Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Phân tích các yếu tố liên quan đến quyết định mua máy đo huyết áp tự động của bệnh nhân tăng huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.39 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Ngọc Lâm

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH MUA THIẾT BỊ ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG CỦA
BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Ngọc Lâm

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH MUA THIẾT BỊ ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG CỦA
BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích các yếu tố liên quan đến quyết định mua máy
đo huyết áp tự động của bệnh nhân tăng huyết áp” này là bài nghiên cứu khoa học của
tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hoàng Bảo – Trưởng khoa Kinh
tế trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Các nội dung nghiên cứu, số liệu trong đề tài này
là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi
thông tin trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc và được phép công bố.
Không có bất kỳ bài nghiên cứu, luận văn hay tài liệu nào của người khác được sử
dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn đúng theo đúng quy định.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng

năm 2017

Phạm Ngọc Lâm


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu ..........................................................................
1.1

1.2


Đặt vấn đề nghiên cứu ....................................................................................
1.1.1

Mô tả vấn đề cần nghiên cứu .......

1.1.2

Sự cần thiết của đề tài ..................

1.1.3

Đóng góp của nghiên cứu ............

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................
1.2.1

Mục tiêu tổng quát .......................

1.2.2

Mục tiêu cụ thể .............................

1.3

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................

1.4

Cấu trúc đề tài .................................................................................................


Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ...........................................................................
2.1

Mô hình lý thuyết .........................................................................................
2.1.1

Lý thuyết về độ thỏa dụng ...........

2.1.2

Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

2.1.3 Lý thuyết hành vi sự lựa chọn của khách hàng – Mô hình kinh tế lượ


2.2 Lược khảo các nghiên cứu liên quan........................................................................................ 16
2.3 Tổng quan về Tăng huyết áp và Máy đo huyết áp tự động............................................... 19
2.3.1 Tăng huyết áp........................................................................................................................ 19
2.3.2 Thiết bị đo huyết áp tự động............................................................................................ 26
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 30
3.1 Phương pháp nghiên cứu – Cỡ mẫu............................................................................ 30
3.2 Khung phân tích.................................................................................................................. 30
3.3 Dữ liệu.................................................................................................................................... 33
3.3.1 Mô tả biến số 33
3.3.2 Câu hỏi khảo sát

38

3.4 Mô hình kinh tế lượng...................................................................................................... 39

Chương 4: Kết quả và Bàn luận......................................................................................................... 41
4.1 Thống kê mô tả.................................................................................................................................. 41
4.2 Kết quả hồi quy................................................................................................................................. 48
4.2.1 Tương quan giữa các biến.................................................................................................. 48
4.2.2 Kiểm định ý nghĩa thống kê.............................................................................................. 50
4.2.3 Kết quả mô hình hồi quy logistic.................................................................................... 51
Chương 5: Kết luận và Kiến nghị...................................................................................................... 54
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAMI

Association of the Advancement of Medical Instrumentation/ Hiệp hội
phát triển dụng cụ y tế Hoa Kỳ

ABPM

Ambulatory Blood Pressure Monitoring/ Thiết bị theo dõi huyết áp liên
tục

BMI

Body Mass Index/ Chỉ số cơ thể

BPM

Beep Per Minute/ Số nhịp (tim) trong một phút


CBP

Clinic-based Blood Pressure/ Huyết áp dựa trên lâm sàng

HA

Huyết áp

HBPM

Home Blood Pressure Monitoring/ Thiết bị theo dõi huyết áp tại nhà

ISH

International Society of Hypertension/ Hội Tăng huyết áp quốc tế

Stata

Statistic Data Anylysis/ Phần mềm thống kê phân tích dữ liệu

THA

Tăng huyết áp

WCH

White Coat Hypertension: tình trạng HA tăng cao khi đo tại cơ sở y tế
nhưng lại bình thường khi kiểm tra tại nhà.

