MỤC LỤC
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã là
vấn đề quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy, người ta coi vấn đề môi trường
là một trong các "vấn đề toàn cầu". Ở nước ta, đó cũng là vấn đề được quan
tâm sâu sắc của tất cả các ngành, các cấp. Ngày 27 tháng 12 năm 1993 Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi
trường; Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc
phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục
quốc dân”; Ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị
về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ
trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ
môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt
động ngoại khoá,
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất,
kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người
và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường,
năng lực phát triển và xử lí các vấn đề về môi trường.
Trong số các môn học ở trường THPT thì môn Vật lí là một trong những
môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản
về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì vậy, để đáp ứng
những yêu cầu đặt ra, cùng với các môn học khác, trong quá trình giảng dạy Vật
lí việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không
thể thiếu. Với lòng quyết tâm cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi
trường đã hướng tôi nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí 10 NC ở trường THPT Quảng Xương
4 nhằm giáo dục học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường sống”.
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Theo định nghĩa về môi trường của Chương trình môi trường Liên Hiệp
quốc (United Nation Enviroment Program - UNEP): "Môi trường là tập hợp các
yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả
cộng đồng". Việc phân tích cấu trúc môi trường theo khoa học môi trường cho
thấy các yếu tố vật lý có vai trò rất quan trọng. Như vậy, môn vật lý ở trường
phổ thông có thể khai thác nhiều cơ hội để tích hợp các nội dung GDMT, có thể
nêu ra một số trường hợp như:
- Khai thác từ nội dung môn học vật lý.
- Tích hợp các nội dung của các môn học khác như: hóa học, sinh học, (vì
nhiều quá trình hóa học, sinh học, chịu tác động của yếu tố vật lý).
- Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung GDMT phù hợp, có thể nêu
lên một số vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay có liên quan trực
tiếp tới các quá trình vật lý.
Thứ nhất, tài nguyên rừng bị suy giảm:
- Trước hết phải làm rõ được vai trò của rừng đối với cuộc sống con người:
+ Rừng - nguồn gien quý giá (động, thực vật).
+ Cung cấp lâm thổ sản.
+ Điều hòa lượng nước trên mặt đất.
+ Rừng là "lá phổi xanh" của trái đất.
+ Rừng chống xói mòn đất,
Dưới góc độ khoa học vật lý, có thể nêu lên các quá trình vật lý như: hiện
tượng mao dẫn của đất, quá trình quang hợp, thế năng, động năng, dòng chảy
của nước gây ra sự bào mòn đất,
- Các giải pháp bảo vệ rừng, phát triển rừng nhìn từ góc độ vật lý (chống
xói mòn đất, hạn chế khí nhà kính,…).
Thứ 2, ô nhiễm nước: vai trò của nước đối với sự sống trên Trái Đất, các
quá trình lý hóa khi nước bị ô nhiễm, các biện pháp bảo vệ nước, chu trình
nước trong tự nhiên (liên quan tới các hiện tượng chuyển thể của nước,…).
Thứ 3, suy thoái và ô nhiễm đất: môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm do sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững, các chất thải từ hoạt động sản xuất,
3
sinh hoạt không qua xử lí, các chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh, sạt lở,
rửa trôi, xói mòn, hoang mạc hóa, mặn hóa và phèn hóa,
Thứ 4, ô nhiễm không khí: khí quyển, quá trình suy giảm tầng ôzôn, chất
phóng xạ, hóa chất.
Thứ 5, ô nhiễm tiếng ồn:
- Khái niệm: Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn là tập hợp những âm thanh
tạp loạn có tần số và chu kỳ khác nhau, nói cách khác là những âm thanh chói
tai, gây những tác động không mong muốn, có hại cho sức khỏe con người, cơ
thể sống.
- Các nguồn ô nhiễm: tiếng máy bay, xe cộ, karaoke quá giới hạn cho phép,
âm thanh 80 dB,
Ô nhiễm tiếng ồn liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý như sóng âm.
Thứ 6, ô nhiễm ánh sáng: sự chiếu sáng gây tác hại đến con người và sinh
vật.
Thứ 7, sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng nhìn nhận dưới góc độ
bảo vệ môi trường.
Thứ 8, ô nhiễm phóng xạ: Các tia phóng xạ, an toàn hạt nhân,…
Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí các
nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễm
nghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô nhiễm không khí,
hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lở, lũ lụt, hạn
hán, Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung, để tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong giảng dạy Vật lí là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bị
cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ
môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nâng
cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có
học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối
với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáo
dục học sinh nhận thức và biết cách bảo vệ môi trường, trước hết là môi trường
sống xung quanh các em.
4
Trong quá trình dạy học Vật lí, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến
các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn chưa
thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực
tế học sinh. Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng
ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên
quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết
của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích tính tò mò, sáng tạo,
hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan
tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường.
Thực tế tại trường THPT Quảng Xương 4 và qua tìm hiểu các đồng nghiệp
giảng dạy Vật lí trên địa bàn huyện Quảng Xương nói chung hiện tại có rất ít tài
liệu hướng dẫn giáo viên về nội dung, chương trình cũng như phương pháp dạy
học tích hợp giáo dục môi trường trong môn Vật lí một cách cụ thể, rõ ràng.
Cũng vì vậy trong quá trình dạy học, hầu hết giáo viên chưa quan tâm nhiều đến
việc dạy học tích hợp giáo dục môi trường, nếu có chỉ mang tính đối phó. Đa số
giáo viên chỉ dạy học có tích hợp khi có sinh hoạt chuyên đề, thao giảng.
