Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị các bệnh cơ xương khớp tại khoa lão khoa – cơ xương khớp bệnh viện bãi cháy tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 76 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
----------

MAI THỊ LAN ANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP TẠI
KHOA LÃO KHOA – CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH
VIỆN BÃI CHÁY TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
----------

MAI THỊ LAN ANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP TẠI
KHOA LÃO KHOA – CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH
VIỆN BÃI CHÁY TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 60 72 04 05


Người hướng dẫn khoa học: GS. Hoàng Thị Kim Huyền
Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: từ 22/7/2019 đến 22/11/2019

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc
nhất đến GS. Hoàng Thị Kim Huyền là người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình, giúp đỡ tôi cả về kiến thức cũng như phương pháp luận, trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, các thầy cô phòng Đào tạo, Bộ
môn Dược lâm sàng – Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, truyền
thụ cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian tôi học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ viên chức khoa Lão
khoa – cơ xương khớp, khoa Dược, Phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện Bãi Cháy tỉnh
Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập số liệu và tài liệu liên quan, giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới bạn bè đồng nghiệp, những người đã
luôn ở bên ủng hộ, khích lệ và động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quảng Ninh, ngày 25 tháng 11 năm 2019
Học viên

Mai Thị Lan Anh



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………….
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………………..
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về bệnh lý cơ xương khớp ............................................................ 3
1.1.1. Dịch tễ bệnh cơ xương khớp ...................................................................... 3
1.1.2. Một số nguyên nhân đau cơ xương khớp mạn tính thường gặp .................. 3
1.1.3. Đặc điểm của một số bệnh cơ xương khớp thường gặp .............................. 4
1.1.4.Các phương pháp điều trị bệnh cơ xương khớp......................................... 10
1.2. Các nhóm thuốc chính điều trị bệnh lý cơ xương khớp .............................. 11
1.2.1. Nhóm thuốc chống viêm khớp có tác dụng điều biến bệnh (DiseaseModifying Anti-Rheumatic Drugs – DMARD) ................................................... 11
1.2.2. Nhóm thuốc giảm đau .............................................................................. 12
1.2.3. Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) ...................................... 13
1.2.4. Nhóm thuốc corticoid .............................................................................. 18
1.2.5. Các thuốc điều trị hỗ trợ .......................................................................... 19
1.3. Nguy cơ gặp phải khi sử dụng thuốc điều trị trong các bệnh lý cơ xương
khớp...................................................................................................................... 20
1.3.1. Tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng một số nhóm thuốc
chính điều trị các bệnh lý cơ xương khớp .......................................................... 20
1.3.2. Các biện pháp khắc phục các tác dụng không mong muốn khi sử dụng một
số nhóm thuốc chính điều trị các bệnh lý cơ xương khớp ................................... 22
1.3.3. Nguy cơ gặp tương tác thuốc trong bệnh lý cơ xương khớp...................... 24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 26
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu: ................................................. 26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: ............................................................................... 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: ................................................................................. 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: ................................................................................ 26
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu: ................................................................. 26

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 27


2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 27
2.3.1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị các bệnh cơ xương khớp tại
khoa Lão khoa – Cơ xương khớp, Bệnh viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh .......... 27
2.3.2. Phân tích tính hợp lý trong sử dụng thuốc điều trị các bệnh cơ xương khớp
tại khoa Lão khoa – Cơ xương khớp, Bệnh viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh ..... 28
2.4. Một số quy ước và tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu ................. 28
2.4.1. Sự phù hợp về chỉ định các thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp ................ 28
2.4.2. Sự phù hợp về liều dùng, thời gian dùng của các thuốc điều trị các bệnh cơ
xương khớp........................................................................................................ 28
2.4.3. Sự phù hợp về dự phòng tác dụng không mong muốn của các thuốc điều trị
.......................................................................................................................... 30
2.4.4. Sự phù hợp về dự phòng các tương tác thuốc có thể gặp .......................... 32
2.5. Phương pháp xử lý số liệu: ........................................................................... 32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 33
3.1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị các bệnh cơ xương khớp tại
khoa Lão khoa – Cơ xương khớp Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh. ........ 33
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ............................................. 33
3.1.2. Thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp trong mẫu khảo sát
.......................................................................................................................... 36
3.2. Phân tích tính hợp lý trong sử dụng thuốc điều trị các bệnh cơ xương khớp
tại khoa Lão khoa – Cơ xương khớp Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh. ... 40
3.2.1. Sự phù hợp về chỉ định các thuốc điều trị các bệnh cơ xương khớp trong
mẫu khảo sát ..................................................................................................... 40
3.2.2. Sự phù hợp về liều dùng, thời gian dùngcủa các thuốc điều trị các bệnh cơ
xương khớp trong mẫu khảo sát......................................................................... 42
3.2.3. Sự phù hợp về dự phòng tác dụng không mong muốn (TDKMM) của các
thuốc điều trị trong nghiên cứu.......................................................................... 44

3.2.4. Sự phù hợp về dự phòng các tương tác thuốc ........................................... 45
Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 49
4.1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị các bệnh cơ xương khớp tại
khoa Lão khoa – Cơ xương khớp Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh. ........ 49
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ............................................. 49


4.1.2. Thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp trong mẫu khảo sát
.......................................................................................................................... 50
4.2. Phân tích tính hợp lý trong sử dụng thuốc điều trị các bệnh cơ xương khớp
tại khoa Lão khoa – Cơ xương khớp Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh. ... 52
4.2.1. Sự phù hợp về chỉ định các thuốc điều trị các bệnh cơ xương khớp trong
mẫu khảo sát ..................................................................................................... 52
4.2.2. Sự phù hợp về liều dùng, thời gian dùngcủa các thuốc điều trị các bệnh cơ
xương khớp trong mẫu khảo sát......................................................................... 53
4.2.3. Sự phù hợp về dự phòng tác dụng không mong muốn (TDKMM) của các
thuốc điều trị trong nghiên cứu.......................................................................... 54
4.2.4. Sự phù hợp về dự phòng các tương tác thuốc ........................................... 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CXK