WHO


World Health Organization/ Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại các giai đoạn bệnh tăng huyết áp
Bảng 2.2: Đánh giá bệnh THA theo mức độ nguy cơ, WHO & ISH, 2003
Bảng 3.1: Tóm tắt định nghĩa các biến được sử dụng trong mô hình
Bảng 4.1: Lượng giá tổng quan các biến
Bảng 4.2: Thống kê theo biến Mua máy
Bảng 4.3: Thống kê mua máy đo HA theo Đặc điểm cá nhân
Bảng 4.4: Thống kê mua máy đo HA theo Tình trạng sức khỏe
Bảng 4.5: Thống kê mua máy đo HA theo Kiến thức về THA
Bảng 4.6: Thống kê mua máy đo HA theo loại máy đo HA
Bảng 4.7: Thống kê mức độ quan tâm đến các đặc tính máy
Bảng 4.8: Tương quan giữa các biến
Bảng 4.9: Kiểm định thống kê các biến bằng hồi quy OLS
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy logistic


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Số ca tử vong liên quan đến THA, Mỹ, 2000 – 2013
Hình 1.2: Tỉ lệ phần trăm dân số già vào năm 2012 và dự báo năm 2050

Hình 2.1: Đường bàng quan
Hình 2.2: Tháp nhu cầu Mashlow
Hình 2.3: Các biến chứng do Tăng huyết áp gây ra
Hình 2.4: Đo huyết áp thủ công bằng tay
Hình 2.5: Đo huyết áp tự động loại đeo cổ tay
Hình 2.6: Đo huyết áp tự động loại đeo bắp tay

Hình 2.7: Đo huyết áp tự động liên tục 24 giờ
Hình 3.1: Khung phân tích


1

MỞ ĐẦU
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính với số lượng bệnh nhân mắc phải ngày càng tăng
trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Việc điều trị tăng huyết áp tốn kém về
thời gian và chi phí, tạo ra gánh nặng bệnh tật cho cá nhân và xã hội. Tăng huyết áp có
thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với tỉ lệ tử vong rất cao. Điều quan trọng là
thông thường bệnh nhân tăng huyết áp chỉ phát hiện bệnh khi có các triệu chứng xảy
ra, lúc đó việc điều trị khá tốn kém và mất thời gian. Tăng huyết áp được gọi là “Kẻ
giết người thầm lặng” vì hiếm khi có triệu chứng, khiến nhiều người không hề nhận
thấy họ đang mắc bệnh. Người bệnh chỉ tiến hành đo huyết áp khi khám định kỳ mà
không theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà hoặc nơi làm việc. Điều này ảnh hưởng
đến kết quả điều trị cũng như sức khỏe lâu dài của bệnh nhân. Trong khuôn khổ nghiên
cứu này sẽ phân tích các yếu tố liên quan đến quyết định mua thiết bị đo huyết áp tự
động của bệnh nhân THA, từ đó giúp các nhà sản xuất thiết bị đo huyết áp cải thiện về
sản phẩm và kế hoạch kinh doanh, đồng thời cũng giúp đưa ra các biện pháp hỗ trợ từ
gia đình và xã hội.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Mô tả vấn đề cần được nghiên cứu
Bệnh THA là một bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối
đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và

tử vong hàng đầu. Tăng huyết áp đang trở thành một vấn đề cấp bách của xã
hội vì sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh này trong cộng đồng. Một
nghiên cứu năm 2008 tại 8 tỉnh thành ở Việt Nam cho thấy, tỷ lệ người trên
25 tuổi mắc tăng huyết áp là khoảng 25%, nghĩa là cứ bốn người lớn thì có

