Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.28 KB, 10 trang )

HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 186-195
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0039

THỰC TRẠNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Hồ Văn Dũng* và Nguyễn Thị Ngọc Bé
Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên
sư phạm trước yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực học
sinh. Tổng số 442 sinh viên Khoa Tâm lí – Giáo dục, Khoa Giáo dục Tiểu học và Khoa Giáo
dục mầm non của trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế tham gia vào nghiên cứu thông
qua việc trả lời bộ trắc nghiệm giao tiếp của V.P Dakharov, bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Kết
quả nghiên cứu cho thấy kĩ năng giao tiếp của sinh viên còn hạn chế, đa số ở mức trung bình
và mức thấp; không có sự khác biệt về mức độ kĩ năng giao tiếp ở sinh viên nam, sinh viên
nữ, sinh viên giới tính thứ 3 và giữa các ngành học. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để nhà
trường, giảng viên xây dựng được các biện pháp nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho sinh
viên một cách có hiệu quả. Mặt khác, giúp sinh viên nhận thức đúng về thực trạng kĩ năng
giao tiếp của bản thân, từ đó có ý thức trong việc rèn luyện để nâng cao kĩ năng giao tiếp.
Từ khóa: giao tiếp, kĩ năng giao tiếp, sinh viên sư phạm, Đại học Sư phạm, Đại học Huế.

1.

Mở đầu

Kĩ năng giao tiếp (KNGT) được hiểu là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức về quá
trình giao tiếp, về những yếu tố tham gia và tác động tới quá trình này cũng như sử dụng có hiệu
quả và phối hợp hài hòa các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và phương tiện kĩ thuật


để đạt mục đích đã định trong giao tiếp [1]. KNGT chiếm vị trí vô cùng quan trọng đối với cuộc
sống thực tiễn, hoạt động lao động của con người, phương tiện để con người hợp tác cùng nhau,
hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan trọng của con người.
Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao tiếp có kết quả, con người cần có kĩ năng giao
tiếp, nhưng như I.C.Vapilic đã nói: “Giao thiệp với mọi người là một nghệ thuật mà không phải
ai cũng nắm được. Bất kì ai cũng phải học điều đó” [2]. Ở New Zealand, chương trình giáo dục
đã chú ý xây dựng giáo dục các KNGT cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, mục tiêu của giáo dục
New Zealand là làm thế nào giúp trẻ tự tin vào bản thân, khoẻ mạnh về thể chất và tâm hồn, có
khả năng giao tiếp và tôn trọng tri thức [3]. Một trong bốn trụ cột của nền giáo dục toàn cầu trong
thế kỉ XXI đã được UNESCO đề xuất là “học để cùng chung sống” và được coi là một trong
những trụ cột quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại [4]. Một trong những kĩ năng (KN) toàn
cầu đòi hỏi ở mỗi con người hoàn thiện là phải có “KNGT”. Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh cùng
với Phòng thương mại và công nghiệp có sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học và
Hội đồng giáo dục quốc gia Úc đã xuất bản cuốn KN hành nghề cho tương lai. Các KN hành nghề
do cuốn sách trình bày bao gồm 8 KN trong đó KNGT là một KN được đề cập đầu tiên. Điều đó
cho thấy vai trò quan trọng của KNGT trong xã hội [5].
Ngày nhận bài: 28/2/2020. Ngày sửa bài: 7/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020.
Tác giả liên hệ: Hồ Văn Dũng. Địa chỉ e-mail:

186


Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Ở Việt Nam, có khá nhiều công trình nghiên cứu về KNGT, cụ thể nghiên cứu KNGT của
sinh viên (SV) dưới góc độ KNGT sư phạm và các KN nghiệp vụ sư phạm của SV có các công
trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Hoàn, Hoàng Anh (1999), Nguyễn Văn Luỹ và Lê
Quang Sơn (2014); Nguyễn Thị Thanh Bình và Vũ Thị Ngọc Tú (2017);… [6-8]. Trần Trọng
Thủy với bài Tình người, giao tiếp và văn hóa giao tiếp (1998) đã phân tích mối quan hệ giữa
tình người, văn hóa và giao tiếp. Giao tiếp chính là phương tiện thể hiện tình người, là hình thức

