Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 37 trang )

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU
XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545
2.1 Giới thiệu về Công ty Xây dựng công trình 545
2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Công ty Xây dựng công trình 545 tiền thân là Xí nghiệp Xây dựng công trình
545 được thành lập theo QĐ số 1815/TCCB ngày 03 tháng 8 năm 2000 của Chủ tịch
Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5.
Thực hiện chủ trương sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước theo tinh thần
các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải. Theo đề nghị của Chủ
tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5, ngày 02 tháng 6
năm 2003, Xí nghiệp xây dựng công trình 545 được sáp nhập với Xí nghiệp xây dựng
dân dụng & công nghiệp 576 và Xí nghiệp xây dựng công trình 577 vào Công ty Xây
dựng công trình 519 và đổi tên thành Công ty Xây dựng công trình 545 theo QĐ số
1583/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Tên giao dịch quốc tế là CIVIL ENGINEERING CONSTRUCTION
COMPANY 545 viết tắt là CECO 545, là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty xây dựng
công trình giao thông 5 (CIENCO5) có trụ sở chính đặt tại 161 đường Núi Thành, quận
Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Tuy mới được thành lập và đi vào hoạt động được 5 năm, một khoảng thời gian
tương đối ngắn ngủi nhưng công ty đã có bước trưởng thành và phát triển mạnh mẽ,
mặc dù là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty nhưng trong quá trình họat động
sản xuất kinh doanh đơn vị đã thể hiện được tính độc lập rất cao trong quá trình đấu
thầu cũng như tổ chức thi công. Công ty đã trúng thầu và được giao một số công trình
có quy mô lớn và đòi hỏi có trình độ kỹ thuật cao, phức tạp như Công trình đường
Nguyễn Tri Phương nối dài, đường du lịch ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc, Hạ tầng kỹ
thuật khu dân dư An Hoà, hệ thống cáp quang đường Hồ Chí Minh, khu đô thị mới
Điện Nam - Điện Ngọc, công trình thủy lợi Sesalong, Hội Thuột (Lào),.. Với thành tích
đó, công ty đã vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng
Bộ giao thông vận tải và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước, xây dựng các công


trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, thủy điện; Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở
hạ tầng khu công nghiệp, cụm dân cư khu đô thị; Đầu tư xây dựng - kinh doanh -
chuyển giao BOT các công trình giao thông, thủy điện, điện công nghiệp; Sản xuất vật
liệu xây dựng, kết cấu bê tông đúc sẵn, dầm cầu thép, cấu kiện thép và sản phẩm cơ khí
khác; Sửa chữa phương tiện, thiết bị thi công; Cung ứng, xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu
xây dựng; Sản xuất và kinh doanh điện; Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà hàng,
khách sạn, khu vui chơi giải trí; Du lịch lữ hành, nội địa và quốc tế; Tổ chức đào tạo và
liên kết dạy nghề hướng nghiệp chuyên ngành giao thông vận tải; Tư vấn giám sát và
thí nghiệm chất lượng công trình.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty xây dựng công trình 545
Tùy theo đặc thù sản xuất kinh doanh riêng biệt của mỗi doanh nghiệp mà việc
tổ chức, cơ cấu được bố trí cho phù hợp. Cơ cấu, bộ máy của Công ty xây dựng công
trình 545 được tổ chức hoạt động theo mô hình (như sơ đồ 2.1)
Theo sơ đồ 2.1, toàn công ty gồm có giám đốc và hai phó giám đốc giúp việc,
04 phòng chức năng, một trạm trộn bê tông nhựa, một đội thảm bê tông nhựa, một
đội thi công cơ giới và 14 đội xây dựng. Mỗi phòng có chức năng và nhiệm vụ khác
nhau để hỗ trợ nhau một cách hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Mỗi phòng đều có một cơ cấu đồng nhất với nhau trong công việc để tạo được
hiệu quả cao nhất, đảm bảo sự nhất trí, hoà hợp trong mối liên hệ giữa cấp trên với
cấp dưới. Những phòng này được giao nhiệm vụ tham mưu cho người lãnh đạo
tương ứng ở các công việc thu thập và xử lý thông tin, lập dự án. Sau đó trình dự án
cho người lãnh đạo cao nhất. Người lãnh đạo khi đó mới quyết định lựa chọn và
truyền đạt cho các bộ phận thừa hành trực tiếp dưới quyền. Các đội xây dựng, trạm
trộn là những đơn vị trực tiếp tiến hành thi công các công trình.
GIÁM ĐỐC
PGĐ phụ trách
Kế toán - Vật tư
PGĐ phụ trách
Kỹ thuật - Kế hoạch
Quan hệ chức năng:

