Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng cho trẻ em từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại khoa nhi trung tâm y tế thị xã quảng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 61 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỒNG THỊ THU HIỀN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ
VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ EM
TỪ 02 THÁNG ĐẾN 60 THÁNG TUỔI
TẠI KHOA NHI TRUNG TÂM Y TẾ
THỊ XÃ QUẢNG YÊN

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỒNG THỊ THU HIỀN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ
VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ EM
TỪ 02 THÁNG ĐẾN 60 THÁNG TUỔI
TẠI KHOA NHI TRUNG TÂM Y TẾ
THỊ XÃ QUẢNG YÊN
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ- DƯỢC LÂM SÀNG


MÃ SỐ: 60 72 04 05

Người hướng dẫn khoa học: PGS- TS. Nguyễn Thị Liên Hương
Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: 22/7/2019- 22/11/2019

HÀ NỘI 2020


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn dược sỹ chuyên
khoa cấp I.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của thầy cô,
đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Với lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn
Thị Liên Hương, người thầy đã giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn, định hướng và tận tình
chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã
dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt những năm học
vừa qua. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo bộ môn
Dược lý- Dược lâm sàng đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm y tế thị xã Quảng Yên,
phòng Kế hoạch tổng hợp, khoa Nhi đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn là nguồn động lực, tiếp sức cho tôi trong quá trình học tập cũng như
hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2019
Học viên


Đồng Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em .............................................. 2
1.1.1. Định nghĩa ......................................................................................................... 2
1.1.2. Tình hình dịch tễ ............................................................................................... 2
1.1.3. Nguyên nhân gây viêm phổi trẻ em .................................................................. 4
1.1.4. Phân loại viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi ............................................................... 4
1.2. Tổng quan một số nghiên cứu về tình hình đề kháng kháng sinh của vi
khuẩn gây viêm phổi cộng đồng ở Việt Nam ............................................................... 6
1.2.1. Tình hình kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae ........................... 6
1.2.2. Tình hình kháng kháng sinh của Haemophilis influenzae ................................ 6
1.2.3. Tình hình kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus ................................. 7
1.2.4. Tình hình kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa.............................. 7
1.3. Tổng quan điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em ............................................... 7
1.3.1. Nguyên tắc điều trị viêm phổi ............................................................................. 7
1.3.2. Vì sao phải dùng kháng sinh cho tất cả các trẻ viêm phổi ................................ 8
1.3.3. Cơ sở để lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở cộng đồng ............... 8
1.3.4. Hướng lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi trẻ em từ 02 tháng đến
60 tháng tuổi của Bộ Y tế ........................................................................................... 9
1.3.5. Phác đồ điều trị VPCĐ nội trú của bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013 ..... 10
1.3.6. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh trẻ em của bệnh viện Nhi Trung ương
năm 2015 ................................................................................................................... 11
1.3.7. Phác đồ điều trị nhi khoa của bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2016 .................... 11
1.3.8. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị VPCĐ ở trẻ em của Tổ chức
y tế thế giới ............................................................................................................... 12
1.3.9. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị VPCĐ ở trẻ em của Dược thư

Anh cho nhi khoa ...................................................................................................... 12
1.4. Một số kháng sinh điều trị viêm phổi cho trẻ em ............................................... 13
1.4.1. Kháng sinh nhóm betalactam .......................................................................... 13
4.1.2. Kháng sinh nhóm cephalosporin..................................................................... 15
4.1.3. Kháng sinh nhóm aminoglycosid ................................................................... 16


4.1.4. Kháng sinh nhóm macrolid ............................................................................. 17
CHƯƠNG 2 . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 18
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu................................................................................... 18
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 24
3.1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu................................................ 24
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................................... 24
3.1.2. Đặc diểm vi sinh ............................................................................................ 26
3.2. Khảo sát đặc điểm sử dụng kháng sinh............................................................... 30
3.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện .............................. 30
3.2.2. Các kháng sinh sử dụng tại khoa Nhi ............................................................. 30
3.2.3. Thực trạng lựa chọn kháng sinh trong phác đồ ban đầu ................................. 31
3.2.4. Các phác đồ thay đổi, lý do thay đổi phác đồ ................................................. 33
3.2.5. Thời gian sử dụng kháng sinh tại khoa Nhi .................................................... 34
3.2.6. Liều dùng kháng sinh đã sử dụng tại khoa Nhi, sự phù hợp so với khuyến
cáo ............................................................................................................................. 35
3.2.7. Hiệu quả điều trị.............................................................................................. 37
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 38
4.1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu................................................ 38
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................................... 38

4.1.2. Đặc điểm vi sinh ............................................................................................. 39
4.2. Khảo sát đặc điểm sử dụng kháng sinh............................................................... 40
4.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện .............................. 40
4.2.2. Các kháng sinh sử dụng tại khoa Nhi ............................................................. 41
4.2.3. Thực trạng lựa chọn kháng sinh trong phác đồ ban đầu ................................. 42
4.2.4. Các phác đồ thay đổi, lý do thay đổi phác đồ ................................................. 42
3.2.5. Thời gian sử dụng kháng sinh tại khoa Nhi .................................................... 43
4.2.6. Liều dùng kháng sinh đã sử dụng tại khoa Nhi, sự phù hợp so với khuyến
cáo ............................................................................................................................. 43
4.2.7. Hiệu quả điều trị.............................................................................................. 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 46


I. Kết luận ..................................................................................................................... 46
1.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ...................................................... 46
1.2. Khảo sát đặc điểm sử dụng kháng sinh.............................................................. 47
II. Khuyến nghị............................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 49


DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1.1: Phân độ các cấp độ nặng của bệnh viêm phổi trẻ em. ...................................5
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn phân loại theo mức độ nặng nhẹ của viêm phổi cộng đồng ở trẻ
em...................................................................................................................................19
Bảng 2.2: Tóm tắt hướng dẫn lựa chọn kháng sinh ban đầu ........................................20
Bảng 2.3: Tóm tắt liều dùng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cho trẻ em theo Dược
thư Quốc gia Việt Nam và giấy tiếp nhận hồ sơ thông tin thuốc . ...............................21
Bảng 3.1: Tuổi và giới ...................................................................................................24
Bảng 3.2: Mức độ nặng .................................................................................................25
Bảng 3.3: Bệnh mắc kèm ...............................................................................................25

