Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

phân tích hoạt động kinh doanh của công ty tnhh một thành viên san ta việt nam năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 74 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ NHƢ Ý

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SAN TA
VIỆT NAM NĂM 2018

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ NHƢ Ý

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SAN TA
VIỆT NAM NĂM 2018

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH : Tổ chức quản lý dƣợc
MÃ SỐ
: CK 60 72 04 12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà
Nơi thực hiện: Trƣờng Đại Học Dƣợc Hà Nội


Thời gian thực hiện: Từ tháng 07/2019 đến tháng 11/2019

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cùng với sự nỗ lực của
bản thân, đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các Thầy Cô giáo, bạn bè và
người thân.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dược, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội
truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: PGS.TS Nguyễn
Thị Song Hà,Trưởng Phòng Sau đại học, Trường đại học Dược Hà Nội, đã
trực tiếp tận tình dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ nhân viên công
ty TNHH Một Thành Viên San Ta Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc, thu thập tài liệu cho luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn tới những người thân yêu, bạn bè đã luôn
khích lệ, động viên tạo điều kiện tốt nhất để tôi có được hoạt động như ngày
hôm nay.
TP. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2019
HỌC VIÊN

LÊ THỊ NHƢ Ý


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BYT

Bộ Y tế

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CP

Chi phí

DN

Doanh nghiệp

DND

Doanh nghiệp dược

DNKD

Doanh nghiệp kinh doanh

DSB


Doanh số bán

DSĐH

Dược sỹ đại học

DSTH

Dược sỹ trung học

ETC

Ethical (Thuốc kê đơn)

GDP

Good Distribution Practice – Thực hành phân phối tốt

GPP

Thực hành tốt nhà thuốc

GSP

Good Storage Practice - Thực hành bảo quản tốt

KD

Kinh doanh KQKS Kết quả khảo sát


OTC

Over the counter (Thuốc không cần kê đơn)

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TW

Trung ương

VNĐ

Việt Nam đồng

WHO

Tổ chất Y tế Thế giới


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh ......... 3
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 3
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh ................................... 3
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh ................................ 4
1.2. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh ....................................... 5
1.2.1. Phân tích cơ cấu danh mục nhóm hàng ............................................ 5
1.2.2. Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua ................................................ 6
1.2.3. Doanh số bán..................................................................................... 7
1.2.4. Chỉ tiêu doanh thu ............................................................................. 7
1.2.5. Tình hình sử dụng chi phí ................................................................. 8
1.2.6. Chỉ tiêu lợi nhuận.............................................................................. 8
1.2.7. Tỷ suất lợi nhuận .............................................................................. 9
1.3. Thực trạng về kinh doanh dược tại thị trường Việt Nam. .................... 10
1.4. Một vài nét về Công ty TNHH một thành viên San Ta Việt Nam. ...... 15
1.4.1. Tổng quan về Công ty TNHH một thành viên San Ta Việt Nam. ..... 15
1.4.2. Lĩnh vực kinh doanh ....................................................................... 16
1.5. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 17
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 18
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................... 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................... 18
2.1.2. Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài ....................................... 18
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 18
2.2.1. Biến số nghiên cứu: ........................................................................ 18
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu: ....................................................................... 22
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 23
2.2.4. Mẫu nghiên cứu: ............................................................................. 23
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: ........................................ 24



Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 26
3.1. Phân tích cơ cấu danh mục hàng kinh doanh của công ty TNHH một
thành viên San Ta Việt Nam năm 2018. ............................................. 26
3.1.1. Phân tích cơ cấu danh mục hàng kinh doanh theo nguồn gốc xuất
xứ của công ty năm 2018 ................................................................ 26
3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo loại hàng của công ty năm 2018 ...... 27
3.1.3. Cơ cấu nhóm thuốc tân dược theo nhóm tác dụng dược lý của công
ty năm 2018..................................................................................... 28
3.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc theo dạng bào chế của công ty năm 2018 31
3.1.5. Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng của công ty năm 2018 .. 32
3.1.6. Doanh số mua, doanh số bán thuốc theo nguồn gốc xuất xứ của
công ty năm 2018 ............................................................................ 33
3.1.7. Doanh số mua, doanh số bán thuốc theo loại hàng của công ty năm 2018 ..... 33
3.1.8. Doanh số mua, doanh số bán theo nhóm tác dụng dược lý của công
ty năm 2018..................................................................................... 34
3.1.9. Doanh số mua, doanh số bán theo dạng bào chế của công ty năm 2018 .... 36
3.1.10. Doanh số mua, doanh số bán theo đường dùng của công ty năm 2018.... 37
3.2. Phân tích một số kết quả kinh doanh của công ty TNHH một thành viên
San Ta Việt Nam năm 2018 .................................................................. 37
3.2.1. Phân tích kết quả về doanh thu ....................................................... 37
3.2.2. So sánh tình hình chi phí đầu kỳ, chi phí cuối kỳ của công ty năm 2018 ... 41
3.2.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty năm 2018 ................... 42
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 47
4.1. Về cơ cấu danh mục hàng kinh doanh của Công ty TNHH một thành
viên San Ta Việt Nam năm 2018. ................................................................ 47
4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................. 48
4.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................. 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.
Bảng 3.22.
Bảng 3.23.

Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH một thành viên San Ta Việt Nam

năm 2018 ..................................................................................... 17
Các biến số nghiên cứu của mục tiêu 1 ...................................... 18
Các biến số nghiên cứu của mục tiêu 2 ...................................... 21
Cơ cấu danh mục hàng kinh doanh theo nguồn gốc xuất xứ ...... 26
Cơ cấu danh mục thuốc theo loại hàng ....................................... 27
Cơ cấu danh mục thuốc tân dược theo nhóm tác dụng dược lý ..... 28
Danh mục các thuốc trong nhóm tiêu hóa .................................. 30
Cơ cấu danh mục thuốc theo dạng bào chế ................................ 31
Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng .................................. 32
Doanh số mua, bán thuốc theo nguồn gốc xuất xứ ..................... 33
Doanh mua, bán thuốc theo loại hàng ........................................ 33
Doanh mua, bán theo nhóm tác dụng dược lý ............................ 34
Doanh số mua, doanh số bán theo dạng bào chế ........................ 36
Doanh số mua, doanh số bán theo đường dùng .......................... 37
So sánh đầu kỳ và kết quả doanh thu thuần cuối kỳ của công ty
năm 2018 ..................................................................................... 38
So sánh đầu kỳ và kết quả doanh thu cuối kỳ thuốc theo nguồn
gốc xuất xứ năm 2018 ................................................................. 39
So sánh kết quả doanh thu đầu kỳ và doanh thu cuối kỳ theo loại
hàng năm 2018 ............................................................................ 40
So sánh tình hình chi phí đầu kỳ và chi phí cuối kỳ của công ty
năm 2018 ..................................................................................... 41
Lợi nhuận của công ty năm 2018................................................ 42
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty năm 2018 ............ 44
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty năm 2018 ... 44
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản .............................................. 45
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE .............................. 45


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu ............................................... 22
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn so sánh đầu kỳ và kết quả doanh thu thuần cuối
kỳ của công ty năm 2018 .............................................................. 38
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn so sánh đầu kỳ và kết quả doanh thu cuối kỳ
thuốc theo nguồn gốc xuất xứ ....................................................... 39
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn So sánh kết quả doanh thu đầu kỳ và doanh thu
cuối kỳ theo loại hàng ................................................................... 40
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn doanh thu thuần và chi phí năm 2018 ............. 43


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp Dược hoạt
động sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay
gắt và quyết liệt. Dưới áp lực cạnh tranh, không chỉ với các doanh nghiệp trong
nước mà phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có
vốn đầu tư từ nước ngoài, nhiều doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn.
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế nước nhà, với những bước thăng
trầm trong tiến trình lịch sử phát triển kinh tế của nền kinh tế đất nước. Công
ty TNHH một thành viên San Ta Việt Nam luôn xây dựng và phát triển cùng
với nghành Dược Việt Nam. Bên cạnh mục tiêu kinh doanh hiệu quả, Công ty
luôn duy trì thực hiện tốt các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội coi đó là một
trong những điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững. Với chiến lược đầu
tư mở rộng, phát triển toàn diện, công ty đã khẳng định được vị thế ngày càng
vững chắc trong ngành Dược.
Công ty TNHH một thành viên San Ta Việt Nam đưa ra các quyết định
kinh doanh của mình, liên tục mở rộng và phát triển thị trường trên toàn quốc,
xây dựng được mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước. Hướng đến những
sản phẩm có giá trị: thu nhập tương ứng xứng với năng lực và cơ hội phát
triển công bằng cho tất cả nhân viên, chất lượng, hiệu quả, an toàn….Dịch vụ
hoàn hảo, mang lại giá trị đặc trưng cho từng đối tượng phục vụ. Xây dựng

môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, sáng tạo và nhân văn.
Với mong muốn có được đánh giá tổng quát về thực trạng tổ chức và
hoạt động cung ứng thuốc của Công ty TNHH một thành viên San Ta Việt
Nam trong năm 2018, nhìn nhận lại những gì đã làm được và chưa làm được,
cũng như những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động, từ đó đưa ra
các giải pháp khắc phục, những chiến lược, kế hoạch kinh doanh mới, để nâng
1


cao hiệu quả hoạt động cung ứng thuốc, hy vọng góp phần nhỏ bé của mình
để giúp công ty ngày càng đứng vẫn và lớn mạnh trong tương lai. Chính vì lý
do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt động kinh
doanh của Công ty TNHH một thành viên San Ta Việt Nam năm 2018”.
Đề tài được thực hiện với mục tiêu sau:
1. Phân tích cơ cấu danh mục hàng kinh doanh của Công ty TNHH
một thành viên San Ta Việt Nam năm 2018.
2. Phân tích một số kết quả kinh doanh: doanh thu, chi phí, lợi nhuận
của Công ty TNHH một thành viên San Ta Việt Nam năm 2018.
Kết quả của đề tài, đưa ra một số ý kiến góp ý, đề xuất góp phần nâng
cao hiệu quả kinh doanh, sự phát triển của công ty trong thời gian tới.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh
1.1.1. Khái niệm
Phân tích được hiểu là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ
phận khác nhau, từ đó nghiên cứu chúng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các

bộ phận cấu thành để thấy được bản chất, tính qui luật hiện tượng trong quá
trình nghiên cứu. Khác với các hiện tượng tự nhiên khác, trong hoạt động
kinh doanh, các hiện tượng hoạt động cần phân tích chỉ tồn tại bằng những
phạm trù kinh tế, do vậy việc phân tích phải thực hiện bằng những phương
pháp đặc thù riêng [1], [2] .
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn
bộ quá trình hoạt động hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm làm rõ
chất lượng kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở
đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và
kinh doanh ở doanh nghiệp [1], [2].
Như vậy, có thể khái quát lại “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá
trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức,
phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của các qui luật kinh tế khách quan,
nhằm mục đích hoạt động kinh doanh ngày một hiệu quả cao hơn” [1], [2].
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh cho thấy bức tranh toàn cảnh trình độ tổ
chức sử dụng các yếu tố sản xuất, các nguồn lực tài chính trong hiện tại, từ đó
giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định tương lai cho doanh nghiệp mình.
Phân tích hoạt động kinh doanh còn là cơ sở kiểm tra, kiểm soát các hoạt
động tài chính và hoạt động quản lý của mọi cấp quản trị. Thông qua việc

3


phân tích sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế tài chính thúc đẩy hoạt động kinh
doanh trong các doanh nghiệp phát triển [1], [2].
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
rủi ro. Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và hạn chế xảy ra rủi ro, doanh
nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự
đoán các điều kiện kinh doanh cho phù hợp.

Từ những ý nghĩa trên, ta thấy phân tích kinh doanh có vai trò rất quan
trọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường có quan hệ mật
thiết với nhau. Do vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ đắc lực cho
các nhà quản trị trong doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất [2], [8].
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh trở thành một công cụ quan trọng trong
quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc
ra quyết định kinh doanh đúng đắn.
Phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ sau:
Kiểm tra và đánh giá hoạt động hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu
kinh tế. Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là phải đánh giá và kiểm tra hoạt
động đạt được so với các mục tiêu kế hoạch, dự đoán, định mức… đã đặt ra
để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng. Xác định
nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên ảnh hưởng
của các nhân tố đó. Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các
nhân tố gây nên, do đó ta phải xác định trị số của các nhân tố và tìm nguyên
nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó.
Đề xuất các giải pháp khai thác triệt để tiềm năng và khắc phục những
tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá hoạt động chung
chung, mà phải từ cơ sở nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần phải được
4


