Họ và tên: .................................... BÀI KIỂM TRA
Lớp: ..... Môn: Vật lý 8
Điểm Lời phê của thầy giáo
PHẦN I: Khoanh tròn chữ cái đứng đầu các câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Hai vật có khối lượng m
1
và m
2
(với m
1
>m
2
) chuyển động cùng vận tốc. So sánh
động năng của hai vật.
A. Động năng của vật có khối lượng m
2
lớn hơn. C. Bằng nhau.
B. Động năng của vật có khối lượng m
1
lớn hơn. D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2. Khi đổ 100cm
3
gạo vào 100cm
3
đỗ rồi lắc, ta thu được một hỗn hợp có thể tích.
A. lớn hơn 200cm
3
. C. bằng 200cm
3
.
B. nhỏ hơn 200cm
3
. D. bằng 150cm
3
.
Câu 3. Khoảng cách giữa các phân tử trong vật tăng khi.
A. khối lượng của vật tăng. C. nhiệt độ của vật tăng.
B. số phân tử cấu tạo nên vật tăng. D. cả A, B, C đều sai.
Câu 4. Hiện tượng đường tan trong nước là.
A. hiện tượng dẫn nhiệt. C. hiện tượng khuếch tán.
B. hiện tượng đối lưu. D. hiện tượng bức xạ.
Câu 5. Khi nhiệt năng của vật càng lớn thì.
A. nhiệt độ của vật càng cao. C. vật càng chứa nhiều phân tử.
B.các phân tử cấu tạo lên vật chuyển động càng
nhanh.
D. cả A, B đều đúng.
Câu 6. Cho hai vật tiếp xúc nhau, với điều kiện nào thì hai vật có trao đổi nhiệt năng?
A. Cả hai vật đều nóng cùng nhiệt độ. C. Nhiệt độ hai vật khác nhau.
B. Cả hai vật đều lạnh cùng nhiệt độ. D. Cả A, B, C đều không đúng.
Câu 7. Các nồi xoong thường được làm bằng kim loại vì nó.
A. chắc chắn. C. dẫn nhiệt tốt.
B. cứng và bền lâu. D. dẫn nhiệt kém.
Câu 8.Khi đun nước, lớp nước ở dưới được đun nóng đi lên phía trên là do.
A. lớp nước dưới có vận tốc nhỏ. C. lớp nước dưới nặng hơn lớp nước trên.
B. lớp nước trên có vận tốc nhỏ. D. lớp nước dưới nhẹ hơn lớp nước trên.
PHẦN II. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải.
1. Động năng và thế năng a. gọi là thế năng đàn hồi.
2. Cơ năng phụ thuộc độ biến dạng đàn hồi
của vật
b. hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất
rắn
3. Vật được ném lên c. là hai dạng của cơ năng.
4. Nhiệt lượng d. tổng động năng của các phân tử cấu tạo
lên vật.
5. Dẫn nhiệt e. vật vừa có động năng vừa có thế năng.
f. phần nhiệt năng của vật thu vào hay tỏa
ra trong sự truyền nhiệt.
PHẦN III. Hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau.
Câu 1. Một người ném một quả bóng rổ lên cao. Quả bóng lên đến một độ cao, rơi
xuống đất, nảy lên độ cao nhỏ hơn, lại rơi xuống đất lại nảy lên độ cao nhỏ hơn nữa. Sau
nhiều lần nảy như vậy quả bóng đứng yên trên mặt đất. Có sự biến đổi năng lượng như
thế nào trong hiện tượng này?
Câu 2. Tại sao về mùa lạnh sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng
gỗ. Còn mùa nắng nóng sờ vào miếng đồng ta cảm thấy nóng hơn khi sờ vào miếng gỗ.
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN
PHẦN I.(4 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu8
B B C C D C C B
PHẦN II.(2 điểm).Mỗi câu ghép đúng cho 0,4 điểm.
1 ghép c ; 2 ghép a ; 3 ghép e ; 4 ghép f ; 5 ghép b .
PHẦN III.(4 điểm).
Câu 1.( 1,5 điểm).
- Có sự biến đổi năng lượng từ cơ năng thành nhiệt năng. (0,5 diểm)
- Khi quả bóng đi lên và đi xuống quả bóng cọ xát với không khí, cơ năng của quả bóng
chuyển thành nhiệt năng của không khí. (0,5 điểm)
- Khi tiếp xúc với đất quả bóng cọ xát với đất, cơ năng của quả bóng chuyển thành nhiệt
năng chỗ tiếp xúc với đất. (0,5 điểm)
Câu 2. (2,5 điểm).
- Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ. (0,5 điểm)
- Mùa lạnh ,nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào đồng nhiệt từ cơ
thể truyền vào đồng và phân tán nhanh nên cảm thấy lạnh còn gỗ phân tán kém nên
không lạnh.
(1 điểm).
- Ngược lại mùa nắng nóng, nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt từ
đồng truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác nóng, còn gỗ truyền kém nên không
nóng bằng.
(1 điểm).