Để nắm rõ thực trạng hiểu biết về kiến thức môi trường trong môn Vật lí
của học sinh khối 10 trường THPT Quảng Xương 4, khi bắt đầu nghiên cứu lí
luận để viết sáng kiến này tôi đã tiến hành 1 bài kiểm tra 15 phút lấy điểm hệ số
1 (sau khi học sinh học xong Tiết 26 – Lực ma sát) với câu hỏi về kiến thức môi
trường như sau:
Câu hỏi: Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường
bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma
sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi
kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại gì đối với môi trường và sinh vật? Em
hãy đề xuất một giải pháp để hạn chế những tác hại đó?
Kết quả học sinh trả lời câu hỏi trên như sau:
Lớp
Tổng
số
học
sinh
Kết quả
Trả lời đúng
Có trả lời nhưng
chưa đầy đủ
Không có câu trả
lời hoặc trả lời sai
SL TL% SL TL% SL TL%
10K 42 6 14,3 12 28,6 26 61,9
5
10M 40 10 25,0 14 35,0 16 40,0
Tổng 82 16 19,5 26 31,7 42 51,2
Qua kết quả kiểm tra có thể thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường (sự
cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ môi trường) còn rất hạn
chế, có hơn 51 % số học sinh không quan tâm hoặc không hiểu biết về kiến thức
môi trường liên quan trong môn Vật lí. Trước thực trạng trên, trong năm học
2012 – 2013 tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường trong môn Vật lí lớp 10 NC nhằm:
- Xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong dạy học môn Vật lí lớp 10 NC.
- Đề xuất một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong
môn Vật lí lớp 10 đạt hiệu quả cao.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông qua dạy học môn vật lí
1.1. Lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp
- Khi khai thác nội dung tích hợp, có thể khai thác theo hai dạng sau:
+ Nội dung chủ yếu của bài học, hoặc có nội dung môn học trùng hợp với
nội dung môi trường (hình thức lồng ghép).
+ Một số nội dung của bài học có liên quan tới GDMT song không nêu rõ
trong SGK (hình thức liên hệ).
- Song, dù khai thác theo hình thức nào cũng cần tuân theo các nguyên tắc:
+ Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học bộ môn
thành bài học môi trường.
+ Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tuỳ tiện.
+ Phát huy nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm thực tế của học
sinh.
Ví dụ:
Trong bài “Thế năng. Thế năng trọng trường - Vật lí 10NC”. Giáo viên
chọn chủ đề khai thác là phần 3 - Thế năng trọng trường. Sử dụng nguồn tài liệu
dẫn đến những thảm hoạ về môi trường và những biện pháp khắc phục. Ví dụ:
6
Thác nước, nước chảy từ trên cao xuống thì sinh công làm xói mòn đất, làm
quay tua bin. Ở miền núi lợi dụng sức nước để bơm nước lên cao làm cối giã
gạo. Giải pháp: Khắc phục sự xói mòn đất; Tích cực trồng cây trên đồi trọc, đất
trống, làm ruộng bậc thang, canh tác vùng đất dốc có khoa học.
- Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh:
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
+ Học sinh tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường hoặc giáo viên đưa ra để
học sinh tìm hiểu.
+ Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của các em.
1.2. Lựa chọn phương pháp tích hợp cho từng nội dung
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm
kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều
kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp
bảo vệ môi trường nói riêng. Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên
tìm và lựa chọn những hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu,
nội dung kiến thức để đưa vào bài giảng. Khi chọn được hình ảnh thích hợp nên
lưu lại trong một tập tin với định dạng cỡ ảnh to nhất (khi đưa vào giáo án điện
tử hình ảnh sẽ đạt chất lượng cao hơn).
Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy
cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ môi trường đòi hỏi
không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh
thái độ tích cực trước các vấn đề về môi trường bị suy thoái, điều này sẽ đạt
được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh, clip về thực
trạng cũng như những hậu quả của ô nhiễm môi trường đưa lại.
1.3. Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp
nội dung BVMT
Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một
mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn
không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý
thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích
hợp để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ
môi trường. Để đảm bảo được các yêu cầu đó thì nội dung tích hợp giáo dục bảo
7
vệ môi trường được đưa vào sau khi các em đã tiếp thu được kiến thức nội dung
học tập của phần đó.
1.4. Các nội dung có thể tích hợp được trong môn vật lí 10 NC
Tiết Tên bài
Địa chỉ tích hợp
(vào nội dung nào
của bài)
Nội dung GDMT
(Kiến thức, kĩ năng có thể tích hợp)
26 Bài 20:
Lực ma
sát
4. Vai trò của ma
sát trong đời sống
- Trong quá trình lưu thông của các phương tiện
giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt
đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát
giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các
bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí
này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh
hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống
của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh.
Biện pháp:
+ Khi tham gia giao thông cần mang khẩu trang
để bảo vệ sức khỏe.
+ Vận động người dân không sử dụng các phương
tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng.
+ Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra
các phương tiện tham gia giao thông đảm bảo các
tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi
trường.
- Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có
thể bị trượt dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa
và lốp xe bị mòn.
Biện pháp:
+ Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe đặc
biệt là lốp xe.
+ Tham gia vệ sinh và giữ vệ sinh mặt đường sạch
sẽ.
