Tải bản đầy đủ (.docx) (203 trang)

luận án tiến sĩ nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại khu vực tây bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 203 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---- ----

ĐỖ THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI KHU VỰC TÂY BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

HÀ NỘI, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---- ----

ĐỖ THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI KHU VỰC TÂY BẮC VIỆT
NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG


Mã số: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU TÀI

HÀ NỘI, NĂM 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết
bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tôi xin cam đoan đề tài luận án: “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương
mại khu vực Tây Bắc Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi.

Hà Nội, ngày tháng
năm 2020
Nghiên cứu sinh

Đỗ Thị Thu Hiền


ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiện trường Đại học
Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Hữu Tài - người hướng
dẫn khoa học của luận án, đã giúp tôi những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và
phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Viện Tài chính - Ngân hàng,
Viện đào tạo sau đại học đã luôn đồng hành, hướng dẫn về chuyên môn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình hoàn thiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp
tại Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Bắc đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người!

Hà Nội, ngày tháng
năm 2020
Nghiên cứu sinh

Đỗ Thị Thu Hiền


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC......................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN........................................................... 1

1.1. Lý do lựa chọn đề tài............................................................................................................ 1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.............................................. 2
1.2.1. Khái niệm và phân loại thông tin cứng - thông tin mềm........................................ 3
1.2.2. Vai trò của hai loại thông tin đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại ..5

1.2.3. Vai trò của nhân viên tín dụng đến quyết định cho vay của ngân hàng..............9
1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu............................................................................................ 11
1.3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................... 13
1.4. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................. 13
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................. 13
1.6. Phương pháp và quy trình nghiên cứu........................................................................ 14
1.6.1. Quy trình nghiên cứu của luận án.............................................................................. 14
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 15
1.7. Các đóng góp của luận án................................................................................................ 18
1.7.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận..................................................... 18
1.7.2. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn..................................................................... 20
1.8. Bố cục luận án...................................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................................................ 23
2.1. Cơ sở lý thuyết về Quyết định cho vay đối với khách hàng DNNVV tại các NHTM .. 23

2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa................................................................... 23
2.1.2. Cho vay DNNVV trong ngân hàng thương mại..................................................... 24
2.1.2. Khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV..................................... 30
2.1.3. Quy trình và Quyết định cho vay đối với DNNVV............................................... 37


iv


2.1.4. Xếp hạng tín nhiệm nội bộ của ngân hàng thương mại trước khi đưa ra quyết
định tín dụng.............................................................................................................................. 41
2.1.5. Tiêu chí đánh giá kết quả cho vay của ngân hàng thương mại........................... 44
2.2. Các lý thuyết liên quan đến quyết định cho vay trong ngân hàng thương mại
........................................................................................................................................................... 45

2.2.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)............................. 45
2.2.2. Lý thuyết lựa chọn bất lợi của thị trường tín dụng (Adverse selection)...........46
2.2.3. Rủi ro đạo đức trong hoạt động của ngân hàng (Moral hazard)......................... 48
2.2.4. Lý thuyết phán xét và cảm nhận trong ra quyết định............................................ 49
2.2.5. Lý thuyết vốn xã hội..................................................................................................... 50
2.2.6. Lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín dụng ngân hàng........................................ 52
2.3. Tổng quan nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNNVV....................... 57
2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu................................................................................. 67
Tóm tắt chương 2........................................................................................................................... 68
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 69
3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................................ 69
3.2. Nghiên cứu định tính......................................................................................................... 72
3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính.................................................................................... 72
3.2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu định tính.................................................. 72
3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính...................................................................................... 74
3.3. Nghiên cứu định lượng...................................................................................................... 82
3.3.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng................................................................................ 83
3.3.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng................................................................................. 83
3.3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức............................................................................ 91
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................... 97
4.1. Thực trạng cho vay của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa tiểu vùng Tây Bắc................................................................................................. 97
4.1.1. Tiêu chí phân loại DNNVV tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc.......................... 97
4.1.2. Quy trình cho vay và hạn mức cho vay DNNVV tại NHTM tiểu vùng Tây

Bắc Việt Nam............................................................................................................................. 99
4.1.3. Quy trình chấm điểm tín dụng khách hàng DNNVV tiểu vùng Tây Bắc.....101
4.1.4. Các dịch vụ ngân hàng của các NHTM cho DNNVV tiểu vùng Tây Bắc .. 103
4.1.3. Quy mô cho vay của ngân hàng thương mại cho DNNVV tiểu vùng Tây Bắc
.................................................................................................................................105
4.1.4. Cơ cấu tín dụng của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc............................................... 108


v

4.1.5. Lợi nhuận cho vay DNNVV tiểu vùng Tây Bắc................................................. 110
4.1.6. Chất lượng tín dụng cho vay DNNVV tiểu vùng Tây Bắc............................... 111
4.1.7. Xếp hạng tín nhiệm DNNVV tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc....................112
4.2. Thống kê mô tả kết quả khảo sát................................................................................ 115
4.2.1. Thống kê đặc điểm đối tượng được khảo sát........................................................ 115
4.2.2. Thống kê mô tả các thông tin ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân
hàng thương mại..................................................................................................................... 116
4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo............................................................................. 122
4.3.1. Kiểm định sự phù hợp của thang đo....................................................................... 122
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá..................................................................................... 125
4.3.3. Kết quả phân tích tầm quan trọng của các thông tin được sử dụng khi thẩm
định vay vốn............................................................................................................................ 130
4.4. Hồi quy đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân
hàng thương mại....................................................................................................................... 131
4.4.1. Hồi quy đa biến các nhân tố ảnh hưởng................................................................ 131
4.4.2. Tổng hợp hệ số hồi quy quyết định cho vay......................................................... 132
Tóm tắt chương 4........................................................................................................................ 134
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................... 135
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu...................................................................................... 135
5.1.1. Kết quả trả lời giả thuyết nghiên cứu thứ nhất..................................................... 135

5.1.2. Kết quả trả lời giả thuyết nghiên cứu thứ hai....................................................... 141
5.2. Một số khuyến nghị......................................................................................................... 142
5.2.1. Khuyến nghị với các NHTM - Hội sở chính........................................................ 142
5.2.2. Khuyến nghị với các NHTM - Chi nhánh tại tiểu vùng Tây Bắc.................... 145
5.2.3. Khuyến nghị với các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc.............................................. 147
5.2.4. Khuyến nghị với các tổ chức liên quan................................................................. 149
5.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................... 150
Tóm tắt chương 5........................................................................................................................ 151
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA
LUẬN ÁN....................................................................................................................................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 155
PHỤ LỤC....................................................................................................................................... 166


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABL

Cho vay dựa trên tài sản

BĐS

Bất động sản

CBTD

Cán bộ tín dụng


CIEM

Viện nghiên cứu kinh tế trung ương

CRE

Cho vay bất động sản thương mại

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

FSL

Cho vay Báo cáo tài chính

LEASE


Cho thuê

MV

Cho vay xe cơ giới

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng trung ương

RELATE

Cho vay mối quan hệ

RRE

Cho vay bất động sản nhà ở


SBCS

Chấm điểm tín dụng DN nhỏ

Sig.

