Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý chất thải y tế tại viện kiểm nghiệm thuốc thành phố hồ chí minh, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 112 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

HUỲNH MINH TRIẾT

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI
VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI, NĂM 2020


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

HUỲNH MINH TRIẾT

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI
VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ: CK 62720412

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Việt Hùng

HÀ NỘI, NĂM 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số
liệu sử dụng phân tính trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc lƣu giữ
tại Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả nghiên cứu
trong luận văn do tôi tự thu thập, phân tích một cách trung thực, khách quan và
phù hợp với thực tiễn của Viện kiểm nghiệm. Các kết quả chƣa từng đƣợc công
bố trong các nghiên cứu nào khác.

Học viên

Huỳnh Minh Triết


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành tới
thầy hƣớng dẫn trực tiếp: PGS.TS. Trần Việt Hùng, sự đồng hành của thầy là
động lực to lớn cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo bộ môn Tổ chức Quản lý
Dƣợc, trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu về chuyên ngành và phƣơng pháp nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Sau đại học trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội
đã quan tâm giúp đỡ trong suốt quá trình học và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã
tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu để tôi đƣợc tiếp cận, thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị em đồng nghiệp và Ban lãnh
đạo tại Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh đã luôn đồng hành, tạo
điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu học tập.

Cuối cùng cho phép bày tỏ lòng biết ơn tới ngƣời thân trong gia đình, bạn
bè, các anh chị em cùng khóa chuyên khoa đã luôn quan tâm và giúp đỡ tôi.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2020


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...............................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ .................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1.

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ ................................................. 3

1.1.1.

Khái niệm ........................................................................................ 3

1.1.2.

Các loại chất thải y tế ...................................................................... 3

1.1.2.1. Phân loại theo thành phần và tính chất nguy hại ....................... 3
1.1.2.2. Phân loại theo dạng tồn tại của chất thải ................................... 5
1.1.3.

Đối tƣợng chịu ảnh hƣởng của chất thải y tế .................................. 5


1.1.4.

Ảnh hƣởng của chất thải y tế .......................................................... 6

1.1.4.1. Ảnh hƣởng của CTYT tới sức khỏe........................................... 6
1.1.4.2. Ảnh hƣởng của chất thải y tế tới môi trƣờng ............................. 8
1.2.

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ.................................... 9

1.2.1.

Xử lý chất thải rắn ........................................................................... 9

1.2.2.

Xử lý chất thải lỏng ....................................................................... 10

1.2.3.

Xử lý chất thải khí ......................................................................... 10

1.3.

QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI ................................................ 11

1.3.1.

Một số quy định quản lý chất thải ................................................. 11


1.3.2.

Tại Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh ................. 13

1.3.2.1. Một vài nét về Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí
Minh

………………………………………………………………13


1.3.2.2. Thực trạng chất thải từ Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ
Chí Minh ................................................................................................. 13
1.2.1.3. Thực trạng quản lý chất thải....................................................... 18
1.3.3.

Quản lý chất thải y tế tại Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ƣơng .. 20

1.3.4.

Trên thế giới .................................................................................. 23

1.3.5.

Tại Việt Nam ................................................................................. 26

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 28
2.1.

ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 28


2.2.

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ................... 28

2.3.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 28

2.3.1.

Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 28

2.3.2.

Các chỉ số, biến số nghiên cứu ...................................................... 30

2.3.2.1. Biến số nghiên cứu thực trạng xử lý chất thải tại Viện kiểm
nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh.................................................... 30
2.3.2.2. Các biến số về thông tin, kiến thức, thực hành của đối tƣợng
phỏng vấn ................................................................................................ 33
2.3.2.3. Biến số đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn tại Viện kiểm
nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh.................................................... 40
2.3.3.

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ............................................................ 41

2.3.4.

Phƣơng pháp thu thập, xử lý số liệu ............................................. 42


2.3.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu................................................... 42
2.3.4.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ................................... 44
2.4.

ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .................................................. 45

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 46


3.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI
VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
......................................................................................................................... 46
3.1.1. Phân loại chất thải y tế ...................................................................... 46
3.1.1.1. Phân loại chất thải y tế theo tính chất nguy hại ......................... 46
3.1.1.2. Phân loại chất thải y tế theo dạng tồn tại ................................... 48
3.1.2. Chi phí xử lý chất thải y tế ................................................................ 49
3.1.2.1. Chi phí xử lý chất thải y tế theo dạng tồn tại ............................. 49
3.1.2.2. Chi phí xử lý chất thải theo tính chất nguy hại .......................... 50
3.1.3. Phân loại chất thải rắn y tế ................................................................ 51
3.1.4. Cách phân loại chất thải rắn y tế ....................................................... 52
3.1.5. Cách thu gom chất thải rắn y tế......................................................... 53
3.1.6. Vận chuyển chất thải rắn y tế ............................................................ 54
3.1.7. Lƣu giữ chất thải rắn ......................................................................... 54
3.1.8. Thực trạng kiến thức và thực hành về phân loại, thu gom, vận
chuyển, lƣu giữ chất thải rắn ....................................................................... 55
3.1.8.1. Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế.................................... 55
3.1.8.2. Kiến thức về thu gom chất thải rắn y tế ..................................... 58
3.1.8.3. Kiến thức về vận chuyển chất thải rắn y tế ................................ 59
3.1.8.4. Kiến thức về lƣu giữ chất thải rắn y tế ....................................... 60
3.1.8.5. Thực hành về phân loại chất thải rắn y tế .................................. 61