Quan hệ trực tuyến:
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý
Còn mô hình tổ chức Ban điều hành dự án của Công ty xây dựng công trình 545
hiện đang được áp dụng theo sơ đồ 2.2 dưới đây. Theo mô hình này việc quản lý được
thực hiện theo chức năng theo chuyên môn bằng cách chia các bộ phận theo chức năng
chuyên môn.
DÆÛ AÏN ÂANG THI CÄNG
Trưởng ban
điều hành
Phòng nhân sự
Phòng Kỹ thuật
Phòng
Kế toán
Phòng KH - VT
Phòng
TC - KT
Phòng
TC - HC
Phòng
KH - VT
Phòng
Kỹ thuật
Các đội
xây dựng
Đội TC
cơ giới
Trạm trộn
BT nhựa
Đội thảm
BT nhựa

Sơ đồ 2.2: Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý điều hành dự án
2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua (2001-2004)
Trong những năm vừa qua, thị trường xây dựng diễn ra sự cạnh tranh gay gắt bởi
sự tham gia của đông đảo các nhà thầu từ mọi thành phần kinh tế và các nhà thầu đến từ
nước ngoài. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó Công ty xây dựng công trình 545 vẫn tham
gia và thắng thầu nhiều công trình có giá trị sản lượng cao, sản xuất kinh doanh có lãi,
tạo được công ăn việc làm cho đội ngũ lao động, đồng thời thực hiện đầy đủ đối với
nghĩa vụ ngân sách nhà nước. Điều này được phản ánh qua Bảng sau:
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh từ 2001-2004
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Các chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
1. Tổng doanh thu 7.143 18.885 34.375 51.580
2. Tổng chi phí 6.546 19.314 34.464 45.946
3. L.N trước thuế 79 509 (89) 5.635
4. Thuế phải nộp 19 163 - -
5. L/Nhuận sau thuế 59 298 (6.801) 5.635
6. Tỷ suất lợi nhuận 0,008 0,016 (0,198) 0,109
7. H/quả sử dụng TS 1,091 0,978 0,997 1,123
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2001-2004 của Phòng Tài
chính - Kế toán, Công ty XDCT 545)
* Nhận xét: Qua bảng 2.1 chúng ta nhận thấy, mặc dù thị trường xây dựng trong những
năm qua cạnh tranh rất gay gắt nhưng tổng doanh thu của công ty đều tăng rất cao qua
các năm, cụ thể năm 2002 tăng 164% so với năm 2001; năm 2004 tăng 50% so với năm
2003, tăng so với năm 2001 đến 622%. Điều này chứng tỏ rằng Công ty rất thành công
trong các cuộc đấu thầu.
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty tương đối tốt. Tuy nhiên, mặc dù doanh thu
tăng trưởng rất mạnh nhưng lợi nhuận của năm 2003 âm. Nguyên nhân là do phải gánh
chịu những thua lỗ do kinh doanh của các đơn vị khi sáp nhập (Xí nghiệp xây dựng 576
lỗ 1,375 tỷ đồng, Xí nghiệp xây dựng 577 lỗ 5,338 tỷ đồng). Chính vì vậy mà chỉ số lợi
nhuận của công ty năm 2003 bị âm.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu các năm 2001 - 2004
2.1.5 Tình hình đấu thầu
Là một đơn vị mới được thành lập, với thâm niên còn rất non trẻ so với các
doanh nghiệp khác trên cùng thị trường. Nhưng Công ty Xây dựng công trình 545 đã có
rất nhiều nỗ lực trong việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và đồng bộ, làm tốt công
tác quản lý điều hành, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ
thuật và công nhân lành nghề. Vì vậy, tuy mới được 5 năm tuổi đời nhưng Công ty đã
vượt qua rất nhiều đối thủ sừng sỏ để trúng thầu một số dự án lớn như công trình đường
Nguyễn Tri Phương nối dài, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư số 3, khu dân cư An Hoà,
đường du lịch ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc, đường ven sông Tuyên Sơn - Tuý Loan
km00 - km10, kè ven sông Tuyên Sơn - Tuý Loan km00 - km10,... Trong vòng gần 5
năm (từ 2001 - 2004) với giá trị tổng sản lượng đạt được là hơn 111 tỷ đồng thì giá trị
sản lượng đạt được do đấu thầu là 106 tỷ (chiếm 95%), còn lại là doanh thu từ vận
chuyển. Biểu dưới đây phản ánh kết quả đấu thầu của Công ty trong những năm qua:
Bảng 2.2: Kết quả số lần trúng thầu/số lần dự thầu
Năm Số lần dự thầu
(lần)
Số lần trúng thầu
(lần)
Tỷ lệ trúng thầu
(%)
2001 22 8 36
2002 18 7 39
2003 28 13 46
2004 17 7 41
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Vật tư, Công ty XDCT 545)
- Bằng cách áp dụng công thức 1.1 đã trình bày ở chương 1 ta tính được tỷ lệ
trúng thầu trong từng năm tính theo số lần tham gia là:
Tlần
2001