Cơ xương khớp


VKDT

Viêm khớp dạng thấp

DMARD

Disease-Modifying Anti-Rheumatic Drugs

COX

Cyclooxygenase

NSAID

Non Steroidal Anti-Inflammatory Drug (Thuốc chống viêm không steroid)

ADR

Adverse Drug Reactions (Phản ứng có hại của thuốc)

GC

Glucocorticoid

ĐDTD

Độ dài tác dụng

BN


Bệnh nhân

XN

Xét nghiệm

ALT

Aspartate Amino Transferase

AST

Alanin Amino Transferase

ClCr

Clearance creatinin (Độ thanh thải creatinin)

HDSD

Hướng dẫn sử dụng

IV

Tiêm tĩnh mạch

PO

Uống


TB

Trung bình


DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 1.1

Phân loại một số thuốc NSAID thông dụng

16

Bảng 1.2

So sánh hoạt lực của một số glucocorticoid thông dụng

18

Bảng 2.1

Bảng liều một số thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp

30


thường được sử dụng
Bảng 3.1

Đặc điểm về độ tuổi, giới tính và bệnh lý mắc kèm

33

Bảng 3.2

Tỷ lệ bệnh nhân theo các bệnh mắc kèm

33

Bảng 3.3

Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân

34

Bảng 3.4

Các bệnh cơ xương khớp mắc phải

35

Bảng 3.5

Đặc điểm về chức năng gan, thận


36

Bảng 3.6

Kết quả điều trị của người bệnh

36

Bảng 3.7

Các nhóm thuốc điều trị được sử dụng

37

Bảng 3.8

Các thuốc điều trị được sử dụng để điều trị bệnh lý cơ

38

xương khớp trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.9

Sự phù hợp về chỉ định các thuốc điều trị được sử dụng

41

Bảng 3.10

Sự phù hợp về liều dùng, thời gian dùng của các thuốc


42

điều trị được sử dụng
Bảng 3.11

Các ADR gặp phải trong mẫu khảo sát

44

Bảng 3.12

Sự phù hợp về dự phòng TDKMM của các thuốc được sử

44

dụng
Bảng 3.13

Các tương tác thuốc gặp trong mẫu khảo sát

45

Bảng 3.14

Tỷ lệ giám sát các tương tác thuốc gặp trong điều trị

47



ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với những tiến bộ vượt bậc về khoa học - kỹ thuật đã mang lại cho
con người nhiều khả năng và giải pháp mới trong lĩnh vực Y học, nhờ đó sức khỏe
và tuổi thọ của con người ngày càng được nâng cao rõ rệt. Tuổi thọ con người ngày
càng cao nên tỷ lệ người có tuổi (>= 60 tuổi) trong cộng đồng cũng ngày càng tăng
lên. Theo thống kê gần đây của Tổ chức Y tế thế giới, người cao tuổi đang chiếm 11
- 12% dân số, ước tính đến năm 2020 con số này sẽ lên đến 17%, thậm chí có thể
lên tới 25% ở các nước Âu, Mỹ, tuổi thọ tăng cao, dân số thế giới ngày càng già đi
và tuổi già đã trở thành thách thức của nhân loại…Nâng cao chất lượng cuộc sống
cho mọi người đặc biệt là cho người có tuổi, một bộ phận rất quan trọng trong mỗi
gia đình và cộng đồng đang là một mục tiêu quan trọng của công tác y tế trong giai
đoạn hiện nay [29].
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ Y học
nhưng vẫn còn nhiều căn bệnh gây đau đớn, gây tàn phế và giảm chất lượng sống...
vẫn tiếp tục đeo bám nhiều người. Một trong những căn bệnh đeo đẳng cuộc sống
của người cao tuổi khó có thể điều trị khỏi đó là các bệnh lý về cơ xương khớp
(chiếm tỷ lệ cao nhất cả ở nước phát triển và đang phát triển). Trong tương lai, tỷ lệ
này còn đang tiếp tục tăng cao vì sự gia tăng tuổi thọ... Nhóm bệnh lý này tuy ít gây
tử vong song nó để lại di chứng nặng nề cho người bệnh, làm giảm khả năng sinh
hoạt và lao động của họ, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, tâm lý tình cảm của
người bệnh.
Bệnh cơ xương khớp là những bệnh lý mạn tính, đòi hỏi bệnh nhân phải sử
dụng nhiều thuốc phối hợp trong một thời gian dài, hơn nữa thường gặp ở đối tượng
bệnh nhân người cao tuổi có sự suy giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể đặc
biệt là gan, thận. Do đó việc sử dụng thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp trên nhóm
đối tượng này đòi hỏi phải rất lưu ý để đảm bảo tính an toàn, hợp lý, hiệu quả trong
điều trị, tránh những tác dụng không mong muốn hoặc các tương tác thuốc bất lợi
có thể xảy ra trong quá trình điều trị.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị các bệnh cơ xương khớp tại khoa


1


Lão khoa – Cơ xương khớp Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh” với mục tiêu
chủ yếu như sau:
1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị các bệnh cơ xương khớp tại khoa
Lão khoa – Cơ xương khớp Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh.
2. Phân tích tính hợp lý trong sử dụng thuốc điều trị các bệnh cơ xương khớp
tại khoa Lão khoa – Cơ xương khớp Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh lý cơ xương khớp
1.1.1. Dịch tễ bệnh cơ xương khớp
Cơ xương khớp (CXK) là nhóm bệnh lý đa dạng, phức tạp và đang có xu
hướng ngày càng gia tăng. Đây là căn bệnh gây đau đớn kéo dài, gây tàn phế cho
hàng triệu người, làm giảm khả năng sinh hoạt và lao động của họ, ảnh hưởng tới
chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý tình cảm của người bệnh, gây tổn thất lớn về
mặt kinh tế. Năm 1999, ở Mỹ, thống kê chi phí cho nhóm bệnh này lên tới 2,5%
tổng sản phẩm quốc nội (GDP), khoảng 225 tỷ USD; trong đó tổng chi phí cho việc
phòng và điều trị loãng xương là 18 tỷ USD, thoái hóa khớp là 12 tỷ USD, viêm
khớp dạng thấp là 10 tỷ USD [25]. Theo một báo cáo khoa học vào năm 2013 của
Hội thấp khớp học Việt Nam, tại Mỹ có 1/4 dân số có vấn đề về xương khớp, thống
kê chi phí cho nhóm bệnh này đã lên tới 7,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP),
khoảng 849 tỷ USD [50]. Nhận thức được ảnh hưởng của nhóm bệnh lý này với sức
khỏe con người và sự phát triển của xã hội, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên
hợp quốc đã thống nhất đề xướng thập niên đầu tiên của thiên niên kỉ mới (20012010) là thập niên xương và khớp (tháng 5/2000) [32] và tầm nhìn cho 10 năm tiếp