3.1.8.6. Thực hành về thu gom chất thải rắn y tế .................................... 62
3.1.8.7. Thực hành về vận chuyển chất thải rắn y tế............................... 63
3.1.8.8. Thực hành lƣu giữ chất thải rắn y tế .......................................... 63
3.2. XÂY DỰNG GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI VIỆN
KIỂM NGHIỆM THUỐC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................ 64


3.2.1. Tổng chi phí xử lý chất thải rắn y tế tại Viện kiểm nghiệm thuốc
thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018............................................................. 64
3.2.2. Phƣơng pháp xử lý chất thải y tế....................................................... 66
3.2.3. Xây dựng giải pháp xử lý chất thải tại Viện kiểm nghiệm ............... 67
3.3.3.1. Chi phí duy trì hoạt động của lò đốt VHI-18B .......................... 69
3.3.3.2. So sánh chi phí giữa thuê xử lý chất thải và chi phí đầu tƣ lò đốt
xử lý chất thải rắn .................................................................................... 72
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 74
4.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 74
4.2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI VIỆN KIỂM
NGHIỆM THUỐC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................... 77
4.3. XÂY DỰNG GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI VIỆN
KIỂM NGHIỆM THUỐC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................ 78
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 87


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt


BYT

Bộ Y Tế

BTNMT

Bộ Tài nguyên – Môi trƣờng

CSYT

Cơ sở y tế

CTR

Chất thải rắn

CTYT

Chất thải y tế

GMP

Good manufacturing practice

Thực hành sản xuất tốt

ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu


KT

Kiến thức

NVYT

Nhân viên y tế



Quy định

QLCTR

Quản lý chất thải rắn

TTLT

Thông tƣ liên tịch

VNĐ

Việt Nam đồng

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Một số hóa chất, nguyên liệu sử dụng trong kiểm nghiệm thuốc ...... 15
Bảng 1.2. Chất thải y tế theo giƣờng bệnh trên thế giới ..................................... 23
Bảng 1.3. Chất thải y tế tại một số thành phố, quốc gia trên thế giới ................. 24
Bảng 2.4. Các biến số nghiên cứu của mục tiêu 1 .............................................. 30
Bảng 2.5. Biến số về thông tin, kiến thức, thực hành của đối tƣợng phỏng vấn 34
Bảng 2.6. Các biến số nghiên cứu của mục tiêu 2 .............................................. 40
Bảng 2.7. Đặc điểm đối tƣợng tham gia khảo sát bằng bộ câu hỏi..................... 43
Bảng 2.8. Cách tính các chỉ số nghiên cứu ......................................................... 45
Bảng 3.9. Phân loại chất thải y tế theo tính chất nguy hại .................................. 46
Bảng 3.10. Phân loại chất thải y tế theo dạng tồn tại .......................................... 48
Bảng 3.11. Chi phí xử lý chất thải y tế theo dạng tồn tại.................................... 49
Bảng 3.12. Chi phí xử lý chất thải theo tính chất nguy hại................................. 50
Bảng 3.13. Dụng cụ, bao bì thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế .................. 51
Bảng 3.14. Phân loại chất thải rắn y tế................................................................ 52
Bảng 3.15. Thu gom chất thải rắn y tế ................................................................ 54
Bảng 3.16. Vận chuyển chất thải rắn y tế ........................................................... 54
Bảng 3.17. Lƣu giữ chất thải rắn......................................................................... 55
Bảng 3.18. Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế .......................................... 55
Bảng 3.19. Phân loại chất thải y tế thông thƣờng ............................................... 57
Bảng 3.20. Kiến thức về thu gom chất thải rắn y tế ............................................ 58
Bảng 3.21. Kiến thức về vận chuyển chất thải rắn y tế....................................... 59
Bảng 3.22. Kiến thức về lƣu giữ chất thải rắn y tế ............................................. 60
Bảng 3.23. Thực hành phân loại chất thải rắn y tế.............................................. 61
Bảng 3.24. Thực hành về thu gom chất thải rắn y tế .......................................... 62
Bảng 3.25. Thực hành về vận chuyển chất thải rắn y tế ..................................... 63



Bảng 3.26. Thực hành về lƣu giữ chất thải rắn y tế ............................................ 63
Bảng 3.27. Tổng chi phí xử lý chất thải rắn năm 2018 ....................................... 65
Bảng 3.28. Phƣơng pháp xử lý chất thải ............................................................. 66
Bảng 3.29. Chi phí mua lò đốt ............................................................................ 69
Bảng 3.30. Chi phí duy trì hoạt động của lò đốt VHI-18B ................................. 70
Bảng 3.31. Chi phí xây dựng khu vực lắp đặt lò đốt .......................................... 71
Bảng 3.32. So sánh chi phí giữa thuê xử lý chất thải và chi phí đầu tƣ lò đốt xử
lý chất thải rắn ..................................................................................................... 72