Bảng 3.4: Đặc điểm xét nghiệm ....................................................................................26
Bảng 3.5: Tính nhạy cảm kháng sinh của chủng M. catarrhalis ..................................27
Bảng 3.6: Tính nhạy cảm kháng sinh của chủng S. pneumonia ....................................28
Bảng 3.7: Tính nhạy cảm kháng sinh của chủng S. pyogenes.......................................29
Bảng 3.8: Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện ............................30
Bảng 3.9: Các kháng sinh sử dụng tại khoa Nhi ...........................................................31
Bảng 3.10: Thực trạng lựa chọn kháng sinh trong phác đồ ban đầu ...........................32
Bảng 3.11: Các phác đồ thay đổi ..................................................................................33
Bảng 3.12: Lý do thay đổi phác đồ................................................................................34
Bảng 3.13: Thời gian sử dụng kháng sinh tại khoa Nhi ................................................35
Bảng 3.14: Liều dùng kháng sinh đã sử dụng tại khoa Nhi ..........................................35
Bảng 3.15: Sự phù hợp về liều dùng kháng sinh so với khuyến cáo .............................36
Bảng 3.16: Hiệu quả điều trị .........................................................................................37


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASLO

ASLO (antistrptolysin O)- xét nghiệm huyết thanh đo lượng kháng
thể kháng liên cầu khuẩn xuất hiện trong máu.

BS

Bác sĩ

BSCK

Bác sĩ chuyên khoa

CRP


C- reactive protein- xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C

DTQG

Dược thư Quốc gia

HIV

human immunodeficiency virus- virus suy giảm miễn dịch ở người

HDSD

Hướng dẫn sử dụng

KS

Kháng sinh

TB

Tiêm bắp

TM

Tĩnh mạch

TMC

Tĩnh mạch chậm


TTYT TX

Trung tâm y tế thị xã

UNICEF

United Nations Children’Fund- Quỹ nhi đồng liên hợp quốc

U

Uống

PCR

Polymerase Chain Reaction- phản ứng chuỗi polymerase

PGS.TS

Phó giáo sư- Tiến sĩ

RNA

Acid Ribonucleic

VPCĐ

Viêm phổi cộng đồng

WHO


World Health Organization- Tổ chức y tế thế giới


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi cộng đồng là nguyên nhân hàng đầu về tỷ mắc và gây tử vong ở trẻ em
trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Hàng năm trên thế giới có khoảng 158 triệu
trường hợp viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi, có 2 triệu trẻ em chết vì viêm phổi [22]. Tại
Việt Nam, hàng năm vẫn có khoảng 4000 trẻ chết vì viêm phổi [2].
Yếu tố nguy cơ chính của viêm phổi là không được bú sữa mẹ hoàn toàn, suy dinh
dưỡng, ô nhiễm không khí, cân nặng khi sinh thấp, không được tiêm phòng sởi đầy đủ
[2].
Khi mắc viêm phổi do vi khuẩn thì việc điều trị bằng kháng sinh đóng vai trò vô
cùng quan trọng. Thực trạng sử dụng kháng sinh hiện nay của nước ta nói chung và sử
dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cho trẻ em nói riêng thì việc sử dụng kháng sinh
hợp lý là việc làm quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế tình trạng
kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.
Từ trước tới nay đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng kháng sinh do viêm phổi
cộng đồng cho trẻ em ở tuyến trung ương và tuyến tỉnh nhưng chưa thấy nghiên cứu nào
tại cơ sở tuyến huyện nghiên cứu về vấn đề này, có thể do các cơ sở y tế tuyến huyện
chưa đủ điều kiện để nuôi cấy vi khuẩn theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế hoặc chưa có
người nghiên cứu về lĩnh vực này.
Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên, là một Trung tâm Y tế tuyến huyện, đa chức
năng, với số giường kế hoạch là 350 giường, giường thực kê 500 giường. Hàng năm có
nhiều bệnh nhân viêm phổi vào điều trị, trong đó số lượng trẻ em viêm phổi cộng đồng
do vi khuẩn chiếm số lượng tương đối cao (từ 600 đến 700 trẻ/năm).
Để khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cho trẻ em,
cũng như góp phần vào việc sử dụng kháng sinh an toàn, hiệu quả, hợp lý, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi
cộng đồng cho trẻ em từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại khoa Nhi Trung tâm Y tế thị xã

Quảng Yên” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và đặc điểm vi sinh của trẻ từ 02 tháng đến 60
tháng tuổi điều trị viêm phổi cộng đồng tại khoa Nhi.
2. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng cho
trẻ từ 02 tháng đến 60 tháng tuổi tại khoa Nhi.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em
1.1.1. Định nghĩa
Viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là
nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo dấu hiệu ho,
khó thở, nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đau ngực, ... Các triệu chứng này thay đổi
theo tuổi [3]. Đây là tình trạng viêm phổi xuất hiện ở ngoài cộng đồng hoặc trong 48h
đầu tiên sau khi nhập viện [2].
1.1.2. Tình hình dịch tễ
1.1.2.1. Trên thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, năm 1996 trên thế giới có 3,9 triệu người
tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính, đứng hàng đầu trong tổng số hơn 52 triệu
ca tử vong do tất cả nguyên nhân nhiễm trùng và ký sinh trùng và số trường hợp mắc mới
của hô hấp dưới cấp tính là 394 triệu ca. Ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển
năm 1995, nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính đứng hàng thứ hai trong các căn nguyên
gây tử vong ở lứa tuổi này (1,5 triệu trẻ), chiếm tỷ lệ 13% [18].
Vào những năm 2000, 10 triệu trẻ em đã chết trước khi đến sinh nhật thứ năm của
họ, trong đó trẻ em chết do viêm phổi chiếm một tỷ lệ lớn. Bằng sự nỗ lực trong cuộc
chiến chống lại tử vong ở trẻ nhỏ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Liên hợp
quốc (UNICEF), con số tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm hơn 40% vào năm 2016,
tuy nhiên, viêm phổi và tiêu chảy vẫn cướp đi sinh mạng hơn 1,3 triệu trẻ em mỗi năm,

