Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
________________

LÊ ĐẠI THÀNH

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh-2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ ĐẠI THÀNH

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI KIM YẾN



TP. Hồ Chí Minh -2017


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Kim Yến và các thầy cô của trường
Đại học kinh tế TPHCM.
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung và số liệu trong Luận văn này là do tôi
tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm 2017
Tác giả
Lê Đại Thành


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................................. 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 3
1.6 Kết cấu của luận văn.............................................................................................................. 4

1.7 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu........................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM...................................................................................... 5
2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại........................................ 5
2.1.1 Khái niệm.............................................................................................................................. 5
2.1.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng........................... 6
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại..................................................................................................................................................... 9
2.2.1 Các yếu tố đặc trưng ngân hàng....................................................................................... 9
2.2.1.1 Quy mô ngân hàng........................................................................................................... 9
2.2.1.2 Vốn chủ sở hữu.............................................................................................................. 10
2.2.1.3 Chất lượng tín dụng...................................................................................................... 10
2.2.1.4 Hiệu quả trong việc quản lý chi phí.......................................................................... 11
2.2.1.5 Quy mô tiền gửi............................................................................................................. 11
2.2.1.6 Quy mô dư nợ................................................................................................................ 12
2.2.2 Các yếu tố kinh tế vĩ mô................................................................................................. 12
2.2.2.1 Cung tiền......................................................................................................................... 12


2.2.2.2 Lạm phát ........................................................................................................
2.3

Lược khảo các nghiên cứu liên quan ..................................................

2.3.1

Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................

2.3.2


Các nghiên cứu trong nước ...............................................

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ...............................................
3.1
3.1.1

Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam ......................

Tổng quan số lượng ngân hàng Việt Nam .........................

3.1.2 Quy mô hệ thống ngân hàng .............................................................................
3.1.3

Tình hình huy động vốn ...................................................

3.1.4

Tình hình tăng trưởng tín dụng ........................................

3.1.5

Tình hình nợ xấu ..............................................................

3.1.6

Tình hình thu nhập và chi phí hoạt động ngân hàng ..........


3.2

Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng...

3.2.1 Phân tích tỷ lệ ROA và ROE ...........................................................................
3.2.2

Đánh giả thực trạng hiệu quả hoạt động ngân hàng trong

.. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: ........................................................................................
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG .....
4.1

Mô hình nghiên cứu ............................................................................

4.2

Phương pháp nghiên cứu .....................................................................

4.3

Kết quả nghiên cứu .............................................................................

4.4

Kết quả hồi quy ...................................................................................


4.4.1

Đối với ROA .....................................................................

4.4.2

Đối với ROE.....................................................................

4.5

Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
...................................................................................................................................
5.1 Tóm tắt kết quả chính của đề tài .........................................................................
5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.............................................


5.2.1 Giải pháp về quy mô vốn chủ sở hữu.......................................................................... 63
5.2.2 Giải pháp cải thiện chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu.................................... 63
5.2.3 Giải pháp đa dạng hóa nguồn thu nhập cho các ngân hàng.................................... 65
5.2.4 Kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô............................................................. 66
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Từ viết tắt

BĐS
CAR
DNNN
FEM
GDP
NHNN
NHTM
POOLED OLS
REM
TCTD


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số lượng các ngân hàng từ năm 2006-2015....................................... 19
Bảng 3.2: Chỉ số ROA của 21 NHTM Việt Nam năm 2006-2015...................31
Bảng 3.3: Chỉ số ROE của 21 NHTM Việt Nam năm 2006-2015................... 32
Bảng 4.1: Mô tả các biến và kỳ vọng của mô hình.............................................. 41
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến......................................................................... 45
Bảng 4.3: Kết quả phân tích tương quan................................................................ 46
Bảng 4.4: Kết quả chỉ số VIF................................................................................... 47
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy Pooled OLS đối với ROA........................................ 48
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy FEM đối với ROA..................................................... 49
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy REM đối với ROA..................................................... 50
Bảng 4.8: Lựa chọn FEM hay REM đối với ROA.............................................. 51
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy Pooled OLS đối với ROE........................................ 53
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy FEM đối với ROE................................................... 54
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy REM đối với ROE................................................... 55
Bảng 4.12: Lựa chọn FEM hay REM đối với ROE............................................ 56
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả của mô hình nghiên cứu...................................... 60



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1Quy mô vốn tự có và tổng tài sản hệ thống ngân hàng Việt Nam . 22
Hình 3.2 Tăng trưởng huy động vốn từ 2006-2015............................................. 24
Hình 3.3 Tăng trưởng tín dụng từ 2006-2015....................................................... 25
Hình 3.4 Tình hình nợ xấu từ 2006-2015.............................................................. 26
Hình 3.5 Tỷ lệ ROA, ROE từ năm 2006-2015..................................................... 30