khai thác và những tồn tại yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế
mạnh và khắc phục tồn tại ở doanh nghiệp. Xây dựng phương án kinh doanh
dựa vào các mục tiêu đã định.
Quá trình kiểm tra và đánh giá hoạt động kinh doanh là để nhận biết tiến
độ thực hiện và phát hiện những thay đổi có thể xảy ra. Định kỳ doanh nghiệp
phải tiến hành kiểm tra và đánh giá mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn

cứ vào các tác động ở bên ngoài để xác định vị trí và định hướng đi của doanh
nghiệp, các phương án kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không? Nếu
không phù hợp thì cần phải điều chỉnh kịp thời [2], [8].
1.2. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh
Lĩnh vực nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh không ngoài
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung của phân tích
kinh doanh trong doanh nghiệp là những hoạt động kinh doanh cụ thể, được
biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, dưới tác động của các nhân tố kinh tế.
Hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng phân tích có thể là hoạt động
riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh
như mua vật tư hàng hóa, bán sản phẩm, sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ hoặc
có thể là hoạt động tổng hợp của cả một quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh [8], [12].
Để phân tích hoạt động kinh doanh, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu
tương đối hoàn chỉnh để phù hợp với từng cấp quản lý phục vụ cho hoạt động
kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất [8], [12].
1.2.1. Phân tích cơ cấu danh mục nhóm hàng
Phân tích cơ cấu nhóm hàng để tìm ra sản phẩm nào thuộc nhóm nào có
số lượng bán nhiều nhất trong năm, sản phẩm nào có số lượng bán ít nhất để
đưa ra giải phát nhằm thúc đẩy doanh số cho sản phẩm đó.

5


Phân tích danh mục nhóm hàng công ty khai thác có doanh thu lớn nhất
để từ đó có thể đưa vào sản xuất hoặc đi gia công về để bán ra thị trường từ
đó mang lại lợi nhuận cho công ty và còn chủ động hơn nữa trong việc cung
ứng cho thị trường. Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc xuất xứ, loại
hàng, nhóm tác dụng dược lý.
1.2.2. Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua

 Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh
nghiệp. Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng đồng thời
tìm ra được dòng “hàng nóng” mang lại nhiều lợi nhuận và thể hiện được cái
nhìn sắc bén nhạy cảm của những người làm công tác kinh doanh. Việc phân
tích nguồn mua và cơ cấu nguồn mua là một chỉ tiêu cần phân tích trong hoạt
động doanh nghiệp.
Hệ số tiêu thụ mua hàng =
Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa mua vào và bán ra
+ Chỉ tiêu này >1và tăng lên thì đánh giá hàng trong kỳ tốt vì tồn kho
cuối kì giảm
+ Chỉ tiêu này <1 và giảm thì mua vào quá nhiều, bán ra chậm, hàng tồn
kho cuối kỳ tăng lên là không tốt.
- Tổng doanh số mua của doanh nghiệp
- Các nguồn mua phải đảm bảo yêu cầu chất lượng
- Mua của các xí nghiệp sản xuất
- Mua nguồn khác: thường là mua của các hãng, các công ty nhà nước,
các công ty trách nhiệm hữu hạn khác
- Các quầy, cửa hàng của công ty tự mua.
Riêng với doanh nghiệp dược trung ương và một số doanh nghiệp dược
buôn bán tại thành phố lớn có chức năng xuất nhập khẩu còn có nguồn nhập
khẩu 2 .
6


- So sánh tỷ trọng từng phần với tổng doanh số bán xem doanh nghiệp đó
chủ yếu là bán theo nguồn nào.
1.2.3. Doanh số bán
 Doanh số bán có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Xem xét doanh số bán và tỷ lệ tối ưu nhằm khai thác hết thị trường, đảm
bảo lợi nhuận cao. Doanh số bán bao gồm:

- Tổng doanh số bán của doanh nghiệp
- Doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng
- Doanh số bán theo kênh bán hàng
1.2.4. Chỉ tiêu doanh thu
- Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ
sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của
doanh nghiệp. Doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản
lượng hàng hóa hay dịch vụ [12].
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ ngành nghề chính của
doanh nghiệp: Là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp
đã bán ra trong kỳ. Theo đó doanh thu từ ngành nghề chính của doanh nghiệp
dược là: sản xuất, bán buôn, xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ kiểm
nghiệm, dịch vụ thử lâm sang thuốc và dịch vụ bán lẻ thuốc [12], [13].
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là khoản doanh thu
sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như các khoản giảm giá hàng bán, chiết
khấu, hàng bán bị trả lại, các khoản thuế...
- Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ
tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh
nghiệp.

