Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH BÌNH HUY NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.27 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY
TNHH BÌNH HUY NĂM 2010
2.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Căn cứ vào giấy chứng nhận kinh doanh số 04602020008 của phòng kinh
doanh. Ngày 09 tháng 05 năm 2006 công ty TNHH Bình Huy được thành lập
nhưng đến ngày 01 tháng 06 năm 2006 công ty mới chính thức đi vào hoạt
động.
Công ty được thành lập dựa trên cơ sở thuê toàn bộ nhà xưởng của xí
nghiệp may 326 trực thuộc bộ quốc phòng và trị giá thuê là 29.000 USD/tháng.
2.1.2 Hình thức sở hữu vốn
Tên công ty: CÔNG TY TNHH BÌNH HUY
Mã số thuế: 3700681695
Điện thoại: 06503.443.603
Tài khoản: 0011 6072 0005 – tại ngân hàng TMCP ĐÔNG Á – PGD Sóng Thần
Hình thức sở hữu vốn: Tư nhân (100% vốn trong nước)
Vốn pháp định: 1.000.000.000 VNĐ
Hình thức kinh doanh: Gia công xuất khẩu
Công ty đối tác: Công ty Hsin – Lno – Đài Loan.
2.1.3 Đặc điểm và hình thức tổ chức sản xuất của công ty
Ngành sản xuất giày da là ngành đòi hỏi nhiều thời gian. Thời gian làm
việc của công ty là 26 ngày trong một tháng, mỗi tháng, mỗi tuần không tăng ca
vào thứ tư và thứ bảy.
Công ty chuyên sản xuất gia công ty giày da các loại. Năng suất lao động
bình quân là 200.000 đôi giày/tháng.
Xuất hàng theo chỉ định của đối tác nước ngoài căn cứ vào Paking List, tờ
khai hải quan.
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục tiêu
2.1.4.1 Chức năng
Gia công giày da xuất khẩu: Tạo ra sản phẩm là giày dép các loại để đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu đồng thời giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập


cho người lao động.
2.1.4.2 Nhiệm vụ
Bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Tự tạo nguồn vốn kinh doanh và đảm
bảo kinh doanh có hiệu quả.
Tổ chức nghiên cứu thị trường nước ngoài để tăng thị phần, tăng tích lũy
để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng được quy định trong giấy phép
đăng ký kinh doanh của công ty.
Bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực
sản xuất.
Đáp ứng yêu cầu của đối tác, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Nghiên cứu ứng dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm
cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng số lượng, mở rộng thị
trường.
Thực hiện tốt chính sách lao động tiền lương, áp dụng hình thức trả lương
phù hợp để khuyến khích sản xuất, tăng năng xuất lao động, đồng thời thực hiện
phân phối lao động hợp lý, chăm lo đời sống vất chất – tinh thần cho cán bộ,
công nhân viên để họ yên tâm sản xuất. Không ngừng nâng cao trình độ tay
nghề và văn hóa cho cán bộ công nhân viên, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Chấp hành các chính sách, chế độ Nhà nước ban hành về việc quản lý
doanh nghiệp, hạch toán kế toán. Quản lý và tuyển dụng lao động, tiền lương.
Thực hiện đầy đủ và đúng hạn đối với các quy định của Bộ luật lao động.
2.1.4.3 Quyền hạn
Đăng ký và hoạt động kinh doanh theo pháp luật.
Xây dựng hoạt động kinh doanh, áp dụng các phương thức giao dịch và
giải pháp hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bố trí và sử dụng lao động, chế độ phân phối thu nhập phù hợp với hao
phí lao động. Có quyền giao dịch và ký kết hợp đồng với cá nhân, đơn vị có nhu
cầu. Có trách nhiệm đầy đủ về đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng pháp
luật.

