Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

Làng nghề nón lá Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.74 MB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG
KHOA VĂN HÓA

CHỦ ĐỀ : LÀNG NGHỀ NÓN LÁ HUẾ
( Khâu tiêu thụ - bảo quản )
- Tổ 4 -


♥ Từ rất lâu, hình ảnh người con gái mặc áo dài tím thướt tha, trữ tình tay cầm chiếc nón bài thơ đã trở thành biểu tượng
đặc trưng của con người và du lịch Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những
làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.


Tiêu thụ trực tiếp
--Bán thẳng sản phẩm
cho người tiêu dùng
mà không qua trung
gian nào

TIÊU THỤ

Tiêu thụ gián tiếp
--Bán sản phẩm cho
thị trường thông
qua trung gian
( bán lẻ, bán buôn,
đại lý)


TIÊU THỤ TRỰC TIẾP




Để có những chiếc nón ưng ý, người làm nón phải
qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự kỳ công, tinh
tế. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn,
đến chằm để hoàn thiện chiếc nón. Có lẽ vì thế mà
nón Huế được nhiều khách du lịch ưu ái lựa chọn
hơn so với nón ở những vùng miền khác.




Một thợ làm nón nhanh nhất cũng chỉ được 2
chiếc/ngày. Mỗi chiếc nón được làm từ những
nguyên liệu tốt, tỉ mỉ và khéo léo có thể bán với
giá hơn 100.000 đồng. Ngoài ra, những chiếc nón
được làm đơn giản, kém sự tinh tế hơn có giá từ
50-70.000 đồng.


Ngoài ra để tiêu thụ được nhiều sản phẩm nón lá, đáp ứng nhu
cầu thị hiếu của du khách, nón lá Huế còn được sáng tạo với
nhiều nguyên liệu độc đáo, mới lạ mang đậm bản sắc Việt.

Chiếc nón làm từ lá sen
(Nguyễn Thanh Thảo – Giải A cuộc thi Khởi Nghiệp sáng tạo Huế
năm 2018)


Những chiếc nón được “gửi gắm” lên những lời hay ý đẹp, những câu thơ trữ tình, những cảnh đẹp thiên nhiên như sông Hương, núi

Ngự,.. càng tăng thêm tính nghệ thuật cho chiếc nón Huế.


TIÊU THỤ GIÁN TIẾP


Chợ Huế nào cũng có hàng nón, từ các chợ lớn như Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự... đến các chợ nhỏ như Sịa, Phò Trạch, ở đâu cũng có thể
mua được chiếc nón lá Huế.




Đặc biệt chợ Dạ Lê là chợ chuyên
bán nón được duy trì từ hàng trăm
năm nay, là đầu mối lớn để nón Huế
vào Nam, ra Bắc.


Du lịch đang phát
triển mạnh ở Huế, vì
vậy cần đưa hình ảnh
nón lá trở thành mặt
hàng lưu niệm mang
nét văn hóa đặc sắc
của Huế


Nón Huế còn được sử dụng với rất nhiều hình thức và công dụng phong phú

Trang trí nhà hàng

Trang trí đường phố


Nghệ thuật trình diễn, sân khấu


BẢO QUẢN
Theo truyền thống người ta phủ lên 2 mặt của chiếc nón lá 1 lớp
nhựa thông được pha với dầu hỏa gọi là "quang dầu". Cóp nón
được khâu thêm 1 mảnh vải nhỏ để bảo vệ vì chỗ đó hay bị va quệt
trầy xước.

Ngòai ra người ta còn dùng một lớp nilon cắt giống hình cái
nón và bao ở ngoài

Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài
nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón.

Thường xuyên lau chùi, sửa chữa, rút xiết lại các đường khâu hoặc sơn phết nón để giữ gìn nón được lâu bền.


Ngày nay, với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường, của khoa học kỹ thuật và công nghệ thì những ngành nghề,
sản phẩm của nghề, làng nghề truyền thống không còn phù hợp, thị trường bấp bênh, nhu cầu sử dụng của con người
không nhiều, trong khi các nghệ nhân tâm huyết với nghề thì ngày càng già yếu và ít dần, lực lượng lao động trẻ lại không
thiết tha với nghề.

