Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ôn Thi Học Kì Sinh 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.1 KB, 8 trang )

Tên
hoocmo
n
Auxin:
AIA (axit
indol
axetic)

Hoocmo
n kích
thích

Được
sinh
ra
Đỉnh
của
thân

cành

Giberelin Lá và
(GA)
rễ

Có nhiều
trong
Chồi, lá đang
sinh trưởng,
hạt đang này
mầm, tầng


phân sinh
bên đang
hoạt động,
trong nhị hoa

Lá, hạt, củ,
quả và hạt
đang hình
thành, các
lóng thân,
cành đang
sinh trưởng
Xitokinin Hình thành ở rễ vận
chuyển lên ngọn
Etilen

Hoocmo
n ức chế
Axit
abxixic
(AAB)

Tác động sinh lý

Ứng dụng

Ghi chú

- Ở mức độ tế bào: Kích thích quá
trình nguyên phân và sinh dưỡng

dãn dài của tế bào
- Ở mức độ cơ thể: Tham gia vào
nhiều hoạt động sống của cây,
hướng động; ứng động; Kích thích
ra rễ phụ; Thể hiện ưu thế đỉnh

Được sửa dụng kích thích ra
rễ phụ cành giâm, cành chiết;
Tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua);
Tạo quả không hạt; Nuôi cấy
mô và tế bào thực vật; Diệt
cỏ. Không nên dùng auxin
nhân tạo trong nông phẩm
được sử dụng trực tiếp làm
thức ăn

Các Auxin nhân tạo
có tính chất và cấu
trúc giống AIA như
ANA, AIB nhưng
không có enzin phâm
giải  tích lũy trong
nông phẩm gây độc
hại cho người và động
vật

- Ở mức độ tế bào: Kích thích quá trình nguyên phân và sinh dưỡng dãn dài của tế bào
- Ở mức độ cơ thể: Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ (khoai tây); Kích thích sinh
trưởng chiều cao của cây (cây lấy sợi); Tạo quả không hạt (quả nho); Tăng tốc độ phân
giải tinh bột (ứng dụng vào sản xuất mạch nha và công ngiệp đồ uống).


Ở mức độ tế bào: Kích thích sự Xitokenin nhân tạo như Xitokinin là một
phân chia tế bào; Làm chậm quá kinetin được dùng trong nuôi nhóm các chất tự
trình già hóa của tế bào
cấy tế bào và mô thực vật
nhiên (zeatin) và nhân
tạo (kinetin)
- Khí etilen được sản ra trong hầu hết các phần khác nhau của hầu hết các loại thực vật.
- Tốc độ hình thành phụ thuộc vào loại mô (mô phân sinh’ mấu, mắt,nốt, quả..) và giai đoạn phát triển của cơ thể.
- Được sản ra nhiều trong thời gian rụng lá, khi hoa già, khi mô bị tổn thương hoặc bị tác động của điều kiện bất lợi
(ngập úng, rét, hạn, nóng và bị bệnh.
- Quả chín sản sinh nhiều etilen.
- Có vai trò thúc quả chóng chìn, rụng lá.
- Chất ức chế sinh trưởng tự nhiên
- Liên quan đến sự chín và ngủ của hạt, sự đóng mở khí khổng và loại bỏ hiện tượng sinh con.
- Ở thực vật có hoa, AAB được sinh ra trong lá,(lục lạp), chóp rễ.
- AAB được tích lũy ở cơ quan đang hóa già.



TRẢ LỜI CÂU HỎI
BÀI 34 SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

Câu 1. Thế nào là sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp ở thực vật? Vì sao đa số cây 1 lá
mầm có kích thước bé, cây 2 lá mầm có kích thước lớn hơn?
-Sinh trưởng thứ cấp là hình thức sinh trưởng làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia tế bào mô PS
đỉnh hoặc mô PS lóng (cây 1 lá mầm).
- Sinh trưởng thứ cấp là hình thức sinh trưởng làm cho thân cây to ra do sự phân chia tế bào của mô phân
sinh bên.
- Cây 1 lá mầm thân thường có kích thước bé vì sinh trưởng sơ cấp, các bó mạch trong thân xếp lộn xộn,

không có sinh trưởng thứ cấp.
- Cây 2 lá mầm có kích thước lớn vì có sinh trưởng thứ cấp. Tầng sinh vỏ cho tế bào vỏ phía ngoài, cho
thịt vỏ phía trong và tầng sinh mạch (trụ), tầng sinh mạch giữa nằm giữa mạch gỗ bên trong và mạch rây
bên ngoài.