=


dt
tt
DA
DA
x100%=
22
8
x100% = 36%.
Tương tự ta tính được Tlần
2002
= 39%; Tlần
2003
= 46%; Tlần
2004
= 41%

Bảng 2.3: Giá trị trúng thầu/giá trị dự thầu
ĐVT: triệu đồng
Năm Giá trị dự thầu Giá trị trúng thầu Tỷ lệ trúng thầu (%)
2001 618.574 92.786,2 15
2002 513.544 112.979,8 22
2003 560.250 145.665 26
2004 929.287 325.250,5 35
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Vật tư, Công ty XDCT 545)
- Cũng áp dụng công thức 1.2 ở chương 1 ta tính được tỷ lệ trúng thầu trong
từng năm tính theo giá trị là:
Tgiá


trị
2001
=


dt
tt
G
G
x 100% =
574.618
2,786.92
x 100% = 15%.
Tương tự ta tính được Tgiá

trị
2002
= 22%; Tgiá

trị
2003
= 26%; Tgiá

trị
2004
= 35%
Biểu đồ 2.2: Tình hình đấu thầu tính theo số lần dự thầu
Biểu đồ 2.3: Tình hình đấu thầu tính theo giá trị công trình
- Số lượng công trình được chỉ định thầu: 0

* Nhận xét: Qua kết quả tính toán ở trên cho thấy số lần trúng thầu và giá trị trúng thầu
tăng đều trong các năm. Bình quân trong một năm Công ty tham gia đấu là 21 lần, số
lần trúng thầu bình quân là 9, đạt tỷ lệ 40,5%. Giá trị trúng thầu bình quân trong năm là
169,17 tỷ đồng, tỷ lệ trúng thầu bình quân tính theo giá trị là 24,5%.
Như vậy, có thể nhận thấy tần suất trúng thầu và giá trị trúng thầu hàng năm của
công ty là tương đối cao trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Công tác đấu thầu xây
dựng của công ty trong 4 năm qua đang từng bước đi vào ổn định và phát triển.
2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Xây dựng công trình 545
2.2.1 Về kinh nghiệm, năng lực thi công
Là một doanh nghiệp mới được thành lập và đi vào hoạt động được 5 năm, kinh
nghiệm chưa nhiều, năng lực còn hạn chế nhưng nhờ chính sách tốt đã thu hút được
nhiều kỹ sư có kinh nghiệm từ các nơi về và nhờ có sự hỗ trợ của Tổng công ty nên
bước đầu đã đạt được một số kết quả tương đối khả quan được các chủ đầu tư đánh giá
cao, nhất là các công trình về giao thông.
Tuy nhiên, khi xem xét toàn diện thì có thể thấy rằng hiện tại năng lực, kinh
nghiệm thi công của Công ty mạnh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng giao thông đường
bộ, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng dân dụng và xây dựng cầu ở mức độ đơn giản.
Kinh nghiệm, năng lực thi công trong lĩnh vực xây dựng cầu, các công trình kiến trúc
dân dụng có quy mô lớn còn yếu. Và đặc biệt là chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực
xây dựng thủy lợi, thuỷ điện. Điều này thể hiện rất rõ qua bảng danh mục các công trình
thắng thầu, các công trình xây dựng về giao thông chiếm tỷ trọng hơn 75% giá trị trúng
thầu (phụ lục 6)
2.2.2 Về chất lượng, kỹ thuật - công nghệ xây dựng công trình
Chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong xây dựng, ý thức được vấn đề
này nên công ty luôn coi trọng và không ngừng tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ
thuật và sử dụng đội ngũ công nhân tay nghề cao để nâng cao chất lượng công trình,
giảm chi phí. Thành lập các ban quản lý điều hành, xây dựng quy trình giám sát tiến độ
thi công để nhằm giám sát và ngăn ngừa tình trạng thi công ẩu, không đúng theo yêu
cầu thiết kế kỹ thuật
Nhìn chung phần lớn các công trình đều đáp ứng được kỹ thuật, chất lượng theo

yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN, TCN) nói chung và của chủ đầu tư nói riêng,
tuy nhiên là công ty mới thành lập nên máy móc, thiết bị chưa mạnh, nguồn vốn chủ sở
hữu ít bên cạnh đó chất lượng quản lý ở 1 số khâu nhiều khi còn sai sót, chưa đảm bảo,
bị chủ đầu tư yêu cầu dỡ bỏ làm lại nên đã làm tăng chi phí, chậm tiến độ.
Xác định chất lượng là vấn đề sống còn trong điều kiện kinh doanh hiện nay nên
ban lãnh đạo công ty luôn tìm mọi cách để nâng cao chất lượng công trình, từ việc kiểm
soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào đến việc nâng cao vai trò quản lý, giám sát thi
công xây lắp và nghiệm thu công trình. Từ đó góp phần vào việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Về công nghệ thi công thì hiện nay các dự án xây dựng ở Việt Nam đều yêu cầu
thi công theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN, TCN) và hệ thống tiêu chuẩn của ASSHTO
(Hiệp hội các viên chức ôtô và vận tải Hoà Kỳ). Đội ngũ kỹ sư và công nhân của công
ty nắm vững và sử dụng thành thạo công nghệ thi công theo 2 quy trình trên. Tuy nhiên
qua khảo sát các hồ sơ mời thầu ở một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài cho thấy có
một số tiêu chuẩn và quy trình thi công khác mà công ty chưa nắm vững như BS của
Anh, BPEL của Pháp hoặc Aus Road của Australia.
2.2.3 Về tiến độ thi công
Đây cũng là một nhân tố quan trọng trong cạnh tranh đấu thầu xây dựng, đối với
sản phẩm xây dựng, do yêu cầu kỹ thuật nên không thể đốt cháy giai đoạn rút ngắn thời
gian như các sản phẩm của các ngành khác được vì muốn đảm bảo chất lượng công
trình thì phải có thời gian, chẳng hạn như sau khi đổ bê tông hay sau khi đổ cấp phối lu
nền đường thì phải chờ một thời gian nhất định để đảm bảo độ đông kết, độ ổn định
mới có thể thi công tiếp công đoạn tiếp theo. Do đó khi xây dựng tiến độ thi công cần
phải tính toán khoa học và chính xác.
Nhìn chung phần lớn các công trình mà công ty đảm nhận thi công nếu không bị
ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khách quan như thời tiết xấu hay công tác giải toả mặt
bằng thì đều hoàn thành đúng tiến độ mà đơn vị cam kết khi dự thầu. Tiêu biểu như
công trình đường ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc, công trình cải tạo và nâng cấp đường
Nguyễn Du, Công trình đường vào Trại giam An Điềm, vv. Tuy nhiên qua xem xét hồ
sơ hoàn công trong những năm qua thì thấy vẫn còn một số điểm còn yếu kém và trong