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Hệ thống ngân hàng thương mại có vai trò vô cùng to lớn đến sự phát triển của
nền kinh tế quốc gia. Ngân hàng thương mại ngoài việc kinh doanh tiền tệ còn là
cầu nối chu chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế, là công cụ giúp ổn
định thị trường tài chính và quản lý kinh tế của nhà nước.
Tại Việt Nam cách đây hơn 20 năm, chỉ có một vài ngân hàng mà chủ yếu
thuộc sở hữu nhà nước, tính cạnh tranh thấp, độc quyền cao. Ngày nay với sự ra
đời của hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngoài nên
áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng rất cao đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có
những chính sách, những bước đi phù hợp với xu thế thời đại nhằm đạt được
những kết quả tốt trong kinh doanh.
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam những năm qua đã gặp không ít
những khó khăn sóng gió gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Những yếu tố ảnh hưởng đó ngoài những yếu tố nội tại hay là các đặc trưng riêng
của chính các ngân hàng còn có ảnh hưởng không hề nhỏ của các yếu tố thuộc
bên ngoài ngân hàng đặc biệt là các tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô. Với vai trò
to lớn cùng với sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế nên hiệu quả hoạt động
của hệ thống ngân hàng luôn được chính phủ quan tâm và đưa ra những đề xuất,

những biện pháp nhằm giúp cho hệ thống ngân hàng ngày một thịnh vượng từ đó
nền kinh tế ngày càng phát triển hơn. Nhận thấy tính hữu ích và cấp thiết của vấn
đề nghiên cứu nên tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Đề
tài tập trung nghiên cứu tác động của các đặc trưng ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ
mô đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng từ đó đưa ra những kết luận có
thể giúp cho các nhà quản lý ngân hàng, các nhà đầu tư cũng như là những nhà
hoạch định chính sách đưa ra những phương án, những quyết định và những biện
pháp đúng đắn giúp cho hoạt động


2

của các ngân hàng tốt hơn, nhất là trong bối cảnh nhà nước đang ráo riết thực hiện
tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng vốn còn khá non trẻ và tồn tại nhiều yếu
kém.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Luận văn tập trung phân tích các yếu tố về đặc trưng ngân hàng ,yếu tố kinh
tế vĩ mô sau đó đo lường các tác động của những yếu tố này đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

của các NHTM Việt Nam.
-

Đo lường các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của


NHTM Việt Nam.
-

Đề xuất một số giải pháp từ kết quả nghiên cứu nhằm giúp cải thiện hiệu

quả hoạt động kinh doanh của các NHTM
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
-

Những yếu tố đặc trưng ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô nào ảnh

hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam?
-

Mức độ tác động của những yếu tố đặc trưng ngân hàng và các yếu tố

kinh tế vĩ mô đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thế nào?
-

Các biện pháp góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của các

NHTM Việt Nam ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu


3

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam thông qua hai chỉ

số là ROA và ROE. Trong đó các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh được chia làm 2 nhóm là nhân tố bên trong là các đặc trưng nội tại của Ngân
hàng và nhân tố bên ngoài là các yếu tố kinh tế vĩ mô.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian: Luận văn nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các NHTM Việt Nam trong đó lược bỏ các Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài,
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn và các ngân hàng bị sáp nhập, đổi
tên, cơ cấu từ đó chọn ra được 21 NHTM (Đính kèm phụ lục 1)
- Giới hạn về thời gian : Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 10 năm từ năm 20062015.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Dữ liệu nghiên cứu
-Dữ liệu các đặc trưng ngân hàng được thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất
trong 10 năm từ năm 2006-2015 của 21 NHTMCP tại Việt Nam như vậy có được
210 quan sát.
-Dữ liệu về các yếu tố vĩ mô: Lấy từ trang web World bank
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích,

so sánh, đối chiếu. Thu thập, thống kê những thông tin có sẵn như các nguồn báo cáo
tài chính hợp nhất, báo cáo thường niên, báo cáo phân tích.... của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam và các tạp chí, nghiên cứu... từ đó sử dụng các số liệu để
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
trong phạm vi nghiên cứu.