một người bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, kết quả điều tra năm 2015 cũng tại 8
tỉnh thành trên, tỷ lệ này đã tăng lên hơn 47%, có nghĩa tại thời điểm này cứ
hai người trưởng thành có một người bị THA. Cũng theo nghiên cứu trên, số
người mắc bệnh nhưng chưa phát hiện lên đến 39%, tỷ lệ người được điều trị
tăng lên nhưng tỷ lệ điều trị đạt huyết áp mục tiêu (duy trì huyết áp ở mức
dưới 140/90 mmHg) chỉ 31%. 82% bệnh nhân chưa được kiểm soát huyết áp
đầy đủ (gồm không biết mình có bệnh, biết bệnh nhưng không điều trị, điều
trị nhưng huyết áp không kiểm soát được). Chỉ có một số bệnh nhân THA là
có một vài triệu chứng cơ năng gợi ý cho họ đi khám bệnh như đau đầu,
chóng mặt, mặt đỏ bừng, ù tai,… Nhưng đa số các bệnh nhân THA lại
thường không có các dấu hiệu cảnh báo trước. Có trường hợp lúc thấy có
triệu chứng đau đầu xuất hiện thì tiếp ngay sau đó cũng là kết thúc cuộc đời
của họ do đã bị xuất huyết não nặng nề. Mức độ nhận thức của mọi người về
phòng bệnh, điều trị bệnh THA cũng khác nhau. Phần đông số bệnh nhân
THA không nhận thức được tình trạng bệnh của họ. Mặt khác, đại đa số các
bệnh nhân bị THA không rõ nguyên nhân (gọi là THA thứ phát). Chỉ có một
số nhỏ các bệnh nhân bị THA có tìm được nguyên nhân (tức là do hậu quả


3

của các bệnh lý khác). Do đó, những dấu hiệu thể hiện bệnh THA thường
không đặc hiệu và người bệnh thường không thấy có gì khác biệt so với
người thường. Vì vậy, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những
người có những yếu tố nguy cơ và có triệu chứng THA, là hết sức cần thiết

và quan trọng. Để thực hiện việc kiểm tra theo dõi huyết áp hàng ngày, người
bệnh ngoài việc đến cơ sở y tế còn có thể tự trang bị máy đo huyết áp tự
động để kiểm tra chỉ số huyết áp cá nhân. Việc đo huyết áp nên thực hiện vào
thời điểm cố định trong ngày (sau khi thức dậy, sau khi tắm xong,…) để việc
so sánh và theo dõi chỉ số huyết áp được chính xác và đạt được hiệu quả
trong điều trị. Qua đó ta thấy việc mua máy đo huyết áp tự động của bệnh
nhân THA có ảnh hưởng tích cực đến quá trình điều trị cũng như việc theo
dõi sức khỏe hàng ngày của bệnh nhân THA.
Tại Việt Nam, theo điều tra năm 1982, tỷ lệ THA chung là 1,95% và ở người
trên 60 tuổi tỷ lệ THA là 9,2%. Theo điều tra của Phạm Gia Khải và cộng sự
(1999), tỷ lệ THA là 16,05%. Năm 2002, theo điều tra của Viện Tim mạch
trung ương, tỷ lệ THA là 23,2%. Theo số liệu điều tra y tế quốc gia năm 2001
– 2002 của Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở nam giới từ 16 tuổi trở lên là
15,1% và nữ giới là 13,5% . Qua đó dễ dàng nhận thấy tỷ lệ THA ngày càng
tăng qua các năm và độ tuổi mắc bệnh THA ngày càng trẻ hóa.
THA và các yếu tố nguy cơ (lối sống, nhận thức,…) đã trở thành vấn đề cần
giải quyết không những chỉ bằng thuốc điều trị kiểm soát HA, mà cần hàng
loạt các biện pháp giáo dục truyền thông sức khoẻ nhằm vào các yếu tố nguy
cơ đặc biệt là các yếu tố nguy cơ về lối sống có khả năng thay đổi theo chiều
hướng tích cực có lợi cho bệnh nhân bị THA.


4

Hiện nay, tình trạng quản lý bệnh nhân THA ở Việt Nam chưa có hệ thống
quản lý và dự phòng đối với bệnh THA. Các hoạt động y tế mới chỉ tập trung
vào công tác điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện, chưa có mô hình dự phòng,
ghi nhận và quản lý bệnh THA và truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng
đồng.
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ, số ca tử vong liên quan đến

tăng huyết áp tăng 61,8%, từ 245.220 vào năm 2000 lên đến 396.675 vào
năm 2013.
Hình 1.1: Số ca tử vong liên quan đến tăng huyết áp, Mỹ, 2000-2013
(Nguồn: CDC/NCHS, National Vital Statistics System, Mortality)

Thị trường thiết bị đo huyết áp toàn cầu dự đoán tăng từ 6,3 tỉ đô la Mỹ vào
năm 2015 đến 8,04 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020. Các yếu tố chính giúp việc dự
báo này đáng tin cậy là: tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp tăng do thay đổi lối
sống ngày càng tăng, tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính và cấp tính tăng, tăng
trưởng dân số, các sản phẩm đo huyết áp mới cũng như công nghệ mới ra


