Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Con hư vì cha mẹ ôm đồm việc nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.94 KB, 6 trang )

Con hư vì cha mẹ ôm đồm
việc nhà

Từ khi Hương còn nhỏ, bà Lan đã hết mực cưng chiều. Đến lớn,
hễ mẹ nhờ làm việc gì, cô bé 15 tuổi luôn giãy nảy không chịu làm với lý
do “con làm sợ xước móng tay, mất đẹp”.
Vì quá lo cho sức khỏe của đứa con gái út, bà Lan không bao giờ để
con phải đụng tay vào việc gì. Mọi công việc từ quét nhà, giặt giũ cho đến
nấu ăn, bà đều lo hết. Thậm chí, dưới bàn tay mẹ, Hương nay đã trở thành
thiếu nữ vẫn chưa biết tự tắm rửa, hễ lúc nào muốn làm vệ sinh cơ thể, cô bé
lại phải gọi mẹ.
“Khổ lắm, cứ hễ nhờ nó việc gì là lại giãy nảy giận hờn vì sợ làm
xước móng tay. Thật sự bàn tay cháu rất đẹp và trắng trẻo, nhưng cái tôi lo
là cháu đã lớn mà không thể tự chăm sóc cho mình thì sau này có gia đình
riêng sẽ khổ lắm. Tôi tự trách mình vì đã quá cưng chiều con”, người mẹ 45
tuổi, ở Đà Lạt, tâm sự. Bà băn khoăn cũng có lý, bởi cô con gái lớn đã nặng
60 kg, cao 1,67 mét mà chỉ biết ăn, học, chơi game online và ngủ.
Với gia đình anh Trung, ở quận 3, TP HCM, thì việc dọn dẹp chăm
chút cho ngôi nhà có 4 nhân khẩu lại trở thành nỗi ám ảnh. Ngày nào cũng
vậy, cứ xong việc cơ quan về, vợ chồng anh lại phải lao đầu vào dọn dẹp
phòng ốc, lau chùi bàn ghế, giặt giũ chăn nệm, sửa chữa xe đạp cho con và
thiết bị điện nước trong nhà; chưa kể chuyện cơm nước.

“Tôi sợ nhất những ngày cuối tuần, tưởng được nghỉ ngơi, sả stress
sau một tuần làm việc vất vả, ai ngờ lại còn mệt hơn vì phải làm việc nhà”,
chị Nhung, vợ anh Trung vừa than thở vừa lau sàn, trong khi hai cậu con trai
15 và 10 tuổi thì vô tư nằm xem tivi, nghe nhạc.
Chị Hương, Phó phòng kinh doanh một công ty máy tính, thì nhìn
nhận việc chăm sóc gia đình như một gánh nặng. Cả ngày phải đối diện với
hàng tá hồ sơ trên công ty đã khiến chị nhức đầu, vậy mà về đến nhà còn cả
núi việc không tên. Trong vai trò làm mẹ, chị không bao giờ dám nghỉ ngơi


thư giãn hay đi dạo phố mà tất cả chỉ là nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và dạy dỗ
con cái…
Chị Hương chia sẻ: “Moi việc trong nhà đều do một tay mình làm, từ
xếp dọn giường chiếu, lau nhà cửa đến nấu nướng, tắm rửa cho con. Đôi khi
chồng phụ giúp một tay nhưng anh ấy cũng mệt, đâm ra cáu gắt”.
Anh Hoàng, 45 tuổi, một đại gia về bất động sản ở quận Tân Bình thì
thuê ôsin giúp việc nhà và trông con. Thế nhưng cứ đều đặn 3 tháng một lần
anh lại phải tìm người giúp việc khác, vì hầu hết họ ra đi do không chịu nổi
áp lực công việc nhà quá nhiều, cộng với thái độ hống hách của hai tiểu thư
sinh đôi nhà anh.
Do hiếm muộn nên vợ chồng anh Hoàng phải nhờ đến phương pháp
thụ tinh trong ống nghiệm để có được hai đứa con gái sinh đôi kháu khỉnh.
Ngay từ khi mới sinh, các công chúa được cha mẹ và mọi người hết mực
nâng niu chiều chuộng, mọi việc trong nhà đều do một tay bố mẹ, ông bà
hoặc người giúp việc làm. Vì thế các cô chủ nhỏ đến nay đã 15 tuổi rồi mà
ngủ dậy phải có người dọn giường, lấy sẵn khăn mặt bàn chải đánh răng.
“Tôi không biết phải dạy con như thế nào bởi giờ chúng đã lớn mà
tính tình bướng bỉnh quá, đồ đạc trong phòng bạ đâu vất đấy, thậm chí cả nội
y cũng bừa bãi. Đã vậy chúng lại còn đối xử không ra gì với người giúp việc
khiến nhiều người không chịu nổi phải ra đi”, anh kể.
Hiện nay, vợ chồng anh Hoàng phải mời một chuyên viên giáo dục
mỗi tuần 2 buổi đến nhà để dạy cho các con biết cách sống, cách cư xử và
phụ giúp việc nhà. Anh Hoàng nói: “Vợ chồng tôi đã lỡ cưng con rồi nên giờ
nói nó không nghe phải nhờ đến người ngoài dạy dùm. Chỉ mong các cha
mẹ trẻ đừng đi vào vết xe đổ của vợ chồng tôi”.
Trao đổi với PV, ông Phạm Phúc Thịnh, chuyên viên tư vấn giáo dục
Trung tâm Nhịp cầu hạnh phúc cho rằng, hiện nay trong nhiều gia đình, đặc
biệt là các gia đình sống ở thành phố, bố mẹ hay lĩnh phần làm hết việc nhà
hoặc khoán trắng cho người giúp việc. Lý do mà các bậc cha mẹ đưa ra là để
“cho con cái có giờ học hành và nghỉ ngơi, chứ bây giờ tụi nhỏ nó học hành

căng thẳng suốt ngày, bắt tụi nó làm việc nhà nữa thì tội quá”.
Ông Thịnh cho rằng do quan điểm này, cha mẹ đã vô tình hình thành
nên một lớp trẻ “cậu ấm, cô chiêu” chỉ biết hưởng thụ mà không biết làm
việc. Thêm vào đó, do không được chỉ dạy cách làm việc, trẻ sẽ đánh mất cơ
hội được rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản. Từ đó làm nảy sinh ở các
em thái độ ích kỷ, chỉ muốn người khác phục vụ mình.
Theo ông, việc bố mẹ ôm trọn công việc nhà sẽ vô tình đã làm mất đi
một kênh giao tiếp thân thiện giữa bố mẹ và con cái. Chẳng những thế, nhiều
khi vì khi làm việc mệt mỏi, bố mẹ hay bực bội, la mắng con cái dù các em
chỉ gây ra một lỗi nhỏ. Điều này phát sinh hiểu lầm và làm trẻ nghĩ rằng cha
mẹ ghét mình.

×