Mức ý nghĩa

TC

Tài chính

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSĐB

Tài sản đảm bảo

TSĐB

Tài sản đảm bảo

VCCI

Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam


vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tiến trình thực hiện nghiên cứu................................................................................. 15
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định DNNVV của Ngân hàng thế giới:............................................ 23
Bảng 2.2: Tiêu chí xác định DNNVV tại Việt Nam: Nghị định 56/2009/NĐ-CP.............24
Bảng 2.3: Các loại hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngân hàng....................25
Bảng 2.4: Xếp hạng tín nhiệm khách hàng tại ngân hàng...................................................... 41
Bảng 2.5: Mô tả một số dạng cảm nhận và phán xét chủ quan (Tversky và
Kahneman’s, 1974)................................................................................................... 49
Bảng 2.6. Một số định nghĩa tiêu biểu về vốn xã hội.............................................................. 51
Bảng 2.7: Mô hình xếp hạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng.................................................... 52
Bảng 2.8: Mô hình 6C’s trong quản trị tín dụng ngân hàng................................................... 53
Bảng 2.9: Mô hình đo lường của niềm tin.................................................................................. 63
Bảng 2.10: Khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng
trong các nghiên cứu trước đây.............................................................................. 64
Bảng 3.1. Trình tự thực hiện nghiên cứu.................................................................................... 70
Bảng 3.2: Kết quả của nghiên cứu định tính về các nhân tố được chắt lọc đưa vào mô
hình nghiên cứu......................................................................................................... 78
Bảng 3.3: Các thuộc tính nằm trong thông tin cứng................................................................ 80
Bảng 3.4: Các thuộc tính nằm trong thông tin mềm................................................................ 81
Bảng 3.5: Tổng hợp 08 nhóm nhân tố sau nghiên cứu định tính.......................................... 86
Bảng 3.6: Nhân tố ảnh hưởng, mã hóa câu hỏi và lựa chọn thang đo phù hợp................. 86
Bảng 3.7: Phân bổ phiếu khảo sát chính thức............................................................................ 92
Bảng 4.1: Tiêu chí xác định DNNVV đặc thù NHTM tiểu vùng Tây Bắc.........................97
Bảng 4.2: Xác định quy mô DNNVV.......................................................................................... 98
Bảng 4.3: Hạn mức cho vay tại các chi nhánh ngân hàng (ĐVT : Tỷ đồng)................... 101
Bảng 4.4: Vai trò của thông tin cứng - thông tin mềm trong quyết định tín dụng..........103
Bảng 4.5: Quy mô DNNVV tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam.................................................. 103
Bảng 4.6: Số DNNVV còn dư nợ và quy mô dư nợ.............................................................. 106
Bảng 4.7: Dư nợ cho vay theo loại hình DNNVV tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc 108

Bảng 4.8: Dư nợ cho vay DNNVV theo ngành kinh tế tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc.. 109

Bảng 4.9: Dư nợ cho vay DNNVV theo thời hạn tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc. 109
Bảng 4.10: Chất lượng tín dụng cho vay DNNVV tại các NHTM tiểu vùng Tây Bắc.111
Bảng 4.11: Thực trạng xếp hạng tín dụng nội bộ của các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc
Việt Nam (1)............................................................................................................ 113


viii
Bảng 4.12: Thực trạng xếp hạng tín dụng nội bộ của các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc
Việt Nam (2)............................................................................................................ 114
Bảng 4.13: Đặc điểm của các cán bộ tín dụng được khảo sát............................................. 115
Bảng 4.14. Thống kê đặc điểm đối tượng khảo sát................................................................ 116
Bảng 4.16: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng các thông tin cho vay của các DNNVV
tiểu vùng Tây Bắc................................................................................................... 120
Bảng 4.17. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo........................................................ 123
Bảng 4.18. Các thuộc tính và nhóm biến đảm bảo tin cậy sau kiểm định EFA..............125
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định EFA........................................................................................... 126
Bảng 4.20: Kết quả phân tích nhân tố khám phá................................................................... 126
Bảng 4.21: KMO and Bartlett's Test......................................................................................... 128
Bảng 4.22: Nhóm nhân tố được xác định sau kiểm định EFA............................................ 128
Bảng 4.23: Thống kê mô tả mức độ đáp ứng các nhóm thông tin..................................... 129
trong quyết định cho vay của ngân hàng.................................................................................. 129
Bảng 4.24: Phân tích tương quan Pearson các nhóm thông tin.......................................... 130
Bảng 4.25: Tổng hợp hệ số hồi quy quyết định cho vay của NHTM lần thứ nhất.........131
Bảng 4.26: Tóm tắt mô hình hồi quy tham gia tín dụng lần thứ hai.................................. 131
Bảng 4.27: Khả năng dự báo của mô hình quyết định cho vay của ngân hàng..............132
Bảng 4.28: Tổng hợp hệ số hồi quy quyết định cho vay của NHTM lần thứ hai...........132
Bảng 5.1: Kết quả nghiên cứu.................................................................................................... 135
Bảng 5.2: Đối chiếu kết quả nghiên cứu của luận án với tổng quan nghiên cứu............136

Bảng 5.3: Kiến nghị bổ sung các tiêu chí xếp hạng tín dụng khách hàng Doanh nghiệp
tại các Ngân hàng thương mại - Hội sở chính................................................. 143


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Các công ty lớn dễ dàng tiếp cận tài chính ngân hàng so với SME’............34
Biểu đồ 2.2: Trở ngại của DNNVV khi tiếp cận tín dụng ngân hàng.................................. 34
Biểu đồ 2.3: Sự khác biệt về yêu cầu về tài sản thế chấp giữa DN lớn và DNNVV khi
tiếp cận tín dụng ngân hàng.................................................................................... 35
Biểu đồ 2.4: Ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển áp dụng mức lãi suất cao hơn
cho DNNVV cho dù DNNVV có tỷ lệ vỡ nợ thấp hơn.................................... 36
Biểu đồ 2.5: Biến động kinh tế vĩ mô là trở ngại hàng đầu đối với dịch vụ ngân hàng
cho đối tượng DNNVV............................................................................................ 37
Biểu đồ 4.1: Phân bố DNNVV khu vực tiểu vùng Tây Bắc................................................ 104
Biểu đồ 4.2: Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng DN..............104
Biểu đồ 4.3: Nguyên nhân DNNVV khó tiếp cận vốn vay của ngân hàng...................... 105
Biểu đồ 4.4: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVVcủa 04 tỉnh trong tiểu vùng Tây Bắc . 107
Biểu đồ 4.5: Lợi nhuận cho vay DNNVV tại các ngân hàng thương mại tiểu vùng Tây Bắc.. 110

