Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TIẾT 4- 7-CHỦ ĐỀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.29 KB, 10 trang )

TIẾT 4,5,6,7: CHỦ ĐỀ: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
(3 LT+2BT)
Ngày dạy: 14/9/2020
I. Mục tiêu
* Các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề
- Các khái niệm: vận tốc tức thời, chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc
- Các cơng thức tính: gia tốc, vận tốc tức thời, qng đường đi, tọa độ, công thức liên hệ
- Cách xét dấu vận tốc, gia tốc
- Đồ thị trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Định nghĩa và các đặc điểm của rơi tự do.
- Đặc điểm của gia tốc rơi tự do.
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức
- Nêu được khái niệm, ý nghĩa của vận tốc tức thời, định nghĩa về chuyển thẳng biến đổi đều
- Nêu được khái niệm gia tốc, ý nghĩa của gia tốc, cơng thức tính vec tơ gia tốc
-Nêu được các cơng thức tính: vận tốc tức thời, quãng đường đi, tọa độ, công thức liên hệ và cách
xét dấu vận tốc, gia tốc
- Viết được phương trình tọa độ trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Vẽ được đồ thị vận tốc- thời gian trong chuyển động thẳng đều.( HS khá giỏi)
- Hiểu được rơi tự do là trường hợp đặc biệt của chuyển động thẳng biến đổi đều. nêu định nghĩa
và các đặc điểm của rơi tự do.
- Nắm được đặc điểm của gia tốc rơi tự do.
b) Kỹ năng
- Vận dụng được các công thức : vt = v0 + at, s = v0t + 0.5at2 ; v2 – v02= 2as.
-Biết vận dụng các công thức của sự rơi tự do trong bài tập đơn giản
- Giải thích sự rơi nhanh chậm của vật trong thực tế
* HS khá giỏi: Vận dụng được phương trình tọa độ đối với chuyển động thẳng biến đổi đều của
một hoặc hai vật. Vẽ được đồ thị v-t của chuyển động
c) Thái độ
- Hứng thú trong học tập, u thích tìm hiểu khoa học.
- Có tác phong học tập nghiêm túc, khoa học.


2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản,
các phép đo, các hằng số vật lí
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập
K4: Vận dụng (giải thích, dự đốn, tính tốn, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp … ) kiến
thức vật lí vào các tình huống thực tiễn)
- P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí
- P2: mơ tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngơn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí
trong hiện tượng đó


- P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thơng tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn
đề trong học tập vật lí
- P5: Lựa chọn và sử dụng các cơng cụ tốn học phù hợp trong học tập vật lí.
- X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngơn
ngữ vật lí (chun ngành )
- X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
- C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập vật

II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Các ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (video hoặc chuyển động thực tế)
2. Học sinh
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp..., ôn tập kiến thức về chuyển động thẳng đều
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
TIẾT 1
HĐ1: Tìm hiểu về vận tốc tức thời và chuyển động thẳng biến đổi đều (15p)
a/ Mục tiêu hoạt động: Thông qua các ví dụ thực tế để học sinh phân biệt đựơc tốc độ trung
bình và vận tốc tức thời. Thơng qua phân tích vận tốc tức thời để định nghĩa chuyển động thẳng

biến đổi đều
b/Tổ chức hoạt động:
GV cho học sinh ví dụ
1/ Xe ơ tơ đi trên đường cao tốc Nội Bài -Lào Cai dài 264 km mất 4h. Hỏi tốc độ trung bình là
bao nhiêu?
2/ Khi cách trạm thu phí 1km, lái xe nhìn vào tốc kế thấy kim chỉ 60km/h liền nhấn phanh để
xe đi chậm lại, đến trạm thu phí tốc kế chỉ 20km/h.
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trả lời:
- Số liệu tính được ở phần 1 có giống với các giá trị 60km/h và 20km/h ở phần 2 khơng?
nếu khác thì khác như thế nào? các giá trị đó gọi là gì?
- Với các dữ kiện trong bào tốn trên, có biết xe đang đi nhanh hay chậm khơng?có biết
xe đang đi theo hướng nào không? đại lượng nào cho biết cả hai điều trên?
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình.
Sau đó thảo luận với bạn cùng nhóm bằng cách ghi lại ý kiến của bạn vào vở của mình.
Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đốn này, thống nhất cách trình
bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các nhân ý kiến của nhóm.
Trong q trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời
khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
c/ Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và nội dung vở ghi của HS:
1/ Độ lớn của vận tốc tức thời
- Độ lớn vận tốc tức thời v của một vật chuyển động tại một điểm là đại lượng đo bằng thương
số giữa đoạn đường rất nhỏ Δs đi qua điểm đó và khoảng thời gian rất ngắn Δt để vật đi hết đoạn
đường đó.
Độ lớn vận tốc tức thời tại một điểm cho ta biết sự nhanh chậm của chuyển động tại điểm đó.