Câu 2. Vì sao gỗ cây có nét văn hoa? Thực vật nào có vòng gỗ? Vì sao các vòng gỗ có màu
sắc khác nhau? Làm sao để biết được độ tuổi của cây có vòng gỗ? Vì sao các vòng gỗ lại không đều
nhau?
Gỗ cây có nét văn hoa vì do các vòng gỗ có màu sắc khác nhau.
Phần lớn cây 2 lá mầm đều có vòng gỗ
Hằng năm vào mùa xuân, cây gỗ sinh trưởng mạnh tạo ra lớp gỗ dày, màu nhạt. Vào các mùa khác, gỗ
sinh trưởng chận, lớp gỗ mỏng, màu sẫm. Hai lớp gỗ có màu sẫm nhạt khác nhau tạo ra một tuổi gỗ.
Phần lớn cây có vòng gỗ thì một vòng là 1 năm tuổi, đếm số vòng ta biết tuổi của cây. Các vòng gỗ lại
không đều nhau vì tốc độ sinh trưởng các năm, các mùa trong năm không giống nhau.

Câu 3. Chọn 1 cây lâu năm có chiều cao 1,55 cm. Người ta dùng một cái đinh đóng vào thân
cây ở vị trí xác định so với gốc sát mặt đất là 40cm. Giả sử trong điều kiện thích hợp, mỗi năm cây
tăng trưởng về chiều cao trung bình 35cm. Sau 3 năm khoảng cách của đinh bị đóng so với gốc sát
mặt
Sau 3 năm khoảng cách của đinh bị đóng so với gốc sát mặt là 40cm, vẫn giữ nguyên khoảng cách ban
đầu.
Vì khi cây sinh trưởng sơ cấp, phần ngọn sẽ mọc dài ra, phần gốc sẽ tiếp tục quá trình sinh trưởng thứ
cấp với cái đinh bị gắn vào.

Câu 4. Phân biệt Sinh trưởng và Phát triển:
Sinh Trưởng
Phát triển
Là quá trình tăng về kích thước (chiều dài,
Là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu
bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng

trúc và chức năng sinh hóa của tế bào làm
và kích thước tế bào.
cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.

Câu 5. nêu điểm khác biệt giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày (đường kính) của cây do hoạt động của mô phân sinh bên (tầng phát
sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân
sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên.

Câu 6. Thân cây 2 lá mầm lớn lên về bề ngang là do bộ phận nào? Giải thích hiện tượng
vòng gỗ hàng năm ở cây 2 lá mầm?
-Thân cây hai lá mầm lớn lên về bề ngang do sự phân chia tế bào của mô phân sinh bên.

Sinh trưởng thứ cấp của thân gỗ là do mô phân sinh bên (tầng phát sinh) hoạt động tạo ra.
-Kết quả: làm tăng đường kính của thân cây. Tạo gỗ lỗi, gỗ dác và vỏ.
-Hiện tượng vòng gỗ hằng năm: Hằng năm tầng sinh trụ sinh ra một lớp tế bào mạch gỗ.
+Về mua mưa: Cây nhiều thức ăn sinh ra các lớp tế bào mạch gỗ to, vách dày, màu sáng.


+Về mùa đông: Cây thiếu thức ăn sinh ra một lớp tế bào nhỏ vòng nhỏ hơn, màu sẫm. Hai lớp tế bào
mạch gỗ đó tạo thành vòng gỗ hàng năm. Căn cứ vào các vòng gỗ đó có thể biết tuổi của cây.

Câu 7. Cây 1 lá mầm và 2 lá mầm sinh trưởng có gì khác nhau?
Đa số cây một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp nên chủ yếu cây sinh trưởng về chiều cao
Những cây hai lá mầm có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp, nhờ vậy cây không chỉ
sinh trưởng về chiều cao mà còn sinh trưởng cả về chiều ngang

Câu 8. Trình bày mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp nhau của quá trình trao đổi chất. Sự biến đổi về số
lượng ở rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả và hạt. Hai quá trình này gọi là pha sinh

trưởng phát triển sinh dưỡng và pha sinh trưởng phát triển sinh sản (mốc là sự ra hoa). Một cơ quan hay
bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm hay ngược lại. có thể cả hai đều nhanh
hay đều chậm.