theo (2010-2020) vẫn tiếp tục thập niên (Bone and Joint Decade – The Next Ten
Years 2010-2020 “Keep people moving”) [50].
Theo thống kê của trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ, các bệnh viêm khớp
là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người, tiếp theo là các tình trạng bệnh
lý ở lưng và cột sống [30]. Ở Việt Nam, theo thống kê mô hình bệnh tật và tử vong
của Bộ y tế 2002 [22], bệnh CXK có tỷ lệ mắc bệnh là 2,8%, tỷ lệ tử vong là 0,22%
[18]. Bệnh CXK có tỷ lệ tử vong không cao nhưng khi đánh giá tổng gánh nặng
bệnh tật theo chỉ số gánh nặng do tàn tật (YLD) thì bệnh CXK là nguyên nhân đứng
thứ 6 ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ giới. Bệnh CXK đứng thứ 7 trong tổng gánh
nặng bệnh tật ở Việt Nam năm 2008 với tỷ lệ DALYs (số năm sống tàn tật hiệu
chỉnh) là 4% [30].
1.1.2. Một số nguyên nhân đau cơ xương khớp mạn tính thường gặp
- Các bệnh có diễn biến mạn tính, có kèm đợt cấp tính: gút, viêm khớp dạng

3


thấp, viêm cột sống dính khớp, lupus ban đỏ hệ thống.
- Các bệnh có diễn biến mạn tính: gút, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống
dính khớp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, thoái hóa khớp, viêm khớp nhiễm
khuẩn, hoại tử vô khuẩn đầu trên xương đùi, đau xơ cơ (fibromyalgie), đau xương
khớp do trầm cảm [2] [4] [12].
1.1.3. Đặc điểm của một số bệnh cơ xương khớp thường gặp
1.1.3.1. Viêm khớp dạng thấp:
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh hay gặp nhất trong các bệnh
khớp. Là một bệnh mang tính chất xã hội vì thường gặp, vì sự diễn biến kéo dài và
vì hậu quả dẫn đến sự tàn phế của bệnh [2] [4].
 Nguyên nhân:
- Yếu tố tác nhân gây bệnh: có thể là một loại vi rút, nhưng hiện nay chưa xác minh
được chắc chắn.

- Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính và lứa tuổi.
- Yếu tố di truyền: từ lâu người ta nhận thấy bệnh VKDT có tính chất gia đình
- Các yếu tố thuận lợi khác: đó là những yếu tố phát bệnh như suy yếu, mệt mỏi,
bệnh truyền nhiễm, lạnh và ẩm kéo dài, phẫu thuật [12] [17] [27].
 Cơ chế bệnh sinh
Lúc đầu tác nhân gây bệnh (vi rút) tác động vào một cơ thể có sẵn cơ địa thuận
lợi và có những yếu tố di truyền. Khi đó cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại tác
nhân gây bệnh, rồi kháng thể này lại trở thành tác nhân kích thích cơ thể sinh ra một
kháng thể chống lại nó (gọi là tự kháng thể).Kháng thể (lúc đầu) kết hợp với tự
kháng thể, cùng với sự có mặt của bổ thể tạo thành những phức hợp kháng nguyên –
kháng thể.Những phức hợp này được bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào đi
đến để thực bào.Sau đó những tế bào này sẽ bị phá hủy bởi chính các men tiêu thể
mà chúng giải phóng ra để tiêu các phức hợp kháng nguyên – kháng thể trên.Sự phá
hủy các tế bào thực bào giải phóng ra nhiều men tiêu thể. Những men này sẽ kích
thích và hủy hoại màng hoạt dịch khớp gây nên một quá trình viêm không đặc hiệu,
kéo dài không chấm dứt từ khớp này sang khớp khác, mặc dù tác nhân gây bệnh ban
đầu đã chấm dứt từ lâu [2] [4] [12].

4


 Triệu chứng lâm sàng
-

Biểu hiện tại khớp:

+ Giai đoạn bắt đầu (khởi phát):
Đa số các trường hợp bắt đầu bằng viêm một khớp, đó là một trong các khớp
bàn tay (cổ tay, bàn ngón, ngón gần), gối.
Tính chất: sưng đau rõ, ngón tay thường có hình thoi, dấu hiệu cứng khớp vào

buổi sáng. Bệnh diễn tiến kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi chuyển qua giai đoạn
toàn phát [21].
+ Giai đoạn rõ rệt (toàn phát):
Vị trí viêm khớp: bàn chân, cổ chân, ngón chân, khớp khuỷu. Các khớp khác
như háng, cột sống, hàm, ức đòn hiếm gặp và xuất hiện muộn.
Tính chất: xu hướng lan ra hai bên và đối xứng. Sưng, đau và hạn chế vận động,
ít nóng đỏ, có thể có nước ở khớp gối. Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng, đau nhiều
về đêm. Các ngón tay có hình thoi, nhất là các ngón 2, 3 và 4 [3].
-

Triệu chứng toàn thân và ngoài khớp:

+ Hạt dưới da: có thể có một hoặc nhiều hạt xuất hiện trên xương trụ gần khuỷu,
trên xương chày gần khớp gối hoặc quanh các khớp nhỏ bàn tay. Các bệnh nhân
Việt Nam ít gặp các hạt này (chỉ khoảng 4% số bệnh nhân có hạt dưới da).
+ Viêm mao mạch: biểu hiện dưới dạng hồng ban ở gan chân tay, hoặc các tổn
thương hoại tử tiểu động mạch ở quanh móng, đầu chi hoặc tắc mạch lớn thực sự
gây hoại thư. Triệu chứng này báo hiệu tiên lượng nặng.
+ Gân, cơ, dây chằng và bao khớp: các cơ cạnh khớp teo do giảm vận động. Có thể
gặp triệu chứng viêm gân, đôi khi có đứt gân.Các dây chằng có thể co kéo hoặc
lỏng lẻo.Thường gặp kén khoeo chân, kén này có thể thoát xuống các cơ cẳng chân.
+ Biểu hiện nội tạng: tràn dịch màng phổi, màng tim…hiếm gặp, thường xuất hiện
trong các đợt tiến triển.
+ Triệu chứng khác: có thể gặp một số triệu chứng khác như thiếu máu, rối loạn
thần kinh thực vật, hồng ban gan bàn tay, gan bàn chân; hội chứng đường hầm cổ
tay, cổ chân, viêm mống mắt…[28].
1.1.3.2. Viêm quanh khớp vai

5



Viêm quanh khớp vai (Periarthritis humeroscapularis) là thuật ngữ dùng chung
cho các bệnh lý viêm các cấu trúc phần mềm quanh khớp vai: gân, túi thanh dịch,
bao khớp; không bao gồm các bệnh lý có tổn thương đầu xương, sụn khớp và màng
hoạt dịch như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp…
Theo Welfling (1981) có 4 thể lâm sàng của viêm quanh khớp vai:
-

Đau vai đơn thuần thường do bệnh lý gân.

-

Đau vai cấp do lắng đọng vi tinh thể.

-

Giả liệt khớp vai đo đứt các gân của bó dài gân nhị đầu hoặc đứt các gân mũ
cơ quay khiến cơ delta không hoạt động được.

-

Cứng khớp vai do viêm dính bao hoạt dịch, có thắt bao khớp, bao khớp dày,
dẫn đến giảm vận động khớp ổ chảo – xương cánh tay [17].

Nguyên nhân
-

Thoái hóa gân do tuổi tác: bệnh thường xảy ra ở người trên 50 tuổi.

-


Nghề nghiệp lao động nặng có các chấn thương cơ học lặp đi lặp lại.

-

Tập thể thao quá sức, chơi một số môn thể thao đòi hỏi phải nhấc tay lên quá
vai như chơi cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng chuyền.

-

Chấn thương vùng vai do ngã, trượt, tai nạn ô tô, xe máy.

-

Một số bệnh lý khác (tim mạch, hô hấp, tiểu đường, thần kinh…) [17].

Chẩn đoán
-

Đau khớp vai đơn thuần (viêm gân mạn tính)
Đau vùng khớp vai thường xuất hiện sau vận động khớp vai quá mức, hoặc

sau những vi chấn thương liên tiếp ở khớp vai. Đau kiểu cơ học. Đau tăng khi
làm các động tác có cánh tay đối kháng…[17].
-

Đau vai cấp (viêm khớp vi tinh thể)
Đau vai xuất hiện đột ngột với các tính chất dữ dội, đau gây mất ngủ, đau lan

toàn bộ vai, lan lên cổ, lan xuống tay, đôi khi xuống tận bàn tay. Vai sưng to

nóng. Có thể có sốt nhẹ.
-

Giả liệt khớp vai (đứt mũ gân cơ quay)
Đau dữ dội kèm theo tiếng kêu răng rắc, có thể xuất hiện đám bầm tím ở

phần trước trên cánh tay sau đó vài ngày. Đau kết hợp với hạn chế vận động rõ

6


[17].
-

Cứng khớp vai (đông cứng khớp vai)

Đau khớp vai kiểu cơ học, đôi khi đau về đêm. Khám: hạn chế vận động khớp
vai cả động tác chủ động và thụ động. Hạn chế các động tác, đặc biệt là động tác
dạng và quay ngoài. Khi quan sát bệnh nhân từ phía sau, lúc bệnh nhân giơ tay lên
sẽ thấy xương bả vai di chuyển cùng một khối với xương cánh tay [17].
1.1.3.3. Thoái hóa khớp
Gặp ở nữ nhiều hơn nam, tuổi trung niên, tổn thương các khớp nhỏ ở bàn tay,
song thường bị cả khớp ngón sao. Có thể có các hạt Heberden (ở ngón xa) hoặc
Bouchat (ở ngón gần).Thường tổn thương khớp gối một hoặc hai bên.Đau cơ học,
dấu hiệu phá rỉ khớp dưới 30 phút. Khớp thường không có dấu hiệu viêm [1].
1.1.3.4. Gout
Gặp ở nam, trung niên. Tổn thương khớp gối: thường có tràn dịch. Có tính chất
nóng, đỏ, đau có thể cấp tính.Những đợt đầu thường thuyên giảm trong vòng dưới 2
tuần.Có thể tìm thấy tinh thể Urat trong dịch khớp. Tổn thương khớp kèm theo: có
thể có đợt xưng đau cấp tính ngón chân cái ở giai đoạn đầu. Giai đoạn sau, tổn

thương thường xuất hiện ở các khớp khác ở chân, và sau đó là các khớp ở chi trên
(các khớp nhỏ nhỡ ở bàn tay) đối xứng hai bên. Tuy nhiên, có những trường hợp ở
giai đoạn đầu chỉ tổn thương khớp gối đơn độc, cần xét nghiệm dịch khớp tìm tinh
thể Urat; hoặc test điều trị thử với Colchicin để chẩn đoán. Nếu phát hiện được hạt
tô phi thì chẩn đoán dễ dàng hơn [1].
1.1.3.5. Viêm cột sống dính khớp
Gặp ở nam giới, trẻ tuổi, tổn thương khớp gối xưng đau khớp gối thường hai
bên, kéo dài nhiều ngày. Tổn thương khớp kèm theo: sưng đau khớp khác ở chi
dưới (háng, cổ chân hai bên). Thường đau vùng mông và giảm vận động cột sống
thắt lưng, đau gót chân hai bên hoặc các điểm bán tận khác. Thường nhanh chóng
dẫn đến teo cơ, dính khớp, đặc biệt là khớp háng và cột sống thắt lưng [1].
1.1.3.6. Viêm khớp nhiễm khuẩn
Rất thường gặp ở các đối tượng có suy giảm miễn dịch: dùng Corticoid kéo dài,
đái tháo đường, nhiễm HIV… Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị tổn thương. Thường