2/ Vectơ vận tốc tức thời
Vectơ vận tốc tức thời là một đại lượng vectơ có:
+ Gốc đặt ở vật chuyển động.
+ Phương và chiều là phương và chiều của chuyển động.

+ Độ dài biểu diễn độ lớn của vận tốc theo một tỉ xích nào đó.
3/ Chun động thẳng biến đổi đều có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo
thời gian.
HĐ2: Tìm hiểu về gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều (15p)
a) Mục tiêu hoạt động: Thơng qua phân tích ví dụ vận tốc tức thời để thấy được ý nghĩa của
gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều
b) Tổ chức hoạt động:
GV cho học sinh ví dụ
1/ Xe ơ tô A chuyển động thẳng biến đổi đều, lúc 8 h có vận tốc tức thời 40km/h, đến 10h có
có vận tốc tức thời 65km/h
2/ Xe ô tô B chuyển động thẳng biến đổi đều, lúc 7 h có vận tốc tức thời 30km/h, đến 11h có
có vận tốc tức thời 80km/h
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trả lời:
- Xe nào tăng tốc nhanh hơn? giải thích?
- Đại lượng cho biết vận tốc biến thiên nhanh hay chậm gọi là gì? Viết biểu thức tính đại
lượng đó và cho biết chiều, đơn vị đo?
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình.
Sau đó thảo luận với bạn cùng nhóm bằng cách ghi lại ý kiến của bạn vào vở của mình.
Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đốn này, thống nhất cách trình
bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các nhân ý kiến của nhóm.
Trong q trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời
khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
c/ Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và nội dung vở ghi của HS:
Khái niệm gia tốc
Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc và được đo bằng
thương số giữa độ biến thiên vận tốc Δv và khoảng thời gian vận tốc biến thiên Δt.
Biểu thức:

Trong hệ SI, đơn vị của gia tốc là m/s2
* Vectơ gia tốc

Vì vận tốc là đại lượng vectơ nên gia tốc cũng là đại lượng vectơ:

- Chiều của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều luôn cùng chiều với các
vectơ vận tốc.


- Chiều của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều luôn ngược chiều với các
vectơ vận tốc.
HĐ3: Vận dụng tính gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều (15p)
a/ Mục tiêu hoạt động: Tính được độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều
Tổ chức hoạt động:
GV cho học sinh ví dụ
Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu v 0 = 18 km/h. Sau 15 s, vật đạt vận
tốc 20 m/s. Gia tốc của vật là bao nhiêu?
Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời:
- Đổi vận tốc 18 km/h về m/s
- Tính độ lớn gia tốc của vật?
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình.
Trong quá trình hoạt động, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em
cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
c/ Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và nội dung vở ghi của HS:
Đổi v0= 18 km/h = 5 m/s
Gia tốc:

TIẾT 2
HĐ4: Tìm hiểu các cơng thức của chuyển động thẳng biến đổi đều (25p)
a/ Mục tiêu hoạt động: - Qua hệ thống câu hỏi để học sinh rút ra các cơng thức tính: vận tốc,
qng đường, tọa độ, cơng thức liên hệ và đồ thị v-t của chuyển động thẳng biến đổi đều
b/ Tổ chức hoạt động:
GV cho học sinh các câu hỏi, yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trả lời

1/ Từ biểu thức tính độ lớn gia tốc, hãy tính vận tốc tại thời điểm t?
Nhận xét về sự phụ thuộc của vận tốc theo thời gian? đồ thị v-t là đường gì? (HS khá giỏi)
2/ Tham khảo SGK, viết cơng thức tính đường đi của chuyển động thẳng biến đổi đều
3/ Tương tự như chuyển động thẳng đều, hãy viết cơng thức tính tọa độ từ đó rút ra phương
trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều?
4/ Từ công thức ở câu 1 và 2, hãy tìm cơng thức liên hệ v, a, s mà không phụ thuộc vào thời
gian?
5/ Cách xét dấu các đại lượng trong các công thức?
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình.
Sau đó thảo luận với bạn cùng nhóm bằng cách ghi lại ý kiến của bạn vào vở của mình.
Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đốn này, thống nhất cách trình
bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các nhân ý kiến của nhóm.
Trong q trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời
khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
c/ Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và nội dung vở ghi của HS:

Vận tốc tức thời: v=v0+at


Quãng đường
Tọa độ
Công thức liên hệ:
HĐ5: Vận dụng các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều (20p)
a/ Mục tiêu hoạt động: Tính được độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều
b/ Tổ chức hoạt động:
GV cho học sinh ví dụ qua PHT
Câu 1: Một viên bi thả lăn trên mặt phẳng nghiêng không vận tốc đầu với gia tốc 0,1 m/s 2. Hỏi sau bao
lâu kể từ lúc thả, viên bi có vận tốc 2 m/s?
A.20s
B. 10s

C. 15s
D. 12s
Câu 2: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 20s đạt đến vận tốc 36 km/h. Sau
bao lâu tàu đạt đến vận tốc 54 km/h?
A.10s
B. 20s
C. 30s
D. 40s
Câu 3: Một đồn tàu đang chạy với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh . Sau đó đi thêm 125 m nữa thì dừng
hẳn. Hỏi 5s sau lúc hãm phanh, tàu đang chạy với vận tốc là bao nhiêu?
A.10 m/s
B. 10,5 km/h
C. 11 km/h
D. 10,5 m/s

HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình.
Trong quá trình hoạt động, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em
cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
c/ Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và nội dung vở ghi của HS:
Câu 1: v = v + at ⇒ 2 = 0 + 0,1t ⇒ t = 20s
Câu 2 Đổi: 36 km/h = 10 m/s; 54 km/h = 15 m/s
0

Gia tốc của tàu:

Thời gian từ khi tàu bắt đầu chuyển động đến khi đạt vận tốc 15 m/s là:

Câu 3: Đổi 54 km/h = 15 m/s, chọn chiều + là chiều chuyển động



TIẾT 3
HĐ4: Tìm hiểu chuyển động rơi của các vật trong khơng khí (15p)
a/ Mục tiêu hoạt động: - Qua hệ thống câu hỏi để học sinh tiến hành thực nghiệm rút ra các
kết luận về sự rơi trong không khí của các vật
b/ Tổ chức hoạt động:
GV cho học sinh các câu hỏi, yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trả lời
1/ Cho hai vật khối lượng khắc nhau được thả rơi ở cùng độ cao?vật nào chạm đất trước?
2/ Hai vật có khối lượng bằng nhau được thả rơi ở cùng độ cao có phải ln chạm đất cùng
lúc khơng?
3/ Có thể làm cho vạt nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng khơng?
4/ Khối lượng có phải là ngun nhân khiến các vật rơi nhanh, chậm khác nhau không? nếu
khơng thì do đâu?
Hãy làm thí nghiệm kiểm chứng các câu trả lời của em
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình.
Sau đó thảo luận với bạn cùng nhóm bằng cách ghi lại ý kiến của bạn vào vở của mình.
Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đốn này, thống nhất cách trình
bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các nhân ý kiến của nhóm.
Trong q trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời
khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
c/ Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và nội dung vở ghi của HS:
Trong khơng khí các vật rơi nhanh hay chậm khơng phải vì nặng nhẹ khác nhau mà lực cản của
khơng khí là ngun nhân làm cho vật rơi nhanh hay chậm khác nhau.
HĐ5: Tìm hiểu về chuyển động rơi tự do của các vật (15p)
a/ Mục tiêu hoạt động: - Qua hệ thống câu hỏi để học sinh nắm được định nghĩa, đặc điểm
của sự rơi tự do
b/ Tổ chức hoạt động:
GV cho học sinh các câu hỏi, yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trả lời
1/ Nếu thả các vật trong chân khơng thì chúng chạm đất thế nào? chuyển động rời trong chân
khơng được gọi là gì?
2/ Trong khơng khí, khi nào coi gần đúng các vật là rơi tự do?

3/ Hãy chó biết phương, chiều, tính chất của sự rơi tự do?


