các hướng dẫn điều trị RLLPM hiện nay đều nhấn mạnh đến vai
trò nền tảng của việc thay đổi lối sống và tầm quan trọng của việc giảm LDL-C để
dự phòng biến cố tim mạch điều này đã được chứng minh bởi các nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng trên thế giới [30], [42]. Các hướng dẫn đều đề xuất ưu tiên lựa chọn
liệu pháp statin làm liệu pháp điều trị chính để phòng ngừa bệnh tim mạch do xơ vữa
động mạch nguyên phát và thứ phát. Tuy nhiên, có sự khác biệt về liều dùng statin,
việc sử dụng các công cụ ước tính rủi ro, điều trị trên từng phân nhóm bệnh nhân cụ
thể và xem xét các mối quan ngại về an toàn tùy theo từng hướng dẫn điều trị.
Mỗi hướng dẫn điều trị đều đưa ra các khuyến nghị về liệu pháp statin để
phòng ngừa bệnh tim mạch do xơ vữa bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau để
ước tính nguy cơ mắc BTMDXV trong 10 năm. ACC/AHA 2018 khuyến nghị đánh
giá nguy cơ BTMDXV trong 10 năm bằng bộ công cụ tính toán rủi ro Pooled Cohort
Equations trong khi NECP ATP III khuyến nghị đánh giá nguy cơ BTMDXV trong
10


10 năm bằng thang điểm Framingham; ESC/EAS 2019, HTMHVN 2015 khuyến nghị
sử dụng công cụ ước tính bệnh tim mạch gây tử vong trong vòng 10 năm – SCORE
(Systematic Coronary Risk Estimation). Trên cơ sở này, ACC/AHA 2018 xác định 4
nhóm BN hưởng lợi từ liệu pháp statin trong khi NECP ATP III, ESC/EAS 2019 và
HTMHVN 2015 phân chia các nhóm BN dựa trên mức độ nguy cơ tim mạch toàn thể
(4 mức).
Về khuyến cáo điều trị: các hướng dẫn đều nêu bật tầm quan trọng của việc
thay đổi lối sống trước kết hợp với việc sử dụng thuốc điều trị để giảm nguy cơ mắc
BTMDXV. Những hướng dẫn về thay đổi lối sống được nhấn mạnh bao gồm: chế độ
ăn uống lành mạnh cho tim, giảm cân, tránh thuốc lá và tăng cường vận động hoạt

động thể chất. Về việc sử dụng thuốc điều trị, statin được đề nghị như là liệu pháp ưu
tiên để phòng ngừa bệnh tim mạch do xơ vữa, tuy nhiên có sự khác nhau về mức độ
hoặc liều điều trị giữa các hướng dẫn. Các statin được phân loại theo cường độ mạnh,
trung bình và yếu dựa trên mức độ giảm LDL-C trong các thử nghiệm lâm sàng với
các mức độ giảm LDL-C lần lượt là ≥ 50%, 30% đến 50% và < 30%.
Gần đây nhất, hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu của ESC /EAS 2019 tập
trung vào việc giảm LDL-C để đạt mục tiêu với chiến lược “thấp hơn là tốt
hơn”. Nồng độ LDL-C nên được hạ càng thấp càng tốt để dự phòng hiệu quả bệnh
tim mạch do xơ vữa, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao và rất cao.
Các thang điểm SCORE của ESC/EAS 2019 có một số thay đổi so với hướng
dẫn của ESC/EAS 2016 và của HTMHVN 2015. Cụ thể độ tuổi đánh giá đã được mở
rộng thêm mốc từ 65 đến 70 tuổi và mốc cholesterol 8 mmol/L đã loại bỏ trong thang
điểm SCORE 2019 [42].
Theo hướng dẫn ESC/EAS 2019, người bệnh được phân nhóm vào nhóm nguy
cơ tim mạch rất cao gồm bệnh nhân mắc BTMDXV, bệnh nhân ĐTĐ có tổn thương
cơ quan đích, bệnh nhân có tăng cholesterol máu có tính chất gia đình có BTMDXV
hoặc các yếu tố nguy cơ chính khác và bệnh nhân có bệnh thận mạn nặng. Với bệnh
nhân nguy cơ rất cao, mục tiêu giảm ≥ 50% LDL-C so với mức ban đầu và LDL-C <
1.4 mmol/L (< 55 mg/dL). Với bệnh nhân nguy cơ cao, giảm ≥ 50% LDL-C và LDLC mục tiêu < 1.8 mmol/L (< 70 mg/dL) được khuyến cáo [42].
11