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Phân loại chất thải tại các cơ sở y tế ..................................................... 4
Hình 1.2. Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh .............................. 13
Hình 1.3. Một số hệ thống xử lý khí thải y tế ..................................................... 11
Hình 2.4. Sơ đồ nội dung nghiên cứu ................................................................. 29
Hình 3.5. Phân loại chất thải y tế theo dạng tồn tại (tỷ lệ %) ở Viện ................. 47
Hình 3.6. Tỷ lệ về dụng cụ, bao bì thu gom, vận chuyển chất thải rắn .............. 52
Hình 3.7. Tỷ lệ về thực trạng phân loại chất thải rắn y tế ................................... 53
Hình 3.8. Tỷ lệ đạt kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế .............................. 56
Hình 3.9. Tỷ lệ về kiến thức thu gom chất thải rắn............................................. 59
Hình 3.10. Tỷ lệ về kiến thức vận chuyển chất thải............................................ 60
Hình 3.11. Tỷ lệ thực hành phân loại chất thải ................................................... 62
Hình 3.12. Sơ đồ xử lý chất thải của VHI-18B ................................................... 68


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở
y tế. Theo Tổ chức y tế thế giới, 75-90% chất thải đƣợc tạo ra bởi các nhà cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, có thể so sánh với chất thải sinh hoạt đƣợc coi là
chất thải không nguy hại hay chất thải chăm sóc sức khoẻ nói chung. Còn 1025% chất thải y tế đƣợc coi là nguy hiểm và có thể gây ra nhiều rủi ro về môi

trƣờng và sức khoẻ. Do đó, chất thải y tế nếu không đƣợc phân loại, thu gom,
quản lý và xử lý đúng sẽ là nguồn lây lan bệnh tật, gây ảnh hƣởng lớn đến môi
trƣờng và sức khoẻ [31].
Xử lý chất thải y tế đang là một vấn đề mà nhiều quốc gia trong đó có Việt
Nam phải đối mặt. Các cơ sở trong hệ thống y tế từ bệnh viện đến các trung tâm
và Viện kiểm nghiệm đều phải thực hiện các hoạt động liên quan đến phân loại,
thu gom, xử lý chất thải y tế và số lƣợng chất thải này ngày càng tăng. Tính
riêng năm 2015, tổng lƣợng chất thải rắn y tế phát sinh từ các bệnh viện trong cả
nƣớc là 600 tấn/ngày. Tỷ lệ gia tăng chất thải y tế phụ thuộc vào tăng giƣờng
bệnh, phát triển các dịch vụ kỹ thuật và sự tiếp cận các dịch vụ y tế của ngƣời
dân. Các phƣơng pháp mà một số cơ sở đang áp dụng để xử lý chất thải rắn y tế
hiện nay là bằng lò đốt tại chỗ hoặc thuê công ty môi trƣờng đô thị đốt tập trung
[5].
Ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, trong số các đơn vị kiểm nghiệm
Nhà nƣớc mới chỉ có Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ƣơng, Viện kiểm nghiệm
thuốc thành phố Hồ Chí Minh và một số ít các Trung tâm kiểm nghiệm
Tỉnh/Thành phố có hệ thống xử lý chất thải phòng thí nghiệm còn đa phần là
thải trực tiếp ra môi trƣờng. Đối với các đơn vị sản xuất dƣợc phẩm đạt tiêu
chuẩn GMP, chất thải của nhiều Phòng kiểm tra chất lƣợng đƣợc xử lý chung với
hệ thống xử lý chất thải của bộ phận sản xuất chứ chƣa có hệ thống xử lý riêng
nên cũng còn có hạn chế nhất định cần đƣợc đánh giá cụ thể. Đặc biệt, hiện trạng
1


môi trƣờng ở các cơ sở sản xuất thuốc chƣa đạt tiêu chuẩn GMP còn ô nhiễm khá
trầm trọng, hiện tƣợng chất thải từ phòng kiểm tra chất lƣợng chƣa qua xử lý thải
trực tiếp ra môi trƣờng vẫn còn khá phổ biến. Tính đến thời điểm này, ở Việt Nam
chƣa có một nghiên cứu, khảo sát nào đánh giá cụ thể về chất thải rắn y tế và công
tác quản lý chất thải trong các đơn vị kiểm nghiệm thuốc.
Viện kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai cơ quan