tác động qua lại của con người trong quá trình sống và hoạt động cùng nhau [9]. Tác giả Lò Thị
Mai Thoan (2005) cho rằng khả năng giao tiếp là một khả năng rất quan trọng đối với người làm
nghề dạy học và có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động mà người giáo viên tiến hành như: dạy
học và giáo dục,... [10].
Về vấn đề trở ngại trong giao tiếp của SV và SV sư phạm cũng được các nhà nghiên cứu
quan tâm. V.A. Cancalic (1987) khi nghiên cứu giao tiếp sư phạm đã nêu ra một số trở ngại trong
giao tiếp của SV sư phạm như: Không biết cách dàn xếp, tổ chức một cuộc tiếp xúc; không hiểu
lập trường của đối tượng giao tiếp; thụ động trong giao tiếp; có tâm trạng lo lắng, sợ hãi; lúng
túng khi điều khiển trạng thái tâm lí của bản thân trong giao tiếp; không biết cách xây dựng mối
quan hệ qua lại và đổi mới mối quan hệ đó tùy theo nhiệm vụ sư phạm; bắt chước máy móc cách
ứng xử của các giáo viên [11]. Njumbwa (2008) thì lại giải thích vì thời gian trên lớp hạn chế,
nên giáo viên chỉ hướng dẫn được những kĩ năng kĩ thuật cơ bản nên dẫn đến việc kĩ năng giao
tiếp của SV không được tốt [12]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình (1996) cũng
cho thấy trở ngại thường gặp ở SV khi giao tiếp thuộc về KNGT: “Lúng túng khi điều khiển giao
tiếp với học sinh” và “Chưa làm chủ trạng thái tâm lí của bản thân” [11]. Kết quả nghiên cứu của
Đậu Minh Long (2007) đã chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho SV sư phạm năm thứ nhất gặp
nhiều trở ngại trong giao tiếp là do thiếu kiến thức về giao tiếp và chưa được trang bị, rèn luyện
về các KNGT [13]. Tác giả Huỳnh Cát Dung (2010) nghiên cứu về Trở ngại tâm lí trong giao
tiếp của SV với giảng viên cho thấy: khi giao tiếp với giảng viên, SV gặp rất nhiều trở ngại về mặt
tâm lí, biểu hiện của các trở ngại này rất đa dạng như không dám phát biểu ý kiến, phát biểu lí nhí
khi có yêu cầu, nói chuyện trong lớp. Những biểu hiện này làm cản trở quá trình giao tiếp giữa
giảng viên và SV, ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV, thậm chí làm mất đi sự năng động và
khả năng diễn đạt ý kiến của SV. Nguyên nhân dẫn đến các trở ngại tâm lí trên là: khả năng diễn
đạt ý kiến kém, thiếu tự tin vì hiểu biết môn học còn hạn chế, tính cách nhút nhát, sợ phát biểu
trước đông người [14]. Nhìn chung, vấn đề KNGT đã được nhiều nhà xã hội học, tâm lí học
nghiên cứu trên bình diện lí luận và thực tiễn. Về mặt lí luận, các công trình đã được đề cập đến
những vấn đề lí luận về KNGT trong tâm lí học như khái niệm KNGT, vai trò, ý nghĩa của KNGT
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người nói chung, SV sư phạm nói riêng. Về mặt
thực tiễn, đã có những công trình đã đề cập đến những vấn đề khó khăn và trở ngại về KNGT,
phát triển KNGT và những tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp cho nhiều đối tượng nghiên

cứu trong đó có SV sư phạm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu, bài viết nào phân tích thực trạng
KNGT của SV Đại học sư phạm (ĐHSP), Đại học (ĐH) Huế.
Bài viết tập trung đánh giá thực trạng KNGT của SV trường ĐHSP, ĐH Huế (thông qua việc
khảo sát dưới lát cắt tổng quát, và dưới các lát cắt khác nhau, bao gồm giới tính, khoa, chuyên
ngành). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng, bài viết đề xuất các hướng nghiên cứu nhằm
phát triển và nâng cao KNGT cho SV sư phạm.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu
Để đánh giá KNGT của SV trường ĐHSP, ĐH Huế, chúng tôi đã sử phương pháp trắc nghiệm
187


Hồ Văn Dũng* và Nguyễn Thị Ngọc Bé

là chính. Trắc nghiệm được sử dụng là bộ trắc nghiệm giao tiếp gồm 80 câu hỏi của V.P. Dakharov [7].
* Trắc nghiệm giao tiếp của V.P. Dakharov gồm 80 câu hỏi chia thành 10 nhóm KN: KN
thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp; KN cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp;
KN lắng nghe đối tượng giao tiếp; KN tự chủ cảm xúc, hành vi; KN điều khiển đối tượng giao
tiếp; KN diễn đạt cụ thể, dễ hiểu; KN linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp; KN thuyết phục đối
tượng trong giao tiếp; KN điều khiển quá trình giao tiếp; Sự nhạy cảm trong giao tiếp.
Cách tính điểm: Mỗi câu hỏi tình huống giao tiếp có 3 mức điểm: 2, 1, 0. Điểm 2: Có năng
lực tương ứng và thường xuyên biểu hiện trong quá trình giao tiếp. Điểm 1: Năng lực giao tiếp
xuất hiện không thường xuyên hoặc đôi khi mới xuất hiện trong quá trình giao tiếp. Điểm 0:
Không có dấu hiệu của KN tương ứng (các dấu hiệu của KNGT không biểu hiện trong quá tình
giao tiếp). Mỗi KNGT được biểu hiện qua 8 tình huống giao tiếp đặc thù, điểm số cao nhất của
mỗi KN là 16 điểm, thấp nhất là 0 điểm. Thang đánh giá mỗi KNGT theo 5 mức sau: Từ 1,88 2,0 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức rất cao. Từ 1,5 - 1,87 điểm: Dấu hiệu của KNGT