ESC/EAS 2019 cũng khuyến cáo nên sử dụng một statin cường độ mạnh với
liều cao nhất dung nạp được để đạt mục tiêu cụ thể. Ngoài ra, việc phối hợp thêm
Stain với nhóm thuốc ức chế PCSK9 được khuyến cáo ở bệnh nhân nguy cơ rất cao
không đạt được mục tiêu điều trị khi đã dùng liều tối đa dung nạp của một statin và
ezetimib. Hướng dẫn mới cũng chỉ ra việc định lượng Lipoprotein (a) nên cân nhắc
ít nhất 1 lần, nếu có thể, để xác định người có mức Lipoprotein (a) di truyền rất cao
(>180 mg/dL[>430 nmol/L]), các cá thể này có mức độ nguy cơ xơ vữa động mạch
tương đương với các bệnh nhân tăng cholesterol máu di truyền [42].

Ngoài ra, những nội dung cập nhật bổ sung thêm trong hướng dẫn bao gồm
phương pháp đánh giá nguy cơ tim mạch và phân loại nguy cơ tim mạch dựa trên các
xét nghiệm hình ảnh tim mạch không xâm lấn. Vấn đề sử dụng thuốc ở người cao
tuổi và chi phí điều trị cũng là một trong những vấn đề được làm mới lại trong bản
cập nhật hướng dẫn điều trị ESC/EAS 2019. Chỉ định statin cho bệnh nhân cao tuổi
có BTMDXV giống như bệnh nhân trẻ tuổi. Trong điều trị dự phòng, statin được chỉ
định theo mức độ nguy cơ ở bệnh nhân ≤ 75 tuổi. Bắt đầu liệu pháp dự phòng bằng
statin cho bệnh nhân >75 tuổi có thể cân nhắc ở bệnh nhân nguy cơ cao hoặc rất cao.
*Các bước thực hành điều trị rối loạn lipid máu
Hội tim mạch học Việt Nam 2015 và ESC/EAS 2019 hướng dẫn thực hành
điều trị RLLPM tương tự nhau, được thực hiện như sau [6], [42]:

- Xét nghiệm lipid máu
- Đánh giá nguy cơ tim mạch
- Thiết lập mục tiêu và ra quyết định điều trị
- Theo dõi hiệu quả điều trị. Thực hiện các biện pháp điều chỉnh lối sống và chế độ
dinh dưỡng hợp lý.

12


Bảng 1.4 : Chiến lược can thiệp dựa vào nguy cơ tim mạch toàn thể và nồng độ LDL-C [42]
Tổng
NCTM
%
<1, nguy
cơ thấp
Phòng
ngừa
tiên

phát

Loại/Mức
≥1 đến <5,
hoặc nguy
cơ trung
bình
Loại/Mức
≥5
đến
<10, hoặc
nguy

cao
Loại/Mức
≥10, hoặc
nguy cơ rất
cao

Nồng độ LDL-C chưa điều trị
1.8 đến <2.6
2.6 đến
mmol/L
<3.0 mmol/L
Khuyên thay đổi lối Khuyên thay đổi
sống
lối sống

Khuyên thay đổi
lối sống


1.4 đến <1.8
mmol/L
Khuyên thay đổi
lối sống

I/C
Khuyên thay đổi
lối sống

I/C
Khuyên thay đổi
lối sống

I/C
I/C
Khuyên thay đổi lối Can thiệp lối sống,
xem xét thêm thuốc
sống
nếu không kiểm soát
được

IIa/A
IIa/A
Can thiệp lối sống, Can thiệp lối sống
xem xét thêm thuốc và đồng thời can
nếu không kiểm soát thiệp thuốc
được