2.1.4.4 Mục tiêu
Đối với doanh nghiệp, mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu nhất và hoạt động
không tách rời với mục tiêu quản lý kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
của nhà nước.
 Mục tiêu tăng doanh thu
Doanh thu là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Doanh thu được tính trên số lượng hàng hóa bán ra, doanh thu càng tăng
lên càng có điều kiện để tăng lợi nhuận.
 Mục tiêu tăng lợi nhuận
Vai trò của lợi nhuận rất quan trọng không những riêng đối với doanh
nghiệp mà chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Mang ý nghĩa cực kỳ quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tăng lợi nhuận sẽ tạo
điều kiện về vốn để phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đồng
thời nâng cao thu nhập cho tập thể và cá nhân người lao động, cải thiện từng
bước đời sống người lao động. Đây là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy người
lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh.
 Tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường
Hiện nay, với xu thế hội nhập buộc các doanh nghiệp phải không ngừng
nâng cao khả năng cạnh tranh và đảm bảo thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ
xuất nhập khẩu, tạo dựng và giữ uy tín đối với khách hàng.
2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Bình Huy quản lý nhân sự theo mô hình cấu trúc chức năng. Cấu trúc
chức năng ở Bình Huy chia doanh nghiệp ra thành các “tuyến chức năng”. Mỗi
tuyến là một bộ phận đảm nhận thực hiện một hay một số chức năng nhiệm vụ
nào đó trong doanh nghiêp. Mỗi bộ phận này được đặt dưới sự lãnh đạo của
trưởng điều hành bộ phận (trưởng phòng).
2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. xuất nhập khẩu P. Tài chính – kế toán P. Tổ chức – hành chính

PX chặt đế
Vẽ Chặt A
Phom Bao phom Bao gót
Giao nhận bán TP
May, mài gót đế
Chặt B
PX hoàn tất
PX may
May 1 - 12
Thủ côngDự liệu Bảo trì
In Xén
Chuyền A Chuyền B Chuyền C Chuyền D
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Các bộ phận
phục vụ
Kho
Nguồn: P.Tổ chức hành chính
2.1.5.2 Nhiệm vụ các phòng ban
Giám Đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của công ty. Đại diện hợp pháp
trước pháp luật, có tư cách pháp nhân. Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt
động của công ty, tổ chức và quản lý hoạt động của doanh nghiệp, đàm phán và
ký kết hợp đồng thương mại và sản xuất, chịu trách nhiệm trước các sở, ban,
ngành, cấp trên về mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
Phó Giám Đốc: Là người giúp đỡ, hỗ trợ giám đốc xây dựng và tổ chức
thực hiện các kế hoạch của công ty.
Phòng Tài Chính – Kế Toán: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính và
theo dõi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức ghi
chép, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của
đơn vị trong kỳ. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ cho
doanh nghiệp, tổ chức bảo quản hồ sơ, chứng từ theo quy định, cung cấp đầy đủ

kịp thời các thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp.
Bảo vệ
VS CN
Nhà ăn
Phòng Tổ Chức Hành Chính: Bảo đảm cho nguồn nhân lực của doanh
nghiệp được quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất. Thiết lập các chính sách về
quyền hạn, trách nhiệm, quy chế hoạt động và làm việc chung của các phòng
ban, nhân viên. Các quy chế tuyển dụng, thời gian tập sự, giờ làm việc, ngày
nghỉ trong tuần, nghỉ lễ, nghỉ ốm, nghỉ không ăn lương, thuyên chuyển, nghỉ
việc… Chế độ lương bổng, phụ cấp, khen thưởng, thăng tiến, các hình thức trả
lương, điều kiện tăng lương. Các quy chế về kỷ luật lao động, phúc lợi, y tế, an
toàn lao động… Lập kế hoạch chi lương cho cán bộ công nhân viên.
Phòng Xuất Nhập Khẩu: Thực hiện các thủ tục hải quan về xuất nhập
khẩu hàng hóa gia công, lập các chứng tứ có liên quan như: Hóa đơn thương
mại (C/I), phiếu đóng gói (P/L), giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), giấy kiểm định
chất lượng và số lượng…, trực tiếp đi giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại
cảng, sân bay. Liên hệ với các hãng tàu, đại lý hãng tàu, công ty vận tải để thuê
phương tiện vận tải, giao nhận nguyên phụ liệu và xuất thành phẩm. Chịu trách
nhiệm quản lý và lưu trữ hồ sơ xuất nhập khẩu.
2.2 Tìm hiểu tình hình lao động và tiền lương của công ty TNHH Bình Huy
năm 2010
2.2.1 Tình hình lao động trong công ty
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên (CB-CNV) là 2250 người, cụ thể:
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp số lượng lao động năm 2010
ĐVT: Người
BỘ PHẬN SỐ LƯỢNG
Ban quản lý 2
- Giám đốc 1
- Phó giám đốc 1
Các phòng nghiệp vụ 9