đầu ngành kiểm nghiệm, trực thuộc Bộ Y tế, có chức năng kiểm nghiệm, giám
sát chất lƣợng thuốc, mỹ phẩm và các đối tƣợng khác có ảnh hƣởng trực tiếp đến
sức khỏe con ngƣời. Trong quá trình hoạt động gây phát sinh nhiều chất thải rắn
y tế. Tại Viện kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay công tác
quản lý chất thải y tế đã và đang hoàn thiện, công tác xử lý chất thải rắn y tế chủ
yếu là thuê đơn vị chức năng thu gom và xử lý, nƣớc thải y tế đƣợc xử lý tại
chỗ, khí thải chƣa có biện pháp xử lý cụ thể, hồ sơ quản lý môi trƣờng về chất
thải chƣa đầy đủ chƣa có quy trình cụ thể trong việc phân loại, thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải y tế tại Viện. Do đó chƣa đƣợc đánh giá cụ thể và mức
độ ảnh hƣởng đến môi trƣờng và sức khỏe của con ngƣời. Để làm căn cứ tiến
hành nghiên cứu "Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý chất thải y
tế tại Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018" tiến hành
với các mục tiêu:
1. Phân tích thực trạng việc xử lý chất thải y tế tại Viện kiểm nghiệm thuốc
thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
2. Đề xuất giải pháp xử lý chất thải y tế tại Viện kiểm nghiệm thuốc thành
phố Hồ Chí Minh, năm 2018.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1.

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ

1.1.1. Khái niệm
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa "chất thải y tế (CTYT) là tất cả các loại
chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, bao gồm cả các trung tâm nghiên cứu,
phòng thí nghiệm, và các hoạt động y tế tại nhà" [25]. Còn theo định nghĩa của

Bộ Y tế Việt Nam trong quy chế quản lý chất thải y tế, "chất thải y tế được
định nghĩa là tất cả vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ các cơ sở y tế,
bao gồm chất thải thông thường và chất thải y tế nguy hại" [4]. Định nghĩa do
Bộ Y tế Việt Nam đƣa ra cũng tƣơng tự nhƣ định nghĩa của WHO tuy nhiên
mới chỉ khu trú tại các cơ sở y tế.
Chất thải y tế có thể phát sinh từ các cơ sở y tế [5]:
- Khám chữa bệnh; điều dƣỡng và phục hồi chức năng; giám định y
khoa, pháp y, y dƣợc cổ truyền.
- Y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dân số kế hoạch hóa gia đình,
sức khỏe sinh sản.
- Kiểm nghiệm dƣợc, mỹ phẩm, sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế,
trang thiết bị y tế.
- Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.
- Nhà hộ sinh, trạm y tế
1.1.2. Các loại chất thải y tế
1.1.2.1. Phân loại theo thành phần và tính chất nguy hại
Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới chất thải có thể phân loại
thành chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thƣờng [31].
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe
con ngƣời và môi trƣờng nhƣ dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ
3


nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không
đƣợc tiêu hủy an toàn. Chất thải y tế nguy hại chiếm từ 10-25% tổng luợng
chất thải y tế [31].
Chất thải y tế thông thường là chất thải y tế không gây ra những vấn đề
nguy hiểm đặc biệt cho sức khoẻ con ngƣời và môi trƣờng. Chất thải thông
thƣờng đƣợc coi là tƣơng đƣơng với chất thải sinh hoạt và thƣờng phát sinh ở
các khu hành chính từ các hoạt động lau dọn, vệ sinh hàng ngày của các bệnh

viện. Chất thải y tế thông thuờng chiếm từ 75-90% tổng lƣợng chất thải y tế
[31].
5%
10%

Hoá chất (Rác thải y tế độc hại)
Nhiễm vi khuẩn (Rác thải y tế độc hại)
Rác thải y tế chung (Rác thải y tế
không độc hại)
85%

Hình 1.1. Phân loại chất thải tại các cơ sở y tế
Dựa theo khuyến cáo của WHO các quốc gia có thể những cách phân chia
chất thải chi tiết khác nhau. Ở Mỹ phân loại chất thải y tế thành 8 loại: Chất thải
cách ly (chất thải có khả năng truyền nhiễm mạnh); Những nuôi cấy và dự trữ
các tác nhân truyền nhiễm và chế phẩm sinh học liên quan; Những vật sắc nhọn
đƣợc dùng trong điều trị, nghiên cứu...; Máu và các sản phẩm của máu; Chất
thải động vật (xác động vật, các phần của cơ thể...); Các vật sắc nhọn không sử
dụng; Các chất thải gây độc tế bào; Chất thải phóng xạ [24].
Tại Việt Nam, theo hƣớng dẫn về quy định quản lý chất thải y tế thì chất
thải cũng đƣợc chia thành chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại [4].
4


1.1.2.2. Phân loại theo dạng tồn tại của chất thải
Ngoài cách phân loại theo tích chất thì chất thải còn đƣợc phân chia theo dạng
tồn tại thành 3 loại: chất thải rắn y tế, nƣớc thải y tế, chất thải khí y tế [4], [5].
Chất thải rắn y tế: Chất thải rắn y tế là chất thải ở thể rắn phát sinh từ các
hoạt động chẩn đoán, xét nghiệm, khám chữa điều trị, các nghiên cứu liên
quan,.. bao gồm chất thải thông thƣờng và chất thải nguy hại. Chất thải rắn y tế