I/C

Khuyên thay đổi
lối sống

I/C
Khuyên thay đổi
lối sống

IIa/A
Can thiệp lối sống
và đồng thời can
thiệp thuốc

IIa/A
Can thiệp lối sống
và đồng thời can
thiệp thuốc

IIa/A
Can thiệp lối sống
và đồng thời can
thiệp thuốc

IIa/A
Khuyên thay đổi
lối sống

IIa/A
Can thiệp lối sống,
xem xét thêm thuốc
nếu không kiểm

soát được
IIa/A
Can thiệp lối sống
và đồng thời can
thiệp thuốc

IIa/A
Can thiệp lối sống,
xem xét thêm thuốc
nếu không kiểm
soát được
IIa/A
Can thiệp lối sống
và đồng thời can
thiệp thuốc

I/A
Can thiệp lối sống
và đồng thời can
thiệp thuốc

I/A
Can thiệp lối sống
và đồng thời can
thiệp thuốc

I/A
Can thiệp lối sống
và đồng thời can
thiệp thuốc


I/A
Can thiệp lối sống
và đồng thời can
thiệp thuốc

I/A
Can thiệp lối sống
và đồng thời can
thiệp thuốc

I/A
Can thiệp lối sống
và đồng thời can
thiệp thuốc

I/A
Can thiệp lối sống
và đồng thời can
thiệp thuốc

<1.4 mmol/L

Loại/Mức
IIa/B
Phòng
Nguy cơ Can thiệp lối sống,
xem xét thêm thuốc
ngừa thứ rất cao
nếu không kiểm

phát
soát được
Loại/Mức
IIa/A

I/A

I/A

12

I/A

3.0 đến
≥4.9
<4.9 mmol/L
mmol/L
Can thiệp lối sống, Can thiệp lối sống
xem xét thêm thuốc và đồng thời can
thiệp thuốc
nếu không kiểm
soát được

I/A

I/A


THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU


1.4.

1.4.1. Thuốc ức chế men HMG – CoA Reductase (Statin)
*Dược động học
Statin được dùng bằng đường uống và hấp thu tương đối tốt qua đường tiêu
hoá. Phần lớn các thuốc đều chuyển hoá lần đầu qua gan. Nồng độ thuốc trong máu
đạt cao nhất sau uống 2-4 giờ, thức ăn hầu như không ảnh hưởng tới sinh khả dụng
của thuốc (ngoại trừ lovastatin cần dùng cùng với thức ăn để tăng sinh khả dụng của
thuốc). Khi vào máu, trên 90% thuốc gắn vào protein huyết tương, sau đó được thải
trừ qua gan và thận. T1/2 của các statin khoảng 1-3 giờ, ngoại trừ Atorvastatin (t1/2 =14
giờ), Rosuvastatin (t1/2 = 19 giờ), Simvastatin (t1/2 =12 giờ) [36]. Thải trừ các thuốc
trong nhóm chủ yếu qua phân; khoảng 5 – 20% qua thận [10], [36].
Bảng 1.5: Đặc điểm một số statin [2]
Atorvastatin Fluvastatin Lovastatin Pravastatin
Liều (mg)

Simvastatin

10-80

20-80

20-80

10-40

5-80

Giảm LDL-C


39 – 60%

22 – 24%

20 – 40%

20 – 40%

28 – 45%

Giảm TG

26 – 45%

7 – 12%

10-19%

9-15%

4-19%

5-15%

2 – 4%

7 – 10%

12-16%


5-12%

Không

Không

Tăng SKD
50%

Không

Không



Không







> 98%

> 98%

> 95%

> 50%


> 95%

1 – 2 giờ

0,5 giờ

2 – 4 giờ

1 – 2 giờ

1 – 2 giờ

Gan

Gan

Gan

Gan

Gan/thận

Tăng HDL-C
Ảnh hưởng
thức ăn
Hoạt tính của
chất chuyển
hóa
Gắn với

protein
Tmax
Đào thải
*Cơ chế tác dụng

Statin ức chế cạnh tranh với HMG-CoA reductase, ngăn chặn con đường tổng
hợp cholesterol trong tế bào. Sự giảm sản xuất cholesterol trong tế bào dẫn đến hoạt
hóa protein gắn yếu tố điều hòa sterol – một yếu tố sao chép, đặc biệt tại tế bào gan –

13


×