7


Ý nghĩa: Doanh thu phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị
ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua nó ta có thể đánh giá được hiện
trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không [12], [13].
1.2.5. Tình hình sử dụng chi phí
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với thị trường và
cách ứng xử các yếu tố chi phí đầu vào, đầu ra nhằm đạt được mức tối đa lợi
tức trong kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh nghiệp

nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và triển khai các khoản chi phí dựa
trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập
kế hoạch và đưa ra các quyết định kinh doanh cho tương lai. Các chỉ tiêu
thường được quan tâm trong phân tích sử dụng chí phí sau:
- Phí giá vốn hàng bán
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí tài chính
1.2.6. Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận là một khoản thu nhập của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí, là
hoạt động cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là chỉ tiêu
chất lượng tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình kinh doanh.
Lợi nhuận bao gồm [8], [11], [12].
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là bộ phận lợi nhuận chính và chủ
yếu tạo nên toàn bộ lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
thường được xem xét thông qua 2 chỉ tiêu: Lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh.
- Lợi nhuận gộp: phản ánh chênh lệch giữa tổng doanh thu thuần về tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với tổng giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch

8


vụ đã tiêu thụ. Chỉ tiêu này được tính bằng doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu và giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán
dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch

vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo, cộng doanh thu hoạt động tài chính và trừ đi
chi phí hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính
trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh và lợi nhuận khác.
- Lợi nhuận kế toán sau thuế: là lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi trừ
đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận là hoạt động tài chính cuối cùng của hoạt động sản suất kinh
doanh của doanh nghiệp. Phân tích, xem xét mức độ biến động của tổng số lợi
nhuận, đánh giá bằng con số tương đối, thông qua việc so sánh giữa tổng lợi
nhuận trong kỳ so với vốn sản xuất sử dụng để sinh ra lợi nhuận.
1.2.7. Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Cho ta
thấy vai trò và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu càng lớn thì vai trò hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp càng tốt [8], [11], [12].

9


Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): phản ánh cứ 1 đồng tài
sản dùng kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu
này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn [8], [11], [12].
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): Khả năng sinh lời
của vốn chủ sở hữu, phản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu dùng kinh doanh
trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Sức sinh lời của vốn chủ sở
hữu càng lớn, hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao [8], [11], [12].
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS): phản ánh cứ 1 đồng doanh

thu thuần dùng kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng về lợi nhuận sau
thuế. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao và ngược
lại [8], [11], [12].
1.3. Thực trạng về kinh doanh dƣợc tại thị trƣờng Việt Nam.
Theo BMI, quy mô thị trường dược Việt Nam dự kiến sễ đạt mức 6,5 tỷ
USD vào năm 2019, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019-2022 là
10,6%/năm. Dù ngành dược phẩm luôn được đánh giá là tiềm năng, nhưng
thực tế, 05 năm qua, không phải doanh nghiệp nào cũng tận dụng được cơ hội
và có tốc độ tăng trưởng tương xướng. Nguyên nhân là do không có sự đầu tư
về chất lượng, tạo sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm.
Trong bối cảnh này, chỉ những doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hiện đại
theo các tiêu chuẩn quốc tế đề tham gia vào đấu thầu ở các nhóm 1,2 và đấu
thầu tập trung quốc gia thì mới duy trì được sự tăng trưởng ổn định và cao
hơn bình quân ngành.
Nước ta hiện nay chỉ mới đạt trình độ sản xuất thuốc thành phẩm từ
nguyên liệu nhập khâu, chưa tự sản xuất được nguyên liệu hóa dược và chưa
tự phát minh được thuốc, nguyên liệu để sản xuất thuốc trong nước được nhập
khẩu đa số từ Trung Quốc và Ấn Độ. Hầu hết sản phẩm dược trong nước đều
có giá rẻ nên doanh nghiệp trong nước cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc
10


thị trường hạn hẹp, trong khi phân khúc biệt dược có giá trị cao đều do doanh
nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh.
Hiện nay theo phân loại và xếp hạng cho ngành công nghiệp dược: Tổ
chất Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) chia công nghiệp dược
theo 5 mức phát triển, Tổ chất Y tế Thế giới (WHO) và Hội nghị Thương mại
và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) xác định mức độ phát triển công
nghiệp dược của các quốc gia theo 4 cấp độ:
Cấp độ 1: Nước đó hoàn toàn phải nhập khẩu thuốc.