biểu hiện ở mức cao. 1,0- 1,49 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức trung bình. Từ 0,63 0,99 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức thấp. Từ 0 - 0,62 điểm: Dấu hiệu của KNGT
biểu hiện ở mức rất thấp. Trắc nghiệm có độ tin cậy cao với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,85,
Cronbach alpha của từng nhóm KN là từ 0,75 đến 0,90. Kết quả này chứng tỏ thang đo có tính
hiệu lực và độ tin cậy đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện ở 442 SV Khoa Tâm lí - Giáo dục, Khoa Giáo dục Tiểu học và
Khoa Giáo dục Mầm non, trong đó Khoa Tâm lí - Giáo dục có 99 SV, Khoa Giáo dục Tiểu học
181 SV và Khoa giáo dục mầm non là 162 SV. SV nam là 62, SV nữ là 374, giới tính khác (giới
tính thứ 3) có 6 SV. Kết quả được xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0

2.2.

Kết quả nghiên cứu và bàn luận

2.2.1. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
dưới lát cắt tổng quát
KNGT của SV trường ĐHSP, ĐH Huế được tính điểm dựa trên kết quả điều tra theo Trắc
nghiệm giao tiếp của V.P. Dakharov bao gồm 80 câu hỏi chia thành 10 nhóm KN. Kết quả nghiên
cứu dưới lát cắt tổng quát được thể hiện ở Biểu đồ 1.
Kết quả nghiên cứu về mức độ KNGT ở SV trường ĐHSP, ĐH Huế ở Biểu đồ 1 cho thấy
phần lớn SV có KNGT ở mức trung bình và thấp. Cụ thể: nhóm “KN cân bằng nhu cầu của chủ
thể và đối tượng giao tiếp” có mức độ thấp nhất trong tổng số 10 nhóm KN. 9 nhóm KN còn lại
nằm ở mức trung bình dao động từ 1,01 – 1,30. Mức độ chênh lệch giữa điểm trung bình cao nhất
và thấp nhất không nhiều.
Kết quả này có sự đồng nhất với các nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước. Cụ thể,
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Toàn (2011) về KNGT của học viên trường Trung cấp cảnh
sát nhân dân II cho thấy đa số học viên của trường chỉ đạt ở mức trung bình về KNGT [15]. Kết
quả nghiên cứu của Châu Thúy Kiều (2010) về KNGT của SV sư phạm trường Cao đẳng Cần
Thơ cho thấy chỉ có KN linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp đạt mức độ khác, 9 KNGT còn lại đạt
mức độ trung bình [16]. Nghiên cứu của Lê Đức Thọ (2018) về thực trạng KNGT của SV trường
Cao đẳng nghề Đà Nẵng chỉ ra rằng trong tổng số 200 SV được khảo sát, không có SV nào đạt

KNGT ở mức độ tốt, 71,5% SV có KNGT ở mức độ trung bình, mức độ khá là 10,5% SV và yếu
là 18% SV [17]. Hay nghiên cứu của Lê Quang Sơn và Nguyễn Thị Diễm (2008) về đặc điểm
giao tiếp của SV trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị cho thấy phần lớn SV có KNGT ở mức
trung bình và trung bình thấp, cụ thể là 50,28% SV có KNGT ở mức trung bình, 26,81% ở mức
trung bình thấp. Tỉ lệ SV đạt mức độ cao rất ít, chiếm 0,97% trong tổng số SV [18]. Một nghiên
188


Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

cứu về KNGT của SV năm thứ nhất tại Đại học Giáo dục, Winneba dựa trên các bài tập ở lớp và
kiểm tra cuối học kì cho thấy hầu hết SV đại học năm thứ nhất đều sử dụng KNGT viết không
hiệu quả [19].
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này không đồng nhất với nghiên cứu của một số nghiên cứu
trên thế giới. Rosenfeld và cộng sự (1995) đã kiểm tra nghịch đảo của nghiên cứu Chesebro (1992)
về những nguy cơ e ngại trong giao tiếp, bằng cách xem xét sự e ngại giao tiếp giữa các SV. Kết
quả nghiên cứu lập luận rằng các SV có sự e ngại rất thấp và có mức độ giao tiếp tốt khi nói theo
nhóm hoặc với mọi người [20]. Zanaton Haji Iksan và cộng sự (2011) nghiên cứu trên 533 SV
năm cuối tại Đại học Kebangsaan Malaysia (UKM) cho thấy KNGT của SV ở mức độ tốt, với
điểm trung bình là 3,89, mặt khác nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh KNGT là một trong những yếu
tố của KN chung rất cần thiết trong SV đại học [21].