7


gặp nhất là lao khớp cổ chân, cổ tay. Thường viêm một khớp duy nhất.Với viêm
khớp nhiễm khuẩn, triệu chứng viêm cấp tại chỗ thường dữ dội. Với lao khớp
thường sưng đau là chính, ít nóng và hầu như không bao giờ đỏ. Giai đoạn muộn có
thể có lỗ rò (lao khớp hoặc nhiễm khuẩn, cốt tủy viêm…). Viêm khớp nhiễm khuẩn
thường có đường vào (châm cứu, tiêm tại khớp, đinh gai chọc vào…) [1].
1.1.3.7. Hoại tử vô khuẩn đầu xương
Có thể gặp ở mọi xương: chỏm xương đùi, đầu trên xương chày, đầu xương trụ,
… Ở nước ta, chỏm xương đùi hay gặp nhất, ở các đối tượng uống nhiều rượu, mắc
bệnh gút. Với chỏm xương đùi thường đau khớp háng một bên kiểu cơ học [1].
1.1.3.8. Gai cột sống (Đau dây thần kinh tọa):
Triệu chứng: khi bị đau từ thắt lưng lan xuống mông, xuống chân thì thường là
bị đau thần kinh tọa. Đây là dây thần kinh to nhất của cơ thể, nó được các rễ thần

kinh ở vùng thắt lưng hợp thành sau đó chạy dọc theo mặt sau mông, đùi xuống
chân. Đau thần kinh tọa thường do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra
thường kèm theo tê, yếu chân hoặc teo cơ…Tuy nhiên, còn có thể do nguyên nhân
khác như hẹp ống sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm, viêm thần kinh tọa, u
thần kinh tọa [31].
Cột sống là một trục chống đỡ của cơ thể, giúp ta có thể cúi, ngửa hoặc vặn
mình, cột sống cần phải uốn cong được.Giữa các đốt sống là đĩa đệm.Đĩa đệm có
hình cái đĩa, bên ngoài là một bao xơ dày và chắc, trong ruột là chất nhầy, gọi là
nhân nhầy.Khi bao xơ bị rách, nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài, tạo thành một
khối gọi là khối thoát vị. Nếu khối thoát vị đè vào rễ thần kinh sẽ gây ra hiện tượng
đau, tê, yếu liệt.Khi thoát vị ở vùng thắt lưng, các rễ tạo thành thần kinh tọa bị chèn
ép và gây ra đau thần kinh tọa. Khi khối thoát vị lồi ra, sẽ kéo theo màng xương
cạnh nó và lâu ngày xương sẽ mọc ra theo, tạo thành những vành xương mà trên
phim X-quang ta nhìn thấy như cái gai nên gọi là gai cột sống [25] [26] [33].
1.1.3.9. Hội chứng thắt lưng hông
Hội chứng cột sống: đau có thể xuất hiện đột ngột, cấp tính, tự phát hoặc sau
chấn thương, nhưng cũng có thể xuất hiện từ từ theo kiểu bán cấp hoặc mãn tính.
Đau thường khu trú ở những đốt sống nhất định, cường độ đau nếu cấp tính có thể

8


đau dữ dội, nếu bán cấp hoặc mãn tính thì đau âm ỉ.
Hội chứng rễ thần kinh: đau lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh tương ứng.
Đau có tính chất cơ hội (khi nghỉ ngơi giảm hoặc có tính chất không đau, khi đứng,
đi lại, ho, hắt hơi đau tăng). Giảm khả năng đi lại, hoạt động và sinh hoạt của bệnh
nhân [1] [2] [12].
1.1.3.10. Hội chứng cổ vai tay
- Hội chứng cổ vai tay còn gọi là hội chứng vai cánh tay hay bệnh lý rễ tủy cổ.
- Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một

số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột
sống cổ bị ảnh hưởng [2] [4] [17].
 Nguyên nhân
- Nguyên nhân thường gặp nhất (70-80%) là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các
khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20-25%), đơn thuần hoặc phối hợp với thoái hóa
cột sống cổ.
- Các nguyên nhân ít gặp khác gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng
xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống.
 Chẩn đoán
Tùy thuộc nguyên nhân, mức độ và giai đoạn bệnh, bệnh nhân có thể có ít nhiều
những triệu chứng và hội chứng sau đây [2] [4] [17]:
- Hội chứng cột sống cổ:
+ Đau vùng cổ gáy, có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, sau động tác vận
động cổ quá mức, hoặc tự nhiên như sau khi ngủ dậy.Đau cũng có thể xuất hiện từ
từ, âm ỉ, mạn tính.
+ Hạn chế vận động cột sống cổ, có thể kèm theo dấu hiệu vẹo cổ, hay gặp trong
đau cột sống cổ cấp tính.
+ Điểm đau cột sống cổ khi ấn vào các gai sau, cạnh cột sống cổ tương ứng các rễ
thần kinh.
- Hội chứng rễ thần kinh
+ Đau vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay, biểu hiện

9


lâm sàng là hội chứng vai gáy, hoặc hội chứng vai cánh tay. Đau thường tăng lên
khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía bên đau.
+ Rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ: yếu cơ và rối loạn cảm giác như rát bỏng,
kiến bò, tê bì ở vùng vai, cánh tay, hoặc ở bàn tay và các ngón tay [2] [4] [17].