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án............................................................................. 14
Sơ đồ 2.1: Khó khăn tiếp cận vốn vay ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển..........32
Sơ đồ 2.2: Thiếu hụt nguồn tín dụng chính thức cho DNNVV............................................. 33
Sơ đồ 2.3: Khung lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay.....................56
Sơ đồ 2.4: Dự kiến mô hình và giả thuyết nghiên cứu............................................................ 67
Sơ đồ 3.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng
DNNVV tại các NHTM khu vực tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam............................................ 80
Sơ đồ 4.1: Quy trình cho vay cơ bản tại NHTM tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam..............100
Sơ đồ 4.2: Quy trình chấm điểm tín dụng................................................................................ 102



1

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Khoảng trống lý luận:
Thông tin về khách hàng luôn là dữ liệu đầu vào quan trọng cho ngành ngân
hàng. Hiện nay, các ngân hàng đang phải đối mặt với vấn đề bất cân xứng thông tin vì
người vay cung cấp thông tin thiếu tin cậy và minh bạch (dữ liệu trên báo cáo tài chính
và phi tài chính). Việc cung cấp thông tin không trung thực làm thay đổi xếp hạng tín
nhiệm người vay, giúp khách hàng tiếp cận khoản vay dễ dàng hơn, tuy nhiên các ngân
hàng xảy ra sự lựa chọn đối nghịch là nền tảng hình thành nên rủi ro tín dụng và nợ xấu.
Trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu tín dụng nhóm khách hàng doanh
nghiệp thì doanh nghiệp nhỏ và vừa được đánh giá là thiếu tin cậy và minh bạch nhất,
đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển với tình trạng bất cân xứng thông tin xảy ra
nghiêm trọng. Để giải quyết tình trạng bất cân xứng thông tin, hệ thống ngân hàng đã
xây dựng quy trình xếp hạng tín nhiệm khách hàng dựa trên thu thập và xử lý dữ liệu 2
loại thông tin: thông tin cứng (được định nghĩa là thông tin bên ngoài, dựa trên các báo
cáo tài chính, lịch sử tín dụng, đánh giá, tính điểm tín dụng… (Feldman,R,1997a,
Berger et al 2002và Frame et al 2001)) và thông tin mềm (được định nghĩa là thông tin
nội bộ, thông qua mối quan hệ giữa người vay và ngân hàng, là phán xét, quan điểm cá
nhân, niềm tin vào khách hàng, sự trung thực trong cung cấp thông tin... (Petersen 2004,
Berger 1999, Boot 2000, Berger and Udell 2002)). Có nghĩa là quyết định cho vay của
ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi: thông tin cứng và thông tin mềm.
Berger, Allan and Lamont Black (2011), các NHTM tại Hoa Kỳ áp dụng nhiều
loại hình cho vay, tùy thuộc lợi thế của ngân hàng về thông tin cứng hoặc thông tin
mềm, trong đó ngân hàng nhỏ cấp địa phương có lợi thế chủ yếu về thu thập thông tin
mềm được gọi là thông tin định tính hoặc thông tin phi báo cáo tài chính (mỗi cán bộ tín

dụng phụ trách hỗ trợ một nhóm khách hàng, đánh giá thường xuyên về tình hình tài
chính, mối quan hệ với chính quyền địa phương, theo dõi số dư trên tài khoản,…), các
ngân hàng lớn chi nhánh trải rộng có lợi thế chủ yếu về thu thập thông tin cứng được gọi
là thông tin định lượng hay gọi là thông tin dựa trên các báo cáo tài chính (ngân hàng sử
dụng công nghệ đánh giá, phân tích dữ liệu và chấm điểm tín dụng dựa trên các báo cáo
tài chính được kiểm toán của khách hàng).


2

Về tầm quan trọng của hai loại thông tin đến quyết định cho vay chưa được
khẳng định rõ ràng ở các nghiên cứu trước, đặc biệt là vai trò của thông tin mềm ảnh
hưởng đến quyết định cho vay như: mạng lưới vốn xã hội của doanh nghiệp, niềm tin
của ngân hàng vào năng lực và đạo đức doanh nhân,...đặc biệt là thông tin mềm được
đánh giá chủ quan bởi chính cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập, xử lý và đưa ra quyết
định cho vay hoặc từ chối. Đây là khoảng trống nghiên cứu rất thú vị và có ý nghĩa quan
trọng đối với chính sách quản lý tín dụng của ngân hàng, chính sách huy động vốn tín
dụng chính thức của khách hàng doanh nghiệp.
Khoảng trống thực trạng:
Năm 2019, trong 6.202 DNNVV tiểu vùng Tây Bắc có trên 30% số DN đang
thiếu vốn trầm trọng nhưng không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng bởi
nguyên nhân: Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, doanh nghiệp yếu về tài sản đảm
bảo, hiệu quả tài chính thấp, lợi nhuận các năm gần đây sụt giảm theo xu thế toàn cầu...
có nghĩa là DNNVV không đáp ứng được các yêu cầu về thông tin cứng mà ngân hàng
đặt ra.
Bên cạnh các thông tin cứng, cán bộ tín dụng ngân hàng còn xem xét tới các
thông tin mềm khi đưa ra quyết định cho vay như: niềm tin vào năng lực và đạo đức của
chủ doanh nghiệp, sự tham gia mạng lưới mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp, doanh
nghiệp có những mối quan hệ đặc biệt nào với ngân hàng hoặc chính quyền địa
phương?... Những nhân tố này có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định tín

dụng nhưng hiện tại chưa được phản ánh trong các chính sách tín dụng ngân hàng và
doanh nghiệp tiểu vùng Tây Bắc.
Xuất phát từ khoảng trống lý luận về đánh giá tầm quan trọng của thông tin cứng
- thông tin mềm đến quyết định cho vay DNNVV; và khoảng trống thực trạng DNNVV
chưa đáp ứng đủ và đúng các yêu cầu NHTM đưa ra, đặc biệt là các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định cho vay chưa được cụ thể hóa trong chính sách tín dụng của NHTM và
DNNVV tiểu vùng Tây Bắc, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân
hàng thương mại khu vực Tây Bắc Việt Nam” là đề tài luận án của mình.

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xếp hạng tín dụng bắt nguồn từ Hoa Kỳ trong thế kỷ XIX, dựa vào thông tin
mềm được tích lũy theo thời gian và thông qua các tương tác cá nhân lặp đi lặp lại để
đưa ra quyết định tín dụng của họ (Carruthers và Cohen 2001, 2009). Sự phát triển của
nền hàng hóa dẫn đến một thị trường rộng lớn vượt qua phạm vi địa phương tạo ra nhu


3

cầu về các nguồn thông tin tín dụng không dựa vào các kết nối cá nhân trực tiếp. Điều này
dẫn đến sự hình thành của các công ty như Cơ quan Mercantile, R.G. Dun và Bradstreets
vào những năm 1840. Các công ty này cung cấp các xếp hạng chính xác, được tiêu chuẩn
hóa, cho phép các thương nhân tránh mở rộng tín dụng cho các khách hàng không xứng
đáng với tín dụng. Các văn phòng xếp hạng tín dụng đã thành lập các văn phòng địa phương
tại các thành phố lớn và dựa vào các thương nhân, luật sư hoặc nhân viên ngân hàng địa
phương làm nguồn tích lũy thông tin. Đầu vào của quy trình là thông tin mềm, là cơ sở của
các quyết định tín dụng cấp địa phương. Các cơ quan tín dụng đã sử dụng thông tin này để
tạo hai điểm tín dụng: lợi nhuận ròng và khả năng trả nợ của khách hàng. Bằng cách này,
thông tin mềm đã được chuyển hóa thành thông tin cứng cho các thương nhân địa phương
và cung cấp nó dưới dạng hữu ích cho các thương nhân


ở xa trong việc ra quyết định cho vay. Như vậy, có thể thấy rằng: việc phân loại thông
tin, chuyển hóa thông tin mềm thành thông tin cứng và ứng dụng thông tin trong các
quyết định cho vay đã được nghiên cứu, kế thừa và phát triển rất phong phú.