KNGT của sinh viên
1.3

KN10
KN9

1.13


KN8

1.13
1.22

KN7

1.28

KN6

1.22

KN5
KN4
KN3
KN2
KN1

1.01
1.05

0.98
1.06

Biểu đồ 1. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm,
Đại học Huế dưới lát cắt tổng quát
Chú thích:
KN1: Thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp


KN6: Diễn đạt cụ thể, dễ hiểu

KN2: Cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp

KN7: Linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp

KN3: Lắng nghe đối tượng giao tiếp

KN8: Thuyết phục đối tượng trong giao tiếp

KN4: Tự chủ cảm xúc, hành vi

KN9: Điều khiển quá trình giao tiếp

KN5: Điều khiển đối tượng giao tiếp

KN10: Sự nhạy cảm trong giao tiếp

Kết quả nghiên cứu về thực trạng KNGT của SV trường ĐHSP, ĐH Huế dưới lát cắt tổng
quát cho thấy mức độ KNGT của SV khá thấp. Nguyên nhân lí giải ở đây là do các em chưa được
trang bị đầy đủ về mặt nhận thức, tri thức về KNGT. Bên cạnh đó, cũng có thể do yếu tố văn hoá
vùng miền, thành phố Huế là một thành phố thuộc miền Trung với đặc trưng không ồn ào, sôi
động và bình yên, điều này dẫn đến sự thiếu năng động và tự tin trong quá trình giao tiếp của SV
đang sống và học tập ở đây. Thực trạng này cho thấy SV trường ĐHSP, ĐH Huế cần được quan
tâm và rèn luyện KNGT thường xuyên hơn. Nếu vấn đề KNGT không cải thiện và quan tâm đúng
mức thì khi ra trường SV sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống.
189


Hồ Văn Dũng* và Nguyễn Thị Ngọc Bé


2.2.2. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế dưới
lát cắt giới tính
Để đánh giá sự khác biệt về giới tính và các KNGT, chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê
SPSS phiên bản 20.0 tiến hành phép kiểm định phương sai một yếu tố Anova. Kết quả so sánh
điểm trung bình của từng KN xét trên bình diện giới tính được trình bày cụ thể ở Bảng 1.
Dữ liệu nghiên cứu ở Bảng 1 cho thấy thực trạng KNGT của SV trường ĐHSP, ĐH Huế xét
theo lát cắt giới tính không có sự khác biệt giữa nam, nữ và giới tính thứ 3 (tất cả các KNGT đều
có kết quả p > 0,05). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy KNGT biểu hiện ở mức trung bình và ở
mức thấp. KNGT ở mức trung bình và ở mức thấp. Đặc biệt là “KN cân bằng nhu cầu của chủ thể
và đối tượng giao tiếp” ở SV nữ dưới mức trung bình (với ĐTB = 0,97). 9 KN còn lại có ĐTB
dao động từ 1,04 - 1,30. Tương tự, ở nam giới và giới tính thứ 3, KNGT của SV có ĐTB dao động
từ 1,01 – 1,38. Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy, dường như SV chưa biết cân bằng nhu cầu của
bản thân trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Bên cạnh đó, SV còn hạn chế về khả năng tự
kiềm chế và khả năng tự chủ cảm xúc, hành vi và nhạy cảm trong giao tiếp. Trong quá trình giao
tiếp, SV thường ít chủ động điều khiển quá trình giao tiếp, ít linh hoạt, mềm dẻo và tự chủ.
Bảng 1. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm,
Đại học Huế dưới lát cắt giới tính
Nữ

Nam

Giới tính thứ 3

Các
nhóm kĩ
năng

Số
lượng


ĐTB

Thứ
bậc

Số
lượng

ĐTB

Thứ
bậc

Số
lượng

ĐTB

Thứ
bậc

F

P

KN 1

374


1,05

6

62

1,11

7

6

1,13

7

1,436

0,23

KN 2

374

0,97

9

62


1,01

9

6

1,15

6

1,27

0,28

KN 3

374

1,04

7

62

1,08

8

6


1,15

6

0,90

0,44

KN 4

374

1,01

8

62

1,01

9

6

1,04

8

0,07


0,97

KN 5

374

1,22

4

62

1,26

2

6

1,21

3

0,80

0,43

KN 6

374


1,29

2

62

1,24

3

6

1,17

5

1,17

0,32

KN 7

374

1,23

3

62


1,20

4

6

1,27

2

0,52

0,64

KN 8

374

1,12

5

62

1,17

5

6


1,17

5

0,86

0,46

KN 9

374

1,12

5

62

1,14

6

6

1,19

4

0,40


0,75

KN 10

374

1,30

1

62

1,28

1

6

1,38

1

1,24

0,30

Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình
Kết quả nghiên cứu đồng nhất với một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước. Nghiên
cứu của Lê Đức Thọ (2018) về đề tài nghiên cứu thực trạng KNGT của SV trường Cao đẳng nghề
Đà Nẵng cho thấy, ở nam và nữ đều có khả năng giao tiếp ở mức trung bình, sự chênh lệch về