thực tế một số ít công trình của tiến độ thực hiện không đúng so với tiến độ bỏ thầu do
các nguyên nhân thiếu vốn, trục trặc trong quá trình cung cấp vật liệu,..làm giảm uy tín
của công ty. Vì vậy cần phải khắc phục trong thời gian đến.
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty Xây dựng
công trình 545
Như ở chương 1 đã đề cập, trong quá trình đấu thầu để dành thắng lợi thì doanh
nghiệp phải huy động toàn bộ các nguồn lực của mình như tài chính, thiết bị công nghệ,
marketing, nguồn nhân lực, tổ chức quản lý... để tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình so
với doanh nghiệp khác trong quá trình dự thầu. Vì vậy khi đánh giá năng lực cạnh tranh
trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp thì phải đánh giá toàn bộ các nguồn lực của
doanh nghiệp đó và việc đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực của doanh nghiệp
cũng chính là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu.
2.3.1 Nhóm các nhân tố bên trong
2.3.1.1 Tài chính
a. Cơ cấu tài sản
Vốn là yếu tố cơ bản trong việc duy trì sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện
nay Công ty xây dựng công trình 545 luôn cố gắng đảm bảo được vốn sản xuất kinh
doanh bằng cách vay ngân hàng hoặc tự bổ sung
Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản công ty năm 2004
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Số đầu năm Số cuối năm
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
A. TSLĐ và ĐTNH 88.945 87,51 70.502 84,99
I. Tiền 933 0,92 585 0,71
1. Tiền mặt tại quỹ 42 0,04 141 0,17
2. Tiền gởi ngân hàng 890 0,88 444 0,54
II. Khoản phải thu 55.559 54,66 38.657 46,60
1. Phải thu khách hàng 46.688 45,94 31.542 38,02
2. Trả trước người bán 7.200 7,08 5.676 6,84

3. Thuế GTGT được khấu trừ 576 0,57 462 0,56
4. Phải thu nội bộ 2 0,00 2 0,00
5. Phải thu khác 1.094 1,08 974 1,17
III. Hàng tồn kho 12.929 12,72 12.519 15,09
1. Nguyên liệu tồn kho 175 0,17 240 0,29
2. CCDC tồn kho 101 0,10 101 0,12
3. Chi phí sản xuất dở dang 12.653 12,45 12.178 14,68
4. Thành phẩm tồn kho - 0,00 - 0,00
IV. TSLĐ khác 19.524 19,21 18.741 22,59
1. Tạm ứng 13.123 12,91 10.949 13,20
2. Chí phí trả trước 4.348 4,28 4.692 5,66
3. Cầm cố, ký qũy ngắn hạn 151 0,15 30 0,04
4. Chi phí chờ kết chuyển 1.903 1,87 3.070 3,70
V. Chi phí sự nghiệp 0,00 0,00
1. Chi năm nay 0,00 0,00
B. TSCĐ và ĐT dài hạn 12.691 12,49 12.449 15,01
I. TSCĐ 9.687 9,53 9.335 11,25
1. TSCĐ hữu hình 9.687 9,53 9.335 11,25
2. Nguyên giá 18.707 18,41 18.899 22,78
3. Hao mòn luỹ kế (9.020) (9.564)
II. Chi phí XDCB dở dang 2.972 2,92 2.972 3,58
III. Chi phí trả trước dài hạn 32 0,03 142 0,17
Tổng cộng tài sản 101.636 100,00 82.951 100,00
Nguồn : Bảng cân đối tài sản năm 2004
Về quy mô tài sản ta thấy tổng giá trị vốn tài sản của công ty năm 2004 giảm so
với năm 2003 là 18.685 triệu đồng, trong đó tài sản cố định (TSCĐ) và các khoản đầu
tư ngắn hạn giảm 242 triệu đồng. Tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn giảm
18.443 triệu đồng. Trong năm 2004 cơ cấu tài sản của công ty có biến động nhưng
không nhiều. So với năm trước tỷ trọng TSLĐ của công ty giảm 2,52% và tỷ trọng
TSCĐ tăng 2,52%.