1.2.1. Khái niệm và phân loại thông tin cứng - thông tin mềm
Khái niệm thông tin cứng và thông tin mềm đã được phát triển rộng rãi trong các
tài liệu kinh tế tổ chức (Degryse et al,2013; Saengchote, Kanis,2013; Qian et al,2010;
Petersen, 2004). Sự khác biệt giữa thông tin cứng và thông tin mềm không được nêu rõ
ràng, chưa nhất quán và định nghĩa không đầy đủ. Kirschenheiter (2002) đề xuất định
nghĩa thông tin cứng và mềm trong khuôn khổ kế toán như sau: Thông tin cứng là khi
mọi người toàn toàn đồng ý về ý nghĩa của nó (…) khi xảy ra bất đồng trong diễn giải
thông tin, tức là diễn giải thông tin khác nhau chính là thông tin mềm. Theo nghiên cứu
của Petersen (2004): thông tin cứng chính là thông tin định lượng - Số điện tử Số (trong
tài chính là dữ liệu bảng cân đối, lợi nhuận, tài sản…) thông tin mềm là thông tin định
tính, lời nói (ý kiến, ý tưởng, dự án, ý kiến ..); thông tin cứng xu hướng lạc hậu về
hướng tìm kiếm (ví dụ: dữ liệu bảng cân đối kế toán), thông tin mềm xu hướng dự báo
tương lai (ví dụ: kế hoạch kinh doanh). Thông tin cứng hầu như luôn được ghi lại dưới
dạng số. Do đó, trong tài chính, thông tin cứng được đại diện bởi báo cáo tài chính, lịch
sử thanh toán được thực hiện đúng hạn, lợi nhuận cổ phiếu…là thông tin cứng. Thông
tin mềm thường được truyền đạt trong văn bản. Nó bao gồm ý kiến, ý tưởng, tin đồn, dự
đoán kinh tế, tuyên bố của ban quản lý kế hoạch tương lai và bình luận thị trường. Thực
tế là thông tin cứng là định lượng có nghĩa là nó có thể dễ dàng được thu thập, lưu trữ và
truyền đi dưới dạng điện tử. Đây là lý do tại sao sự ra đời của máy tính, chương trình cơ
sở dữ liệu lớn và mạng đã trở thành một lợi ích cho các công nghệ sản xuất dựa trên
thông tin cứng (ví dụ: cho vay định lượng và giao dịch định lượng).


4


Khía cạnh thứ hai phân loại thông tin cứng và thông tin mềm và cách thức mà
thông tin được thu thập. Phương pháp thu thập thông tin cứng không cần phải là cá
nhân. Thay vào đó, thông tin được nhập vào một biểu mẫu mà không cần sự hỗ trợ hoặc
hướng dẫn quan trọng từ người thu thập dữ liệu. Ngoài ra, người thu thập dữ liệu không
cần phải hiểu các câu hỏi mà thông tin sẽ được áp dụng. Điều này có lợi thế là mở rộng
kích thước địa lý và thời gian mà dữ liệu có thể được thu thập. Với máy tính, biểu mẫu
dựa trên web và mạng internet, thông tin có thể được thu thập bất cứ lúc nào và hầu hết
mọi nơi. Phương pháp thu thập này làm giảm chi phí thu thập dữ liệu, nhưng giới hạn về
chất lượng và bối cảnh dữ liệu có thể được thu thập. Đặc tính này của thông tin cứng có
nghĩa là việc thu thập thông tin có thể tách biệt với việc sử dụng thông tin. Ý nghĩa của
thông tin chỉ phụ thuộc vào thông tin được gửi. Khi mã hóa thông tin và truyền dữ liệu
cho người khác, thì tất cả quá trình chuyển tải đều mang thông điệp giống nhau, mọi
người đều có cách hiểu và nắm được những nội dung như nhau, không có sự phân biệt
đối xử trong quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin. Với phương pháp thu thập thông
tin mềm, bối cảnh thu thập thông tin và người thu thập thông tin là một phần của thông
tin, không thể tách rời. Điều này ràng buộc môi trường mà dữ liệu được thu thập và sử
dụng (ví dụ: dữ liệu trong quá trình nói chuyện với người vay tiềm năng cho kết luận về
tính cách, sự trung thực, thái độ, đạo đức của khách hàng, nhân viên cho vay sẽ chấm
điểm các tiêu chí thông tin mềm và đưa ra quyết định cho vay). Một ví dụ điển hình là
nhân viên cho vay dựa trên mối quan hệ, nhân viên dựa trên mối quan hệ cá nhân với
người vay, lịch sử trả nợ đúng hạn đã tạo ra một ấn tượng về sự trung thực, đáng tin cậy
về đạo đức của người vay… Dựa trên quan điểm và kinh nghiệm của nhân viên cho vay,
khoản vay sẽ được phê duyệt hoặc từ chối (Uzzi và Lancaster, 2003).
Việc đánh giá chất lượng thông tin cứng và thông tin mềm: Thông tin cứng có thể
(hoặc không thể) công khai và có thể (hoặc không thể) xác minh được bởi bên thứ ba,
việc đánh giá chất lượng về thông tin cứng không được kiểm chứng rõ ràng. Ngược lại,
luôn có thể tạo ra một số điểm nhất định với thông tin mềm. Người ta có thể tạo ra một
chỉ số về sự trung thực từ 1 đến 10 hoặc một chỉ số về tính minh bạch của thị trường tài
chính trên khắp các quốc gia. Điều này minh chứng thông tin mềm không bị nhiễu loạn
và giả mạo như thông tin cứng. Ví dụ: Báo cáo tài chính của một công ty giao dịch công

khai là minh bạch và có thể kiểm chứng, nhưng lịch sử thanh toán của người vay là
thông tin riêng tư cho người cho vay và không được xác minh trực tiếp bởi người thứ
ba. Thông tin mềm là riêng tư và không thể kiểm chứng vì nó liên quan đến đánh giá cá
nhân và phụ thuộc vào bối cảnh, không dễ dàng nắm bắt và truyền đạt. Khách hàng có
thể tạo hồ sơ rằng người vay đã thanh toán hóa đơn đúng


5

hạn (thông tin cứng), nhưng không thể chứng minh rằng người vay là trung thực vì điều
này phụ thuộc vào các quan sát đa chiều và đánh giá và tiêu chuẩn cá nhân của cá nhân
người cho vay khi tiếp xúc với khách hàng.

