Tải bản đầy đủ (.docx) (150 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – balanced scorecard) trong các công ty niêm yết tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.66 KB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----



-----

NGUYỄN TRẦN PHƢƠNG GIANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG BẢNG
ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC – BALANCED SCORECARD) TRONG
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----



-----

NGUYỄN TRẦN PHƢƠNG GIANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG BẢNG
ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC – BALANCED SCORECARD) TRONG


CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.PHẠM NGỌC TOÀN

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học.
Tôi không sao chép từ bất kỳ một nghiên cứu nào đã đƣợc công bố, những
phần kế thừa, tham khảo đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc và tất cả đều đƣợc liệt kê trong
danh mục tài liệu tham khảo.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017

NGUYỄN TRẦN PHƢƠNG GIANG


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................
1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................

2.

Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................

3.

Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................

6.

Những đóng góp của nghiên cứu ..........................................

7.

Kết cấu luận văn ....................................................................


CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................
1.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài..................................................................................
1.2. Nghiên cứu trong nƣớc ..................................................................................
1.3. Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu ................................................

1.3.1

1.3.2.Xác định khe hổng nghiên cứu ......................................
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ............................................................................................
CHƢƠNG 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT .....................................................................
2.1. Tổng quan về BSC .......................................................................................

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của BSC .....................

2.1.2

2.1.3.Bốn phƣơng diện của BSC .............................................

2.1.3.1. Phƣơng diện tài chính .............................................

2.1.3.2. Phƣơng diện khách hàng .........................................


2.1.3.3. Phƣơng diện quy trình kinh doanh nội bộ .....................................
2.1.3.4. Phƣơng diện học hỏi và phát triển .................................................
2.1.4.

Li

2.1.4.1. Mối quan hệ nhân quả....................................................................

2.1.4.2. Định hƣớng hoạt động ...................................................................
2.1.4.3. Liên kết với những mục tiêu tài chính ...........................................
2.2. Một số đặc điểm của công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh ......................
2.2.1.
Chí Minh 32

Đi

2.2.2.

Đặ

2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng BSC trong đánh giá thành quả
hoạt động

....

2.4. Lý thuyết nền ...............................................................................................
2.4.1.



2.4.1.1.
2.4.1.2. Vận dụng lý thuyết bất định vào nghiên cứu .................................
2.4.2.



2.4.2.1.
2.4.2.2. Vận dụng lý thuyết đại diện vào nghiên cứu .................................

2.4.3.



2.4.3.1.
2.4.3.2. Vận dụng lý thuyết về mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí vào
nghiên cứu .....................................................................................................
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ............................................................................................
CHƢƠNG 3.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................
3.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................
3.1.1.

Kh

3.1.2.

Ng

3.1.3.

Qu

3.2. Nghiên cứu định tính ...................................................................................
3.2.1.

Th


3.2.2.Kết quả ý kiến chuyên gia .................................................................
3.2.3.Xây dựng giả thuyết nghiên cứu .......................................................

3.3. Nghiên cứu định lƣợng ................................................................................
3.3.1.Xây dựng thang đo ............................................................................
3.3.2.Thiết kế nghiên cứu định lƣợng ........................................................
3.3.3.Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ..........................................................
3.3.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha ............
3.3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................
3.3.3.3. Phân tích hồi quy đa biến...............................................................
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ............................................................................................
CHƢƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................
4.1. Thực trạng vận dụng BSC trong các công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh
53
4.2. Mô tả mẫu ....................................................................................................
4.3. Kiểm định và đánh giá thang đo ..................................................................
4.3.1.

Đánh giá độ t

4.3.1.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến quy
mô công ty .....................................................................................................
4.3.1.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến nhận
thức của nhà quản lý về BSC ........................................................................
4.3.1.3. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến Chiến
lƣợc kinh doanh .............................................................................................
4.3.1.4. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến văn
hóa công ty ....................................................................................................
4.3.1.5. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến chi
phí tổ chức BSC ............................................................................................
4.3.1.6. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến trình
độ nhân viên kế toán .....................................................................................
4.3.1.7. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến vận

dụng BSC trong các công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh ........................
4.3.2.
4.3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập .......................

Phân tích nhâ


4.3.2.2. Phân tích khám phá EFA cho biến
đánh giá thành quả hoạt động trong các côn
Minh

4.4.Phân tích hồi quy đa biến .............................

4.5.Kiểm định các giả thuyết cần thiết trong mô

4.6.Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ..

4.7.Bàn luận kết quả nghiên cứu ........................
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ............................................................................................
CHƢƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................