47 Bài 33:
Công
và công
suất
1. Công - Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật không di
chuyển thì không có công cơ học nhưng con
người và máy móc vẫn tiêu tốn năng lượng. Trong
giao thông vận tải, các đường gồ ghề làm các
8
phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc cần
tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn,
mật độ giao thông đông nên thường xảy ra tắc
đường. Khi tắc đường các phương tiện tham gia
vẫn nổ máy tiêu tốn năng lượng vô ích đồng thời
xả ra môi trường nhiều chất khí độc hại.
- Giải pháp:
+ Khi không tham gia giao thông thì nên tắt động
cơ của các phương tiện.
+ Người dân hạn chế tham gia giao thông vào các
giờ cao điểm.
+ Cơ quan có thẩm quyền: Cải thiện chất lượng
đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng
bộ nhằm giảm ách tắc giao thông. Công an giao
thông cần thiết có mặt vào các giờ cao điểm để
hướng dẫn người dân tham gia giao thông đảm
bảo an toàn và giảm thiểu tắc đường.
49 Bài 34:
Động
năng,
định lí
động
năng
1. Động năng - Khi tham gia giao thông, phương tiện tham gia
có vận tốc lớn (có động năng lớn) sẽ khiến cho
việc xử lí sự cố gặp khó khăn, nếu xảy ra tai nạn
sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Giải pháp:
+ Khi tham gia giao thông cần đi đúng phần
đường và đúng tốc độ quy định.
+ Chỉ tham gia giao thông bằng ô tô, xe máy khi
đủ tuổi quy định và đã học luật giao thông.
+ Vận động mọi người không tham gia giao thông
khi đã uống rượu, bia.
50 Bài 35:
Thế
năng.
Thế
năng
trọng
trường
3. Thế năng trọng
trường
- Thác nước, nước chảy từ trên cao thì sinh công
làm sói mòn đất, làm quay tua bin. Ở miền núi lợi
dụng sức nước để bơm nước lên cao làm cối giã
gạo.
- Giải pháp: Khắc phục sự xói mòn đất: Tích cực
trồng cây trên đồi trọc, đất trống, làm ruộng bậc
thang, canh tác vùng đất dốc có khoa học.
59 Bài 41: 1. Áp suất của - Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất
9
Áp suất
của chất
lỏng
chất lỏng rất lớn, áp suất này truyền theo mọi phương gây ra
sự tác động của áp suất rất lớn lên các sinh vật
khác sống trong đó. Dưới tác dụng của áp suất
này, hầu hết các sinh vật bị chết. Việc đánh bắt cá
bằng chất nổ gây ra tác dụng hủy diệt sinh vật, ô
nhiễm môi trường sinh thái.
- Biện pháp:
+ Bản thân và gia đình không tham gia đánh bắt
cá bằng thuốc nổ.
+ Tuyên truyền người dân không sử dụng chất nổ
để đánh bắt cá.
+ Khi phát hiện có người sử dụng chất nổ để đánh
bắt cá, kịp thời báo với người lớn.
61 Bài 43:
Ứng
dụng
của
định
luật
Becnuli
4. Một vài ứng
dụng khác của
định luật Becnuli
- Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất
thấp, lượng oxi trong máu giảm, ảnh hưởng đến
sự sống của con người và động vật. Khi xuống các
hầm sâu, áp suất khí quyển tăng, áp suất tăng gây
ra các áp lực chèn ép lên các phế nang của phổi và
màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Biện pháp:
+ Để bảo vệ sức khỏe cần tránh thay đổi áp suất
đột ngột, tại những nơi áp suất quá cao hoặc quá
thấp cần mang theo bình oxi.
+ Khi đi gần đường tàu không nên đi gần.
+ Khi đi rừng không nên trèo lên các ngọn đồi quá
cao hoặc đi vào các hang động quá sâu.
74 Bài 54:
Hiện
tượng
dính ướt
Hiện
tượng
mao dẫn
2. Hiện tượng
mao dẫn
- Các ống mao dẫn trong rễ cây và thân để hút
nước và dưỡng chất nuôi cây tốt.
- Đất đồi có cây xanh che phủ thì ít bị hạn hán.
- Giải pháp: Trồng cây xanh ở đồi núi, làm ruộng
bậc thang.
76,
77
Bài 56:
Sự hoá
hơi và
1. Sự bay hơi, hơi
khô và hơi bão
hoà. Độ ẩm của
- Độ ẩm có ảnh hưởng đến rất nhiều quá trình trên
trái đất: Sự sống của động thực vật, con người, độ
bền của vật liệu.
10
sự
ngưng
tụ
không khí - Nước từ biển, sông, hồ, bay hơi làm cho khí
hậu điều hoà.
- Giải pháp: Tích cực trồng cây xanh, các doanh
nghiệp vận chuyển xăng dầu trên biển phải đảm
bảo an toàn, không đổ chất thải bừa bãi ra các
sông, suối,
84,
85
Bài 60:
Nguyên
tắc hoạt
động
của
động cơ
và máy
lạnh
1. Động cơ nhiệt
và máy lạnh
- Các động cơ nhiệt gây ô nhiễm không khí, tiếng
ồn.
- Chất frêôn thoát ra từ các máy làm lạnh phá huỷ
tần ôzôn, gây ra hiệu ứng nhà kính.
- Giải pháp:
+ Không nên lưu thông các động cơ đã cũ nát trên
đường. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp
kiểm tra chất lượng xe lưu thông.
+ Không sử dụng các máy lạnh đã hư hỏng.