4

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng mô hình hồi quy các biến phụ thuộc

và dùng các ước lượng OLS,FEM, REM thông qua phần mềm Stata 12.0 để đánh giá
các tác động của những yếu tố đặc trưng ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Lựa chọn trong 3
phương pháp, phương pháp nào đưa ra kết quả tốt nhất. Từ đó đưa ra những kết luận
và hàm ý chính sách.
1.6 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh và những yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam
Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam
Chương 4: Nghiên cứu thực nghiệm về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam
Chương 5: Kết luận và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân
hàng
1.7 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
NHTM Việt Nam” được nghiên cứu trong giai đoạn 10 năm từ năm 2006-2015 sử
dụng dữ liệu của 21 NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ xác định được yếu tố
nào tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam và mức độ tác
động như thế nào, từ đó giúp cho các nhà quản lý ngân hàng đưa ra những quan điểm
điều hành tốt nhất nhằm thu được lợi ích tối đa cho ngân hàng của mình. Đồng thời
kết quả nghiên cứu cũng giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra những biện
pháp, những chiến lược điều hành kinh tế nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng
lành mạnh, vững chắc từ đó tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế Quốc gia.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA NHTM
2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
2.1.1 Khái niệm
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là khả năng biến đổi các đầu vào có tính chất
khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí so với các đối thủ cạnh
tranh (Daft,2008). Thực hiện tất cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
cũng chỉ hướng tới mục đích là đạt được mức lợi nhuận tối đa nhất. Để đạt được mức
thu lợi nhuận cao nhất thì vấn đề chủ yếu ở đây là quản lý thật tốt các khoản mục tài
sản bên Có nhất là những khoản mục về vay như cho vay và đầu tư, các hoạt động
trung gian khác và các khoản thu nhập của ngân hàng cũng như là dự phòng rủi ro
cho vay khách hàng đồng thời kiểm soát chi phí hoạt động của ngân hàng.

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh, có vai trò, chức năng đặc biệt
trong nền kinh tế. Những kết quả hoạt động của ngân hàng có thể được đo lường,
đánh giá trên những góc độ khác nhau. Dưới góc độ kinh doanh của ngân hàng, đó
chính là hiệu quả hoạt động. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được
xem là kết quả lợi nhuận do hoạt động kinh doanh ngân hàng mang lại trong một thời
gian nhất định (Trương Quang Thông, 2012).
Qua đó có thể thấy lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tốt nhất để đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh của NHTM. Gia tăng lợi nhuận không những giúp ngân hàng
mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh mà còn để gia tăng thu nhập cho các cổ đông,
nâng cao phúc lợi và khen thưởng cho người lao động, ổn định nhân sự, ổn định tổ
chức và nâng cao thương hiệu và uy tín của ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).
Theo nghĩa rộng hơn, ý nghĩa về lợi nhuận của NHTM rất đặc biệt, lợi nhuận không
chỉ phản ảnh hiệu quả hoạt động của từng NHTM riêng lẻ, mà hiệu quả hoạt


6

động của cả hệ thống NHTM trong nền kinh tế. Hoạt động của NHTM không chỉ

mang lại lợi nhuận cho nhân viên và các cổ đông của ngân hàng, rộng hơn nữa nó còn
mang lại lợi ích cho khách hàng, cho nền kinh tế quốc gia. (Nguyễn Đăng Dờn,
2012).
2.1.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng
Tỷ số ROA, ROE là nhóm chỉ tiêu đầu tiên khi xem xét đánh giá hoạt động kinh
doanh của NHTM, là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi vì chỉ có lợi nhuận càng cao
mới chứng tỏ ngân hàng hoạt động hiệu quả. Do đặc thù của ngành ngân hàng ngoài
các hệ số ROA, ROE còn sử dụng thêm các hệ số như tỷ lệ thu nhập hoạt động cận
biên(NIM, NM), chênh lệch lãi suất bình quân.
2.1.2.1 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(Return on Equity-ROE):

ROE
Từ công thức trên lợi nhuận sau thuế được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, trong khi số liệu vốn chủ sở hữu được thu thập từ bảng cân đối kế toán.
Vốn chủ sở hữu bao gồm tổng các khoản vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu đãi, lợi
nhuận giữ lại và các quỹ dự trữ của ngân hàng. ROE là chỉ số lợi nhuận cho biết lợi
nhuận ròng Ngân hàng đạt được từ một đồng vốn chủ sở hữu.
Tỷ số ROE được xem là xuất phát điểm cho việc đánh giá tính hình tài chính của
một NHTM từ đó có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
đó. ROE có tỷ lệ thấp thì khả năng mở rộng và cạnh tranh của ngân hàng đó so với
các ngân hàng khác trên thị trường sẽ bị giảm sút do khả năng thu hút nguồn vốn mới
không nhiều, dẫn đến ngân hàng không có cơ hội tích lũy để tăng vốn chủ sở hữu.
Bên cạnh đó các quy định của Ngân hàng nhà nước cũng ràng buộc chặt chẽ việc
tăng tài sản của ngân hàng với việc tăng vốn chủ sở hữu nên khi ROE thấp cũng ảnh
hưởng và hạn chế đến sự tăng trưởng của ngân hàng.