5.1.Kết luận ........................................................

5.2.Kiến nghị ......................................................

5.3.Hạn chế của nghiên cứu và định hƣớng ngh
TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ............................................................................................
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................
PHỤ LỤC ..................................................................................................................



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng tổng kết các nghiên cứu trƣớc đây................................................ 13
Bảng 2.1: Quá trình phát triển của BSC.................................................................. 19
Bảng 2.2: Một số mục tiêu và thƣớc đo trong phƣơng diện tài chính.....................24
Bảng 2.3: Một số mục tiêu và thƣớc đo trong phƣơng diện khách hàng................25
Bảng 2.4: Một số mục tiêu và thƣớc đo trong phƣơng diện quy trình kinh doanh nội
bộ............................................................................................................................ 27
Bảng 2.5: Một số mục tiêu và thƣớc đo trong phƣơng diện học hỏi và phát triển. .29
Bảng 3.1: Căn cứ xác định các nhân tố................................................................... 46
Bảng 3.2: Tổng hợp các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu...........................46
Bảng 4.1: Thống kê theo độ tuổi của đối tƣợng đƣợc khảo sát..............................54
Bảng 4.2: Thống kê theo trình độ học vấn của đối tƣợng đƣợc khảo sát................54
Bảng 4.3: Thống kê theo chức vụ của đối tƣợng đƣợc khảo sát.............................55
Bảng 4.4: Thống kê theo kinh nghiệm của đối tƣợng đƣợc khảo sát......................55
Bảng 4.5: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Quy mô công ty”.............................. 56
Bảng 4.6: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Nhận thức của nhà quản lý về BSC” . 57

Bảng 4.7: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chiến lƣợc kinh doanh”....................57
Bảng 4.8: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Văn hóa công ty”..............................58
Bảng 4.9: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chi phí tổ chức BSC”.......................58
Bảng 4.10: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Trình độ nhân viên kế toán”............59
Bảng 4.11: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Vận dụng BSC trong đánh giá thành
quả hoạt động trong các công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh”............................60
Bảng 4.12: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần................................ 61
Bảng 4.13: Bảng phƣơng sai trích.......................................................................... 62
Bảng 4.14: Ma trận xoay......................................................................................... 63
Bảng 4.15: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần................................ 64
Bảng 4.16: Phƣơng sai trích.................................................................................... 64

Bảng 4.17: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình......................................................... 65
Bảng 4.18: Bảng phân tích ANOVA........................................................................ 66
Bảng 4.19: Bảng kết quả hồi quy............................................................................ 66
Bảng 4.20: Kết quả chạy Durbin-Watson................................................................ 69


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Bảng điểm cân bằng cung cấp một công cụ giúp biến chiến lƣợc thành
hành động trên bốn phƣơng diện............................................................................ 22
Sơ đồ 2.2: Mối quan hệ nhân quả giữa các phƣơng diện trong BSC.......................31
Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn............................................................. 42
Sơ đồ 3.2: Quy trình nghiên cứu............................................................................. 43


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dƣ..................................... 69
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dƣ – đã chuẩn hóa........................................... 70
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dƣ – đã chuẩn hóa.......................................71


CHỮ VIẾT TẮT
BSC
CRM
ERP
KTQT
MTV
NC
PEU
PPNC
SCM

SXKD
TMCP
TNHH
TP


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đặc trƣng của nền kinh tế hiện nay là quá trình toàn cầu hóa về kinh tế và
quốc tế hoá thị trƣờng, sự rủi ro, tính cạnh tranh, sự gia tăng về hàng hoá và dịch
vụ, sự phát triển và tác động của công nghệ đối với việc rút ngắn chu kỳ sống của
sản phẩm. Tất cả những điều này đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong các doanh nghiệp
(Quesado et al., 2016). Để đáp ứng với những thay đổi, các doanh nghiệp phải đảm
bảo cho tất cả các quy trình liên quan đến việc xây dựng, lập kế hoạch, thực hiện và
kiểm soát chiến lƣợc trở nên linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho việc duy trì và tăng
cƣờng lợi thế cạnh tranh.
Vì vậy, để cải thiện hơn hoạt động của doanh nghiệp cần phải có một công cụ
để kiểm soát quản lý, đo lƣờng thành quả hoạt động, kết hợp các biện pháp tài
chính và phi tài chính. Tác giả Phạm Hùng Cƣờng và Bùi Văn Minh (2014) có ghi:
“trong những năm gần đây, các mô hình và công cụ quản trị hữu hiệu nhƣ CRM
(Customer Relationship Management - Quản trị mối quan hệ khách hàng) SCM
(Supply Chain Management - Quản trị chuỗi cung ứng), ERP (Enterprise Resource
Planning - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), BSC (Balanced Scorecard - Bảng
điểm cân bằng),… đã đƣợc vận dụng và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp
Việt Nam”. Trong đó, BSC là một công cụ có thể kết hợp đƣợc các công cụ tài
chính và công cụ phi tài chính giúp cho các doanh nghiệp định hƣớng tầm nhìn và
chiến lƣợc kinh doanh thông qua bốn phƣơng diện: tài chính, khách hàng, kinh
doanh nội bộ, học hỏi và phát triển. Khái niệm BSC tại Việt Nam đã đƣợc nhiều