78 Bài tổng
kết
chương
7
Liên kết các nội
dung
- Sự tuần hoàn của nước trong tự nhiên và vấn đề
ô nhiễm môi trường.
2. Tích hợp GDMT được triển khai như một hoạt động độc lập
2.1. Các bước tiến hành
Các hoạt động độc lập này như: tham quan, ngoại khoá, hoạt động ngoài
giờ lên lớp Kế hoạch hoạt động có thể xây dựng theo gợi ý sau:
* Chọn chủ đề BVMT: Việc chọn chủ đề môi trường cần dựa trên các căn
cứ sau: đặc điểm HS, đặc điểm vùng miền, căn cứ vào kế hoạch của nhà
trường,
* Hình thức hoạt động: tham quan, câu lạc bộ, ngoại khoá,
* Thiết kế hoạt động:
- Mục tiêu hoạt động: Về nhận thức, về hành động.
- Các nội dung: Cần tránh những nội dung mang tính hàn lâm, giáo điều mà
tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh có thể trình bày những hiểu biết và
những suy nghĩ, nguyện vọng của mình.
- Nhân sự: Gồm nhóm hoạt động, người phụ trách, ban cố vấn,
- Cách thức thực hiện hoạt động:
11
+ Đặt vấn đề với học sinh về ý tưởng tổ chức hoạt động ngoại khóa. Lấy ý
kiến học sinh, xây dựng kế hoạch hoạt động.
+ Trình bày kế hoạch hoạt động với lãnh đạo nhà trường.
+ Công bố kế hoạch hoạt động tới lớp học sinh và các bộ phận liên quan.
+ Họp lớp và những cá nhân liên quan để phân công nhiệm vụ và chuẩn bị.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính: Người lập kế hoạch cần dự toán kinh
phí tổ chức, cũng như huy động cơ sở vật chất cần thiết.
- Thời gian, địa điểm tổ chức: Cần căn cứ kế hoạch nhà trường.
- Thực hiện hoạt động: Tổ chức, giám sát, giúp đỡ, điều chỉnh, đánh giá,
- Kết thúc hoạt động: Đánh giá kết quả, nhận xét, báo cáo, kiến nghị thực
tiễn, kết quả rút ra với bản thân,
2.2. Vận dụng cho một hoạt động cụ thể
Trong năm học 2012 – 2013, dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường,
bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Vật lí đã xây dựng kế hoạch
ngoại khóa về môi trường đối với môn Vật lí khối 10. Sau khi xây dựng đã đề
xuất lên nhà trường bằng văn bản và đã được nhà trường phê duyệt, dự kiến thực
hiện trong tháng 05 năm 2013 với đối tượng là học sinh khối 10 trường THPT
quảng Xương 4. Sau đây tôi xin đưa ra kế hoạch ngoại khóa về môi trường đã
xây dựng từ đầu năm học 2012 – 2032 đối với môn Vật lí khối 10: dưới hình
thức hội thi.
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4
TỔ VẬT LÍ – CÔNG NGHỆ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
Kính gửi: Ban giám hiệu trường THPT Quảng Xương 4.
- Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 của trường THPT
Quảng Xương 4.
12
- Nhằm hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6/2013, tôi xây dựng kế
hoạch hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường môn Vật lí lớp 10 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ TÍNH CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG:
- Thông qua hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về môi trường
sống, tác hại và nguyên nhân của ô nhiễm môi trường và thiên tai đối với cuộc
sống của con người và sinh vật.
- Thông qua hội thi nhằm giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, cải tạo môi
trường cũng như tinh thần hợp tác trong học tập.
II. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM:
1. Đối tượng: Học sinh lớp khối 10 và GVCN khối 10, giáo viên tổ lí-công
nghệ của trường THPT Quảng Xương 4.
2. Hình thức tổ chức: Thi hiểu biết kiến thức về môi trường trong môn
Vật lí 10.
3. Thời gian tổ chức: Dự kiến trong tháng 5/2013 (vào tuần 18 của HKII –
Môn Vật lí theo PPCT mới chỉ học trong 17 tuần).
4. Địa điểm tổ chức: Phòng học lớp chủ nhiệm
III. CÁC NỘI DUNG: Chương trình gồm 5 phần thi
Phần 1: Khởi động Phần 2: Hiểu biết
Phần 3: Tăng tốc Phần 4: Dành cho khán giả Phần 5: Về đích
IV. PHÂN CÔNG PHỤ TRÁCH
1. Phụ trách chung: Đ/c GVCN.
2. Giám khảo hội thi: Đ/c giáo viên môn lí.
3. Dẫn chương trình: Mời đ/c bí thư hoặc lớp trưởng của mỗi lớp.
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
Mỗi lớp chia làm 4 đội mang tên đội mình, mỗi đội 2 HS, các học sinh còn
lại làm khán giả.
Phần 1: Khởi động
Bốn đội thể hiện phần thi năng khiếu về môi trường đã chuẩn bị trước có
thể là những tiểu phẩm ngắn và vui về môi trường, thể hiện ca khúc về môi
13
trường. Có phần giới thiệu về lớp và các thành viên trong đội. Thời gian tối đa
cho phần thi này là 5 phút. Điểm tối đa cho phần thi này là 20 điểm.
Phần 2: Hiểu biết
Có 4 gói câu hỏi, mỗi đội tham gia được chọn 1 trong 2 gói câu hỏi để trả
lời (Mỗi gói câu hỏi có 3 câu).