Về vốn bằng tiền, so với năm 2003 thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm
2004 có tăng lên, tuy nhiên lượng tiền tồn quỹ cuối năm 2004 của công ty tăng gần 100
triệu đồng chiếm 0,17% trong cơ cấu tài sản. Đây là lượng tiền nhàn rỗi chưa được đưa
vào lưu thông do vậy mà không có khả năng sinh lời.
Đối với các khoản phải thu, việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng là tương
đối tốt. Năm 2003 khách hàng chiếm dụng vốn của công ty số tiền là 46.680 triệu đồng
thì năm 2004 số này giảm xuống còn 31.540 triệu đồng. Điều này góp phần làm tăng
hiệu quả kinh doanh của công ty.
Về hàng tồn kho thì chi phí sản phẩm dở dang chiếm khá lớn, mặc dù năm 2004
có giảm nhưng không đáng kể, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán
của công ty vì trong quá trình kinh doanh công ty phải vay một lượng vốn ngắn hạn hết
sức lớn, kéo theo đó là gánh nặng về chi phí lãi vay. Vì vậy công ty cần phải có biện
pháp tăng cường để giảm tỷ lệ này trong các năm tới.
Tuy tỷ trọng tài sản cố định mặc dù có tăng lên 15% nhưng vẫn thấp, chưa hợp
lý cho lắm, điều này cho thấy việc đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị của công ty không
nhiều. Đối với các doanh nghiệp xây dựng thì tỷ trọng này phải chiếm từ 50%. Vì vậy
doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư để tăng dần cơ cấu vốn lên đến mức hợp lý.
b. Cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2004
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Số đầu năm Số cuối năm
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
A. Nợ phải trả 104.443 102,76 81.784 98,59
I. Nợ ngắn hạn 91.905 90,43 69.690 84,01
1. Vay ngắn hạn 13.662 13,44 4.789 5,77
2. Phải trả cho người bán 2.985 2,94 4.659 5,62
3. Người mua trả trước 18.830 18,53 37.449 45,15
5. Phải trả công nhân viên 231 0,23 231 0,28
6.Phải trả các đ/ vị nội bộ 8.593 8,45 5.725 6,90