- Hội chứng tủy cổ
+ Do lồi hoặc thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tủy cổ tiến triển trong một thời gian dài.
+ Biểu hiện sớm là dấu hiệu tê bì và mất khéo léo hai bàn tay, teo cơ hai tay, đi lại
khó khăn, nhanh mỏi. Giai đoạn muộn tùy vị trí tổn thương có thể thấy liệt trung
ương tứ chi; liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân; rối loạn phản xạ đại
tiểu tiện.
- Các triệu chứng khác
+ Hội chứng động mạch sống nền: đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mờ mắt,
đôi khi có giảm thị lực thoáng qua, mất thăng bằng, mệt mỏi.
+ Có thể có các rối loạn thần kinh thực vật: đau kèm theo ù tai, rối loạn thị lực, rối
loạn vận mạch vùng chẩm vai hoặc tay.
+ Khi có các triệu chứng toàn thân như sốt, rét run, vã mồ hôi vào ban đêm, sụt
cân,…cần phải đặc biệt lưu ý loại trừ bệnh lý ác tính, nhiễm trùng.
1.1.4. Các phương pháp điều trị bệnh cơ xương khớp
Trong điều trị bệnh cơ xương khớp đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và hợp lý
giữa nội khoa, vật lý và ngoại khoa [25] [33].
1.1.4.1. Điều trị nội khoa
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống viêm không steroid
- Thuốc chống viêm steroid
- Thuốc điều trị nguyên nhân, cơ địa, cơ chế sinh bệnh
- Điều trị bằng tiêm thuốc tại chỗ
- Thuốc y học cổ truyền [1] [17] [20]
1.1.4.2. Điều trị vật lý
- Cố định và vận động
- Điều trị bằng tay

10



- Điều trị bằng nhiệt và song
- Nước khoáng và bùn
- Tia xạ
- Lao động và phục hồi chức năng [24][33]
1.1.4.3. Điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật điều trị bệnh
- Phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng [2][4]
1.1.4.4. Phối hợp các phương pháp
1.2. Các nhóm thuốc chính điều trị bệnh lý cơ xương khớp
1.2.1. Nhóm thuốc chống viêm khớp có tác dụng điều biến bệnh (DiseaseModifying Anti-Rheumatic Drugs – DMARD)
Đặc điểm chung của nhóm thuốc này là có tác dụng chống viêm không đặc
hiệu, giảm đau, thuyên giảm tiến triển bất lợi của bệnh, giảm protein C phản ứng,
cải thiện các xét nghiệm cận lâm sàng về yếu tố dạng thấp và làm chậm quá trình
bào mòn xương [16][43]. Kinh nghiệm trên lâm sàng đã cho thấy hiệu lực của
DMARD trong điều trị viêm khớp dạng thấp. DMARD được khuyến cáo điều trị
sớm ngay khi có chẩn đoán viêm khớp dạng thấp [15][37][42].Một số thuộc nhóm
này bao gồm: thuốc chống sốt rét tổng hợp (cloroquin, hydrocloroquinolon),
metrotrexat, các thuốc ức chế miễn dịch (azathioprin, leflunomid, cyclosporin,
cyclophosphamid, sulfasalazin) và một số thuốc khác như muối vàng,
penicilamin…
Thuốc chống sốt rét tổng hợp (cloroquin, hydrocloroquinolon) là các thuốc
điển hình trong điều trị viêm khớp dạng thấp và Lupus ban đỏ hệ thống. Cloroquin
tích lũy nội bào trong lysosome, ức chế interleukin-1, từ đó ức chế hoạt động và
chức năng của đại thực bào [15][39].
Methotrexat là DMARD hàng đầu được chỉ định với viêm khớp dạng thấp và
vảy nến.Methotrexat là một thuốc chuyển hóa, ức chế sinh tổng hợp DNA [49].
Ngoài ra, methotrexat còn có hiệu quả chống viêm và ức chế miễn dịch [15][16].
Tác dụng không mong muốn chủ yếu của methotrexat là loét miệng, suy giảm chức
năng gan, tổn thương đường tiêu hóa [43].


11


Các thuốc ức chế miễn dịch đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị
viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên, hiệu quả của các thuốc này không vượt trội hơn
methotrexat và các tác nhân sinh học. Nhóm này được chỉ định trong các trường
hợp điều trị thất bại hoặc chống chỉ định với methotrexat [15][30][49]. Độc tính của
nhóm bao gồm xuất hiện khối u ác tính (cyclophosphamid, cyclosporin), suy thận,
tăng huyết áp, nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải (cyclosporin) [15][36][43].
1.2.2. Nhóm thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau được chia làm hai nhóm là giảm đau trung ương và giảm
đau ngoại vi. Ngoài ra, một số nhóm thuốc khác cũng được sử dụng để giảm đau,
bao gồm thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần kinh
[8][16].
Các thuốc giảm đau trung ương được chỉ định trong các trường hợp đau ở
mức độ nặng và vừa khi nhóm thuốc giảm đau ngoại vi không đủ hiệu lực. Các
thuốc thuộc nhóm này thường kèm theo tác dụng gây ngủ và gây nghiện. Dựa trên
mức độ giảm đau, nhóm này được phân thành hai phân nhóm là giảm đau mạnh
(morphin, fentanyl, methadon…) và giảm đau trung bình (codein, tramadol,
propoxyphen, detropropoxyphen…). Tác dụng không mong muốn của các thuốc
giảm đau trung ương bao gồm: táo bón, buồn nôn, nôn (không phụ thuộc vào liều);
ức chế hô hấp và gây nghiện (phụ thuộc liều và thời gian điều trị) [8][16][15]
Các thuốc giảm đau ngoại vi được chỉ định trong trường hợp đau cảm thụ từ
nhẹ đến vừa. Các thuốc thuộc nhóm này thường có thêm tác dụng chống viêm (trừ
paracetamol) và hạ sốt.Mức độ ức chế chọn lọc đối với COX – 1 hoặc COX – 2 của
mỗi NSAID cho biết khả năng gây ra tác dụng không mong muốn. Các thuốc ức chế
không chọn lọc có nguy cơ gây ra các tác dụng không mong muốn như loét dạ dày
tá tràng, suy thận và chảy máu nhiều hơn, trong khi các thuốc ức chế chọn lọc COX
– 2 có nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn ít hơn [8][15].
Mỗi NSAID có một mức liều giảm đau giới hạn, khi đã tăng đến mức tối đa

cho phép mà vẫn không đủ tác dụng thì phải phối hợp thêm thuốc.Kiểu phối hợp
phổ biến nhất là các nhóm thuốc giảm đau với nhau nhưng không được phối hợp hai
thuốc có cùng kiểu ADR như nhau.Khi NSAID không đủ giảm đau, nên phối hợp