ngƣời biết đến, tuy nhiên, việc vận dụng BSC trong kế toán để đo lƣờng thành quả
hoạt động trong các doanh nghiệp vẫn còn thấp, và có nhiều vƣớng mắc trong việc
thực hiện dẫn đến hiệu quả vận dụng BSC chƣa cao.
Quá trình vận dụng BSC trong các doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng của rất
nhiều nhân tố bao gồm cả các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài doanh nghiệp,
các nhân tố này có thể làm tăng hiệu quả của việc vận dụng BSC trong doanh


2

nghiệp hoặc ngƣợc lại. Do đó, nghiên cứu để nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng đến
việc vận dụng BSC trong doanh nghiệp và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các
nhân tố này là rất cần thiết. Mặc dù, tại Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều nghiên
cứu về BSC trong đánh giá thành quả hoạt động nhƣng chủ yếu là theo hƣớng vận
dụng vào một tổ chức cụ thể nhƣ bệnh viện, trƣờng học, công ty sản xuất, công ty
dịch vụ,… nhƣng chƣa có nghiên cứu nào về việc tổng kết, nhận diện và đo lƣờng
các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng BSC.
Hơn nữa, công ty niêm yết thƣờng là các công ty lớn, có số lƣợng phòng
ban, nhân viên, doanh thu tƣơng đối lớn; quá trình quản lý và đánh giá hoạt động
đòi hỏi phải chặt chẽ và mang lại hiệu quả cao. Do đó, nhu cầu sử dụng một hệ
thống nhƣ BSC trong các công ty niêm yết là khá cao so với các công ty có quy mô
nhỏ và vừa. Thế nên, nghiên cứu về việc vận dụng BSC trong các công ty niêm yết
là cần thiết.
Chính vì các lý do trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu “Các nhân tố ảnh
hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) trong
các công ty niêm yết tại Thành Phố Hồ Chí Minh” để tìm ra các nhân tố ảnh
hƣởng đến việc vận dụng BSC trong các công ty niêm yết và đo lƣờng mức độ ảnh
hƣởng của các nhân tố này.
2. Mục tiêu nghiên cứu




Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận
dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) trong các công ty
niêm yết tại Thành Phố Hồ Chí Minh.



Mục tiêu cụ thể:
oNhận diện các nhân tố tác động đến việc vận dụng BSC trong các
công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh.
oĐo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến việc vận
dụng BSC trong các công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh.


3

oĐƣa ra một số nhận xét và đề xuất về phía doanh nghiệp để nâng
cao hiệu quả của việc vận dụng BSC trong đánh giả thành quả hoạt
động của công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh.
3.

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt đƣợc những mục tiêu nêu trên, luận văn phải trả lời đƣợc các câu hỏi sau
đây:
Q1: Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến việc vận dụng BSC trong các công ty
niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh?
Q2: Mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến việc vận dụng BSC trong các
công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh và mối tƣơng quan giữa chúng nhƣ thế nào?

Q3: Giải pháp nào đƣợc đề xuất để làm gia tăng hiệu quả của việc vận dụng
BSC trong các công ty niêm yết?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu



Đối tƣợng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng BSC
trong các công ty niêm yết ở TP. Hồ Chí Minh.



Phạm vi nghiên cứu: những công ty niêm yết tại thành phố Hồ Chí
Minh đã, đang hoặc sẽ vận dụng BSC, khảo sát trong khoảng thời gian năm
2017.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp giữa phƣơng pháp
nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Quá trình nghiên cứu
đƣợc tiến hành qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là nghiên cứu sơ bộ, giai đoạn 2 là
nghiên cứu chính thức.