sau khi phát sinh tại các nguồn đƣợc phân loại, thu gom, sau đó đƣợc vận
chuyển nội bộ đến nơi lƣu giữ tại các cơ sở y tế. Tiếp theo, tuỳ vào tính chất
độc hại, chất thải sẽ đƣợc xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến các cơ sở có khả
năng xử lý an toàn và cuối cùng sẽ đƣợc tiêu huỷ [4], [5].
Nước thải y tế: Nƣớc thải y tế là nƣớc thải phát sinh từ các hoạt động chăm
sóc và sinh hoạt tại các cơ sở y tế. Nƣớc thải y tế bao gồm nƣớc thải sinh hoạt và
khám chữa bệnh của bệnh viện đƣợc dẫn theo các đƣờng cống riêng vào bể thu
gom rồi bơm vào trạm xử lý nƣớc thải. Sau đó, tuỳ theo tính chất của từng loại,
nƣớc thải sẽ đƣợc xử lý loại bỏ rác, cát, chất lơ lửng,.. các chất hữu cơ và một
phần chất dinh dƣỡng; khử trùng, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo
các tiêu chuẩn qui định truớc khi xả thải ra môi trƣờng bên ngoài [4], [5].
Chất thải khí y tế: Chất thải khí y tế là khí phát sinh từ các phòng xét
nghiệm, kho hoá chất, dƣợc phẩm, các thiết bị sử dụng khí hoá chất độc hại tại
các cơ sở y tế và lò đốt chất thải rắn y tế. Chất thải khí phát sinh phải đƣợc xử
lý, đảm bảo tiêu chuẩn qui định trƣớc khi thải ra môi trƣờng [4], [5].
1.1.3. Đối tƣợng chịu ảnh hƣởng của chất thải y tế
Tất cả các cá nhân tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất thải y tế nguy hại
ở bên trong hay bên ngoài khuôn viên bệnh viện, tại tất cả các công đoạn từ phát
sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý đều chịu tác động xấu đến sức khoẻ, nếu
chất thải y tế không đƣợc quản lý đúng cách và các vấn đề về an toàn không đƣợc
quan tâm đúng mức [5].
5


Các đối tƣợng chịu ảnh hƣởng chính bao gồm: Kiểm nghiệm viên, y công,
nhân viên tại các đơn vị sản xuất, kiểm nghiệm dƣợc phẩm. Cán bộ, nhân viên y
tế: bác sĩ, y sĩ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý, sinh viên thực tập công nhân vận hành
các công trình xử lý chất thải,…. Nhân viên của các đơn vị hoạt động trong cơ
sở y tế: nhân viên công ty vệ sinh công nghiệp; nhân viên giặt là, nhân viên làm
việc ở khu vực nhà tang lễ, trung tâm khám nghiệm tử thi [5].

Các đối tƣợng khác bị ảnh hƣởng bao gồm: Ngƣời tham gia vận chuyển,
xử lý CTYT ngoài khuôn viên bệnh viện; ngƣời liên quan đến bãi chôn lấp rác
và ngƣời nhặt rác; Bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú; Ngƣời nhà bệnh nhân
và khách thăm; Học sinh, học viên học tập/thực tập tại các cơ sở y tế. Cộng đồng
và môi trƣờng xung quanh cơ sở y tế; Cộng đồng sống ở vùng hạ lƣu các con
sông tiếp nhận các nguồn chất thải của các cơ sở y tế chƣa đƣợc xử lý hoặc xử
lý chƣa đạt yêu cầu [5].
1.1.4. Ảnh hƣởng của chất thải y tế
1.1.4.1. Ảnh hưởng của CTYT tới sức khỏe
Ảnh hƣởng của chất thải lây nhiễm
Trong thành phần của chất thải lây nhiễm có thể chứa đựng một lƣợng rất
lớn các tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nhƣ tụ cầu, HIV, viêm gan
B, …. Các tác nhân truyền nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể ngƣời thông qua
các hình thức:
- Qua da (vết trầy xƣớc, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da);
- Qua các niêm mạc (màng nhầy);
- Qua đƣờng hô hấp (do xông, hít phải);
- Qua đƣờng tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải).
- Chất thải sắc nhọn đƣợc coi là loại chất thải rất nguy hiểm, gây tổn
thƣơng kép tới sức khỏe con ngƣời: vừa gây chấn thƣơng: vết cắt, vết đâm,
… vừa gây bệnh truyền nhiễm nhƣ viêm gan B, HIV,…[5].
6


Nƣớc thải bệnh viện nếu bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến
dịch bệnh cho con ngƣời và động vật qua nguồn nƣớc khi sử dụng nguồn nƣớc
này vào mục đích tƣới tiêu, ăn uống, …[5].
Ảnh hƣởng của chất thải hóa học nguy hại
Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ, nhƣng chất thải hóa học và dƣợc phẩm có thể gây
ra các nhiễm độc cấp, mãn tính, chấn thƣơng và bỏng, ... Hóa chất độc hại và