- Phòng kế toán – tài chính 3
- Phòng tổ chức – hành chính 2
- Phòng xuất nhập khẩu 4
Các bộ phận phục vụ 35
Các phân xưởng 2204
- Phân xưởng chặt, đế 538
- Phân xưởng may 1196
- Phân xưởng hoàn thành 470
TỔNG CỘNG 2250
Nguồn: P. Tổ chức hành chính
Quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp chỉ được khi có đẩy
đủ ba yếu tố là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động của con
người. Trong ba yếu tố cơ bản đó, lao động là yếu tố quan trọng nhất, với tính
năng động chủ quan và sức sáng tạo sẵn có, nó có ý nghĩa quyết định đến tình
hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất.
2.2.1.1 Phân tích tình hình lao động theo chức năng lao động
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo chức năng
ĐVT: người
Chức năng lao động
Số lượng Chênh lệch
2008 2009 2010 2009 so 2008 2010 so 2008
1. LĐ trực tiếp SX 2260 2320 2186 2,65% -3,27%
- LĐ cơ giới 105 110 99 4,76% -5,71%
- LĐ thủ công 2155 2210 2087 2,55% -3,16%
2. LĐ phục vụ 35 37 35 5,71% 0,00%
- LĐ sửa chữa 16 16 14 0,00% -12,50%
- LĐ vệ sinh 5 6 6 20,00% 20,00%
- LĐ bảo vệ 14 15 15 7,14% 7,14%
3. CNV gián tiếp 32 43 29 34,38% -9,38%
- Hành chính 22 31 18 40,91% -18,18%

- Quản lý 10 12 11 20,00% 10,00%
Tổng 2327 2400 2250 3,14% -3,31%
Nguồn: P. Tổ chức hành chính
Nhìn vào bảng ta thấy, số lượng lao động qua các năm không dao động
quá nhiều. Năm 2009 tăng 3.14%, nhưng năm 2010 lại giảm 3.31%. Cụ thể:
Xét lao động trực tiếp sản xuất
Công nhân sản xuất là người trực tiếp làm ra sản phẩm, trực tiếp phục vụ
sản xuất, sự biến động của lực lượng này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất
của doanh nghiệp.
Căn cứ vào bảng phân tích, ta thấy số lượng công nhân sản xuất trực tiếp
chiếm 97% số lượng lao động toàn doanh nghiệp. Năm 2009 số lượng công
nhân tăng thêm 60 người tương ứng 2.65%. Trong đó, lao động cơ giới là 5
người tương ứng là 4.76%, lao động thủ công 55 người tương ứng 2.55%. Đến
năm 2010 số lượng lao động giảm đi 74 người, tương ứng 3.27% so với năm
2008. Trong đó, lao động cơ giới giảm 6 người tương ứng 5.71%, lao động thủ
công giảm 68 người tương ứng 3.16%.
Xét lao động phục vụ
Lao động phục vụ bao gồm lao động sửa chữa, vệ sinh và bảo vệ. Năm
2009 tăng thêm 2 người ở bộ phận vệ sinh và bảo vệ. Năm 2010 tăng 2 người ở
bộ phận sửa chữa. Về cơ bản, số lượng lao động ở bộ phân này luôn ổn định.
Với tổng diện tích rất lớn 22,000 m
2
, trong đó diện tích văn phòng là 1,500 m
2
chiếm 6.8% tổng diện tích, còn lại là diện tích nhà xưởng, thì cần phải có số
lượng lao động vệ sinh như vậy để vệ sinh nơi làm việc cho cán bộ công nhân
viên trong công ty, đảm bảo môi trường làm việc thoáng mát, sạch sẽ. Cùng với
việc tăng số lượng lao động ở bộ phận sản xuất trực tiếp thì số lượng nhân viên
bảo vệ cũng cần phải tăng để đảm bảo việc bảo vệ tài sản cũng như an toàn cho
người lao động trong công ty.

Lao động gián tiếp
Đây là lực lượng lao động quản lý, các nhân viên văn phòng. Năm 2009
số lượng nhân viên tăng 11 người tương ứng 34.37%. Trong đó, nhân viên hành

×