4/ Tờ các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều, hãy viết cơng thức tính vận tốc tức
thời, quãng đương đi và vận tốc chạm đất của chuyển động rơi tự do với v0=0 và a=g?
5/ Gia tốc rơi tự do có đặc điểm gì?
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình.
Sau đó thảo luận với bạn cùng nhóm bằng cách ghi lại ý kiến của bạn vào vở của mình.
Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đốn này, thống nhất cách trình
bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các nhân ý kiến của nhóm.
Trong q trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời
khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
c/ Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và nội dung vở ghi của HS:
1/ Sự rơi tự do (sự rơi của các vật trong chân không) là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
2/ Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do
+ Phương: Thẳng đứng.
+ Chiều: Từ trên xuống dưới.
+ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
3) Các công thức của chuyển động rơi tự do không có vận tốc đầu
- Cơng thức tính vận tốc.
Nếu cho vật rơi tự do, khơng có vận tốc đầu (thả nhẹ cho rơi) thì cơng thức tính vận tốc của sự
rơi tự do là: v = gt; - Công thức vận tốc: v = g.t=
Trong đó g là gia tốc rơi tự do.
- Cơng thức tính qng đường đi được của vật rơi tự do:
4/ Gia tốc rơi tự do
- Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng gia tốc g.
- Gia tốc rơi tự do ở các nơi khác nhau trên Trái Đất thì khác nhau:
+ Ở địa cực g lớn nhất: g = 9,8324 m/s2
+ Ở xích đạo g nhỏ nhất: g = 9,7872 m/s2
- Nếu khơng địi hỏi độ chính xác cao, có thể lấy g = 9,8 m/s2 hoặc g = 10 m/s2

HĐ6: Vận dụng các công thức của chuyển động rơi tự do (15p)
a/ Mục tiêu hoạt động: Tính được độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều
b/ Tổ chức hoạt động:
GV cho học sinh ví dụ qua PHT
Bài 1: Một vật rơi tự do khi chạm đất thì vật đạt v = 20 m/s. Hỏi vật được thả rơi từ độ cao nào? Biết g =
10 m/s2
Bài 2: Từ độ cao 100 m người ta thả một vật thẳng đứng xuống với v = 10 m/s, g = 10 m/s2 .
a. Sau bao lâu vật chạm đất.
b. Tính vận tốc của vật lúc vừa chạm đất.
Bài 3: Một vật rơi tự do từ độ cao 15 m xuống đất, g = 9.8 m/s2 .
a. Tính thời gian để vật rơi đến đất.
b. Tính vận tốc lúc vừa chạm đất.

Bài 4 (BTVN): Một vật rơi tự do từ độ cao 15 m xuống đất, g = 9.8 m/s2 .
a. Tính thời gian để vật rơi đến đất.
b. Tính vận tốc lúc vừa chạm đất.
c/ Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và nội dung vở ghi của HS:
Bài 1:
Ta có vận tốc của vật là : v = v0 + gt ⇒ t = v/g = 2s
Quãng đường vật rơi: h = S = 1/2 gt2 = 20 m


Bài 2:
a. S = v0t + 1/2 gt2 ⇒ 100 = 10t + 5t2 ⇒ t = 6.2s ( nhận ) hoặc t = -16.2s ( loại )
b. v = v0 + gt = 10 + 10.6.2 = 72 m/s
Bài 3:

TIẾT 4
PHIẾU HỌC TẬP 1
HĐ1: Ôn tập kiến thức (15p)

a/ Mục tiêu hoạt động: - Qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để học sinh ơn lại lí thuyết
b/ Tổ chức hoạt động:
GV cho học sinh các câu hỏi, yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trả lời
1 Điều nào sau đây là phù hợp với đặt điểm của vật chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Vận tốc biến thiên theo thời gian theo qui luật hàm số bậc hai.
B. Gia tốc thay đổi theo thời gian.
C. Vận tốc biến thiên những lượng bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
D. Gia tốc là hàm số bậc nhất theo thời gian.
2. Chọn câu trả lời SAI. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có:
A. quỹ đạo là đường thẳng.
B. vectơ gia tốc của vật có độ lớn là một hằng số
C. quãng đường đi được của vật luôn tỉ lệ thuận với thời gian vật đi.
D. vận tốc có độ lớn tăng theo hàm bậc nhất đối với thời gian.
3. Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động có
A. vận tốc giảm đều, gia tốc giảm đều
B. vận tốc giảm đều, gia tốc không đổi
C. vận tốc không đổi, gia tốc giảm đều
D. vận tốc không đổi, gia tốc không đổi
4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khái niệm gia tốc?
A. gia tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.
B. gia tốc là một đại lượng vô hướng.
C. gia tốc là một đại lượng vectơ.
D. gia tốc đo bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc và khoãng thời gian xảy ra sự biến
thiên đó.
5. Vận tốc của vật chuyển động thẳng có giá trị âm hay dương phụ thuộc vào:
A. chiều chuyển động
B. chiều dương được chọn
C. chuyển động là nhanh hay chậm
D. câu A và B.
6. Trường hợp nào sau đây vật có thể coi là chất điểm?