Nghiên cứu sơ bộ: phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ

thuật xin ý kiến chuyên gia sẽ đƣợc thực hiện trong nghiên cứu sơ bộ. Nội
dung và kết quả của quá trình xin ý kiến chuyên gia đƣợc dùng làm cơ sở
cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến trong mô hình nghiên cứu về các

nhân tố ảnh


4

hƣởng đến việc vận dụng BSC trong các công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí
Minh. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ là bảng câu hỏi hoàn chỉnh cho nghiên
cứu chính thức.



Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên

cứu định lƣợng. Mẫu khảo sát đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp thuận tiện
phi xác suất. Dữ liệu sơ cấp thông qua bảng khảo sát sẽ đƣợc xử lý bằng
phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 22.0. Độ tin cậy của thang đo đƣợc đánh
giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá EFA đƣợc dùng để xác
định các nhân tố. Sau cùng, phân tích hồi quy bội đƣợc thực hiện để định
lƣợng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc vận dụng BSC trong các
công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh.
6.

Những đóng góp của nghiên cứu

Về mặt khoa học: Luận văn đã nhận diện đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến
việc vận dụng BSC trong các công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời đo
lƣờng đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc vận dụng BSC trong các
công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất những kiến nghị để nâng cao
hiệu quả của việc vận dụng BSC trong các công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh.
Về mặt thực tiễn: Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các công ty niêm

yết khi vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động nhằm đạt đƣợc hiệu quả
cao. Ngƣời phụ trách triển khai BSC có thể tham khảo các nhân tố nào ảnh hƣởng
đến việc vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động, biết đƣợc hƣớng tác
động của các nhân tố và có hƣớng điều chỉnh phù hợp nhằm mang lại thành công
cho việc vận dụng hệ thống BSC.
7.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 5
chƣơng:


5

Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU. Giới thiệu tổng quan các
nghiên cứu về BSC tại Việt Nam và trên thế giới, từ đó rút ra nhận xét về tình hình
nghiên cứu và nêu lên định hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. Trình bày lý thuyết nền tảng về BSC,
tổng kết các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng BSC từ đó đề xuất mô hình
nghiên cứu cho đề tài. Bên cạnh đó, tác giải cũng trình bày các lý thuyết làm nền
tảng cho mô hình nghiên cứu.
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Trình bày phƣơng pháp
nghiên cứu gồm có nghiên cứu sơ bộ theo phƣơng pháp nghiên cứucđịnh tính và
nghiên cứu chính thức theo phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng

.

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Trình bày kết quả khảo sát và phân
tích kết quả đạt đƣợc.

Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Trình bày kết luận của luận văn,
đƣa ra một số kiến nghị để việc vận dụng BSC trong các công ty niêm yết tại TP.
Hồ Chí Minh đƣợc tốt hơn. Đồng thời, tác giả cũng nêu ra những hạn chế của luận
văn và một số định hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai.


6

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1, tác giả mong muốn cung cấp một cái nhìn tổng quát về tình hình
nghiên cứu trƣớc đây ở trong và ngoài nƣớc về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc
vận dụng BSC nói riêng và vận dụng KTQT trong các công ty nói chung. Từ đó xác
định lỗ hổng nghiên cứu và nêu định hƣớng nghiên cứu của tác giả.
1.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài
Năm 1992, Robert Kaplan và David Norton đã giới thiệu bảng điểm cân bằng
- BSC trong một bài báo đƣợc đăng trên tạp chí Harvard Business Review. Trải qua
25 năm nghiên cứu và phát triển, đã có rất nhiều bài viết về BSC với nhiều phƣơng
pháp nghiên cứu và kỹ thuật phân tích khác nhau. Có thể kể đến các nghiên cứu sau
đây:
Nghiên cứu của Zahirul Hoque và Wendy James (2000): “Linking balanced
scorecard measures to size and market factors: Impact on organiza-tional
performance”. Tác giả đã nghiên cứu ảnh hƣởng của (1) quy mô doanh nghiệp, (2)
vòng đời sản phẩm và (3) thị phần đến việc sử dụng BSC trong đo lƣờng hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Bài viết sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thông
qua bảng câu hỏi khảo sát. Tác giả đã khảo sát 66 công ty sản xuất