- Thể lệ: Từng đội lên bốc thăm gói câu hỏi. Người dẫn chương trình lần
lượt đọc từng câu hỏi. Nhóm bốc thăm có tối đa 15 giây suy nghĩ trả lời cho mỗi
câu hỏi, trả lời sai đội bạn được quyền trả lời. Trả lời đúng mỗi câu được 10
điểm.
- Gói câu hỏi kèm theo, cứ 3 câu lập thành 1 gói:
Câu 1: Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói
cao vì:
A. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
B. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
C. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
D. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
Câu 2: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải
là bức xạ nhiệt?
A. Sự truyền nhiệt từ mặt trời tới Trái Đất.
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò.
C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nóng sang đầu lạnh của một thanh đồng.
D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không
gian bên trong bóng đèn.
Câu 3: Hậu quả của việc phá rừng:
A. Gây ra lũ lụt, xói mòn đất đai.
B.Tăng nhiệt độ trái đất, gây hiệu ứng nhà kính.
C. Giảm lượng nước ngầm trên trái đất.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4: Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa.
Lớp dầu này ngăn cản việc hòa tan Oxi vào nước vì vậy nhiều sinh vật không
lấy được Oxi sẽ bị chết. Nguyên nhân nào dẫn đến dầu nổi trên mặt nước?
A. Do dầu không hòa tan trong nước.
B. Do khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
14
C. Do dầu không hòa tan trong nước và khối lượng riêng của dầu lớn hơn
khối lượng riêng của nước.
D. Do dầu không hòa tan trong nước và khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn
khối lượng riêng của nước.
Câu 5: Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn. Dưới tác
dụng của áp suất này, hầu hết các sinh vật bị chết. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ
gây ra tác dụng hủy diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh thái. Chúng ta không
nên làm gì?
A. Không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá.
B. Chỉ sử dụng chất nổ để đánh bắt cá dưới suối khi có người lớn đi cùng.
C. Tuyên truyền người dân không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá.
D. Khi phát hiện có người sử dụng chất nổ để đánh bắt cá, kịp thời báo với
người lớn và chính quyền địa phương.
Câu 6: Tác dụng của rừng đối với đời sống con người? Chọn đáp án đúng
nhất:
A. Giảm sự thoát hơi nước để giữ độ ẩm cho đất.
B. Rừng là lá phổi xanh, điều hoà khí hậu.
C. Rễ cây rừng bám vào đất, giữ đất không bị xói mòn rửa trôi đất.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 7: Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá có thể dẫn đến hậu quả nào
sau đây:
A. Làm đổ vỡ các công trình xây dựng, giao thông lân cận.
B. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.
C. Có thể xảy ra những tai nạn lao động đáng tiếc cho công nhân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Tác dụng của độ ẩm không khí đối với con người và sinh vật:
A. Giúp điều hoà khí hậu.
B. Chống xói mòn đât.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật sinh sôi và phát triển.
D. Cung cấp ô xi cho trái đất .
Câu 10: Chỗ có nhiều giun đất cây cối phát triển tốt là vì:
A. Cây hút được nước rễ hơn. B. Cây dễ bám vào lòng đất hơn.
C. Cây lấy được nhiều ô xi từ lòng đất. D. Cả ba đáp án trên.
Câu 11: Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào giúp ta bảo vệ rừng:
15
A. Tham gia các phong trào trồng cây xanh.
B. Có ý thức bảo vệ rừng.
C. Tuyên truyền cho mọi người biết về tác dụng của cây xanh nói chung và
của rừng nói chung tới cuộc sống của con người.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 12: Hậu quả của “hiệu ứng nhà kính”:
A. Băng tan ở hai cực làm nước biển dâng lên.
B. Nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động thực vật chỉ quen sống trong
băng giá.
C. Nhiệt độ mỗi năm tăng thêm 0,1-0,20C làm các nước châu Phi thiếu
nước ngọt trầm trọng.
D. Cả 3 đáp án trên.
Phần 3: Tăng tốc
Dẫn chương trình, chiếu lên màn hình 4 bức tranh được sắp xếp ngẫu
nhiên.
- Thể lệ: 4 đội có tối đa 3 phút để sắp xếp các bức tranh trên theo đúng ý
tưởng và lí giải cách sắp xếp của đội lên bảng phụ. Sắp xếp đúng các hình được
10 điểm, giải thích đúng cách sắp xếp được 10 điểm. (Bộ tranh phần chơi này in
kèm theo trang cuối cùng của sáng kiến.)
Phần 4: Dành cho khán giả
Có 2 câu hỏi. Người dẫn chương trình lần lượt đọc từng câu hỏi, gọi khán
giả đưa tay trả lời. Mời đại diện ban tổ chức trao quà cho khán giả trả lời đúng.
Gói câu hỏi:
Câu 1: Tại sao rễ cây, thân cây lại hút được nước giúp cây sinh trưởng và
phát triển.
HS: Nước rất cần cho cây cối, cây cối sinh trưởng và phát triển được là do
cấu tạo đặc biệt của rễ cây, thân cây. Chúng được cấu tạo bởi hệ thống các ống
dẫn có đường kính rất nhỏ ở rễ cây và thân cây. Đó là hiện tượng mao dẫn, nhờ
hiện tượng này mà cây được cung cấp chất lỏng: nước, muối khoáng và các chất
hữu cơ khác để nó có thể sinh trưởng và phát triển được.