7

Theo tiêu chuẩn đánh giá năng lực tài chính của Moody’s thì các chỉ tiêu khả năng

sinh lời được đánh giá tốt trong khung: ROE ≥12-15%.
2.1.2.2 Lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets-ROA):




ROA=



Ổ À Ả

Tỷ số ROA đo lường khả năng của ban quản lý khi sử dụng các nguồn lực nói
chung và nguồn lực tài chính của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Trong công thức này,
số liệu lợi nhuận sau thuế được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cụ
thể là mục lợi nhuận hay thu nhập sau thuế, trong khi số liệu tổng tài sản lấy từ bảng
cân đối kế toán. ROA là chỉ số lợi nhuận cho biết lợi nhuận ròng Ngân hàng đạt được
từ một đồng đầu tư vào tổng tài sản. Đây là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của
ngân hàng vì các khoản lãi được tạo nên từ lượng tài sản. Một mức ROA thấp là kết
quả của một chính sách điều hành không hiệu quả hoặc chi phí hoạt động quá cao.
Ngược lại, mức ROA lớn phản ánh ngân hàng sử dụng một cơ cấu tài sản hợp lý,
chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả.
Theo tiêu chuẩn đánh giá năng lực tài chính của Moody’s thì các chỉ tiêu khả năng
sinh lời được đánh giá tốt trong khung: ROA≥1%.
2.1.2.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên(Net Interest Margin-NIM)

Ừ Ã
Í
Ả Ã
NIM =



À



Chỉ tiêu này đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân
hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo
đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất (Trương Quang Thông, 2012)
2.1.2.4 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên(Non Interest Margin-NM)


À

Ã

Í À

Ã

NM =


À



Chỉ tiêu này đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi(chủ yếu là
nguồn thu phí từ các dịch vụ) với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu(tiền



8

lương nhân viên, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng...)
(Trương Quang Thông, 2012).
2.1.2.5 Chênh lệch lãi suất bình quân

Chệnh lệch lãi suất bình quân
Chênh lệch lãi suất bình quân là một biện pháp đo lường hiệu quả chỉ tiêu thu
nhập mà các nhà quản lý sử dụng để điều hành ngân hàng. Chênh lệch lãi suất bình
quân đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình
huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng đo lường cường độ cạnh tranh trong thị
trường của ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt có xu hướng thu hẹp mức chênh lệch lãi
suất bình quân(Trương Quang Thông, 2012)

Trong phạm vi của bài nghiên cứu tác giả sử dụng chỉ tiêu ROA và ROE để đo lường
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì hai tỷ số này là nhóm chỉ tiêu đầu
tiên khi xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, chúng đo lường
khả năng sinh lợi vì chỉ có lợi nhuận càng cao mới chứng tỏ ngân hàng hoạt động
hiệu quả, mặt khác chúng thể hiện khả năng, thời hạn thu hồi vốn đầu tư của chủ sở
hữu. Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của ngân hàng càng cao là cơ sở để ngân hàng
tăng quy mô vốn cũng như khẳng định năng lực tài chính của chính mình. Ngoài ra
ROA và ROE thường được sử dụng thường xuyên trong các nghiên cứu học thuật để
đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng như một số nghiên cứu:
Panayiotis và cộng sự(2006), Alper và Anbar(2011), Juvevino Ximenes và Li
Li(2014), Moussa(2012)... . Tỷ lệ cao hơn (ROA) thể hiện một hiệu quả sử dụng tài
sản của ngân hàng và thực hiện quản lý tốt hơn trong khi một tỷ lệ thấp hơn có nghĩa
là sử dụng không hiệu quả tài sản (Samad ,2004). Các tỷ lệ (ROE) cao hơn thể hiện
một hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty và thực hiện quản lý tốt hơn
(Samad, 2004).