Cấp độ 2: Sản xuất được một số thuốc Generic; đa số thuốc phải nhập khẩu.
Cấp độ 3: Có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc generic; xuất
khẩu được một số dược phẩm.
Cấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới.
Theo cách đánh giá này, hiện nay công nghiệp dược Việt Nam đang ở
gần cấp độ 3 theo thang phân loại của WHO. Còn nếu theo thang phân loại 5
mức phát triển của UNIDO thì công nghiệp dược của Việt Nam mới chỉ ở
mức 3, nghĩa là “công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ
nguyên liệu nhập khẩu” [3],[6].
Theo cục Quản lý Dược, tính đến ngày 6/12/2017, Việt Nam có 205
doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt theo tiêu
chuẩn GMP-WHO, 8 doanh nghiệp trong nước đạt tiêu chuẩn PIC/S –GMP và
EU-GMP trong đó có 2 doanh nghiệp nội địa đáp ứng được tiêu chuẩn này là
Imexpharm và Pymepharco, còn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài [6].
Theo thống kê của cục thống kê, tính đến năm 2016 Việt Nam có 13.591
cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước trong đó có khoảng 1.077 bệnh viện và
11.102 trạm y tế các xã phường [6].

11


Theo thống kê của bộ y tế, cả nước hiện có trên 42.169 cơ sở bán lẻ
thuốc, tính bình quân có khoảng 4,6 cơ sở bán lẻ thuốc trên 10.000 dân, góp
phần đảm bảo cung ứng thuốc thường xuyên để phòng, chữa bệnh cho người
dân [6].
Đến nay Việt Nam vẫn nằm trong top đầu thế giới về tăng trưởng chi
tiêu cho dược phẩm. Rõ ràng tiềm năng của ngành dược phẩm là còn rất lớn
và việc thông qua hiệp định TPP đã có thêm nhiều cơ hội và thách thức cho
ngành dược trong những năm tới [6].

Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam, tầm nhìn đến
năm 2030 chú trọng việc phát triển sản xuất thuốc trong nước: thuốc thiết yếu,
thuốc generic, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Hưởng ứng cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhằm tiết kiệm chi phí trong
khám, chữa bệnh góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển công nghiệp
Dược Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Từ thực tế đó, các nghiên cứu về kết quả kinh doanh dược đa số đều cho
thấy các doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả ở mức độ khác nhau như
nghiên cứu:
Theo đề tài nghiên cứu của ông Phạm Việt Hùng năm 2017 “Phân tích

hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kỳ Sơn - Hòa
Bình năm 2016”
Kết quả đề tài phân tích cho thấy:
Cơ cấu hàng hóa: Thuốc tân dược là mặt hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất
(72,9%), tiếp theo là Thực phẩm chức năng (16,1%), mặt hàng Mỹ phẩm và
Vật tư y tế chiếm một tỷ lệ nhỏ (6,0% và 5,0%).
Về doanh thu: Doanh thu bán Thuốc chiếm tỷ lệ lớn nhất (76,7%),
Thực phẩm chức năng có doanh thu đứng thứ 2 (20,6%).Vật tư y tế là nhóm
hàng có doanh thu đứng thứ 3 (2,2%) đứng cuối là doanh thu từ kinh doanh
Mỹ phẩm (0,5%). [15].
12


Đề tài nghiên cứu của ông Nguyễn Duy Thành năm 2017 “Phân tích
kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ và
xuất nhập khẩu Hoàng Thành năm 2016”
Kết quả đề tài phân tích cho thấy:
Về cơ cấu nguồn hàng: hàng công ty nhập khẩu chiếm tỷ lệ 34,2 %,
hàng công ty khai thác chiếm tỷ lệ cao là 65,8 %.