5

đời. Ngoài ra, việc nhận thức về bệnh tăng huyết áp ngày càng được nâng
cao và nhu cầu sử dụng máy theo dõi huyết áp tại nhà dự kiến sẽ thúc đẩy
ngành công nghiệp này phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Hơn nữa,
tiến bộ khoa học công nghệ như hệ thống theo dõi huyết áp tự động kết nối
với điện thoại di động dự kiến sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực
này. Theo dự đoán, tỷ lệ dân số trên thế giới có tuổi thọ trên 60 tuổi tăng từ
năm 2012 là 11% đến năm 2050 là 22%, do đó nhu cầu về thiết bị đo HA là
rất lớn. Theo số liệu thống kê được WHO công bố, THA là nguyên nhân
hàng đầu làm 7,5 triệu người chết trong năm 2008 và được dự đoán sẽ là yếu
tố nguy cơ chính gây ra các bệnh tim mạch vành và đột quỵ trong thập kỷ
này. Tất cả các yếu tố này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng ngành công
nghiệp này trong tương lai gần.
Hình 1.2: Tỉ lệ phần trăm dân số già vào năm 2012 và dự báo năm
2050
(Nguồn: Global Industry Analysts, Inc.)



6

1.1.2 Sự cần thiết của đề tài
Nghiên cứu sẽ phân tích các yếu tố về nguồn lực, tình trạng sức khỏe, kiến
thức hiểu biết về bệnh THA liên quan như thế nào đến quyết định mua và sử
dụng thiết bị đo huyết áp tự động, bệnh nhân THA quan tam đến các đặc tính
nào của máy đo HA tự động, từ đó tìm ra xu hướng chung giúp hiểu rõ hơn
về nhu cầu sử dụng thiết bị đo huyết áp tự động của bệnh nhân THA. Từ xu
hướng này, xã hội sẽ có các chính sách hỗ trợ phù hợp cũng như sự hỗ trợ từ
gia đình trong việc thực hiện theo dõi HA đối với bệnh nhân THA. Ngoài ra,
các hãng sản xuất và công ty cung cấp thiết bị đo huyết áp sẽ có những điều
chỉnh và kế hoạch phù hợp nhằm tiếp cận được với đối tượng khách hàng
tiềm năng, phát triển bền vững và sâu xa hơn là chăm sóc sức khỏe con
người và giảm gánh nặng bệnh tật cho xã hội. Khi bệnh nhân THA được theo
dõi huyết áp liên tục và cung cấp các thông số giá trị cho quá trình điều trị,
kết quả điều trị sẽ tiến triển tốt hơn và huyết áp của bệnh nhân sẽ tiến dần về
khoảng bình thường, đồng thời sẽ hạn chế gây ra các biến chứng và đem đến
cuộc sống vui khỏe hạnh phúc cho bệnh nhân THA.
1.1.3 Đóng góp của nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm phân tích tác động của các yếu tố liên quan đến quyết định
sử dụng thiết bị đo huyết áp tự động tại nhà của bệnh nhân THA. Qua đó, kết
quả sẽ giúp nhà sản xuất, gia đình và xã hội hiểu rõ hơn về nhu cầu sử dụng
thiết bị đo HA tự động của người bệnh và có các hỗ trợ cần thiết và chiến
lược phù hợp. Từ đó, người bệnh THA sẽ quản lý và theo dõi tình trạng bệnh
tật của mình tốt hơn, giảm các biến chứng gây ra, giảm chi phí điều trị và
gánh nặng bệnh tật cho xã hội.


7


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Bài nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến quyết định mua thiết bị đo
huyết áp tự động của bệnh nhân THA.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Bài nghiên cứu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu:
-

Có mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe của bệnh nhân bị tăng huyết áp với
quyết định mua sử dụng thiết bị đo huyết áp tự động không?

-

Bệnh nhân THA quan tâm đến các đặc tính nào của máy đo HA tự động?