1.2.2. Vai trò của hai loại thông tin đến quyết định cho vay của ngân hàng
thương mại
Tổng hợp các nghiên cứu trong tổng quan, có hai hướng đánh giá khác nhau về tầm
quan trọng của thông tin cứng và thông tin mềm đến quyết định cho vay của ngân hàng:

Thứ nhất, thông tin cứng đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của
ngân hàng thương mại.
Vai trò của thông tin cứng - thông tin mềm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng ngân hàng của các công ty được mô tả trong Stein (2002). Theo Stein (2002), các
ngân hàng lớn sẽ kém hiệu quả hơn trong việc cho vay các mối quan hệ, đó là các khoản
vay phụ thuộc vào thông tin mềm. Thông tin trong một ngân hàng lớn có khả năng được
thu thập bởi một cá nhân hoặc một nhóm phân tích và quyết định được đưa ra bởi một
người khác. Do đó, các quyết định tài chính đòi hỏi thông tin cần phải dễ truyền tải qua
khoảng cách vật lý hoặc tổ chức. Thông tin cũng phải có một diễn giải thống nhất không
phụ thuộc vào bối cảnh mà thông tin được thu thập. Các ngân hàng lớn có sự phân chia
nhiều lớp quản lý, đó là phân cấp hoặc tập trung trái ngược với các tổ chức nhỏ hoặc phi
tập trung. Do đó, việc đưa ra các quyết định tài chính trong bối cảnh ngân hàng lớn cho

thấy rằng các ngân hàng lớn phụ thuộc tương đối nhiều hơn vào thông tin cứng. Các
ngân hàng lớn được coi là có lợi thế so sánh trong các công nghệ thu thập và xử lý thông
tin cứng bởi vì bản thân các ngân hàng lớn có ưu thế về quy mô kinh tế, công nghệ ngân
hàng trong phân tích và truyền tải thông tin cứng, định lượng và đa dạng hóa các rủi ro
danh mục đầu tư liên quan đến các khoản vay dựa trên thông tin cứng. Berger, Allan and
Lamont Black (2011), nghiên cứu mối quan hệ của kích thước ngân hàng với lợi thế so
sánh sử dụng loại hình cho vay dựa trên thông tin cứng và thông tin mềm trong cấp tín
dụng cho thấy: dường như các ngân hàng quy mô lớn có lợi thế so sánh trong sử dụng
thông tin cứng. Cán bộ cho vay tại các ngân hàng lớn tập trung nhiều hơn vào việc cho
vay đối với các công ty lớn hơn, minh bạch hơn bằng cách sử dụng so sánh lợi thế của
họ trong loại hình cho vay chủ yếu dựa trên thông tin tài chính của thông tin cứng: như
các tỷ số tài chính được tính từ báo cáo tài chính được kiểm toán, giá trị tài sản thế chấp
và điểm tín dụng.


6

Liberti và Mian (2009) sử dụng khoảng cách tổ chức giữa các nhân viên cho vay
và cấp trên của họ để nghiên cứu tác động nhân quả của các cấu trúc phân cấp đối với
tầm quan trọng tương đối của thông tin cứng và mềm trong các quyết định phê duyệt tín
dụng trong một tổ chức tài chính lớn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra khoảng cách phân cấp
lớn hơn khiến ngân hàng ưu tiên chất lượng thông tin cứng trong các quyết định cho
vay.
Berger, Allan and Lamont Black (2011), Các loại hình cho vay dựa trên thông tin
cứng được sử dụng bởi các ngân hàng thương mại bao gồm: cho vay dựa trên báo cáo
tài chính, cho vay dựa trên tài sản cố định, cho vay dựa trên tài sản và chấm điểm tín
dụng doanh nghiệp. Nguồn dữ liệu chính của loại hình Cho vay dựa trên báo cáo tài
chính là một tập hợp các số liệu thống kê được nhập vào phần mềm điện tử (nhằm đo
lường các chỉ số tài chính). Đối với cho vay dựa trên tài sản cố định, dữ liệu chính là giá
trị thẩm định của bất động sản, xe cơ giới, hoặc thiết bị được cho thuê hoặc cầm cố làm

tài sản thế chấp. Trong đó, dữ liệu chính cho vay dựa trên tài sản là định giá của các
khoản phải thu và hàng tồn kho cam kết. Các khoản vay được bảo đảm bằng các loại tài
sản thế chấp này được xem xét công nghệ cứng vì tài sản thế chấp cung cấp nguồn
thông tin định lượng chính về rủi ro và dự kiến hoàn trả khoản vay. Quyết định cho vay
doanh nghiệp nhỏ chủ yếu dựa trên điểm tín dụng được tạo ra từ lịch sử tín dụng cá
nhân của chủ sở hữu và dữ liệu phân tích tài chính của ngân hàng, nhưng kết luận là các
công nghệ cứng phù hợp nhất, minh bạch nhất cho các doanh nghiệp nhỏ chính là báo
cáo tài chính được kiểm toán minh bạch. Trong hầu hết các nghiên cứu thực trạng, khi
các công ty tăng quy mô và minh bạch báo cáo tài chính, các ngân hàng có xu hướng
thay thế loại hình cho vay dựa trên thông tin mềm là mối quan hệ sang cho vay dựa trên
thông tin cứng là các báo cáo tài chính. Điều này khẳng đinh vai trò quan trọng của
thông tin cứng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Ví dụ: minh bạch về thông tin sẽ
có xác suất cao hơn về các khoản vay được chấp thuận (Petersen và Rajan 2002).
Khảo sát Tài chính doanh nghiệp nhỏ (SSBF) năm 1998, và Báo cáo về cho vay
DN nhỏ năm 2006 tại Hoa Kỳ cho thấy các ngân hàng có tài sản trên 1 tỷ USD có trên
60% doanh số các khoản cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, 90% các quyết định cho vay
dựa trên các thông tin cứng từ khách hàng. Cụ thể, các ngân hàng lớn sử dụng các kỹ
thuật như cho thuê tài sản, cho vay chủ yếu dựa vào giá trị tài sản thế chấp, và điểm tín
dụng doanh nghiệp nhỏ để cho vay các công ty nhỏ. Và loại hình cho vay dựa trên thông
tin cứng được đại diện bởi một công nghệ duy nhất - cho vay dựa trên báo cáo tài chính
- mà chủ yếu dựa vào số liệu thống kê trong các báo cáo tài chính của công