7. Các khoản phải trả khác 47.605 46,84 16.837 20,30
II. Nợ dài hạn 12.499 12,30 12.058 14,54
1. Vay dài hạn 12.499 12,30 12.058 14,54
III. Nợ khác 39 0,04 36 0,04
B. Nguồn vốn chủ sở hữu (2.807) -2,76 1.168 1,41
I. Nguồn vốn, quỹ (2.827) -2,78 1.147 1,38
1. Nguồn vốn kinh doanh 100 0,10 1.100 1,33
2. Quỹ đầu tư phát triển 3 0,00 3 0,00
3. Quỹ dự phòng tài chính 18 0,02 18 0,02
4. Quỹ trợ cấp mất việc 15 0,01 15 0,02
5. Lợi nhuận chưa ph/phối (2.963) 11 0,01
II. Nguồn kinh phí 20,61 0,02 20,61 0,02
1. Quỹ phúc lợi (4,87) 0,00 (4,87)
2. Quỹ quản lý cấp trên 25,48 0,03 25,48 0,03
Tổng cộng nguồn vốn 101.636 100,00 82.951 100,00
Nguồn: Bảng cân đối tài sản năm 2004
Cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2004 có nhiều biến chuyển so với năm 2003.
Tổng vốn sản xuất kinh doanh giảm 18.685 triệu đồng, nguyên nhân do công ty phải trả
nợ gốc và lãi vay hàng năm của khoản vốn vay dài hạn. Tuy nhiên có sự tăng mạnh của
của vốn chủ sở hữu, năm 2003 vốn chủ sở hữu là (2.807) triệu nhưng đến cuối năm
tăng lên 1.168 triệu, tức là tăng gần 4.000 triệu. Về tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu của
công ty năm 2004 cũng tăng lên đạt 1,41% tăng 4,17%. Điều này chứng tỏ rằng năng
lực tài chính của công ty đang dần được cải thiện. Về cơ cấu vốn chủ sở hữu thì vốn
kinh doanh tăng từ 100 triệu lên đến 1.100 triệu, đây là nguồn lực tài chính chủ yếu
hình thành lên nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Về các khoản nợ phải trả của công ty năm 2004 giảm 22.650 triệu trong đó nợ
ngắn hạn phải trả năm 2004 so với năm 2003 giảm từ 91.905 triệu xuống còn 69.690
triệu, trong đó vay ngắn hạn giảm từ 13.662 triệu xuống còn 4.789 triệu nhưng khoản
phải trả cho người bán lại tăng từ 2.985 triệu lên 4.659 triệu và người mua trả trước
tăng từ 18.830 triệu lên 37.449 triệu. So với năm 2003 về căn bản có sự biến động theo

chiều hướng tích cực của nguồn vốn chủ sở hữu, tuy vậy công ty vẫn trong tình trạng
chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác và vốn đi vay để thực hiện kinh doanh trong đó
chủ yếu là của nhà cung cấp và của chủ đầu tư ứng trước. Trong khi đó nợ dài hạn vẫn
duy trì ở mức cũ nhưng tỷ trọng lại tăng từ 12,3% lên 14,5 % chứng tỏ cũng rất tốt. Tuy
vậy, trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ vẫn ở mức quá sức cao.
c. Khả năng thanh toán nợ của công ty
Bảng 2.6: Khả năng thanh toán của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 2004
1. Tổng số vốn sản xuất 101.363 82.951
2. Tổng vốn lưu động 88.945 70.502
3. Hàng tồn kho 12.929 12.519
4. Vốn bằng tiền 933 585
5. Tổng số nợ 104.443 81.784
6. Nợ ngắn hạn 91.905 69.690
7. KNTT tức thời = (4)/(6) 0,01 0,01
8. KNTT nhanh = (2-3)/(6) 0,83 0,83
9.KNTT hiện hành = (2)/(5) 0,85 0,86
10. Hệ số vay nợ = (5)/(1) 1,03 0,99
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004 và tự tính
Chỉ số khả năng thanh toán tức thời của công ty qua 2 năm không có biến động
lớn, khả năng trả nợ ngắn hạn là rất thấp nhưng có thể thấy rằng là công ty sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn bằng tiền, không để tồn vốn nhàn rỗi nhiều.
Chỉ số thanh toán hiện hành của công ty cũng không tăng nhiều nhưng ở vị trí
tương đối an toàn. Tức là nếu công ty buộc phải thanh toán tất cả các khoản nợ phải trả
trong một khoản thời gian ngắn (thường là dưới 1 năm) thì toàn bộ tài sản lưu động đủ
trang trải 86% các khoản nợ này.
Chỉ số thanh toán nhanh cũng không tăng, nó chỉ ra cho thấy công ty chỉ có khả
năng thanh toán được 83% các khoản nợ ngắn hạn vì có khá nhiều tài sản lưu động nằm
ở sản phẩm dở dang.