-

Nguồn lực kinh tế của bệnh nhân tăng huyết áp có tác động đến quyết định
mua thiết bị đo huyết áp tự động không?

-

Nhận thức về việc theo dõi và điều trị bệnh THA của bệnh nhân THA có tác
động đến quyết định mua thiết bị đo huyết áp tự động không?

1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát nghiên cứu bệnh nhân trên 18 tuổi đến khám và điều trị tại: trung
tâm tim mạch, khoa nội tổng hợp, khoa nội tim mạch và khoa khám bệnh tại cơ
sở 1 của Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.

1.4 Cấu trúc đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm 05 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quát về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày về bệnh tăng huyết áp, máy đo huyết áp tự động, cơ sở lý
thuyết, mô hình kinh tế, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến nghiên cứu.
Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu, khung phân tích, cỡ mẫu, phương
pháp thu thập và xử lý số liệu.


8

Chương 4: Trình bày thống kê mô tả các biến, kết quả mô hình hồi quy, kiểm
định.
Chương 5: Trình bày kết luận, kiến nghị.


9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1 Mô hình lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết về độ thỏa dụng
Độ thỏa dụng
Có thể nói động cơ đầu tiên đưa người ta đến tiêu dùng một hàng hóa hoặc
dịch vụ nào đó chính là sở thích về hàng hóa hay dịch vụ đó và khi tiêu dùng
chúng sẽ mang lại cho người tiêu dùng một cảm giác bằng lòng hoặc thỏa
mãn nào đó. Để đo lường mức độ bằng lòng hoặc thỏa mãn này, người ta sử
dụng khái niệm gọi là độ thỏa dụng. Độ thỏa dụng biểu thị mức độ thích thú,
thỏa mãn hoặc bằng lòng mà một người tiêu dùng có được từ việc tiêu dùng
một hàng hóa hay dịch vụ nào đó.
Sự bằng lòng hay thỏa mãn của người tiêu dùng khi tiêu dùng một loại hàng

hóa hay dịch vụ thường thay đổi mà không cố định, vì vậy độ thỏa dụng cũng
là một đại lượng liên tục thay đổi và có các đặc điểm:
- Độ thỏa dụng phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người tiêu dùng: với

cùng một loại hàng hóa hay dịch vụ, đối với người này có thể có cảm giác hài
lòng khi tiêu dùng nó nhiều hơn nhưng đối với người khác, điều này lệ thuộc
vào sở thích của người tiêu dùng đối với hàng hóa hay dịch vụ đó.
- Độ thỏa dụng phụ thuộc vào số lượng hàng hóa hay dịch vụ được tiêu dùng:

khi tiêu dùng nhiều hơn một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó người tiêu dùng
luôn cảm thấy hài lòng nhiều hơn, tức là độ thỏa dụng khi tiêu dùng nhiều lớn
hơn khi tiêu dùng ít.
- Độ thỏa dụng phụ thuộc vào từng điều kiện tiêu dùng cụ thể: trong những

hoàn cảnh khác nhau mức độ hài lòng có được khi tiêu dùng cùng một loại
hàng hóa cũng khác nhau.


10

Nhu cầu sử dụng máy đo huyết áp tại nhà là một hàm bắt nguồn từ nhu cầu về
sức khỏe và mô hình hóa như một quyết định để tự kiểm tra huyết áp tại nhà
và quyết định nhà cung cấp máy đo huyết áp. Lợi ích có được từ sử dụng máy
đo huyết áp tại nhà là sức khỏe tốt nhận được từ hiệu quả điều trị khi kiểm
soát được chỉ số huyết áp. Lý thuyết giả định rằng các cá nhân có thể xếp hạng
ưu tiên và có thể lựa chọn một sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ để tối đa hóa
hữu dụng của họ.
Tổng độ thỏa dụng (TU)
Tổng độ thỏa dụng là toàn bộ mức độ thỏa mãn hoặc bằng lòng mà một người
tiêu dùng có được khi tiêu dùng một số các hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó

trong một thời gian cố định.
Tổng độ thỏa dụng có thể được biểu diễn dưới dạng một hàm số của một tập
hợp những hàng hóa, dịch vụ nào đó: TU = f (X, Y, Z, …).
Khi tiêu dùng càng nhiều hàng hóa, dịch vụ thì tổng độ thỏa dụng mang lại
cho người tiêu dùng càng lớn. Nhưng ở một mức độ nào đó, tổng độ thỏa
dụng sẽ đạt đến mức tối đa cho dù có tiêu dùng nhiều hơn nữa. Đó là điểm
bão hòa của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó. Tuy nhiên trên thực tế rất
hiếm khi người tiêu dùng lại tiêu dùng quá mức một loại hàng hóa hay dịch vụ
nào đó, bởi lẽ khi không còn cảm giác hài lòng hay thỏa mãn nữa nghĩa là
không còn sở thích đối với hàng hóa hay dịch vụ đó thì người tiêu dùng sẽ
không tiếp tục tiêu dùng. Do vậy trong nghiên cứu này, chỉ nghiên cứu trong
số lượng hàng hóa còn mang lại cảm giác thích thú cho người tiêu dùng, tức là
chỉ xem xét tổng độ thỏa dụng luôn tăng khi số lượng hàng hóa được tiêu
dùng tăng.


11

Độ thỏa dụng biên (MU)
Độ thỏa dụng biên là mức tăng thêm của tổng độ thỏa dụng (TU) khi tiêu
dùng thêm một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ nào đó, được tính theo công thức:
MU = ∆MU/∆Q
Độ thỏa dụng biên MU chính là độ dốc của đường tổng độ thỏa dụng ngay tại
điểm đang xét.
Đường bàng quan
Đường bàng quan hay còn gọi là đường đẳng ích minh họa cho sở thích của
người tiêu dùng về hàng hóa hay dịch vụ, được xây dựng trên các giả định:
- Đối với một loại hàng hóa bao giờ người tiêu dùng cũng thích tiêu dùng

nhiều hơn là tiêu dùng ít.

- Một người tiêu dùng có thể biết mình thích một tập hợp hàng hóa này hơn
một tập hợp hàng hóa khác hoặc không xác định được mình thích tập hợp
hàng hóa nào hơn trong hai tập hợp hàng hóa được cho trước.
- Sở thích của người tiêu dùng có tính chất bắc cầu.
Với ba giả định trên, đường bàng quan thể hiện những kết hợp khác nhau
trong việc lựa chọn hai hàng hóa và tất cả những kết hợp đó đều mang lại tổng
độ thỏa dụng như nhau cho người tiêu dùng.
Các đường bàng quan có các đặc điểm:
- Các đường bàng quan dốc xuống và thường lồi về phía gốc tọa độ.
- Các đường bàng quan không cắt nhau.
- Có vô số đường bàng quan, các đường bàng quan càng xa gốc tọa độ phản

ánh độ thỏa dụng càng cao so với các đường bàng quan nằm gần gốc tọa độ.


12

Hình 2.1: Đường bàng quan
Đường giới hạn ngân sách
Người tiêu dùng lựa chọn tiêu dùng một hàng hóa hay dịch vụ nào đó dựa trên
sở thích về hàng hóa và dịch vụ đó và số tiền mà họ có. Đường giới hạn ngân
sách minh họa cho số tiền hạn chế mà người tiêu dùng dành để mua hàng hóa
và dịch vụ. Đường giới hạn ngân sách dựa trên các giả định:
- Người tiêu dùng chỉ mua hai loại hàng hóa.
- Giá cả hàng hóa được cho trước.
- Người tiêu dùng sử dụng toàn bộ hay ngân sách của mình.

Với ba giả định trên, đường ngân sách cho biết tất cả các kết hợp tối đa của
hai loại hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một mức
ngân sách.

Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng
Mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thỏa mãn tối đa bằng nguồn thu
nhập hạn chế của mình và như vậy sự lựa chọn của người tiêu dùng bị ràng


13

buộc bởi nhân tố chủ quan là sở thích của họ và nhân tố khách quan là sự giới
hạn trong ngân sách tiêu dùng. Việc chi mua của người tiêu dùng phải chấp
nhận một chi phí cơ hội vì việc mua hàng hóa này đồng thời sẽ làm giảm cơ
hội mua nhiều hàng hóa khác. Người tiêu dùng sẽ tối đa hóa hữu dụng của
mình tại điểm mà đường bàng quan và đường ngân sách tiếp xúc nhau.
2.1.2 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Học thuyết Maslow
Theo A.Maslow (Maslow, 1943), nhu cầu của con người được sắp xếp theo
thứ bậc, từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết.