16
Câu 2: Khi trồng những cây lâu năm tại sao người ta hay trồng xen những
cây thấp trên mặt nước?
HS: Người ta trồng xen những cây thấp trên mặt đất để phủ xanh mặt đất
nhanh, hạn chế sự bay hơi nước, giữ độ ẩm cho đất, tránh không bị xói mòn và
rửa trôi bởi nước mưa.
Phần 5: Về đích (chơi trò chơi ô chữ)
BGK chọn ra 2 đội có điểm số cao nhất để thi phần này tìm ra đội chiến
thắng. Nhiệm vụ của mỗi đội là tìm ra từ chìa khoá của chương trình (từ hàng
dọc). Để tìm được từ chìa khoá thì các đội phải lần lượt tìm ra 9 từ hàng ngang.
Đại diện 2 đội chơi lần lượt chọn câu hỏi bất kì (chọn số thứ tự). Trả lời đúng từ
hàng ngang được 10 điểm. Nếu trả lời không đúng, quyền trả lời sẽ thuộc về đội
còn lại. Nếu cả 2 đội trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về khán giả.
Gói câu hỏi phần thi về đích:
Câu 1. Nhiệt truyền từ mặt trời qua các cửa kính làm nóng không khí trong
nhà và các vật trong phòng nhờ hình thức truyền nhiệt nào? (bức xạ nhiệt)
Câu 2. Trong quá trình lưu thông, các phương tiện giao thông đường bộ
làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Để bảo vệ sức khỏe khi
tham gia giao thông cần mang dụng cụ này? (khẩu trang)
Câu 3. Tên của 1 chương trong Vật lí 10. (cơ học)
Câu 4. Vì động năng phụ thuộc vào yếu tố này nên khi tham gia giao thông,
phương tiện tham gia có động năng lớn sẽ khiến cho việc xử lí sự cố gặp khó
khăn, nếu xảy ra tai nạn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. (vận tốc)
Câu 5. Nhờ hiện tượng này mà cá, tôm dưới sông, suối vẫn sống được mặc
dù không khí nhẹ hơn nước. (khuếch tán)
Câu 6. Do loại lực này lớn mà khi xe đi trên đường nhiều bùn đất dễ xảy ra
tai nạn. (ma sát trượt)
Câu 7. Do thiếu yếu tố này nên khi tắc đường, dù các phương tiện tham gia
giao thông vẫn nổ máy tiêu tốn năng lượng vô ích đồng thời xả ra môi trường
nhiều chất khí độc hại vẫn không thực hiện một công cơ học nào. (quãng đường)
Câu 8. Vì có dạng năng lượng này lớn nên các vật rơi từ trên cao xuống có
thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người và các công trình xây dựng. (động
năng)
17
Câu 9. Người ta lắp đặt thiết bị này trong bếp lò của gia đình hay các xí
nghiệp, nhà máy sản xuất gạch ngói để lưu thông không khí. (ống khói)
1 (10) B U C X A N H I E T
2 (9) K H A U T R A N G
3 (5) C O H O C
4 (6) V A N T O C
5 (9) K H U E C H T A N
6 (10) M A S A T T R U O T
7 (10) Q U A N G D U O N G
8 (8) D O N G N A N G
9 (7) O N G K H O I
Từ khóa: BẢO VỆ RỪNG
7. Dự trù kinh phí: 100 000 mua quà cho khán giả và hai đội.
IV. Kết quả khảo sát
Qua quá trình vừa nghiên cứu lí luận vừa đề xuất giải pháp vừa áp dụng
vào thực tế giảng dạy bước đầu đã thu được nhiều kết quả khả quan. Để thấy
được kết quả mà sáng kiến mang lại, từ đầu năm học tôi đã chủ động lồng ghép
vào các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết và kiểm tra học kì các câu hỏi
liên quan đến kiến thức về môi trường trong môn Vật lí khối 10. Kết quả thu
được như sau:
Đợt
kiểm tra
Lớp
Tổng
số
học
sinh
Kết quả
Trả lời đúng
Có trả lời nhưng
chưa đầy đủ
Không có câu trả
lời hoặc trả lời sai
SL TL% SL TL% SL TL%
15 phút
10K 42 6 14,3 12 28,6 24 57,1
10M 40 8 20,0 12 30,0 20 50,0
Tổng 82 12 14,6 24 29,3 44 53,7
1 tiết
HKI
10K 42 10 23,8 15 35,7 17 40,5
18
10M 40 10 25,0 15 37,5 15 37,5
Tổng 82 20 24,4 30 36,6 32 39,0
Học kì I
10K 42 22 52,4 14 42,9 6 14,3
10M 40 16 40,0 14 35,0 10 25,0
Tổng 82 38 46,3 28 34,1 16 19,5
15 phút
10K 42 30 71,4 10 23,8 2 4,8
10M 40 25 62,5 10 25,0 5 12,5
Tổng 82 55 67,1 20 24,4 7 8,5
1 tiết
HKII
10K 42 30 71,4 10 23,8 2 4,8
10M 40 30 75,0 7 17,5 3 7,5
Tổng 82 60 73,2 17 19,2 5 6,1
Qua kết quả kiểm tra có thể thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường
(sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ môi trường) ngày càng
tăng.
+ Từ tháng 10 (bài kiểm tra 15 phút học kì I) khi chưa áp dụng các giải
pháp trong sáng kiến này có gần 54% số học sinh không quan tâm hoặc không
hiểu biết về kiến thức môi trường liên quan trong môn Vật lí. Đến tháng 12 (thi
kết thúc học kì I) khi bước đầu áp dụng các giải pháp trong sáng kiến này thì số
học sinh này đã giảm xuống còn dưới 20%.