12


thêm

nhóm

thuốc

giảm

đau

trung

ương

trung

bình

như

codein,

dextropropoxyphen… nếu phối hợp đó vẫn không giảm đau thỏa đáng, phải phối

hợp thêm 1 thuốc giảm đau opiate. Người bệnh đau kéo dài thường được điều trị
thêm nhóm thuốc chống trầm cảm [8][16].
1.2.3. Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Các thuốc chống viêm không steroid là một nhóm gồm nhiều thuốc khác
nhau về cấu trúc hóa học.Các thuốc trong nhóm đều có tác dụng hạ sốt – giảm đau –
chống viêm ở những mức độ khác nhau không thuộc nhóm các Opiat và trong cấu
trúc của chúng không có cấu trúc Steroid (Non Steroidal Anti-Inflammatory Drug
hay NSAID), và không có tác dụng hormon [10].
Các chất thuộc nhóm này có cùng cơ chế tác dụng là ức chế sự tạo thành
Prostaglandin.Chất trung gian hóa học khởi phát nhiều quá trình sinh lý và bệnh lý
của cơ thể. Prostaglandin sẽ khơi mào cho việc tạo ra các chất trung gian hóa học
khác như: serotonin, bradikinin, histamine…ở ngọn sợi cảm giác (ngoại vi) nên các
thuốc nhóm này được xếp vào nhóm giảm đau ngoại vi [13].
Một số chất đồng thời có cả ba tác dụng trên, có thể có một, hai tác dụng trội
hơn hoặc không có một tác dụng nào đó (Paracetamol không có tác dụng chống
viêm) nhưng cùng một cơ chế tác dụng [10].
1.2.3.1. Tác dụng chính và cơ chế
- Cơ chế ức chế quá trình sinh tổng hợp Prostaglandin (PG)
PG được tổng hợp ở màng tế bào (tử cung, phổi, não, tuyến ức, tuyến tụy,
thận,…) từ Acid arachidonic qua xúc tác của Enzym cyclooxygenase (COX). Acid
arachidonic được hình thành từ Phospholipid màng tế bào nhờ Phospholipase A2.
Bình thường lượng acid arachidonic tự do trong huyết tương rất thấp, chủ yếu từ
thức ăn và từ mô mỡ. Do đó mức độ tạo thành các PG cũng rất thấp. Nhưng khi bị
kích thích, acid arachidonic tự do được giải phóng ra nhiều và chủ yếu là từ
Phospholipid của màng tế bào. Nếu có tác nhân gây viêm, gây sốt, gây đau kích
thích vào cơ thể, sẽ hoạt hóa sự tổng hợp PG là chất vừa có khả năng gây ra, vừa có
khả năng làm làm tăng viêm, sốt, đau.
PG có nhiều loại, hay gặp là PGE, PGF. Khi có những kích thích gây viêm

13



đều làm tăng tổng hợp PG. Trong cơ thể luôn có sự tổng hợp PG từ acid arachidonic
dưới tác dụng của COX. PGE2 và Prostacyclin (PGI2) làm giãn tiểu động mạch, tiểu
tĩnh mạch, gây ban đỏ, nóng, phù nề. PG làm cho những ngọn dây thần kinh đi tới
(afferent) gây đau nhạy cảm hơn với chất được giải phóng tại ổ viêm. PGE1 gây sốt,
PGF2α gây co cơ trơn phế quản rất mạnh; ngược lại, PGE1, PGE2 làm giãn phế quản.
Ngoài ra, PGE2 và PGE2α làm tăng biên độ và tần số co bóp của tử cung có thai
[34].
Cơ chế tác dụng chủ yếu của nhóm thuốc là ức chế enzym Cyclooxygenase
[10].
- Tác dụng và cơ chế chống viêm của NSAID
Cơ chế chống viêm:
Các thuốc NSAID đều ức chế enzyme cyclooxygenase (COX) ngăn cản tổng
hợp Prostaglandin là chất trung gian hóa học gây viêm, do đó làm giảm quá trình
viêm (đây là cơ chế quan trọng nhất) [9].
Người ta tìm ra 2 loại enzym COX: COX 1 và COX 2, COX 1 có nhiều ở các
tế bào lành, tạo ra các PG cần cho tác dụng sinh lý bình thường ở một số cơ quan
trong cơ thể, duy trì cân bằng nội mô, bảo vệ niêm mạc dạ dày, thận. Trong khi đó
COX 2 chỉ xuất hiện ở các tổ chức bị tổn thương, có vai trò tạo ra các PG gây viêm
[9].
Đa số các NSAID ức chế cả COX 1 và COX 2, ít có tác dụng lựa chọn trên
COX 2 nên kèm theo tác dụng chống viêm của NSAID là tác dụng gây viêm loét dạ
dày. Chính vì thế, xu hướng mới là tạo ra các thuốc chống viêm có tác dụng chọn
lọc lên enzyme COX để thuốc không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường,
giảm tác dụng không mong muốn mà vẫn duy trì được tác dụng chống viêm [9].
- Tác dụng giảm đau
Thuốc có tác dụng giảm đau từ đau nhẹ đến đau vừa, vị trí tác dụng là ở các
receptor cảm giác ngoại vi. Tác dụng tốt với các loại đau, đặc biệt là các chứng đau
do viêm. Khác với các thuốc giảm đau trung ương (nhóm opiat), thuốc giảm đau –

hạ sốt - chống viêm không có tác dụng giảm đau mạnh, không giảm đau sâu trong
nội tạng, không gây ức chế hô hấp và đặc biệt không gây lệ thuộc thuốc khi dùng