dƣợc phẩm ở các dạng dung dịch, sƣơng mù, hơi, … có thể xâm nhập vào cơ thể
qua đƣờng da, hô hấp và tiêu hóa, ... gây bỏng, tổn thƣơng da, mắt, màng nhầy
đƣờng hô hấp và các cơ quan trong cơ thể nhƣ: gan, thận, …[5].
Các chất khử trùng, thuốc tẩy nhƣ có chứa clo, các hợp chất natri
hypoclorua có tính ăn mòn cao. Thủy ngân khi xâm nhập vào cơ thể có thể liên
kết với những phân tử nhƣ acid nucleic, protein,… làm biến đổi cấu trúc và ức
chế hoạt tính sinh học của tế bào. Nhiễm độc thủy ngân có thể gây thƣơng tổn
thần kinh với triệu chứng run rẩy, khó diễn đạt, giảm sút trí nhớ, … và nặng hơn
nữa có thể gây liệt, nghễnh ngãng, với liều lƣợng cao có thể gây tử vong [5].
Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể con ngƣời bằng các con
đƣờng: tiếp xúc trực tiếp, hít phải bụi và các sol khí, qua da, qua đƣờng tiêu hóa,
tiếp xúc trực tiếp với chất thải dính thuốc gây độc tế bào, tiếp xúc với các chất tiết
ra từ ngƣời bệnh đang đƣợc điều trị bằng hóa trị liệu [5].
Tuy nhiên, mức độ gây nguy hiểm của các chất thải này còn phụ thuộc nhiều
vào hình thức phơi nhiễm. Một số chất gây độc tế bào gây tác hại trực tiếp tại
nơi tiếp xúc đặc biệt là da và mắt với các triệu chứng thƣờng gặp nhƣ chóng mặt,
buồn nôn, nhức đầu và viêm da. Đây là loại chất thải y tế cần đƣợc xử lý đặc
biệt để tránh ảnh hƣởng xấu của chúng tới môi trƣờng và con ngƣời [5].
Ảnh hƣởng của chất thải phóng xạ
Ảnh hƣởng của chất thải phóng xạ tùy thuộc vào loại phóng xạ, cƣờng độ và
thời gian tiếp xúc. Các triệu chứng hay gặp là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn

7


nôn và nôn nhiều bất thƣờng, … ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể gây ung thƣ
và các vấn đề về di truyền [5].
Các chất thải phóng xạ cần đƣợc quản lý đúng qui trình, tuân thủ đúng thời
gian lƣu giữ để tránh ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nhóm có nguy cơ cao là nhân
viên y tế hoặc những ngƣời làm nhiệm vụ vận chuyển và thu gom rác phải tiếp xúc

với chất thải phóng xạ trong điều kiện thụ động [5].
Ảnh hƣởng của bình chứa áp suất
Đặc điểm chung của các bình chứa áp suất là tính trơ, ở điều kiện bình
thƣờng không gây nguy hại, nhƣng khi thiêu đốt hay bị thủng dễ gây cháy, nổ
[5].
1.1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường
Đối với môi trƣờng đất
Quản lý CTYT không đúng quy trình, chôn lấp CTYT không tuân thủ các
quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại,…
gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn [5].
Đối với môi trƣờng không khí
CTYT từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây ra tác
động xấu tới môi trƣờng không khí. Trong các khâu phân loại - thu gom - vận
chuyển, CTYT có thể phát tán vào không khí bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh,
hơi dung môi, hóa chất,... Trong khâu xử lý, CTYT có thể phát sinh ra các chất
khí độc hại nhƣ dioxin, furan,… từ lò đốt và CH , NH , H2S,… từ bãi chôn lấp
[5].
Đối với môi trƣờng nƣớc
CTYT chứa nhiều chất độc hại và các tác nhân gây bệnh có khả năng lây
nhiễm cao nhƣ: chất hữu cơ, hóa chất độc hại, kim loại nặng và các vi khuẩn
Samonella, Coliform, Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn Gram âm đa kháng thuốc,

8


… Nếu không đƣợc xử lý trƣớc khi xả thải sẽ gây ra một số bệnh nhƣ: tiêu chảy,
lỵ, tả, thƣơng hàn, viêm gan A, …[5].
1.2.

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

Chất thải y tế đƣợc chia thành nhiều loại nhƣng nhìn chung, có các hƣớng

xử lý đƣợc phân chia dựa trên trạng thái của chất thải y tế [5].
1.2.1. Xử lý chất thải rắn
Ngày nay có nhiều cách thức xử lý chất thải rắn trong Viện. Việc lựa chọn
đúng cách thức xử lý rác đem lại nhiều lợi ích, giúp xử lý hiệu quả chất thải
theo cách tiết kiệm nhất. Các giải pháp xử lý chất thải rắn y tế có thể đƣợc khái
quát thành sáu nhóm chính sau [5]:
 Công nghệ lò đốt
 Xử lý bằng nồi hấp
 Tiệt trùng bằng hóa chất
 Công nghệ lò vi sóng
 Công nghệ sinh học
 Chất phóng xạ
Mục đích của việc xử lý chất thải y tế là loại bỏ những đặc tính nguy hiểm
nhƣ lây nhiễm, truyền bệnh để biến chúng thành chất thải thông thƣờng và có
thể xử lý giống nhƣ các loại rác phổ thông khác nhƣ chôn xuống đất hoặc cho
thoát vào hệ thống nƣớc thải. Từng chính phủ sẽ có quy định cụ thể đối với cách
thức xử lý chất thải y tế, các quy định này phù hợp với hƣớng dẫn chung về xử
lý chất thải y tế của những tổ chức mang tính toàn cầu nhƣ Liên hợp quốc, Tổ
chức y tế thế giới. Hiện quả của từng hình thức xử lý chất thải y tế đƣợc đo
lƣờng qua những chỉ số kiểm nghiệm chất vi sinh. Chỉ số này sử dụng để xác
định sự tồn tại của các chất vi sinh gây hại. Một hệ thống xử lý chất thải y tế tốt