ở Úc vào tháng 07 năm 1997. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty có quy mô
lớn có nhiều khả năng sử dụng BSC hơn, các công ty có tỷ lệ các sản phẩm đang ở
giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm nhiều hơn có xu hƣớng sử dụng BSC liên
quan đến các sản phẩm mới hơn nhiều hơn và thị phần không liên quan đáng kể đến

việc sử dụng BSC. Ngoài những điều đạt đƣợc, bài viết này cũng có các giới hạn là
chỉ khảo sát trong các công ty sản xuất và quy mô mẫu nghiên cứu tƣơng đối nhỏ.
Đáng chú ý là công cụ để đo lƣờng việc sử dụng BSC vẫn chƣa tìm đƣợc mối liên
kết chiến lƣợc của BSC và liên kết nhân quả.
Luận văn thạc sĩ của Eric Tanyi (2011) tại trƣờng Kinh tế Hanken – Phần
Lan với tiêu đề: “Factors influencing the use of the balanced scorecards by
managers”. Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thông qua bảng


7

câu hỏi kháo sát. Mẫu nghiên cứu gồm 34 nhà quản trị đang sử dụng BSC tại Phần
Lan. Sử dụng BSC chịu ảnh hƣởng của các yếu tố là: Các hệ thống kiểm soát khác
(OCS) sử dụng trong tổ chức, cách quản lý đánh giá cấp dƣới (ESM), cách nhà
quản lý nhận thức thông tin từ các nguồn mới (MRI) và tác động của nhận thức về
sự hữu ích (PU) và dễ sử dụng (PEOU). Kết quả cho thấy cách nhà quản lý nhận
thức thông tin từ các nguồn mới (MRI) và nhận thức dễ sử dụng (PEOU) của hệ
thống BSC ảnh hƣởng đến việc sử dụng BSC.
Nghiên cứu của Islam và cộng sự (2014): “Factors affecting balanced
scorecard usage”. Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Đối tƣợng đƣợc khảo sát là các nhà quản lý trong
các công ty vừa và lớn (với doanh thu từ 1 triệu Đô la Mỹ/ năm trở lên và số lƣợng
nhân viên từ 200-300) ở Mỹ và Canada, tác giả đã nhận đƣợc 71 bảng khảo sát hợp
lệ. Dựa vào lý thuyết của mô hình chấp nhận công nghệ (TAM - Technology
Acceptance Model), tác giả đƣa ra 3 nhân tố tác động đến việc vận dụng BSC là:
(1) nhận thức về khả năng của BSC, (2) nhận thức về tính dễ sử dụng và (3) nhận
thức về sự hữu ích của BSC. Kết quả cho thấy cả 3 nhân tố đều ảnh hƣởng đến việc
vận dụng BSC. Trong đó, nhận thức về khả năng của BSC tác động mạnh nhất, nhận
thức về tính dễ sử dụng của BSC có mức ảnh hƣởng cao thứ hai và nhận thức về sự
hữu ích có mức ảnh hƣởng cao thứ ba. Điều đó cho thấy, khi quyết định sử dụng

BSC thì ngƣời ta xem xét khả năng của BSC đầu tiên, sau đó xem xét xem BSC có
dễ sử dụng hay không và cuối cùng là xem xét BSC hữu ích nhƣ thế nào.
Nghiên cứu của Zahirul Hoque (2014): “20 years of studies on the
balanced scorecard: Trends, accomplishments, gaps and opportunities for future
research”. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định
tính. Tác giả đã tổng kết, đánh giá các nghiên cứu về BSC trong khoảng thời gian
20 năm, từ khi đƣợc giới thiệu năm 1992 đến 2011. Tác giả đã xem xét 114 bài viết
xuất bản trong 25 tạp chí kế toán và 67 bài báo trong các tạp chí kinh doanh và quản
lý. Tất cả các bài báo này đƣợc phân loại theo từng chủ đề, thiết lập nghiên cứu, lý
thuyết, phƣơng pháp nghiên cứu và kỹ thuật phân tích dữ liệu. Thêm vào đó, tác giả


8

còn thảo luận những đóng góp và bài học rút ra từ các nghiên cứu, qua đó xác định
lỗ hổng nghiên cứu và đƣa ra một vài hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai. Một số
hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai mà tác giả nêu ra nhƣ sau: (1) Phân tích và trình
bày cách thức tổ chức và vận dụng BSC thành công trong một tổ chức nhất định để
có cái nhìn cụ thể hơn; (2) Nghiên cứu và so sánh sự thành công và thất bại trong
việc vận dụng BSC; (3) Kết hợp các thƣớc đo chủ quan và khách quan về hiệu suất
khi nghiên cứu về sự hiệu quả của BSC; (4) Các nghiên cứu sau này nên sử dụng
phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp giữ phƣơng pháp định tính và định lƣợng vì
phƣơng pháp này có thể nâng cao tính chính xác của các đánh giá khi thu thập các
loại dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
Nghiên cứu của Carol Chepng’eno Koske and Willy Muturi (2015):
“Factors affecting application of balanced score card: A case study of non
governmental organizations in Eldoret, Kenya”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã
nhận diện và định lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng BSC trong các
tổ chức phi chính phủ tại Kenya. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định
lƣợng thông qua bảng khảo sát để thu thập dữ liệu. Mẫu gồm 55 ngƣời trong ban