Câu 9. Giải thích hiện tượng mọc vống ở cây.
Thực vật ở trong tối có lượng chất kích thích sinh trưởng (auxin) nhiều hơn chất ức chế sinh trưởng (axit
abxixic) nên cây trong tối sinh trưởng mạnh hơn, ngoài ra cây ít bị mất nước. Vì vậy cây ở trong bóng tối
mọc vống lên.

Câu 10. Một đột biến khiến cây bị giảm tổng hợp 1 loại hoocmon đã làm cho hạt nảy mầm
khi còn trên cây, hỏi cây nay bị đột biến tổng hợp hoocmon nào? Giải thích?
Thiếu hoocmon axit abxixic. Do hoocmon này là hoocmon ức chế sinh trưởng, liên quan đến sự chín và
ngủ của hạt, sự đóng mở khí khổng và loại bỏ hiện tượng sinh con .. Vì vậy thiếu hoocmon này Hạt

mọc mầm kh còn trên cây

BÀI 35 HOOCMON THỰC VẬT

Câu 1: Trong trồng trọt khi thu hoạch sản phẩm, tùy theo mục đích kinh tế, mục đích sử
dụng, có thể kết thúc một giai đoạn nào đó của chu kì phát triển được không? Cho ví dụ và giải
thích tại sao?
Tùy vào mục đích và nhu cầu của con người, người ta có thể kết thúc một giai đoạn nào đó cuả chu kì
phát triển.
- Muốn sử dụng rau mầm làm thức ăn, thu hoạch rau ở giai đoạn nảy mầm: rau má, rau mầm,...
- Thu hoạch rau ở giai đoạn trưởng thành
- Thu hoạch quả: Trồng các loại cây ăn quả,..
- Thu hoạch hạt: Trồng các loại cây có hạt như bí, hướng dương,...

Câu 2: Nêu ảnh hưởng của auxin đến sự sinh trưởng của quả dâu tây và cho biết tác động
của AIA?

- Auxin kích thích sinh trưởng làm tăng kích thước quả dâu tây.
+ Ở mức tế bào, AIA kích thích quá trình phân bào nguyên nhiễm và sinh trưởng dãn dài của tế bào.
+ Ở mức cơ thể, AIA tham gia vào nhiều họat động sống cùa cây như hướng động, ứng động, kích thích
nảy mầm của hạt, của chồi, kích thích ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thế đỉnh (chồi đỉnh ức chế sự sinh
trưởng của các chồi bên).
- Các chất Auxin nhân tạo có cấu trúc và tính chất giống với AIA, ví dụ, ANA, AIB ... Auxin nhân tạo
không có enzim phân giải nó, nên được tích lũy trong nông phẩm sẽ gây độc hại cho người và động vật.
- Auxin tự nhiên và các auxin nhân tạo như ANA, AIB, ... được sử dụng để kích thích ra rễ ở cành giâm,
cành chiết, tăng tỉ lệ thủ quả (cà chua,...), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cây.
Không nên dùng các chất auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn.

Câu 3: Trình bày tác động của gibêrelin đối với sinh trưởng của thân cây ngô lùn?
Gibêrelin kích thích sự sinh trưởng kéo dài của thân cây ngô lùn làm cho nó đạt kích thước bình thường
của cây ngô.

Câu 4: Quan sát hình và cho biết người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để làm gì?


Người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để quả cà chua chín giải phóng êtilen kích thích tăng nhanh
quá trình chín của các quả cà chua xanh được xếp chung với nó (quả chín).

Câu 5: Khi nào cây cà chua ra hoa và dựa vào đâu để xác định tuổi của thực vật một năm?
Cây cà chua ra hoa khi đã đạt đến độ tuổi xác định.
Dựa vào sự ra hoa để xác định tuổi của thực vật 1 năm

Câu 6: Cơ chế nào chuyển cây từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở
điều kiện quang chu kì thích hợp ?
Ở điều kiện quang chu kì thích hợp. trong lá hình thành hoocmôn ra hoa (florigen). Hoocmôn này di
chuyển từ lá vào đỉnh sinh trưởng cùa thân làm cho cây ra hoa.