9

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại
Dựa trên các nghiên cứu trước đây thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong ngân hàng hay các yếu tố đặc
trưng riêng của ngân hàng như: Quy mô tổng tài sản, quy mô dư nợ, huy động vốn,
chi phí dự phòng rủi ro tín dụng... và các yếu tố bên ngoài thuộc về kinh tế vĩ mô
như: lạm phát, cung tiền, GDP, lãi suất...Luận văn sẽ trình bày một số các yếu tác
động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam như sau:
2.2.1 Các yếu tố đặc trưng ngân hàng
2.2.1.1 Quy mô ngân hàng
Được đo lường thông qua công thức:
LN(TỔNG TÀI SẢN)
Quy mô của các ngân hàng(SIZE) là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến lợi nhuận, được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản. Thông thường
ngân hàng lớn có khả năng cho vay lớn hơn và khả năng tiếp cận với các thị trường
mà ngân hàng nhỏ không thể tiếp cận được. Các nghiên cứu của Ủy ban châu Âu
(1997), Berger và Humphrey (1997) phát hiện ra rằng ngân hàng lớn đạt lợi ích kinh
tế theo quy mô tức là ngân hàng càng lớn thì lợi ích kinh tế càng cao. Spathis và cộng
sự (2002) đã nghiên cứu về hiệu suất của các ngân hàng Hy Lạp nhỏ và lớn trong giai
đoạn 1990-1999 và tìm thấy các ngân hàng lớn có hiệu quả hơn các ngân hàng nhỏ.
Mặt khác, Vander (1998) đã tìm thấy bằng chứng không có lợi ích kinh tế theo quy
mô đối với các ngân hàng lớn nghĩa là ngân hàng càng có quy mô lớn thì lợi nhuận
không tương xứng với quy mô. Kosmidou và cộng sự (2006) nhận thấy rằng quy mô
của ngân hàng có liên quan tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng Anh. Nói
chung, quy mô ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận càng tăng nhưng chỉ đến một mức
độ nhất định. Đối với các ngân hàng quy mô lớn, ảnh hưởng của quy mô có thể là

tiêu cực do quan liêu và những lý do khác. Do đó, mối quan hệ quy mô-lợi nhuận có
thể được dự kiến sẽ là phi tuyến tính (Athanasoglou và cộng sự, 2008).


10

2.2.1.2 Vốn chủ sở hữu
Được đo lường thông qua công thức:
VỐN CHỦ SỞ HỮU
TỔNG TÀI SẢN
Hay còn gọi là hệ số an toàn vốn là thước đo về sức mạnh vốn ngân hàng (CA). Một
ngân hàng với một CA cao có khả năng mạnh mẽ để chịu được các rủi ro tài chính,
làm giảm nhu cầu tài trợ từ bên ngoài dẫn đến lợi nhuận cao hơn. (Berger, 1995;
Bourke, 1989; Hassan và Bashir, 2003, Athanasoglou và cộng sự, 2008).
2.2.1.3 Chất lượng tín dụng
Được đo lường thông qua công thức :
CHI PHÍ DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DUNG
CHO VAY KHÁCH HÀNG
Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/ tổng cho vay khách hàng(LLP/TL) là một biến
độc lập trong phân tích hồi quy đại diện cho chất lượng tín dụng của một ngân hàng
vì chất lượng tín dụng kém chứng tỏ nợ xấu của ngân hàng tăng cao từ đó gia tăng
việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu và sẽ làm bào mòn kết quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Do đó hệ số LLP / TL tăng sẽ ngược chiều với hiệu quả
hoạt động kinh doanh ngân hàng vì các khoản nợ xấu tăng sẽ làm giảm lợi nhuận
ngược lại tỷ lệ LLP/TL giảm sẽ làm gia tăng lợi nhuận, Miller và Noulas (1997),
Sufian(2011), Sufian và Chong(2008), Athanasoglou và cộng sự(2008). Vì vậy cải
thiện việc giám sát chất lượng tín dụng sẽ giúp cho các ngân hàng cải thiện lợi nhuận.


11


2.2.1.4 Hiệu quả trong việc quản lý chi phí
Được đo lường thông qua công thức:
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
THU NHẬP HOẠT ĐỘNG
Tỷ lệ chi phí hoạt động/ thu nhập hoạt động(COSR) chỉ ra sự gia tăng hay giảm chi
phí thì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập. Cụ thể là càng nhiều chi phí vận hành sẽ làm giảm
lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao khi chi phí càng thấp. Tỷ lệ này đại diện cho chi phí
vận hành ngân hàng và kỳ vọng ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ngân
hàng. Các nghiên cứu của Kosmidou và cộng sự(2006), Pasiouras và
Kosmidou(2007) đã tìm ra COSR ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng. Quản lý chi
phí có vai trò quan trọng trong việc cải thiện lợi nhuận ngân hàng. Ngân hàng quản lý
chi phí kém sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận ngân hàng(Kosmidou và các cộng sự,
2006).
2.2.1.5 Quy mô tiền gửi
Được đo lường thông qua công thức:
TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG
TỔNG TÀI SẢN
Tỷ lệ tiền gửi khách hàng/ tổng tài sản(DA) đo lường khả năng huy động vốn của
ngân hàng, tiền gửi khách hàng là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng với chi phí
thấp nhất. Càng nhiều nguồn tiền gửi sẽ được chuyển thành nhiều các khoản vay, với
biên sinh lời cao hơn. Do đó tiền gửi có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận các ngân
hàng (Javaid và cộng sự,2011; Gul và cộng sự, 2011). Tuy nhiên một số các nghiên
cứu khác lại đưa ra kết quả ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng(Davydenko,2010)
vì khi ngân hàng huy động quá nhiều vốn mà nguồn cho vay ra ngoài bị hạn chế sẽ
gây gánh nặng chi phí cho ngân hàng làm lợi nhuận giảm.