9


phải đảm bảo không còn dấu hiệu nào cho thấy còn lƣợng lớn chất vi sinh chƣa
đƣợc xử lý [5].
1.2.2. Xử lý chất thải lỏng

Hiện nay, việc xử lý nƣớc thải y tế đã đƣợc các cơ sở y tế quan tâm, đầu tƣ
nhằm đảm bảo yêu cầu sau khi xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc
thải y tế. Theo đó, căn cứ vào các thành phần ô nhiễm đặc trƣng, nồng độ các
chất ô nhiễm, khối lƣợng nƣớc thải phát sinh tại mỗi Cơ sở y tế, yêu cầu chất
lƣợng của nƣớc thải y tế khi thải ra môi trƣờng … mà chủ đầu tƣ áp dụng, lựa
chọn công nghệ/phƣơng pháp xử lý phù hợp [5].
Trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam không áp dụng một công nghệ duy nhất,
mà áp dụng nhiều giải pháp công nghệ khác nhau để xử lý an toàn và triệt để
nƣớc thải y tế cho các Cơ sở y tế đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng.
Hiện Việt Nam đang áp dụng một số nhóm công nghệ/phƣơng pháp xử lý nƣớc
thải y tế nhƣ [5]:
- Bãi lọc trồng cây (dòng chảy ngang, dòng chảy đứng) kết hợp bể lọc yếm
khí;
- Hồ sinh học ổn định;
- Lọc sinh học nhỏ giọt (Biophil);
- Bùn hoạt tính trong bể hiếu khí (Aerotank);
- Xử lý nƣớc thải theo nguyên tắc AAO (yếm khí/anarobic - thiếu
khí/anoxic - hiếu khí/oxic);
- Xử lý nƣớc thải theo nguyên tắc hiếu khí - thiếu khí trong các công trình.
1.2.3. Xử lý chất thải khí
Chất thải khí có nhiều phƣơng pháp xử lý dựa trên cơ chế hấp phụ hoặc
làm biến tính chất thải trong khí thải. Một số phƣơng pháp hay sử dụng nhƣ:
 Tháp hấp phụ
 Tháp gia nhiệt
10


Hình 1.2. Một số hệ thống xử lý khí thải y tế
1.3.


QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI

1.3.1. Một số quy định quản lý chất thải
Theo thông tƣ 36/2015 của BTNMT, một số quy định quản lý chất thải y tế
đƣợc trình bày nhƣ sau:
Khái niệm quản lý CTYT
Quản lý CTYT là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom,
vận chuyển, lƣu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy CTYT và
kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Quy định phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý CTRYT
- Phân loại CTYT là hoạt động phân tách chất thải thành các nhóm và đƣa vào
các dụng cụ chứa theo quy định. Bất kỳ ai làm phát sinh chất thải đều phải thực
hiện việc phân loại ngay tại nguồn. Từng loại chất thải phải đựng trong các túi
và thùng có mã màu kèm biểu tƣợng theo đúng quy định.
- Thu gom CTYT là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lƣu giữu tạm thời
chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế. Mỗi loại chất thải đƣợc
thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu quy định và phải có nhãn hoặc
ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải. Các CTYT nguy hại (CTYTNH) không
đƣợc để lẫn trong chất thải thông thƣờng. Tần suất thu gom ít nhất 1 lần trong

11


ngày và khi cần. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải đƣợc xử lý ban đầu tại
nơi phát sinh chất thải.
- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh tới nơi
xử lý ban đầu, lƣu giữ, tiêu hủy. CTYTNH và chất thải thông thƣờng phát sinh
tại các khoa, phòng phải đƣợc vận chuyển riêng về nơi lƣu giữ chất thải của cơ
sở y tế ít nhất 1 lần một ngày và khi cần. Khi vận chuyển CTYTNH ra ngoài cơ
sở y tế phải sử dụng phƣơng tiện vận chuyển chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh,