cứ bốn trẻ em chết dưới năm tuổi thì có một trẻ bị chết vì viêm phổi [22].
Người da đen mắc viêm phổi nhiều hơn những màu da chủng tộc khác. Mặc dù
nguyên nhân của viêm phổi cộng đồng thay đổi tùy theo vùng địa lý, tuy nhiên phế cầu
khuẩn vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phổi trên phạm vi toàn cầu [16].
Tuổi nhỏ là yếu tố nguy cơ chính của viêm phổi cộng đồng, đặc biệt trẻ dưới 5
tuổi. Hiện nay, WHO ước tính ở Châu âu và Mỹ có 60/1000 đợt viêm phổi/năm là ở trẻ
dưới 5 tuổi. Tỷ lệ bệnh mới mắc giảm đi ở trẻ lớn hơn 5 tuổi: 22/1000 ở nhóm trẻ từ 5
đến 9 tuổi, 11/1000 ở nhóm trẻ từ 9 đến 12 tuổi, và tỷ lệ gần tương đương ở người lớn là
7/1000 ở nhóm trẻ từ 12 đến 15 tuổi.
Tỷ lệ bệnh mới mắc ở trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển là 290/1000 (cao
gần gấp 5 lần các nước phát triển!) [12].

2


1.1.2.2. Tại Việt Nam
Theo thống kê của chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp thì trung bình
mỗi năm một trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp từ 3-5 lần, trong đó 1-2 lần viêm phổi. Số
trẻ viêm phế quản phổi chiêm 30-34% các trường hợp khám và điều trị tại các bệnh viện.
Tử vong do viêm phổi chiêm 75% tử vong do các bệnh hô hấp và 30-35% tử vong chung
ở trẻ em [18].
Với hiệu quả của Chương trình quốc gia về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp
trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam, tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi có
giảm đáng kể trong hai thập niên vừa qua. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn hô hấp cấp vẫn có tỷ
lệ mắc và tử vong cao nhất đối với trẻ dưới 5 tuổi; trong đó, hơn 90% là do viêm phổi.
Tại bệnh viện Nhi Trung ương, mặc dù tỷ lệ tử vong chung của trẻ đã giảm từ 16% xuống
còn 2,3%, nhưng tỷ lệ tử vong sơ sinh do viêm phổi nhập viện trong 24 giờ đầu vẫn chưa
giảm [16].
1.1.2.3. Tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
Thị xã Quảng Yên gồm 11 phường và 8 xã, với tổng dân số (năm 2017) là 141.491

người, số trẻ em từ 02 tháng tuổi đến 5 tuổi là 15.319 trẻ, tương đương 10,83% dân số.
Hàng năm, khoa Nhi TTYT TX Quảng Yên tiếp nhận và điều trị khỏi cho nhiều
bệnh nhân, tính trong 6 tháng đầu năm 2019, số lượt bệnh nhân điều trị tại khoa Nhi là
1789 người, trong đó số bệnh nhân mắc VPCĐ là 585 người.
Khoa Nhi TTYTTX Quảng Yên có đội ngũ nhân lực đáp ứng nhu cầu của bệnh
viện tuyến 2 gồm: 01 BSCKII; 01 BSCKI; các BS định hướng chuyên khoa nhi đều
được đào tạo bài bản tại Trường Đại học Y Hà Nội; các điều dưỡng đều được đào tạo
chuyên nhi tại các bệnh viện tuyến Trung ương. Khoa Nhi đảm bảo thực hiện điều trị
bệnh theo đúng phác đồ và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cùng với đó, khoa Xét nghiệm đóng góp rất nhiều về kết quả nuôi cấy vi sinh vật,
giúp bác sỹ chẩn đoán và điều trị bệnh đúng và hiệu quả. Khoa Xét nghiệm đã thực hiện
được kỹ thuật nuôi cấy định danh vi sinh vật và làm kháng sinh đồ tự động bằng máy
Vitek 2 Compact.
Hiện tại TTYTTX Quảng Yên đang thực hiện lộ trình nâng bệnh viện lên hạng 2
vào cuối năm 2019.

3


1.1.3. Nguyên nhân gây viêm phổi trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em có thể do virus, vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác. Theo WHO,
các nguyên nhân hay gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (phế cầu), Haemophilus
influenzae (HI) và Respiratory Synticyal Virus (RSV). Ở trẻ lớn thường gặp viêm phổi do
vi khuẩn không điển hình, đại diện là Mycoplasma pneumoniae [2].
S. pneumoniae (phế cầu) nguyên nhân vi khuẩn hàng đầu gây viêm phổi cộng
đồng ở trẻ dưới 5 tuổi, là cầu khuẩn Gram dương có vỏ. Phế cầu có hơn 90 type huyết
thanh. Hiện nay thế giới đã có vacxin đa giá tiêm phòng phế cầu [2].
Haemophylus influenzae (HI) là trực khuẩn gram âm có vỏ hoặc không vỏ. Chủng
gây bệnh thường có vỏ được phân thành 6 type từ a đến f. HI type b là nguyên nhân chính
gây viêm màng não và viêm phổi ở trẻ em. Tại Việt Nam, từ năm 2009 vaccin phòng HI

type b đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc [2].
Mycoplasma pneumoniae là vi khuẩn nội bào không có vỏ, nguyên nhân hàng đầu
gây viêm phổi không điển hình, có thể tới 50% trong các nguyên nhân ở trẻ trên 5 tuổi.
Vi khuẩn này kháng tự nhiên với các kháng sinh có cơ chế phá vách như betalactam,
aminosid... Chúng bị tiêu diệt bởi kháng sinh nhóm macrolid, tetracyclin và quinolon
Ngoài ra còn các vi khuẩn khác cũng là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em như:
tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn ho gà, M. cataralis, C. pneumoniae... [2].
Nguyên nhân viêm phổi do vi khuẩn thường gặp theo lứa tuổi
Trẻ sơ sinh: Liên cầu B, trực khuẩn Gram âm đường ruột, Listerria monocytogent,
Chlamydia trachomatis.
Trẻ 2 tháng đến 5 tuổi: Phế cầu, HI, M. pneumoniae (sau 3 tuổi chiếm 1/3 trong số
các nguyên nhân), tụ cầu...
Trẻ ≥ 5 tuổi: M. pneumoniae (chiếm khoảng 50% các nguyên nhân), phế cầu, tụ
cầu... [2].
1.1.4. Phân loại viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi
Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và X quang phổi, Tổ chức Y tế thế giới đã phân
loại viêm phổi thành các thể: rất nặng, nặng và không nặng, để qua đó các thầy thuốc
quyết định các biện pháp điều trị hỗ trợ như oxygen, bù dịch và kháng sinh đặc hiệu [17].