7

ty. Khi các công ty tăng trưởng quy mô, họ có xu hướng nâng cao chất lượng các báo
cáo tài chính, mang lại lợi thế ngày càng cao trong các loại hình cho vay dựa trên thông
tin cứng. Đối với các công ty giao dịch công khai, lượng thông tin cứng có sẵn về công
ty lớn, sự tồn tại của thông tin dễ dàng truy cập và đánh giá về khả năng của họ mặc
định như xếp hạng tín dụng, làm tăng khả năng tiếp cận vốn nợ. Petersen et al (2006)

nhấn mạnh kiểm soát các nhân tố quyết định cho vay là cấu trúc vốn (ví dụ:
thuế nộp hàng năm, tài sản hữu hình và cơ hội tăng trưởng kinh doanh).
Thứ hai, thông tin mềm đóng vai trò quan trọng trọng quyết định cho vay của
ngân hàng thương mại.
Các nghiên cứu kiểm chứng vai trò quan trọng của thông tin mềm sử dụng phù
hợp trong bối cảnh có khoảng cách địa lý hoặc phân tầng tổ chức quản lý giữa người
cho vay và người vay. Thông tin mềm được người cho vay thu thập thông qua tương tác
cá nhân với người vay theo thời gian. Cụ thể, sự gần gũi giữa người cho vay và người đi
vay tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin mềm (Petersen và Rajan, 2002; Berger,
Miller, Petersen, Rajan, và Stein, 2005; Hauswald và Marquez 2006; Mian, 2006;
Liberti và Mian, 2009; Agarwal và Hausian, 2010; Degryse và Ongena, 2005; DeYoung,
Glennon và Nigro, 2008).
Trong nghiên cứu của Petersen và Rajan (2002) cho thấy thông tin mềm tác động
đến hiệu suất của người cho vay tăng lên và giao tiếp giữa người cho vay và người đi
vay được thực hiện theo mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Berger, Miller, Petersen, Rajan
và Stein (2005) cho thấy các tổ chức tài chính quy mô nhỏ có khả năng thu thập và sử
dụng thông tin mềm tốt hơn so với thông tin cứng, vì vậy các ngân hàng nhỏ ưu tiên
thông tin mềm trong các quyết định cho vay. Desgrye, Liberti, Mosk và Ongena (2013)
cung cấp bằng chứng cho thấy thông tin mềm giúp tăng khả năng dự đoán về thông tin
riêng tư và công khai, đồng thời tăng khả năng nhận được vốn vay của ngân hàng.
Một nghiên cứu rất điển hình về vai trò của thông tin mềm đến khả năng nhận
được vốn vay của Brown, M., Matthias Schaller, Simone Westerfeld, and Markus
Heusler (2012), dựa trên khảo sát 6,669 cán bộ đánh giá tín dụng cho 3.542 doanh
nghiệp nhỏ bằng cách sử dụng mô hình xếp hạng giống hệt nhau trong giai đoạn 20062011 cho thấy sự sụt giảm trong điểm tín dụng khách hàng do chính các nhân viên cho
vay. Việc giảm xếp hạng tín dụng này là phổ biến trên tất cả các xếp hạng tín dụng,
không phụ thuộc vào việc người đi vay có xếp hạng tích cực hay tiêu cực, và không phụ
thuộc vào đặc thù của công ty hay liên quan đến thị trường. Nghiên cứu cho thấy xếp
hạng tín dụng chỉ được điều khiển một phần bởi thông tin



8

về uy tín công ty, nhân tố quan trọng nhất là cho vay dựa trên các mối quan hệ tín dụng,
tức là nhấn mạnh vai trò của cán bộ cho vay trong sản xuất thông tin mềm và duy trì
mối quan hệ với khách hàng. Nghiên cứu thực nghiệm là bằng chứng cho thấy: thông tin
mềm có ưu điểm vượt trội trong các quyết định cho vay đối với khách hàng là công ty
nhỏ, báo cáo tài chính chưa được kiểm toán và tình trạng bất cân xứng thông tin xảy ra
nghiêm trọng. Iyer, Khwaja, Luttmer và Shue (2015) cũng cung cấp bằng chứng ủng hộ
giả thuyết: thông tin mềm tương đối quan trọng hơn khi trong xem xét quyết định tín
dụng đối với người vay chất lượng thấp.
Berger, Allan and Lamont Black (2011), nhấn mạnh ngân hàng quy mô nhỏ có sự
linh hoạt hơn so với ngân hàng lớn để đánh giá tín dụng bằng cách chủ yếu dựa trên
thông tin định tính hay thông tin mềm, được thu thập bởi các nhân viên cho vay như:
kiến thức cá nhân của chủ công ty, chủ sở hữu và quản lý. Công nghệ cho vay được ưu
tiên dựa trên thông tin mềm được đo lường bởi - cho vay mối quan hệ - chủ yếu dựa trên
thông tin thu thập được trong quá trình quan hệ giữa người vay và ngân hàng. Cho vay
dựa trên mối quan hệ thường được cho là vượt trội so với tất cả các loại hình cho vay
dựa trên thông tin cứng khi áp dụng với các công ty nhỏ, kém minh bạch, vì các công ty
này thường được cho là thiếu dữ liệu định lượng và chất lượng dữ liệu thấp mà dựa trên
đó để quyết định tín dụng (ví dụ: Sharpe 1990, Petersen và Rajan 1995). Tác giả đo
lường cho vay mối quan hệ chỉ sử dụng thước đo sức mạnh mối quan hệ của người vay
(khảo sát 2460 khoản vay doanh nghiệp nhỏ tại Hoa Kỳ).
Cho vay dựa trên mối quan hệ chủ yếu dựa trên các thông tin định tính về số năm
và mức độ thân thiết mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, chính quyền địa
phương (Petersen và Rajan 1994, Berger và Udell 1995,Degryse và van Cayseele 2000).
Ủng hộ giả thuyết về mạng lưới mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp có tác
động đến quyết định cho vay, Freedman và Jin (2010) và Lin, Viswanathan, và Bohhala
(2013) tìm thấy bằng chứng cho thấy các mạng lưới mối quan hệ xã hội làm giảm bớt
những xung đột thông tin trong thị trường cho vay trực tuyến và cho vay truyền thống,
giúp giảm bớt các vấn đề do bất cân xứng thông tin, giúp người vay tiếp cận khoản vay

dễ dàng hơn.
Tổng quan lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trên thế giới đến nay chưa thống
nhất được vai trò của thông tin cứng hay thông tin mềm (thông tin nào đóng vai trò quan
trọng hơn) trong quyết định cho vay của ngân hàng.


9

1.2.3. Vai trò của nhân viên tín dụng đến quyết định cho vay của ngân hàng
Quy trình thu thập thông tin, phân tích thông tin, và đề xuất quyết định cho vay
được thiết lập bởi các nhân viên cho vay (Petersen và Rajan, 2002). Trong các tổ chức
tài chính hiện đại, cán bộ cho vay ở các tầng thấp hơn thường chịu trách nhiệm thu thập
thông tin về người vay và truyền thông tin này đến các nhà quản lý cấp cao hơn của
ngân hàng (Stein, 2002). Cuối cùng, các ngân hàng quy mô lớn với khoảng cách phân
cấp quản lý đã trao cho các đại lý cấp thấp hơn (như nhân viên cho vay) thu thập xử lý
thông tin về khách hàng và đưa ra quyết định cho vay cuối cùng. Đánh giá về vai trò của
nhân viên thu thập và xử lý thông tin khách hàng (cán bộ tín dụng) có hai hướng nghiên
cứu chính:
Nhân viên tín dụng có vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng.