Như vậy, có thể thấy năm 2004 các chỉ số thanh toán của công ty có xu hướng
dịch chuyển theo hướng tích cực. Chỉ số thanh toán ngày càng được cải thiện nhưng
vẫn ở mức dưới 1, so với các ngành khác có thể còn thấp nhưng so với các doanh
nghiệp khác trong ngành xây dựng thì tương đối tốt và vẫn trong vòng kiểm soát.
Qua phân tích tài sản, nguồn vốn và tương quan giữa tài sản và nguồn vốn cho
thấy nguồn vốn của công ty tăng dần theo các năm. Tuy vậy cơ cấu vốn và nguồn vốn
vẫn chưa được hợp lý, nguyên nhân là do công ty mới được thành lập được 5 năm nên
mức tích luỹ chưa nhiều, ngoài ra kể từ khi thành lập đến nay công ty chưa được cơ
quan chủ quản cấp 1 đồng vốn nào để hoạt động như các doanh nghiệp nhà nước khác
mà chủ yếu là dùng vốn vay để sản xuất kinh doanh do vậy mà công ty luôn bị động
trong việc luân chuyển nguồn vốn và phải dành ra một khoản tiền lớn để thanh toán nợ
gốc và lãi vay hàng năm. Vì vậy, trong thời gian tới công ty phải có sự điều chỉnh trong
chiến lược tài chính nếu không sẽ xuất hiện nguy cơ mất khả năng thanh toán về các
khoản nợ tồn đọng và sản phẩm dở dang sẽ rất cao. Đồng thời sự thuận lợi và uy tín vay
nợ đối với ngân hàng và các nhà cung cấp nguyên liệu cũng sẽ giảm sút theo dẫn đến
mất niềm tin với chủ đầu tư, đây là một trong những điểm yếu để các đối thủ cạnh tranh
khai thác.
d. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 C.Lệch
1. Doanh thu thuần 34.375 51.580
2. Lợi nhuận 2.961 7.551
3. Nguyên giá 15.454 18.899
4. Vốn cố định 9.504 9.335
5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (5) = (1)/(3) 2,22 2,73 0,50
6. Hiệu suất sử dụng VCĐ (6) = (1)/(4) 3,62 5,53 1,91
7. Hàm lượng VCĐ (7) = (4)/(1) 0,28 0,18 (0,10)
8. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (8) = (2)/(4) 0,31 0,81 0,50
9. Sức sinh lợi của TSCĐ (9) = (2)/(3) 0,19 0,40 0,21

10. Suất hao phí của TSCĐ (10) = (3)/(1) 0,45 0,37 (0,08)
Năm 2004 hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty tăng so với năm 2003. Một
đồng nguyên giá đem lại 2,73 đồng doanh thu, tăng 0,5 đồng so với năm 2003. Mức
hao phí TSCĐ năm 2004 so với năm 2003 là 11.950 triệu đồng (18.899 triệu - 15.454
triệu /2,22 = 11.950 triệu). Tức là để đạt được hiệu suất sử dụng như năm 2003 thì
công ty chỉ cần 11.950 triệu đồng nguyên giá TSCĐ.
Về hiệu suất sử dụng vốn cố định thì năm 2003 một đồng vốn cố định đem lại
3,62 đồng doanh thu nhưng sang đến năm 2004 một đồng vốn cố định đem lại 5,53
đồng doanh thu. Với hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2004 như năm 2003 thì năm
2004 số vốn cố định cần là 14.260 triệu đồng (51.580 triệu/3,62 = 14.260 triệu), như
vậy công ty đã tiết kiệm được là 14.260 triệu - 9.335 triệu = 4.925 triệu đồng (51.580
triệu /5,53 = 9.335 triệu) nguyên nhân là do có sự tăng mạnh về doanh thu trong năm
2004. Xét góc độ hàm lượng vốn cố định thì để có một đồng doanh thu năm 2003 cần
0,28 đồng vốn cố định còn năm 2004 chỉ cần 0,18 đồng. Năm 2003 một đồng vốn cố

×