quản lý và nhân viên trong 11 tổ chức phi chính phủ ở thị trấn Eldoret, Kenya . Tác
giả đã đƣa ra 4 nhân tố tác động đến việc vận dụng BSC trong các tổ chức phi chính
phủ là: quy mô công ty, nhận thức về lợi ích của BSC, chi phí tổ chức BSC và tính
dễ sử dụng của BSC. Kết quả cho thấy tất cả các nhân tố nêu trên đều ảnh hƣởng
đến việc vận dụng BSC.
Nghiên cứu của Patrícia Rodrigues Quesado và cộng sự (2016):
“Extrinsic and intrinsic factors in the Balanced Scorecard adoption: An
empirical study in Portuguese organizations”. Nghiên cứu đã phân tích mối quan
hệ giữ các nhân tố bên ngoài và bên trong tổ chức ảnh hƣởng đến việc vận dụng
BSC của các công ty thuộc sở hữu tƣ nhân tại Bồ Đào Nha. Nghiên cứu sử dụng
phƣơng pháp nghiên cứu định tính để xác định các nhân tố tác động đến việc vận
dụng BSC và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để đo lƣờng mức độ tác động
của các nhân tố. Mẫu khảo sát là 155 công ty sở hữu tƣ nhân tại Bồ Đào Nha. Tác
giả đã


9

tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng BSC trong mô hình nghiên cứu
là: (1) tuổi của doanh nghiệp; (2) Mức độ đa dạng của sản phẩm/ dịch vụ; (3) loại
hình kiểm soát (gia đình/ không gia đình); (4) tầm quan trọng của vốn nƣớc ngoài
trong cơ cấu quyền sở hữu; (5) mức độ quốc tế hoá và (6) quy mô tổ chức. Sau khi
nhận đƣợc các câu trả lời hợp lệ từ 155 công ty thuộc sở hữu tƣ nhân ở Bồ Đào
Nha, tác giả đã đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố và thu đƣợc kết quả
nhƣ sau: mức độ đa dạng về sản phẩm/ dịch vụ của công ty, tầm quan trọng của vốn
nƣớc ngoài trong cơ cấu quyền sở hữu và quy mô của công ty ảnh hƣởng đến việc
vận dụng BSC; trong khi đó, tuổi doanh nghiệp, loại hình kiểm soát, mức độ quốc tế
hóa của tổ chức không ảnh hƣởng đến việc vận dụng BSC. Nghiên cứu cũng có giới
hạn là mẫu nghiên cứu nhỏ nên chƣa mang tính khái quát cao, và việc gửi bảng câu
hỏi qua đƣờng bƣu điện không mang lại hiệu quả nhƣ mong đợi.

1.2. Nghiên cứu trong nƣớc
Tại Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu về BSC, chủ yếu về việc ứng dụng
triển khai BSC tại một tổ chức cụ thể, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: ngân
hàng, doanh nghiệp, trƣờng học,… Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hƣởng đến việc
vận dụng BSC còn tƣơng đối ít, vì vậy, ngoài các nghiên cứu về nhân tố ảnh hƣởng
đến việc vận dụng BSC nói riêng, tác giả sẽ xem xét trên phƣơng diện rộng hơn về
các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị nói chung.
Luận văn thạc sĩ của Ngô Bá Phong (2013): “Ứng dụng thẻ cân bằng điểm
để đánh giá thành quả hoạt động tại công ty TNHH Kiểm Toán AS”. Nghiên cứu
này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhƣ: quan sát, phỏng vấn, thống kê,
so sánh, tổng hợp,…. Tác giả đã nêu ra đƣợc những điểm cơ bản về BSC trên bốn
phƣơng diện: phƣơng diện tài chính, phƣơng diện khách hàng, phƣơng diện kinh
doanh nội bộ, phƣơng diện học hỏi và phát triển, cũng nhƣ cách thức liên kết giữa
chiến lƣợc và tầm nhìn với bốn phƣơng diện của BSC. Tiếp theo, tác giả đã đánh
giá thành quả hoạt động hiện tại của công ty và phân tích đƣợc những điểm mạnh,
điểm yếu trong việc đánh giá thành quả hoạt động của công ty TNHH Kiểm Toán