4


Bảng 1.1: Phân độ các cấp độ nặng của bệnh viêm phổi trẻ em [2], [3], [9], [17].
Triệu chứng

Điều trị

Phân loại

Ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất


Viêm

một trong các dấu hiệu sau:

rất nặng

phổi - Nhập viện.
- Hỗ trợ hô hấp nếu có suy hô

- Tím tái.

hấp.

- Bỏ bú hoặc bú kém (trẻ < 2 tháng),

- Kháng sinh.

không uống được.

- Các điều trị hỗ trợ khác: hạ sốt;

- Co giật, li bì- khó đánh thức.

thuốc dãn phế quản tác dụng

- Suy hô hấp nặng.

nhanh; thông thoáng đường thở;
cung cấp đủ nhu cầu nước- điện

giải, dinh dưỡng; khuyến khích
cho trẻ ăn uống bằng đường
miệng; đặt ống thông dạ dày nuôi
ăn khi có chỉ định; truyền dịch.
- Theo dõi đường thở.

Ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất

Viêm

một trong các dấu hiệu sau:

nặng

phổi - Nhập viện.
- Hỗ trợ hô hấp nếu có suy hô

- Thở co lõm lồng ngực.

hấp.

- Cánh mũi phập phồng.

- Kháng sinh.

- Rên rỉ (ở trẻ < 2 tháng)

- Điều trị nâng đỡ.

- Và không có các dấu hiệu nguy


- Theo dõi đường thở.

hiểm (gồm: không ăn hoặc uống
được, lơ mơ, giảm nhận thức, co
giật)
- Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ
dưới 2 tháng đều được đánh giá là
nặng.
Khi ho hoặc khó thở, kèm theo thở Viêm phổi

- Điều trị ngoại trú.

nhanh và không có dấu hiệu của

- Kháng sinh.

viêm phổi nặng hay rất nặng.

- Theo dõi: khuyên gia đình mang

Ngưỡng thở nhanh ở trẻ em thay đổi

trẻ đến khám lại sau 2 ngày hoặc

theo tuổi, gọi là thở nhanh khi:

khi trẻ có dấu hiệu nặng hơn.

5



+ Nhịp thở ≥ 60 lần/phút ở trẻ < 2
tháng tuổi.
+ Nhịp thở ≥ 50 lần/phút ở trẻ < 2
tháng đến < 12 tháng tuổi.
+ Nhịp thở ≥ 40 lần/phút ở trẻ > 12
tháng đến < 5 tuổi.
+ Nhịp thở ≥ 30 lần/phút ở trẻ ≥ 5
tuổi.
1.2. Tổng quan một số nghiên cứu về tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
gây viêm phổi cộng đồng ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae
Từ năm 2010-2011 nhóm nghiên cứu đa trung tâm thực hiện tại Việt Nam đã tiến
hành nghiên cứu trên 11 bệnh viện trong cả nước cho thấy: S.pneumoniae đề kháng cao
với các kháng sinh macrolid (>95%), tetracyclin (78,6%), chloramphenicol (67,9%),
cefuroxim (71,4%), cefaclor (87,6%). Vi khuẩn nhạy cảm cao với vancomycin (100%),
ofloxacin (95,2%), amoxicilin/acid clavulanic (99,7%) [21].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp, S.pneumoniae đề kháng với tỷ lệ rất
cao các kháng sinh đầu tay để điều trị viêm phổi như erythromycin 94,9%, azithromycin
91,7%. Nhạy cảm tỷ lệ cao với vancomycin, levofloxacin (100%), nhóm beta-lactam
(>94%) [7].
1.2.2. Tình hình kháng kháng sinh của Haemophilis influenzae
Từ năm 2010-2011 nhóm nghiên cứu đa trung tâm thực hiện tại Việt Nam đã tiến
hành nghiên cứu trên 11 bệnh viện trong cả nước cho thấy H. influenzae đề kháng cao với
cotrimoxazol (82,5%), tetracyclin (92,5%), chloramphenicol (78%). Nhạy cảm với
azithromycin 69,5%, cefuroxim 75,5%, cefaclor 73%, nhạy cảm cao với ceftriaxon
99,5%, amoxicilin/acid clavulanic 99,5% [21].
Với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp [7], H. influenzae có tỷ lệ kháng cao
với ampicilin 77,3%, cefuroxim 74,5%. Nhạy cảm 100% với levofloxacin, nhạy cảm cao

với imepenem (97,8%), azithromycin (87,2%).

6


1.2.3. Tình hình kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus
Theo Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện năm
2008-2009 cho thấy: tỉ lệ kháng kháng sinh của S. aureus khác nhau giữa các bệnh viện
và giữa các kháng sinh xét nghiệm. Có tới 68,8% các chủng phân lập tại bệnh viện Chợ
Rẫy kháng với gentamicin. Tỉ lệ kháng oxacillin cao nhất tại Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Huế với 63,8%. Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2008, có 8% số chủng S. aureus phân lập
được đề kháng với vancomycin. Năm 2009, bệnh viện Chợ Rẫy không có chủng S.
aureus nào đề kháng với vancomycin, có 60,9% số chủng S. aureus kháng vancomycin
tại bệnh viện Uông Bí, 24,1% tại bệnh viện Bình Định và 15,6% tại bệnh viện Xanh Pôn
[5].
Theo Đoàn Mai Phương [10] và Đinh Thị Lan Oanh [11], chưa thấy có trường hợp
S. aureus kháng vancomycin.
Cũng theo Đinh Thị Lan Oanh, S. aureus kháng erythromycin là 63,6%, nhóm
cephalosporin là 36,8%, nhóm quinolon thấp nhất (ciprofloxacin 2,7%, levofloxacin 0%)
[13].
1.2.4. Tình hình kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa
Theo Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện năm
2008-2009: tỉ lệ kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa khác nhau giữa các loại
kháng sinh được xét nghiệm và giữa các bệnh viện. Bệnh viện Xanh Pôn có tỉ lệ kháng
ceftazidim cao nhất với hơn 80%, ngược lại chỉ có 20% các chủng P. aeruginosa kháng
ceftazidim được ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Phổi trung ương. Bệnh viện này cũng cho
kết quả tỉ lệ kháng ciprofloxacin thấp với khoảng 20%, tương tự hai bệnh viện nhi: bệnh
viện Nhi trung ương (phía bắc) và bệnh viện Nhi đồng I (phía nam). Các bệnh viện còn
lại có mức độ kháng dao động nhẹ khoảng 40% với ceftazidim và ciprofloxacin [5].
Theo nghiên cứu của Đinh Thị Lan Oanh,


P. aeruginosa nhạy cảm với

ceftazidim, cefepim, amikacin, imepenem, gentamicin, levofloxacin, ciprofloxacin tỷ lệ
100%, riêng cotrimoxazol tỷ lệ kháng 100% [13].
1.3. Tổng quan điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em
1.3.1. Nguyên tắc điều trị viêm phổi
- Sử dụng kháng sinh.
- Hỗ trợ hô hấp (nếu cần).
- Điều trị biến chứng.