KNGT giữa nam và nữ là không lớn. Hay kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Toàn (2011) về
KNGT của học viên trường Trung cấp cảnh sát nhân dân II cũng cho thấy mức độ KNGT của học
viên nam và học viên nữ là tương đương nhau và chủ yếu là ở mức độ trung bình (với p > 0,05)
[15]. MacGeorge được trích dẫn bởi Mulac (1998) trong nghiên cứu của mình đã lập luận rằng:
sự khác biệt giới tính trong phong cách giao tiếp của nam và nữ rất khó phát hiện, và rất khó để
xác định về KNGT của một ai đó đơn giản từ lời nói của họ. Mulac (1998) đã yêu cầu một số SV
đọc một đoạn giao tiếp và xác định giới tính của nhà văn. Ông phát hiện rằng SV không thể đoán
chính xác giới tính của người giao tiếp. Từ đó ông kết luận một cách thuyết phục rằng, ngôn ngữ
nói và viết được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày bởi nam và nữ thể hiện ở mức độ tương đồng
190


Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

nhau [22]. Kết quả nghiên cứu của Châu Thúy Kiều (2010) về KNGT của SV khoa Sư phạm
trường CĐ Cần Thơ cũng cho thấy kết quả giao tiếp của SV nam và nữ không có sự khác biệt quá
lớn và gần như là tương đương với nhau [16]
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại không đồng nhất với kết quả nghiên cứu của
Nuray Selma Ozdipciner và cộng sự (2015) về các nhân tố ảnh hưởng đến KNGT của SV trường
Pamukkale, Turkey [23]. Kết quả cho thấy phần lớn các SV nam có KNGT cao hơn SV nữ. Cụ
thể, KNGT của SV nam là 74,8% còn SV nữ là 25,2%. Tác giả, John Gray đã viết nhiều cuốn
sách về sự khác biệt mà nam giới và nữ giới phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Cuốn sách,
Mars and Venus in the Workplace, là cuốn sách thứ chín trong chủ đề Sao Hỏa / Sao Kim mà ông
bắt đầu viết vào năm 1993. Trong cuốn sách này, Gray cho rằng nam giới và nữ giới giao tiếp với
các phong cách khác nhau. Và thông qua đó, ở nơi làm việc phụ nữ phải làm việc chăm chỉ gấp
đôi nên KNGT của họ có phần hạn chế [24].
2.2.3. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế dưới
lát cắt các năm học
Kết quả nghiên cứu ở Bảng 2 cho thấy KNGT của SV trường ĐHSP, ĐH Huế biểu hiện ở
mức trung bình và mức thấp, cụ thể KNGT biểu hiện ở mức thấp như “KN cân bằng nhu cầu của

chủ thể và đối tượng giao tiếp”; “KN lắng nghe đối tượng giao tiếp”; “KN tự chủ cảm xúc, hành
vi hay KN thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp”. SV còn hạn chế về KN diễn đạt khi giao tiếp và
thường rụt rè, nhút nhát trong tiếp xúc với người khác, với những người chưa quen biết. Nhiều
SV không tự chủ được cảm xúc và hành vi trong giao tiếp. Mức độ chênh lệch giữa điểm trung
bình cao nhất và thấp nhất không nhiều (0,37).
Bảng 2. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm,
Đại học Huế dưới lát cắt khối lớp
SV năm 2