Hình 2.2: Tháp nhu cầu Maslow

Maslow mô hình hóa nhu cầu con người thành hình tháp năm tầng, tầng đáy là
các nhu cầu cơ bản, tăng dần cho tới tầng đỉnh là các nhu cầu cao cấp.


14

Tầng 1 (Nhu cầu sinh lý): các nhu cầu vật chất tối thiểu phải có để con người
có thể tồn tại hàng ngày như thức ăn, không khí, nước, ngủ,…
Tầng 2 (Nhu cầu về an toàn): con người cần được cảm thấy an toàn ở nơi sinh
sống và làm việc, được đảm bảo an ninh, nơi chăm sóc chữa trị khi bệnh,
được pháp luật bảo vệ, tài sản không bị mất mát.

Tầng 3 (Yêu mến và phụ thuộc): Nhu cầu được giao lưu bạn bè, đồng nghiệp,
các mối quan hệ, tham gia các hoạt động xã hội.
Tầng 4 (Nhu cầu được tôn trọng): được mọi người trong gia đình, hàng xóm,
bạn bè, đồng nghiệp, xã hội tôn trọng, yêu quý.
Tầng 5 (Nhu cầu tự thể hiện): là bậc cao nhất trong tháp nhu cầu của con
người, con người muốn tự do sáng tạo, muốn được công nhận và khen thưởng
những gì mình đã thực hiện.
Các nhu cầu về y tế và chăm sóc sức khỏe thuộc về tầng thứ hai. Người bệnh
THA cần được quan tâm chăm sóc, điều trị cũng như các chính sách hỗ trợ
nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển cũng như đem đến cuộc sống hạnh phúc, vui
khỏe cho người bệnh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
Văn hóa: Các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng lớn đến hành vi của người tiêu
dùng. Vai trò của nền văn hóa, nhánh văn hóa và giai tầng xã hội là một bộ
phận không thể tách rời của môi trường văn hóa. Văn hóa là một nguyên nhân
căn bản dẫn đến nhu cầu và hành vi của một người. Có bốn loại nhánh văn hóa
lớn nhất là: dân tộc, tôn giáo, chủng tộc, các nhóm có xuất xứ từ các vùng địa
lý nhất định. Tầng lớp xã hội bao gồm những thành viên có chung những giá
trị, mối quan tâm và hành vi.


15

Yếu tố xã hội: Hành vi của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố
xã hội như các nhóm liên quan, gia đình, vai trò và địa vị xã hội. Các thành
viên trong gia đình người tiêu dùng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi mua
sắm của người đó.
Yếu tố tâm lý: Sự lựa chọn của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của những
yếu tố tâm lý.
Quyết định của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm

cá nhân bao gồm tuổi tác, giai đoạn của chu trình đời sống, nghề nghiệp, hoàn
cảnh kinh tế, phong cách sống, nhân cách và lẽ sống của con người.
2.1.3 Lý thuyết hành vi sự lựa chọn của khách hàng – Mô hình kinh tế lượng
Hành vi:
Dưới góc nhìn sinh học, hành vi được xem như là cách sống, hoạt động trong
một môi trường nhất định dựa trên sự cần thiết thích nghi tối thiểu của cơ thể
với môi trường. Dưới góc nhìn tâm lý học, con người là một chủ thể tích cực do
đó hành vi của con người luôn có mục đích, đảm bảo cho con người tồn tại và
phát triển.
Mô hình kinh tế lượng
Theo Leon Schiffiman và cộng sự (1997), hành vi người tiêu dùng là sự
tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi
trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ. Theo Peter
D.Bennet (1988), hành vi của người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu
dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ
mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ.