7


- Hỗ trợ dinh dưỡng.
Điều trị viêm phổi do vi khuẩn chủ yếu là sử dụng kháng sinh, sau đó là các điều
trị hỗ trợ khác [9].
1.3.2. Vì sao phải dùng kháng sinh cho tất cả các trẻ viêm phổi
- Về nguyên tắc viêm phổi do vi khuẩn bắt buộc phải dùng kháng sinh điều trị,
viêm phổi do virus đơn thuần thì kháng sinh không có tác dụng. Tuy nhiên trong thực tế
rất khó phân biệt viêm phổi do vi khuẩn hay virus hoặc có sự kết hợp giữa virus với vi
khuẩn kể cả dựa vào lâm sàng, X-quang hay xét nghiệm khác.
- Ngay cả khi cấy vi khuẩn âm tính cũng khó có thể loại trừ được viêm phổi do vi
khuẩn. Vì vậy WHO khuyến cáo nên dùng kháng sinh để điều trị cho tất cả các trường
hợp viêm phổi ở trẻ em [3].
1.3.3. Cơ sở để lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở cộng đồng
- Việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi lý tưởng nhất là dựa vào kết
quả nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp. Tuy nhiên
trong thực tế khó thực hiện vì:
 Việc lấy bệnh phẩm để nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ rất khó khăn,

đặc biệt là tại cộng đồng.
 Thời gian chờ kết quả xét nghiệm mới quyết định điều trị là không kịp thời, nhất
là những trường hợp viêm phổi nặng cần điều trị cấp cứu.
Vì vậy việc lựa chọn kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em chủ yếu dựa vào đặc
điểm lâm sàng, lứa tuổi, tình trạng miễn dịch, mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như tình
hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp để có quyết định thích hợp.
- Theo tuổi và nguyên nhân:
 Đối với trẻ sơ sinh và < 2 tháng tuổi: Nguyên nhân thường gặp là liên cầu B, tụ
cầu, vi khuẩn Gram âm, phế cầu (S. pneumoniae) và H. influenzae.
 Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi nguyên nhân hay gặp là phế cầu (S. pneumoniae) và
H. influenzae.
 Trẻ trên 5 tuổi ngoài S. pneumoniae và H. influenzae còn có thêm Mycoplasma
pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila....
- Theo tình trạng miễn dịch: Trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải đặc
biệt là trẻ bị HIV- AIDS thường bị viêm phổi do ký sinh trùng như Pneumocystis carini,
Toxoplasma, do nấm như Candida spp, Cryptococcus spp, hoặc do virus như Cytomegalo

8


virus, Herpes simplex hoặc do vi khuẩn như S. aureus, các vi khuẩn Gram âm và
Legionella spp.
- Theo mức độ nặng nhẹ của bệnh: Các trường hợp viêm phổi nặng và rất nặng
(suy hô hấp, sốc, tím tái, bỏ bú, không uống được, ngủ li bì khó đánh thức, co giật, hôn
mê hoặc tình trạng suy dinh dưỡng nặng... thường là do các vi khuẩn Gram âm hoặc tụ
cầu nhiều hơn là do phế cầu và H. influenzae.
- Theo mức độ kháng thuốc: Mức độ kháng kháng sinh tùy theo từng địa phương,
từng vùng (thành thị có tỷ lệ kháng kháng sinh cao hơn ở nông thôn, ở bệnh viện tỷ lệ
kháng thuốc cao hơn ở cộng đồng, ở nơi lạm dụng sử dụng kháng sinh có tỷ lệ kháng
thuốc cao hơn nơi sử dụng kháng sinh an toàn và hợp lý...[3]

1.3.4. Hướng lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi trẻ em từ 02 tháng đến 60
tháng tuổi của Bộ Y tế
1.3.4.1. Viêm phổi:
Kháng sinh uống vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm phổi cộng
đồng ở trẻ em kể cả một số trường hợp nặng.
- Lúc đầu có thể dùng:
 Cotrimoxazol 50mg/kg/ngày chia 2 lần (uống) ở nơi vi khuẩn S. pneumoniae
chưa kháng nhiều với thuốc này.
 Amoxicilin 45mg/kg/ngày (uống) chia làm 3 lần. Theo dõi 2- 3 ngày nếu tình
trạng bệnh đỡ thì tiếp tục điều trị đủ từ 5- 7 ngày.
Thời gian dùng kháng sinh cho trẻ viêm phổi ít nhất là 5 ngày.
- Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi nặng.
- Ở những nơi tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn S. pneumoniae cao có thể
tăng liều lượng amoxicilin lên 75mg/kg/ngày hoặc 90mg/kg/ngày chia 2 lần trong ngày.
- Trường hợp vi khuẩn H. influenzae và B. catarrhalis sinh beta-lactamase cao có
thể thay thế bằng amoxicilin-clavulanic.
1.3.4.2. Viêm phổi nặng
- Benzyl penicilin 50mg/kg/lần (TM) ngày dùng 4- 6 lần.
- Ampicilin 100- 150 mg/kg/ngày. Theo dõi sau 2- 3 ngày nếu đỡ thì tiếp tục điều
trị đủ 5- 10 ngày.
Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì phải điều trị như viêm phổi rất nặng.