12


2.2.1.6 Quy mô dư nợ
Được đo lường thông qua công thức:
CHO VAY KHÁCH HÀNG
TỔNG TÀI SẢN
Thu nhập từ dư nợ cho vay là nguồn thu chiếm trên 50% của các NHTM do đó tỷ lệ
cho vay khách hàng/tổng tài sản(LA) càng lớn thì thu nhập từ lãi vay sẽ ảnh hưởng
tích cực đến lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên Gensel(2007), Anper và Albar(2011) thì
phát hiện ra dư nợ cao lại tác động nghịch chiều đến lợi nhuận ngân hàng do một
ngân hàng nếu có nhiều nợ xấu trong danh mục sẽ làm giảm đi lợi nhuận do phải
trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
2.2.2 Các yếu tố kinh tế vĩ mô
2.2.2.1 Cung tiền
Cung tiền(M2) được đo lường bằng tổng lượng tiền trong một nền kinh tế.
Những thay đổi trong cung tiền có thể dẫn đến những thay đổi trong GDP danh nghĩa
và mức giá. Mặc dù cung tiền cơ bản được xác định bởi chính sách của ngân hàng
trung ương, nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hành vi của các hộ gia đình và các ngân
hàng. Nguồn cung tiền là thước đo quy mô thị trường, nếu lượng tiền trong nền kinh
tế lớn thì các ngân hàng sẽ dễ huy động vốn và cho vay dễ dàng hơn từ đó thu được
lợi nhuận nhiều hơn. Do vậy cung tiền ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng
Kosmidou (2008), Mamatzakis và Remoundos (2003).
2.2.2.2 Lạm phát
Lạm phát(INF) là tỷ lệ mà tại đó mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ gia
tăng. Lạm phát làm bào mòn sức mua của người tiêu dùng. Pasiouras và Kosmidou
(2007) cho rằng lạm phát có thể có một tác động ngược chiều hoặc cùng chiều đến lợi
nhuận các ngân hàng. Mối quan hệ này phụ thuộc vào việc tỷ lệ lạm phát có thể dự
kiến hoặc không dự liệu trước được. Nếu tỷ lệ lạm phát có thể tiên liệu trước, các
ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất kịp thời. Qua đó, thu nhập tăng nhanh hơn chi
phí và từ đó lạm phát có tác động cùng chiều đến lợi nhuận. Mặt khác, nếu tỷ lệ lạm
phát là không dự liệu trước được, các ngân hàng có thể không kịp điều chỉnh lãi



13

suất ngay tức thì do đó chi phí sẽ cao hơn so với thu nhập. Điều này sẽ có tác động
ngược chiều đến lợi nhuận.
2.3 Lược khảo các nghiên cứu liên quan
2.3.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Bài nghiên cứu: Factors affecting the profitability of Malaysia commercial
banks, African Journal of Business Management (Ong Tze San & Teh Boon
Heng,2012) : Bài nghiên cứu về những yếu tố tác động đến lợi nhuận các ngân hàng
thương mại Malaysia, trong giai đoạn 2003 đến năm 2009. Nghiên cứu này sử dụng
mô hình hồi quy với ba chỉ số đại diện là: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA),
tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và thu nhập lãi cận biên (NIM) để đo
lường các yếu tố tác động đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại Malaysia. Theo
kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả thì ROA là chỉ tiêu đo lường lợi nhuận tốt nhất.
2

Mô hình ROA cho R cao nhất và nó được giải thích tốt hơn bởi các yếu tố đặc trưng
của ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Sử dụng dữ liệu bảng được thu thập từ 20
ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng
của Malaysia từ năm 2003 đến năm 2009. Bài nghiên cứu nhận định rằng các yếu tố
như: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản là một yếu tố quyết định quan trọng trong hoạt
động lợi nhuận ngân hàng, ngân hàng có mức vốn hóa cao có thể chịu được rủi ro tài
chính, ít gặp rủi ro thanh khoản và ít chi phí tài trợ từ bên ngoài, và do đó đạt được
hiệu suất lợi nhuận cao hơn. Điều này làm tăng sự tự tin của người gửi tiền để tiếp tục
gởi tiền cho ngân hàng. Một yếu tố quyết định mô hình ROA là tỷ lệ dự phòng rủi ro
tín dụng/tổng nợ cho vay(LLR) có một mối quan hệ nghịch đảo với ROA. LLR cao
có nghĩa là các ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn để dự phòng các khoản
nợ xấu và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt
động(COSR) có một mối quan hệ nghịch biến và rất có ý nghĩa với mô hình ROA.