10

AS. Tác giả cũng đã thiết lập thang đo cho bốn phƣơng diện của BSC và hoàn thiện
hệ thống đánh giá thành quả hoạt động cho công ty. Luận văn đã xây dựng BSC ở
cấp độ toàn bộ công ty, chƣa đi sâu đƣợc vào từng phòng ban.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013): “Áp dụng bảng cân
bằng điểm (BSC –Balance scorecard) trong các doanh nghiệp Việt Nam”. Luận
văn đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp nghiên cứu định tính: nghiên cứu tài liệu,
khảo sát, phỏng vấn,…. Tác giả đã tổng kết các nghiên cứu và nêu ra những điểm lý
thuyết cơ bản về BSC. Trong số 20 công ty khảo sát đƣợc chia làm 3 loại: công ty
đã vận dụng BSC, công ty dự định vận dụng BSC và công ty chƣa sử dụng BSC.
Qua đó, tác giả nêu đƣợc thực trạng sử dụng BSC ở một số doanh nghiệp từ đó nêu

ra những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng BSC. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến
việc vận dụng BSC mà tác giải đã xác định trong bài nghiên cứu là: quy mô công ty,
nhận thức BSC khó sử dụng, chiến lƣợc công ty và văn hóa công ty. Dựa vào thực
trạng vận dụng BSC trong các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả cũng đã đƣa ra các
giải pháp, kiến nghị giúp việc vận dụng BSC đƣợc hiệu quả và rộng rãi hơn.
Nghiên cứu của Phạm Hùng Cƣờng và Bùi Văn Minh (2014): “Thực
trạng áp dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) trong các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này sử dụng
phƣơng pháp nghiên cứu định tính để tổng hợp và trình bày các phƣơng diện của
BSC và kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để phân tích việc áp dụng
BSC tại 150 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã định
lƣợng mức độ tác động của các nhân tố sau đây đến kết quả hoạt động SXKD của
doanh nghiệp: (1) quy mô áp dụng BSC trong doanh nghiệp, (2) BSC đƣợc thiết kế
bởi ban điều hành doanh nghiệp, (3) BSC đƣợc sử dụng bởi ban điều hành doanh
nghiệp, (4) BSC đƣợc sử dụng bởi chủ sở hữu, (5) nhận thức vai trò của chiến lƣợc
và thực thi chiến lƣợc, (6) thực hiện tốt quản lý mục tiêu, (7) phát triển của khoa
học kỹ thuật. Kết quả cho thấy quy mô áp dụng BSC trong doanh nghiệp, thực hiện
tốt quản lý mục tiêu, phát triển của khoa học kỹ thuật ảnh hƣởng tích cực đến kết
quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp


11

càng mở rộng BSC ở nhiều cấp quản trị, DN thực hiện quản lý tốt mục tiêu và tận
dụng đƣợc sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật - công nghệ thông tin giúp cho việc áp
dụng BSC hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh
nghiệp. Các nhân tố còn lại nếu càng phát triển sẽ có ảnh hƣởng xấu đến kết quả
hoạt động SKXD của doanh nghiệp.
Luận văn của Phạm Thị Ngọc Yến (2015): “Vận dụng thẻ điểm cân bằng
(BSC) trong đo lường và đánh giá thành quả hoạt động tại ngân hàng TMCP An

Bình”. Luận văn nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng, sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu định tính nhƣ: thu thập dữ liệu, so sánh, đánh giá,… Bài viết này đã
tổng kết các lý thuyết cơ bản về BSC cũng nhƣ quy trình vận hành và tiếp cận cộng
cụ BSC trong một tổ chức. Đồng thời tác giả đã đƣa ra đƣợc những vấn đề về thực
trạng đo lƣờng, đánh giá thành quả hoạt động tại ngân hàng TMCP An Bình. Từ
những vấn đề nhận thấy, tác giả đã phân tích, suy luận và đƣa ra một số giải pháp
để hỗ trợ việc đánh giá thành quả hoạt động thông qua BSC tại ngân hàng TMCP
An Bình.
Luận văn của Đào Khánh Trí (2015): “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc
vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí
Minh”. Luận văn này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thông qua việc
khảo sát 200 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các nhân tố ảnh
hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.
Hồ Chí Minh trong mô hình nghiên cứu của tác giả là: (1) trình độ nhân viên kế
toán, (2) sự quan tâm về kế toán quản trị của doanh nghiệp, (3) chi phí cho việc tổ
chức hệ thống kế toán quản trị tại doanh nghiệp, (4) áp lực canh tranh thị trƣờng,
(5) ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp. Kế quả nghiên cứu
cho thấy có 3 biến ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh là: (1) trình độ nhân viên kế toán, (2) sự
quan tâm về kế toán quản trị của doanh nghiệp, (3) chi phí cho việc tổ chức hệ
thống kế toán quản trị tại doanh nghiệp.