9


Trẻ đang được dùng kháng sinh đường tiêm để điều trị viêm phổi cộng đồng có
thể chuyển sang đường uống khi có bằng chứng bệnh đã cải thiện nhiều và tình trạng
chung trẻ có thể dùng thuốc được theo đường uống.
1.3.4.3. Viêm phổi rất nặng
- Benzyl penicilin 50mg/kg/lần (TM) ngày dùng 4- 6 lần phối hợp với gentamicin

5- 7,5 mg/kg/ ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày.
- Hoặc chloramphenicol 100mg/kg/ngày (tối đa không quá 2g/ngày).
Một đợt dùng từ 5- 10 ngày. Theo dõi sau 2- 3 ngày nếu đỡ thì tiếp tục điều trị
cho đủ 7- 10 ngày hoặc có thể dùng ampicilin 100- 150mg/kg/ngày kết hợp với
gentamicin 5- 7,5 mg/kg/ ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày.
Nếu không đỡ hãy đổi hai công thức trên cho nhau hoặc dùng cefuroxim 75- 150
mg/kg/ ngày (TM) chia 3 lần.
- Nếu nghi ngờ viêm phổi do tụ cầu hãy dùng:
 Oxacilin 100 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia 3- 4 lần kết hợp với gentamicin 57,5 mg/kg/ ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày.
 Nếu không có oxacilin thay bằng: Cephalothin 100mg/kg/ngày (TM hoặc TB)
chia 3-4 lần kết hợp với gentamicin liều như trên.
Nếu tụ cầu kháng methicilin cao có thể sử dụng: vancomycin 10mg/kg/lần ngày 4
lần [3]
1.3.5. Phác đồ điều trị VPCĐ nội trú của bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013
- Bệnh nhân chưa dùng KS: ưu tiên lựa chọn theo thứ tự:
+ Ampicilin, amoxicilin 100 mg/kg/ngày.
+ Cephalosporin thế hệ 2: cefuroxim 100 mg/kg/ngày.
+ Cân nhắc cephalosporin thế hệ 3 (BN có suy hô hấp và chưa định hướng được
VK): cefotaxim 100 mg/kg/ngày hoặc ceftriaxon 50- 100 mg/kg/ngày.
Lưu ý: có thể kết hợp 1 trong 3 loại trên với aminosid nếu nghi ngờ vi khuẩn
Gram âm hoặc có suy hô hấp.
- Viêm phổi do tụ cầu kháng methicilin: oxacilin 100 mg/kg/ngày kết hợp với
aminosid.
KS thay thế: cephalosporin thế hệ 1,2, amoxicilin-clavulanic.
- Bệnh nhân đã dùng KS trước khi nhập viện: ưu tiên lựa chọn theo thứ tự:
+ KS theo mục trên.

10



+ Cân nhắc cephalosporin thế hệ 3 phổ rộng khác nếu đã dùng KS theo mục trên
không đáp ứng: ceftazidim, cefoperazon. Có thể kết hợp với aminosid nếu cần.
+ Sử dụng vancomycin nếu nghi ngờ tụ cầu kháng methicilin.
- Thời gian điều trị: trung bình 7- 10 ngày. Do tụ cầu: 4- 6 tuần.
- Bệnh nhân mắc viêm phổi không điển hình:
+ Viêm phổi không suy hô hấp: uống azithromycin 10 mg/kg vào ngày thứ nhất,
tiếp theo 5 mg/kg/ngày, mỗi ngày 1 lần từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7.
Lựa chọn thay thế: 7- 14 ngày
Clarithromycin uống 15 mg/kg/ngày chia 4 lần. Hoặc erythromycin uống 40
mg/kg/ngày chia 4 lần.
Dị ứng với macrolid thay thế bằng levofloxacin, moxifloxacin.
+ Viêm phổi có suy hô hấp: tiêm TM azithromycin 10 mg/kg vào ngày thứ nhất và
thứ 2, đổi sang uống nếu có thể.
Lựa chọn thay thế: 7- 14 ngày
Lactobionate erythromycin tiêm TM 20 mg/kg/ngày mỗi 6 giờ.
Hoặc levofloxacin TM: 6 tháng- 5 tuổi: 16- 20 mg/kg/ngày, chia 2 ần; 5 tuổi- 16
tuổi: 8- 10 mg/kg/ngày, một lần. Liều tối đa 750 mg/ngày.
Thời gian điều trị: từ 5- 10 ngày với azithromycin, từ 10- 14 ngày với các thuốc
quinolon, erythromycin, từ 14- 21 ngày với BN suy giảm miễn dịch, bệnh nặng [7].
1.3.6. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh trẻ em của bệnh viện Nhi Trung ương năm
2015
- Trẻ chưa dùng kháng sinh, sử dụng: ampicillin (TM) ± amikacin (TB)
- Trẻ đã dùng kháng sinh, sử dụng: amoxicilin/clavulanic (TM) + amikacin (TB)
- Nghi tụ cầu, sử dụng: cloxacilin hoặc oxacilin hoặc vancomycin (truyền TM) +
amikacin (TB) [9].
1.3.7. Phác đồ điều trị nhi khoa của bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2016
Trẻ < 5 tuổi:
- Viêm phổi, sử dụng: amoxicilin hoặc amoxicilin/clavulanat hoặc cefuroxim
Viêm phổi do vi khuẩn không điển hình, sử dụng: erythromycin hoặc
clarithromycin hoặc azithromycin.

- Viêm phổi nặng và rất nặng, sử dụng: cefotaxim (TM) hoặc ceftriaxon (TM)
hoặc cefuroxim (TM).

11


Nghi S. aureus, sử dụng: vancomycin hoặc clindamycin.
Nghi nhiễm trùng bệnh viện, sử dụng: phối hợp kháng sinh điều trị cả Gram (-) và
Gram (+) đặc hiệu cho vi trùng bệnh viện.
Do Pneumocystic jirovecii (thường gặp ở trẻ suy giảm miễn dịch), sử dụng:
sulfamethoxazole+ trimethoprim (TM/U) [10].
1.3.8. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị VPCĐ ở trẻ em của Tổ chức y tế
thế giới
1.3.6.1. Viêm phổi
- Trẻ thở nhanh không rút lõm lồng ngực hoặc các dấu hiệu nguy hiểm khác: điều
trị bằng đường uống amoxicilin và tư vấn chăm sóc tại nhà, trường hợp nặng lêncần sử
dụng thuốc kháng sinh tiêm tại cơ sở y tế.
- Trẻ từ 2- 59 tháng có rút lõm lồng ngực: uống amoxicilin, trường hợp nặng lên cần sử
dụng thuốc kháng sinh tiêm tại cơ sở y tế.
1.3.6.2. Viêm phổi nặng
- Trẻ từ 2- 59 tháng: tiêm ampicilin hoặc tiêm penicilin + gentamicin.
Thay thế: Ceftriaxon [23].
1.3.9. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị VPCĐ ở trẻ em của Dược thư
Anh cho nhi khoa
- Trẻ sơ sinh: tiêm benzylpenicilin + gentamicin.
- Trẻ 1 tháng -18 tuổi: tiêm amoxicilin hoặc ampicilin.
- Không đáp ứng: clarithromycin (hoặc azithromycin hoặc erythromycin).
- Nghi tụ cầu: uống amoxicilin + flucloxacilin (hoặc amoxicilin/ clavulanic đơn
độc).
- Nhiễm khuẩn huyết/ viêm phổi biến chứng/ không uống được: tiêm amoxicilin