A. Ơtơ đang di chuyển trong sân trường
B.Trái Đất chuyển động tự quay quanh
trục của nó
C.Viên bi rơi từ tầng thứ năm của toà nhà xuống đất
D. Giọt cà phê đang nhỏ xuống ly
7. Tại cùng một nơi trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật rơi tự do:
A. chuyển động thẳng đều
B. có tốc độ giảm dần theo thời gian
C. chuyển động chậm dần đều
D. có gia tốc như nhau
8. Khi rơi tự do thì vật sẽ:
A. Rơi theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
B. Có gia tốc tăng dần.
C. Chịu sức cãn của khơng khí hơn so với các vật rơi bình thường khác.
D. Chuyển động thẳng đều.
9. Đặc điểm nào sau đây phù hợp với sự rơi tự do?
A.Chuyển động thẳng đều.
B.lực cản của khơng khí lớn.


C. Có vận tốc v = g.t
D.Vận tốc giảm dần theo thời gian.
10. Chọn câu sai:
A. Chuyển động rơi tự do là chuyển động chậm dần đều.
B. Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực .
C. Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng .
D. Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình.
Sau đó thảo luận với bạn cùng nhóm bằng cách ghi lại ý kiến của bạn vào vở của mình.
Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đốn này, thống nhất cách trình

bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các nhân ý kiến của nhóm.
Trong q trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời
khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
c/ Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và nội dung vở ghi của HS:
1.
C

2.
C

3.
B

4.
B

5.
D

6.
C

7.
D

8.
A

9.
C


10.
A

HĐ2: Làm bài tập vận dụng và hứơng dẫn về nhà (30p)
a/ Mục tiêu hoạt động: - Qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để học sinh ơn lại lí thuyết
b/ Tổ chức hoạt động:
GV cho học sinh các câu hỏi, yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trả lời các bài 1,2, 5,6
Các bài còn lại trong phiếu yêu cầu làm ở nhà
PHIẾU HỌC TẬP 2
Bài 1. Tính gia tốc của các chuyển động sau :
a. Tàu hỏa xuất phát sau 1 phút đạt vận tốc 36 km/h
b. Tàu hỏa đang chuyển động đều với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh và dừng lại sau 10
giây.
ĐS : a. 0,17m/s2 ; b. -1,5m/s2 ;
Bài 2. Một ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều , sau 10s vận tốc tăng từ 4m/s đến 6m/s. Trong
thời gian ấy xe đi được một đoạn đường là bao nhiêu ?
ĐS : 50m
Bài 3. Một đầu tàu đang chạy với vận tốc 36km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều
với gia tốc 0,5 m/s2 . Tính quãng đường đi của tàu trong 10s sau lúc hãm phanh.
ĐS : 75m
Bài 4. Một tàu hỏa bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s 2. Cần bao
nhiêu thời gian để tàu đạt đến vận tốc 36km/h và trong thời gian đó tàu đi được quãng đường bao
nhiêu?
ĐS : 100s và 1500m
Bài 5. Thả một vật từ độ cao 20 m xuống đất. Bỏ qua sức cản của khơng khí. Lấy gia tốc rơi tự do
là 10 m/s2. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi gần chạm đất.
ĐS: a )t = 2 s ; b) v = 20 m/s
Bài 6: Thả một vật từ độ cao h xuống đất, biết thời gian rơi của vật là 8 giây. Lấy gia tốc rơi tự do
là 10 m/s2

a) Tính độ cao từ điểm bắt đầu thả vật
b) Tính vận tốc của vật khi gần chạm đất
ĐS: a) s = h = 320 m ; b) v = 80 m/s
Bài 7: Một ôtô đang chuyển động đều với vận tốc 72 km/h thì tắt máy CĐCDĐ , chạy thêm 200m thì
dừng lại .
a. Tính gia tốc xe và thời gian từ lúc tắt máy đến lúc dừng lại.


b. Kể từ lúc tắt máy , ô tô mất thời gian bao lâu để đi được 100 m .
ĐS : a. - 1m/s2, 20s ; b. 5,86s
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình.
Sau đó thảo luận với bạn cùng nhóm bằng cách ghi lại ý kiến của bạn vào vở của mình.
Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đốn này, thống nhất cách trình
bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các nhân ý kiến của nhóm.
Trong q trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời
khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
c/ Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và nội dung vở ghi của HS: Bài
giải các bài tập



×