Câu 7: Nêu ví dụ vận dụng kiến thức về sinh trưởng vào các thao tác xử lí hạt. cứ nảy mầm.
- Có thể thúc củ nẩy mầm sớm khi chúng đang ở trạng thái ngủ bằng nhiệt độ cao hay ngoài nắng, bằng
hoá chất hay các chất kích thích sinh trưởng (gibêrelin) như ở củ khoai tây.
- Có thể thúc củ nẩy mầm sớm khi chúng đang ở trạng thái ngủ bằng cách của hạt trong nước ấm, đảo
hạt nảy mầm, dùng hoocmôn kích thích, thí dụ: hạt thóc, hạt đậu,...

Câu 8: Giải thích tại sao nếu một giống cà chua có khả năng sinh ra êtilen nhiều hơn bình
thường thì sẽ gây bất lợi cho việc vận chuyển cà chua đi xa? Khi thu hoạch cà chua về nhà, người
ta thường chọn riêng những quả chín và để cách xa những quả xanh. Việc làm đó nhằm mục đích
gì?
Bất lợi vì: Lượng êtilen nhiều -> quả chín quá nhanh, bị hỏng khi không kịp tiêu thụ
Chọn riêng quả chín nhằm mục đích: Không cho êtilen khuếch tán ra từ những quả chín xâm nhập vào
những quả xanh nhằm hạn chế tốc độ chín ở những quả còn xanh

Câu 9: Một cây ngày dài có độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ sẽ ra hoa.
1. Phải hiểu độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ thế nào cho đúng?
2. Cho ví dụ một quang chu kì cụ thể để cây này có thể ra hoa.
3. Cây này có thể ra hoa được không trong quang chu kì: 12 giờ chiếu sáng / 6 giờ trong tối / bật
sáng trong tối / 6 giờ trong tối?
1. Phải hiểu 9 giờ là số giờ đêm dài nhất đối với cây ngày dài. Vì vậy tất cả các quang chu kì có số giờ
đêm dưới 9 giờ sẽ làm cho cây ngày dài ra hoa P
2. Ví dụ 16 giờ chiếu sáng /8 giờ trong tối.
3. Ra hoa được vì thời gian ban đêm R (thời gian tối quyết định quá trình ra hoa và ta đã cắt đêm dài 12
giờ tối thành 2 đêm ngắn (6 giờ tối). Ví dụ cây thanh long ra hoa trái vụ vào mùa đông khi ta thắp đèn
ban đêm.

Câu 10: Sự phân hóa của cây phụ thuộc vào gì?
Môi trường phitohoocmon và bộ máy di truyền

BÀI 37 SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT


Câu 1: Phân biệt sinh trưởng và phát triển?
- Sinh trưởng ở cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế
bào.
- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hoá) tế bào và
phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

Câu 2: Cho biết tên vài loài động vật có sinh trưởng và phát triển không qua biến thái, qua
biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn?
- Động vật có sinh trưởng và phát triển không qua biến thái như: lợn, bò, trâu, gà, vịt, cá chép,..
- Động vật có sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn như: ruồi, muỗi , bọ rùa, nhái, cóc,...
- Động vật có sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn như: bọ ngựa, cào cào,..



Câu 3: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm
trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?
Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hoá xenlulôzơ nên tiêu hoá và hấp thụ hiệu quả thấp nên
sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bướm trưởng thành chỉ ăn mặt hoa nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn.

Câu 4: Sinh trưởng và phát triển của ếch (hình 37.5) thuộc kiểu biến thái hoàn toàn hay
không hoàn toàn ? Tại sao?
Quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch (hình 37.5) thuộc kiểu biến thái hoàn toàn. Vì con non (nòng
nọc) rất khác ếch trưởng thành về hình thái, cấu tạo và sinh lí.

BÀI 38 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

Câu 1: Kể tên các loại hoocmôn có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật
có xương sống.

- Hocmon sinh trưởng của tuyến yên : kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào thông qua
việc tăng cường tổng hợp Protein , kích thích phát triển xương
- Tiroxin : do tuyến giáp tiết ra , kích thích chuyển hóa ở tế bào , kích thích quá trình sinh trưởng và phát
triển bình thường của cơ thể ở lưỡng cư có tác dụng gây biến thái từ nòng nọc thành ếch
- Hocmon sinh dục : Testosteron ở con đực hay Estrogen ở con cái có tác dụng kích thích sinh trưởng và
phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ tăng phát triển xương , kích thích phân hóa tế bào và hình thành
các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp .

Câu 2: Kể tên các hoocmôn có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng.
- Ecđixơn : gây lột xác ở sâu bướm , kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
- Juvenin : phối hợp với eclixơn gây lột xác ở sâu bướm , ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và
bướm

Câu 3: Vào tuổi dậy thì nam và nữ có những thay đổi nào về thể chất , tâm sinh lí ? Nguyên
nhân của những thay đổi đó là gì ?
- Vào tuổi dậy thì ở vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất
testosteron và kích thích buồng trứng tăng cường tiết astrogen . Những biến đổi về thể chất và tâm sinh
lý ở tuổi dậy thì của nam và nữ là do tác dụng của 2 hocmôn sinh dục này .

Câu 4 Cho biết nguyên nhân dẫn đến hiện tượng người bé nhỏ và người khổng lồ.
Người bé nhỏ là hậu quả do tuyến yên tiết ra quá ít hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em , còn
người khổng lồ là hậu quả do tuyến yên tiết ra quá nhiều hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em.

Câu 5 Tại sao tuyến yên sản xuất quả ít hay quá nhiều hoocmon sinh trưởng lại gây bệnh
người bé nhỏ và người khổng lồ?
- Nếu hoocmon sinh trưởng được tiết ra ít hơn bình thường vào giai đoạn trẻ em đang lớn dẫn đến ít
phân chia tế bào , giảm số lượng và kích thước tế bào , giảm số lượng và kích thước tế bào , làm trẻ em
chậm lớn hoặc ngừng lớn .
- Ngược lại , nếu hoocmon này tiết ra quá nhiều khi còn trẻ em thì tăng cường phân chia tế bào ( do tăng
tổng hợp protein và phát triển xương ) , kết quả là phát triển quá mức và trở thành người khổng lồ .


Câu 6: Giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành
nhộng và bướm.
- Hai hoocmon chủ yếu là ecdixon và Juvenin . Ecdixon gây lột xác kích thích sâu biến thành nhộng và
bướm . Juvenin phối hợp với ecdixon gây lột xác , ức chế sâu biến thành nhộng và bướm .
- Sầu lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecdixon nhưng do ức chế của juvenin nên không thể biến thành
nhộng và nhộng thành bướm . Khi juvenin giảm đến mức không ức chế được ecdixon thì ecdixon làm
sau biến thành nhộng và sau đó là bướm .

Câu 7 Tại sao trong thức ăn , nước uống nếu thiếu iốt thì trẻ em sẽ chậm lớn hoặc ngừng
lớn , chịu lạnh kém , não ít nếp nhăn và trí tuệ thấp ?


- Tốt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin . Thiếu iốt dẫn đến thiếu tirôxin . Thiếu tirôxin làm
giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém . Thiếu
tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên bình thường của tế bào , hậu quả là trẻ em và động
vật non chậm lớn hoặc ngừng lớn , não ít nếp nhăn , số lượng tế bào não giảm , dẫn đến trí tuệ thấp .

Câu 8: Vì sao gà trống con sau khi cắt bỏ tính hoàn thì phát triển không bình thường : mào
nhỏ , không có cựa , không biết gáy và mất bản năng sinh dục...?
- Hoocmôn testosteron do tinh hoàn tiết ra kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm
sinh dục sơ cấp và thứ cấp ( phát triển mạo , cựa , thanh quản , . . . ) ở động vật . Vì vậy , thiếu
testosteron ( sau khi cắt bỏ tinh hoàn ) sẽ làm cho gà trống con phát triển không bình thường .

Câu 9: Ơstogen có vai trò gì?
Có vai trò kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 10: Tiroxin có tác dụng gì?
Có tác dụng chuyển hóa tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.


BÀI 41 SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

Câu 1: Sinh sản vô tính là gì? Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào
sinh dục cái (trứng)
Có 3 hình thức:
- Giản đơn là hình thức sinh sản trong đó cơ thể mẹ tự phân thành các Phần (2,4 hay nhiều hơn) và mỗi
phần ấy trở thành cá thể mới.
- Sinh sản bào tử là hình thức sinh sản. trong đó cơ thể mới đựợc sinh ra từ bào tử, bào tử lại được hình
thành trong túi bào tử từ thể bào tử (hình 41.2 SGK).
- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản từ các phần sinh dưỡng của cơ thể (lá, cành, hom, thân củ,
căn hành...). Đặc trưng của hình thức sinh sản sinh dưỡng là giữ nguyên được tính trạng di truyền nhờ
nguyên phân.