+ Kết quả khảo sát gần nhất vào tháng 3 (kiểm tra 1 tiết học kì II), khi việc
triển khai áp dụng các giải pháp tôi nêu ra được thực hiện một cách đồng bộ,
nhất quán cho thấy số học sinh có hiểu biết về kiến thức môi trường liên quan
đến môn Vật lí đã tăng lên rõ rệt với trên 93% (73% số học sinh có câu trả lời
đúng và gần 20% số học sinh có câu trả lời nhưng chưa đầy đủ).
C. KẾT LUẬN
Để nâng cao hiệu quả việc dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong giảng dạy môn Vật lí 10 cần xây dựng được nội dung, chương trình tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường và có các phương pháp dạy học tích hợp đạt
hiệu quả cao, đảm bảo khai thác nội dung có chọn lọc, tập trung không làm mất
tính đặc trưng của môn học, không biến bài học vật lí thành bài học giáo dục
19
môi trường. Nội dung giáo dục môi trường cần gần gũi, thiết thực, gắn liền với
hoạt động thực tiễn của địa phương, đất nước.
Để các giải pháp đưa ra trong sáng kiến này phát huy tối đa hiệu quả khi áp
dụng ở trường THPT Quảng Xương 4 nói riêng và các trường học trong toàn
huyện nói chung, tôi kiến nghị một số vấn đề sau:
* Về phía giáo viên: Đối với các kiến thức môi trường cần tích hợp nếu gần
gũi thiết thực, gắn liền với hoạt động thực tiễn của địa phương thì nên hướng
dẫn giúp các em tự đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường. Đối với các kiến
thức môi trường chưa thể áp dụng (không có điều kiện áp dụng) tại địa phương
thì giáo viên nên cung cấp thông tin và hình ảnh đầy đủ giúp các em mở rộng
hiểu biết của mình.
* Về phía nhà trường: Xây dựng kế hoạch tổ chức những buổi ngoại khóa,
hội thi về giáo dục bảo vệ môi trường cho các em học sinh từ đầu năm học.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh hoá, ngày 13 tháng 05 năm 2013
Người viết
Lê Thị Bê
20
PHỤ LỤC 1
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH.
HIỆN TƯỢNG NÓNG LÊN TOÀN CẦU. THỦNG TẦNG ÔZÔN
A - Mục đích
1. Kiến thức
- Hiểu bản chất của hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” và “lỗ thủng tầng
ôzôn”.
- Tác hại của hiện tượng đó đối với đời sống sản xuất.
- Những hoạt động sản xuất và phương tiện sử dụng trong đời sống hằng
ngày góp phần gây ra hai hiện tượng trên.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát các hiện tượng liên quan đến các vấn đề trên.
- Khả năng phân tích, tổn hợp tác hại hai hiện tượng trên.
3. Thái độ
Thấy rõ trách nhiệm của bản thân mình góp phần ngăn chặn hai hiện tượng
trên, giữ gìn bảo vệ môi trường sống lành mạnh và tươi đẹp.
4. Hành vi
Từ những hiểu biết trên và ý thức trách nhiệm của bản thân, có những cách
cư xử, những hành động và việc làm thiết thực để góp phần ngăn chặn hai hiện
tượng trên.
Đồng tình với những việc làm đúng, phản đối những việc làm sai trong sản
xuất, tuyên truyền thông tin về những vấn đề “hiệu ứng nhà kính”, lỗ thủng tầng
ôzôn.
B - Phương pháp
Đóng vai, phân tích hiện tượng, thảo luận nhóm.
C- Nội dung
21
HS phải nắm được các hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”, những nguyên nhân
và tác hại của hiện tượng trên trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm, dẫn đến sự
nóng lên toàn cầu.
HS phải hiểu vai trò của tầng ôzôn, một thành phần quan trọng của môi
trường sống trên hành tinh và trách nhiệm của con người trong việc gây ra “hiệu
ứng nhà kính” và tạo ra lỗ thủng tầng ôzôn.
Từ nhận thức cần có những hành động thiết thực trong hoạt động sản xuất
và đời sống hằng ngày để ngăn chặn “hiệu ứng nhà kính” và “lỗ thủng tầng
ôzôn” trên hành tinh của chúng ta.
D- Chuẩn bị
- Tờ rơi với những thông tin cần thiết về “hiệu ứng nhà kính” và “lỗ thủng
tầng ôzôn”, giáo trình có liên quan.
- Phiếu yêu cầu HS tự trả lời ngắn gọn sau khi tham khảo tài liệu và giáo
trình.
- Phiếu nhận vai.
E- Tổng quan về hoạt động
1. GV mở đầu
Hiện trạng môi trường sống hiện nay: Chúng ta đang sống trong một môi
trường ngày càng bị ô nhiễm, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hằng
ngày của chúng ta cũng như các thế hệ tương lai sau này. Các nhà khoa học đã
cảnh báo: Sự ô nhiễm môi trường đang làm cho trái đất nóng dần lên, gây nên sự
biến đổi phức tạp của khí hậu, thời tiết, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên tục… Vậy
nguyên nhân chính của các hiện tượng đó là gì? Trách nhiệm của mỗi chúng ta
trong việc ngăn chặn những biến đổi xấu đó và việc bảo vệ môi trường của
chúng ta hiện nay ra sao?