Điều này gợi ý rằng COSR là một biến số cần thiết trong ROA để đo lường lợi nhuận
ngân hàng. Ngân hàng quản lý chi phí một cách hiệu quả sẽ có một COSR thấp và sẽ
làm khả năng sinh lời cao hơn. Thanh khoản ngân hàng là yếu tố quyết định trong đo
lường lợi nhuận ROA. Điều này ngụ


14

ý rằng thanh khoản cải thiện hiệu suất lợi nhuận của các ngân hàng. Các ngân hàng
có tài sản thanh khoản cao sẽ hạ thấp nguy cơ phải phá sản vì chúng có thể chịu được
rủi ro tài chính. Họ có thể làm giảm chi phí vay từ bên ngoài và kết quả lợi nhuận cao
hơn. Do đó, Ngân hàng nên giữ đủ tài sản lưu động. Quy mô cũng là yếu tố quyết
định lợi nhuận của ngân hàng. Nó ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng và
ngụ ý rằng các ngân hàng quy mô lớn có nhiều lợi nhuận hơn so với các ngân hàng
nhỏ. Bài viết còn cho thấy đối với các ngân hàng thương mại Malaysia, tăng trưởng
GDP và lạm phát không tác động đến lợi nhuận trong cả hai mô hình với ROA, ROE,
hay là NIM.
Bài nghiên cứu: Bank-Specific and Macroeconomic Factors Related to Bank
Profitability and Stock Return in Thai Lan (Juvevio Antonio & Li Li, 2014): Bài viết
nghiên cứu về mối quan hệ của các đặc trưng ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô
đến lợi nhuận ngân hàng và lợi nhuận của cổ phiếu của 11 ngân hàng niêm yết tại sở
giao dịch chứng khoán Thái Lan. Dữ liệu lấy theo quý từ năm 2004-2013. Tác giả sử
dụng các chỉ số ROA, ROE, NIM là biến phụ thuộc trong khi các biến đặc trưng ngân
hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô làm biến độc lập. Kết quả cho thấy quy mô tài sản,
vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tính thanh khoản có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa
thống kê đối với lợi nhuận của ngân hàng. Trong khi, hiệu quả quản lý, rủi ro tín
dụng, tỷ lệ lạm phát và lãi suất thực có mối quan hệ nghịch chiều đến khả năng sinh
lời của ngân hàng và lợi nhuận của cổ phiếu. Chất lượng tài sản và tăng trưởng GDP
không có ý nghĩa đến lợi nhuận của ngân hàng và lợi nhuận của cổ phiếu.


Bài nghiên cứu: Determinants of banks’ profitability: evidence from EU 27
banking systems (Petria, Capraru and Ihnatov, 2015): Trong nghiên cứu này, Các tác
giả xác định các yếu tố quyết định chính đến lợi nhuận của 27 ngân hàng trong hệ
thống của EU trong giai đoạn 2004-2011. Tác giả chia các yếu tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của ngân hàng trong hai nhóm lớn: Các đặc trưng ngân hàng và đặc trưng
ngành(các yếu tố nội bộ) và yếu tố kinh tế vĩ mô (bên ngoài). Biến phụ thuộc là
ROAA và ROAE. Sử dụng mô hình FEM, các kết quả thực nghiệm cho