14


kéo dài.
Cơ chế giảm đau: thuốc làm giảm tổng hợp PGF2, làm giảm tính cảm thụ của
ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như
bradykinin, serotonin, …[9]
- Tác dụng hạ sốt
- Tác dụng chống kết tập tiểu cầu:
- Các tác dụng khác:
Ngoài ra các thuốc này còn đối kháng với hệ enzym phân hủy protein, ngăn
cản quá trình biến đổi protein làm vững bền màng lysosom và đối kháng tác dụng
các chất trung gian hóa học như bradykinin, histamine, serotonin, ức chế hóa hướng
động bạch cầu, ức chế sự di chuyển của bạch cầu tới ổ viêm, ngăn cản quá trình kết
hợp kháng nguyên và kháng thể, hủy fibrin [9].
1.2.3.2. Chỉ định chung của NSAID:
- Giảm đau ở mức độ nhẹ và trung bình, đặc biệt hiệu quả với các loại đau có kèm
viêm.
- Hạ sốt do mọi nguyên nhân gây sốt.
- Chống viêm: các dạng viêm cấp và mạn (viêm khớp dạng thấp, thấp khớp cấp,
viêm cột sống dính khớp, bệnh gut,…) [9]
1.2.3.3. Chống chỉ định của thuốc chống viêm không steroid
- Chống chỉ định tuyệt đối:


Bệnh lý chảy máu không được kiểm soát.




Tiền sử dị ứng, mẫn cảm với thuốc.



Loét dạ dày tá tràng đang tiến triển.



Suy tế bào gan mức độ vừa đến nặng.



Phụ nữ có thai ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối, phụ nữ đang cho con bú.

 Chống chỉ định tương đối, thận trọng:


Nhiễm trùng đang tiến triển.



Hen phế quản.

+ Tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng [17]
1.2.3.4. Phân loại các thuốc NSAID

15



Bảng 1.1. Phân loại một số thuốc NSAID thông dụng [9]
Dẫn chất
Acid salicylic

Thuốc cụ thể

Tác dụng

Acid acetylsalicylic,
Methylsalicylat,
Diflunisal

Pyrazolon

Phenylbutazon,
Metamizol,
Noramidopyrin…

Indol

Indomethacin, Sulin dac,
Tolmentin, Etodolac

Oxicam

Piroxicam, Tenoxicam,
Meloxicam

Acid propionic


Ibuprofen, Ketoprofen,

Giảm đau, hạ sốt,

Naproxen, Fenoprofen,

chống viêm

Flurbiprofen, Oxaprozin
Acid Phenylacetic
Acid fenamic

Diclophenac
Acid Mefenamic,
Acid meclofenamic

Coxib

Celecoxib, Rofecoxib,
Valdecoxib

Aminophenol
Acid Floctafenic

Acetaminophen

Hạ sốt, giảm đau
Giảm đau


Floctafenin

Dẫn xuất Pyrazolon hiện nay hầu như không dùng do có độc tính cao với
máu, thận (suy tủy) và là một trong những nhóm thuốc đầu bảng gây hội chứng
Stevens-Johnson.
Acetaminophen là một chất thuộc nhóm NSAID nhưng không có tác dụng
chống viêm, có một số tài liệu xếp vào các thuốc giảm đau không thuộc nhóm opiat.
1.2.3.5. Khuyến cáo sử dụng thuốc chống viêm không steroid khi có nguy cơ tiêu

16


hóa, tim mạch
 Phương pháp dự phòng biến chứng tiêu hóa do thuốc chống viêm không
steroid:
+ Hạn chế sử dụng thuốc: Liều thấp nhất có thể và thời gian dùng ngắn nhất có
thể.
+ Ưu tiên lựa chọn các thuốc ức chế chọn lọc COX 2 như celecoxib,
etoricoxib hoặc các thuốc có dạng bào chế đặc biệt như piroxicam-β- cyclodextrin...
+ Sử dụng kèm các thuốc ức chế bơm proton: Thuốc nhóm này có hiệu quả dự
phòng và điều trị các tổn thương dạ dày tá tràng do chống viêm không steroid
(Omeprazole 20mg hoặc các thuốc trong nhóm như Esomeprazole 20 mg uống 1
viên vào buổi tối trước khi đi ngủ). Các thuốc này ít hiệu quả dự phòng các tác dụng
không mong muốn ở đường tiêu hóa dưới. Do vậy đối với các bệnh nhân có nguy
cơ cao nên dùng nhóm ức chế chọn lọc COX 2. Một số trường hợp có nguy cơ rất
cao về tiêu hóa mà có chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid, có thể kết hợp
nhóm ức chế chọn lọc COX 2 với thuốc ức chế bơm proton.
+ Không nên sử dụng các thuốc là chất kháng acid dạng gel có chứa alumin
trong dự phòng tổn thương dạ dày tá tràng do chống viêm không steroid. Các thuốc
nhóm này có tác dụng với các cơn đau bỏng rát hoặc tình trạng khó chịu do acid gây

ra ở dạ dày, thực quản song không có tác dụng dự phòng. Hơn nữa, chúng có thể
gây cản trở hấp thu các thuốc khác [17]
 Nguyên tắc sử dụng thuốc chống viêm không steroid ở các đối tượng có nguy
cơ tim mạch
Nếu dùng aspirin, uống aspirin trước khi uống thuốc chống viêm không
steroid ít nhất 02 giờ (đặc biệt nếu là ibuprofen; nếu celecoxib thì không cần).
Không sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong vòng 3-6 tháng nếu có
bệnh lý tim mạch cấp hoặc can thiệp tim mạch.
Theo dõi và kiểm soát huyết áp chặt chẽ.

17


×