Về cơ cấu hàng hóa: Thuốc tân dược là 74 mặt hàng tỉ lệ 93,7% chủ
yếu là các thuốc thiết yếu trong công tác phòng và chữa bệnh đang được trị
trường chấp nhận. Còn lại là thực phẩm chức năng gồm 5 sản phẩm chiếm tỉ
lệ 6,3%.
Về cơ cấu thuốc theo tác dụng dược lý: nhóm thuốc chống rối loạn tâm
thần chiếm tỷ lệ cao nhất 18,9%. Ít nhất là nhóm thuốc chống dị ứng chiếm tỉ
lệ 5,4% trên tổng số lượng sản phẩm của công ty [18].
Từ đề tài nghiên cứu của ông Nguyễn Như Lưu năm 2015 “Phân tích
danh mục và doanh thu hàng sản xuất của công ty cổ phần dược VTYT
Thanh Hóa năm 2014”
Kết quả đề tài phân tích cho thấy:
Về cơ cấu hàng công ty sản xuất: số lượng thuốc tân dược chiếm đa số
với tỷ lệ 84,04%; mặt hàng thuốc đông dược chiếm 15,96%.
Về cơ cấu nguồn hàng: Hàng công ty sản xuất có số lượng lớn nhất 124
mặt hàng chiếm tỷ lệ 58,2%; hàng công ty liên doanh chiếm tỷ lệ 39,9% còn
lại là hàng cắt lô chiếm tỷ lệ nhỏ 1,9%, [16].
Đề tài nghiên cứu của ông Lã Văn Trọng năm 2015 “Phân tích thực
trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh dược phẩm huyện Ngọc Lặc –
Công ty cổ phần Dược VTYT Thanh Hóa năm 2014”
Kết quả đề tài phân tích cho thấy:
Về cơ cấu doanh thu theo nguồn hàng: Doanh thu hàng công ty sản
xuất là 7.174 triệu đồng chiếm tỷ lệ 34,2% tổng doanh thu, doanh thu hàng
công ty khai thác là 13.787 triệu đồng chiếm tỷ lệ 65,8% tổng doanh thu.
13


Về cơ cấu bán ra: Doanh số bán cho bệnh viện chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng doanh số bán của Chi nhánh chiếm tỷ lệ 60,24% tổng doanh thu;
doanh số bán lẻ và bán cho đại lý, trạm y tế, cơ quan, xí nghiệp chiếm 39,76%
tổng doanh thu.

Về doanh số bán ra theo nhóm hàng hóa: doanh số bán thuốc tân dược
chiếm tỷ lệ khá cao 76,51% tổng doanh thu; doanh số bán thuốc đông dược
chiếm tỷ lệ 18,49% tổng doanh số; thực phẩm chức năng chiếm 4% và Bông
băng, cồn gạc chiếm tỷ lệ 1%.
Về doanh số bán ra theo các nhóm thuốc: Doanh số bán của nhóm
kháng sinh có tỷ trọng cao nhất (41,0%), sau đó đến nhóm giảm đau chống
viêm chiếm tỷ lệ 25%, nhóm vitamin và khoáng chất chiếm tỷ lệ 17%, còn lại
các nhóm khác chiếm tỷ lệ nhỏ [19].
Đề tài nghiên cứu của bà Phan Thị Hồng Nữ năm 2017 “Phân tích kết
quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Dược VTYT Đăk Nông –tỉnh
Đăk Nông năm 2016”.
Kết quả đề tài phân tích cho thấy:
Về cơ cấu doanh số bán hàng hóa: Doanh số bán thuốc chiếm 51,8 %
tổng doanh số, thực phẩm chức năng chiếm tỷ lệ 34,8%, còn lại là vật tư y tế
chiếm 13,4%.
Về cơ cấu doanh số bán thuốc theo nhóm tác dụng dược lý: Doanh số
bán thuốc nhóm kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất 34%; đứng thứ 2 là nhóm
vitamin, khoáng chất chiếm tỷ lệ 21,4%; thứ 3 là nhóm hô hấp chiếm tỷ lệ
13,4%; giảm đau xương khớp và kháng vi rút cùng có tỷ lệ khoảng 10%, còn
lại là các nhóm khác 17].
Đề tài nghiên cứu của ông Lê Văn Hoàng năm 2017 “Phân tích hoạt
động kinh doanh tại chi nhánh thƣơng mại Dƣợc mỹ phẩm – Công ty Cổ
phần Dƣợc Vật tƣ Y tế Thanh Hóa năm 2017”