(hoặc amoxicilin/ clavulanic hoặc cefuroxim hoặc cefotaxim hoặc ceftriaxon).
- Trẻ 1 tháng -18 tuổi dị ứng với penicilin: clarithromycin (hoặc azithromycin
hoặc erythromycin.
- Viêm phổi do tác nhân không điển hình: clarithromycin (hoặc azithromycin hoặc
erythromycin).
- Trẻ >12 tuổi: doxycyclin [24].

12


1.4. Một số kháng sinh điều trị viêm phổi cho trẻ em
1.4.1. Kháng sinh nhóm betalactam
1.4.1.1. Benzyl penicilin (penicilin G)
- Dược lý và cơ chế tác dụng: Penicilin G diệt khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp
thành tế bào vi khuẩn. Penicilin G chủ yếu được dùng đường tiêm và tốt nhất nên tiêm
tĩnh mạch. Penicilin G có tác dụng tốt với cầu khuẩn Gram dương, bao gồm cả
Streptococcus nhóm B.
- Chỉ định: Benzylpenicilin được chỉ định trong hầu hết các vết thương nhiễm
khuẩn, viêm phổi nặng do Pneumococcus.
- Chống chỉ định: Dị ứng với các penicilin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Liều lượng: Trẻ 1 tháng tuổi- 18 tuổi: 25 mg/kg, cách 6 giờ/lần; tăng tới 50
mg/kg, cách 4- 6 giờ/lần (tối đa 2,4 g, cách 4 giờ/lần) trong trường hợp nhiễm khuẩn
nặng [4].
Trẻ em: 25 mg/kg mỗi 6 giờ; tăng liều nếu cần thiết 50 mg/kg cứ sau 4 giờ 6 giờ
(tối đa mỗi liều 2,4 g mỗi lần 4 giờ) trong nhiễm trùng nặng [26].
1.4.1.2. Ampicilin
- Dược lý và cơ chế tác dụng: Tương tự penicilin, ampicilin tác động vào quá trình
nhân lên của vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp peptidoglycan của thành tế bào vi khuẩn.
Ampicilin là một kháng sinh phổ rộng có tác dụng trên cả cầu khuẩn Gram dương
và Gram âm: Streptoccoccus, Pneumococcus và Staphylococcus không sinh penicilinase.

- Chỉ định: Viêm đường hô hấp trên; viêm phế quản mạn tính bột phát.
- Chống chỉ định: Người bệnh mẫn cảm với penicilin.
- Liều lượng:
Trẻ em: Nhiễm khuẩn đường hô hấp: trẻ cân nặng dưới hoặc bằng 40 kg: 25- 50
mg/kg/ngày chia đều nhau, cách 6 giờ/lần [4].
Liều 50mg/kg tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, cách mỗi 6 giờ, kết hợp với gentamicin
[2].
Trẻ em: 25 mg/kg mỗi 6 giờ (tối đa mỗi liều 500 mg cứ sau 6 giờ), tăng liều nếu
cần thiết đến 50 mg kg mỗi 6 giờ (tối đa mỗi liều 1 g mỗi 6 giờ) trong nhiễm trùng nặng,
viêm phổi cộng đồng hoặc nhiễm khuẩn salmonella [26].

13


1.4.1.3. Ampicilin và sulbactam
- Dược lý và cơ chế tác dụng: ampicilin/sulbactam là một thuốc phối hợp cố định
(tỷ lệ 2:1), có tác dụng hiệp đồng diệt khuẩn, giúp mở rộng phổ kháng khuẩn của
ampicilin đối với nhiều loại vi khuẩn sinh beta-lactamase đã kháng lại ampicilin dùng
đơn độc.
- Chỉ định: điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, trong đó có viêm phổi
vi khuẩn.
- Chống chỉ định: người quá mẫn với bất kỳ penicilin nào và với sulbactam. Cần
thận trọng về khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh beta-lactam khác (ví dụ
cephalosporin).
- Liều lượng và cách dùng
+ Tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch: Mặc dù độ an toàn và tính hiệu quả của
ampicilin/sulbactam ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa được xác lập, có thể tiêm 100 mg
ampicilin+ 50 mg sulbactam/kg/ngày cho trẻ, chia thành các liều nhỏ, tiêm cách nhau 68 giờ [4].
4.1.1.4. Amoxicilin và clavulanic
- Dược lý và cơ chế tác dụng: Amoxicilin và kali clavulanat là một phối hợp có tác

dụng hiệp đồng diệt khuẩn, mở rộng phổ tác dụng của amoxicilin chống lại nhiều vi
khuẩn tạo ra beta-lactamase trước đây kháng lại amoxicilin đơn độc, do acid clavulanic
có ái lực cao và gắn vào beta-lactamase của vi khuẩn để ức chế.
- Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bởi các chủng H. influenzae và M.
catarrhalis sản sinh beta-lactamase: viêm phế quản cấp và mạn, viêm phổi- phế quản...
- Chống chỉ định: Dị ứng với nhóm beta-lactam (các penicilin và cephalosporin).
- Liều lượng và cách dùng:
+ Dạng tiêm: Trẻ em từ ba tháng đến 12 tuổi: 100 mg/kg/ngày (tính theo liều
amoxicilin), chia làm 4 lần, tiêm tĩnh mạch trực tiếp rất chậm hoặc tiêm truyền. Trong
trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể dùng tới 200 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần tiêm
truyền. Liều tối đa của acid clavulanic là 20 mg/kg [4].