Trong nghiên cứu của Stein (2002) cho kết quả cán bộ cho vay ảnh hưởng đến ba
điều khoản cho vay phổ biến: chênh lệch cho vay, giao ước cho vay, và đáo hạn cho vay.
Cụ thể: nhân viên cho vay giải thích khoảng 24% của sự thay đổi trong chênh lệch cho
vay, giải thích 47% trong sự thay đổi được ngân hàng cho vay, và 56% khoản đáo hạn
cho vay. Herpfer (2016) xem xét vai trò của thông tin mềm trong các mối quan hệ cho
vay. Phát hiện rằng các nhân viên cho vay luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá
trình cho vay và khả năng nhận được vốn vay của khách hàng.
Degryse, H., José M. Liberti, Thomas Mosk, and Steven Ongena (2013) nghiên
cứu giai đoạn 1994 - 2012 với một mẫu gồm 4.215 khoản vay tại Nhật Bản với tổng số
7.892 nhân viên cho vay, biến phụ thuộc là các điều khoản hợp đồng, bao gồm: chênh

lệch khoản vay, cam kết khoản vay và đáo hạn khoản vay, kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng có mối liên hệ giữa các nhân viên cho vay đến biến phụ thuộc, khi các nhân viên
cho vay nghỉ phép dẫn đến sự sụt giảm trong các khoản vay được phê duyệt.
Trong các nghiên cứu của Berger & Udell (2002); Berger et al (2001); Berger et
al (2002a); Bergeret al (2005) cho thấy trong khuôn khổ mối quan hệ giữa ngân hàng và
người vay, thu thập, phân tích thông tin và xếp hạng tín nhiệm được giao cho một nhân
viên tín dụng, người đó nhận được quyền lực mạnh mẽ, vì có thể thao túng thông tin
mềm. Trong bối cảnh này, nhân viên tín dụng có một vị trí quan trọng đến khả năng tiếp
cận tín dụng của khách hàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi các nhân viên tín dụng nghỉ
phép thì số lượng hồ sơ được chấp thuận vay vốn giảm xuống, tức là có mối liên hệ
trong các mối quan hệ giữa nhân viên tín dụng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng
của khách hàng. Nghiên cứu cũng chứng minh


10

rằng các ngân hàng nhỏ, ít phân cấp và phi tập trung phù hợp hơn cho phát triển cho vay
dựa trên mối quan hệ ngân hàng.
Brown, Schaller, Westerfeld và Heusler (2012) thấy rằng các nhân viên cho vay
sử dụng quyền quyết định tín dụng, được tùy ý thu thập và phân tích, xếp hạng tín
nhiệm. Cerqueiro, Degryse và Ongena (2011) thấy rằng sự thận trọng trong việc chấm
điểm và phân tích tín dụng dường như rất quan trọng trong việc đánh giá các khoản vay,
nhưng chỉ đóng một vai trò nhỏ trong quyết định cho vay. Điều này dẫn đến hệ quả là
các nhân viên cho vay có động cơ để thao túng các dữ liệu đầu vào, giống như người đi
vay tự cung cấp dữ liệu không chính xác cho ngân hàng.
Ủng hộ giả thuyết nhân viên cho vay có tác động đến kết quả xếp hạng tín nhiệm
của khách hàng, Berg, Puri và Rocholl (2016) nghiên cứu tại ngân hàng sử dụng điểm
tín dụng nội bộ để đánh giá các khoản vay. Kết quả cho thấy rằng các nhân viên cho vay
liên tục nhập các giá trị mới của các biến vào hệ thống cho đến khi khoản vay được phê
duyệt. Họ không chỉ có thể nhận được các khoản vay được phê duyệt ban đầu bị từ chối

mà còn có thể chỉnh sửa chi tiết các thông số đánh giá xếp hạng của khoản vay nhiều
lần. Những kết quả này cho thấy rằng ngay cả các thuật toán ngân hàng ra quyết định
dựa trên thông tin cứng (báo cáo tài chính của khách hàng) đều chịu sự kiểm soát của
người tham gia thu thập thông tin (cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thu thập xử lý và đề
xuất quyết định cho vay).
Brown, M., Matthias Schaller, Simone Westerfeld, and Markus Heusler (2012) cho
thấy xếp hạng tín dụng chỉ chịu ảnh hưởng nhỏ bởi thông tin về uy tín công ty, nhân tố quan
trọng nhất là cho vay dựa trên các mối quan hệ tín dụng của nhân viên cho vay và khách
hàng, tức là nhấn mạnh vai trò của cán bộ cho vay trong sản xuất thông tin mềm.

Liberti (2016) khuyến khích vai trò của các nhân viên cho vay bằng kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng các nhân viên cho vay nhận được thẩm quyền tương đối quan
trọng hơn trong việc sản xuất và sử dụng thông tin mềm. Do vậy, ngân hàng nhỏ có lợi
thế hơn trong ra quyết định cho vay dựa trên quyết định tín dụng của các nhân viên cấp
dưới, có nghĩa là bỏ qua lợi thế của các ngân hàng lớn. Nghiên cứu cũng chỉ ra làm thế
nào một ngân hàng lớn có thể sao chép cơ cấu tổ chức của một ngân hàng nhỏ bằng
cách ủy quyền cho việc ra quyết định cho các nhân viên của tầng dưới cùng. Agarwal và
Hauswald (2016) cung cấp bằng chứng trực tiếp rằng những phát hiện về khoảng cách
và đặc điểm cho vay trong các ngân hàng lớn, nói cách khác, họ cung cấp bằng chứng
cho thấy một ngân hàng sẽ hiệu quả hơn bằng cách ủy quyền quyết định cho các nhân
viên cho vay. Tổng quan các nghiên cứu trên cho thấy rằng: đánh giá tín


11

dụng bới cảm tính của nhân viên cho vay có thể đặc biệt quan trọng đối với khách hàng
là công ty nhỏ, tài chính thiếu minh bạch.
Nhân viên tín dụng không ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng.
Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu bỏ qua tầm quan trọng của các nhân viên
tín dụng: Gropp, Gruendl và Guettler (2012) cho thấy rằng việc sử dụng quyền quyết

định của nhân viên cho vay không ảnh hưởng đến hiệu suất của danh mục cho vay của
ngân hàng. Puri, Rocholl và Steffen (2011) chứng minh việc sử dụng quyền quyết định
tín dụng là một hiện tượng phổ biến trong các ngân hàng tiết kiệm của Đức nhưng
không có sự khác biệt với kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng, có nghĩa là quyết định
tín dụng của nhân viên ngân hàng trùng lặp với kết quả phân tích tín dụng, và ngân hàng
ưu tiên ra quyết định theo phương pháp chấm điểm tín dụng khách hàng.
Tổng quan nghiên cứu trên thế giới đến nay chưa thống nhất được vai trò của cán
bộ tín dụng (đánh giá tín dụng bởi cảm tính của nhân viên cho vay có ảnh hưởng hay
không ảnh hưởng) đến quyết định cho vay của ngân hàng.