15

thấy rủi ro tín dụng ( NPL/tổng dư nợ) và rủi ro thanh khoản (Tổng dư nợ/Tiền gửi
khách hàng), hiệu quả quản lý(chi phí/thu nhập), đa dạng hóa kinh doanh, tập trung
thị trường / đối thủ cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế có tác động đến lợi nhuận ngân
hàng, cả trên ROAA và ROAE. Quy mô của các ngân hàng không quan trọng trong
trường hợp của ROAE và có một ảnh hưởng nhỏ đến ROAA. Là một kiến nghị chính
sách cho các cơ quan, nhóm tác giả đề nghị một sự giám sát tốt hơn cho rủi ro tín
dụng và thanh khoản của các ngân hàng và khuyến khích cạnh tranh ngân hàng. Đối
với các nhà quản trị ngân hàng nên theo dõi các chỉ số rủi ro tín dụng và thanh khoản,
đa dạng hóa các nguồn thu và giảm thiểu chi phí.
Bài nghiên cứu: Determinants of bank profitability in a developing economy:
Empirical evidence from the Philippines (Fadzlan Sufian and Royfaizal Razali
Chong, 2008): Bài viết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của 24 ngân
hàng ở Philippines giai đoạn 1990-2005. Tác giả sử dụng mô hình FEM để đo lường
tác động của các biến đặc trưng ngân hàng và các yếu tố vĩ mô đến lợi nhuận ngân
hàng thông qua chỉ số ROA. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các yếu tố đặc
trưng ngân hàng đều có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận ngân hàng trong đó quy mô,
rủi ro tín dụng và chi phí có ảnh hưởng nghịch chiều đến lợi nhuận của ngân hàng,
trong khi thu nhập ngoài lãi và vốn có tác động cùng chiều. Kết quả cũng cho thấy
rằng lạm phát có ảnh hưởng nghịch chiều đến lợi nhuận của ngân hàng, trong khi các

tác động của tăng trưởng kinh tế, cung tiền, và vốn hóa thị trường chứng khoán thì
không có ý nghĩa thống kê.
Bài nghiên cứu: Bank-specific and macroeconomic determinants of
profitability in Middle Eastern banking( Ali Mirzaei & Zeynab Mirzaei, 2011):
Nghiên cứu các yếu tố quyết định lợi nhuận trong hệ thống ngân hàng Trung Đông.
Tác giả sử dụng các đặc trưng ngân hàng và các yếu tố vĩ mô để đo lường lợi nhuận
ngân hàng thông qua chỉ số ROAA và ROAE trong giai đoạn 1999-2008 ở 12 nước
khu vực Trung Đông. Sử dụng cả hai phương pháp OLS và GMM. Kết quả từ mô
hình động cho thấy một mối quan hệ phi tuyến giữa quy mô và khả năng sinh lời của
ngân hàng. Những yếu tố bên trong ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến lợi nhuận


16

ngân hàng là chi phí/lợi nhuận. vốn/tổng tài sản, dư nợ cho vay/ tổng tài sản, chi
phí/tổng tài sản, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/ tổng dư nợ. Qua đó tác giả cho thấy
rằng sức mạnh vốn, thanh khoản, và hiệu quả là yếu tố quyết định chính của lợi
nhuận. Ngoài ra kết quả ước lượng cho thấy không có mối quan hệ giữa GDP bình
quân đầu người và lợi nhuận ngân hàng. Tăng trưởng dân số có ảnh hưởng đáng kể
vào lợi nhuận. Cuối cùng, tác động của các hoạt động ngoài bảng cân đối về lợi
nhuận ngân hàng là tiêu cực.
Bài nghiên cứu: The impact of macroeconomic variables and banks
characteristics on Jordanian Islamic banks profitability: Empirical Evidence( AlQudah và Ali Jaradat 2013): Nghiên cứu các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động
đến lợi nhuận các ngân hàng ở Jordan giai đoạn 2000-2011. Tác giả sử dụng mô hình
FEM và GLS cho dữ liệu bảng để kiểm định các giả thuyết. Kết quả cho thấy các yếu
tố bên trong như: vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, quy mô ngân hàng tác động thuận
chiều đến ROE và ROA trong khi chỉ số tổng tiền gửi/tổng tài sản tác động ngược
chiều đến ROE và ROA, Tổng dư nợ/tổng tiền gửi không ảnh hưởng đến ROA nhưng
ảnh hưởng ngược chiều đến ROE. Các yếu tố bên ngoài như: chỉ số chứng khoán,
cung tiền tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

Bài nghiên cứu: The impact of macro factors on the profitability of China’s
commercial banks in the decade after WTO accession (Qinhua Pan, Meiling Pan,
2014):Bài viết nghiên cứu sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến lợi nhuận của các
ngân hàng thương mại Trung Quốc trong những thập kỷ sau khi gia nhập WTO,
nghiên cứu này được phân tích thực nghiệm trên một bảng dữ liệu bất cân xứng của
10 ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1998- 2012. Mô hình này với ROA là biến phụ
thuộc và có GDP, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng cung tiền, lãi suất và tổng vốn hóa thị
trường của cổ phiếu là biến độc lập. Tác giả sử dụng kiểm định Hausman để chọn
một trong hai mô hình REM và FEM để tìm ra mô hình tối ưu, kết quả mô hình REM
phù hợp hơn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất
cho vay dài hạn và tăng trưởng cung tiền có ảnh hưởng


×