14


4.1.2. Kháng sinh nhóm cephalosporin
4.1.2.1. Cefuroxim
- Dược lý và cơ chế tác dụng: Cefuroxim là một kháng sinh cephalosporin, bán
tổng hợp, thế hệ 2. Cefuroxim có tác dụng diệt vi khuẩn đang trong giai đoạn phát triển
và phân chia bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
- Chỉ định: cơn bùng phát của viêm phế quản mạn tính hoặc viêm phế quản cấp có
bội nhiễm (do S. pneumoniae, H. influenzae) và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng…
- Chống chỉ định: Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm
cephalosporin.
- Liều dùng: Đường tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp: Trẻ từ
1 tháng tuổi đến 18 tuổi: 20 mg/kg/lần (tối đa 750 mg/lần), 8 giờ một lần. Có thể tăng
liều lên đến 50- 60 mg/kg/lần (tối đa 1,5 g/lần), 6- 8 giờ một lần trong trường hợp nhiễm
khuẩn nặng [4].
Trẻ 3 tháng tuổi 1 năm: 10 mg/kg hai lần mỗi ngày (tối đa mỗi lần liều 125 mg);
Trẻ 2 tuổi đến 11 tuổi: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày (tối đa mỗi liều 250 mg), liều có thể

tăng gấp đôi trong nhiễm trùng đường hô hấp dưới nghiêm trọng hoặc nếu nghi ngờ viêm
phổi [26].
4.1.2.2. Cefotaxim
- Dược lý và cơ chế tác dụng: Cefotaxim là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ
3, có phổ kháng khuẩn rộng. Tác dụng diệt khuẩn của thuốc là do ức chế sự tổng hợp
thành tế bào vi khuẩn.
So với các cephalosporin thuộc thế hệ 1 và 2, cefotaxim có tác dụng lên vi khuẩn
Gram âm mạnh hơn, nhưng tác dụng lên các vi khuẩn Gram dương lại yếu hơn các
cephalosporin thuộc thế hệ 1. Tuy vậy, nhiều Streptococcus còn rất nhạy cảm với
cefotaxim.
- Chỉ định: các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với
cefotaxim bao gồm viêm phổi.
- Chống chỉ định: người mẫn cảm với cefotaxim hay bất cứ thành phần nào trong
công thức điều chế hoặc cephalosporin khác.
- Liều lượng: Trẻ em từ một tháng tuổi đến 12 tuổi cân nặng dưới 50 kg: Mỗi ngày
dùng 50- 180 mg/kg, chia làm 3- 4 lần đều nhau. Nhiễm khuẩn nặng có thể dùng liều cao

15


hơn như viêm màng não. Nếu cần thiết thì có thể tăng liều lên tới 200 mg/kg 100 đến 150
mg/kg đối với trẻ sơ sinh) [4].
Trẻ em: 50 mg/kg cứ sau 6 giờ- 8 giờ; tối đa 12 g mỗi ngày [26].
4.1.2.3. Ceftizoxim
- Dược lý và cơ chế tác dụng: Ceftizoxim là một cephalosporin thế hệ 3, có độ bền
cao với nhiều loại beta-lactamase sản xuất bởi cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương hiếu
khí và kỵ khí. Cơ chế diệt khuẩn do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
- Chỉ định: Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhay cảm với
ceftizoxim như: nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn đường niệu...
- Chống chỉ định: người mẫn cảm với ceftizoxim và các kháng sinh nhóm

cephalosporin.
- Liều dùng: trẻ em trên 6 tháng tuổi có thể dùng liều 50-100 mg/kg, mỗi 6 đến 8
giờ [6].
4.1.3. Kháng sinh nhóm aminoglycosid
- Gentamicin:
+ Dược lý và cơ chế tác dụng: Có tác dụng diệt khuẩn qua ức chế quá trình sinh
tổng hợp protein của vi khuẩn. Được sử dụng rộng rãi trong điều trị các nhiễm khuẩn
nặng.
+ Chỉ định:
Gentamicin thường được dùng phối hợp với các kháng sinh khác (beta-lactam) để
điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi các vi khuẩn Gram âm và các vi
khuẩn khác còn nhạy cảm, bao gồm viêm phổi.
+ Chống chỉ định:
Người bệnh dị ứng với gentamicin và với các aminoglycosid khác hoặc với bất kỳ
thành phần nào của thuốc. Tránh dùng cho người bị bệnh nhược cơ, hội chứng Parkinson
hoặc có triệu chứng yếu cơ.
+ Liều lượng:
Phác đồ 1 liều/ngày: Tiêm truyền tĩnh mạch; Trẻ 1 tháng tuổi- 18 tuổi, khởi đầu 7
mg/kg, sau đó điều chỉnh liều theo nồng độ gentamicin trong huyết thanh.
Phác đồ nhiều liều trong ngày: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất 3 phút.
Trẻ 1 tháng tuổi- 12 tuổi, liều 2,5 mg/kg, cách 8 giờ/ lần [4].

16


Trẻ em: Ban đầu là 7 mg/kg, mỗi ngày một lần, liều tiếp theo điều chỉnh theo nồng
độ gentamicin trong huyết thanh [26].
4.1.4. Kháng sinh nhóm macrolid
- Azithromycin:
+ Dược lý và cơ chế tác dụng: Azithromycin là một kháng sinh macrolid có hoạt

phổ rộng hơn so với erythromycin và clarithromycin. Azithromycin thường có tính chất
kìm khuẩn nhưng nếu ở nồng độ cao cũng có thể diệt khuẩn đối với một số chủng chọn
lọc.
+ Chỉ định: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới do H. influenzae, M.
catarrhalis, S. pneumoniae, S. pyogenes) nhẹ và vừa, trong đó có viêm phổi mắc tại cộng
đồng vừa và nặng.
+ Chống chỉ định: không sử dụng cho người bệnh quá mẫn với azithromycin hoặc
với bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm macrolid.
+ Liều lượng: Viêm phổi mắc tại cộng đồng trên hoặc bằng 6 tháng tuổi: 10 mg/kg
(tối đa 500 mg) uống 1 lần vào ngày thứ 1, tiếp theo là 5 mg/kg/lần/ngày (tối đa 250
mg/ngày) cho vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 [4].
Trẻ 6 tháng tuổi 17 tuổi: 10 mg/kg mỗi ngày (tối đa mỗi lần liều 500 mg) trong 3
ngày [26].

17


×