đúng quy định.
- Lƣu giữ chất thải trong các cơ sở y tế: CTYTNH và chất thải thông thƣờng
phải lƣu giữ trong các buồng riêng biệt. Chất thải tái sử dụng, tái chế phải đƣợc
lƣu giữ riêng.
- Tái chế, tái sử dụng chất thải rắn thông thƣờng: chất thải thông thƣờng đƣợc tái
chế phải đảm bảo không có yếu tố lây nhiễm và các chất hóa học nguy hại gây
ảnh hƣởng cho sức khỏe. Chất thải đƣợc phép tái chế, tái sử dụng chỉ cung cấp
cho các tổ chức, cá nhân có giấy phép hoạt động và có chức năng tái chế chất
thải.
- Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ
lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trƣớc khi vận chuyển tới nơi lƣu giữ
hoặc tiêu hủy.
- Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất
khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng
Quy định tiêu chuẩn các dụng cụ bao bì đựng và vận chuyển CTRYT
- Màu sắc của dụng cụ chứa đựng CTYT phải theo mã màu sắc phù hợp
với từng loại chất thải, gồm: màu vàng đựng chất thải lây nhiễm, màu đen đựng
chất thải hóa học nguy hại và chất phóng xạ, màu xanh đựng chất thải thông
thƣờng và các bình áp suất nhỏ, màu trắng đựng chất thải tái chế.
- Túi, hộp, thùng đựng CTYT phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế, chất liệu,
có mã màu sắc và biểu tƣợng chỉ lọai chất thải phù hợp theo quy định.
12


- Xe vận chuyển chất thải phải đảm bảo các tiêu chuẩn: có thành, có nắp,
có đáy kín, dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ
làm khô.
1.3.2. Tại Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh
1.3.2.1. Một vài nét về Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh
Viện kiểm nghiệm thuốc Hồ Chí Minh là một trong hai cơ quan đầu ngành

kiểm nghiệm, trực thuộc Bộ Y tế, có chức năng kiểm nghiệm, giám sát chất
lƣợng thuốc, mỹ phẩm và các đối tƣợng khác có ảnh hƣởng trực tiếp đến sức
khỏe con ngƣời; giúp Bộ trƣởng Bộ Y tế chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật
chuyên ngành kiểm nghiệm đối với hệ thống kiểm nghiệm tại các tỉnh thành
phía Nam từ Đà Nẵng trở vào. Viện đã đƣợc VILAS công nhận đạt tiêu chuẩn
ISO/IEC 17025:2005 trong lĩnh vực dƣợc (2002), hiệu chuẩn đo lƣờng (2007)
và Bộ Y tế công nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt phòng thí nghiệm GLP
(Good Laboratory Practice) [14].

Hình 1.3. Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh
1.3.2.2. Thực trạng chất thải từ Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí
Minh
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành Dƣợc Việt Nam, để quản lý
tốt chất lƣợng thuốc thì hàng năm hệ thống kiểm nghiệm đã phải tiến hành kiểm
13


nghiệm hàng trăm nghìn mẫu các loại trong đó riêng hệ thống kiểm nghiệm Nhà
nƣớc bình quân đã kiểm nghiệm khoảng 40.000 mẫu/năm. Tính đến nay, cả
nƣớc ta có khoảng trên 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc có phòng kiểm tra chất
lƣợng. Tất cả các phòng kiểm tra chất lƣợng của các doanh nghiệm này đảm
nhận kiểm tra 100% nguyên liệu đầu vào và 100% sản phẩm trƣớc khi xuất
xƣởng với số lƣợng mẫu kiểm nghiệm rất lớn.
Ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, trong số các đơn vị kiểm nghiệm
Nhà nƣớc mới chỉ có Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ƣơng, Viện kiểm nghiệm
thuốc thành phố Hồ Chí Minh và một số ít các Trung tâm kiểm nghiệm
tỉnh/thành phố có hệ thống xử lý chất thải phòng thí nghiệm còn đa phần là thải
trực tiếp ra môi trƣờng. Đối với các đơn vị sản xuất dƣợc phẩm đạt tiêu chuẩn
GMP, chất thải của nhiều Phòng kiểm tra chất lƣợng đƣợc xử lý chung với hệ
thống xử lý chất thải của bộ phận sản xuất chứ chƣa có hệ thống xử lý riêng nên

cũng còn có hạn chế nhất định cần đƣợc đánh giá cụ thể. Đặc biệt, hiện trạng
môi trƣờng ở các cơ sở sản xuất thuốc chƣa đạt tiêu chuẩn GMP còn ô nhiễm
khá trầm trọng, hiện tƣợng chất thải từ phòng kiểm tra chất lƣợng chƣa qua xử
lý thải trực tiếp ra môi trƣờng vẫn còn khá phổ biến.
Hoạt động kiểm nghiệm chất lƣợng thuốc là hoạt động đặc thù vì sử dụng
nhiều dung môi bay hơi, không bay hơi, tan trong nƣớc hoặc không tan trong
nƣớc, nhiều hóa chất, thuốc thử tan trong nƣớc/không tan trong nƣớc và đối
tƣợng thử nghiệm là nguyên liệu và sản phẩm thuốc. Do vậy, trong nƣớc thải
của một phòng kiểm nghiệm thuốc thƣờng chứa các chất độc hại tan trong nƣớc,
các acid vô cơ, kiềm và không tan trong nƣớc trong đó phải kể đến các loại dung
môi, các thuốc gây độc tế bào nhự Carboplatin, Cisplatin, Doxorubicin,
Etopoide, Vinblastin, Vincristin .… và trong khí thải có chứa các khí tạo ra
trong quá trình kiểm nghiệm nhƣ: CO, SO2, NOx,…. cũng nhƣ các chất vô cơ
bay hơi nhƣ: acid nitric, acid hydrocloric…. và các dung môi bay hơi độc hại

14


×