Câu 2: Tại sao cây con được tạo ra từ hình thức sinh sản sinh dưỡng lại giống hệt cây mẹ?
Vì cây con được sinh ra từ một cơ thể mẹ duy nhất và thửa hưởng gen di truyền từ cây mẹ nên cây co
giống hệt cây mẹ.

Câu 3: Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính.
Ưu điểm:
+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể
thấp.
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển
nhanh.
+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
+ Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh.
Nhược điểm:
Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền vì vậy khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến
hàng loạt cá thể bị chết.


Câu 4 : Thế nào là sinh sản bào tử ?
Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển bằng bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ
thể bào tử.


Câu 5: Lấy ví dụ về một số loài thực vật sinh sản bằng bào từ và nêu các con đường phát tán bào
tử.
Ví dụ sinh sản bằng bào tử: Rêu, Dương Xỉ.
Con đường phát tán của bào tử: gió, nước, động vật.

Câu 6: Vì sao chúng ta nên cắt bỏ hết lá ở cành ghép ?
Lá là cơ quan thoát hơi nước, do đó khi mối ghép chưa lành lại, có nghĩa là nguồn cung cấp
nước cho sự sinh trưởng của cành ghép còn hạn chế thì ta cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép để ngăn
ngừa hiện tượng mất nước tại bộ phận này.

Câu 7: Vì sao khi ghép mắt, chúng ta cần phải buộc chặt mắt ghép vào gốc ghép ?
Khi ghép mắt, chúng ta cần phải buộc chặt mắt ghép vào gốc ghép để mô dẫn của hai bộ phận
này dễ liền lại với nhau, đảm bảo sự thông suốt, tạo điều kiện cho dòng nước và chất dinh dưỡng từ gốc
ghép đến được với các tế bào của mắt ghép. Như vậy mắt ghép mới có thể tồn tại và phát triển bình
thường trên gốc ghép.

Câu 8: Trồng cây bằng cách chiết cành hay giâm cành có ưu điểm gì so với việc trồng cây
bằng hạt ?
So với cây mọc từ hạt, cây được tạo ra do chiết cành hay giâm cành có một số ưu điểm sau :
- Giữ nguyên được tính trạng tốt mà ta mong muốn từ cây mẹ.
- Thời gian cho thu hoạch được rút ngắn vì "nhảy cóc" qua giai đoạn từ hạt nảy mầm thành chồi và
phát triển cho cây con.

Câu 9: Em hãy nêu những lợi ích của các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật hiện

nay.
Ưu điểm chung của các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật hiện nay là duy trì được các tính
trạng quý từ cây mẹ, sớm cho thu hoạch và giá thành hạ. Ngoài ra, phương pháp nuôi cấy mô và tế bào
còn có ưu điểm là nhân nhanh số lượng giống cây trồng trên quy mô lớn, tạo được giống sạch bệnh,
phục chế được các giống quý bị thoái hoá và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Câu 10: Phương pháp nhân giống vô tính nào có thể áp dụng ở mọi loài thực vật ? Vì sao ?
Trong các phương pháp nhân giống vô tính mà con người đang áp dụng thì nuôi cấy mô/tế bào là có thể
áp dụng đối với mọi loài thực vật bởi nếu như ghép mắt, ghép cành và chiết cành thường chỉ thích hợp
với cây thân gỗ ; giâm cành thường chỉ phù hợp với cây thân leo, thân bò, thân thảo thì ở nuôi cấy mô/tế
bào, dựa vào tính toàn năng của tế bào thực vật, người ta chỉ cần đến sự có mặt của một vài tế bào ở bất
kì bộ phận sinh dưỡng nào đó và nuôi cấy chúng trong điều kiện môi trường, dinh dưỡng thích hợp là có
thể tạo ra cây con mang các đặc điểm giống hệt cây mẹ. Bởi vậy, đây được xem là phương pháp nhân
giống vô tính hiệu quả nhất hiện nay.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×