2. Phát tờ rơi để HS nắm được những thông tin cần thiết về hai hiện tượng
“hiệu ứng nhà kính” và “lỗ thủng tầng ôzôn”.
3. HS trao đổi theo nhóm và trả lời được câu hỏi: nguyên nhân và bản chất
của hai hiện tượng trên.
22
4. GV hướng dẫn HS phân tích những ảnh hưởng do các hoạt động sản xuất
của nhà máy, xí nghiệp tạo ra các hóa chất, phế thải và các hoạt động trong sinh
hoạt hằng ngày của con người đã gây ra những hậu quả gì?
5. Sau khi thảo luận, phân tích HS có thể nhập vai của mình để vẽ nên bức
tranh về “hiệu ứng nhà kính” và “lỗ thủng tầng ôzôn” sẽ gây hiệu quả nặng nề
cho con người nếu con người không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Từ đó xác định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân và các cấp quản lí nhà
nước, các cấp có chuyên môn có một biện pháp cụ thể để bảo vệ ngôi nhà chung
của chúng ta.
6. Phân vai 4 HS đóng các vai:
A - “hiệu ứng nhà kính”
B - “lỗ thủng tầng ôzôn”
C - Khí CO
2
D - Đại diện cho con người
7. Nhập vai
A: “hiệu ứng nhà kính” là tôi. Hiện nay mọi người đều nhắc đến tôi như
một tên tội phạm. Nhưng mặt tích cực của tôi họ đâu có biết, chính tôi đã giữ
nhiệt sưởi ấm cho Trái Đất (15
o
C) nếu không có tôi thì Trái Đất bị lạnh cóng rồi
(-18
o
C). Chỉ biết hiện nay họ cứ đổ tại tôi làm Trái Đất nóng lên, băng ở hai cực
sẽ tan và gây lụt lội ở nhiều nơi trên thế giới. Họ đâu có biết trong “hiệu ứng nhà
kính” thì khí CO
2
đóng vai trò chủ yếu, khi nồng độ CO
2
tăng nó giữ nhiệt làm
Trái Đất nóng lên. Vậy CO
2
từ đâu bay lên? CO
2
Đâu rồi?
B: Tôi được mọi người đặt tên gọi là tầng ôzôn. Tôi nằm cách Trái Đất 20-
30km và dày 3km. Nhiệm vụ của tôi là chắn tia tử ngoại lọt vào Trái Đất và hấp
thụ nhiệt mặt trời góp phần giữ cho Trái Đất nóng lên. Do tác động nhiều mặt
của con người, tôi đã bị “thủng vài ba lỗ”.
Qua “lỗ” đó, tia tử ngoại lọt xuống Trái Đất gây ra một số bệnh hiểm nghèo
cho con người như ung thu da, các bệnh về mắt, làm giảm sức đề kháng của con
người, giảm năng suất cây trồng và phá hoại cân bằng sinh thái.
23
C: Tôi đây, tôi được sinh ra do con người đốt than, dầu, củi trong hoạt động
hằng ngày, do các khí thải của nhà máy, các phương tiện giao thông đã làm nồng
độ của tôi tăng từ 275ppm lên đến 355ppm. Do tôi tăng nhanh làm cho nhiệt độ
Trái Đất tăng lên. Khi nhiệt độ tăng lên 1,2
o
C đến 1,5
o
C thì 30 triệu km
3
đang ở
hai cực tan ra làm mực nước biển dâng cao 20cm tạo ra ngập lụt ở các nước Hà
Lan, Indonesia, Ai cập… Nhưng tôi đâu có muốn như vậy, tôi muốn tất cả
chúng ta sống trong môi trường cân bằng sinh thái như xưa chúng ta đã từng
sống. Chính con người và lòng tham của con người về nhu cầu hưởng thụ đã
làm cho mật độ của tôi tăng dầy trong khí quyển.
D: Vâng chính chúng tôi - Con người đã gây ra “hiệu ứng nhà kính” và “lỗ
thủng tầng ôzôn” , nhưng chúng tôi hiểu rõ trách nhiệm của mình và cần hành
động kiên quyết.
Hiện nay, các cấp lãnh đạo đã họp bàn để cứu nguy cho tầng ôzôn là làm
giảm tác hại do “hiệu ứng nhà kính” gây ra.
Nghị định thư Tôkyo đưa ra mục tiêu giảm lượng khí thải 1996. Các nước
phát triển và đang phát triển phải giảm 5,2 % số lượng 6 loại khí thải CO
2
, CH
4
,
NO
2
…trên phạm vi toàn cầu trong giai đoạn 2008 - 2012. Một số quốc gia phải
giảm lượng khí thải trong thời gian tới, bao gồm liên minh Châu Âu, Pháp giảm
6% khí thải gây ra “hiệu ứng nhà kính”.
Vấn đề bảo vệ tầng ôzôn cũng được đề ra cấp bách năm 1987, các nước đã
đưa ra biện pháp cụ thể nhằm thực hiện công ước về bảo vệ tầng ôzôn, đưa ra
danh mục các chất bị kiểm soát.
8. GV tổng kết và gợi ý cho HS tìm hiểu một số nhà máy, xí nghiệp trong
thành phố có khả năng gây ảnh hưởng như thế nào đến 2 vấn đề trên.
Trích: “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật Lý THPT – NXB giáo
dục năm 2008”.
24
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MÔI TRƯỜNG BỊ TÀN PHÁ
25