12

Luận văn của Nguyễn Thị Diễm Trang (2016): “Xây dựng bảng điểm cân
bằng (balanced scorecard) để đo lường thành quả chiến lược tại trường đại học
Bạc Liêu”. Luận văn này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhƣ phân
tích, so sánh, quan sát, phỏng vấn trực tiếp. Tác giả đã nêu đƣợc cơ sở lý thuyết về
BSC trong các tổ chức giáo dục đại học phi lợi nhuận, phân tích và đánh giá thực

trạng công tác đo lƣờng thành quả chiến lƣợc tại trƣờng đại học Bạc Liêu. Từ lý
thuyết và thực tế, tác giả tiến hành xác định mục tiêu cho bản đồ chiến lƣợc và các
thƣớc đo cho BSC. Cuối cùng, dựa vào tầm nhìn, sứ mạng và chiến lƣợc của
trƣờng đại học Bạc Liêu để xây dựng bảng điểm cân bằng phù hợp. Đặc biệt, không
những xây dựng BSC ở cấp độ toàn trƣờng mà nghiên cứu còn phân tầng BSC đến
một số phòng, khoa của trƣờng đại học Bạc Liêu.
Luận án tiến sĩ của Trần Ngọc Hùng (2016): “Các nhân tố tác động đến
việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”.
Luận án đã nhận diện và đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận
dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Tác giả đã
khảo sát 290 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam để thực hiện luận án. Các nhân
tố trong mô hình nghiên cứu là: quy mô của doanh nghiệp, chi phí cho việc tổ chức
KTQT, văn hóa doanh nghiệp, trình độ nhân viên kế toán, chiến lƣợc kinh doanh,
mức độ sở hữu của nhà nƣớc, mức độ cạnh tranh của thị trƣờng, nhận thức về
KTQT của ngƣời chủ doanh nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy nhân tố trình độ
nhân viên kế toán bị loại khỏi mô hình trƣớc khi chạy phân tích hồi quy, các nhân tố
còn lại đều có tác động tích cực đến việc vận dụng BSC trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Tác giả cũng đã nêu ra một số kiến nghị nhằm nâng cao tính khả thi của
việc vận dụng KTQT, từ đó có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
phát triển tốt hơn.
Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Oanh (2017): “Hoàn thiện hệ thống đo
lường thành quả hoạt động trên cơ sở vận dụng bảng điểm cân bằng (Balanced
Scorecard) tại công ty TNHH MTV Cao Su Hà Tĩnh”. Luận văn này đƣợc thực hiện
theo phƣơng pháp nghiên cứu định tính: hệ thống hóa lý thuyết về BSC, nghiên


13

cứu tài liệu có sẵn, kết hợp với phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp và bảng
câu hỏi để thu thập dữ liệu về thực trạng đo lƣờng hiệu quả hoạt động tại công ty

TNHH MTV Cao Su Hà Tĩnh; sau đó vận dụng mô hình hệ thống BSC để đo lƣờng
thành quả hoạt động tại công ty. Luận văn đã giới thiệu BSC nhƣ một hệ thống đo
lƣờng thành quả hoạt động. Tác giả đã đánh giá đƣợc những ƣu điểm, nhƣợc điểm
và phân tích đƣợc thực trạng đo lƣờng hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH MTV
Cao Su Hà Tĩnh. Sau đó dựa vào BSC, xác định chiến lƣợc và xây dựng hệ thống
đo lƣờng thành quả hoạt động ở cấp độ toàn công ty. Luận văn là một nguồn tham
khảo có giá trị cho công ty TNHH MTV Cao Su Hà Tĩnh để đánh giá thành quả hoạt
động. Tuy nhiên, luận văn vẫn chƣa xây dựng đƣợc BSC xuống cấp độ phòng ban,
đơn vị trực thuộc và công nhân viên.
Bảng 1.1: Bảng tổng kết các nghiên cứu trƣớc đây
S

TÊN TÁC

TT

GIẢ

Nghiên cứu nƣớc ngoài
1

Zahirul
Hoque
Wendy
James
(2000)

2

Eric Tanyi

(2011)

3

Islam
cộng
(2014)



×