SV năm 3

SV năm 4

Các nhóm
kĩ năng

SL

ĐTB

TB

SL

ĐTB

TB

SL


ĐTB

TB

SL

ĐTB

TB

KN 1

111

1,04

7

101

1,07

6

106

1,07

6


124

1,05

KN 1

111

0,97

8

101

0,99

9

106

0,99

7

124

0,98

KN 3


111

0,96

9

101

1,04

8

106

1,07

6

124

KN 4

111

0,96

9

101


1,05

7

106

0,97

8

KN 5

111

1,22

3

101

1,21

4

106

1,21

KN 6


111

1,27

2

101

1,28

1

106

1,27

KN 7

111

1,17

4

101

1,23

3


106

KN 8

111

1,10

6

101

1,13

5

KN 9

111

1,11

5

101

1,13

5


KN 10

111

1,29

1

101

1,26

2

SV 1

F

p

8

0,55

0,65

9

0,23


0,88

1,10

6

5,31

0,001

124

1,06

7

3,75

0,011

4

124

1,26

3

1,04


0,37

2

124

1,30

2

0,53

0,66

1,23

3

124

1,26

3

2,33

0,07

106


1,13

5

124

1,16

4

1,22

0,30

106

1,13

5

124

1,13

5

0,19

0,90


106

1,30

1

124

1,33

1

1,53

0,21

Chú thích: SL: số lượng; TB: Thứ bậc; ĐTB: Điểm trung bình
Kết quả trên cũng cho thấy hầu hết SV ở cả 4 khối đều có mức độ giao tiếp tương đương
nhau và đều ở mức trung bình và thấp. Riêng ở nhóm KN 3 “KN lắng nghe đối tượng giao tiếp”
giữa các năm có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê, với p = 0,001 < 0,05, trong đó mức độ
KNGT của SV năm 1 thấp hơn so với SV năm 2, 3 và 4. Và ở nhóm KN 4 “KN tự chủ cảm xúc,
hành vi” giữa các năm có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê, với p = 0,011 < 0,05, trong đó mức
độ KNGT ở SV năm 1 và 3 mức thấp hơn so với SV năm 2 và 4. Kết quả nghiên cứu có sự đồng
nhất với nghiên cứu của Châu Thúy Kiều (2010) về KNGT của SV sư phạm trường Cao đẳng
Cần Thơ [16]. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng SV năm I, II, III có sự tương đồng ở các nhóm
191


Hồ Văn Dũng* và Nguyễn Thị Ngọc Bé


KNGT. Nghiên cứu của Zanaton Haji Iksan và cộng sự năm 2012 về KNGT giữa các SV đại học
đã cho thấy SV năm cuối có KNGT tốt hơn với các SV khác, với mức trung bình từ 3,89 đến 4,09
đây là mức KNGT tốt nhất [21]. Kết quả nghiên cứu Kevin B. Wright và cộng sự (2006) về thái
độ của SV y khoa đối với việc đào tạo KNGT và kiến thức giao tiếp lại cho thấy, giữa SV năm
thứ nhất và SV năm thứ 4 có có sự khác nhau giữa KNGT. Trong đó, SV thứ 4 có kĩ năng giao
giao tiếp tốt hơn SV năm thứ nhất về thái độ tích cực cũng như nhận thức và sự tự tin trong giao
tiếp [25].
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết ở các nhóm KNGT của SV ở các 4 khối năm 1, 2, 3, 4 đều
ở mức trung bình và mức thấp. Vậy tại sao SV có cùng mức độ KNGT trong khi các em vào
trường với những mốc thời gian khác nhau, được học tập, rèn luyện trong những khoảng thời gian
khác nhau. Mặt khác, chương trình đào tạo cử nhân ở cả 3 khoa Giáo dục Tiểu học, Giáo dục
Mầm non, Tâm lí giáo dục có các học phần liên quan đến việc rèn luyện KNGT như Rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, Hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là SV khoa Tâm lí giáo dục
được học các học phần về giao tiếp như Giao tiếp sư phạm, Tâm lí học giáo tiếp, KN sống. Điều
này có thể do những học phần này chưa thực sự mang lại hiệu quả cao đối với SV. Bên cạnh đó,
thời lượng chương trình dạy học của những học phần này khá ít, với 2 tín chỉ tương đương với 30
tiết dạy học trên lớp. Trong khi đó, đối với các học phần này cần nhiều thời gian để SV có thể
thực hành trong quá trình học tập nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu của Njumbwa
(2008) cũng giải thích rằng vì thời gian trên lớp hạn chế, nên giáo viên chỉ hướng dẫn được những
kĩ năng kĩ thuật cơ bản nên dẫn đến việc KNGT của SV không được tốt [12]. Christie (2012) đã
trích dẫn việc thiếu các chiến lược cụ thể để hỗ trợ các giảng viên trong việc tăng cường các
KNGT giữa các cá nhân SV của họ [26]. Vì vậy, để nâng cao KNGT cho SV, nhà trường, các
Khoa và cán bộ giảng viên cần phải quan tâm và chú trọng rèn luyện KNGT cho SV, xây dựng
môi trường rèn luyện KNGT tốt và đặc biệt chú trọng đưa học phần Giao tiếp sư phạm vào chương
trình đào tạo của SV toàn trường. Mặt khác, nâng cao nhận thức cho SV về tầm quan trọng của
KNGT đối với học tập, công việc và cuộc sống sau này, để từ đó các em có ý thức hơn trong việc
tự rèn luyện KNGT cho bản thân và nâng cao KNGT của mình.
2.2.4. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế dưới
lát cắt chuyên ngành
Kết quả nghiên cứu ở Biểu đồ 2 cho thấy mức độ KNGT giữa SV các ngành không có sự