1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu
Trên thế giới, các nghiên cứu liên quan đến quyết định cho vay của NHTM đối
với doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng đã có sự kế thừa và phát triển phong
phú. Có 2 hướng chính: nghiên cứu quyết định cho vay dưới góc độ quản trị ngân hàng
thương mại và nghiên cứu dưới góc độ khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp.
Trong phạm vi nghiên cứu này, luận án chỉ xem xét quyết định cho vay đứng trên góc
độ quản trị ngân hàng thương mại. Trên góc độ ngân hàng, có nhiều nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định cho vay của ngân hàng, có thể chia thành hai nhóm nhân tố:
+ Nhóm nhân tố thông tin cứng: chất lượng báo cáo tài chính, kế hoạch kinh
doanh, mục đích khoản vay, rủi ro kinh doanh, tài sản thế chấp, đặc điểm kinh doanh,…
+ Nhóm nhân tố thông tin mềm: lưu chuyển dòng tiền, chất lượng quản lý, uy tín
của doanh nghiệp, triển vọng phát triển của doanh nghiệp, thời gian của mối quan hệ,
lịch sử tín dụng,...
Gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực DNNVV cho thấy cần thiết các
nghiên cứu hỗ trợ DNNVV phát triển. Tuy nhiên, với thực trạng đặc điểm các DNNVV
Việt Nam cũng như các DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc, đều khó đáp ứng các yêu cầu về
thông tin cứng theo tiêu chí của NHTM, và thực tế là rất ít các DNNVV (dưới 30%
DNNVV tiểu vùng Tây Bắc theo khảo sát của tác giả) tiếp cận được vốn



12

vay ngân hàng. Kết hợp với quá trình tổng quan nghiên cứu cho thấy có các khoảng
trống nghiên cứu và khoảng trống thực trạng sau:
- Thứ nhất, hiện nay các nghiên cứu trên thế giới về quyết định cho vay của
ngân hàng với đối tượng khách hàng DNNVV vẫn chưa thống nhất được vai trò của hai
loại thông tin cứng và thông tin mềm đến quyết định cho vay. Đặc biệt tại Việt Nam, nền
kinh tế đang phát triển, tình trạng bất cân xứng thông tin xảy ra nghiêm trọng, nghiên
cứu này lại càng cần thiết hơn. Vì vậy, luận án cần kiểm chứng lại bằng phương pháp
khoa học để so sánh vai trò của hai loại thông tin đến quyết định cho vay của ngân hàng
tại Việt Nam (đặc biệt là các NHTM tiểu vùng Tây Bắc).
- Thứ hai, nghiên cứu bổ sung dữ liệu định tính (cảm tính trong thu thập và phân
tích dữ liệu về DNNVV) của chính các cán bộ tín dụng, và kiểm định vai trò của cán bộ tín
dụng có ảnh hưởng đến xác suất nhận được vốn vay ngân hàng của DNNVV hay không.

- Thứ ba, các nghiên cứu về quyết định cho vay của NHTM trên thế giới và tại
Việt Nam đã xem xét tới các nhân tố thông tin cứng (thông tin định lượng/ thông tin tài
chính) và thông tin mềm (thông tin định tính/ thông tin phi tài chính). Tuy nhiên, luận án
làm rõ hơn vai trò của nhân tố Vốn xã hội, Niềm tin (vào năng lực, uy tín, đạo đức
doanh nhân), vị thế của ngân hàng cho vay (ngân hàng chính trong cho DNNVV vay)
đến quyết định cho vay của NHTM tại tiểu vùng Tây Bắc.
- Thứ tư, tại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam, các DNNVV mang đầy đủ đặc điểm
của DNNVV nói chung, tuy nhiên chưa có nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định cho vay của NHTM với đối tượng khách hàng DNNVV này.
Trên cơ sở chỉ ra những khoảng trống trong nghiên cứu về quyết định cho vay
DNNVV của NHTM, luận án cho thấy sự cần thiết của nghiên cứu này để lấp đầy các
khoảng trống nghiên cứu trước đó, cụ thể luận án cần:
-

Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định cho vay của


NHTM đối với đối tượng khách hàng DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam
- So sánh và khẳng định vai trò của hai loại thông tin cứng và thông mềm đến
quyết định cho vay của NHTM với DNNVV tiểu vùng Tây Bắc.
- Kiểm định khoa học mức độ ảnh hưởng của nhân tố thông tin mềm: Vốn xã
hội, Niềm tin, Vị thế ngân hàng trong cho vay đến quyết định cho vay của NHTM.
- Từ đó đề xuất giải pháp khả thi giúp các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc dễ dàng
tiếp cận vốn vay của ngân hàng.


13

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án có mục tiêu tổng quát: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
cho vay đối với khách hàng DNNVV tại các ngân hàng thương mại tiểu vùng Tây Bắc
Việt Nam.
Mục tiêu tổng quát trên được phát triển thành các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, xác định nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định cho vay của
ngân hàng (kiểm định mối quan hệ giữa thông tin cứng, thông tin mềm và quyết định
cho vay của NHTM đối với các DNNVV).
Thứ hai, xác định mức độ ảnh hưởng của hai loại thông tin trong quyết định cho
vay của NHTM đối với các DNNVV.
Thứ ba, đề xuất giải pháp, khuyến nghị với các tổ chức liên quan nhằm khơi
thông nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, luận án phải trả lời các câu hỏi nghiên
cứu như sau:
- Ngân hàng thương mại tiểu vùng Tây Bắc có sử dụng những loại thông tin nào
(thông tin thu thập về doanh nghiệp) trong quyết định cho vay đối với DNNVV?

- Thông tin nào đóng vai trò quan trọng hơn đến quyết định cho vay đối với
DNNVV tiểu vùng Tây Bắc?
- NHTM, DNNVV và các tổ chức liên quan cần phải làm gì để giúp các
DNNVV tiểu vùng Tây Bắc dễ dàng tiếp cận được vốn vay ngân hàng?

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay (bối cảnh nghiên

cứu: khách hàng DNNVV của ngân hàng thương mại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam).
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu quyết định tín dụng trong nghiệp vụ cho vay (góc độ quyết định từ
nhà quản trị ngân hàng).
- Trong nghiên cứu này, tác giả thống nhất cách hiểu của thuật ngữ: Thông tin
mềm chính là thông tin định tính, thông tin phi tài chính, thông tin ngoài báo cáo tài
chính; Thông tin cứng chính là thông tin định lượng và là thông tin trên các báo cáo tài
chính (dựa trên nghiên cứu của Berger, Allan and Lamont Black, 2011).


14

- Thông tin cứng và thông tin mềm trong quyết định cho vay hoặc không cho vay
của ngân hàng thương mại (thông tin đánh giá được thu thập từ khảo sát quan điểm của
các cán bộ tín dụng ngân hàng về mức độ quan trọng và chất lượng của thông tin)
- Nghiên cứu thực hiện tại 04 tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc (theo Quyết định số
1064/QĐ-TT, 08/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020”, gồm Hòa
Bình; Sơn La; Điện Biên; Lai Châu).
- Đối tượng khách hàng hướng đến trong quyết định cho vay là các doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
- Các dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn: 2013 - 2018

- Các dữ liệu sơ cấp thu thập trong giai đoạn: tháng 3 - 12 năm 2017

1.6. Phương pháp và quy trình nghiên cứu
1.6.1. Quy trình nghiên cứu của luận án

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án


×