16

Còn theo Charles W. Lamb, Joseph F. Hair và Carl McDaniel (2000), hành vi
của người tiêu dùng là một quá trình mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra
quyết định lựa chọn và loại bỏ một loại sản phẩm hay dịch vụ.
Theo Philip Kotler (2001), người làm kinh doanh nghiên cứu hành vi người tiêu
dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ. Cụ thể là xem
người tiêu dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ
mua nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua
ra sao để xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản
phẩm, dịch vụ của mình.
Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hiện nay còn đi xa hơn các khía cạnh nói

trên. Đó là người tiêu dùng được các nhà kinh doanh tìm hiểu xem họ có nhận
thức được các lợi ích của sản phẩm, dịch vụ họ đã mua hay không và cảm nhận,
đánh giá như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Vì điều này sẽ tác
động đến những lần mua hàng sau đó của người tiêu dùng và tác động đến việc
thông tin về sản phẩm của họ đến những người tiêu dùng khác.
Mô hình xuất phát từ giả định rằng người ra quyết định thực hiện dựa trên mục
tiêu tối đa hóa hữu dụng của họ. Với một người ra quyết định lựa chọn một sản
phẩm khi đứng trước nhiều sản phẩm, người đó sẽ có xu hướng lựa chọn sản
phẩm dựa trên mức độ hữu dụng của từng sản phẩm mang lại.
2.2 Lược khảo các nghiên cứu liên quan
Trong một nghiên cứu của Malcolm Aylett và cộng sự (1999) về tác động của
việc theo dõi HA tại nhà trong việc quản lý bệnh THA, kết quả cho thấy việc
theo dõi HA tại nhà giúp tăng cường chất lượng quản lý bệnh THA. Có 20
nghiên cứu nhỏ được thực hiện trong việc theo dõi bệnh nhân THA, đặc biệt là


17

đối với bệnh nhân bắt đầu dùng thuốc điều trị và các bệnh nhân không được
quan tâm đúng mức. Kết quả cho thấy, trong 660 bệnh nhân được theo dõi, có
64 (27%) trong 236 bệnh nhân không được điều trị bị mắc WCH, và 60 (94%)

trong 64 bệnh nhân này không cần dùng thuốc điều trị. Có 45 (17%) trong số
258 bệnh nhân được điều trị kém bị mắc WCH, 34 (76%) trong 45 bệnh nhân

này tiếp tục sử dụng thuốc và 11 (24%) bệnh nhân giảm hoặc ngưng hẳn việc
sử dụng thuốc. Một bảng khảo sát được thực hiện đối với bác sĩ và điều dưỡng,
kết quả cho thấy rằng việc theo dõi tại nhà đem đến giá trị thực sự trong việc
nâng cao chất lượng quản lý bệnh nhân THA. Tính khả thi của việc tầm soát
THA bằng việc theo dõi HA tại nhà đã được chứng minh, và nó được khuyến

cáo như là phương án tối ưu để theo dõi bệnh nhân THA ngoại viện (Aylett M.,
1999).

Trong một nghiên cứu khác của Y. Claire Wang và cộng sự (2013) về chi phí –
hiệu quả của mô hình theo dõi thứ cấp bệnh THA, nghiên cứu vấn đề hiệu quả
- chi phí của việc sử dụng thiết bị đo HA tại nhà HBPM và thiết bị đo HA lưu

động ABPM trong việc tầm soát HA ở người lớn. Có 14 nghiên cứu nhỏ bao
gồm hiệu quả chi phí và so sánh hai hay nhiều mô hình. Có 6 nghiên cứu cho
thấy thiết bị ABPM giúp tiết kiệm chi phí trong việc chẩn đoán bệnh, 3 nghiên
cứu cho thấy sử dụng thiết bị HBPM cũng đạt chi phí - hiệu quả. Từ góc nhìn
của trung tâm Dịch vụ y tế quốc gia Anh, nghiên cứu này cho thấy việc sử
dụng ABPM giúp tiết kiệm chi phí trong việc giảm các điều trị không cần thiết
và rủi ro mắc phải bệnh mạch vành và đột quỵ trong tương lai đối với nam giới
và nữ giới ở mọi lứa tuổi.
Một nghiên cứu của Carma A. và cộng sự (2012) thực hiện tại Mỹ nhằm đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến về việc sử dụng thường xuyên máy đo huyết áp


×