khác biệt và đều nằm ở ngưỡng trung bình và thấp, ĐTB dao động từ 0,98 – 1,3; mức độ chênh
lệch giữa điểm trung bình cao nhất và thấp nhất không nhiều. Xét theo chuyên ngành học của SV
có thể thấy, đối với SV chuyên ngành Tâm lí Giáo dục, “KN sự nhạy cảm trong giao tiếp” có
ĐTB cao nhất trong 10 nhóm KN (với ĐTB= 1,26), tiếp theo là “KN diễn đạt cụ thể, dễ hiểu” và
“KN điều khiển đối tượng giao tiếp với ĐTB lần lượt là 1,25 và 1,20. Ngược lại, ở “KN cân bằng
nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp” và “KN tự chủ cảm xúc, hành vi có ĐTB thấp nhất.
Đối với chuyên ngành Giáo dục Tiểu học, “KN sự nhạy cảm trong giao tiếp” có điểm TB
cao nhất trong 10 nhóm KN (ĐTB= 1,31). Tiếp theo là “KN diễn đạt cụ thể, dễ hiểu” (ĐTB=
1,28). Ngược lại, “KN cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp” và “KN lắng nghe
đối tượng giao tiếp” có mức độ thấp nhất với ĐTB lần lượt là 0,98 và 1,02. Kết quả này cho thấy
có sự tương đồng giữa SV các khoa về mức độ của các nhóm kĩ năng trên. Kết quả của chúng tôi
cũng đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Châu Thuý Kiều (2010). Châu Thuý Kiều (2010)
trong nghiên cứu về KNGT của SV sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ cho thấy mức độ KNGT
của SV các ngành Cao đẳng Sư phạm Tiểu học, Cao đẳng Sư phạm Mầm non, Trung cấp Sư phạm
Mầm non tương đương nhau.
192


Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

1.4
1.2
1
Tâm lý giáo dục

0.8

GD Mầm non

0.6


GD Tiểu học

0.4
0.2
0
KN1 KN2 KN3 KN4 KN5 KN6 KN7 KN8 KN9 KN10

Biểu đồ 2. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm,
Đại học Huế dưới lát cắt chuyên ngành

3.

Kết luận

KNGT đóng vai trò rất quan trọng trọng học tập, công việc và cuộc sống của mỗi cá nhân
nói chung và SV sư phạm nói riêng. Chính từ kiến thức và KNGT giúp SV có những mối quan
hệ tốt đối với bạn bè, thầy cô. Điều này sẽ là nhân tố giúp tạo điều kiện tốt cho việc học tập, học
hỏi, giao lưu, lĩnh hội tri thức. Mặt khác, sau khi rời khỏi ghế nhà trường, SV có KNGT tốt sẽ
giúp các em sống tốt, làm việc thành công trong các mối quan hệ xã hội, trong môi trường làm
việc của mình, đặc biệt là trước yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục theo hướng tiếp
cận năng lực học sinh theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục
phổ thông mới.
Nghiên cứu đã tập trung làm rõ bức tranh về thực trạng KNGT của SV trường ĐHSP, ĐH
Huế. Kết quả khảo sát cho thấy: đa số SV có mức độ KNGT ở mức trung bình, trong đó nhóm
“KN cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp” có ĐTB thấp nhất; không có sự khác
biệt về mức độ KNGT ở SV nam, SV nữ và giới tính thứ 3; Ở lát cắt năm học, “KN lắng nghe đối
tượng giao tiếp” ở SV năm 1 có ĐTB thấp hơn so với SV năm 2, năm 3 và năm 4. Và ở “KN tự
chủ cảm xúc, hành vi” SV năm 1 và năm 3 có ĐTB thấp hơn so với SV năm 2 và 4, các KN còn
lại không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê; Dưới lát cắt ngành học, mức độ KNGT giữa

các ngành không có sự khác biệt, đều nằm ở ngưỡng trung bình và thấp, mức độ chênh lệch giữa
điểm trung bình cao nhất và thấp nhất không nhiều.
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng về KNGT của SV cho thấy cần có những nghiên cứu sâu
về những trở ngại, rào cản trong giao tiếp và các yếu tố ảnh hưởng đến KNGT của SV sư phạm.
Đó sẽ là cơ sở giúp cho nhà trường, giảng viên xây dựng được các biện pháp phát triển KN giao
tiếp cho SV một cách có hiệu quả. Mặt khác, giúp cho SV nhận ra được những mặt mạnh và mặt
yếu, những thuận lợi và khó khăn để từ đó có định hướng đúng đắn nhằm phát triển và nâng cao
KNGT cho bản thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Đồng, 2010. Tâm lí học giao tiếp. Nxb Chính trị- hành chính.
[2] Nguyễn Thạc, Hoàng Anh, 1991. Luyện giao tiếp Sư phạm., Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội I, Hà Nội.
193