Vậy cần làm gì để bảo tồn những làng nghề làm nón
lá Huế ???



BẢO
BẢO TỒN
TỒN LÀNG
LÀNG NGHỀ
NGHỀ LÀM
LÀM NÓN
NÓN HUẾ
HUẾ -- THƯƠNG
THƯƠNG
HIỆU
HIỆU VĂN
VĂN HÓA
HÓA ĐẶC
ĐẶC SẮC
SẮC

Thứ 1. Để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, các
bậc cao niên trong làng cần chú tâm truyền dạy nghề
làm nón cho con cháu nhằm hàn gắn, truyền lửa và nối
liền sợi dây gắn kết với thế hệ trẻ lòng trân quý tới giá
trị truyền thống dân tộc

Nón lá làng Tây Hồ - nơi xuất xứ của chiếc nón bài thơ nổi tiếng xứ Huế. Trải qua
bao năm tháng, làng nghề nón lá Tây Hồ vẫn giữ được giá trị văn hoá đất nước


Thứ 2: Các làng nghề truyền thống cần từng bước chuyển
dịch từ quy mô nhỏ sang hướng sản xuất hàng hóa, phát triển
các loại sản phẩm có chất lượng cao, không chỉ phục vụ thị
trường trong vùng mà còn chiếm lĩnh các thị trường rộng lớn

khác.

BẢO TỒN LÀNG
NGHỀ LÀM
NÓN HUẾ THƯƠNG HIỆU
VĂN HÓA ĐẶC
SẮC

Thứ 3 : Cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại,
quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ. Tích cực quảng
cáo và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
để khách thập phương về du lịch, tham quan làng nghề.


Festival nghề truyền thống Huế 2017

Đây là dịp để quảng bá tinh hoa nghề, giới thiệu các sản phẩm thủ công, làng nghề truyền thống đến với du khách,
mở rộng thêm thị trường tiêu thụ, kinh doanh cũng như nâng tầm vị thế của Huế đến với bạn bè gần xa


Thứ 4 : Tổ chức cuộc thi thiết kế và cách tân nón lá Huế nói riêng
và Việt Nam nói chung. Mục đích là để tăng sức sáng tạo của các
bạn trẻ, đồng thời giới thiệu, quảng bá nón lá ra thị trường quốc tế,
tạo một mặt hàng đặc trưng cho nét bản sắc Việt

Thứ 5: Tổ chức lễ hội áo dài, góp phần tô đậm lên nét đẹp toàn
diện truyền thống trong trang phục dân tộc Việt “áo dài – nón
lá”.



Thứ 6: Huế – Mảnh đất lãng mạn, mộng mơ, một miền di sản với thế mạnh du lịch là cầu nối để nón lá được tiếp cận, hợp tác,
giao lưu văn hóa với bạn bè trên khắp thế giới.


Trần Thị Thúy ( làng Phủ Cam , TP.Huế )
Tay phải bị cụt đến khuỷu, chỉ còn tay trái
nhưng cô đã xây dựng thành công hương
hiệu “Nón Thúy”. Năm 2004 cô đã mang 500
chiếc nón sang Yokohama ( Nhật Bản) dự lễ
hội Văn hóa Du lịch Việt Nam


“Huế” không chỉ đơn thuần là “chỉ dẫn địa lý”, mà là tên gọi của một vùng đất, nơi
những người thợ cần cù, khéo léo, là tổng hoà của những giá trị tự nhiên được
chắt lọc từ đất và nước của một miền quê nắng khét mưa dầm,

Những giá trị nhân văn được hình thành từ trong truyền thống lâu
đời và đang được nâng niu, giữ gìn và phát triển. Đó cũng chính là
những đặc điểm khác biệt, đặc sắc tạo nên giá trị riêng tự hào cho
nón lá Huế.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×