14


Kết quả đề tài phân tích cho thấy:
Cơ cấu hàng hóa tại chi nhánh: Danh mục hàng công ty sản xuất tại chi
nhánh năm 2017 có đủ các loại mặt hàng: thuốc non β lactam, thuốc β lactam,

thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, thuốc Đông dược và thực phẩm chức năng, nhưng
chủ yếu là kinh doanh thuốc. Số lượng sản phẩm thuốc Tân dược nhiều gấp 5
lần số lượng sản phẩm thuốc Đông dược.
Doanh thu của chi nhánh: Doanh thu của chi nhánh năm 2017 đạt 15,25
tỷ đồng mới đạt 103% chỉ tiêu đề ra. Trong năm 2017, kinh doanh của chi
nhánh bảo toàn được vốn của công ty giao trong quá trình kinh doanh [14].
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, sự
đa dạng của thị trường dược phẩm đã làm cho hoạt động kinh doanh ngày
càng phong phú và phức tạp. Để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh,
các doanh nghiệp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân lực, cần
nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Vì vậy việc phân
tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết.
1.4. Một vài nét về Công ty TNHH một thành viên San Ta Việt Nam.
1.4.1. Tổng quan về Công ty TNHH một thành viên San Ta Việt Nam.

15


Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên San Ta Việt Nam
Trụ sở chính: 88 Đường Phạm Thị Tánh, Phường 4, Quận 8, Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Ban lãnh đạo:
Giám Đốc: Ông Nguyễn Văn Truyền
Kế toán trưởng: Bà Võ Thị Thu Huyên
Ban kiểm soát: Bà Nguyễn Thị Huyền Diệu
Thành viên Ban kiểm soát: Bà Trương Thị Bích Vân
Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng.
Điện thoại: 0283-850.78.78; fax: 0283-850.50.69
Mã số thuế: 0312124321
Công ty TNHH một thành viên San Ta Việt Nam (gọi tắt là San Ta)

được thành lập ngày 08/03/2013
Email:
TK ngân hàng: 191.293.500.66 tại Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt
Nam – Chi Nhánh Sài Gòn, Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.4.2. Lĩnh vực kinh doanh
- Kinh doanh thuốc tân dược, đông dược cao đơn hoàn tán, thực phẩm
chức năng.
- Kinh doanh và sửa chữa thiết bị y tế.
- Kinh doanh nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thiết bị vật tư y tế.

16


Bảng 1.1. Cơ cấu nhân sự Công ty TNHH một thành viên San Ta Việt
Nam năm 2018
Cơ cấu nhân sự

Số lƣợng

Tỷ lệ %)

Dược sĩ đại học

12

17,9

Cao đẳng, trung cấp dược

22


32,8

Cao đẳng và trung cấp khác

13

19,4

Cử nhân khác

15

22,4

Lao động phổ thông

05

7,5

67

100,0

Tổng

Nhân viên có trình độ trung cấp và cao đẳng dược chiếm tỷ lệ lớn trong
tổng số nhân sự, chiếm 32,8% trên tổng số CBNV. Cử nhân khác chiếm
22,4% trong tổng số nhân sự. Dược sĩ đại học chiếm 17,9% trong tổng số

nhân sự. Công ty có cơ cấu nhân sự hợp lý với quy mô hoạt động của doanh
nghiệp.
1.5. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2018 do tình hình thanh quyết toán tại các đơn vị gặp nhiều khó
khăn từ Bảo hiểm xã hội ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của công ty.
Từ khi thành lập công ty đã đăng ký các lĩnh vực kinh doanh như: kinh
doanh thuốc tân dược, đông dược cao đơn hoàn tán, kinh doanh và sửa chữa
thiết bị y tế, kinh doanh nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thiết bị vật
tư y tế. Nhưng đến thời gian này công ty chỉ mới khai thác các sản phẩm về
thuốc, trước tình hình đó để có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh công
ty nhìn nhận các lợi thế, xác định các vấn đề tồn tại, khó khăn, thiếu sót trong
hoạt động kinh doanh.
Tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh
của Công ty TNHH một thành viên San Ta Việt Nam năm 2018, nhằm góp ý đề
ra các phương hướng, hoạt động kinh doanh hiệu quả trong thời gian tới.
17


×