Hồ Văn Dũng* và Nguyễn Thị Ngọc Bé

[3] N. Anh, 2010. New Zealand chia sẻ kinh nghiệm giáo dục mầm non. Truy cập tại trang:
/>[4] Diane Tillman, 2009. Những giá trị sống cho tuổi trẻ, biên dịch Đỗ Ngọc Khánh, Ph.D.
Thanh Tùng - Minh Tươi. Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
[5] Phan Quốc Việt, 2009. Top 10 kĩ năng "mềm" để sống học tập và làm việc hiệu quả. Truy
cập tại trang: />[6] Nguyễn Công Hoàn, Hoàng Anh, 1999. Giao tiếp sư phạm. Nxb Giáo dục.
[7] Nguyễn Văn Luỹ và Lê Quang Sơn, 2014. Giáo trình Giao tiếp sư phạm. Nxb Đại học sư
phạm Hà Nội
[8] Nguyễn Thị Thanh Bình và Vũ Thị Ngọc Tú, 2017. Giáo trình giao tiếp sư phạm. Nxb Đại
học sư phạm Hà Nội
[9] Trần Trọng Thuỷ, 1997. Tình người, giao tiếp và văn hoá giao tiếp. Tạp chí Thông tin Khoa
học Giáo dục. Hà Nội.
[10] Lò Thị Mai Thoan, 2005. Thực trạng khả năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm tỉnh
Sơn La. Tạp chí Tâm lí học, (2), (59-60-61).

[11] Nguyễn Thị Thanh Bình, 1996. Nghiên cứu một số trở ngại tâm lí trong giao tiếp của sinh
viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp. Luận án phó tiến sĩ khoa học.
[12] Njumbwa, S., 2008. The undergraduate research experience of adult learners in an
accelerated degree completion program. Journal of Continuing Higher Education, 56(3), 4960. />[13] Đậu Minh Long, 2007. Những trở ngại tâm lí trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất
trường ĐH sư phạm, ĐH Huế. Tạp chí Tâm lí học số 3.
[14] Huỳnh Cát Dung, 2010. Trở ngại tâm lí trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở một
số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ Tâm lí học. Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[15] Nguyễn Huy Toàn, 2011. Kĩ năng giao tiếp của học viên trường Trung cấp cảnh sát nhân
dân II. Luận văn thạc sĩ Tâm lí học
[16] Châu Thúy Kiều, 2010. Kĩ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường cao đẳng Cần Thơ.
Luận văn thạc sĩ Tâm lí học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
[17] Lê Đức Thọ, 2018. Nghiên cứu thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng
nghề Đà Nẵng.
[18] Lê Quang Sơn, Nguyễn Thị Diễm, 2008. Đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng
Sư phạm Quảng Trị. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng. Số 2 (25).
[19] Yemeh, N., 2007. Improving the writing skills of Community Based Rehabilitation (CBR)
students at the University of Education, Winneba. Retrieved November 18, 2010, from
http:www. afri-can.org/Ghana/Naah.doc
[20] Rosenfeld P, Giacalone RA, Riordan CA., 1995. Impression management in organizations:
Theory, measurement, practice. London: Routledge
[21] Zanaton Haji Iksan et al., 2012. Communication skills among university students. Procedia
- Social and Behavioral Sciences, 59, 71 – 76
[22] Mulac, A., 1998. The gender-linked language effect: Do language differences really make a
difference? In D.J. Canary & K. Dindia (Eds.), Sex differences and similarities in
194


Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế


communication: Critical essays and empirical investigations of sex and gender in interaction
(pp. 127-153). Mahwah, NJ: Erlbaum
[23] Nuray Selma Ozdipciner & et al., 2015. Factors affecting communication skills a case study
on residents of Pamukkale, Turkey. International Journal of Economics, Commerce and
Management. United Kingdom, Vol. III, Issue 2.
[24] John Gray, 2013. Men Are From Mars, Women Are From Venus.
[25] />[26] Kevin B. Wright & et al., 2006. Medical Student Attitudes Toward Communication Skills
Training and Knowledge of Appropriate Provider-Patient Communication: A Comparison
of First-Year and Fourth-Year Medical Students. Med Educ Online [serial online];11:18
Available from
[27] Christie, N. V., 2012. An interpersonal skills learning taxonomy for program evaluators.
Journal of Public Affairs Education, 18(4), 739–756. Retrieved from:
/>ABSTRACT
The reality of communication skills of students in University of education, Hue University

Ho Van Dung* and Nguyen Thi Ngoc Be
Department of Psychology - Education, University of Education, Hue University
This study aims to understand the current communication skills of education students in the
context of the innovation requirements of conpetency-based education. A total of 442 students of
the Department of Psychology - Education, the Department of Primary Education, and the
Department of Early Childhood Education at the University of Education of Hue University
participated in the study, answered the communication test set of VP. Dakharov, questionnaire,
and in-depth interview. The research results show that students' communication skills are still
limited; most of them are average and low; There is no difference in the level of communication
skills among male students, female students, third gender, and among disciplines. Research results
are the basis for the university and lecturers to design measures developing communication skills
for students effectively as well as to help students be aware of the situation of their communication
skills. Thus, they are conscious of training to improve communication skills.
Keywords: communication, communication skills, pedagogical students, University of
Education, Hue University.


195



×